Giáo trình Giáo dục học đại cương (Phần 1)

I. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI.

1. Nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục.

Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất để tồn tại và phát triển con người phải lao động. Trong

lao động và trong cuộc sống hàng ngày, con người một mặt vừa sản xuất ra của cải vật chất và

tinh thần, mặt khác vừa nhận thức thế giới xung quanh. Trong quá trình nhận thức đó, con người

dần dần tích luỹ được nhiều kinh nghiệm bao gồm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động, kinh

nghiệm chinh phục tự nhiên. Kinh nghiệm càng ngày càng dồi dào, từ đó con người nảy sinh nhu

cầu truyền đạt những hiểu biết, những kinh nghiệm ấy cho nhau. Đó chính là nguồn gốc phát

sinh của hiện tượng giáo dục.

Lúc đầu, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra đơn giản theo lối quan sát

– bắt chước. Về sau giáo dục trở thành một hoạt động có ý thức. Con người dần dần biết xác định

mục đích, hoàn thiện về nội dung và tìm ra các phương thức để quản lý giáo dục có hiệu quả.

Ngày nay, giáo dục đã trở thành một hoạt động được tổ chức đặc biệt, đạt tới trình độ cao, có

chương trình kế hoạch, có nội dung phương pháp hiện đại, diễn ra theo một nhịp độ khẩn trương

và đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người.

2.Tính chất của giáo dục.

Giáo dục có 5 tính chất sau đây :

2.1. Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Giáo dục xuất hiện,

phát triển gắn bó cùng loài người. Ở đâu có con người, ở đó có giáo dục – giáo dục mang tính phổ

biến. Khi nào còn loài người lúc đó còn giáo dục – giáo dục mang tính vĩnh hằng.

2.2. Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, là hiện tượng văn minh của xã hội loài người.

Về bản chất, giáo dục là sự truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ

loài người;

Về mục đích, giáo dục là sự định hướng của thế hệ trước cho thế hệ sau;

Về phương thức, giáo dục là cơ hội giúp mỗi cá nhân đạt tới hạnh phúc và là cơ sở đảm

bảo cho sự kế thừa, tiếp nối và phát triển những thành quả văn hoá của xã hội loài nguời.

2.3. Giáo dục là hiện tượng có tính lịch sử : Giáo dục ra đời theo nhu cầu của lịch sử xã

hội, một mặt nó phản ánh trình độ phát triển của lịch sử, bị qui định bởi trình độ phát triển của

lịch sử, mặt khác nó lại tác động tích cực vào sự phát triển của lịch sử.

2.4. Giáo dục có tính giai cấp: Trong xã hội có giai cấp, giáo dục được sử dụng như công

cụ của giai cấp cầm quyền nhằm duy trì quyền lợi của mình thông qua mục đích, nội dung và

phương pháp giáo dục.

2.5. Giáo dục có tính dân tộc: Mỗi quốc gia đều có một truyền thống lịch sử, có nền văn

hoá riêng, cho nên giáo dục ở mỗi nước cũng có những nét độc đáo, những sắc thái đặc trưng.

Tính dân tộc của giáo dục được thể hiện trong mục đích nội dung, phương pháp và sản phẩm giáo

dục của mình.

Từ việc phân tích các tính chất cơ bản nêu trên, ta có thể rút ra kết luận :

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh

hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp

nhau phát triển, tinh hoa văn hoá nhân loại và dân tộc được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà

xã hội loài người không ngừng tiến lên.

pdf 29 trang yennguyen 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giáo dục học đại cương (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Giáo dục học đại cương (Phần 1)

Giáo trình Giáo dục học đại cương (Phần 1)
 1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 
---***--- 
HÀ THỊ MAI 
(Biên soạn) 
GIÁO TRÌNH 
GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG 
 
