Giáo dục ý thức nhân văn toàn cầu – Một định hướng tất yếu của giáo dục hiện đại

TÓM TẮT

Phản ánh các đặc điểm đặc thù của nền văn minh toàn thế giới hiện đại, định hướng vào

con người như giá trị và mục đích tối cao của tiến trình lịch sử toàn thế giới, vào các giá trị

nhân văn chung nhân loại như định hướng chủ đạo trong hợp tác nhằm giải quyết những

vấn đề toàn cầu, ý thức nhân văn toàn cầu cũng còn bao hàm trong mình các giá trị văn hoá

nhân văn của dân tộc như là tiền đề tinh thần để mỗi dân tộc "gia nhập ngôi nhà chung". Ý

thức nhân văn toàn cầu giữ một vai trò to lớn trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Chính vì vậy mà việc hình thành ý thức nhân văn toàn cầu đang là một vấn đề toàn cầu thật

sự cấp bách.

pdf 6 trang yennguyen 4500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục ý thức nhân văn toàn cầu – Một định hướng tất yếu của giáo dục hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục ý thức nhân văn toàn cầu – Một định hướng tất yếu của giáo dục hiện đại

Giáo dục ý thức nhân văn toàn cầu – Một định hướng tất yếu của giáo dục hiện đại
GIÁO DỤC Ý THỨC NHÂN VĂN TOÀN CẦU – MỘT ĐỊNH HƯỚNG 
TẤT YẾU CỦA GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI 
 NGUYỄN THANH (*) 
TÓM TẮT 
 Phản ánh các đặc điểm đặc thù của nền văn minh toàn thế giới hiện đại, định hướng vào 
con người như giá trị và mục đích tối cao của tiến trình lịch sử toàn thế giới, vào các giá trị 
nhân văn chung nhân loại như định hướng chủ đạo trong hợp tác nhằm giải quyết những 
vấn đề toàn cầu, ý thức nhân văn toàn cầu cũng còn bao hàm trong mình các giá trị văn hoá 
nhân văn của dân tộc như là tiền đề tinh thần để mỗi dân tộc "gia nhập ngôi nhà chung". Ý 
thức nhân văn toàn cầu giữ một vai trò to lớn trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu. 
Chính vì vậy mà việc hình thành ý thức nhân văn toàn cầu đang là một vấn đề toàn cầu thật 
sự cấp bách. 
ABSTRACT 
The article portrays the characteristics of civilization in the modern world, orients 
readers towards human values such as the supreme purposes of the world historical 
evolution, humanitarian values of mankind including orienting collaboration towards the 
solutions to global issues, a raise in awareness about global humanitarianism in which 
cultural and humanitarian values are spiritual precondition for “entering global 
village”. The global humanitarianism plays an important role in solving global issues. 
Hence, a raise in global humanitarianism is an urgent global concern. 
Một đóng góp lớn trong việc thu hút sự quan tâm tới vấn đề con người trong quá trình 
toàn cầu hoá là thuộc về Câu lạc bộ Rome. Báo cáo thứ bảy của Câu lạc bộ Rome với tên 
gọi "Không có giới hạn đối với giáo dục" (1979) đã được dành cho những vấn đề giáo 
dục. Năm 1977, Báo cáo "Mục đích vì con người" đã thảo luận các vấn đề phát triển tinh 
thần của con người, các định hướng đạo đức phù hợp với thời đại hiện nay. 
Bước ngoặt quay lại với con người, với các cơ sở tinh thần của tồn tại người đã diễn ra 
trong quá trình toàn cầu hoá, theo chúng tôi, không phải là ngẫu nhiên. Về thực chất, nó 
biểu thị một nhận thức mới về những vấn đề toàn cầu. Có thể gọi nhận thức này là nhận 
thức nhân học - triết học. Con người, các định hướng giá trị và các mục đích của nó bây 
giờ được coi là vấn đề chủ yếu và đồng thời cũng là phương tiện chủ yếu để giải quyết 
những vấn đề toàn cầu. Cách tiếp cận mới chống lại quan điểm xem xét những vấn đề 
toàn cầu chỉ như là kết quả của chế độ xã hội, của các đặc điểm phát triển kinh tế và kỹ 
thuật, còn con người như là vật hy sinh bị động của tiến trình phát triển thế giới thì hiện 
nay, người ta nhận thức rõ rằng số phận của thế giới rốt cuộc phụ thuộc vào các vấn đề 
có tính người. 
