Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và cách mạng công nghiệp 4.0

TÓM TẮT

Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới ngành giáo dục là rất lớn, vừa tạo ra những

cơ hội nhưng cũng đặt ra vô số thách thức cho các cơ sở giáo dục, đặt biệt là cơ sở giáo dục đại

học. Cơ sở giáo dục đại học muốn tồn tại, phát triển cần phải thay đổi cách quản trị, xây dựng

chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy. Để đáp ứng

yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong môi trường cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi đội ngũ giảng

viên phải có những năng lực mới, khả năng sáng tạo và không ngừng nâng cao trình độ của bản

thân, đồng thời phải tự đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, phương pháp nghiên cứu,

giảng dạy. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới sẽ gặp

phải khó khăn, thách thức nào? Nguyên nhân là gì và cần có giải pháp cụ thể ra sao? Qua việc tổng

hợp, thống kê, so sánh, phân tích số liệu về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng ở một cơ sở

giáo dục đại học trong những năm qua, câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ được trình bày trong

nghiên cứu này. Thông tin có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho các cơ sở giáo dục đại

học trong cả nước.

pdf 8 trang yennguyen 7800
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và cách mạng công nghiệp 4.0

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và cách mạng công nghiệp 4.0
ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 206(13): 41 - 47 
 Email: jst@tnu.edu.vn 41 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, 
BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU 
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
Nguyễn Phương Thảo 
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới ngành giáo dục là rất lớn, vừa tạo ra những 
cơ hội nhưng cũng đặt ra vô số thách thức cho các cơ sở giáo dục, đặt biệt là cơ sở giáo dục đại 
học. Cơ sở giáo dục đại học muốn tồn tại, phát triển cần phải thay đổi cách quản trị, xây dựng 
chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy. Để đáp ứng 
yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong môi trường cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi đội ngũ giảng 
viên phải có những năng lực mới, khả năng sáng tạo và không ngừng nâng cao trình độ của bản 
thân, đồng thời phải tự đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, phương pháp nghiên cứu, 
giảng dạy. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới sẽ gặp 
phải khó khăn, thách thức nào? Nguyên nhân là gì và cần có giải pháp cụ thể ra sao? Qua việc tổng 
hợp, thống kê, so sánh, phân tích số liệu về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng ở một cơ sở 
giáo dục đại học trong những năm qua, câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ được trình bày trong 
nghiên cứu này. Thông tin có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho các cơ sở giáo dục đại 
học trong cả nước. 
Từ khoá: Đào tạo; đổi mới giáo dục; công nghệ thông tin (CNTT); công nghiệp 4.0; ICTU. 
Ngày nhận bài: 02/8/2019; Ngày hoàn thiện: 09/9/2019; Ngày đăng: 10/9/2019 
SOLUTIONS TO IMPROVE THE QUALITY OF TRANING 
FOR LECTURERS TO MEET THE REQUIREMENTS OF EDUCATION 
INNOVATION AND THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION 
Nguyen Phuong Thao 
TNU - Information and Communication Technology 
ABSTRACT 
The impact of the 4.0 industrial revolution to the education sector is highly significant. It also 
