Giáo trình Hành nghề luật sư (Phần 2)
1. CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ
Hành nghề luật sư tạo thành hoạt động luật sư trong xã hội. Hoạt động
luật sư là một hoạt động xã hội phong phú, thiết thực, mang tính chính trị - xã
hội, góp phần bảo vệ pháp luật, thực hiện pháp chế. Hoạt động luật sư liên quan
trực tiếp và có tác động đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nói
riêng, hoạt động luật sư có tác động đến hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà
nước nói chung.
Ở Việt Nam cũng như tất cả các nước có tổ chức luật sư trên thế giới, hoạt
động luật sư có cơ sở vững chắc là quyền biện hộ (quyền bào chữa) trước Tòa án
theo pháp luật quốc tế về quyền con người (Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người năm 1948, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị ngày
16/12/1966), theo pháp luật quốc gia về quyền cơ bản của công dân được quy
định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 11 khoản 1 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người quy định:
“Mỗi bị cáo dù đã bị buộc tội có quyền được coi là vô tội cho đến khi
được chứng minh là phạm tội theo pháp luật tại một phiên tòa xét xử công khai
với mọi đảm bảo biện hộ cần thiết”.
Điều 14 Khoản 3 mục d quy định:
“Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mỗi người đều có quyền đòi
hỏi một cách hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu sau đây:
a.
d. Được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ
về pháp lý do mình chọn, nếu chưa có sự giúp đỡ về mặt pháp lý thì phải được
thông báo về quyền này; trong trường hợp do lợi ích của công lý đòi hỏi, phải bố
trí cho người đó một sự giúp đỡ về pháp lý mà người có không phải trả tiền nếu
không có đủ điều kiện trả”.
Điều 133 Hiến pháp 1992 của Việt Nam quy định:43
“Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.
Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm.
Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về
mặt pháp lý”.
Điều Luật luật sư 2006 quy định:
“1. Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của luật này
và tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý
khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
họ theo quy định của pháp luật.
2. Bằng hoạt động của mình, luật sư góp phần bảo vệ công lý, công bằng
xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hành nghề luật sư (Phần 2)
42 CHƯƠNG III: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VÀ CÔNG TY LUẬT 1. CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ Hành nghề luật sư tạo thành hoạt động luật sư trong xã hội. Hoạt động luật sư là một hoạt động xã hội phong phú, thiết thực, mang tính chính trị - xã hội, góp phần bảo vệ pháp luật, thực hiện pháp chế. Hoạt động luật sư liên quan trực tiếp và có tác động đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng, hoạt động luật sư có tác động đến hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung. Ở Việt Nam cũng như tất cả các nước có tổ chức luật sư trên thế giới, hoạt động luật sư có cơ sở vững chắc là quyền biện hộ (quyền bào chữa) trước Tòa án theo pháp luật quốc tế về quyền con người (Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị ngày 16/12/1966), theo pháp luật quốc gia về quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan. Điều 11 khoản 1 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người quy định: “Mỗi bị cáo dù đã bị buộc tội có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo pháp luật tại một phiên tòa xét xử công khai với mọi đảm bảo biện hộ cần thiết”. Điều 14 Khoản 3 mục d quy định: “Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mỗi người đều có quyền đòi hỏi một cách hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu sau đây: a. d. Được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ về pháp lý do mình chọn, nếu chưa có sự giúp đỡ về mặt pháp lý thì phải được thông báo về quyền này; trong trường hợp do lợi ích của công lý đòi hỏi, phải bố trí cho người đó một sự giúp đỡ về pháp lý mà người có không phải trả tiền nếu không có đủ điều kiện trả”. Điều 133 Hiến pháp 1992 của Việt Nam quy định: 43 “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định. Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”. Điều Luật luật sư 2006 quy định: “1. Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của luật này và tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật. 2. Bằng hoạt động của mình, luật sư góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa”. 2. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Theo Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987, Đoàn luật sư được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư. Đoàn luật sư thông qua Ban chủ nhiệm tổ chức các hoạt động luật sư. Đoàn luật sư tiến hành hoạt động nghề nghiệp kể từ ngày đăng ký tại UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vì vậy, loại hình tổ chức hành nghề luật sư là Đoàn luật sư, luật sư hoạt động hành nghề luật sư tại chính Đoàn luật sư nơi mình là thành viên. Văn phòng của Đoàn luật sư là nơi giao dịch để tiến hành hoạt động luật sư. Ngoài ra, Đoàn luật sư có thể lập chi nhánh, vì vậy, hoạt động luật sư còn tiến hành tại các chi nhánh Đoàn luật sư. Thực tế cho thấy, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh, trước khi có Pháp lệnh luật sư, nhiều Đoàn luật sư đã có các chi nhánh Đoàn luật sư (gọi là Văn phòng luật sư) để tiến hành hoạt động luật sư. Theo Pháp lệnh luật sư 2001, hình thức tổ chức hành nghề luật sư là: - Văn phòng luật sư; - Công ty hợp danh. Ngoài ra, Văn phòng luật sư và Công ty hợp danh được thành lập chi nhánh Văn phòng luật sư, Chi nhánh Công ty luật hợp danh, được đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài. 44 Vì vậy, hình thức tổ chức hành nghề luật sư gồm có: (1). Văn phòng luật sư; (2). Công ty luật hợp danh; (3). Chi nhánh Văn phòng luật sư; (4). Chi nhánh công ty luật hợp danh; (5). Cơ sở hành nghề ở nước ngoài. Theo Luật luật sư 2006: Hình thức tổ chức hành nghề luật sư 1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: a) Văn phòng luật sư; b) Công ty luật. 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ, CÔNG TY LUẬT 3.1. Biên chế - Luật sư có vốn hoặc có góp vốn; - Luật sư làm việc theo hợp đồng; - Luật sư tập sự; - Người tập sự; - Nhân viên văn phòng. 3.1.1. Luật sư có vốn hoặc góp vốn - Luật sư có vốn: Là luật sư thành lập loại hình Văn phòng luật sư chỉ do một luật sư thành lập - Luật sư có góp vốn: Là luật sư góp vốn cùng luật sư khác đển thành lập Văn phòng luật sư (loại hình Văn phòng luật sư do hai hoặc nhiều luật sư cùng góp vốn thành lập) để thành lập Công ty luật hợp danh với số thành viên sáng lập tối thiểu là 2. 3.1.2. Luật sư làm việc theo hợp đồng Là luật sư cộng tác với Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh bằng hợp đồng hợp tác thỏa thuận cụ thể giữa hai bên (Luật sư và Văn phòng luật sư, 45 Công ty luật hợp danh) về phạm vi hợp tác, phương thức hợp tác, thời gian hợp tác, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên. 3.1.3. Luật sư tập sự Là người có đủ điều kiện và đã được gia nhập Đoàn luật sư của một địa phương nơi có Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đến tập sự luật sư. Sau khi gia nhập Đoàn luật sư, người tập sự luật sư đã được Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư giới thiệu với tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh) và đã được tổ chức hành nghề luật sư đó hướng dẫn. 3.1.4. Người tập sự Người tập sự là người không có tư cách luật sư tập sự nhưng được Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh nhận cho tập sự (thực tập) công việc của tổ chức hành nghề luật sư trong phạm vi hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Thông thường, người tập sự thực hiện các công việc thuộc phạm vi đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức, thực hiện các dịch vụ pháp lý như thảo đơn, làm các thủ tục mua bán nhà, đăng ký khách hàng Có một số Văn phòng luật sư và Công ty luật hợp danh, người tập sự thường là người phụ trách các công việc của nhân viên Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. 