(Lưu hành nội bộ) 
Đà Lạt, 12 - 2013 
 2 
MỤC LỤC 
 Trang 
Mở đầu 03 
Chương 1. GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC ... 04 
I. Giáo dục là một hiện tượng xã hội ............04 
II. Khái quát về lịch sử phát triển của giáo dục .04 
III. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của Giáo dục học...10 
IV. Những khái niệm cơ bản của Giáo dục học..11 
Chương 2. GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH ..14 
I. Sự phát triển nhân cách của con người . 14 
II. Các yếu tố tác động đến sự phát triển nhân cách . 15 
Chương 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ GIÁO DỤC 20 
I. Mục đích giáo dục ..20 
II. Nhiệm vụ giáo dục của nhà trường 22 
Chương 4. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC..30 
I. Khái niệm con đường giáo dục ..30 
II. Các con đường giáo dục 30 
III. Các phương pháp giáo dục  33 
Chương 5. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ..37 
I. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam .37 
II. Quản lý giáo dục ...40 
Chương 6. NHÀ TRƯỜNG VÀ NGƯỜI GIÁO VIÊN 45 
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ TRƯỜNG. 45 
I. Nhà trường .45 
II. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường 46 
III. Tổ chức và hoạt động của nhà trường 46 
B. NGƯỜI GIÁO VIÊN VÀ NGHỀ DẠY HỌC .  48 
I. Nghề và nghề dạy học  48 
II. Vai trò, nhiệm vụ của nhà giáo Việt Nam .. 49 
III. Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo .. 50 
IV. Những yêu cầu đối với nhà giáo Việt Nam hiện nay .. 52 
V. Nghệ thuật sư phạm  54 
C. NGƯỜI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP .. 55 
I. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp . 55 
II. Nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp .. 58 
Tài liệu tham khảo . .62 
 3 
MỞ ĐẦU 
 Ở mỗi thời đại, giáo dục luôn có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã hội. Trong 
giai đoạn hiện nay hơn bao giờ hết, giáo dục – đào tạo càng có ý nghĩa quyết định không chỉ đối 
với sự phát triển kinh tế - xã hội mà cả đối với công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. 
Giáo dục có mục đích rất cụ thể, khoa học và thiết thực. Mục đích của giáo dục phù hợp 
với sự phát triển của cá nhân, vì sự tiến bộ của xã hội. Các cơ cấu xã hội như các cơ sở sản xuất 
công nghiệp, nông nghiệp, các cơ quan nhà nước ở các cấp; các đoàn thể quần chúng đều có chức 
năng giáo dục các thành viên của mình theo phương hướng con người phát triển toàn diện, bởi ở 
đâu có con người thì ở đó đều cần có sự quản lý, tổ chức, giáo dục con người. 
 Vấn đề đặt ra ở đây là việc giáo dục con người không thể hoàn toàn tiến hành theo kiểu 
kinh nghiệm chủ nghĩa, chủ quan, tuỳ tiện hoặc là những lời hô hào kêu gọi chung chung mà nó 
vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Do đó, việc nghiên cứu Giáo dục học sẽ giúp cho các nhà quản 
lý, các cơ quan nhà nước các cấp và các ngành tiến hành tổ chức, quản lý, giáo dục con người phù 
hợp với những quan điểm khoa học, phù hợp với mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta. 
 Đặc biệt nghiên cứu giáo dục, nắm bắt các quy luật của giáo dục là một yêu cầu có tính tất 
yếu đối với tất cả những người làm công tác giáo dục (Giáo dục trong nhà trường, giáo dục xã hội, 
giáo dục gia đình). 
 Hoạt động giáo dục là một bộ phận của đời sống xã hội. Từ khi xã hội loài người xuất 
hiện, các thế hệ loài người đã gắn bó, kết hợp với nhau trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sáng 
tạo : trong kinh tế, văn hoá, chính trị và giáo dụcHoạt động giáo dục (dạy học và giáo dục) luôn 
luôn phát triển và không ngừng đổi mới, nâng cao dần cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội 
loài người. Theo tổng kết của UNESCO, trong hơn 50 năm qua giáo dục “ đã có thể trở thành 
nhân tố then chốt của phát triển bằng cách thực hiện ba chức năng kinh tế, khoa học và văn hoá” 
mà cụ thể là đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, đội ngũ các nhà trí thức tham gia có hiệu quả vào 
cuộc “cách mạng trí tuệ” – động lực của các ngành kinh tế; đào tạo nên các thế hệ công dân “bắt 
rễ trong chính nền văn hoá của họ và có ý thức hội nhập với các nền văn hoá khác vì sự tiến bộ 
của xã hội nói chung”. 
Mặt khác, giáo dục luôn không ngừng thích nghi với những thay đổi của xã hội; đồng thời 
thực hiện sứ mệnh chuyển giao những thành tựu văn hoá của xã hội loài người từ thế hệ này đến 
thế hệ khác, từ thế hệ trước đến thế hệ sau. 
