Giáo trình Kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật (Phần 2)

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÂY DỰNG VĂN BẢN ÁP DỤNG

PHÁP LUẬT

1.1. Khái niệm văn bản áp dụng pháp luật

1.1.1. Khái niệm

Văn bản áp dụng pháp luật là kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật

nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật đối với các cơ quan, tổ chức, cá

nhân đưa ra hành vi xử sự cụ thể trong trường hợp cụ thể của công việc phát

sinh trong hoạt động quản lí nhà nước. Văn bản áp dụng pháp luật là sự kiện

pháp lý trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một số quan hệ pháp

luật cụ thể.

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa đối với văn

bản áp dụng pháp luật như:110

- Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản có chứa đựng những mệnh

lệnh cá biệt, áp dụng một lần trong trường hợp cụ thể.19

- Văn bản áp dụng pháp luật (văn bản hành chính cá biệt) là văn bản

được cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết

các công việc cụ thể, xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ

chức hoặc xác định những biện pháp, trách nhiệm pháp lí với người vi phạm

pháp luật.20

- Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lí cá biệt, mang tính

quyền lực nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách

hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền ban hành thủ tục, trình tự

luật định trên cơ sở các quy phạm pháp luật nhằm thiết lập quyền và nghĩa

vụ cụ thể của cá nhân, cơ quan tổ chức cụ thể hoặc xác lập trách nhiệm

pháp lí đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.21

Như vậy, mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau về văn bản áp

dụng pháp luật nhưng tựu trung lại có thể định nghĩa: Văn bản áp dụng

pháp luật là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành, theo hình thức

và thủ tục pháp luật quy định, có nội dung chứa đựng mệnh lệnh áp dụng

pháp luật nhằm giải quyết những công việc xác định, với những đối tượng

cụ thể, được thực hiện một lần trong thực tế luôn có giá trị bắt buộc thi

hành và được bảo đảm bằng nhà nước.

pdf 135 trang yennguyen 8520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật (Phần 2)

