Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường

I. Khái quát về kinh tế và môi trường

Kinh tế môi trường mới chỉ xuất hiện và phát triển trong những thập kỷ cuối của

thế kỷ XX do nhu cầu bức bách của thực tiễn. Để hiểu rõ hơn nội dung nghiên cứu

của môn khoa học non trẻ này, trước hết cần phải nắm bắn được cơ sở nền tảng của

kinh tế học.

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu về việc con người và xã hội lựa chọn như

thế nào để sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm nhằm sản xuất ra các loại

hàng hoá (dịch vụ) và phân phối cho tiêu dùng hiện tại hoặc tương lai của các cá

nhân và các nhóm người trong xã hội.

Kinh tế học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ, kể từ khi Adam Smith cho xuất bản

cuốn sách "Của cải của các dân tộc" vào năm 1776.

Kinh tế học có thể được phân chia theo các lĩnh vực của đời sống kinh tế, theo

hướng nghiên cứu hoặc theo phương pháp luận đang được sử dụng v.v , nhưng

cách chia kinh tế học thành kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là cách phân

loại phổ biến nhất, vì nó bao quát được một số lượng các môn kinh tế chuyên sâu

theo từng lĩnh vực cụ thể.

Kinh tế học vĩ mô tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các quan hệ tương tác trong

nền kinh tế. Nó cố ý đơn giản hoá các khối cấu trúc riêng biệt trong phân tích nhằm

làm cho quá trình phân tích toàn bộ mối quan hệ tương tác trong nền kinh tế có thể

nắm bắt được một cách dễ dàng. Ví dụ, các nhà kinh tế vĩ mô thường không quan

tâm đến việc phân loại hàng tiêu dùng thành các mặt hàng như xe đạp, mô tô, vô

tuyến hay máy tính, mà họ thường nghiên cứu tất cả các mặt hàng này dưới dạng

nhóm "hàng tiêu dùng", vì họ quan tâm chủ yếu đến mối quan hệ tương tác giữa

việc mua hàng tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình và quyết định mua sắm

máy móc, thiết bị, nhà xưởng của các hãng.

Kinh tế vi mô phân tích và nghiên cứu chi tiết các quyết định cá nhân về loại hàng

hoá (dịch vụ) cụ thể. Ví dụ, ta có thể nghiên cứu xem tại sao các hộ gia đình lại

thích mua mô tô hơn là xe đạp và người sản xuất quyết định như thế nào trong việc

lựa chọn sản xuất mô tô hay xe đạp. Sau đó, ta có thể tập hợp các quyết định của tất

cả các hộ gia đình và của tất cả các công ty (người sản xuất) lại để bàn xem tổng

mức mua và tổng sản lượng mô tô là bao nhiêu. Trong kinh tế vi mô, lý thuyết cân

bằng tổng thể là một lĩnh vực khá phức tạp. Lý thuyết này nghiên cứu đồng thời tất

cả các thị trường cho tất cả các loại hàng hoá (dịch vụ). Từ đó, bằng cách suy luận

lôgíc, ta có thể hiểu được toàn bộ cơ cấu tiêu dùng, sản xuất và trao đổi trong toàn

bộ nền kinh tế tại một thời điểm nhất định.

pdf 308 trang yennguyen 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường

Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường
 Trường đại học kinh tế quốc dân 
 Khoa Kinh tế - Quản lý Môi trường và Đô thị 
 Bộ môn kinh tế và quản lý môi trường 
 -------------------------&--------------------------- 
 Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh 
 Giáo trình 
Kinh tế và Quản lý môi trường 
 Hà Nội - 2003 
Lời nói đầu 
Kinh tế và Quản lý môi trường trang bị cho sinh viên các ngành kinh tế và quản trị 
kinh doanh những kiến thức cơ bản về kinh tế học môi trường, quản lý môi trường 
xem xét trên góc độ kinh tế. Đây là môn học bắt buộc thuộc nhóm các môn học cơ 
sở cho tất cả các ngành học ở Đại học Kinh tế Quốc dân từ trước tới nay. Để hiểu 
rõ hơn mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường, từ đó có một cách ứng xử hợp lý 
cho các nhà kinh tế và quản trị kinh doanh trong hoạt động thực tiễn đối với những 
vấn đề liên quan đến môi trường, môn học đã phân tích mối quan hệ giữa môi 
trường và phát triển; những vấn đề cơ bản về kinh tế học chất lượng môi trường; 
đánh giá tác động môi trường và phân tích kinh tế của những tác động môi trường; 
những vấn đề liên quan giữa khan hiếm tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường 
và những nội dung kiến thức cơ bản của quản lý môi trường phù hợp với hoàn c 
ảnh cụ thể của Việt Nam và xu hướng biến đổi môi trường toàn cầu. 
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường do tập thể các nhà khoa học của Bộ môn 
Kinh tế và Quản lý môi trường, Đại học Kinh tế Quốc dân tiến hành bổ sung, sửa 
chữa và cập nhật những kiến thức mới trên cơ sở giáo trình “kinh tế môi trường” do 
cố GS.TSKH. Đặng Như Toàn chủ biên, được Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản 
năm 1996. 
Tham gia biên soạn và sửa đổi giáo trình gồm có PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, 
ThS. Lê Thu Hoa, GVC. Lê Trọng Hoa, GVC. Nguyễn Duy Hồng, cụ thể các 
chương như sau: 
Chương mở đầu: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh 
Chương I: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, GVC. Nguyễn Duy Hồng, GVC. Lê Trọng 
Hoa. 
Chương II: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, ThS. Lê Thu Hoa, GVC. Lê Trọng Hoa. 
Chương III: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, GVC. Nguyễn Duy Hồng, GVC. Lê 
Trọng Hoa. 
Chương IV: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, ThS. Lê Thu Hoa 
Chương V: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, GVC. Lê Trọng Hoa, ThS. Lê Thu Hoa, 
GVC. Nguyễn Duy Hồng. 
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh. 
Kể từ khi bắt đầu tiến hành biên soạn cho đến khi kết thúc, chúng tôi được sự góp ý 
tận tình về nội dung chuyên môn, cũng như yêu cầu sửa đổi của các tác giả: 
  6
GS.TSKH. Lê Du Phong, GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn, GS.TS. Lê Thông, PGS.TS. 
Đặng Kim Chi, PGS.TS. Hoàng Văn Hoa, GS. TS. Đỗ Hoàng Toàn và nhiều nhà 
khoa học khác. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những sự đóng góp ý kiến quý 
báu đó. Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của 
mình tới GS. TS. Nguyễn Đình Hương, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc 
dân, GS.TS. Nguyễn Văn Thường, hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, Hội 
đồng khoa học Đại học Kinh tế Quốc dân, phòng Đào tạo và cá nhân GVC. Vũ Huy 
Tiến đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành công việc của mình. 
Mặc dù đã cố gắng bám sát nội dung yêu cầu sửa đổi sau khi thẩm định và cố gắng 
cập nhật thông tin, nhưng do tính chất đặc thù của môn học, cũng như sự biến đổi 
liên tục của sự vận động và phát triển của khoa học và thực tiễn, chúng tôi nghĩ 
rằng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức trình bày, 
chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình từ phía độc giả và 
người học. Thay mặt nhóm tác giả biên soạn, xin được giới thiệu giáo trình kinh tế 
và quản lý môi trường đã cập nhật và sửa đổi. 
 PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh 
  7
Chương mở đầu 
I. Khái quát về kinh tế và môi trường 
Kinh tế môi trường mới chỉ xuất hiện và phát triển trong những thập kỷ cuối của 
thế kỷ XX do nhu cầu bức bách của thực tiễn. Để hiểu rõ hơn nội dung nghiên cứu 
của môn khoa học non trẻ này, trước hết cần phải nắm bắn được cơ sở nền tảng của 
kinh tế học. 
Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu về việc con người và xã hội lựa chọn như 
thế nào để sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm nhằm sản xuất ra các loại 
