Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 2)

ChươngVI

LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA MỘT SỐ

NHÓM NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

6.1. KHÁI QUÁT

Khái niệm các nhóm người dễ bị tổn thương (vulnerable groups)

được sử dụng rất phổ biến trong các văn kiện pháp lý quốc tế và trong

các hoạt động nghiên cứu, thực tiễn về quyền con người trên thế giới.

Mặc dù không có định nghĩa chính thức chung nào được đưa ra về các

nhóm người dễ bị tổn thương, tuy nhiên, từ các nguồn tài liệu và thực

tiễn về quyền con người, có thể xác định khái niệm này chỉ những

nhóm, cộng đồng người có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp

hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị tổn thương về quyền con

người, và bởi vậy, cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm,

cộng đồng người khác.

Một số nhóm người được coi là dễ bị tổn thương trong luật nhân

quyền quốc tế bao gồm: phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người sống

chung với HIV, người di tản hoặc tìm kiếm nơi lánh nạn, người không

quốc tịch, người lao động di trú, người thiểu số (về dân tộc, chủng tộc,

tôn giáo.), người bản địa, nạn nhân chiến tranh, những người bị tước tự

do, người cao tuổi. Theo dòng thời gian, danh sách này có thể còn được

bổ sung, bao gồm những nhóm người gặp những nguy cơ cao về quyền

con người ở trong nhiều hoàn cảnh, bối cảnh (xét cả trên phạm vi quốc

tế, khu vực, quốc gia, ở trong gia đình, nơi làm việc hoặc ngoài xã hội).

Quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương cấu thành một bộ

phận quan trọng của luật nhân quyền quốc tế. Phần nhiều trong số

hàng trăm văn kiện quốc tế về quyền con người (bao gồm cả các điều

Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người

230

ước quốc tế) được Liên hợp quốc thông qua sau hai công ước cơ bản về

các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 là để

pháp điển hóa các quyền đặc thù của các nhóm người dễ bị tổn thương.

Tuy nhiên, về mặt lịch sử, vấn đề quyền của một số nhóm người dễ

bị tổn thương đã được đề cập trong luật quốc tế từ lâu, thậm chí trước

khi các quyền con người mang tính phổ biến chung được pháp điển hóa

trong hai công ước năm 1966. Cụ thể, luật nhân đạo quốc tế - được

đánh dấu bằng sự ra đời của Công ước Giơnevơ về cải thiện tình trạng

của những binh sĩ bị ốm, bị thương trên chiến trường năm 1864 (Công

ước Giơnevơ I) và phát triển cho đến ngày nay – có thể coi là đã xác lập

và bảo vệ những quyền cơ bản của những binh sĩ bị thương, bị ốm, bị

đắm tàu, bị bắt (tù binh), thường dân. và những đối tượng nạn nhân

chiến tranh khác trong thời gian diễn ra các cuộc xung đột vũ trang. Cả

hai tổ chức quốc tế cùng được thành lập vào năm 1919 là Tổ chức Lao

động quốc tế (ILO) và Hội quốc liên đều đã thông qua nhiều văn kiện,

bao gồm các điều ước quốc tế, có ý nghĩa xác lập và bảo vệ các quyền

của một số nhóm như người thiểu số, người bản địa, người lao động.

pdf 156 trang yennguyen 10480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 2)

Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người (Phần 2)
Chương VI: Luật quốc tế về quyền của một số   
 229
ChươngVI 
LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA MỘT SỐ  
NHÓM NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG   
6.1. KHÁI QUÁT 
Khái niệm các nhóm người dễ bị tổn thương (vulnerable groups) 
được sử dụng rất phổ biến trong các văn kiện pháp lý quốc tế và trong 
các hoạt động nghiên cứu, thực tiễn về quyền con người trên thế giới. 
Mặc dù không có định nghĩa chính thức chung nào được đưa ra về các 
nhóm người dễ bị tổn thương, tuy nhiên, từ các nguồn tài liệu và thực 
tiễn về quyền con người, có thể xác định khái niệm này chỉ những 
nhóm, cộng đồng người có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp 
hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị tổn thương về quyền con 
người, và bởi vậy, cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, 
cộng đồng người khác. 
Một số nhóm người được coi là dễ bị tổn thương trong luật nhân 
quyền quốc tế bao gồm: phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người sống 
chung với HIV, người di tản hoặc tìm kiếm nơi lánh nạn, người không 
quốc tịch, người lao động di trú, người thiểu số (về dân tộc, chủng tộc, 
tôn giáo...), người bản địa, nạn nhân chiến tranh, những người bị tước tự 
do, người cao tuổi... Theo dòng thời gian, danh sách này có thể còn được 
bổ sung, bao gồm những nhóm người gặp những nguy cơ cao về quyền 
con người ở trong nhiều hoàn cảnh, bối cảnh (xét cả trên phạm vi quốc 
tế, khu vực, quốc gia, ở trong gia đình, nơi làm việc hoặc ngoài xã hội). 
Quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương cấu thành một bộ 
phận quan trọng của luật nhân quyền quốc tế. Phần nhiều trong số 
hàng trăm văn kiện quốc tế về quyền con người (bao gồm cả các điều 
 Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 230 
ước quốc tế) được Liên hợp quốc thông qua sau hai công ước cơ bản về 
các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 là để 
pháp điển hóa các quyền đặc thù của các nhóm người dễ bị tổn thương. 
Tuy nhiên, về mặt lịch sử, vấn đề quyền của một số nhóm người dễ 
bị tổn thương đã được đề cập trong luật quốc tế từ lâu, thậm chí trước 
khi các quyền con người mang tính phổ biến chung được pháp điển hóa 
trong hai công ước năm 1966. Cụ thể, luật nhân đạo quốc tế - được 
đánh dấu bằng sự ra đời của Công ước Giơnevơ về cải thiện tình trạng 
của những binh sĩ bị ốm, bị thương trên chiến trường năm 1864 (Công 
ước Giơnevơ I) và phát triển cho đến ngày nay – có thể coi là đã xác lập 
và bảo vệ những quyền cơ bản của những binh sĩ bị thương, bị ốm, bị 
đắm tàu, bị bắt (tù binh), thường dân... và những đối tượng nạn nhân 
chiến tranh khác trong thời gian diễn ra các cuộc xung đột vũ trang. Cả 
hai tổ chức quốc tế cùng được thành lập vào năm 1919 là Tổ chức Lao 
động quốc tế (ILO) và Hội quốc liên đều đã thông qua nhiều văn kiện, 
bao gồm các điều ước quốc tế, có ý nghĩa xác lập và bảo vệ các quyền 
của một số nhóm như người thiểu số, người bản địa, người lao động... 
Xét trong phạm vi Liên hợp quốc, mặc dù những văn kiện cụ thể 
về quyền của một số nhóm người lớn dễ bị tổn thương như phụ nữ, 
trẻ em, người lao động di trú, người khuyết tật, người sống chung với 
HIV/AIDS... được xây dựng và thông qua sau thập kỷ 1960, nhưng 
trước đó, vấn đề quyền của một số nhóm, trong đó bao gồm phụ nữ, 
trẻ em, đã được ghi nhận trong những văn kiện quan trọng nhất của 
Liên hợp quốc về quyền con người. Cụ thể, Lời nói đầu của Hiến 
chương Liên hợp quốc, bên cạnh việc khẳng định sự bình đẳng giữa 
các nước lớn và nhỏ, còn nhắc đến sự bình đẳng giữa nam và nữ. 
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người mặc dù xác định một hệ 
thống các quyền và tự do chung cho tất cả mọi người nhưng cũng 
không quên đề cập đến quyền bình đẳng giữa nam và nữ (Lời nói 