Từ nhận thức trên, học phần Giáo dục học đại cương nhằm : 
- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất của Giáo dục học – với tư cách là 
một khoa học. 
- Phản ánh được những thành tựu khoa học giáo dục mới của thế giới cũng như Việt Nam, 
những xu hướng phát triển của giáo dục. 
- Bồi dưỡng cho học viên ý thức, lòng yêu nghề dạy học trên cơ sở tri thức, kỹ năng dạy 
học và giáo dục. 
THỜI GIAN VÀ KẾ HOẠCH HỌC TẬP 
GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG được xây dựng gồm 2 tín chỉ. Mỗi tín chỉ tương đương 
15 tiết. Học phần bảo đảm sự cân đối giữa lý thuyết khoa học và thực hành nhằm nêu cao tính tự 
chủ trong học tập của học viên và tính linh hoạt trong giảng dạy của giảng viên. 
- Sau mỗi chương lý thuyết được giảng viên hướng dẫn trên lớp sẽ có câu hỏi để học viên 
ôn tập, thảo luận, đề xuất ý kiến và làm bài tập thực hành ở nhà. 
- Yêu cầu đặt ra với học viên : Ngoài việc nghe giảng, ghi chép nội dung cơ bản ở trên lớp, 
nhất thiết bắt buộc học viên phải đọc tài liệu tham khảo và thu lượm tư liệu qua thực tiễn giáo 
dục, qua hệ thống thông tin đại chúng để mở rộng, nâng cao kiến thức. Từ đó để tự trau dồi tri 
thức nghề nghiệp, lòng tin vào con người, vào sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo của đất nước. 
 4 
CHƯƠNG 1. GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 
I. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI. 
1. Nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục. 
 Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất để tồn tại và phát triển con người phải lao động. Trong 
lao động và trong cuộc sống hàng ngày, con người một mặt vừa sản xuất ra của cải vật chất và 
tinh thần, mặt khác vừa nhận thức thế giới xung quanh. Trong quá trình nhận thức đó, con người 
dần dần tích luỹ được nhiều kinh nghiệm bao gồm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động, kinh 
nghiệm chinh phục tự nhiên. Kinh nghiệm càng ngày càng dồi dào, từ đó con người nảy sinh nhu 
cầu truyền đạt những hiểu biết, những kinh nghiệm ấy cho nhau. Đó chính là nguồn gốc phát 
sinh của hiện tượng giáo dục. 
 Lúc đầu, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra đơn giản theo lối quan sát 
– bắt chước. Về sau giáo dục trở thành một hoạt động có ý thức. Con người dần dần biết xác định 
mục đích, hoàn thiện về nội dung và tìm ra các phương thức để quản lý giáo dục có hiệu quả. 
Ngày nay, giáo dục đã trở thành một hoạt động được tổ chức đặc biệt, đạt tới trình độ cao, có 
chương trình kế hoạch, có nội dung phương pháp hiện đại, diễn ra theo một nhịp độ khẩn trương 
và đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người. 
2.Tính chất của giáo dục. 
 Giáo dục có 5 tính chất sau đây : 
 2.1. Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người. Giáo dục xuất hiện, 
phát triển gắn bó cùng loài người. Ở đâu có con người, ở đó có giáo dục – giáo dục mang tính phổ 
biến. Khi nào còn loài người lúc đó còn giáo dục – giáo dục mang tính vĩnh hằng. 
 2.2. Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, là hiện tượng văn minh của xã hội loài người. 
 Về bản chất, giáo dục là sự truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ 
loài người; 
 Về mục đích, giáo dục là sự định hướng của thế hệ trước cho thế hệ sau; 
 Về phương thức, giáo dục là cơ hội giúp mỗi cá nhân đạt tới hạnh phúc và là cơ sở đảm 
bảo cho sự kế thừa, tiếp nối và phát triển những thành quả văn hoá của xã hội loài nguời. 
 2.3. Giáo dục là hiện tượng có tính lịch sử : Giáo dục ra đời theo nhu cầu của lịch sử xã 
hội, một mặt nó phản ánh trình độ phát triển của lịch sử, bị qui định bởi trình độ phát triển của 
lịch sử, mặt khác nó lại tác động tích cực vào sự phát triển của lịch sử. 
 2.4. Giáo dục có tính giai cấp: Trong xã hội có giai cấp, giáo dục được sử dụng như công 
cụ của giai cấp cầm quyền nhằm duy trì quyền lợi của mình thông qua mục đích, nội dung và 
phương pháp giáo dục. 
 2.5. Giáo dục có tính dân tộc: Mỗi quốc gia đều có một truyền thống lịch sử, có nền văn 
hoá riêng, cho nên giáo dục ở mỗi nước cũng có những nét độc đáo, những sắc thái đặc trưng. 
Tính dân tộc của giáo dục được thể hiện trong mục đích nội dung, phương pháp và sản phẩm giáo 
dục của mình. 
 Từ việc phân tích các tính chất cơ bản nêu trên, ta có thể rút ra kết luận : 
 Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh 
hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp 