3.1.5. Nhân viên văn phòng Nhân viên văn phòng là những người phụ trách việc hành chính văn thư của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Thông thường, các nhân viên này là người thu ngân, thủ quỹ, kế toán. Ngoài ra, đối với một số Văn phòng luật sư và Công ty luật hợp danh có quy mô lớn, có nhiều chi nhánh, nhân viên văn phòng còn bao gồm: Người phụ trách tư liệu, người phiên dịch, trợ lý giám đốc Công ty luật hợp danh, trợ lý trưởng Văn phòng luật sư. Tuy nhiên, trong thực tế có những Văn phòng luật sư không có nhân viên văn phòng. Tất cả công việc hành chính đều do luật sư, luật sư tập sự, người tập sự phân công phụ trách. 3.2. Điều kiện vật chất Do yêu cầu đặc điểm của hoạt động luật sư, địa điểm của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh cần được quan tâm tới các yếu tố và điều kiện sau: 46 - Phải ở nơi thuận tiện đi lại (thực tế cho thấy đường giao thông một chiều cũng có tác động đến lượng khách của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh). - Phải đảm bảo một cách tương đối yêu cầu của khách hàng là cần được kín đáo, được giữ bí mật. Vì thường thường khách hàng của luật sư không muốn người khác nhìn thấy họ vào Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Vì vào các nơi này là không có chuyện bị người khác kiện thì cũng có chuyện đi kiện người khác, đôi khi là chuyện bất hòa trong gia đình, giữa vợ chồng. - Phải đảm bảo môi trường xung quanh tương đối nghiêm túc, không phức tạp, huyên náo như ở chợ, bến xe, bến tàu. 3.2.1. Trang thiết bị Trang thiết bị là “ngoại hình” của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh vì có một số văn phòng nhìn vào trang thiết bị của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh để đánh giá, nhận xét về quy mô, tầm cỡ của Văn phòng luật sư, của Công ty luật hợp danh để đánh giá, nhận xét về quy mô, tầm cỡ của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh và từ đó có lòng tin cao hay thấp đối với chất lượng, phạm vi hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Văn phòng luật sư và Công ty luật hợp danh cần chú ý đến bảng hiệu, logo để tăng cường khả năng tự giới thiệu. Tuy nhiên, trong quảng cáo, Văn phòng luật sư và Công ty luật hợp danh cần lưu ý: Hoạt động luật sư không đơn thuần kinh doanh, truyền thống cao quý của nghề luật sư mang đậm tính chất “hữu xạ tự nhiên hương”. Vì vậy, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh không thể quảng cáo như các đơn vị kinh doanh ngành nghề khác. Do đó, ngay cả bảng hiệu của Văn phòng luật sư, của Công ty luật hợp danh cũng cấn lưu ý đến hình thức lịch sự, trang nhã , không nên cầu kỳ. 3.2.2. Thông tin nội bộ Trong mỗi Văn phòng luật sư và trong mỗi Công ty luật hợp danh đều có thông tin nội bộ thể hiện qua các hình thức: 47 - Thông tin chung: Mọi người trong Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đều phải biết, như: Giờ làm việc, thời gian hẹn hoàn thành công việc cho khách hàng, quy tắc xử lý công việc bình thường. - Thông tin kỹ năng nghề luật sư: Những thông tin này thuộc lĩnh vực chuyên môn của nghề nghiệp. Vì tính chất giữ bí mật cho khách hàng nên có phần hạn chế về loại thông tin này. - Mẫu các văn bản: Mỗi Văn phòng luật sư và mỗi Công ty luật hợp danh cần sưu tầm và thiết lập các mẫu văn bản (như các loại hợp đồng, các loại đơn, thư). Ngoài ra, còn có mẫu hồ sơ, mẫu đơn, mẫu hợp đồng của các cơ quan khác (như hồ sơ đăng ký kết hôn, ly hôn, con nuôi, hợp đồng về mua bán, tặng cho nhà, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các mẫu đơn của cơ quan di trú của các nước). - Tủ sách: là loại hình kiến thức pháp luật của Văn phòng luật sư, của Công ty luật hợp danh. Vì vậy, không thể không có tủ sách pháp luật để tiện lợi tham khảo. 3.3. Bộ máy Bộ máy của một Văn phòng luật sư hay một Công ty luật