đầu, Điều 16), quyền được bảo vệ của bà mẹ và trẻ em (Điều 25(2)). 
Đặc biệt, trước khi hai công ước cơ bản về quyền con người được 
thông qua năm 1966, một vài văn kiện (bao gồm cả các công ước) có 
liên quan đến quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương đã 
được Liên hợp quốc thông qua, chẳng hạn như: Nghị định thư năm 
1953 sửa đổi Công ước về nô lệ năm 1926, Công ước bổ sung về xóa 
Chương VI: Luật quốc tế về quyền của một số   
 231
bỏ chế độ nô lệ, việc buôn bán nô lệ và các thể chế, thực tế khác 
tương tự như chế độ nô lệ năm 1956, Công ước về trấn áp việc buôn 
bán người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949, Công ước về vị 
thế của người tị nạn năm 1951, Công ước về vị thế của người không 
quốc tịch năm 1954, Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức năm 
1957, Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952, Công 
ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn năm 1957, Công ước về kết 
hôn tự nguyện, tuổi kết hôn tối thiểu và việc đăng ký kết hôn năm 
1962, Tuyên bố về quyền trẻ em năm 1959, Tuyên bố về xóa bỏ các 
hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc năm 1963... 
Như vậy, ở góc độ nhất định, có thể nói rằng luật nhân quyền quốc 
tế bắt đầu từ những quy phạm về quyền của các nhóm người dễ bị tổn 
thương, mặc dù trước năm 1945, những quy định về vấn đề này mới chỉ 
ở mức khái quát. 
Lý do chính dẫn đến việc xây dựng thêm những văn kiện và cơ chế 
quốc tế để bảo vệ và thúc đẩy quyền của các nhóm người dễ bị tổn 
thương bổ sung cho hai công ước năm 1966 đó là: 
Thứ nhất, giống như tất cả các mọi người, thành viên của các 
nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội cũng được hưởng các quyền áp 
dụng chung cho toàn nhân loại mà được ghi nhận trong UHDR, ICCPR 
và ICESCR, tuy nhiên, do vị thế yếu hơn của họ, các nhóm này rất dễ bị 
vi phạm các quyền hoặc gặp khó khăn trong việc hưởng thụ các quyền. 
Thực tế đó làm nảy sinh nhu cầu xây dựng những văn kiện pháp lý quốc 
tế với những quy định cụ thể và chi tiết hơn để bảo vệ và thúc đẩy 
quyền của các nhóm này. 
Thứ hai, hệ thống các quy phạm và cơ chế quốc tế về quyền con 
người nói chung về cơ bản là không đủ, thậm chí, đôi khi không phù 
hợp nếu áp dụng một cách máy móc với các nhóm người dễ bị tổn 
thương. Đơn cử, quyền về việc làm là một trong các quyền cơ bản của 
tất cả mọi người, tuy nhiên, nếu không có những quy định cụ thể về việc 
áp dụng quyền này với những người chưa thành niên thì có thể sẽ dẫn 
đến bảo trợ cho việc lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em. Hoặc 
trong hệ thống các quyền và tự do cơ bản của con người không có nhiều 
quyền rất cần thiết cho trẻ em (ví dụ như quyền được chăm sóc, giáo 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 232 
dưỡng, được học tiểu học miễn phí...), cho phụ nữ (ví dụ như các quyền 
về sức khỏe sinh sản...), cho người khuyết tật (ví dụ như quyền được hỗ 
trợ về việc đi lại...), người sống chung với HIV (ví dụ như quyền không 
bị cưỡng bức xét nghiệm và được giữ bí mật về kết quả xét nghiệm 
HIV...), người tị nạn, người tìm kiếm nơi lánh nạn (ví dụ như quyền 
không bị đẩy trả lại nước gốc nếu việc đó khiến họ có thể bị tàn sát, 
ngược đãi...), người thiểu số (ví dụ như quyền được giữ gìn bản sắc văn 
hóa của cộng đồng họ...), người bản địa (ví dụ như quyền được bảo tồn 
và hưởng lợi trên đất đai của tổ tiên họ...)... 
Như đã đề cập ở trên, vấn đề quyền của các nhóm người dễ bị tổn 
thương cấu thành một bộ phận quan trọng trong luật nhân quyền quốc 
tế. Hệ thống văn bản quốc tế về vấn đề này hiện có hàng trăm văn kiện 
không chỉ do Liên hợp quốc mà còn do nhiều tổ chức liên chính phủ 
quốc tế thành viên của Liên hợp quốc, đặc biệt là UNESCO, ILO... 
thông qua. Mặc dù vậy, chương này chỉ giới thiệu và phân tích khái quát 
những quy phạm quốc tế chủ yếu về quyền của một số nhóm người dễ 