Sự tiêu dùng vô hạn có phải là mục đích của tồn tại người không? Có thể hình thành đạo 
đức chung nhân loại hữu hiệu, chấp nhận được như nhau đối với tất cả, trong khi phải đối 
mặt với nguy cơ toàn cầu của thế giới bị vô số hàng rào chia rẽ? Nếu có, thì các con 
đường hình thành và phổ biến nó là gì? Nói chung thì các mục đích của nhân loại với tư 
cách một chỉnh thể thống nhất là gì? Chiến lược và sách lược tiếp cận với những vấn đề 
(*) 
PGS.TS. Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh 
toàn cầu phụ thuộc nhiều vào câu trả lời cho những vấn đề như vậy. Đương nhiên, theo 
chúng tôi, chắc gì đã có thể có câu trả lời đơn giản cho những vấn đề ấy. Một trong các 
con đường hữu hiệu nhất hiện nay là con đường được các nhà khoa học của Câu lạc bộ 
Rome đưa ra: họ quan tâm tới một thiết chế xã hội rất lâu đời và quen thuộc là hệ thống 
giáo dục(1). 
Người ta lưu ý rằng chớnh hệ thống giỏo dục chủ yếu hỡnh thành nờn cỏc phẩm chất con 
người và cũng chớnh nỳ tạo dựng nguồn dự trữ sẽ được hiện thực hoỏ trong cuộc sống 
sau đỳ của con người. Do vậy, chất lượng giáo dục sẽ quyết định việc con người sẽ có 
nhận thức như thế nào về vị trí của mình trong thế giới, họ sẽ định hướng vào các giá trị 
nào? Giáo dục cũng quyết định sự hình thành hoặc là với cách nhìn sâu rộng, hoặc là 
thiển cận về tiến trình phát triển thế giới. Do vậy, có thể nói, giáo dục có sứ mệnh toàn 
cầu. Trong khi đó thì ý nghĩa và vai trò của giáo dục lại không được đánh giá đúng mức. 
Trên hành tinh có gần 1 tỷ người mù chữ. Trong ngân sách nhà nước, thậm chí ở các 
nước phát triển, chi phí cho giáo dục chỉ chiếm một phần không đáng kể. Chất lượng giáo 
dục không phù hợp với tính chất của những vấn đề toàn cầu thời hiện đại. Tiềm năng 
sáng tạo của con người được hiện thực hoá hoàn toàn không đầy đủ trong quá trình học 
tập, vì hệ thống giáo dục hiện tại chỉ định hướng vào các nhu cầu trước mắt, chứ chưa 
phải vào tương lai. Trong khi đó thì thế giới hiện đại biến đổi nhanh chóng tới mức 1/4 
nghề nghiệp sẽ biến mất hay sẽ cần đổi mới triệt để trong vòng 25 - 30 năm tới. Do vậy, 
con người cần phải sẵn sàng tái đào tạo hay thay đổi nghề nghiệp một cách mềm dẻo hơn. 
Còn hệ thống giáo dục thì cần phải liên tục và thường xuyên, với đa cấp độ và đa dạng. 
Không có các phẩm chất con người tương ứng thì không thể áp dụng được các công nghệ 
sạch về mặt sinh thái, không thể có thái độ hợp lý đối với tài nguyên thiên nhiên, không 
thể xác lập được một trật tự kinh tế công bằng và cuối cùng, không thể hình thành được 
các mục đích của loài người hiện đại như một chỉnh thể thống nhất. Như vậy, cách tiếp 
cận nhân học - triết học làm sáng tỏ ý nghĩa của đề tài về con người và về thế giới tinh 
thần của nó đối với việc giải quyết những vấn đề toàn cầu. Cách tiếp cận này cũng đòi 
hỏi phải phân tích kỹ lưỡng những nguyên nhân đưa tới chỗ con người, kể cả những 
người quyết định nhiều thứ, lại rất hay thờ ơ đối với những vấn đề toàn cầu. Ở đây, theo 
chúng tôi, lại nảy sinh một vấn đề có tính toàn cầu nữa - đó là vấn đề xây dựng, hình 
thành, giáo dục và phổ biến ý thức nhân văn toàn cầu. 