hợp danh thường gồm hai bộ phận: - Bộ phận các luật sư; - Bộ phận trợ giúp luật sư. 3.3.1. Bộ phận các luật sư Bộ phận luật sư bao gồm các luật sư, luật sư tập sự tại Văn phòng luật sư và tại Công ty luật hợp danh. Ngoài ra, còn có thêm luật sư cộng tác trong một số vụ việc có tính chất nhất thời. Bộ phận luật sư là lực lượng quyết định việc cung cấp chất lượng về dịch vụ pháp lý cho mỗi công việc ở Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Thông thường, khách hàng nhìn vào lực lượng này để đánh giá sơ lược về độ tin cậy, chất lượng công việc của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh. Vì vậy, mỗi thành viên của bộ phận này thường xuyên chú ý, nâng cao uy tín về mọi mặt. 48 3.3.2. Bộ phận trợ giúp luật sư Bộ phận trợ giúp luật sư là cánh tay đắc lực của bộ phận luật sư. Thực tế cho thấy, Văn phòng luật sư nào, Công ty luật hợp danh nào có bộ phận trợ giúp luật sư mạnh thì Văn phòng luật sư đó, Công ty luật hợp danh đó ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực và phạm vi hoạt động luật sư. 4. HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ, CÔNG TY LUẬT HỢP DANH Hoạt động của mỗi Văn phòng luật sư, mỗi Công ty luật hợp danh được thể hiện qua 3 lĩnh vực: - Đào tạo nguồn nhân lực; - Lĩnh vực hoạt động của luật sư; - Tài chính, kế toán. 4.1. Đào tạo nguồn nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực là công việc bình thường của mỗi Văn phòng luật sư, mỗi Công ty luật hợp danh. Công việc bình thường này trước hết là vì hoạt động của Văn phòng luật sư, của Công ty luật hợp danh nhưng qua đó, mỗi Văn phòng luật sư và mỗi Công ty luật hợp danh đã góp phần (không nhiều thì ít) vào công việc phát triển nghề luật sư, hoạt động luật sư tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Mỗi Văn phòng luật sư và mỗi Công ty luật hợp danh đều có có một chính sách về tuyển dụng nhân sự và phát triển nhân lực. 4.1.1. Tuyển dụng nhân lực Bên cạnh yêu cầu chung về nghề nghiệp luật sư, mỗi Văn phòng luật sư, mỗi Công ty luật hợp danh có yêu cầu riêng trong tuyển dụng nhân sự. Vì vậy, thực tế có nơi chỉ tuyển người trẻ tuổi, có nơi chỉ tuyển người tương đối có tuổi, có nơi nữ nhiều, có nơi nam nhiều. 4.1.2. Phát triển nhân lực Sự phát triển nhân lực ở mỗi Văn phòng luật sư và mỗi Công ty luật hợp danh không phải chỉ ở chỗ tuyển thêm nhân sự vì công việc này chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra. 49 Sự phát triển nhân lực ở mỗi Văn phòng luật sư và mỗi Công ty luật hợp danh được thể hiện thường xuyên và không ngừng phát triển trên 2 lĩnh vực: - Bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật; - Đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư. Thông qua công việc cụ thể, thông qua các trao đổi kinh nghiệm, sinh hoạt học tập mỗi thành viên của Văn phòng luật sư, của Công ty luật hợp danh được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, được đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư. Ở đây, có thể nói rằng, mỗi Văn phòng luật sư và mỗi Công ty luật hợp danh là một trường đào tạo. Vì vậy, Trưởng Văn phòng luật sư, Giám đốc Công ty luật hợp danh không thể không quan tâm và có định hướng về vấn đề này. 4.2. Lĩnh vực hoạt động Theo Luật luật sư 2006, luật sư Việt Nam được hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Luật sư Việt Nam được hành nghề ở nước ngoài nếu có đủ điều kiện. Về phạm vi hành nghề, chúng ta thấy phạm vi hành nghề của luật sư rất rộng, gồm tất cả các dịch vụ pháp lý (tranh tụng, tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền, các dịch vụ pháp lý khác). Theo Luật luật sư 2006, phạm vi hành nghề luật sư như sau: “Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự; Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động hoặc hành chính; Tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức (gọi chung là khách hàng) để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật; 50 Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật”. Ở đây, tất nhiên