creates opportunities, but also poses numerous challenges for educational institutions, especially 
higher education institutions. To survive and futher develop, higher education institutions need to 
change the management methods, develop curriculums or training programs, invest in facilities, 
and improve the quality of teachers. In order to meet the requirements of training in context of the 
4
th
 industrial revolution, lecturers are required to equip with new capacities, creativity and 
continous improvement of their own qualifications. At the same time, lecturers need to enhance 
their professional knowledge, research and teaching methodology. What are the difficulties and 
challenges that the training for lecturers to meet the requirements of the new era? What are the 
causes and specific solutions? Base on using the synthesis, statistics, comparison and alalysis 
methods on the data of training and retraining in a higher education institution in recent years, the 
answers can be found in this research. The information can be used as reference for other higher 
education institutions. 
Keywords: Training; education innovation; information; the 4
th
 industrial revolution; ICTU. 
Received: 02/8/2019; Revised: 09/9/2019; Published: 10/9/2019 
Email: npthao@ictu.edu.vn
Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 206(13): 41 - 47 
 Email: jst@tnu.edu.vn 42 
1. Đặt vấn đề 
Thế giới và Việt Nam đang trong giai đoạn 
bản lề của cuộc cách mạng công nghiệp lần 
thứ tư (CMCN 4.0) với trung tâm là sự ứng 
dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, robot, 
Internet vạn vật (IoT) vào phục vụ sản xuất và 
đời sống con người [1]. Bên cạnh những cơ 
hội, điều kiện thuận lợi để con người có thể 
khám phá các tri thức mới, nâng cao chất 
lượng cũng như quy mô của nền kinh tế 
nhưng cũng tồn tại nhiều thách thức, rủi ro 
đòi hỏi người lao động, nhà quản lý, nhà 
hoạch định chiến lược phải thay đổi cho phù 
hợp [2]. Trong sự tác động ấy, giáo dục hiện 
đại, đặc biệt là giáo dục đại học là một trong 
những lĩnh vực chịu sự tác động lớn nhất vì 
sản phẩm của đào tạo phải đáp ứng với nhu 
cầu của thị trường lao động đang có sự thay 
đổi nhanh chóng [3]. Sự tác động mạnh mẽ 
của CMCN 4.0 yêu cầu, đòi hỏi các trường 
đại học cần thay đổi toàn diện và triệt để mục 
tiêu, nội dung giáo dục và phương pháp dạy 
học [2]. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục sẽ phải 
chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình đào tạo 
“những gì thị trường cần” thay cho “những gì 
cơ sở mình có”, thực tế sẽ phải giảm thời 
lượng đào tạo, nội dung đào tạo phù hợp với 
nhu cầu của doanh nghiệp, của nền kinh tế và 
đảm bảo cho người học thực hiện được 
phương châm “học tập suốt đời” [3]. Muốn 
vậy, cần thay đổi từ những nhân tố trung tâm, 
trong đó vai trò, vị thế của giảng viên được 
đặt lên hàng đầu. 
Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, người học sẽ 
không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. 
Hơn bao giờ hết, vai trò của người thầy cần có 
sự thay đổi mạnh mẽ cả về chất và lượng [4]. 
Giảng viên phải là nhà giáo dục chuyên nghiệp 
có đầu óc sáng tạo, tư duy độc lập, biết phê 
phán, có năng lực hợp tác tích cực, hỗ trợ hiệu 
quả cho người học và là người cung cấp cách 
hiểu biết mới cho người học [5]. Bởi vậy, tập 
trung nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ 
giảng viên, xây dựng môi trường làm việc 
chuyên nghiệp, có các cơ chế khuyến khích tốt 
