Giải pháp nâng cao chất lượng cố vấn học tập tại trường Đại học thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Tóm tắt: Cố vấn học tập là một phần rất quan trọng và không thể thiếu trong việc đào

tạo theo hệ thống tín chỉ của bậc cao đẳng, đại học. Năng lực của đội ngũ cố vấn học tập

sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và chất lượng của người học. Họ là người tư vấn, chỉ dẫn

cho sinh viên lựa chọn và đăng ký môn học phù hợp với khả năng học tập của bản thân,

cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc trong quá trình học tập, quan trọng hơn họ

giúp sinh viên trong quá trình phát hiện chính mình, xác định mục tiêu cuộc đời và mục

tiêu nghề nghiệp, định hướng các hoạt động cá nhân và xã hội. Vai trò và nhiệm vụ đặt

ra yêu cầu cho cố vấn học tập là họ phải am hiểu tiến trình đào tạo, nắm bắt được tâm -

sinh lý lứa tuổi sinh viên, có tri thức và kỹ năng về ngành đào tạo, có kinh nghiệm làm

việc cá nhân, và nhóm, hoạt động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý trong trường

đại học và sử dụng tốt công nghệ thông tin phục vụ cho đào tạo. Bài viết này đề cập tới

thực trạng vai trò của cố vấn học tập tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Thông qua đó,

tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng cố vấn học tập cho nhà trường để

phát huy tối đa vai trò của cố vấn học tập.