chúng ta không thể quên rằng: Công ty luật hợp danh không được quyền hoạt động luật sư trong phạm vi tranh tụng. Trong phạm vi hành nghề luật sư theo như đã đăng ký hoạt động, mỗi Văn phòng luật sư, mỗi Công ty luật hợp danh sẽ xác định và phát triển lĩnh vực hoạt động bao gồm: dân sự, hình sự, kinh tế, hành chính, lao động. Và chi tiết hơn, cụ thể hơn, như là: nhà đất, thừa kế, hôn nhân gia đình, các tội phạm về ma túy, các tội phạm về tài sản Về lĩnh vực hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh chúng ta quan tâm các vấn đề sau đây: 4.2.1. Xác định lĩnh vực hoạt động Mỗi Văn phòng luật sư, mỗi Công ty luật hợp danh xác định lĩnh vực hoạt động trên cơ sở năng lực về mọi mặt (nhân sự, địa điểm, quan hệ xã hội) của Văn phòng luật sư, của Công ty luật hợp danh. Sự xác định lĩnh vực đặt trên định hướng nỗ lực, khẳng định và không ngừng phát triển. Vì vậy, xác định lĩnh vực hoạt động theo nghĩa “động” và “không ngừng động”. Vì vậy, thường khi, Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh chọn một vài lĩnh vực hoạt động sau đó phát triển đến hoạt động tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, đi từ chất lượng đến chất lượng. ... hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...Những khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết; Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm bao gồm những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị giảm sút; Bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại. 2.2.2. Bảo vệ theo hướng yêu cầu Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung Khi có cơ sở cho rằng việc trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung sẽ có lợi cho thân chủ là người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và 64 nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì luật sư có thể định hướng bảo vệ cho thân chủ theo hướng yêu cầu Toà án trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung. 2.3. Phần kết luận Luật sư cần tóm tắt những điểm chính đã trình bày, đưa ra các đề xuất đề áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án theo hướng có lợi cho thân chủ, tóm tắt lại đề xuất về trách nhiệm hình sự của bị cáo và trách nhiệm dân sự mà bị cáo phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho bị hại. Phần kết luận là phần khép lại của bản luận cứ bảo vệ, bởi thế luật sư phải dùng những từ ngữ, câu văn mang tính chất biểu cảm, cách nói, cách thể hiện ở mức độ đúng mực nhằm tác động đến tình cảm, lòng trắc ẩn, sự sẻ chia của Hội đồng xét xử mà bị hại phải chịu đựng do hành vi vi phạm pháp luật của bị cáo gây ra. Kính thưa HĐXX! Trong vụ án này, hành vi phạm tội của bị cáo: Nguyễn Văn A không những trực tiếp xâm phạm đến quyền tự do, thân thể, danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ mà còn gây tâm lý hoang mang cho người dân nơi bị cáo sinh sống, vi phạm trật tự an ninh xã hội ở địa phương. Chỉ vì nghe những lời dụ dỗ, lôi kéo của những đối tượng người Trung Quốc, muốn kiếm tiền tiêu xài cá nhân mà các bị cáo lại có hành vi lừa bán phụ nữ qua biên giới. Do đó, hành vi phạm tội của các bị cáo phải chịu những hình phạt nghiêm minh trước pháp luật, để làm gương cho người khác cần cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian để cải tạo, tu dưỡng trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Nguyễn Văn A phạm tội “ Mua bán phụ nữ” - áp dụng điểm d, khoản 2, điều 119, Bộ luật hình sự. Về trách nhiệm dân sự: Căn cứ khoản 2, điều 42 - Bộ luật hình sự; điều 611 - Bộ luật dân sự Đề nghị Hội đồng xét xử yêu cầu bị cáo Nguyễn Văn A chịu trách nhiệm thường thiệt hại cho bị hại Nguyễn Thị Hà số tiền 15.000.000 đồng. Trên đây là quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Nguyễn Thị Hà bị hại trong vụ án “ Mua bán phụ nữ”. Rất mong Hội đồng xét xử xem xét và 65 chấp thuận để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại và thể hiện tính công bằng của pháp luật. 66 CHƯƠNG VI: KỸ NĂNG BÀO CHỮA TRONG CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM 1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA CON NGƯỜI Các tội phạm này được quy định tại Chương XII BLHS 1999 (đã sửa đổi, bổ sung) từ Điều 93 đến Điều 122, được chia thành 3 nhóm: - Các tội xâm phạm tính mạng; - Các tội xâm phạm sức khỏe; - Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm. 1.1. Khách thể của tội phạm - Khách thể: Là những quan hệ xã hội đảm bảo quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. - Đối tượng tác động: là con người đang sống (đã được sinh ra và chưa chết). 