Giáo trình Kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật (Phần 2)
109
CHƯƠNG 4 
SOẠN THẢO VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 
 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÂY DỰNG VĂN BẢN ÁP DỤNG 
PHÁP LUẬT 
1.1. Khái niệm văn bản áp dụng pháp luật 
 1.1.1. Khái niệm 
Văn bản áp dụng pháp luật là kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật 
nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật đối với các cơ quan, tổ chức, cá 
nhân đưa ra hành vi xử sự cụ thể trong trường hợp cụ thể của công việc phát 
sinh trong hoạt động quản lí nhà nước. Văn bản áp dụng pháp luật là sự kiện 
pháp lý trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một số quan hệ pháp 
luật cụ thể. 
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa đối với văn 
bản áp dụng pháp luật như: 
110
- Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản có chứa đựng những mệnh 
lệnh cá biệt, áp dụng một lần trong trường hợp cụ thể.19 
- Văn bản áp dụng pháp luật (văn bản hành chính cá biệt) là văn bản 
được cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết 
các công việc cụ thể, xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ 
chức hoặc xác định những biện pháp, trách nhiệm pháp lí với người vi phạm 
pháp luật.20 
- Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lí cá biệt, mang tính 
quyền lực nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách 
hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền ban hành thủ tục, trình tự 
luật định trên cơ sở các quy phạm pháp luật nhằm thiết lập quyền và nghĩa 
vụ cụ thể của cá nhân, cơ quan tổ chức cụ thể hoặc xác lập trách nhiệm 
pháp lí đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.21 
Như vậy, mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau về văn bản áp 
dụng pháp luật nhưng tựu trung lại có thể định nghĩa: Văn bản áp dụng 
pháp luật là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành, theo hình thức 
và thủ tục pháp luật quy định, có nội dung chứa đựng mệnh lệnh áp dụng 
pháp luật nhằm giải quyết những công việc xác định, với những đối tượng 
cụ thể, được thực hiện một lần trong thực tế luôn có giá trị bắt buộc thi 
hành và được bảo đảm bằng nhà nước. 
1.1.2. Đặc điểm 
 Văn bản áp dụng pháp luật là một dạng của văn bản pháp luật nói 
chung vì thế ngoài những đặc trưng chung vốn có của văn bản pháp luật, thì 
19 Xem Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nxb.CAND, Hà Nội.2010 
20 Xem Học viện Hành chính, Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản, Nxb.KHKT, Hà 
Nội.2009 
21 Xem PGS-TS.Thái Vĩnh Thắng, Từ điển thuật ngữ lí luận nhà nước và pháp luật, Nxb.CAND, Hà 
Nội.2008 
111
văn bản áp dụng pháp luật có những đặc điểm khác với các văn bản pháp 
luật khác. 
 - Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban 
hành 
 Văn bản áp dụng pháp luật được ban hành bởi rất nhiều chủ thể khác 
nhau trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, đặc biệt là trong hoạt 
động quản lý hành chính nhà nước nói riêng. Các chủ thể có thẩm quyền ban 
hành văn bản áp dụng pháp luật gồm có: Chủ thể trong các nhóm quan hệ 
quản lý hành chính nhà nước phát sinh khi các cơ quan hành chính nhà nước 
thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành; Chủ thể trong các nhóm quan hệ 
quản lý hành chính nhà nước phát sinh khi các cơ quan nhà nước khác thực 
hiện hoạt động quản lý nhà nước mang tính chất nội bộ để nhằm qua đó 
hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình; Chủ thể trong các 
nhóm quan hệ quản lý hành chính nhà nước phát sinh khi cá nhân, tổ chức 
được nhà nước trao quyền trong một khoảng thời gian nhất định. 
Tùy thuộc vào quy định cụ thể của pháp luật, theo yêu cầu của phân 
cấp trong quản lý nhà nước, mỗi chủ thể quản lý nhà nước chỉ có thẩm 
quyền ban hành một số văn bản áp dụng pháp luật, trong những trường hợp 
cụ thể, đối với đối tượng nhất định. 
- Văn bản áp dụng pháp luật được ban hành theo thủ tục và hình thức 
pháp luật quy định 
Khi ban hành văn bản áp dụng pháp luật các chủ thể ban hành đều 
phải thực hiện theo thủ tục và hình thức pháp luật quy định. Tùy từng loại 
việc mà việc áp dụng các để ban hành văn bản áp dụng pháp luật theo những 
thủ tục khác nhau. 
112
 - Thủ tục ban hành văn bản áp dụng pháp luật đơn giản hơn rất nhiều 
so với thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thời gian ban hành văn 
bản áp dụng pháp luật nhanh hơn, số lượng chủ thể tham gia soạn thảo mỗi 
văn bản ít hơn, thậm chí trong nhiều trường hợp chỉ có một chủ thể, không 