pdf 7 trang yennguyen 4880
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng cố vấn học tập tại trường Đại học thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao chất lượng cố vấn học tập tại trường Đại học thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Giải pháp nâng cao chất lượng cố vấn học tập tại trường Đại học thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
184 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỐ VẤN HỌC TẬP 
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Minh Hồng 
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Cố vấn học tập là một phần rất quan trọng và không thể thiếu trong việc đào 
tạo theo hệ thống tín chỉ của bậc cao đẳng, đại học. Năng lực của đội ngũ cố vấn học tập 
sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và chất lượng của người học. Họ là người tư vấn, chỉ dẫn 
cho sinh viên lựa chọn và đăng ký môn học phù hợp với khả năng học tập của bản thân, 
cung cấp thông tin và giải đáp các thắc mắc trong quá trình học tập, quan trọng hơn họ 
giúp sinh viên trong quá trình phát hiện chính mình, xác định mục tiêu cuộc đời và mục 
tiêu nghề nghiệp, định hướng các hoạt động cá nhân và xã hội. Vai trò và nhiệm vụ đặt 
ra yêu cầu cho cố vấn học tập là họ phải am hiểu tiến trình đào tạo, nắm bắt được tâm - 
sinh lý lứa tuổi sinh viên, có tri thức và kỹ năng về ngành đào tạo, có kinh nghiệm làm 
việc cá nhân, và nhóm, hoạt động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý trong trường 
đại học và sử dụng tốt công nghệ thông tin phục vụ cho đào tạo. Bài viết này đề cập tới 
thực trạng vai trò của cố vấn học tập tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Thông qua đó, 
tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng cố vấn học tập cho nhà trường để 
phát huy tối đa vai trò của cố vấn học tập. 
Từ khóa: Cố vấn học tập, đào tạo tín chỉ 
Nhận bài ngày 5.3.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.3.2020 
Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Hồng; Email: nthong2@daihocthudo.edu.vn 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Cố vấn học tập (CVHT) là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự thành công trong 
quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên (SV) ở trường đại học. Thông qua hoạt động 
cố vấn, SV có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và cụ thể về quy chế, chương 
trình đào tạo, mục tiêu, nội dung đào tạo, các chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển 
của trường. Trên cơ sở đó, SV chủ động xây dựng kế hoạch học tập, đăng kí học phần, lựa 
chọn phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học cho phù hợp với năng lực và điều kiện 
của bản thân. Ngoài ra, CVHT còn là “một mắt xích quan trọng” kết nối giữa SV và nhà 
trường, giữa SV với xã hội và nhà tuyển dụng lao động. 
Tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội, sau một thời gian thí điểm, hệ thống tổ chức quản 
lý công tác CVHT đã đi vào nề nếp và vận hành một cách có hiệu quả, khẳng định những 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 185 
nhiệm vụ chức năng được nêu trong Quy định về công tác CVHT là khả thi. Các giảng 
viên được phân công làm nhiệm vụ CVHT đã nắm rõ nhiệm vụ được giao. Công tác thực 
hiện lấy ý kiến của sinh viên đối với CVHT đã đi vào nề nếp và trở thành một khâu quan 
trọng trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng của CVHT. Song vẫn còn 
những tồn tại, hạn chế cần đánh giá rút kinh nghiệm để tiếp tục đổi mới công tác nhằm góp 
phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các năm học tiếp theo. 
Giải pháp nâng cao chất lượng CVHT của trường Đại học Thủ đô Hà Nội và kế hoạch 
trong các năm tới là mục tiêu chiến lược, Nhà trường đã đề ra mục tiêu chung nhằm đảm 
bảo tiến độ cũng như chất lượng và tính nhất quán. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ CVHT đủ 
số lượng, cơ cấu phù hợp với quy mô, loại hình, hình thức đào tạo, từng bước tiến tới 
chuyên nghiệp; đội ngũ CVHT có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực thực thi nhiệm vụ, tận 
tụy hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên học tập, rèn luyện tốt. Ngoài ra, đội ngũ CVHT cần giúp lãnh 
đạo nhà trường chỉ đạo và quản lý sinh viên hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc tất cả vì học 
sinh, sinh viên thân yêu. Để đạt được mục tiêu ấy, khi áp dụng mô hình CVHT cần có 