1.2. Mặt khách quan của tội phạm - Hành vi: là những hành vi có khả năng xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. - Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm. - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong một số tội mà dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc. 1.3. Chủ thể của tội phạm - Nhìn chung chủ thể của các tội này là chủ thể thường; - Đối với một số tội phạm đòi hỏi chủ thể của tội phạm phải là chủ thể đặc biệt thì cần xác định rõ dấu hiệu này. 1.4. Mặt chủ quan của tội phạm - Lỗi của những tội phạm tại chương này có thể là cố ý hoặc vô ý tùy từng loại tội phạm; 67 - Động cơ, mục đích phạm tội tuy ít trường hợp là dấu hiệu định tội nhưng nó là tình tiết định khung của nhiều tội phạm và có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. 2. HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO VIỆC BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TÒA 2.1. Nghiên cứu hồ sơ - Đặc điểm: + Thường không quá nhiều bút lục; + Tài liệu của các cơ quan y tế, cơ quan giám định, lời khai và các vật chứng là những tài liệu quan trọng: - Cần quan tâm đến: + Biên bản đối chất, biên bản nhận dạng, thực nghiệm điều tra; Vật chứng; + Mối quan hệ giữa những người tham gia tố tụng; + Hoàn cảnh và động cơ phạm tội; Các tình tiết tăng nặng định khung; + Yêu cầu bồi thường thiệt hại có phù hợp không. + Hình thành các câu hỏi cần làm rõ khi gặp những người có liên quan. 2.2 Gặp và trao đổi với thân chủ và những người khác liên quan 2. 2.1. Gặp và trao đổi với thân chủ - Đặc điểm: + Bị can, bị cáo phạm các tội này thường có trình độ học vấn không cao, hiểu biết xã hội hạn chế + Bị can, bị cáo thường quanh co, che dấu những điều đã làm (đặc biệt đối với những trường hợp phạm tội về tình dục). - Hỏi: + Có phải họ chính là người thực hiện hành vi hay không? + Những điều họ khai có đúng như thực tế không? + Họ thực hiện hành vi do động cơ nào thúc đẩy? Họ có bị xúi giục, ép buộc hay không? 68 + Có những người nào tham gia thực hiện hành vi cùng với họ hay chỉ mình họ? - Yêu cầu: + Cung cấp chứng cứ về những tình tiết giảm nhẹ, những đặc điểm tốt thuộc về nhân thân. + Tiến hành bồi thường cho bị hại, gặp xin lỗi và động viên người bị hại (hoặc gia đình họ). + Có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng khác. + Trả lời các câu hỏi ngắn gọn, đúng ý, có lợi cho mình; Chuẩn bị trước nội dung, hình thức thể hiện phần bào chữa của họ cũng như lời nói sau cùng tại phiên tòa. 2. 2.2. Gặp và trao đổi với những người liên quan khác - Đối với người bị hại: Gặp để hỏi thêm một số tình tiết của vụ án, động viên, an ủi họ. - Đối với người làm chứng: + Chỉ gặp khi thấy cần thiết; + Khi gặp có thể mang theo máy ghi âm; + Đối với lời khai có lợi cho thân chủ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận; + Giải thích trách nhiệm khai báo trung thực, chính xác của người làm chứng 2.2.3. Xây dựng bản bào chữa Hai hình thức: - Bản bào chữa đầy đủ; - Bản bào chữa sơ lược: sẽ phân tích, lập luận, bổ sung tại phiên tòa. 2.2.3.1. Trong trường hợp bào chữa theo hướng không phạm tội - Thân chủ hoàn toàn không có hành vi phạm tội; - Hành vi chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; 69 - Tài liệu y học, tài liệu giám định, các chứng cứ khác không đủ cơ sở để buộc tội thân chủ - Thân chủ thực hiện hành vi do phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết hoặc sự kiện bất ngờ. 2. 