bị tổn thương nhất, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người 
sống chung với HIV/AIDS và người thiểu số. 
6.2. QUYỀN CỦA PHỤ NỮ THEO LUẬT QUỐC TẾ 
Phụ nữ là nhóm đông nhất trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương 
(do hơn một nửa nhân loại là phụ nữ) nên vấn đề quyền của phụ nữ thu 
hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, cuộc đấu 
tranh cho các quyền của phụ nữ diễn ra trên thế giới từ rất sớm. Nhiều tài 
liệu cho thấy, ngay từ thời kỳ cách mạng tư sản Pháp (thế kỷ XVIII), ở châu 
Âu đã xuất hiện các phong trào đấu tranh của phụ nữ chống lại sự bóc lột 
kinh tế và sự phân biệt đối xử với họ trên phương diện chính trị, xã hội. Về 
sau, các phong trào đó được gọi chung là phong trào đòi bình quyền cho 
phụ nữ (feminism). Xét chung, phong trào đòi bình quyền cho phụ nữ và 
các phong trào đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc là những cuộc vận 
động mang tính toàn cầu nhằm xoá bỏ ba hình thức bất bình đẳng chủ yếu 
trong xã hội loài người mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã xác 
định, đó là bất bình đẳng về chủng tộc, giai cấp và giới. 
Chương VI: Luật quốc tế về quyền của một số   
 233
Cũng như vấn đề quyền con người nói chung, các cuộc đấu tranh vì 
quyền của phụ nữ cũng được bắt đầu từ cấp độ quốc gia rồi dần phát 
triển trở thành những phong trào quốc tế, có ảnh hưởng và tác động đến 
pháp luật quốc tế. Trên phương diện pháp lý quốc tế, vấn đề bảo vệ phụ 
nữ đã trở thành nội dung của nhiều công ước do ILO ban hành từ đầu thế 
kỷ XX. Mặc dù vậy, quyền bình đẳng của phụ nữ mới chỉ được chính thức 
đề cập trong luật quốc tế kể từ khi Liên hợp quốc ra đời. 
Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 lần đầu tiên khẳng định sự 
‘bình đẳng về các quyền giữa phụ nữ và đàn ông...” (Lời nói đầu). Ba 
năm sau đó (1948), UDHR xác lập nguyên tắc nền tảng là tất cả mọi 
người đều được hưởng các quyền và tự do một cách bình đẳng, không 
có bất cứ sự phân biệt nào về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, 
ngôn ngữ, quan điểm chính trị và các yếu tố khác (các Điều 1 và 2). Tiếp 
theo UDHR, một loạt điều ước quốc tế đã được Liên hợp quốc thông 
qua nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm Công ước về trấn áp 
việc buôn người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949; Công ước về 
các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952; Công ước về quốc tịch của 
phụ nữ khi kết hôn năm 1957; Công ước về đăng ký kết hôn, tuổi tối 
thiểu khi kết hôn và việc kết hôn tự nguyện năm 1962... Nguyên tắc 
bình đẳng nam nữ cũng được khẳng định trong cả hai điều ước quốc tế 
quan trọng nhất về quyền con người năm 1966 là ICCPR và ICESCR 
(Lời nói đầu và các Điều 2(2), Điều 3 của hai công ước này)... 
Các văn kiện kể trên bước đầu đã xác lập một khuôn khổ pháp lý quốc 
tế nhằm bảo đảm vị thế bình đẳng của phụ nữ với đàn ông trong cương vị 
chủ thể của các quyền con người, nhưng chưa đưa ra được những giải pháp 
để bảo đảm cho họ hưởng thụ đầy đủ các quyền đó trên thực tế. Vì vậy, 
năm 1967, Liên hợp quốc thông qua Tuyên bố về xoá bỏ mọi hình thức 
phân biệt đối xử chống lại phụ nữ. Văn kiện này là tiền đề cho sự ra đời của 
Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 
(CEDAW) vào ngày 18-12-1979. Công ước này có hiệu lực từ ngày 3-9-1981, 
tính đến tháng 8-2011, đã có 187 quốc gia thành viên152, là một trong hai 
1 Nguồn 
8&chapter=4&lang=en 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 234 
điều ước quốc tế về quyền con người có số lượng quốc gia thành viên cao 
nhất (chỉ đứng sau Công ước về quyền trẻ em). 
Tuy nhiên, CEDAW cũng là một trong số các điều ước quốc tế về 
quyền con người có số lượng quốc gia bảo lưu (một số điều khoản) cao 
nhất.1 Đây chính là một trong những trở ngại chính trong việc hiện thực 