Sự phát sinh những vấn đề toàn cầu, như đã nói, đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ chuẩn bị ý 
thức xã hội cho việc giải quyết chúng. Hơn nữa, có thể coi chính yếu tố đó là một trong 
các hệ quả tác động cơ bản của những vấn đề toàn cầu đến loài người. Theo chúng tôi, sự 
xuất hiện tất cả những vấn đề toàn cầu là kết quả của sự không phù hợp giữa tốc độ phát 
triển của ý thức xã hội với tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ, tức ý thức xã hội 
biến đổi chậm hơn nhiều so với sự cần thiết phải biến đổi của tồn tại xã hội. Chính vì 
vậy, việc hình thành ý thức nhân văn toàn cầu có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 
Con người thường xử sự những vấn đề toàn cầu dường như không có liên quan tới họ hay 
"tất cả rồi đâu sẽ vào đấy". Ngoài các nguyên nhân khác thì nguyên nhân tâm lý cản trở 
họ dũng cảm nhìn thẳng vào những vấn đề toàn cầu: nỗi sợ hãi thể hiện sự bất lực của 
mình trước số phận khó nhận thấy và sự không tin tưởng vào khả năng được giải thoát. 
Điều này thường sinh ra thái độ vô liêm sỉ thâm độc, cũng như góp phần vào việc phổ 
biến các học thuyết giả danh mới xuất hiện, lôi cuốn mọi người nhờ những lời hứa hẹn 
giả dối về con đường giải thoát tinh thần nhẹ nhàng hơn. Ngoài các nguyên nhân tâm lý 
còn có hàng loạt nguyên nhân khác làm cho người ta không chấp nhận quan niệm toàn 
(1) Xem: I.Ph.Obroskov. Giáo dục ở ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Matxcơva, 2000. 
cầu về bối cảnh hiện đại. Thực ra chúng gắn với những trở ngại trong việc hình thành 
một thế giới quan phù hợp với bối cảnh đang tồn tại. Theo chúng tôi, hạt nhân của thế 
giới quan như vậy phải là ý thức nhân văn toàn cầu. 
Y thức nhân văn toàn cầu có nhiệm vụ biểu thị các đặc điểm đặc thù của nền văn minh 
thế giới hiện đại, phát hiện ra và có tính đến nguồn gốc của những vấn đề toàn cầu thời 
hiện đại. Chỉ dựa trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể xác định được con đường giải quyết 
chúng, mới làm sáng tỏ được tương lai của loài người. Xét đến cùng, chúng ta cần phải 
đề cập tới ý nghĩa, mục đích hiện diện của con người trên trái đất và trong vũ trụ, về sứ 
mệnh mà con người cần phải hoàn thành do bản chất của mình. 
Đồng thời, ý thức nhân văn toàn cầu cũng cần phải nhận thức rõ vấn đề sống còn của 
loài người như là vấn đề chi phối việc giải quyết tất cả những vấn đề khác. Với ý nghĩa 
đó, ý thức nhân văn toàn cầu trở thành một bộ phận không tách rời được của một loại 
hình văn hóa mới, trong đó, định hướng vào sự sống còn trở thành định hướng chủ đạo. 
Chúng tôi nghĩ rằng, bản chất của ý thức nhân văn toàn cầu không phải là quay về với 
quá khứ, không phải là sự rầu rĩ và thái độ bi quan. Ngược lại, nó cần phải mở ra một 
triển vọng lạc quan. 
Thừa nhận trạng thái của nền văn hóa hiện đại là có khủng hoảng, chúng ta đồng thời 
cũng cần phải ý thức rõ rằng con đường quay lại quá khứ không phải là lối thoát ra khỏi 
cuộc khủng hoảng. Tổng thể những vấn đề toàn cầu chứng tỏ định hướng và chủ nghĩa 
tích cực mà xã hội hiện đại phát triển dựa trên đó, đã tận dụng hết các khả năng của mình. 