nhất cho giảng viên là vấn đề cần đặc biệt quan 
tâm để nâng cao chất lượng “dạy và học” [1]. 
Chất lượng giảng viên luôn được xem là yếu tố 
then chốt quyết định chất lượng giáo dục, do 
vậy Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020 
của nước ta cũng đã khẳng định giải pháp cốt 
lõi là “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ 
quản lý giáo dục” [6]. 
Theo Yin Cheong Cheng, Anthony C 
Townsend (2000) toàn cầu hoá, cạnh tranh 
quốc tế và sự thay đổi về chính trị đã tạo ra 
những thay đổi nhanh chóng trong ngành giáo 
dục ở các nước trên thế giới, trong đó có khu 
vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong tình 
hình đó, cải cách giáo dục đã trở thành yêu 
cầu cấp thiết và giáo viên là người phải đối 
mặt với nhiều thay đổi, với sự kỳ vọng đảm 
trách được nhiều nhiệm vụ như giảng dạy, 
phát triển chương trình giáo dục, chương trình 
môn học, quản lý, tự bồi dưỡng chuyên môn, 
tự phát triển bản thân, giúp đỡ và hỗ trợ đồng 
nghiệp, sinh viên và cộng đồng [6]. Tại Trung 
Quốc, nâng cao chất lượng giáo viên, tăng 
quyền tự chủ cho giáo viên là những chính 
sách được tập trung trong những năm gần đây 
[6]. Malaysia là một quốc gia Đông Nam Á 
đã có những chính sách tạo động lực cho công 
tác đào tạo đội ngũ giáo viên, mở rộng vai trò 
cho họ và cải thiện chính sách hỗ trợ được 
đẩy mạnh. Trong khi đó, Hàn Quốc gần đây 
đưa ra mục tiêu đào tạo những giáo viên giỏi 
đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0, trong 
đó ưu tiên phát triển chương trình đào tạo 
giáo viên, cải tổ phương pháp dạy học, nâng 
cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy học[6] 
Như vậy, CMCN 4.0 đòi hỏi cần nâng cao 
chất lượng đội ngũ giảng viên. Thực tế chứng 
minh, dù khoa học công nghệ phát triển đến 
đâu thì cũng không thể thay thế được hoàn 
toàn vai trò của người thầy. Thời gian qua, 
đội ngũ giảng viên đã được cơ bản chuẩn hoá 
về trình độ chuyên môn, đa phần có trình độ 
thạc sĩ, tiến sĩ. Mặc dù vậy, kiến thức thực 
tiễn, năng lực nghiên cứu khoa học của một 
bộ phận giảng viên còn hạn chế, số lượng tiến 
Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 206(13): 41 - 47 
 Email: jst@tnu.edu.vn 43 
sĩ chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và 
chất lượng [7]. Đặc biệt, với sự phát triển của 
khoa học công nghệ như hiện nay, người học 
hoàn toàn có thể tự tìm hiểu kiến thức, kỹ 
năng thông qua Internet. Do vậy, giảng viên 
phải luôn trau dồi, nâng cao trình độ chuyên 
môn, kiến thức, nghiệp vụ để khẳng định vai 
trò chủ đạo của người thầy, người cô. 
Trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, 
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và 
Truyền thông - Đại học Thái Nguyên đang là 
một trong những trung tâm đào tạo nguồn 
nhân lực có uy tín trong khu vực và cả nước 
về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền 
thông với 17 ngành đào tạo trình độ đại học, 
04 ngành đào tạo thạc sĩ, 01 ngành đào tạo 
tiến sĩ, số lượng sinh viên bình quân khoảng 
5000 người. Nhà trường chủ trương sẽ phát 
triển trở thành trường đại học điện tử đạt đẳng 
cấp quốc tế, và là một trong những trung tâm 
hàng đầu của Việt Nam về đào tạo trình độ 
đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và 
chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công 
nghệ thông tin và truyền thông phục vụ sự 
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 
nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và 
Truyền thông với mục tiêu đào tạo nguồn 
nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu xã 
hội, phục vụ tối đa cho công cuộc công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa và quốc tế hóa. Do 
vậy, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán 
bộ, giảng viên luôn được lãnh đạo Trường đặt 
lên hàng đầu, đặc biệt là đào tạo ở các nước 
có nền giáo dục, khoa học kỹ thuật tiên tiến. 
Nghiên cứu này với mục tiêu tìm ra, đề xuất 
các giải pháp thực tiễn để nâng cao chất 
lượng đội ngũ giảng dạy thông qua tìm hiểu 
thực trạng, tồn tại, nguyên nhân trong công 
tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của 
một cơ sở giáo dục đại học cụ thể. Đây sẽ là 
tài liệu tham khảo cho các cơ sở giáo dục, đào 
tạo khác trong cả nước để hướng tới tiêu chí 
“người dạy đủ tâm, tầm, tài” và là cơ sở đáng 
tin cậy cho người học. 
2. Nội dung 
2.1. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng 
đội ngũ giảng viên - kinh nghiệm thực tiễn 
từ Trường Đại học Công nghệ Thông tin và 
Truyền thông 
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và 
Truyền thông là một trong những trường có 
đội ngũ cán bộ trẻ, năng động của Đại học 
Thái Nguyên. Để phát triển ưu thế này, nhà 
trường đã không ngừng khuyến khích, tạo 
điều kiện, đầu tư về cả thời gian và vật chất 
cho cán bộ viên chức (CBVC) nhằm bồi 
dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ 
trẻ của trường. 
Theo thống kê đến hết tháng 6 năm 2019, 
Trường hiện có 396 CBVC, trong đó đội ngũ 
giảng viên là 275 người (69,4%), còn lại 121 
người thuộc khối phục vụ. Về trình độ đội ngũ 
có 02 Phó giáo sư (PGS), 34 tiến sĩ (TS), 290 
thạc sĩ (giảng viên có 236 thạc sĩ chiếm 85,5% 
tổng số giảng viên), 72 cán bộ có trình độ 
khác, trong đó tỷ lệ cán bộ được đào tạo tại 
nước ngoài chiếm 17,13% (56 người). Về trình 
độ chuyên môn, so với năm 2011, số lượng 
tiến sĩ đã tăng từ 3 người lên đến 34 người, 
trong đó tỷ lệ tiến sĩ đào tạo trong nước vẫn 
chiếm đa số (21 người), đào tạo tại nước ngoài 
13 người; trong tổng số 290 thạc sĩ chỉ có 42 
người đào tạo tại nước ngoài, trong khi đào tạo 
trong nước 248 người (chiếm tỷ lệ 85,5%). Từ 
kết quả trên cho thấy, số lượng cán bộ được 
đào tạo về chuyên môn ở nước ngoài còn 
chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. 
Về chuẩn hoá tin học, ngoại ngữ, nhà trường 
hiện vẫn đang trong lộ trình xây dựng đội ngũ 
CBVC đạt chuẩn tin học, ngoại ngữ theo quy 
định của Nhà nước và Đại học Thái Nguyên, 
Trường hiện có 326 người đạt chuẩn ngoại ngữ 
(chiếm 82,3% tổng số CBVC), 346 người đạt 
chuẩn tin học (chiếm 87,4% tổng số CBVC). 
Tính đến năm 2019, đã có 102 cán bộ giáo 
viên (CBGV) được cử đi làm nghiên cứu sinh 
(NCS), trong đó số cử đi nước ngoài là 32 
người (31,4%), gồm các nước như: Anh, Đức, 
Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 206(13): 41 - 47 
 Email: jst@tnu.edu.vn 44 
Pháp, Nga, Hungari, Australia, Nhật Bản, Đài 
Loan, Trung Quốc Đã có 46 CBGV hoàn 
thành và được cấp bằng TS, trong đó số đúng 
hạn là 16 người (34,8%). 
Về đào tạo trình độ thạc sĩ, đến thời điểm hiện 
tại đã có 273 CBGV được cử đi học thạc sĩ, 
chủ yếu là ở trong nước (78%). Trong đó đã có 
247 CBVC hoàn thành và được cấp bằng, đúng 
hạn đạt 90,47%; số quá hạn là 5 trường hợp. 
Số liệu thực tế cho thấy sự phát triển về chất 
lượng đào tạo đội ngũ giảng viên ngày càng 
được củng cố, phát triển. Tuy vậy, còn rất 
nhiều tồn tại có thể kể ra đây: Thứ nhất, nhiều 
cán bộ giảng viên chưa quan tâm đến việc 
đăng ký kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cũng 