hóa các quyền bình đẳng của phụ nữ trên thực tế, cho dù CEDAW hiện 
đã được hầu hết quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc gia nhập. 
Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ II tổ chức ở Viên (Áo) 
năm 1993 đã tái khẳng định trong văn kiện chính thức cuối cùng (Tuyên 
bố Viên và Chương trình hành động) rằng: “Quyền con người của phụ 
nữ và trẻ em gái là một bộ phận cấu thành, gắn liền và không thể tách 
rời của các quyền con người phổ biến” (đoạn 18 phần I). Với sự khẳng 
định này, cuộc đấu tranh vì các quyền bình đẳng của phụ nữ được lật 
sang một trang mới, theo đó, tất cả những mối quan tâm của phụ nữ sẽ 
được lồng ghép vào các chương trình, hoạt động về quyền con người. 
 Ngoài các hội nghị quốc tế chung về quyền con người, từ 1975 đến 
1999, bốn Hội nghị thế giới về phụ nữ đã được tổ chức (ở Mêhicô năm 
1975, ở Côpenhagen (Đan Mạch) năm 1980, ở Nairôbi (Kênia) năm 
1985, và ở Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995) đã thảo luận và đưa ra 
nhiều giải pháp thúc đẩy và bảo vệ có hiệu quả các quyền, cơ hội và vị 
thế bình đẳng của phụ nữ. Để thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc 
tế với vấn đề quyền của phụ nữ, Liên hợp quốc đã lấy giai đoạn 1975-
1985 là “Thập kỷ của Liên hợp quốc về Phụ nữ. ” 
6.2.1. CEDAW – văn kiện quốc tế quan trọng nhất về 
quyền con người của phụ nữ 
 CEDAW là một trong 9 công ước quốc tế quan trọng nhất hiện nay 
về quyền con người của Liên hợp quốc (core international human 
rights instruments). Mặc dù vậy, CEDAW không xác lập các quyền con 
người mới cho phụ nữ, mà thay vào đó, Công ước này đề ra những 
cách thức, biện pháp nhằm loại trừ sự phân biệt đối xử chống lại phụ 
nữ trong việc hưởng thụ các quyền con người mà họ đã được thừa nhận 
1 Xem chi tiết tại  
Chương VI: Luật quốc tế về quyền của một số   
 235
trong những điều ước quốc tế trước đó. Cụ thể, Công ước chỉ ra những 
lĩnh vực mà có sự phân biệt đối xử nặng nề với phụ nữ như hôn nhân 
gia đình, quan hệ dân sự, lao động việc làm, đời sống chính trị, giáo dục 
đào tạo.., đồng thời, xác định những cách thức, biện pháp để xóa bỏ 
những sự phân biệt đối xử đó. 
Theo cách tiếp cận của CEDAW, bình đẳng giới (hay bình đẳng nam 
nữ) không có nghĩa là đối xử với phụ nữ giống như đối xử với nam giới 
trong mọi trường hợp (mô hình bình đẳng hình thức), bởi điều này trên 
thực tế chỉ làm tăng thêm sự phụ thuộc của phụ nữ với nam giới, do phụ 
nữ là nhóm yếu thế hơn nam giới. CEDAW cũng không áp dụng mô hình 
bình đẳng giới mang tính chất bảo hộ phụ nữ, mà theo đó, sự bảo vệ phụ 
nữ được dựa trên sự chấp nhận địa vị phụ thuộc của phụ nữ với đàn ông. 
Thay vào đó, CEDAW sử dụng mô hình bình đẳng thực chất (hay còn gọi là 
cách tiếp cận mang tính điều chỉnh). Theo mô hình này, bình đẳng giới 
không mang ý nghĩa đơn giản là cào bằng sự tham gia, đóng góp của nam 
giới và phụ nữ trong mọi hoạt động, mà có nghĩa là phụ nữ và nam giới 
được công nhận vị thế như nhau trong xã hội và cùng có các điều kiện và 
cơ hội như nhau để phát huy khả năng, tham gia đóng góp và hưởng thụ 
thành quả phát triển của quốc gia trên mọi lĩnh vực1. 
Liên quan đến khái niệm bình đẳng nam nữ, Ủy ban về các quyền 
kinh tế, xã hội, văn hóa (cơ quan giám sát thực hiện ICESCR), trong Bình 
luận chung số 16 thông qua tại phiên họp lần thứ 30 năm 2005 của Ủy ban 
(về quyền bình đẳng của nam và nữ trong việc hưởng thụ tất cả các quyền 
kinh tế, xã hội, văn hóa nêu ở Điều 3 ICESCR)253 đã nhấn mạnh rằng, bình 
đẳng nam nữ trong việc hưởng thụ tất cả các quyền con người là một 
nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong tất cả các văn kiện quốc tế về lĩnh 
vực này. Bản chất của quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ trong luật 
nhân quyền quốc tế là nhằm để bảo đảm không có sự phân biệt đối xử vì lý 
do giới tính trong việc hưởng thụ tất cả các quyền con người (các đoạn 1 và 