Do vậy, khát vọng thống trị giới tự nhiên của con người, cũng như khát vọng thống trị lẫn 
nhau của con người không thể tiếp tục phục vụ cho một cái gì đó là tốt đẹp. Song, ý định 
quay về với các hình thức trước đây của tồn tại người và của quan hệ giữa nó với tự 
nhiên cũng không còn có thể phục vụ một cái gì đó là tốt đẹp. Như vậy, ý thức nhân văn 
toàn cầu là hiện tượng gắn với việc phê phán nền văn minh tiêu thụ - công nghệ, không 
phải từ lập trường của quá khứ mà từ lập trường của tương lai. 
Trong khuôn khổ của ý thức nhân văn toàn cầu, chúng ta cần phải xem xét lại tất cả các 
hình thức quan hệ cơ bản: quan hệ của con người với tự nhiên, quan hệ giữa các cộng 
đồng xã hội (các giai cấp, các nhóm xã hội, các dân tộc, v.v.), quan hệ của con người với 
nhau, với quá khứ, với lịch sử, với tổ tiên. Sự cần thiết xem xét lại quan hệ trước đây đã 
xuất hiện do đối mặt với nguy cơ toàn cầu. Ý thức nhân văn toàn cầu coi trung tâm khảo 
cứu của mình là vấn đề năng lực khắc phục hoàn cảnh và về tương lai của con người. 
Xét ở các góc cạnh khác nhau thì chúng ta có thể nhận thấy nguyên hình của ý thức toàn 
cầu trong quan niệm về “trí quyển”. V.I. Vernadsky và P. Tayơ đơ Sácđanh là tác giả của 
quan niệm về “trí quyển”. Thực chất của quan điểm "trí quyển" gắn liền với một quan 
niệm đặc biệt về vị trí của con người trong vũ trụ. Con người tham gia vào quá trình tiến 
hoá của tự nhiên như là một vòng khâu quan trọng, con người tạo ra “trí quyển” như là 
khâu kết thúc trong phát triển của sinh quyển(2). Cùng với việc tạo ra trí quyển thì loài 
người cũng tự gánh vác lấy trách nhiệm về toàn bộ kết cấu của giới tự nhiên, về tiến trình 
và định hướng tiến hoá tiếp theo của giới tự nhiên. 
Theo Vernadasky, trách nhiệm của loài người gắn liền với việc phần lớn vật thể tự nhiên 
đã bị lôi cuốn vào lĩnh vực tương tác xã hội, vào "vòng tuần hoàn" của văn hóa, của tinh 
thần. Tất cảc các quá trình trên trái đất, trước hết là các quá trình sinh học, không còn 
diễn ra như chúng sẽ diễn ra nếu không có loài người. Sức mạnh của con người trở thành 
nhân tố quyết định sự không cho phép có quan hệ cướp bóc với tự nhiên. Con người phải 
học được cách nhìn nhận những gì diễn ra với tự nhiên như là diễn ra với chính mình. 
(2) Xem: V.I. Vernadsky. Vài lời về trí quyển. Mátxcơva, 1993, tr. 310. 
Không phải thái độ tiêu thụ, cướp bóc, thụ động, mà thái độ yêu quý, có quan tâm đối với 
tự nhiên - đó là tinh thần và nội dung của quan điểm "trí quyển". 
 Kinh nghiệm của sự phát triển xã hội hiện đại cho thấy rằng, hy vọng cải biến tức thì con 
người như phương tiện để giải quyết những vấn đề toàn cầu là không có sơ sở. Chúng tôi 
muốn nói tới sự cải biến triệt để mà các nhà triết học vũ trụ Nga đã mơ ước. Như vậy, 
nếu sự cải biến triệt để không thể ít nhất là trong tương lai gần, thì điều đó cũng không 
thể trở thành nguyên cớ để cam chịu số phận, để thất vọng, để sống mà không quan tâm 
tới các thế hệ tương lai. Ngược lại, cần phải xuất phát từ sự không hoàn hảo của bản tính 
con người. Nếu con người trần tục không có khả năng khước từ kỳ vọng về sự gia tăng 
liên tục của tiêu thụ, thì nó phải sẵn sàng trả một cái giá ngày một cao hơn cho sự gia 
tăng ấy. Nó cần phải sẵn sàng biết cách "chữa trị những vết thương" mà nó đem lại cho 
giới tự nhiên. 