như thực hiện không theo kế hoạch, theo lộ 
trình mặc dù kế hoạch đã được nhà trường 
triển khai cụ thể đến từng đơn vị theo năm và 
giai đoạn. Thứ hai, việc xét duyệt cử đi học 
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn 
trước đến nay còn nhiều bất cập, chưa thực sự 
bám sát vào nhu cầu cần thiết của đơn vị và 
vị trí công tác, đặc biệt tại các phòng, trung 
tâm. Phải khẳng định có những vị trí việc làm 
tại các phòng, trung tâm không cần đến trình 
độ thạc sĩ để làm việc, hay vị trí giảng viên tại 
bộ môn Giáo dục thể chất có trình độ tiến sĩ 
để giảng dạy trường không chuyên về thể 
chất. Thứ ba, số lượng đăng ký và thực hiện 
kế hoạch làm NCS còn ít, số hoàn thành 
nhiệm vụ học tập chưa nhiều, số lượng NCS 
và Thạc sĩ (CBGV) quá hạn còn lớn. CBGV 
được cử đi đào tạo bồi dưỡng chưa thực sự 
nghiêm túc tập trung toàn thời gian và công 
sức vào việc học tập để hoàn thành khóa học. 
Số lượng CBGV có trình độ cao được phong 
học hàm PGS còn khiêm tốn. Thứ tư, ý thức 
hoàn thiện hồ sơ đi học và thực hiện việc liên 
lạc cũng như thực hiện trách nhiệm báo cáo 
kết quả học tập trong thời gian tham gia khoá 
học của CBVC được cử đi học đối với nhà 
trường chưa được thực hiện nghiêm túc, nhiều 
CBGV còn thực hiện chậm, một số còn không 
thực hiện. Thứ năm, hệ thống các biện pháp 
giám sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ 
học tập, bồi dưỡng còn nhiều hạn chế, bất 
cập, một số khâu còn lúng túng chưa giải 
quyết dứt điểm; chưa phân định vai trò quản 
lý của khoa chuyên môn, phòng chức năng. 
Thứ sáu, việc tạo điều kiện để CBGV tập 
trung cho việc làm NCS tại các đơn vị chuyên 
môn còn có nhiều bất cập, nhiều CBGV 
không thể toàn tâm toàn ý dành thời gian và 
công sức cho việc học tập, nghiên cứu vì còn 
khó khăn về điều kiện kinh tế, bận tham gia 
giảng dạy. Thứ bảy, mặc dù đã có Đề án 
chuẩn hoá năng lực tin học, ngoại ngữ nhưng 
trình độ ngoại ngữ của CBVC nhà trường còn 
yếu. Số lượng CBGV có chứng chỉ ngoại ngữ 
chuẩn quốc tế (IELTS, TOEFL), có khả 
năng, tự tin giao tiếp hay làm việc với người 
nước ngoài còn rất ít. Hiện trạng hơn 70% đội 
ngũ CBVC của trường dưới 45 tuổi thì năng 
lực ngoại ngữ thấp là điểm hạn chế lớn với 
định hướng hội nhập và phát triển của trường 
trong xu thế chung của khu vực và đất nước. 
Thứ tám, nhiều CBGV chưa thực hiện đầy đủ 
nghĩa vụ và trách nhiệm với nhà trường sau 
khi hoàn thành khóa học. Một số CBGV sau 
khi hoàn thành khoá học đã không trở về 
trường công tác, xin thôi việc hoặc đơn 
phương chấm dứt hợp đồng. 
2.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới 
công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ 
Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, trường đã 
cố gắng tạo mọi điều kiện để hỗ trợ cán bộ 
nhà trường học tập như chính sách hỗ trợ về 
học phí, về số lượng giờ giảng, hỗ trợ kinh 
phí về hội thảo, bài báo, trường cũng thường 
xuyên liên lạc, hỏi thăm và động viên các cán 
bộ, đặc biệt đối với các cán bộ đang học tập 
xa nhà. Mặc dù vậy, kết quả chưa thực sự như 
kỳ vọng của nhà trường và các cấp quản lý. 
Một số nguyên nhân có thể nêu ra: Một, do đa 
phần đội ngũ CBVC trong trường còn trẻ, 
trong độ tuổi cần đào tạo, bồi dưỡng và nâng 
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên việc 
đăng ký và thực hiện theo kế hoạch là rất cần 
thiết để có thể đảm bảo tiến độ công việc của 
đơn vị. Hai, công tác quản lý CBGV được cử 
Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 206(13): 41 - 47 
 Email: jst@tnu.edu.vn 45 