những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CVHT, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. 
2. NỘI DUNG 
2.1 Thực trạng công tác cố vấn học tập 
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) là một loại hình đào tạo có nhiều ưu điểm và 
mang lại hiệu quả cao. Điều này đã được thực tiễn của nhiều nước chứng minh và hiện nay 
hầu hết các trường đại học, cao đẳng ở các nước tiên tiến đều áp dụng quản lí đào tạo theo 
phương thức này. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cũng là một trong các đơn vị tiên phong 
áp dụng đào tạo theo HTTC. Cho đến nay, nhà trường đã thu được những kết quả tích cực. 
Công tác đào tạo đã đi vào nền nếp; chương trình đào tạo đã được điều chỉnh phù hợp; 
công tác quản lí sinh viên (SV) và các quy định liên quan đã được xây dựng; phương pháp 
giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của SV cũng dần được thích ứng. Đặc 
biệt, có một chức danh mới xuất hiện và không thể thiếu được trong quá trình đào tạo đó là 
cố vấn học tập (CVHT). Việc thực hiện vai trò, nhiệm vụ trong hoạt động CVHT có ý 
nghĩa khẳng định sự thành công hay thất bại của cách thức đào tạo theo HTTC. 
Tại trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, Cố vấn học tập là giảng viên kiêm nhiệm công tác 
chủ nhiệm; đồng thời ,họ là những giảng viên am hiểu về quy trình đào tạo theo học chế tín 
chỉ, có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và sinh viên trong trường. Các 
CVHT đã bắt nhịp được với phương thức đào tạo theo HTTC. Các CVHT đã thực sự có 
đóng góp tích cực trong tiến trình đào tạo của nhà trường. Mặc dù chức danh CVHT mới 
xuất hiện trong đào tạo theo HTTC nhưng có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất 
lượng dạy và học, chất lượng giáo dục đại học nói chung, cần thiết cho việc đổi mới nội 
dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đáp áp ứng mục tiêu đào tạo. 
Tuy nhiên, Công tác CVHT là mô hình mới nên những khó khăn thường gặp của 
công tác cố vấn học tập chủ yếu là nhận thức về tầm quan trọng của công tác CVHT nhìn 
chung là chưa cao và chưa đồng bộ kể cả ở GV và SV. Nhiều GV than phiền thiếu thời 
186 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
gian cho công tác CVHT, do phải đầu tư nhiều thời gian cho công tác giảng dạy, nghiên 
cứu khoa học và nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, vốn có lợi ích thiết 
thực cho GV hơn, dẫn đến sự thiếu ổn định về thời gian và đội ngũ CVHT. Trường Đại 
học Thủ đô Hà Nội cũng là một trong các trường thiếu phòng và địa điểm tiếp sinh viên, 
thiếu giờ sinh hoạt lớp cố định, số lượng SV quá đông, không theo lớp cố định; thiếu 
công tác rà soát cơ chế, chính sách, quy định về thành phần, quyền lợi và nghĩa vụ rõ 
ràng đối với đội ngũ CVHT. Ban giám hiệu (BGH) cần có cơ chế lắng nghe phản hồi từ 
CVHT để hoàn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp, kể cả cơ chế thi đua khen thưởng; 
thiếu sự phối hợp hiệu quả trong khoa/bộ môn và phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban, 
đoàn hội, ký túc xá, và đội ngũ hỗ trợ khác về các việc như cung cấp danh sách, hệ 
thống theo dõi kết quả học tập, thống kê bảo lưu, thông tin các loại, thiếu hệ thống 
cung cấp thông tin, văn bản, quy trình thực hiện dẫn đến việc hành chính hóa và hình 
thức hóa công tác CVHT. Ngoài ra, một số CVHT còn hạn chế về năng lực tư vấn và 
giao tiếp của đội ngũ CVHT do tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ, thiếu kinh nghiệm và thiếu tập 
huấn, hỗ trợ, thiếu thông tin, hiểu biết cần thiết về các mặt cũng là một rào cản trong tiến 
trình nâng cao chất lượng của đội ngũ này. 
2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cố vấn học tập trong giai đoạn hiện nay 
2.2.1. Về phía nhà trường 
- Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò, chất lượng công tác CVHT trong đội 
ngũ cán bộ, giảng viên đảm nhiệm công tác CVHT. 
- Tổ chức các buổi chuyên đề bồi dưỡng, nâng cao chất lượng tư vấn, hỗ trợ sinh viên: 
Ứng dụng CNTT; Công tác tham vấn, tư vấn, cho sinh viên. 
- Phổ biến vai trò của CVHT tới sinh viên (đặc biệt trong tuần học chính trị/ sinh hoạt 
công dân đầu khoá của tân sinh viên), động viên sinh viên tích cực phối hợp chặt chẽ với 
CVHT của mình trong các hoạt động học tập, ngoại khoá hay cuộc sống cá nhân, Bản 
thân mỗi sinh viên phải có ý thức hợp tác với CVHT, chủ động trao đổi, xin ý kiến, chia sẻ 