hàng hoá (dịch vụ) và phân phối cho tiêu dùng hiện tại hoặc tương lai của các cá 
nhân và các nhóm người trong xã hội. 
Kinh tế học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ, kể từ khi Adam Smith cho xuất bản 
cuốn sách "Của cải của các dân tộc" vào năm 1776. 
Kinh tế học có thể được phân chia theo các lĩnh vực của đời sống kinh tế, theo 
hướng nghiên cứu hoặc theo phương pháp luận đang được sử dụng v.v, nhưng 
cách chia kinh tế học thành kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là cách phân 
loại phổ biến nhất, vì nó bao quát được một số lượng các môn kinh tế chuyên sâu 
theo từng lĩnh vực cụ thể. 
Kinh tế học vĩ mô tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các quan hệ tương tác trong 
nền kinh tế. Nó cố ý đơn giản hoá các khối cấu trúc riêng biệt trong phân tích nhằm 
làm cho quá trình phân tích toàn bộ mối quan hệ tương tác trong nền kinh tế có thể 
nắm bắt được một cách dễ dàng. Ví dụ, các nhà kinh tế vĩ mô thường không quan 
tâm đến việc phân loại hàng tiêu dùng thành các mặt hàng như xe đạp, mô tô, vô 
tuyến hay máy tính, mà họ thường nghiên cứu tất cả các mặt hàng này dưới dạng 
nhóm "hàng tiêu dùng", vì họ quan tâm chủ yếu đến mối quan hệ tương tác giữa 
việc mua hàng tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình và quyết định mua sắm 
máy móc, thiết bị, nhà xưởng của các hãng. 
Kinh tế vi mô phân tích và nghiên cứu chi tiết các quyết định cá nhân về loại hàng 
hoá (dịch vụ) cụ thể. Ví dụ, ta có thể nghiên cứu xem tại sao các hộ gia đình lại 
thích mua mô tô hơn là xe đạp và người sản xuất quyết định như thế nào trong việc 
lựa chọn sản xuất mô tô hay xe đạp. Sau đó, ta có thể tập hợp các quyết định của tất 
cả các hộ gia đình và của tất cả các công ty (người sản xuất) lại để bàn xem tổng 
mức mua và tổng sản lượng mô tô là bao nhiêu. Trong kinh tế vi mô, lý thuyết cân 
bằng tổng thể là một lĩnh vực khá phức tạp. Lý thuyết này nghiên cứu đồng thời tất 
  8
cả các thị trường cho tất cả các loại hàng hoá (dịch vụ). Từ đó, bằng cách suy luận 
lôgíc, ta có thể hiểu được toàn bộ cơ cấu tiêu dùng, sản xuất và trao đổi trong toàn 
bộ nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. 
Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề môi trường với viễn cảnh và những ý 
tưởng phân tích kinh tế. Nó khai thác từ cả hai phía: kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô, 
nhưng từ kinh tế vi mô nhiều hơn. Kinh tế môi trường tập trung chủ yếu vào vấn đề 
người ta ra quyết định như thế nào, tại sao gây ra những hậu quả đối với môi 
trường và chúng ta có thể thay đổi các thể chế, chính sách kinh tế ra sao để đưa các 
tác động môi trường vào thế cân bằng hơn, ổn định hơn với những mong muốn và 
yêu cầu của chúng ta và của bản thân hệ sinh thái. Vì vậy, một trong những việc 
đầu tiên là phải làm quen với những ý tưởng cơ bản và các công cụ phân tích của 
kinh tế vi mô. Dựa vào những cơ sở phương pháp luận và phương pháp của kinh tế 
vi mô, các nhà kinh tế môi trường phải lý giải một cách đúng đắn và rõ ràng hàng 
loạt vấn đề đặt ra như tại sao môi trường lại bị suy thoái, sự suy thoái môi trường 
dẫn đến những hậu quả gì và có thể làm gì để ngăn chặn và giảm sự suy thoái môi 
trường một cách có hiệu quả nhất? Có nhiều loại câu trả lời cho các vấn đề nêu 
trên. Chẳng hạn, ta có thể cho rằng môi trường bị suy thoái là do hành vi và thái độ 
ứng xử của con người trái với luân thường, đạo lý. Vì thế, để bảo vệ tốt môi trường, 
cần phải không ngừng nâng cao nhận thức về môi trường, thường xuyên giáo dục 
đạo đức môi trường cho toàn thể cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau. Đó 
cũng là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ một xã hội văn minh nào. Tuy nhiên, 
nâng cao ý thức trách nhiệm, giáo dục đạo đức môi trường là việc làm thường 
xuyên, là một quá trình lâu dài nhằm cải tạo và xây dựng mới đạo đức, tác phong 
và lối sống sao cho thân thiện với môi trường. Để làm được việc đó, đòi hỏi phải có 
thời gian và không thể cùng một lúc giải quyết được tất cả các vấn đề môi trường 
quan trọng và cấp bách đang đặt ra. 
Cách trả lời thứ hai cho vấn đề tại sao người ta lại gây ô nhiễm môi trường, làm 
cho môi trường bị suy thoái là cách xem xét về mặt kinh tế và xem xét các cơ 
quan, thiết chế kinh tế (và xã hội) được cấu trúc ra sao và hoạt động như thế nào 
mà có thể tạo điều kiện dễ dàng cho người ta phá hoại môi trường. (Cơ quan, thiết 
chế kinh tế chúng tôi dùng ở đây là bao gồm các tổ chức công cộng và tư nhân, luật 