nhau phát triển, tinh hoa văn hoá nhân loại và dân tộc được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà 
xã hội loài người không ngừng tiến lên. 
II. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC 
 Muốn phát triển một cách sáng tạo những tư tưởng giáo dục trong quá khứ, tiếp cận với 
các tư tưởng giáo dục hiện đại, chúng ta cần kế thừa các thành tựu và kinh nghiệm giáo dục trong 
lịch sử phát triển giáo dục của nhân loại. 
 5 
1. Thời kỳ công xã nguyên thuỷ. 
Như trên đã trình bày, giáo dục là một hiện tượng xã hội đã nảy sinh chính trong cuộc 
sống của công xã nguyên thuỷ. Cuộc sống lao động và sinh hoạt của người nguyên thuỷ trong 
công xã để sản xuất nuôi sống mình và bảo vệ được con người trước sự đe doạ của tự nhiên và 
thú dữ đã nảy sinh tri thức và tri thức này được truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau bằng con 
đường giáo dục. Giáo dục thời kỳ này được gọi là giáo dục nguyên thuỷ hay giáo dục tự 
nhiên. 
Giáo dục thời kỳ Công xã nguyên thuỷ có những đặc điểm sau: 
Về nội dung giáo dục: Người nguyên thuỷ giáo dục cho thế hệ trẻ những gì cần thiết để họ 
sống, tồn tại và phát triển. Đó là những kinh nghiệm sản xuất, chống chọi với thiên nhiên, thú 
dữ để bảo vệ con người và những phong tục tập quán, lễ nghi tôn giáo, luật lệ công xã để cho 
mỗi người biết sống yên ổn trong công xã.. 
Về hình thức giáo dục: Giáo dục trong thời kỳ công xã nguyên thuỷ mang tính bình đẳng, 
tự nhiên, không phân biệt giới tính, vị trí xã hội. Người lớn truyền thụ những kinh nghiệm của 
mình cho trẻ em một cách trực tiếp ngay trong quá trình sống chung, trong lao động săn bắt 
hái lượm và sinh hoạt hàng ngày ngay trong cộng đồng thị tộc, bộ lạc. 
Về phương pháp giáo dục: Phương pháp giáo dục chủ yếu thời kỳ này là dùng lời nói, trực 
quan và hoạt động thực tiễn. 
 2. Thời kỳ cổ đại hay là thời kỳ chiếm hữu nô lệ. 
Thời kỳ cổ đại giáo dục được xem là một trong những lĩnh vực hoạt động xã hội gắn liền với 
các quá trình kinh tế, văn hoá, xã hội. Ở phương Đông, ngay từ trước Công nguyên, giáo dục ở 
Trung Hoa cổ đại, Ấn Độ cổ đại đã rất phát triển. Ngay cả vùng ven Địa Trung hải, ở các thành 
bang Spactơ, Aten, từ các thế kỷ VI,V (trCN) giáo dục cũng đã phát triển mà các di sản văn hoá, 
giáo dục thời kỳ ấy đến nay vẫn được kế thừa một cách trân trọng. 
 Xô-cơ-rát ( 469-339 trCN ). 
 Xô-cơ-rát là nhà triết học và đồng thời là nhà tư tưởng, nhà giáo dục kiệt xuất thời cổ đại ở 
thành bang Aten. Ông sống trong thời đại của Pêricơlít 
(Pêricơlít – một chính khách nổi tiếng cầm quyền ở Aten vào thế kỷ thứ V – trCN). 
 Xô-cơ-rát là nhà giáo dục thực hành. Mọi điều ông truyền thụ được lưu truyền lại là do các 
học trò của ông ghi chép như Xênôphông, Arixtôt, Platon 
 Trong lĩnh vực giáo dục, Xô-cơ-rát có quan niệm rất nổi tiếng : Giáo dục phải giúp con 
người tìm thấy sự khẳng định chính bản thân mình, vì thế mang giá trị nhân văn rất cao. 
 Trong 40 năm hoạt động, ông đã nêu cao tấm gương đức hạnh của mình, tình yêu chân lý 
và sự can đảm trong việc bảo vệ chân lý. 
 Platon ( 429 -347 trCN). 
 Là học trò của Xôcrat, Platon đã có công ghi chép và xuất bản phần lớn các tác phẩm mà 
trong đó trình bày lập trường quan điểm triết học, quan điểm giáo dục thông qua các cuộc đối 
thoại giữa Platon và Xôcrat, nhờ vậy mà các quan điểm này lưu truyền đến tận ngày nay. 
Platon là người đầu tiên xây dựng được một nền giáo dục có hệ thống dưới sự chỉ đạo của 
một tư tưởng triết học nhất quán và có ảnh hưởng tới nền giáo dục phương Tây trong suốt 24 thế 
kỷ qua và có lẽ còn ảnh hưởng tới nền giáo dục loài người trong nhiều thế kỷ tới. Để củng cố nhà 
nước nô lệ đang hết sức hỗn loạn thời đó, Pla ton đã đề nghị xây dựng một xã hội ổn định, có kỷ 
cương và thống nhất, trong đó những người có học vấn cao sẽ cầm quyền. 
 Quan điểm giáo dục của Platon thể hiện tập trung trong các tác phẩm chính như “ Luật 
pháp” và “Nền Cộng hoà”. Platon cho rằng, xã hội gồm hai loại người: tự do và nô lệ. Những 
người tự do được đào tạo theo hệ thống giáo dục như sau: 
- Trước 7 tuổi giáo dục trong gia đình do người mẹ đảm nhận, gọi là “mẫu giáo”. 
- Từ 7 – 17 tuổi: học đọc, học viết, tính toán, thiên văn, địa lý, thể dục, âm nhạc. Những 
em học kém bị loại để đi lao động với giới công thương. 
 6 
- Từ 17 – 20 tuổi: tiếp tục học văn hoá, thể dục, quân sự, triết học. Những em học kém bị 
loại để rèn luyện trở thành quân nhân. 