3). Cũng theo Ủy ban, khái niệm bình đẳng nam nữ cần được hiểu là bình 
đẳng thực chất. Nó  ... kinh tế thế giới vừa đòi hỏi các giá trị lao động của 
con người Việt Nam cần phải được tôn trọng và bảo vệ, bảo đảm thực 
hiện và phát triển quyền con người. 
Các chương trình cải cách pháp luật, cải cách hành chính và cải cách 
tư pháp cần tiếp tục được đẩy mạnh hướng tới xây dựng Nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. 
ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ, 
bảo đảm thực hiện và phát triển quyền con người. Tổ chức bộ máy nhà 
Chương IX: Pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền 
 527
nước thống nhất có phân công rành mạch giữa các quyền lập pháp, hành 
pháp và tư pháp cần được phát triển theo hướng mọi quyền lực nhà nước 
thuộc về nhân dân, nhân dân giám sát, kiểm tra việc thực hiện quyền lực 
của nhà nước, đồng thời tạo cơ chế giám sát hữu hiện ngay trong tổ chức 
bộ máy nhà nước để chống lạm quyền, bảo đảm mọi tổ chức và cá nhân 
hoạt động tuân theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. 
Chiến lược hoàn thiện Hệ thống pháp luật thực hiện nhiệm vụ xây 
dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, 
minh bạch, một hệ thống pháp luật xã hội nhủ nghĩa của dân, do dân và 
vì dân. Trọng tâm của chiến lược này là củng cố cơ sở pháp lý về trách 
nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các điều ước quốc tế 
nhân quyền mà Việt Nam tham gia; hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà 
nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, chế độ trách 
nhiệm của cơ quan nhà nước; hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát 
của các cơ quan dân cử, quyền trực tiếp giám sát, kiểm tra của công dân 
đối với các hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước; thể 
chế hóa các chính sách về công bằng xã hội để đảm bảo mọi công dân 
được tiếp cận và hưởng thụ các loại dịch vụ công về văn hóa, giáo dục, 
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo. 
Cải cách hành chính có trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính 
theo hướng đơn giản hóa và công khai, minh bạch các thủ tục hành 
chính, đồng thời đổi mới tổ chức bộ máy và hoạt động của chính phủ và 
hệ thống cơ quan hành pháp và các cơ quan hành chính nhà nước theo 
hướng thống nhất, tinh giản, gon nhẹ, hiện đại, phục vụ nhân dân. Luật 
hóa cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính phủ, tổ chức bộ máy quản lý 
theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực đồng thời quản lý chuyên sâu 
và phân công hợp lý, phân cấp và giao quyền mạnh hơn cho chính 
quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, 
đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính. Đổi mới tổ chức 
và nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND các cấp, bảo 
đảm tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương 
theo quy định của pháp luật. Cải cách hành chính nhà nước phải bảo 
đảm vai trò giám sát của Quốc Hội, HĐND và quyền giám sát trực tiếp 
của nhân dân đối với toàn bộ hệ thống cơ quan hành pháp; bảo đảm bộ 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 528 
máy thông suốt và có hiệu lực, hiệu quả,; bảo đảm có đội ngũ cán bộ 
công chức có trách nhiệm công vụ cao và tận tụy phục vụ nhân dân. 
Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 thực hiện nhiệm vụ xây 
dựng một nền tư pháp trong sạch vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, 
bảo vệ công lý, độc lập xét xử và có hiệu quả, hiệu lực cao. Các trọng tâm 
triển khai Chiến lược Cải cách Tư pháp bao gồm: Xây dựng và hoàn thiện 
hệ thống pháp luật về hỗ trợ tư pháp theo hướng đáp ứng ngày càng đầy 
đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân; Cải 
cách thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, 
minh bạch, chặt chẽ, bảo đảm sự tham gia đúng luật và có chất lượng cao 