tâm tư, nguyện vọng với CVHT khi gặp những vấn đề vướng mắc. 
- Xây dựng mô hình CVHT mới đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện nay của 
trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
Mô hình CVHT theo chiều ngang: trong mỗi năm học, CVHT đảm nhiệm nhiều lớp 
hành chính trong cùng một khoá học. 
Mô hình CVHT theo chiều dọc: trong mỗi năm học, mỗi CVHT đảm nhiệm nhiều lớp 
(các lớp cùng một ngành học khác khóa học) 
Phương án đề xuất chế độ phụ cấp cho CVHT cũng được đưa ra phù hợp với mô hình 
đề ra. Đảm bảo tính động viên, công bằng và khách quan trong công tác đánh giá CVHT. 
Xây dựng Điểm thưởng cho CVHT. 
Xây dựng hệ thống văn bản, quy trình hoạt động cố vấn học tập, xây dựng đề cương 
chi tiết môn học để làm cơ sở hoàn thiện chương trình và kế hoạch đào tạo giúp cho công 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 187 
tác CVHT được triển khai theo đúng mục tiêu, kế hoạch. Giao cho các Phòng chức năng 
xây dựng bộ công cụ hỗ trợ triển khai và phát triển công tác CVHT. 
Cần thiết phải thành lập một Ban cố vấn CVHT của Trường (bao gồm một số lãnh 
đạo, chuyên viên các Phòng ban chức năng, giảng viên phụ trách công tác CVHT của các 
Khoa). Thành viên ban CVHT có thể phụ trách chung sinh viên toàn trường hoặc là một bộ 
phận chức năng hỗ trợ các CVHT của các Khoa đào tạo thực hiện tốt vai trò của một 
CVHT. 
- Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm hỗ trợ CVHT nâng cao chất 
lượng quản lý sinh viên. 
Phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội có liên quan tới công tác hỗ trợ cán bộ, giảng 
viên làm công tác CVHT; Xây dựng đội ngũ Cố vấn học tập đồng đẳng (CVHTĐĐ) là các 
em sinh viên có chọn lựa hỗ trợ cho Cố vấn học tập trong công tác tư vấn. Xây dựng cơ 
chế điểm thưởng kèm theo quyền lợi cho CVHTĐĐ được hưởng khi hoàn thành tốt nhiệm 
vụ được giao. 
Định kỳ phối hợp với các Phòng/ban và các đơn vị chức năng trong trường như Phòng 
Quản lý Đào tạo và công tác học sinh sinh viên (CTHSSV), Đoàn thanh niên - Hội sinh 
viên, Trung tâm Thông tin - Thư viện, học liệu, tổ chức các buổi Hội thảo chuyên đề, 
trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động giảng dạy, học tập nhằm tổng kết đánh giá và định 
hướng công tác tư vấn cho sinh viên trong điều kiện học tín chỉ. Chú trọng công tác tuyên 
truyền, giáo dục giúp cho sinh viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần thái độ học tập 
nghiêm túc, nắm vững quy trình để thuận tiện đăng ký khối lượng học tập hiệu quả. 
- Tăng cường sự chỉ đạo của BGH đối với công tác CVHT. 
Tăng cường sự chỉ đạo của BGH đối với công tác CVHT trong việc toàn trường xác 
định rõ vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ làm công tác CVHT quan trọng trong việc đào tạo 
nguồn nhân lực lao động cho xã hội giỏi về chuyên môn; chuẩn mực về đạo đức. Trên cơ 
sở đó, Phòng chức năng phụ trách, thoe dõi công tác CVHT trong Nhà trường định kỳ tổ 
chức, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện theo các tiêu chuẩn đã được xác định. 
Tham mưu tích cực cùng với những để xuất với BGH Nhà trường trong việc tạo điều 
kiện về cơ sở vật chất đặc biệt là các phòng phục vụ cho công tác thường xuyên của đội 
ngũ cố vấn học tập: tư vấn, chia sẻ, trao đổi, lưu trữ hồ sơ, 
Tham mưu, xây dựng các Kế hoạch, chương trình trong việc bồi dưỡng, nâng cao 
nghiệp vụ kỹ năng công tác đội ngũ cố vấn học tập, đặc biệt là khả năng sử dụng công nghệ 
thông tin (CNTT), kỹ năng tư vấn hỗ trợ, kỹ năng giải quyết vấn đề, để đáp ứng yêu cầu 
công tác ngày càng cao của CVHT. Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, các 
trường đại học rất quan tâm đầu tư, xây dựng đội ngũ CVHT để hỗ trợ, tư vấn kịp thời, đầy 
đủ cho từng sinh viên về đăng ký tín chỉ, thiết kế quy trình, kế hoạch học tập cá nhân, 
Phòng chức năng tham mưu với BGH Nhà trường qua việc xây dựng các tiêu chí cụ 
thể đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của CVHT. Nhà trường có thể tiến hành lấy thêm ý 
188 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
kiến của sinh viên đối với công tác CVHT để có thể tham khảo các tiêu chí đánh giá nhằm 
tăng cường chăm lo, hỗ trợ các điều kiện vật chất và tinh thần cho các CVHT thông qua 
việc ghi nhận, biểu dương kịp thời để đội ngũ CVHT có thêm niềm say mê, nhiệt huyết 
làm cho hiệu quả và chất lượng công tác ngày một nâng cao. 
2.2.2. Về phía Cố vấn học tập 
CVHT phải làm việc dựa trên nguyên tắc, luôn quan tâm đến lợi ích của sinh viên, 