2.3.2. Bào chữa theo hướng chuyển sang tội danh nhẹ hơn cho thân chủ Đồng thời phải chứng minh rằng hành vi đó không thỏa mãn các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm mà Viện kiểm sát truy tố. 2.2.3.3. Bào chữa theo hướng giảm nhẹ cho thân chủ Nhìn chung tập trung vào các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 và Điều 47. 2.2.3.4. Bào chữa theo hướng trả hồ sơ điều tra bổ sung, điều tra lại Cơ sở: - Nghiên cứu hồ sơ vụ án; - Thẩm vấn tại phiên tòa; - Điều 168, Điều 179, BLTTHS. 3. THAM GIA PHIÊN TÒA - Trong phần khai mạc phiên tòa: + Nắm danh sách người làm chứng mà tòa triệu tập. Nếu thiếu người làm chứng quan trọng và có lợi cho thân chủ thì đề nghị hoãn phiên tòa. + Trong trường hợp cần giám định viên có mặt tại phiên tòa để giải thích kết quả giám định thì đề nghị tòa triệu tập giám định viên. + Nếu thiếu vật chứng để đưa ra xem xét tại phiên tòa thì đề nghị tòa giải quyết vấn đề này, nếu xét thấy có lợi cho thân chủ. - Trong phần xét hỏi: + Ghi chép Bổ sung kịp thời những câu hỏi cần thiết; + Hỏi dứt khoát và xoáy sâu vào những mâu thuẫn nhằm đảm bảo có lợi cho thân chủ của mình; + Đối với thân chủ của mình, luật sư nên đặt ra những câu hỏi rõ ràng để họ có cơ hội trình bày, lý giải những điều có lợi cho bản thân họ trước Hội đồng xét xử. 70 - Trong phần tranh luận: + Bám vào: . Nội dung Cáo trạng và bản luận tội của Viện kiểm sát; . Ý kiến của bị hại và quan điểm luật sư bảo vệ họ; + Cần phối hợp với thân chủ để tạo ra hiệu quả của việc bào chữa; + Các luận điểm đưa ra phải dễ hiểu, ngắn gọn, tập trung (nêu rõ chứng cứ được thể hiện ở bút lục nào); + Ngôn ngữ, giọng điệu vừa đanh thép, vừa nhẹ nhàng tình cảm khi cần. - Trong phần tuyên án: Luật sư cần theo dõi và ghi chép việc Hội đồng xét xử tuyên phạt thân chủ của mình về tội danh gì, mức phạt cụ thể như thế nào, mức bồi thường bao nhiêu để sau phiên tòa giúp thân chủ kháng cáo theo đúng quy định. CHƯƠNG VII: KỸ NĂNG BÀO CHỮA TRONG CÁC VỤ ÁN THAM NHŨNG • TÌM ĐỌC - Mục A Chương XXI BLHS; - Luật phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11; - Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý; - Thông tư 08/2007/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 107/2006/NĐ-CP; 71 - Thông tư liên tịch 2462/2007/TTLT-TTCP-VKSNDTC-KTNN-BQP- BCA về quy định việc trao đổi, quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu về phòng, chống tham nhũng. - Nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP của HĐTPTANDTC. 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC VỤ ÁN THAM NHŨNG - Nguyên nhân: + Sơ hở về pháp luật; + Việc quản lý, kiểm tra, giám sát bị buông lỏng; + Sự yếu kém về năng lực, trình độ và phẩm chất của người có chức vụ quyền hạn được giao trách nhiệm quản lý tài sản; + Thường gắn với các hành vi vi phạm khác như cố ý làm trái, buôn lậu. - Tính chất ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt; - Việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng thường kéo dài, gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh tội phạm. 2. HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO VIỆC BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TÒA 2.1. Nghiên cứu hồ sơ - Đặc điểm: Cơ quan điều tra thường hạn chế sự tham gia ngay từ đầu của luật sư. - Luật sư cần có kế hoạch thu thập và tiếp cận các nguồn tài liệu, chứng cứ: + Tài liệu về nơi thân chủ làm việc; + Văn bản pháp quy; + Các chứng cứ, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ việc tham nhũng; + Các tài liệu về nhân thân, thành tích cá nhân của thân chủ. Sắp xếp. - Chuyển các tài liệu quan trọng mà mình thu thập được thành các chứng cứ bằng cách: + Kiểm tra độ chính xác của tài liệu; 72 + Soạn văn bản đề nghị thẩm tra xác minh, tiến hành đối chất, trưng cầu giám định. - Cần tập trung: + Xem xét toàn diện về mặt tố tụng (). + Quan tâm đến chứng cứ chứng minh hành vi có tội hay không (đặc biệt là các biên bản đối chất). + Phương pháp đọc hồ sơ. - Trao