pháp và các tổ chức mà xã hội sử dụng để cấu trúc hoạt động kinh tế. Ví dụ: thị 
trường, các công ty, sở hãng công cộng, cơ quan luật thương mại, v.v). Chúng ta 
dễ nhận biết rằng, người ta gây ô nhiễm, làm suy thoái môi trường là vì đó là 
phương cách rẻ tiền nhất để giải quyết chất thải còn lại sau khi người tiêu dùng đã 
dùng xong một thứ gì đó, hoặc sau khi người sản xuất đã sản xuất xong một thứ gì 
đó. Người đó có những quyết định này về sản xuất, tiêu thụ và thanh toán chất thải 
trong phạm vi một số cơ quan, thiết chế kinh tế và xã hội. Các cơ quan, thiết chế 
này cấu trúc nên những khuyến khích, dẫn dắt người ta quyết định theo hướng này, 
  9
chứ không phải theo hướng khác. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là nghiên cứu và 
thiết kế quy trình khuyến khích hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là cấu trúc lại nó 
sao cho có thể định hướng người ta ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với mục 
tiêu bảo vệ môi trường, phát triển phong cách và lối sống thân thiện, lành mạnh với 
môi trường. 
Có ý kiến cho rằng, người ta gây ô nhiễm, làm suy thoái môi trường là vì động cơ 
lợi nhuận. Do đó, cách duy nhất để giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng 
môi trường là làm giảm động cơ lợi nhuận. Điều này đúng, nhưng hoàn toàn chưa 
đủ, bởi vì không chỉ có các công ty, xí nghiệp do động cơ lợi nhuận thúc đẩy, nên 
gây ra ô nhiễm môi trường, mà cả các cá nhân người tiêu dùng cũng đang gây ra ô 
nhiễm môi trường khi đổ rác thải bừa bãi xuống các cống rãnh, ao, hồ hoặc sử dụng 
các phương tiện giao thông có động cơ cũ kỹ, lạc hậu, xả nhiều khói, v.v, ở đây, 
các cá nhân người tiêu dùng không hề nghĩ đến lỗ hay lãi, cho nên bản thân lợi 
nhuận không phải là nguyên nhân làm cho người ta gây ô nhiễm môi trường. 
Tương tự như vậy, nhiều doanh nghiệp Nhà nước sản xuất các hàng hoá (dịch vụ) 
công cộng đôi khi đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà không hề bị thúc 
đẩy bởi động cơ lợi nhuận. Hoặc là, trong các nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung 
quan liêu, bao cấp trước đây là những nền kinh tế thiếu động cơ lợi nhuận, nhưng 
môi trường vẫn bị suy thoái nghiêm trọng ở một số vùng; không khí và nguồn nước 
bị ô nhiễm nặng ở nhiều thành phố và khu công nghiệp, gây ảnh hưởng xấu tới sức 
khoẻ của dân cư và phá vỡ cân bằng sinh thái, v.v Như vậy, động cơ lợi nhuận 
bản thân nó không phải là nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái, ô nhiễm môi 
trường. 
Những điều phân tích trên chứng tỏ rằng, các khuyến khích có tầm quan trọng đặc 
biệt trong hoạt động của một hệ thống kinh tế. Thuật ngữ "khuyến khích" ở đây 
được hiểu là một cái gì đó hút người ta vào hay đẩy người ta ra khỏi một chuẩn 
(đích) nhất định, kích thích, hướng và dẫn dắt người ta phát huy cách ứng xử hợp 
chuẩn, sửa đổi cách ứng xử lệch chuẩn. "Khuyến khích kinh tế" là một cái gì đó 
thuộc phạm trù kinh tế có tác dụng hướng dẫn người ta tập trung cố gắng của mình 
vào sản xuất hoặc tiêu dùng kinh tế theo một số hướng nhất định. Khuyến khích 
kinh tế không chỉ là sự trả công bằng của cải vật chất, hướng dẫn hành vi, cách ứng 
xử của người ta sao cho có thể thu được ngày càng nhiều của cải vật chất mà còn có 
cả những khuyến khích phi vật chất, hướng dẫn người ta thay đổi hành vi, thái độ 
kinh tế, ví dụ như lòng tự trọng, sự mong muốn có một cảnh quan môi trường xanh, 
sạch, đẹp hay ước vọng tạo nên một tấm gương tốt cho người khác noi theo. 
Bất cứ một hệ thống kinh tế nào cũng sẽ gây ra những tác động phá hoại môi 
trường, nếu như các khuyến khích trong hệ thống kinh tế đó không được cấu trúc 
để tránh các tác động xấu. Các nhà kinh tế môi trường cần phải đi nghiên cứu bản 
  10
chất, cơ chế hoạt động của các hệ thống kinh tế để hiểu được các hệ thống khuyến 
khích của chúng hoạt động ra sao và có thể thay đổi chúng như thế nào để có được 
một nền kinh tế phát triển một cách hợp lý, hoạt động có hiệu quả, mà không gây ra 
những tác động xấu đến môi trường. Các hệ thống khuyến khích rất phong phú và 
đa dạng, có thể được phân thành các nhóm chủ yếu sau đây: 
- Các khuyến khích cá nhân và hộ gia đình nhằm giảm dần lượng chất thải trong 
sinh hoạt và tăng cường sử dụng các sản phẩm có ít chất thải hơn. Ví dụ: áp dụng 
chế độ trả tiền lệ phí theo số lượng rác thải hàng tháng hay hàng năm thay cho độ 
thu lệ phí thu gom rác thải quân bình và cố định theo thời gian hay theo đầu người. 
- Các khuyến khích doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, đặc biệt là các doanh 