đi đào tạo, bồi dưỡng chưa khoa học, còn bị 
chồng chéo giữa Phòng Hành chính - Tổ 
chức, Phòng Khoa học - Công nghệ và Hợp 
tác quốc tế với các Khoa, Bộ môn. Ba, nhiều 
CBGV được cử đi đào tạo, bồi dưỡng còn 
thiếu ý thức xây dựng tập thể, ý thức tổ chức 
kỷ luật chưa cao. Bốn, nhiều CBGV đang 
trong giai đoạn học tập trung nhưng vẫn được 
phân công giảng dạy và thực hiện các nhiệm 
vụ khác của Bộ môn, Khoa. Năm, mặc dù nhà 
trường đã ban hành Quy chế đào tạo, bồi 
dưỡng của CBVC quy định về trình tự, thủ 
tục, trách nhiệm, quyền hạn của người được 
của đi đào tạo, bồi dưỡng nhưng nhiều CBVC 
chưa tìm hiểu nội dung quy chế. Sáu, tiêu 
chuẩn NCS trong nước theo Thông tư 
08/2017/TT-BGDĐT sẽ khó khăn và yêu cầu 
cao hơn khi yêu cầu trình độ ngoại ngữ đầu 
vào là TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng 
chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên; đầu 
ra đã công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả 
nghiên cứu của luận án trong đó có 01 bài 
đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục 
các tạp chí ISI-Scopus hoặc đã công bố tối 
thiểu 02 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong 
kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 02 
bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài 
có phản biện. Bảy, nguyên nhân trực tiếp nhất 
tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ của 
trường là do đời sống vật chất của đa phần 
CBVC còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp 
nên chưa toàn tâm, toàn ý cho việc học nâng 
cao trình độ, đặc biệt là việc học tiếng Anh và 
làm NCS. 
2.3. Giải pháp nâng cao công tác đào tạo, 
bồi dưỡng đội ngũ 
Trong những năm tới, để tiếp tục ổn định và 
phát huy thành tích hơn nữa, Trường Đại học 
Công nghệ Thông tin và Truyền thông cần 
đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao công 
tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBVC 
nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học, sau 
đại học ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng 
thời cần lập kế hoạch, xây dựng lộ trình, yêu 
cầu cụ thể. 
Giải pháp tuyên truyên, nâng cao ý thức trách 
nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, chủ động trong 
hoạt động đào tạo tự bồi dưỡng trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ của từng CBGV: Ban 
Giám hiệu cần quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn 
nữa việc lập và kiểm tra kế hoạch đào tạo, bồi 
dưỡng của các đơn vị. Phòng Hành chính - Tổ 
chức và Phòng Khoa học - Công nghệ và Hợp 
tác quốc tế là đơn vị tham mưu, phối hợp 
trong việc triển khai, theo dõi, kiểm tra, đôn 
đốc và giám sát việc thực hiện kế hoạch đào 
tạo, bồi dưỡng của toàn trường. Lãnh đạo các 
bộ môn, các khoa cần động viên, khuyến 
khích và kiểm tra, giám sát đội ngũ CBGV 
của đơn vị mình đăng ký đi học theo kế 
hoạch, lộ trình của khoa; việc cử đi học tập, 
bồi dưỡng phải thực sự bám sát vào nhu cầu 
cần thiết của đơn vị và vị trí công tác. Đồng 
thời các bộ môn, các khoa cũng cần thường 
xuyên liên lạc, trao đổi với đội ngũ NCS để 
nắm bắt thông tin, hợp tác, triển khai các 
hướng nghiên cứu và cũng chính là tạo động 
lực, kiến thức cho đội ngũ của đơn vị chuẩn 
bị làm NCS. 
Nâng cao cơ chế hỗ trợ khuyến khích cho 
CBGV đi học, đồng thời sẽ đơn giản và giảm 
các thủ tục hành chính không cần thiết; các 
quy định, quy chế sẽ được cập nhật, bổ sung 
định kỳ cho phù hợp hơn. Việc theo dõi, quản 
lý sẽ dần được tiến hành thông qua hệ thống 
tin học hoá quản lý của trường. 