đổi những nội dung chủ yếu trong 2.2.1. Gặp gỡ thân chủ và những người có liên quan - Hướng dẫn những công việc cần chuẩn bị tại phiên tòa; cách trình bày lời tự bào chữa tại phiên tòa; - Dự kiến những câu hỏi có thể phải trả lời; - Chuẩn bị lời nói cuối cùng tại phiên tòa. 2.2.2. Gặp gỡ những người có liên quan 2.3. Xây dựng bản luận cứ bào chữa 3. THAM GIA PHIÊN TÒA - Cần chú ý: + Tính độc lập và mức độ trung thành đến cùng đối với khách hàng của luật sư; + Việc làm xấu đi tình trạng của bị cáo mình không nhận trách nhiệm bào chữa; + Không nên sử dụng phương pháp “nước đôi” trong thể hiện quan điểm bào chữa. - Cần tránh: + Đòi hỏi quyền lợi một cách quá đáng; + Tìm cách trì hoãn phiên xử không chính đáng; + Thúc đẩy việc khiếu nại hoặc kháng cáo không có cơ sở; + Che đậy hoặc không tiết lộ thông tin mà luật sư phải tiết lộ theo quy định pháp luật; + Cố ý dùng chứng từ giả hoặc khai man; 73 + Giải thích pháp luật và hồ sơ vụ án một cách sai lệch; + Tư vấn cho bị cáo thực hiện những hành vi bất hợp pháp. D. NỘI DUNG TỰ HỌC 1. Đánh giá nhu cầu nhờ luật sư và việc tạo điều kiện cho khách hàng nhận biết một cách minh bạch về khả năng của luật sư 2. Thù lao của luật sư – một trong những tiêu chí xác định mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng 3. Bí mật của khách hàng và nghĩa vụ của luật sư 4. Hoạt động của luật khi trong quá trình tham gia phiên tòa để bào chữa trong các vụ án xâm phạm về sở hữu 5. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ của luật sư trong các vụ án tham nhũng 6. Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện việc bào chữa trong các vụ án về tham nhũng 7. Khái niệm về ma túy và các tội phạm về ma túy E. CÂU HỎI ÔN TẬP, CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Phân tích kỹ năng của luật sư xây dựng bản luận cứ bảo vệ cho người bị hại 2. Bản chất mối quan hệ của luật sư với khách hàng trong vụ án hình sự 3. Trình bày các giai đoạn tiếp xúc và làm việc với khách hàng khi tiếp nhận bào chữa của luật sư 4. Kỹ năng xây dựng bản bào chữa để bảo vệ cho thân chủ trong các vụ án xâm phạm về sở hữu 5. Hoạt động của luật sư trong quá trình tham gia phiên tòa bảo vệ cho thân chủ trong các vụ án xâm phạm sở hữu 6. Kỹ năng chuẩn bị quan điểm bào chữa của luật sư trong các vụ án tham nhũng 7. Trình bày một số vấn đề cần lưu ý khi luật sư thực hiện việc bào chữa trong các vụ án tham nhũng 74 8. Hoạt động của luật sư trong quá trình tham gia phiên tòa bảo vệ cho thân chủ trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người 9. Phân tích một số kỹ năng tranh tụng của luật sư tại phiên tòa xét xử các vụ án về ma túy 10. Trình bày một số lưu ý đối với luật sư khi nhận bào chữa trong các vụ án về ma túy 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10. Học liệu 10.1. Giáo trình - Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật hình sự (tập 1,2), Nxb công an nhân dân , Hà Nội – 2009 - Trường đại học Luật Hà Nội: Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb công an nhân dân, Hà Nội - 2009 10.2. Tài liệu tham khảo: 1. Pháp lệnh luật sư năm 2001 2. Luật Luật sư Việt Nam năm 2006 3. Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003. 4. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. 5.Học viện tư pháp: Sổ tay luật sư, Nxb công an nhân dân Hà Nội - 2009 6. Đinh Văn Quế, “Thủ tục xét xử sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự” 7. Hoàng Thị Sơn, Luận án tiến sĩ, “Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự”. 8. Nghị quyết 08/NQ - TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. 9. TS. Nguyễn Văn Tuân, “Vai trò của luật sư trong tố tụng hình sự.” 10. S. Phạm Hồng Hải, “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội”. 11. TS. Trương Thị Hồng Hà, “Vai trò của luật sư trong hoạt động tranh tụng”. 12. ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy, “Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam”.
File đính kèm:
- giao_trinh_hanh_nghe_luat_su_phan_2.pdf