nghiệp công nghiệp, nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp tìm mọi cách để giảm các 
chất thải trong quá trình sản xuất bằng cách thông qua và cưỡng chế thi hành các 
luật, pháp lệnh, nghị định, quy chế có liên quan đến bảo vệ môi trường, bằng cách 
soạn thảo và áp dụng hệ thống khuyến khích tài chính sao cho có thể hấp dẫn các 
doanh nghiệp gây ô nhiễm ít hơn. Ví dụ: kết hợp thuế tài sản của doanh nghiệp với 
thành tích bảo vệ môi trường; tuỳ theo mức độ gây ô nhiễm môi trường của doanh 
nghiệp mà đánh thuế cao hay thấp, hoặc xét miễn giảm thuế. Nếu doanh nghiệp thải 
nhiều chất độc hại làm ô nhiễm môi trường thì sẽ bị đánh thuế cao và ngược lại. 
- Các khuyến khích ngành nhằm hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi 
trường và các ngành sản xuất khác dựa trên cơ sở sử dụng các quy trình công nghệ 
không có hoặc có ít chất thải. Công nghiệp môi trường là ngành công nghiệp phát 
triển các phương pháp kỹ thuật xử lý chất thải, tái tuần hoàn, sản xuất các máy 
móc, thiết bị mới kiểm tra ô nhiễm môi trường và nghiên cứu, áp dụng công nghệ 
mới giám sát ô nhiễm môi trường. Xây dựng và phát triển rộng rãi các quy trình 
công nghệ không có hoặc có ít chất thải nhằm cung cấp cho thị trường các sản 
phẩm mới không có hại cho môi trường, sạch và an toàn đối với sức khoẻ của con 
người. 
- Soạn thảo chính sách môi trường nhằm cải thiện chất lượng môi trường một cách 
có hiệu quả. 
Trong việc soạn thảo các chính sách môi trường, kinh tế môi trường đóng vai trò 
chủ yếu nhất. Có rất nhiều kiểu, loại chương trình và chính sách công cộng dành 
cho các vấn đề môi trường ở tất cả các cấp: địa phương, vùng, quốc gia, tiểu khu 
vực, khu vực và quốc tế. Chúng khác nhau nhiều về hiệu quả cũng như hiệu lực. 
Một số các chương trình và chính sách môi trường được soạn thảo tốt và rõ ràng là 
có những tác động tích cực, có lợi cho môi trường. Còn đa số các chương trình và 
chính sách môi trường chưa được soạn thảo tốt nên chưa đi vào thực tế cuộc sống, 
hiệu quả thấp. Chính vì hiệu quả chi phí thấp, thậm chí không có hiệu quả, nên 
chúng thường kết thúc với những chi phí rất lớn và ít có tác dụng đối với việc cải 
  11
thiện chất lượng môi trường. Vì thế, việc nghiên cứu để soạn thảo các chính sách 
môi trường sao cho có hiệu quả, có hiệu lực và khả thi là m ...  26/8/1990. 
  301
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu thuyền MARPOL. Ký ngày 
29/8/1991. 
- Công ước về buôn bán quốc tế những loài động, thực vật hoang giã có nguy cơ 
 bị đe doạ 1973 (Công ước CITES). Ký ngày 20/1/1994. 
- Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô Zôn, 1987. Ký ngày 
 26/1/1994. 
 + Bản bổ sung Luân Đôn cho Công ước Luân Đôn, 1990 
 + Bản bổ sung Copenhagen, 1992 
- Công ước Viên về bảo vệ tầng Ô zôn, 1985. Ký ngày 26/4/1994. 
- Công ước của LHQ về Luật Biển, 1982. Ký ngày 25/7/1994. 
- Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, 1992. Ký ngày 16/11/1994. 
- Công ước về Đa dạng sinh học (CBD), 1992. Ký ngày 16/11/1994. 
- Công ước Bazen về kiểm soát và vận chuyển qua biên giới chất thải nguy hại và 
việc loại bỏ chúng, 1989. Ký ngày 13/3/1995. 
- Công ước chống sa mạc hoá. Ký kết 11/1998. 
- Tuyên ngôn quốc tế của Liên hợp quốc về sản xuất sạch hơn. Ký ngày 
 22/9/1999. 
- Công ước Stockholm về các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP). Ký 
 ngày 23/11/2001. 
Để thực hiện các công ước quốc tế, nước ta đã từng bước đưa những nội dung có 
liên quan vào kế hoạch hành động. Đối với một số công ước quan trọng, Chính phủ 
đã phê duyệt và cho thực hiện những kế hoạch hoặc chương trình hành động có 
tính quốc tế như: 
* Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam. 
* Chương trình quốc gia về biến đổi khí hậu. 
* Chương trình quốc gia nhằm loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng Ô zôn. 
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của tất cả mọi người. Quản lý môi trường chính là 
phải giác ngộ, huy động và tổ chức tất cả mọi người thực hiện trách nhiệm đó, vì 
lợi ích của bản thân mình, lợi ích của mọi người và lợi ích của các thế hệ tương lai. 
Cũng chính vì vậy mà quản lý chất Nhà nước về bảo vệ môi trường không thể đơn 
độc, chỉ dựa vào pháp luật và cưỡng chế mà cần có các hình thức quản lý xã hội phi 
Nhà nước khác phải được phát huy và vận dụng. 
  302
 303
 Tóm tắt chương V 
Chương V đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan tới bảo vệ môi trường. Để 
người học hiểu bản chất của quản lý môi trường, phần đầu của chương làm rõ các 