phải tiến hành một số bước như lập chương trình, thành lập Ban soạn thảo, 
đăng Công báo... như trong văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tục xây dựng 
văn bản áp dụng pháp luật phụ thuộc vào thủ tục áp dụng pháp luật. Hiện 
nay Nhà nước không ban hành một văn bản pháp luật độc lập để chỉ quy 
định về thủ tục ban hành văn bản áp dụng pháp luật. Xuất phát từ góc độ 
khoa học và thực tiễn, thủ tục ban hành văn bản áp dụng pháp luật được tiến 
hành thông qua các bước như: soạn thảo, trình, thông qua, ký, ban hành văn 
bản. 
- Hình thức của văn bản áp dụng pháp luật bao gồm tên gọi, thể thức 
kỹ thuật trình bày các đề mục như quốc hiệu, tên cơ quan ban hành văn bản, 
số, kí hiệu văn bản, địa danh, thời gian, trích yếu nội dung... được tuân theo 
những quy định chung ở các văn bản pháp luật tạo nên thể thống nhất về 
hình thức và nội dung của văn bản pháp luật.22 
 - Văn bản áp dụng pháp luật có nội dung là mệnh lệnh cụ thể với đối 
tượng xác định 
 Xuất phát từ vai trò của văn bản áp dụng pháp luật là kết quả của hoạt 
động áp dụng pháp luật. Việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật để tiến 
hành hoạt động quản lí nhà nước và để cụ thẻ hóa văn bản quy phạm pháp 
luật do đó nội dung của văn bản áp dụng pháp luật là mệnh lệnh cụ thể với 
đối tượng xác định. Văn bản áp dụng pháp luật chỉ ra đời khi trong thực tiễn 
phát sinh công việc cụ thể đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền giải quyết. Mỗi 
22 Xem mục 2, chương 2, giáo trình này 
113
văn bản áp dụng pháp luật chỉ được sử dụng một lần cho trường hợp xác 
định và luôn được định tính, định lượng rõ ràng. Tính xác định của văn bản 
áp dụng pháp luật cụ thể là vụ việc xảy ra đối với đối tượng nào thì văn bản 
ban hành để giải quyết chỉ được áp dụng cho đối tượng đó. Vì đối tượng tác 
động của văn bản áp dụng pháp luật chỉ hướng tới một hay một số chủ thể 
xác định là cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể được cá biệt hóa bằng các dấu 
hiệu để không nhầm lẫn với đối tượng khác. 
 - Văn bản áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện một lần. 
 Khác với văn bản quy phạm pháp luật đưa ra quy tắc xử sự chung 
được thực hiện nhiều lần trong thực tiễn, thì văn bản áp dụng pháp luật đưa 
ra mệnh lệnh chỉ được thực hiện duy nhất một lần trong thực tiễn. 
- Văn bản áp dụng pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước. 
Cũng giống như văn bản quy phạm pháp luật có nội dung là ý chí của 
nhà nước thể hiện thông qua quy tắc xử sự chung thì văn bản áp dụng pháp 
luật có nội dung là ý chí nhà nước được thể hiện thông qua mệnh lệnh cụ 
thể. Do đó, văn bản áp dụng pháp luật được ban hành bởi các chủ thể nhà 
nước trao quyền đều được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp 
khác nhau. 
Như vậy, việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật chủ yếu được sử 
dụng có nội dung giải quyết những công việc về: hình thành và ổn định tổ 
chức bộ máy nhà nước, về tổ chức nhân sự; trực tiếp thực hiện các quyền và 
nghĩa vụ của cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; áp dụng các biện pháp 
cưỡng chế nhà nước; văn bản để điều hành bộ máy trực thuộc trong những 
hoạt động cụ thể... 
1.2. Thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật 
114
Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật được hiểu là giới hạn do 
pháp luật quy định cho phép chủ thể ban hành văn bản pháp luật để giải 
quyết những công việc thuộc phạm vi chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn 
của mình. 
Khi xây dựng văn bản áp dụng pháp luật, trước hết cần xác định đúng 
thẩm quyền giải quyết công việc phát sinh theo quy định của pháp luật hiện 
hành nhằm đảm bảo chất lượng của văn bản. Nếu văn bản áp dụng pháp luật 
được ban hành trái thẩm quyền thì sẽ không có hiệu lực pháp luật và sẽ bị 
cấp có thẩm quyền hủy bỏ. 
Thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật được quy định trong 
rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Hiến pháp, các đạo 
luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật, pháp lệnh về quản lý nhà nước 
trong những lĩnh vực cụ thể. Có thể gọi tên các chủ thể có thẩm quyền ban 
hành văn bản áp dụng pháp luật như sau: 
1.2.1. Chủ thể là cơ quan nhà nước: Quốc hội, Uỷ ban thường vụ 
Quốc hội, Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban 
nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. 
1.2.2. Chủ thể là thủ trưởng cơ quan nhà nước: Chủ tịch nước, Thủ 
tướng chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch ủy ban 
nhân dân các cấp, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát 