không làm điều gì gây thiệt hại cho sinh viên. Tôn trọng, giữ gìn những điều riêng tư của 
sinh viên. Sẵn sàng giúp đỡ sinh viên hoặc hướng dẫn họ tìm sự giúp đỡ từ những nguồn 
khác. Có hành động cư xử phù hợp với đạo đức nghề nghiệp, có tư cách đạo đức tốt để làm 
gương cho sinh viên. Không bình phẩm, đánh giá một cá nhân hay một tổ chức nào đó 
trước mặt sinh viên làm giảm uy tín của cá nhân hoặc tổ chức đó. 
CVHT phải thường xuyên học tập, nghiên cứu, nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, 
chương trình, phương pháp đào tạo, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định, nội 
quy của Trường về học tập, rèn luyện và công tác sinh viên; thường xuyên cập nhật những 
thay đổi, bổ sung trong quy chế, quy định, nội quy để có thể tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ sinh 
viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại Trường. Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ các đơn vị 
liên quan trong công tác sinh viên để hướng dẫn sinh viên cách tìm hiểu thông tin, liên hệ 
công việc liên quan đến công tác học tập và rèn luyện. 
Căn cứ vào đề cương chi tiết học phần, CVHT hướng dẫn cách học cho sinh viên như: 
lập kế hoạch học tập, nghe giảng và ghi chép trên lớp, tự học, học nhóm, đọc sách, nghiên 
cứu và giải quyết vấn đề, Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công việc cố vấn 
học tập trong đào tạo theo tín chỉ ở các trường Đại học, cần xem đây là một trong những 
mục tiêu lâu dài để nâng cao chất lượng dạy và học, không chỉ dừng lại ở các giải pháp tạm 
thời. Bên cạnh đó, cố vấn học tập phải luôn thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy 
với sinh viên và nhất là không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ, năng lực công tác cố vấn học tập nhằm đáp ứng yêu cầu công việc được giao. 
Trong quá trình làm công tác, giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công việc 
cố vấn học tập trong đào tạo theo tín chỉ nên dành thời gian thích hợp để hướng dẫn sinh 
viên rèn luyện một số kỹ năng tự học. Việc này cần phải được tiến hành ngay từ những học 
phần đầu tiên của chương trình đào tạo, nhằm giới thiệu tổng quát về yêu cầu, nội dung 
chương trình, giới thiệu về cách học, phương pháp học. Các phương pháp giảng dạy trong 
đào tạo theo tín chỉ đều phải hướng đến mục tiêu lấy người học làm trung tâm, vì vậy Giải 
pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công việc cố vấn học tập trong đào tạo theo tín chỉ 
trong các trường đại học phải luôn quan tâm, nhắc nhở sinh viên việc tự học, tự nghiên cứu 
để có thể chủ động nắm bắt kiến thức hiệu quả hơn. 
2.2.3. Triển khai áp dụng đại trà mô hình đổi mới cố vấn học tập 
Dựa trên các số liệu khách quan và tình hình cụ thể, trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã 
đề xuất một số mô hình CVHT có thể áp dụng trong đào tạo tín chỉ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 38/2020 189 
Mô hình CVHT theo chiều ngang: trong mỗi năm học, CVHT đảm nhiệm nhiều lớp 
cùng một khoá học, có thể tiếp tục theo hoặc không theo sinh viên lên lớp những năm tiếp 
theo. CVHT chỉ chuyên nghiệp ở một giai đoạn năm học cụ thể của sinh viên (các lớp năm 
thứ nhất, hoặc năm thứ hai, hoặc năm thứ ba). 
Mô hình CVHT theo chiều dọc: trong mỗi năm học, mỗi CVHT đảm nhiệm nhiều lớp 
(lớp sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai, từ 2 - 3 lớp tuỳ tổng số lượng sinh viên), các 
lớp cùng một ngành học. CVHT không tiếp tục theo sinh viên lên lớp những năm tiếp theo. 
CVHT có thể tận dụng được các sinh viên khoá trên đưa xuống hỗ trợ làm trợ lý CVHT 
cho sinh viên khoá dưới. 
Các phương án đề xuất chế độ phụ cấp cho CVHT cũng được đưa ra phù hợp với mô 
hình. Giờ kiêm nhiệm của CVHT = Định mức tối thiểu và hệ số + Điểm thưởng về hoạt 
động CVHT. 
- Định mức tối thiểu dựa trên hệ số hiện hành. Số SV quản lý SV< 60SV, phụ cấp sẽ 
là: hệ số 1.0 x 40,5 tiết; Số SV quản lý 60 < = Số SV < = 120 sinh viên, phụ cấp sẽ là: hệ 
số 1,2 x 40.5 tiết. 
- Điểm thưởng về hoạt động CVHT: hoàn thành tất cả các nhiệm vụ theo chức năng 
của CVHT (theo Quy chế CVHT của trường). Hoàn thành nhiệm vụ: hưởng định mức tối 
thiểu và không có điểm thưởng; Hoàn thành Tốt nhiệm vụ: thưởng 30 tiết; Hoàn thành 
Xuất sắc nhiệm vụ: thưởng 50 tiết 
- Áp dụng cơ chế CVHTĐĐ 
- CVHT quản lý 60 < = Số SV < =120 sinh viên có 01 CVHTĐĐ hỗ trợ. 