khái niệm cơ bản của quản lý môi trường, quản lý nhà nước về môi trường, phần 
này cũng lý giải cơ sở khoa học nào cần phải có sự quản lý về môi trường. Tính tất 
yếu khách quan phải có sự quản lý nhà nước về môi trường, đặc biệt là những vấn 
đề thực tiễn và thách thức về môi trường ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra những 
yêu cầu phải có sự quản lý nhà nước về môi trường. 
Trên cơ sở hiểu được các khái niệm và bản chất của quản lý môi trường, phần II đề 
cập đến những nội dung và nguyên tắc của Quản lý môi trường. Đặc biệt trong 
phần này đề cập đến hai vấn đề liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp, thứ nhất là sản 
xuất sạch hơn và thứ hai là phân tích khá chi tiết về hệ thống quản lý môi trường 
cho doanh nghiệp (EMS), trong đó đề cập tới sử dụng ISO 14000 như là một công 
cụ quản lý có tính tự nguyện mà các doanh nghiệp cần hướng tới không chỉ đạt 
hiệu quả môi trường mà chính là hiệu quả kinh tế hữu hình trong tương lai của các 
doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế. 
Phần III đề cập tới các công cụ cho quản lý môi trường, có 4 loại công cụ được 
phân tích trong phần này là công cụ pháp lý, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật và 
công cụ tuyên truyền, giáo dục nhận thức môi trường. Trong bốn loại công cụ đó 
mỗi loại có một vai trò đặc thù riêng trong cấu thành tổng hợp của quản lý môi 
trường. Tuy nhiên công cụ được phân tích chi tiết và tỷ mỷ nhất chính là công cụ 
kinh tế, công cụ này rất phù hợp với cơ chế của nền kinh tế thị trường có sự điều 
hành và quản lý nhà nước. 
Phần IV phân tích tới hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở Việt nam. Trong phần 
này đã xem xét tới lịch sử quản lý môi trường của việt nam, có thể khẳng định mốc 
đánh dấu quan trọng nhất là từ năm 1962 khi chúng ta quyết định thành lập vườn 
quốc gia Cúc Phương và cho đến thời điểm mới đây nhất năm 2002 thành lập bộ 
tài nguyên và môi trường. Cùng với quá trình hình thành và phát triển, hệ thống cơ 
cấu tổ chức của cơ quan quản lý môi trường cũng dã có những sự thay đổi nhất 
định phù hợp với yêu cầu mới. Phần này cũng đã đưa ra và phân tích khá chi tiết về 
các văn bản hiện hành liên quan tới quản lý môi trường ở Việt Nam. Đặc biệt liên 
quan đến những vấn đề môi trường quốc tế, những công ước quốc tế liên quan đến 
sự tham gia của Việt nam cũng được chỉ ra để người học có thể hình dung được 
những loại công ước nào Việt nam đã tham gia và thời gian ký cam kết tham gia. 
Người đọc chương này sẽ có cảm nhận được nắm bắt khá đầy đủ từ cơ sở lý luận 
đến thực tiễn về quản lý môi trường. 
  304
 Câu hỏi ôn tập 
1. Hãy phân biệt 2 khái niệm: Quản lý Môi trường và Quản lý Nhà nước về môi 
trường. 
2. Hãy phân tích tính tất yếu khách quan của Quản lý Nhà nước về môi trường. 
3. Hãy trình bày những thực trạng và thách thức về những vấn đề môi trường toàn 
cầu và Việt Nam, từ đó cho nhận xét về mối quan hệ giữa quá trình phát triển kinh 
tế và bảo vệ môi trường hiện nay. 
4. Hãy nêu và phân tích các nội dung quản lý Nhà nước về môi trường. 
5. Hãy nêu và phân tích các nguyên tắc quản lý Nhà nước về môi trường? 
6. Vì sao doanh nghiệp phải quan tâm đến quản lý môi trường? Họ nhận được 
những lợi ích gì khi phải quản lý môi trường? 
7. Phân tích những khái niệm cơ bản về sản xuất sạch hơn? Trình bày những 
 nguyên tắc và các phương pháp sản xuất sạch hơn. 
8. So sánh sản xuất sạch hơn và phương pháp xử lý cuối đường ống? Những lợi 
 ích của sản xuất sạch hơn? 
9. Trình bày những nội dung cần thực hiện để đánh giá tính khả thi đối với dự án 
 sản xuất sạch hơn. 
10. Đầu tư cho sản xuất sạch hơn nhìn từ góc độ kinh tế để ra những quyết định tài 
 chính có những phương pháp nào? Lợi ích kinh tế của việc đầu tư cho sản xuất 
 sạch hơn? 
11. Hãy nêu những nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 14000. 
12. Cơ cấu của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001. Mục đích ý nghĩa của 
việc áp dụng hệ thống này. 
13. Công cụ luật pháp chính sách trong quản lý môi trường bao gồm những loại 
nào? Vai trò của từng loại? Ưu điểm và hạn chế của từng loại? 
14. Phân tích vai trò, chức năng của các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường? 
Khả năng áp dụng trong thực tế, ưu điểm và hạn chế của từng loại công cụ kinh tế? 
15. Mục tiêu và các hình thức của giáo dục và truyền thông môi trường? 
16. Trình bày những nét cơ bản về lịch sử quản lý môi trường ở Việt nam. 
17. Trình bày hệ thống tổ chức quản lý môi trường hiện hành của Việt nam. 