nhân dân tối cao, Giám đốc sở, Viện trưởng, hiệu trưởng... 
1.2.3. Chủ thể là nhân viên Nhà nước đang thi hành công vụ, bao gồm: nhân 
viên thuế vụ, nhân viên hải quan, chiến sĩ cảnh sát, thanh tra viên chuyên 
ngành, bộ đội biên phòng23 
23 Xem Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2008 
115
 1.2.4. Chủ thể đặc biệt” là cá nhân được nhà nước ủy quyền: người 
chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời sân bay, bến cảng. Nhóm 
chủ thể này không phải là người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước 
nhưng trong những trường hợp đặc biệt thì họ được trao quyền ban văn bản 
áp dụng pháp luật để duy trì trật tự quản lý hành chính, khi kết thúc hoạt 
động này thì họ không còn được phép ban hành văn bản áp dụng pháp luật 
nữa. Đó là các cá nhân có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, 
người không quốc tịch được thuê bởi hợp đồng. 
1.3. Thủ tục xây dựng văn bản áp dụng pháp luật 
 Hiện nay, không có quy định về thủ tục ban hành văn bản áp dụng 
pháp luật mà chỉ quy định về thủ tục áp dụng pháp luật giải quyết đối với 
mỗi loại việc cụ thể, trong đó có xác định hình thức văn bản và những vấn 
đề có liên quan. 
Thủ tục xây dựng văn bản áp dụng pháp luât rất đơn giản, chỉ bao 
gồm một số hoạt động chuyên môn như: soạn thảo, thông qua, ban hành văn 
bản và mỗi hoạt động này thường có nội dung khá hẹp, được tiến hành trong 
thời gian ngắn, không cần sự tham gia của nhiều người. Thậm chí có những 
văn bản áp dụng pháp luật được ban hành từ khâu soạn thảo đến thông qua 
do một chủ đảm nhiệm. 
 1.3.1. Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật 
 Văn bản áp dụng pháp luật thường có nội dung đơn giản, cụ thể và 
luôn được hình thành dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật, do vậy trong 
quá trình soạn thảo không bắt buộc phải thành lập ban soạn thảo. Việc soạn 
thảo văn bản áp dụng pháp luật được tiến hành bởi đơn vị cấp dưới trực tiếp 
116
của chủ thể ban hành văn bản hoặc trong một số trường hợp do chính công 
chức khi thi hành công vụ trực tiếp soạn thảo. Trong trường hợp này, để đảm 
bảo yêu cầu kịp thời, nhanh chóng đối với hoạt động áp dụng pháp luật, 
thông thường việc soạn thảo văn bản đã có mẫu sẵn và người soạn thảo hoàn 
chỉnh văn bản theo mẫu đó. (Ví dụ: Chiến sĩ cánh sát giao thông soạn thảo 
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩh vực giao thông đường bộ 
theo phụ lục mẫu văn bản của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP). 
Nguyên tắc chung khi lựa chọn chủ thể soạn thảo văn bản áp dụng 
pháp luật là nội dung của văn bản liên quan đến chức năng của đơn vị nào 
do đơn vị đó soạn thảo, nếu liên quan đến nhiều đơn vị khác nhau thì do đơn 
vị có chức năng quản lý công việc đó soạn thảo còn các đơn vị khác có liên 
quan tham gia góp ý cho dự thảo. Ví dụ: Khi ban hành chỉ thị của Chủ tịch 
Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường sẽ do Sở 
Tài nguyên và Môi trường soạn thảo và các Sở Y tế, Công thươg, Xây 
dựng có thể tham gia tham gia góp ý. 
 Điều kiện ra đời của văn bản áp dụng pháp luật phải có sự kiện pháp lí 
xảy ra, khi soạn thảo cần lưu ý một số nội dung sau: 
 - Phải lựa chọn đúng thẩm quyền của chủ thể ban hành văn bản để giải 
quyết công việc phát sinh phụ thuộc vào tính chất, mức độ của sự kiện pháp 
lí phát sinh nằm trong phạm vi cho phép. 
Ví dụ: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chiến sĩ cảnh sát 
giao thông là 200.000 đồng nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao 
thông có vi phạm với mức phạt 600.000 đồng thì mức phạt này thuộc thẩm 
quyền của thủ trưởng cơ quan. 
- Phải lựa chọn chính xác quy phạm pháp luật hiện hành tương ứng để 
áp dụng pháp luật giải quyết công việc cụ thể. 
117
 Sau khi lựa chọn được quy phạm pháp luật, cơ quan áp dụng pháp luật 
cần xác định tên loại văn bản phù hợp với công việc phát sinh. Trong nhiều 
trường hợp tên loại văn bản áp dụng pháp luật có ý nghĩa quan trọng minh 
chứng tính hợp pháp về thẩm quyền hình thức của chủ thể áp dụng pháp 
luật. Ví dụ: Để bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân 
cùng cấp ban hành là nghị quyết. 
 - Sau khi lựa chọn được quy phạm pháp luật và xác định chính xác tên 
văn bản áp dụng pháp luật, người soạn thảo sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt 
nội dung văn bản. Trong hoạt động này, cùng một nội dung, người soạn thảo 
có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, sau đó lựa chọn cách diễn đạt tối 
ưu nhất. Ngoài ra, người soạn thảo cần xuất phát từ tính chất của mỗi công 