của các chủ thể quan hệ tố tụng; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các 
phiên toà xét xử; bảo đảm xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, 
không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Hoàn thiện pháp 
luật về hình sự theo hướng hạn chế áp dụng hình phạt tử hình và chỉ áp 
dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tiến tới xóa 
bỏ hình phạt tử hình; quy định trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt 
nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có chức vụ quyền hạn 
trong tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị, người có thẩm 
quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn 
để phạm tội, vi phạm các quyền và tự do cơ bản của con người. 
Ưu tiên phát triển các chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo 
đảm chất lượng quyền sống của con người, nâng cao thể chất và sức 
khỏe của từng người dân. Đẩy mạnh việc chủ động phòng, chống các 
bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, phát hiện dịch sớm, xử lý kịp thời, 
không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Đề cao trách nhiệm bảo vệ, 
chăm sóc sức khỏe nhân dân; đảm bảo cung cấp nước sạch, dịch vụ vệ 
sinh môi trường cho mọi người dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực 
phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới. Ưu 
tiên hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho đối tượng nghèo, gia đình 
chính sách, vùng đồng bào dân tộc và vùng đặc biệt khó khăn. Từng 
bước đẩy lùi và xoá bỏ tệ nạn ma tuý, bạo lực xã hội, bạo lực gia đình và 
các tệ nạn xã hội khác. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu 
quốc gia về phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và 
HIV/AIDS, về dân số, kế hoạch hóa gia đình, về nước sạch và vệ sinh 
môi trường nông thôn, về vệ sinh an toàn thực phẩm, về phòng, chống 
ma tuý. 
Chương IX: Pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền 
 529
Phát triển mạng lưới an sinh xã hội, hạn chế và triệt tiêu những tác 
động tiêu cực của kinh tế thị trường, bảo đảm ổn định và phát triển đời 
sống dân cư. Đa dạng hóa và bảo đảm chất lượng các loại hình bảo hiểm 
xã hội và cung cấp các dịch vụ xã hội, quan tâm thiết thực và có hiệu 
quả đến chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của các nhóm người 
dễ bị tổn thương: người nghèo, người tàn tật và khuyết tật, người cao 
tuổi, người dân tộc thiểu số, nạn nhân chất độc da cam và nạn nhân 
chiến tranh... 
Ưu tiên phát triển giáo dục, thực hiện phát triển giáo dục là quốc sách 
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. 
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, ngân sách nhà nước giữ vai trò 
chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Nhà nước ưu tiên đầu tư 
cho giáo dục và phát triển giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền và 
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam ở nước 
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. Phát triển giáo dục 
hướng tới việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo 
đức, có trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; hình thành và bòi 
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nhà nước ưu tiên và tạo điều 
kiện cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện 
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, các đối tượng được hưởng chính sách xẫ 
hội, người tàn tật, khuyết tật thực hiện quyền được học tập; thực hiện 
chính sách công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điêu kiện để ai cũng được 
học hành, người nghèo được học tập, người có năng khiếu được phát triển 
tài năng, người lao động được nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp. 
Mọi người trong xã hội không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam 
nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều được bình 