18. Trình bày những nét cơ bản các loại văn bản liên quan đến quản lý môi trường 
ở Việt nam. Lấy ví dụ minh hoạ. 
19. Tại sao Việt Nam lại tham gia vào công ước quốc tế về môi trường? Nêu một 
số công ước quan trọng mà Việt Nam đã tham gia. 
  305
 Tài liệu tham khảo 
I. Tiếng Việt 
 1. Lê Huy Bá - Môi trường - Sách xuất bản – 1997. 
 2. Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới – xanh hoá công 
 nghiệp – vai trò mới của cộng đồng, thị trường và chính phủ. Ngân hàng 
 thế giới 2000. 
 3. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường , Trung tâm Kinh tế Môi trường 
 và Phát triển vùng, ĐH KTQD, Báo cáo tổng hợp đề tài "Cơ sở khoa học 
 và thực tiễn xây dựng các quy định về đặt cọc - hoàn trả, ký quĩ và bảo 
 hiểm môi trường, Hà Nội 1999. 
 4. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường , Cục Môi trường, Các quy định 
 pháp luật về môi trường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Tập 1,2,3,4 
 5. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường, 200 câu hỏi 
 đáp về Môi trường, Hà Nội 2000 
 6. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường, Giới thiệu về 
 công cụ kinh tế và khả năng áp dụng trong quản lý môi trường ở Việt 
 Nam, Hà Nội 2001. 
 7. Lê Thạc Cán - Đánh giá tác động môi trường, Phương pháp luận và kinh 
 nghiệm thực tiễn - NXB KHKT - 1995 
 8. Lê Thạc Cán, Nguyễn Duy Hồng, Hoàng Xuân Cơ - Kinh tế Môi trường, 
 Giáo trình Đại học Mở - HN 1995 
 9. Lê Thạc Cán - Cơ sở khoa học môi trường - Giáo trình Đại học Mở - 
 1995. 
 10. Nguyễn Thế Chinh, áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng lực 
 quản lý môi trường ở Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 
 1999. 
 11. TS. Nguyễn Thế Chinh - Đầu tư cho sản xuất sạch hơn nhìn từ góc độ 
 kinh tế. Thông tin dự án “những chiến lược và cơ chế nhằm khuyến 
 khích đầu tư cho sản xuất sạch hơn tại các nước đang phát triển”. Chương 
 trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI). 
 2002. 
 12. Chương trình đào tạo kinh tế FulBright, tập bài giảng "Kinh tế học Môi 
 trường và chính sách", Tp. Hồ Chí Minh 1998. 
  306
13. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP); Bộ Kế hoạch và Đầu 
 tư (MPI); Trung tâm Kinh tế môi trường và Phát triển vùng (CEERD). 
 Khoá tập huấn CP3 – Sinh lời từ sản xuất sạch hơn – Hà Nội, Thái 
 Nguyên, Hải Phòng , Việt Trì, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế. 2001. 
14. Cục môi trường; CEETIA, NORAD, UNEP – Báo cáo hiện trạng môi 
 trường Việt Nam 2001. 
15. Cục môi trường – Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972-1992-2002. 
 Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội – 2002. 
16. Cục Môi trường 1993-2000: Xây dựng, phát triển. Hà Nội – 2000. 
17. Cục môi trường – Phát triển bền vững ở Việt Nam mười năm nhìn lại và 
 con đường phía trước – Báo cáo quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh thế 
 giới về phát triển bền vững. Hà Nội – 2002. 
18. Dự án Kinh tế chất thải (WASTE – ECON). Kinh tế chất thải trong phát 
 triển bền vững. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội –2001. 
19. Dự án VIE/97/007. Sổ tay hướng dẫn sử dụng các công cụ cho các mục 
 tiêu môi trường trong kế hoạch hoá phát triển. Hà Nội – tháng 5/2001. 
20. David Lucas & Paul Meyer, Nhập môn nghiên cứu dân số, Đại học Tổng 
 hợp Quốc gia Australia 1990, (bản dịch của Phan Đình Thế, dự án 
 VIE/92/P04). 
21. David W.Pearce (Tổng biên tập), Từ điển kinh tế học hiện đại, Nhà xuất 
 bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999. 
22. Ngô Đình Giao (Chủ biên), Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Giáo dục 
 1997. 
23. Lê Thu Hoa, Bàn thêm về sử dụng các công cụ kinh tế và cơ chế đặt cọc 
 - hoàn trả trong quản lý môi trường ở Việt Nam , kỷ yếu hội thảo khoa 
 học: Kinh tế môi trường: Lý luận và áp dụng vào thực tiễn Việt Nam, Hà 
 Nội 1999. 
24. Trần Văn Học, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ tiêu 
 chuẩn ISO14000 và vấn đề áp dụng tại Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo ngày 
 6/3/1999 – Diễn đàn các nhà quản lý về trách nhiệm ngăn ngừa ô nhiễm 
 công nghiệp. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường. Cục môi trường. Hà 
 Nội – 1999. 
25. Lê Thị Hường, Kinh tế môi trường, Nhà xuất bản Thống Kê, Tp. Hồ Chí 
 Minh 1999 
26. Lê Văn Khoa - Môi trường và ô nhiễm - NXB Giáo dục 1997 
27. Luật bảo vệ môi trường - CHXHCN VN- 1993. 
  307
28. Nhà xuất bản KH-KT - Tín hiệu sống còn - HN 1995 