việc để xác định nội dung những vấn đề cần được trình bày trong văn bản và 
sắp xếp chúng cho logic, chặt chẽ. 
- Cần xuất phát từ tính chất của mỗi công việc cụ thể để xác định 
phạm vi vấn đề và đối tượng tác động của văn bản áp dụng pháp luật. 
Trong quá trình soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật, cần xác lập đối 
tượng của văn bản liền kề với mệnh lệnh của chủ thể ban hành văn bản theo 
hướng cụ thể hoá. Trước hết, với cá nhân là đối tượng tác động của văn bản 
áp dụng pháp luật cần cụ thể hoá bằng các dấu hiệu nhân thân. Đối với tổ 
chức là đối tượng của văn bản áp dụng pháp luật cần cụ thể hoá bằng các 
dấu hiệu về tên gọi, địa chỉ nơi đóng trụ sở, cơ quan chủ quản, số tài khoản... 
Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật luôn giải quyết công việc cụ 
thể xác định, mỗi văn bản áp dụng pháp luật được ban hành để giải quyết 
một loại việc cụ thể. Nếu vấn đề có nhiều nội dung phát sinh trong cùng thời 
điểm nhưng chưa đủ điều kiện để giải quyết toàn diện thì cần giới hạn chủ 
đề của văn bản trong phạm vi hẹp so với phạm vi của những việc cần giải 
118
quyết. Tức là, chủ thể ban hành văn bản áp dụng pháp luật có thể tách vụ 
việc đó ra để giải quyết trong nhiều văn bản áp dụng pháp luật khác nhau. 
Nếu đối tượng tác động của văn bản có liên quan đến một loại quyền 
và nghĩa vụ, nhưng nội dung của các quyền và nghĩa vụ đó hoàn toàn không 
giống nhau thì cần thiết phải ban hành nhiều văn bản áp dụng pháp luật để 
điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của mỗi đối tượng. Nếu quyền và nghĩa vụ của 
các đối tượng không có dấu hiệu khác biệt lớn, thì nên ban hành một văn bản 
để áp dụng đối với tất cả đối tượng có liên quan. Nếu nội dung chính và nội 
dung phụ đều quan trọng mà không thể cùng giải quyết trong một văn bản áp 
dụng pháp luật thì cần nói rõ nội dung nào tách rời giải quyết sau. 
1.3.2. Thông qua văn bản áp dụng pháp luật. 
Thông thường, dự thảo văn bản áp dụng pháp luật được người soạn 
thảo trình trực tiếp lên chủ thể ban hành sa ... ổ sung Hiến pháp. 
Nếu lựa chọn biện pháp xử lý là huỷ bỏ, bãi bỏ đối với văn bản khiếm 
khuyết thì chủ thể ban hành văn bản pháp luật sử dụng hình thức văn bản có 
thể thức điều khoản để ban hành. Theo cách lựa chọn này, có hai trường hợp 
xảy ra. Thứ nhất, hình thức của văn bản xử lý trùng với hình thức của 
văn bản pháp luật bị xử lý vì chúng có cùng thể thức điều khoản. Ví dụ, Uỷ 
ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành quyết định để bãi bỏ 03 Quyết 
định có nội dung về khuyến khích đầu tư nhưng trái với Luật đầu tư năm 
2005. 
Thứ hai, hình thức của văn bản xử lý khác với hình thức của văn bản bị 
xử lý nếu văn bản bị xử lý là văn bản có thể thức nghị luận (chỉ thị, công 
văn). 
c. Hình thức văn bản pháp luật khi Toà án nhân dân xử lý văn bản 
áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước. 
Toà án nhân dân ban hành bản án để huỷ bỏ quyết định hành chính sai 
trái của cơ quan hành chính nhà nước là đối tượng bị khởi kiện. 
2.5.2. Soạn thảo nội dung của văn bản pháp luật xử lý văn bản pháp 
luật khác 
230
a. Đối với những văn bản pháp luật xử lý có nội dung huỷ bỏ, bãi 
bỏ, đình chỉ, tạm đình chỉ văn bản pháp luật khác 
Nội dung của những văn bản này được trình bày và phân chia thành 
hai điều (hoặc ba điều) theo hướng: Điều 1 xác định biện pháp xử lý, đối 
tượng xử lý và lý do xử lý; Điều 2 qui định trách nhiệm thi hành văn bản; 
Điều 3 qui định về thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản. 
Khi viện dẫn văn bản pháp luật hoặc bộ phận văn bản là đối tượng bị 
huỷ bỏ, bãi bỏ, đình chỉ, tạm đình chỉ, yêu cầu người soạn thảo phải liệt kê 
chi tiết những dấu hiệu của văn bản pháp luật là đối tượng bị xử lý. Nếu chỉ 
huỷ bỏ, bãi bỏ, đình chỉ một bộ phận của văn bản, thì người soạn thảo phải 
liệt kê đầy đủ bộ phận văn bản bị huỷ bỏ, bãi bỏ, đình chỉ, tạm đình chỉ như: 
điểm, khoản, điều của văn bản số// do ai ban hành, ngày tháng năm ban 
hành, quy định về (hoặc trong văn bản thể thức nghị luận thì liệt kê: điểm, 
phần, mục của văn bản số// doban hành). 
Nếu ra phán quyết để huỷ bỏ, bãi bỏ, đình chỉ, tạm đình chỉ toàn bộ một văn 
bản khiếm khuyết thì người soạn thảo phải liệt kê đủ năm dấu hiệu của văn bản 
pháp luật bị xử lý: tên văn bản, số, ký hiệu, chủ thể ban hành, thời gian ban hành, 
trích yếu nội dung. 
Nội dung của điều 2, người soạn thảo phải liệt kê được người đứng 
đầu đơn vị cấp dưới trực tiếp của chủ thể ban hành văn bản có trách nhiệm 
thi hành văn bản pháp luật xử lý. 
Nội dung cuối cùng trong văn bản pháp luật xử lý là thời điểm bắt đầu 