- Từ 20 – 30 tuổi: tiếp tục học văn, toán, thiên văn, lý luận âm nhạc, luật pháp, triết học 
để chuẩn bị lớp quan lại làm việc trong bộ máy chính quyền của nhà nước chủ nô. 
- Những người thông minh đặc biệt được đào tạo tiếp từ 30 – 35 tuổi bằng việc nghiên 
cứu sâu về triết học để đạt trình độ cao siêu về chân, thiện, mỹ. Trong số này sẽ chọn ra 
những người xuất sắc nhất để điều hành nhà nước chủ nô. Số người này chỉ làm việc lãnh 
đạo nhà nước từ 35 đến 50 tuổi; sau 50 tuổi sẽ thôi công việc quản lý để nghiên cứu khoa 
học và viết sách. 
Như vậy, Platon đã dùng một chương trình học tập đòi hỏi cao về trí tuệ để đào thải, sàng 
lọc, phân loại người học trong những giai đoạn khác nhau của quá trình học tập từ đó phân chia 
các nhóm dân cư trong xã hội một cách hợp pháp. Mô hình này được các nước phương Tây thừa 
nhận và áp dụng qua nhiều thế kỷ. 
Cũng trong hai tác phẩm nêu trên, Platon cũng nêu rõ việc giáo dục trước hết liên quan 
với đạo đức, tâm lý và xã hội. 
 Đối với ông, sống có đạo đức trước hết là sống công bằng. Cá nhân được xem là công 
bằng khi nội tâm bảo đảm được sự cân bằng của 3 yếu tố : dục vọng, sự can đảm và lý trí. 
 Theo ông, tất cả đều cần thiết cho cuộc sống nhưng “ hành động của con người chỉ hợp lý 
nếu cái bụng và trái tim chịu phục tùng cái đầu”. Nhờ vậy, tâm hồn con người sẽ giữ mãi được sự 
thăng bằng và sẽ sống với thái độ công bằng. 
 Đặc biệt theo ông, con người và xã hội chỉ có thể đạt tới hạnh phúc bởi một nền giáo dục 
quốc gia. Qua quá trình giáo dục và phát triển sẽ sàng lọc những trẻ ít năng khiếu sẽ làm thợ, 
những trẻ học tốt sẽ tiếp tục học để trở thành nhà thông thái, nếu không phát triển được sẽ ra làm 
chiến sĩ, còn những trẻ tiếp tục học lên, sẽ học triết học từ những người xuất sắc để trở thành 
quan chức như đã nêu ở trên và họ hành xử theo quan điểm CHÂN, THIỆN, MỸ. 
 Ngày nay, trong nhiều hệ thống giáo dục vẫn đang chọn lọc các yếu tố hợp lý của Platon 
để kế thừa và phát triển cao hơn cho phù hợp với xã hội hiện đại. 
 Khổng Tử (551 – 479 trCN). 
 Từ thời cổ đại, phương Đông đã đóng góp cho loài người nhiề ...  trù triết học nói về cái đẹp khách quan của các đối tượng trong tự 
nhiên, trong cuộc sống xã hội và trong bản thân con người. 
 25 
 Cái đẹp là cái trung tâm, bên cạnh cái đẹp là cái tốt, cái cao thượng, cái anh hùng. Những 
khái niệm tương phản là cái xấu, cái thấp hèn, cái hài, cái bi. 
 Cái đẹp có ở mọi nơi. 
 Cái đẹp trong tự nhiên biểu hiện bằng hình dáng, đường nét, màu sắc 
 Cái đẹp xã hội là cái đẹp trong quan hệ giao tiếp, trong lối sống đạo đức, cái đẹp trong trật 
tự, kỷ cương của cuộc sống xã hội. 
 Cái đẹp trong con người là cái đẹp của nhận thức, tình cảm hành vi đạo đức và lối sống 
của cá nhân. Cái đẹp của con người là sự hội tụ của cái đẹp tự nhiên và cái đẹp xã hội. 
 Thẩm mỹ có ý nghĩa rất lớn trong đời sống con người. Nhu cầu thẩm mỹ là một trong 
những nhu cầu quan trọng của cuộc sống, bởi mỗi người đều luôn muốn cho cuộc sống của mình 
ngày càng đẹp hơn – Cái đẹp thâm nhập vào cuộc sống của con người và tạo nên thị hiếu thẩm 
mỹ. Thị hiếu thẩm mỹ là sở thích của con người về phương diện thẩm mỹ, hay còn gọi là “cái gu” 
trong thưởng thức cái đẹp và khi nó lan toả từ người này sang người khác sẽ tạo nên một làn sóng 
thị hiếu thẩm mỹ. Thị hiếu cũng thay đổi theo thời gian và có tính lịch sử. 
 Giáo dục thẩm mỹ là quá trình giáo dục để hình thành cho học sinh năng lực nhận thức, 
đánh giá, sáng tạo và hành động theo cái đẹp. 
 Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ (có 4 nhiệm vụ): 
1. Bồi dưỡng cho học sinh năng lực nhận thức, tri giác, cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, 
trong cuộc sống xã hội và trong nghệ thuật. 
2. Bồi dưỡng cho học sinh năng lực đánh giá cái đẹp, nhận biết cái chân, thiện, mỹ trong 
cuộc sống của con người. Từ đó mà hình thành tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn 
phù hợp với các giá trị văn hoá dân tộc, xã hội và thời đại. 
3. Bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo cái đẹp : cái đẹp vật chất, cái đẹp tinh thần, 
cái đẹp trong cuộc sống và cái đẹp nghệ thuật. 
4. Làm cho mỗi người luôn hướng đến cái đẹp và hành động theo cái đẹp. Đối với con 
người, cái đẹp quan trọng nhất đó là phẩm giá nhân cách. 
3. Giáo dục lao động, hướng nghiệp. 
3.1. Giáo dục lao động 
 Lao động là phương thức để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nhờ có lao động 