- CVHT quản lý > 120 sinh viên có 02 CVHTĐĐ hỗ trợ. 
- CVHTĐĐ tư vấn cho sinh viên có kế hoạch phê duyệt của Ban CVHT trường. 
Tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội, CVHT được bổ nhiệm theo đơn vị lớp hành chính 
(lớp theo ngành/chuyên ngành). Mỗi lớp hành chính có một cố vấn học tập. Các khoa cố 
gắng bố trí cố vấn học tập thực hiện nhiệm vụ liên tục cả khóa học đối với một lớp hành 
chính. CVHT có chức năng tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, 
nghiên cứu khoa học và định hướng nghề nghiệp, đồng thời thực hiện công tác quản lí, 
giáo dục toàn diện sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. 
Số lượng CVHT ở các khoa được phân bổ theo nhu cầu và số lượng SV. Phần lớn 
CVHT trẻ (độ tuổi từ 28 - 40), có thâm niên công tác. Trình độ và nghiệp vụ CVHT từ thạc 
sĩ trở lên, có khả năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động CVHT tốt. Tuy nhiên, đội ngũ 
CHVT chưa được đào tạo về các kĩ năng tư vấn mà chỉ thông qua thực tiễn, học hỏi kinh 
nghiệm và tham gia một số cuộc hội thảo về công tác CVHT để hoạt động. 
3. KẾT LUẬN 
Hiện nay, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với 
quá trình đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam. Đây là một định hướng phát triển 
190 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
giáo dục phù hợp với xu thế chung của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Việc chuyển 
đổi mô hình đào tạo theo tín chỉ tạo ra không ít khó khăn cho việc tổ chức, sắp xếp, đăng 
ký môn học, đối với sinh viên. Sự thay đổi này đã tạo ra nhiều áp lực đối với đội ngũ cố 
vấn học tập. Vì thế, muốn đạt được hiệu quả tốt trong công tác CVHT cần sự kết hợp và nỗ 
lực từ phía Nhà trường, các Khoa đào tạo, mỗi CVHT và bản thân sinh viên. Trên đây là 
một vài đề xuất của tác giả nhằm nâng cao chất lượng CVHT tại Trường Đại học Thủ đô 
Hà Nội. Với vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, CVHT là người 
có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định chất lượng và sự thành công của sinh viên. Do đó, 
nâng cao chất lượng hỗ trợ tư vấn sinh viên trong quá trình học tập tại Trường là vấn đề vô 
cùng thiết thực và cần được Nhà trường chú trọng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2017), “Quy chế đào tạo Đại học và cao đẳng hệ chính quy theo 
hệ thống tín chỉ”, Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, tháng 8 năm 2007. 
 2. Trần Thị Minh Đức; Bùi Thị Hồng Thái; Lê Thị Thanh Thủy; Trần Thu Mai; Vũ Mộng 
Đóa; Kiều Anh Tuấn; Ngô Thúy Hằng (2012), Báo cáo “Xây dựng mô hình hoạt động của CVHT 
trong đào tạo tín chỉ ở trường đại học Việt Nam”, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
 3. Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn (Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ, Đại học Quốc gia 
Hà Nội) (2012), “Cố vấn học tập trong các trường đại học”,Tạp chí Khoa học ĐHQGHN - Khoa 
học Xã hội và Nhân văn, Số 28, ngày 10 tháng 02 năm 2012, trang 23‐32. 
ENHANCING THE QUALITY OF STUDY CONSULTANTS AT 
HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY 
Abstract: Study consultants are considered as a very indispensable part of training in the 
credit-based system of tertiary education. Their capacity of giving an advice will affect 
the rights and quality of learners. They are responsible for instructing students to select 
and register subject that are appropriate for their ability, providing information and 
answering questions during the learning process, especially helping students in 
exploring themselves, setting life goals and career path, orienting personal and social 
activities. Study consultants need to show their ability in adapting the knowledge of 
training programs and students' psychology and physiology, having proper 
understanding and skills in related fields, being able to be engaged in both individual 
work and group work, and coordinating with managing apartments at the university as 
well as using information technology effectively. This article addresses the role and the 
current situation of study consultants at Hanoi Metropolitan University. Accordingly, the 
author offers a number of solutions to enhance the quality of academic advisors for the 
school to maximize the role of study advisors. 
Keywords: Study advisors, credit-based course. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_co_van_hoc_tap_tai_truong_dai.pdf