Thách thức lớn nhất của mỗi cá nhân là vượt 
qua chính mình, vượt qua tâm lý tư duy phát 
triển tự hài lòng, không dám chấp nhận mạo 
hiểm hay khó khăn để học tập, bồi dưỡng 
nâng cao trình độ, đổi mới sáng tạo. CBGV 
và đặc biệt là CBGV trẻ cần xác định nhiệm 
vụ trọng tâm hiện tại là bồi dưỡng ngoại ngữ 
và làm NCS. Để tiếp cận những tri thức khoa 
học và công nghệ tiên tiến do sự phát triển 
của công nghệ 4.0 mang lại, giảng viên không 
thể không thông thạo ngoại ngữ bởi đây là 
điều kiện cần thiết hội nhập với xu hướng kết 
nối toàn cầu, hội nhập với giáo dục đại học 
thế giới [4]. Nhà trường luôn khuyến khích 
Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 206(13): 41 - 47 
 Email: jst@tnu.edu.vn 46 
CBGV trẻ tìm kiếm học bổng và đi làm NCS 
ở nước ngoài. Tuy vậy, việc đi học của 
CBGV phải căn cứ vào kế hoạch đã đăng ký 
và phải theo lộ trình của trường, của khoa; 
đồng thời chuyên môn đăng ký được cử đi 
học phải phù hợp với hướng chuyên môn, vị 
trí việc làm của Bộ môn, Khoa. 
CBGV khi được cử đi học phải nâng cao ý 
thức kỷ luật và xây dựng tập thể, cần hoàn 
thiện sớm nhất hồ sơ có liên quan; cần thường 
xuyên giữ mối liên lạc và chủ động báo cáo 
tiến độ với Bộ môn, Khoa, Trường; cần thực 
hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy 
định của pháp luật, của nhà trường và cam 
kết, hợp đồng đào tạo trước khi đi học. 
Nhà trường sẽ bảo đảm tốt hơn điều kiện vật 
chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa 
học. Quan tâm và tạo điều kiện để đội ngũ 
CBGV có trình độ cao có thể phát huy khả 
năng nghiên cứu, xây dựng và thực hiện tốt các 
đề tài nghiên cứu khoa học chuyển giao công 
nghệ, phát triển chuyên môn. Tăng cường hoạt 
động nghiên cứu thực tế theo hướng giảng viên 
và học viên, sinh viên cùng nghiên cứu một 
vấn đề nào đó của địa phương, đơn vị cơ sở 
gắn với môn học; giải quyết các tình huống giả 
lập có thể xuất hiện trong thực tiễn bằng kiến 
thức, kỹ năng được trang bị qua đó nâng cao 
được tính gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn 
trong đào tạo, bồi dưỡng. 
3. Kết luận 
Cách mạng công nghiệp 4.0 không những chỉ 
tạo ra cơ hội đào tạo cho những người trẻ 
chưa qua đào tạo, mà còn đòi hỏi ngay cả đối 
với những người đi làm, từ công nhân đến kỹ 
sư, thạc sĩ hay tiến sĩ đều phải thay đổi, cập 
nhật về kiến thức, kỹ năng ở mức độ cao hơn. 
Chính phủ đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, 
nước ta có khoảng 1.000.000 doanh nghiệp 
(theo Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ 
về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 
2020), tức là tương ứng tối thiểu cũng cần tới 
1.000.000 nhân sự công nghệ thông tin. Tuy 
nhiên, theo thông tin được đưa ra trong Báo 
cáo về thị trường Deverloper (lập trình viên) 
tại Việt Nam quý II/2019 mới công bố phát 
hành của TopDev – nền tảng tuyển dụng công 
nghệ thông tin của Công ty cổ phần 
Applancer, năm 2019 Việt Nam có khoảng 
350.000 nhân sự ngành công nghệ thông tin, 
thiếu hụt khoảng 90.000 nhân sự; theo ước 
tính đến năm 2020 nhân lực ngành CNTT sẽ 
tăng lên 400.000 người, TopDev dự đoán số 
nhân sự thiếu hụt khoảng 100.000 người. Do 
vậy, chỉ riêng nhu cầu đào tạo mới của ngành 
này đã là cơ hội lớn cho các trường đào tạo, 
trong đó có Trường Đại học Công nghệ 
Thông tin và Truyền thông. Vì vậy, cần nâng 
cao chất lượng đào tạo trong đó nâng cao chất 
lượng đội ngũ giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi 
mới giáo dục và sự thay đổi nhanh chóng của 
công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0 