mà con người trở thành con người có ý thức; xã hội loài người trở thành xã hội văn minh. Đối với 
từng cá nhân, lao động là con đường quan trọng nhất để hình thành và phát triển nhân cách, con 
đường hướng tới sự thành đạt và hạnh phúc cá nhân. 
 Giáo dục lao động chính là quá trình cung cấp cho học sinh kiến thức kỹ thuật tổng hợp, 
tạo lập thói quen, thái độ và kỹ năng lao động tuỳ theo lứa tuổi và giới tính để làm chủ cuộc sống 
trong thực tại và tương lai. Giáo dục lao động có ảnh hưởng lớn đến các mặt giáo dục khác như : 
trí dục, đức dục, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục sức khoẻ cho học sinh. 
 Nhiệm vụ của giáo dục lao động trong nhà trường : 
 1. Cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức kỹ thuật tổng hợp 
và kiến thức lao động một lĩnh vực cụ thể. Trước hết, đó là kiến thức cơ bản trong hệ thống 
chương trình các môn học. Đây là kiến thức nền tảng cho mọi quá trình học tập và lao động tiếp 
theo trong tưong lai. 
 Đồng thời cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức về nghề phổ thông qua các môn học 
kỹ thuật : Kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp, thực hành kỹ thuật, thực hành nghề. 
 2- Giáo dục ý thức và thái độ lao động. 
 Đó là làm cho học sinh ý thức về nghĩa vụ lao động, trách nhiệm vẻ vang của công dân đối 
với việc lao động để xây dựng đất nước. Học sinh hiểu được đường lối, chiến lược phát triển kinh 
tế của nhà nước và của địa phương. 
 26 
 Giáo dục lòng yêu lao động, thái độ lao động tích cực, phương pháp lao động sáng tạo, 
tình yêu thương, quý trọng đối với người lao động. Trân trọng thành quả lao động của con người, 
sản phẩm mà người lao động làm ra. 
 3. Hình thành kỹ năng lao động phổ thông. 
 Đó là giúp cho các em có khả năng làm được công việc phổ thông theo nội dung đã học 
tuỳ vào lứa tuổi, giới tính, lĩnh vực nghề 
3.2. Giáo dục hướng nghiệp 
 Hướng nghiệp là hoạt động định hướng nghề nghiệp của các nhà sư phạm cho học sinh 
nhằm giúp cho học sinh chọn một nghề phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân và yêu cầu 
nhân lực của xã hội. 
 Đối với từng cá nhân học sinh, hướng nghiệp giúp các em có điều kiện nhìn nhận khả 
năng của bản thân, điều chỉnh xu hướng chọn nghề và chọn được một nghề phù hợp với năng lực 
và hứng thú của mình. 
 Đối với xã hội, hướng nghiệp giúp cho việc phân công lao động, sử dụng nguồn nhân lực 
một cách hợp lý, tối ưu. 
 Hoạt động hướng nghiệp bao gồm : Tư vấn nghề, định hướng nghề và tuyển chọn nghề. 
 Trong nhà trường, hướng nghiệp được tiến hành thông qua giảng dạy các môn khoa học và 
kỹ thuật, thông qua lao động sản xuất, tiếp xúc với gương những người lao động tiên tiến, thông 
qua sinh hoạt hướng nghiệp, ngoại khoá tư vấn nghề, định hướng nghề; thông qua đọc tài liệu 
hướng dẫn về chọn nghề (Những điều cần biết về tuyển sinh). 
4. Giáo dục Thể chất – Quân sự 
4.1. Giáo dục thể chất: Giáo dục thể chất là quá trình tác động để hình thành cho học sinh 
những phẩm chất tốt về thể chất và tinh thần, tạo cho học sinh có một sức khoẻ tốt để sống hạnh 
phúc và tham gia tốt vào cuộc sống lao động xã hội. 
 Giáo dục thể chất có liên quan đến tất cả các mặt giáo dục, bởi vì sức khoẻ là vốn quý nhất 
của con người. Có sức khoẻ tốt con người mới có khả năng học tập tốt, lao động tốt, ham thích 
sáng tạo cái đẹp Như vậy, giáo dục thể chất là cơ sở để giáo dục toàn diện cho con người. 
 Sức khoẻ con người là kết quả tổng hợp của các yếu tố di truyền, sự tiếp thu năng lượng 
dinh dưỡng và sự giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ cũng như sự tập luyện hàng ngày. 
 Khỏe mạnh là hạnh phúc, mất sức khoẻ là nỗi bất hạnh lớn nhất của con người. 
 Nhiệm vụ của giáo dục thể chất bao gồm : 
- Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ và rèn luyện thân thể. 
- Bồi dưỡng các kỹ năng thể dục, thể thao. 
- Tổ chức tập luyện thường xuyên các bài thể dục cơ bản. 
- Giáo dục ý thức phòng bệnh thông thường, phòng chống các bệnh xã hội. 
- Giáo dục thói quen ăn uống văn minh, phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh, dinh dưỡng, làm 
cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh, phòng chống bệnh tật. 
Yêu cầu đặt ra đối với giáo dục thể chất là vừa rèn luyện thân thể, vừa đảm bảo cho thể lực 
phát triển cân đối, hài hoà, tăng cường sức bền, từ đó để rèn luyện ý chí và phát triển trí tuệ. Muốn 
vậy, phải hình thành kỹ năng thể dục, thể thao từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp vừa rèn 