Tính đến các hậu quả toàn cầu có thể của những hành động diễn ra ở một nơi nào đó trên 
hành tinh, con người cần phải học được cách kết hợp lợi ích riêng của mình với lợi ích 
của người khác. Như vậy, tính toàn cầu của ý thức hoàn toàn không nhất thiết giả định hy 
vọng vào bước nhảy vọt đến với con người mới và loài người mới. Con người hiện đại 
hoàn toàn có khả năng có được thái độ yêu quý, có quan tâm đối với giới tự nhiên, ý thức 
nhân văn toàn cầu chỉ có nghĩa là nhận thức được rằng trái đất là ngôi nhà chung của 
mọi người, khi đó con người không phải là thần linh, họ không hoàn hảo, có khát vọng, 
tư tưởng, lợi ích và nhu cầu khác nhau. Chúng ta không biết có thể có con người hoàn 
hảo hay không. Nhưng, chúng ta có thể hy vọng rằng, con người bình thường cũng có 
khả năng ý thức được những yêu cầu hợp lý tối thiểu khi đối mặt với nguy cơ toàn cầu. 
Đương nhiên, con người có thể chống lại nguy cơ của những thảm hoạ toàn cầu nếu cùng 
nhau phối hợp nỗ lực của mình. Phải chăng điều này có ý nghĩa là phải cố gắng loại bỏ 
tính đa dạng, sự khác nhau về lợi ích - của dân tộc, của giai cấp, của nhóm, của cá nhân, 
tức lợi ích mà, khác với lợi ích chung nhân loại, có thể coi là lợi ích riêng? Câu trả lời ở 
đây, theo chúng tôi, nhất quyết là không. Lời nói sau đây của Ortega i Gasset là hoàn toàn 
xác đáng đối với ý thức toàn cầu: "không những không quan trọng mà còn không cần 
thiết để các bộ phận riêng biệt của chỉnh thể xã hội có khát vọng và tư tưởng trùng hợp. 
Điều quan trọng và cần thiết là mỗi nhóm không lãng quên các nhóm khác và phần nào 
tán thành cuộc sống của họ"(3) . 
Tư tưởng của Ortega, theo chúng tôi, khắc phục được lưỡng đề giả dối: hoặc là "tất cả 
như một", hoặc là "mỗi người đều vì mình và chống lại tất cả". Tư tưởng này mở ra khả 
năng của "con đường thứ ba" - tính đến lợi ích của người khác mà hoàn toàn không 
khước từ lợi ích của riêng mình. Loài người có thể chống lại các nguy cơ toàn cầu nhờ 
một mặt trận thống nhất. Song, điều này không có nghĩa là xoá bỏ mọi khác biệt giữa các 
nước và các dân tộc, giữa các giai cấp và các nhóm xã hội. Đương nhiên là thế giới 
không thể thiếu sự khác biệt về lợi ích - của cá nhân, của các nhóm riêng biệt, của các 
quốc gia, v.v. Trái với thuyết không tưởng, sự khác biệt về lợi ích chắc gì sẽ biến mất, và 
cũng không có căn cứ nào để cố loại bỏ nó. Vậy, phải làm gì khi đối mặt với các nguy cơ 
toàn cầu? 
Tính gay gắt của những vấn đề toàn cầu sẽ đưa chúng ta tới kết luận rằng, bản thân mâu 
thuẫn và xung đột xã hội tự chúng không những là tồi tệ mà còn đe doạ bản thân sự tồn 
tại của hành tinh chúng ta. Các thực tại hiện đại cho thấy bất kỳ một quốc gia nào cũng 
có thể bị đe doạ diệt vong. Phải chăng điều này có nghĩa rằng, để ngăn chặn nguy cơ toàn 
(3)
 Ortega i Gasset. Tiểu luận về Tây Ban Nha. Kiev, 1994, tr. 49. 
cầu thì về nguyên tắc và nhất thiết phải khước từ bất kỳ lợi ích riêng tư nào? Lịch sử 
chứng tỏ nếu có ý định thủ tiêu sự đa dạng về lợi ích sẽ dẫn tới sự không có tự do toàn 
bộ. Sự thiếu vắng tối thiểu thái độ tôn trọng lẫn nhau có nghĩa là phá huỷ cơ sở bản thể 
của đời sống xã hội. Hoàn toàn không nhất thiết phải yêu quý nhau, nhưng hành động 
chung hoàn toàn không thể thiếu sự tin tưởng tối thiểu. Tính toàn cầu của nền văn minh 
thế giới hiện đại khẳng định và làm nên sâu sắc hơn nữa luận điểm đó. 