là nhiệm vụ ưu tiên, sống còn với nhà trường. 
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và 
Truyền thông là trường còn khiêm tốn về bề 
dày thành tích và kết quả đào tạo. Mặc dù 
vậy, hàng năm với tỷ lệ sinh viên ra trường có 
việc làm ngay tương đối cao đã chứng tỏ cách 
đào tạo của nhà trường là hoàn toàn đúng đắn. 
Từ năm 2015 đến năm 2018, tỷ lệ sinh viên 
tốt nghiệp có việc trung bình đạt từ 80% trở 
lên, trong đó tỷ lệ có việc làm chủ yếu tập 
trung vào các ngành như CNTT, Điện, điện 
tử; Truyền thông đa phương tiện (Biểu đồ 1). 
Biểu đồ 1. Tỷ lệ sinh viên có việc làm trên tổng số 
sinh viên tốt nghiệp giai đoạn 2015-2018 
Một trong các nhân tố quan trọng bậc nhất để 
có được thành quả đó là vai trò, kinh nghiệm, 
kiến thức của người thầy. Nhận thấy tầm quan 
trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ 
cán bộ, gắn liền với nâng cao chất lượng đào 
Nguyễn Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 206(13): 41 - 47 
 Email: jst@tnu.edu.vn 47 
tạo của trường là một trong những yếu tố 
quyết định sự sống còn của một đơn vị giáo 
dục đại học, nhà trường đã quyết tâm đầu tư, 
hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ cả về mặt tinh thần 
và vật chất để các cán bộ có thể yên tâm học 
tập và cống hiến sau khi kết thúc khoá học, 
giúp cho nhà trường nhanh chóng lớn mạnh, 
ổn định và phát triển để trở thành đại học uy 
tín trong khu vực và cả nước. Bên cạnh những 
thành tích đạt được cũng còn tồn tại những 
hạn chế khách quan và chủ quan. Bài viết này 
đã chỉ ra các tồn tại, nguyên nhân của các tồn 
tại và giải pháp để khắc phục những hạn chế, 
đồng thời có thể phát huy được những kết 
quả, thành tựu để xây dựng và phát triển đội 
ngũ vững mạnh cả về chất và lượng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Dung, T. V., & Tu, T. A., "Cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề đặt 
ra cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa 
học trong các cơ sở giáo dục đại học", 
https://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/
khcn-trung-uong/15066-cuoc-cach-mang-
cong-nghiep-lan-thu-4-va-nhung-van-de-dat-
ra-cho-cong-tac-dao-tao-nghien-cuu-khoa-
hoc-trong-cac-co-so-giao-duc-dai-hoc.html, 
29/7/2019, 2017. 
[2]. Dung, T. Q., & Hang, P. T., "Cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ tư và sự tác động đến 
phương pháp dạy học ở Đại học hiện nay", 
Tạp chí Giáo dục, T. 2, tr. 94–97. 
[3]. Hung, T. M., "Tác động của cuộc cách mạng 
4.0 tới giáo dục của Việt Nam", 
cua-cuoc-cach-mang-40-toi-giao-duc-cua-viet-
nam-27238.htm?print=print, 29/7/2019, 2017. 
[4]. Hieu, N., "Bồi dưỡng giáo viên trong thời đại 
4.0",  
 Id=162, 28/7/2019, 2017. 
[5]. Hieu, N., "Cách mạng CN 4.0 và vai trò giáo 
viên trong thực hiện chương trình GDPT 
mới",  
 Id=199, 29/7/2019, 2018. 
[6]. Thanh, T. Van, & Hien, N. N., "Nâng cao chất 
lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi 
mới giáo dục và cách mạng công nghiệp 4.0", 
chat-luong-dao-tao-giao-vien-dap-ung-yeu-
cau-doi-moi-giao-duc-va-cach-mang-cong-
nghiep-40-86558, 29/7/2019, 2018. 
[7]. Thanh, L. T., & Hung, T. Van., "Cách mạng 
công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với 
các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ", 
tao-boi-duong/item/2428-cach-mang-cong-
nghiep-40-va-nhung-van-de-dat-ra-voi-cac-
truong-dao-tao-boi-duong-can-bo.html, 
28/7/2019, 2018. 
  Email: jst@tnu.edu.vn 48 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_dao_tao_boi_duong_doi.pdf