có hiệu lực pháp luật của văn bản. Với nội dung này, người soạn thảo có thể 
tách thành một điều riêng biệt, cũng có thể xác lập ngay trong nội dung của 
điều 2, sau phần hiệu lực pháp luật về đối tượng thi hành văn bản. Người 
soạn thảo có thể sắp xếp nội dung hiệu lực pháp luật về thời gian trước nội 
231
dung hiệu lực pháp luật về đối tượng hoặc ngược lại. Văn bản huỷ bỏ, bãi 
bỏ, đình chỉ, tạm đình chỉ được trình bày đầy đủ hình thức và nội dung 
tương tự như văn bản sau: 
 HỘI ĐỒNG NHÂN 
DÂN 
 HUYỆN A 
Số /NQ-HĐND 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
VIỆT NAM 
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
A, ngày... tháng  năm 
NGHỊ QUYẾT 
Bãi bỏ Nghị quyết trái pháp luật 
 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN A 
Khoá kỳ họp thứ từ ngày đến ngày 
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 
26-11-2003; 
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân 
dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004; 
Căn cứ Pháp lệnh Dân số ngày 09-10-2003; 
Xét Công văn số /PTP-KTVB về kiểm tra văn bản quy phạm pháp 
luật của Phòng Tư pháp huyện A, 
QUYẾT NGHỊ: 
232
Điều 1. Bãi bỏ Nghị quyết số/2005/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân 
xã B, ban hành ngày tháng năm, quy định về , vì có nội dung trái 
với quy định của Pháp lệnh dân số ngày 9-10-2003. 
Điều 2. Thường trực HĐND huyện B, Chánh văn phòng HĐND, Trưởng 
Ban pháp chế chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. 
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh A khoá , kỳ họp thứ 
thông qua ngày tháng năm 
 Nơi nhận: 
- Như Điều 2; 
- Lưu: VP. 
CHỦ TỊCH 
b. Đối với những văn bản xử lý có nội dung sửa đổi, bổ sung văn 
bản pháp luật khác 
Riêng đối với biện pháp sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật khiếm 
khuyết, người soạn thảo cần lưu ý tới việc đảm bảo tính khoa học và trật tự 
liên tục của văn bản bị xử lý. Về cơ bản, văn bản có nội dung sửa đổi, bổ 
sung văn bản pháp luật khác cũng phải thể hiện được toàn bộ những nội 
dung cần sửa đổi, bổ sung và quy định về hiệu lực pháp luật của văn bản đó. 
Về nội dung của phần sửa đổi, bổ sung có thể được soạn thảo theo 
những cách thức sau đây: 
Thứ nhất, xác lập nội dung mới thay thế cho nội dung cũ và ấn định 
cụ thể vị trí của nó trong văn bản bị sửa đổi. Ví dụ: 
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải 
quyết các vụ án hành chính. 
233
1. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau: 
“ Điều 5 
1. Người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành 
chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc, bản sao quyết định giải quyết 
khiếu nại (nếu có), cung cấp các chứng cứ khác để bảo vệ quyền, lợi íh hợp 
pháp của mình.” 
 Thứ hai, xác định rõ vị trí và nội dung cần đưa thêm vào văn bản 
đồng thời giữ nguyên nội dung cũ liền kề. Ví dụ: 
“ Điều 1. Bổ sung điểm e, f vào khoản 4 Điều 15 như sau: 
Điều 15.....” 
Thứ ba, Nếu cần sửa đổi, thay thế những từ, ngữ, dấu câu của bộ phận 
nào đó trong văn bản cũ bằng từ, ngữ, dấu câu mới, người soạn thảo cũng 
phải xác định rõ vị trí của chúng. Cách này được sử dụng khi có sự thay đổi 
đồng loạt các nội dung nằm trong nhiều bộ phận khác nhau của văn bản. 
Về hiệu lực pháp luật của văn bản sửa đổi, bổ sung được trình bày 
giống với các văn bản pháp luật khác. Người soạn thảo có thể tách thành hai 
điều riêng biệt, một điều trình bày hiệu lực pháp luật về đối tượng, một điều 
trình bày hiệu lực pháp luật về thời gian, hoặc chỉ trình bày trong một điều 
khoản. 
Ví dụ: Cơ cấu của Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết 
định số:.../.../QĐ - UBND của Uỷ ban nhân dân quận A như sau: 
234
UỶ BAN NHÂN DÂN 
 QUẬN A 
 Số /QĐ-UBND 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT 
NAM 
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
A, ngày... tháng  năm 
QUYẾT ĐỊNH 
Sửa đổi, bổ sung Quyết định số...//QĐ-UBND 
UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN A 
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26-11-
2003; 
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND 
năm 2004; 
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Tư pháp quận A, 
QUYẾT ĐỊNH: 
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số...//QĐ-
UBND, ngày  tháng  năm về việc, như sau: 
“
” 
Điều 2. Chánh văn phòng UBND, Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng các 
Phòng, ban khác có liên quan  chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. 
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm... 
235
Nơi nhận: 