luyện kỹ năng thể dục nghệ thuật, thẩm mỹ và trò chơi trí tuệ (các môn thể thao trí tuệ). 
4.2. Giáo dục quân sự. 
 Giáo dục quân sự là quá trình giáo dục cho thanh thiếu niên những hiểu biết về quốc 
phòng, kiến thức và kỹ năng hoạt động quân sự để có thể tham gia vào công cuộc bảo vệ an toàn 
chính trị, toàn vẹn lãnh thổ, chống lại mọi âm mưu xâm lược, phá hoại của kẻ địch. 
 Giáo dục quân sự liên quan chặt chẽ đến giáo dục ý thức công dân. 
 Nhiệm vụ của giáo dục quân sự : 
- Trang bị cho học sinh những hiểu biết thường thức về quốc phòng toàn dân, chính sách 
quân sự của nhà nước. 
 27 
- Trang bị cho học sinh một số kiến thức cơ bản về các hoạt động quân sự : điều lệnh, 
chiến thuật quân sự, phòng ngự, nguỵ trang, cứu thương 
- Tập luyện để hình thành các kỹ năng hoạt động quân sự theo nội dung huyến luyện 
quân sự và thể thao quốc phòng. 
- Giáo dục ý thức cảnh giác chính trị. 
- Giáo dục ý thức về nghĩa vụ quân sự để bảo vệ tổ quốc. 
5. Giáo dục môi trường 
 Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ và sự biến đổi nhanh chóng của đời sống 
xã hội hiện đại, thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề lớn như hoà bình, dân số, môi trường 
và chất lượng cuộc sốngNhận thức được tình hình nghiêm trọng của các vấn đề trên, ngành 
giáo dục thấy cần phải nghiên cứu đưa vào nhà trường các nội dung giáo dục mới : giáo dục môi 
trường, giáo dục dân số, giáo dục giới tính, giáo dục phòng chống ma tuý 
 Mấy thập kỷ qua, cùng với sự gia tăng dân số và phát triển mạnh mẽ của cộng nghệ sản 
xuất, con người đã xâm phạm đến tự nhiên, phá hoại hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trường sống. 
Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề không thể giải quyết trong phạm vi một quốc gia mà là của 
toàn thế giới. Nghiên cứu môi trường cũng đã trở thành một ngành khoa học – Môi trường học. 
Do đó việc giáo dục để mọi người trở thành người có kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường trở 
thành một nội dung giáo dục mới trong nhà trường – Giáo dục môi trường. 
5.1. Một số khái niệm cơ bản 
Môi trường : Môi trường là tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh bao quanh trái đất có 
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống, đến sự phát triển, sinh sản của mọi sinh vật sống. 
 Trên các văn bản, khái niệm môi trường được sử dụng phổ biến với ý nghĩa là môi trường 
lớn. Môi trường lớn gồm có : môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. 
- Môi trường tự nhiên là tổng thể các yếu tố tự nhiên như : Trái đất, động vật, thực vật, 
thổ nhưỡng, nham thạch, khoáng sản, bầu khí quyển và bức xạ mặt trời 
- Môi trường nhân tạo là môi trường do con người tạo ra trong quá trình lợi dụng và cải 
tạo tự nhiên vì mục đích cuộc sống : Xây dựng hồ chứa nước, trồng cây ven biển chắn 
gió, cải tạo rừng ngập mặn 
Môi trường nhân tạo được sáng tạo trên cơ sở môi trường tự nhiên nên bị môi trường tự 
nhiên chi phối. Con người luôn có ý thức cải tạo môi trường tự nhiên để phục vụ cho nhu 
cầu cuộc sống của mình. Tuy nhiên, việc cải tạo tuỳ tiện có thể làm xâm hại đến môi 
trường tự nhiên. 
 Hệ sinh thái. 
 Hệ sinh thái là cộng đồng sinh vật và môi trường vô sinh tồn tại trên trái đất, hoạt động 
như một hệ thống và phát triển theo một quy luật chặt chẽ. (cộng đồng sinh vật bao gồm : động 
vật, thực vật, vi sinh vật; động vật gồm : động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt). 
 Quy luật phát triển của hệ sinh thái thể hiện như sau : 
 Thực vật hút nước, khoáng chất, không khí, tiếp thu năng lượng mặt trời chuyển hoá 
thành năng lượng hoá học tồn tại trong thân và lá cây. Động vật ăn cỏ sống bằng cách ăn lá cây 
cỏ. Đến lượt mình, động vật ăn thịt lại ăn thịt các động vật ăn cỏ. Cả động vật, thực vật sau một 
thời gian tồn tại sẽ chết đi, xác của chúng được vi sinh vật phân giải thành chất dinh dưỡng cho 
thực vật. Vi sinh vật là vật hoàn trả mọi thứ lại cho môi trường tự nhiên. 
 Chúng ta có thể khái quát bằng sơ đồ : 
 Thực vật Động vật ăn cỏ Động vật ăn thịt Vi sinh vật. 
Như vậy, động vật, thực vật, vi sinh vật, môi trường vô sinh tồn tại bằng cách dựa vào 
nhau tạo thành một thể thống nhất, cân bằng đó chính là một hệ sinh thái. 
 28 
 Hệ sinh thái được duy trì trong một trạng thái ổn định tương đối, đó chính là sự cân bằng 
sinh thái. 
 Sự cân bằng sinh thái rất cần thiết cho cuộc sống của mọi sinh vật, tuy nhiên sự cân bằng 