29. NĐ 175 CP - Chính phủ CHXHCN VN – 1994. 
30. MPI, UNDP, SDC. Báo cáo kỹ thuật số 5, tài liẹu tham khảo. Phân tích 
 chi phí – lợi ích về các vấn đề môi trường trong kế hoạch phát triển, 
 nghiên cứu tình huống xói mòn đất ở Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tháng 
 7/2001. Những vấn đề môi trường trong lập kế hoạch đầu tư. 
31. GS.TS. Đặng Như Toàn – PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh. Một số vấn đề 
 cơ bản về Kinh tế và Quản lý môi trường. Nhà xuất bản Xây dựng – Hà 
 Nội 1997. 
32. GS.TS. Đặng Như Toàn. Kinh tế môi trường. Hà Nội 1996. 
33. Ngô Đình Tuấn, Nguyễn Duy Hồng và NGK - Đánh giá tác động môi 
 trường các công trình phát triển tài nguyên nước - Bộ Nông nghiệp và 
 Phát triển Nông thôn - HN 1996. 
34. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia – Bào cáo phát triển 
 con người Việt Nam 2001 - Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người 
 (sách tham khảo). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001. 
35. Robert S.Pindyck & Daniel L.Rubinfeld. Kinh tế học vi mô, Nhà xuất 
 bản Thống kê, Hà Nội 1999. 
36. R. Kerry Turner, David Pearce & Ian Bajeman – Kinh tế môi trường. Tài 
 liệu dùng cho lớp huấn luyện ngắn hạn Kinh tế tài nguyên và Môi trường 
 tổ chức tại trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh từ 
 24/7/1995 đến 1/9/1995. 
37. Joseph E. Stiglitz, Kinh tế học công cộng, Nhà xuất bản khoa học và kỹ 
 thuật, Hà Nội 1995. 
38. Viện Phát triển Kinh tế - Ngân hàng Thế giới và Cục Môi trường, Bộ 
 KHCN &MT, Kỷ yếu hội thảo ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp, Đà Lạt, 
 9/1997. 
39. Trần Võ Hùng Sơn, Nhập môn phân tích lợi ích chi phí. Nhà xuất bản đại 
 học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 2001 
  308
II. Tiếng nước ngoài 
 1. Ahmed M. Hussen, Principles of Environmental Economics: Economics, 
 ecology and public policy, T.J. Internatinal Ltd., Padstow, Great Britain, 
 2000. 
 2. Barry C Field, The Economics of Environmental Quality, Environmental 
 Economis Mc Graw Hill Publishers, New York 1994. 
 3. David O'Connor, Managing the Environment with Rapid Industrialization 
 Lessons from the East Asian Experience, OECD, Development Centre, 
 Paris, 1994. 
 4. David Pearce and R. Kerry Turner, Economics of Natural Resource and 
 the Environment, Harvester Wheatsheaf, T. J. Press (Padstow) Ltd., 
 Great Britain, 1990. 
 5. Environmentall issues in investment planning for sustainable 
 development. Proceedings of a Seminar for Planning Experts from 
 Vietnam; Germany, Tune 2000. 
 6. Hans. B. Opschoor, Kenneth Button and Pieter Nijkamp, Environmental 
 Economics and Development, Edward Elgar Publishing Limited, 
 Cheltenham, UK, 1999. 
 7. Henk Folmer, H. Landis Gabel and Hans Opschoor, Principles of 
 Environmental and Resource Economics. A guide for students and 
 Decision Makers, Edward Elgar Publishing Ltd., Cheltenham, UK 1997. 
 8. E. Kula, Economics of Natural Resources, the Environment and Policies, 
 Second Edition, Chapman and Hall, St. Edmundsbury Press, Great 
 Britain, 1997. 
 9. Michael Common, Environmental and Resource Ecomomics: An 
 Introduction, Second Edition, Addision Wesley Longman Ltd., New York 
 1996. 
 10. OECD - Organization for Economic Co-operation and Development, 
 Managing the Environment: The role of Economic Instruments, Paris, 
 1994. 
 11. Tom Tietenberg, Environmental and Natural Resource Economics, Third 
 Edition, Harper Collins Publishers Inc. New York, 1992. 
 12. The VAT Project, Economics and Environmental Protection (Lecture 
 Material), Ha Noi, 2001. 
 13. R. Kerry Turner, David Pearce & Ian Bateman, Environmental 
 Economics - An Elementary Introduction, Harvester Wheatsheaf, T. J. 
  309
 Press (Padstow) Ltd, Great Britain, 1994. 
14. Zvi Adar and James M. Griffin, Uncertainty and the Choice of Pollution 
 Control Instruments, Journal of Environmental Economics and 
 Management, 3/1976. 
15. Jan Bojo, Karl Goran Maler and Lena Unemo, Environment and 
 Development: An Ecomomics Approach, Kluer Academic Publishers, 
 Dordrecht, The Netherlands 1990 
  310
Chương mở đầu 
Chương I: Môi trường và phát triển 
Chương II: Kinh tế học chất lượng môi trường 
Chương III: Đánh giá tác động môi trường và phân tích kinh tế của những tác động môi 
trường 
Chương IV: Khan hiếm tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường 
Chương V: Quản lý Môi trường 
Tài liệu tham khảo 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_va_quan_ly_moi_truong.pdf