- Như Điều 2; 
- Lưu: VP. 
TM.UBND 
CHỦ TỊCH 
 CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày định nghĩa và đặc điểm của kiểm tra văn bản pháp luật? 
2. Trình bày thẩm quyền kiểm tra văn bản pháp luật? 
3. Phân tích các dấu hiệu khiếm khuyết của văn bản pháp luật? 
4. So sánh biện pháp bãi bỏ và biện pháp hủy bỏ 
5. Soạn thảo văn bản pháp luật để Chủ tịch UBND tỉnh A bãi bỏ 
Quyết định số //QĐ-UBND của UBND huyện, quy định về phí, lệ phí 
trái quy định của Pháp lệnh phí và lệ phí. 
236
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Văn bản 
1. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 
2. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và 
Ủy ban nhân dân năm 2004. 
3. Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001. 
4. Luật Tổ chức Chính Phủ năm 2001. 
5. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003. 
6. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. 
7. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/1/2011 của Bộ Nội vụ hướng 
dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản hành chính. 
8. Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP, ngày 06/5/2005 của 
Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ quy định về thể thức kỹ thuật trình 
bày văn bản quản lí. 
9. Nghị định số 110/ 2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công 
tác văn thư. 
10. Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa 
đổi, bổ sung nghị định số 110 của chính phủ về công tác văn thư. 
11. Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 1139/2007/UBTVQH 
ngày 03/7/2007 ban hành Quy chế về kĩ thuật trình bày dự thảo văn 
bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 
237
 Sách 
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, 
Nxb.CAND, Hà Nội, 2010. 
2. Học viện hành chính Quốc Gia, Giáo trình kĩ thuật xây dựng và ban 
hành văn bản, Nxb,KHKT, Hà Nội, 2009. 
3. Nguyễn Đăng Dung, Võ Chí Hảo, Kĩ thuật soạn thảo văn bản, Nxb. 
ĐHQG, Hà Nội, 2008. 
4. Lê Văn In và Phạm Hưng, Phương pháp soạn thảo văn bản hành 
chính, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2003. 
5. Lê Văn In, Mẫu soạn thảo văn bản dùng cho các cơ quan chính quyền 
địa phương, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị kinh tế, Nxb. 
CTQG, Hà Nội, 2001. 
6. Nguyễn Văn Thâm, Soạn thảo và xử lí văn bản trong công tác của 
cán bộ lãnh đạo và quản lí, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2003. 
7. Nguyễn Thế Quyền, Một số vấn đề về soạn thảo văn bản, Nxb. 
CAND, Hà Nội, 1998. 
8. Nguyễn Thế Quyền, Hiệu lực của văn bản pháp luật - Một số vấn đề 
lí luận và thực tiễn, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2005. 
9. Luật gia Nguyễn Văn Thông, Kĩ thuật soạn thảo và các mẫu văn bản 
dùng cho khối hành chính sự nghiệp, các tổ chức và đoàn thể, Nxb 
Thống Kê, Hà Nội, 2006. 
10. Hoàng Giang, Cẩm nang kĩ thuật soạn thảo văn bản, Nxb Lao động 
xã hội 
11. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tính hợp lí của văn bản quy phạm 
pháp luật, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội, 2008. 
12. Trường Đại học Luật Hà Nội, Thẩm dịnh, thẩm tra dự thảo văn bản 
238
quy phạm pháp luật, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội, 2010. 
13. Viện Khoa học pháp lí, Nhận diện các đặc trưng của văn bản quy 
phạm pháp luật, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội, 2009. 
 Bài viết đăng trên tạp chí 
1. Bùi Thị Đào, Về bãi bỏ và hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật, Tạp 
chí Luật học, số 5/1998. 
2. Bùi Thị Đào, Giám sát, kiểm tra, xử lí văn bản quy phạm pháp luật, 
Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, số 9/2002. 
3. Bùi Thị Đào, Thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản trong Luật 
ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Luật học, số 1/2005. 
4. Bùi Thị Đào, Văn bản quy phạm trái pháp luật và xử lí văn bản quy 
phạm trái pháp luật, Tạp chí Luật học, số 10/2007. 
5. Bùi Thị Đào, Lê Vương Long, Vấn đề xử lí văn bản pháp luật bất hợp 
lí, Tạp chí Luật học, số 8/2008. 
6. Bùi Thị Đào, Bàn về văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng 
pháp luật, Tạp chí Luật học, số 5/2004. 
7. Bùi Thị Đào, Góp ý sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp 
luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 3/2008. 
8. Hoàng Minh Hà, Một số nội dung cơ bản của Luật ban hành văn bản 
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Tạp 
chí Luật học, số 2/2005 
9. Nguyễn Thế Quyền, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về xây dựng 