này tồn tại rất mong manh và khả năng tự điều tiết cũng rất có hạn. Nếu con người can thiệp quá 
mức vào hệ sinh thái, hoặc làm trái với quy luật phát triển của tự nhiên thì hệ sinh thái sẽ mất đi 
sự điều tiết và có nguy cơ bị phá hoại. Khi hệ sinh thái bị phá hoại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi 
trường tự nhiên và cuộc sống của loài người. 
Tài nguyên. 
 Tài nguyên là nguồn vật chất mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho lợi ích bản thân 
và cộng đồng xã hội. 
 Tài nguyên có 2 loại : Tài nguyên có thể phục hồi và tài nguyên không thể phục hồi. 
- Đất đai, động vật, thực vật, nguồn nước là nguồn tài nguyên sau khi khai thác có thể 
phục hồi. 
- Nhiên liệu, khoáng sản  là tài nguyên đã khai thác thì sẽ dần dần bị cạn kiệt và 
không phục hồi trở lại được. 
Ngày nay, con người cũng được coi là nguồn tài nguyên. Đây là nguồn tài nguyên vô giá. 
Do vậy mà bồi dưỡng và khai thác trí tuệ con người là một trong những mục tiêu hàng đầu của 
thời đại. 
Bảo vệ môi trường. 
 Bảo vệ môi trường là bảo vệ nơi sinh sống và phát triển của mọi sinh vật, làm cho nó luôn 
được trong sạch, hệ sinh thái được cân bằng, các nguồn tài nguyên được duy trì lâu dài, đảm bảo 
và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của chính con người. 
5.2. Giáo dục môi trường 
 Giáo dục môi trường là quá trình tác động làm thức tỉnh mọi người, trong đó một bộ phận 
quan trọng là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của thế giới có nhận thức đúng về môi trường 
và ý nghĩa sống còn của việc bảo vệ môi trường, thường xuyên quan tâm đến môi trường, hình 
thành các kỹ năng bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội, 
từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và cả nhân loại. 
 Nội dung giáo dục môi trường bao gồm : 
 + Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống lại những vi phạm, toan tính 
phá hoại môi trường. 
 + Bồi dưỡng kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường. 
 + Hình thành thói quen và rèn luyện kỹ năng về bảo vệ môi trường giữ vững cân bằng sinh 
thái. 
 + Tham gia tích cực, có hiệu quả các hoạt động bảo vệ môi trường. 
 + Tuyên truyền,vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường. 
6. Giáo dục dân số. 
Gia tăng dân số là một trong những nguyên nhân của nạn thất nghiệp, đói nghèo, bệnh tật 
và gây ô nhiễm môi trường Giáo dục dân số là một chủ đề được cả thế giới quan tâm. 
 Dân số là số dân cư trú ở một thời điểm xác định. Địa bàn có thể hiểu phạm vi của một 
làng, một xã, một tỉnh, một quốc gia, hay trên phạm vi toàn thế giới. Thời điểm có thể hiểu là quá 
khứ, hiện tại hay tương lai của xã hội loài người. 
Dân số thế giới : 
- 1830 : 1 tỷ người. 
- 1930 : 2 tỷ người. 
- 1960 3 tỷ người. 
- 1975 : 4 tỷ người. 
- 1987 : 5 tỷ người. 
- 1998 : 6 tỷ người 
 29 
Số tỷ người tăng lên gấp đôi trong thời gian càng ngày càng rút ngắn dần. Từ 100 năm rút 
xuống còn 45 năm rồi 38 năm. Sự phát triển dân số không kiểm soát được trở thành nguy cơ cho 
sự tồn vong của cả nhân loại. 
Dân số Việt Nam cũng trong tình trạng tương tự : 
- Năm 1945 : 25 triệu người. 
- Năm 1960 : 30 triệu người. 
- Năm 1970 : 39 triệu người. 
- Năm 1980 : 54 triệu người. 
- Năm 1990 : 66.1 triệu người. 
- Năm 1999 : trên 70 triệu người 
- Hiện nay con số này đã lên đến 90 triệu người. 
Do đó, giáo dục dân số là một nội dung cần được đưa vào giáo dục trong nhà trường, khi chưa trở 
thành một môn học độc lập thì có thể thực hiện bằng cách lồng ghép vào các nội dung bài học của 
các môn học, sinh hoạt ngoại khoá, chủ đề tự chọn, tham gia vào các hoạt động xã hội nhân ngày 
dân số thế giới, hoặc giáo dục giới tính cho học sinh  
CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN 
1. Khái niệm về mục đích giáo dục? 
2. Cơ sở để xây dựng mục đích giáo dục ? 
3. Phân tích : “ Đối với toàn xã hội, mục đích của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo 
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” 
4. Anh, chị hiểu thế nào về nhân cách phát triển toàn diện đối với thế hệ trẻ? 
5. Mục tiêu giáo dục của các cấp học ? 
6. Vẽ sơ đồ hình cây về mục đích giáo dục ? 
7. Giáo dục ý thức công dân của nhà trường ? 
8. Giáo dục văn hoá thẩm mỹ (các khái niệm cơ bản, nhiệm vụ)? 
9. Nhiệm vụ giáo dục lao động, giáo dục thể chất? 
10. Giáo dục quốc phòng (quân sự)? 
11. Giáo dục môi trường? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_hoc_dai_cuong_phan_1.pdf