Ý thức nhân văn toàn cầu trước hết là phải ý thức rằng, trái đất là ngôi nhà chung của 
chúng ta. Sự phát triển của nền văn minh làm cho mọi bộ phận của nhân loại và mọi 
người phụ thuộc lẫn nhau. Bất kỳ một hành động có quy mô lớn nào ở một điểm nào trên 
hành tinh đều có thể kéo theo những hậu quả ở các điểm khác, rất xa xôi. Con người có 
muốn điều đó hay không thì họ vẫn bị đặt vào quan hệ phụ thuộc qua lại. Sự phụ thuộc 
như vậy là mệnh lệnh về quan hệ trong xã hội hiện đại - ở cấp độ liên quốc gia, cũng như 
ở các cấp độ liên nhóm và liên cá nhân. Tuy nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau không nhất 
thiết đòi hỏi phải tự khước từ lợi ích của mình, vì sự tự khước từ ấy có thể dẫn tới thảm 
hoạ cho công dân của quốc gia khước từ lợi ích của mình trên diễn đàn quốc tế. Nhân loại 
luôn là một tập hợp những chủ thể đa dạng, có những đặc trưng cá biệt khác nhau. Do 
vậy, sự phụ thuộc qua lại là quan hệ giữa các chủ thể độc lập, tự tôn trọng mình và đối tác 
khác, dũng cảm tuyên bố lợi ích của mình nhưng biết tính đến lợi ích của người khác như 
là cái quan trọng và có giá trị mà vẫn không khước từ khát vọng và giá trị của chính 
mình. 
Xét về một trong các góc cạnh quan trọng nhất của mình thì ý thức nhân văn toàn cầu là ý 
thức về tầm quan trọng của sự quan tâm tới Tổ quốc của mình, về lợi ích và sự thịnh 
vượng của nó. Đương nhiên, đây không phải là thói ích kỷ dân tộc. Nhưng, tư duy một 
cách toàn cầu, không nên nghĩ rằng ai đó sẽ quan tâm tới Tổ quốc mình, nếu bản thân 
công dân, chính phủ, xã hội của mình không làm điều đó. Phải đặt mình trong thế giới 
hiện đại, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia không thể được lý giải theo nghĩa 
dường như cộng đồng thế giới sẽ bỏ ra mọi nỗ lực để đưa một quốc gia riêng biệt thoát ra 
khỏi cuộc khủng hoảng và dẫn dắt nó đi theo con đường thịnh vượng. Động cơ nhân đạo 
có thể đưa cộng đồng quốc tế tới chỗ giúp đỡ trong trường hợp nạn đói hoành hành, thiên 
tai, v.v., nhưng hy vọng nhiều hơn có nghĩa không những là giữ lập trường phi hiện thực 
mà còn là giữ lập trường ăn bám. Như vậy, tính toàn cầu của các quá trình hiện đại khẳng 
định tính cấp bách của chủ nghĩa yêu nước như một giá trị phổ biến. Trách nhiệm về 
hành tinh không thể không bắt đầu từ trách nhiệm về Tổ quốc của mình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn. Những vấn đề toàn cầu hoá trong hai thập niờn đầu 
của thế kỷ XXI. Nxb. Chính trị Quốc gia, 2006. 
2. TS. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Kim Lai. Những vấn đề toàn cầu hoá trong thời đại ngày 
nay. Nxb. Giáo dục, 2005 
3. Davit c.Korten. Bước Vào thế kỷ XXI - Hành động tự nguyện và chương trình nghị sự 
toàn cầu. Nxb. Chính trị Quốc gia, 1996 
4. Vernadasky. Chủ nghĩa vũ trụ Nga, Nxb. Mátxcơva, 1993 
5. Ph.Obroskov. Giáo dục ở ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Mátxcơva, 200o 
6. V.I. Vernadsky. Vài lời về trí quyển. Mátxcơva, 1993 
7. Ortega i Gasset. Tiểu luận về Tây Ban Nha. Kiev, 1994 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_y_thuc_nhan_van_toan_cau_mot_dinh_huong_tat_yeu_cua.pdf