pháp luật ở Việt Nam, Tạp chí Luật học số 4/1999. 
10. Nguyễn Thế Quyền, Nội dung của khái niệm hiệu lực văn bản pháp 
luật. Tạp chí Luật học , số 2/2003. 
239
11. Trần Thị Vượng, Vấn đề chuẩn hóa thể thức văn bản quy phạm pháp 
luật, Tạp chí Luật học số 10/2008. 
12. Đoàn Thị Tố Uyên, Hoàn thiện quy định pháp luật về xử lí văn bản 
quy phạm pháp luật sai trái, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 
6/2008. 
13. Đoàn Thị Tố Uyên, Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, nhìn từ 
góc độ lí luận và thực tiễn, Tạp chí Luật học, số 11/2009. 
14. Đoàn Thị Tố Uyên, Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động thẩm 
định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan tư 
pháp địa phương thực hiện, Tạp chí Dân chủ pháp luật, số 5/2011. 
15. Cao Kim Oanh, Bàn về tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống 
nhất của văn bản quy phạm pháp luật, Tạp chí Dân chủ pháp luật, số 
5/2011. 
MỤC LỤC 
240
LỜI NÓI ĐẦU 
CHƯƠNG 1 
KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT 
1. XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT 
1.1 Đối tượng nghiên cứu của môn học 
1.2. Phương pháp nghiên cứu 
1.3. Các yêu cầu đối với hoạt động xây dựng văn bản pháp luật. 
2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 
2.1. Khái niệm: 
2.2. Đặc điểm của văn bản pháp luật 
2.3. Phân loại văn bản pháp luật. 
2.4. Chức năng của văn bản pháp luật 
2.5. Các yêu cầu (tiêu chuẩn) đảm bảo chất lượng đối với văn bản 
pháp luật. 
CHƯƠNG 2 
HÌNH THỨC VĂN BẢN PHÁP LUẬT 
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC VĂN BẢN PHÁP LUẬT 
1.1 Khái niệm hình thức văn bản pháp luật 
1.2. Căn cứ lựa chọn hình thức văn bản pháp luật 
1.3. Yêu cầu về mẫu giấy và vùng trình bày văn bản 
2. CÁCH THỨC TRÌNH BÀY HÌNH THỨC VĂN BẢN PHÁP LUẬT. 
2.1. Quốc hiệu (tiêu ngữ). 
2.2. Tên cơ quan ban hành văn bản 
2.3. Số, kí hiệu văn bản 
2.4. Địa danh, thời gian ban hành văn bản 
2.5. Tên loại văn bản 
241
2.6. Trích yếu nội dung văn bản: 
2.7. Chữ kí, thể thức đề kí, chức vụ người kí 
2.8. Dấu trong văn bản 
2.9. Nơi nhận 
CHƯƠNG 3 
SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT. 
1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật 
1.2. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật 
1.3. Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật 
2. CÁCH THỨC SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 
2.1. Soạn thảo phần mở đầu (cơ sở ban hành) của văn bản quy phạm 
pháp luật 
2.2. Soạn thảo nội dung chính của văn bản quy phạm pháp luật 
2.3. Soạn thảo phần kết thúc (hiệu lực pháp lí) của văn bản quy phạm 
pháp luật 
CHƯƠNG 4 
SOẠN THẢO VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÂY DỰNG VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP 
LUẬT 
1.1. Khái niệm văn bản áp dụng pháp luật 
1.2. Thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật 
1.3. Thủ tục xây dựng văn bản áp dụng pháp luật 
2. CÁCH THỨC SOẠN THẢO VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 
2.1. Cơ sở ban hành văn bản áp dụng pháp luật 
2.2. Soạn thảo nội dung chính của văn bản áp dụng pháp luật 
242
2.3. Hiệu lực pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật 
 CHƯƠNG 5. 
SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 
1.1. Khái niệm văn bản hành chính 
1.2. Thẩm quyền ban hành văn bản hành chính 
1.3. Thủ tục ban hành văn bản hành chính 
2. CÁCH THỨC SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 
2.1. Cơ sở ban hành của văn bản hành chính 
2.2. Nội dung chính - mệnh lệnh của chủ thể ban hành văn bản hành 
chính 
2.3. Hiệu lực về đối tượng của văn bản hành chính 
3. SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 
3.1. Soạn thảo Công văn 
3.2. Soạn thảo Công điện 
3.3. Soạn thảo Thông báo 
CHƯƠNG 6 
KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN PHÁP LUẬT 
1. KIỂM TRA VĂN BẢN PHÁP LUẬT 
1.1 Khái niệm kiểm tra văn bản pháp luật 
1.2. Nguyên tắc và phương thức kiểm tra văn bản pháp luật 
1.3. Thẩm quyền kiểm tra văn bản pháp luật 
1.4. Nghiệp vụ kiểm tra văn bản pháp luật 
2. XỬ LÍ VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHIẾM KHUYẾT 
2.1. Những khiếm khuyết của văn bản pháp luật 
2.2. Nguyên tắc xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết 
243
2.3. Thẩm quyền xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết 
2.4. Cách thức xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết 
2.5. Cách thức soạn thảo văn bản pháp luật có nội dung xử lý văn 
bản pháp luật khác 
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_xay_dung_van_ban_phap_luat_phan_2.pdf