đẳng về cơ hội học tập. 
Các ưu tiên phát triển trên đây thực hiện mục tiêu "dân giàu nước 
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", giải phóng mạnh mẽ và 
không ngừng phát triển sức sản xuất và các nguồn lực xã hội, nâng cao 
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm 
nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng và tạo cơ 
hội để mọi người trong cộng đồng thoát nghèo, tiến tới xóa nghèo; thực 
hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước thực hiện các 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 530 
chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đồng thời phát triển văn hóa, 
giáo dục, y tế, giải quyết có hiệu quả các vần đề xã hội vì sự phát triển con 
người, bảo đảm thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người. 
------- 
Chủ đề thảo luận Chương IX 
(75). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền dân sự. 
(76). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền chính trị. 
(77). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền kinh tế. 
(78). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền xã hội. 
(79). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền văn hóa. 
(80). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền cơ bản của trẻ em. 
(81). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền bình đẳng của phụ nữ. 
Chương IX: Pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền 
 531
(82). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền của người thiểu số. 
(83). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền của người khuyết tật. 
(84). Phân tích khái quát sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam 
và pháp luật quốc tế về các quyền của người lao động di trú. 
Tài liệu tham khảo của Chương IX 
(85). Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và1992, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. 
(86). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hỏi – Đáp về quyền 
con người, NXB Công an Nhân dân, 2010. 
(87). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Tư tưởng về quyền 
con người – Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam, NXB 
Lao động-Xã hội, 2011. 
(88). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật nhân quyền quốc 
tế - Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động-Xã hội, 2011. 
(89). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật quốc tế về 
quyền của những nhóm người dễ bị tổn thương, NXB 
Lao động-Xã hội, 2011. 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 532 
(90). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyền kinh tế, xã hội, 
văn hoá trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam, NXB 
Lao động-Xã hội, 2011. 
(91). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Những điều cần biết 
về hình phạt tử hình, NXB Lao động-Xã hội, 2010. 
(92). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyền của người lao 
động di trú,, NXB Lao động-Xã hội, 2010. 
(93). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Lao động di trú trong 
pháp luật quốc tế và Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội, 2011. 
(94). Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo vệ các nhóm dễ 
bị tổn thương trong tố tụng hình sự, NXB Đại học Quốc 
gia, 2011. 
(95). Lê Thi, Sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam dưới chế độ xã 
hội chủ nghĩa, trong Phụ nữ Việt Nam, số 2, 1987. 
(96). Chính phủ, Báo cáo quốc gia lần thứ ba về việc thực hiện 
ICCPR, năm 2002. 
(97). Chính phủ, Báo cáo ghép lần thứ năm và thứ sáu về tình 
hình thực hiện CEDAW tại Việt Nam giai đoạn 2000-
2003. 
(98). Chính phủ, Báo cáo quốc gia về việc thực hiện CEDAW 
lần thứ ba. 
(99). Chính phủ, Báo cáo quốc gia cập nhật việc thực hiện 
Công ước về quyền trẻ em giai đoạn 1998-2002. 
(100). UNICEF và Uỷ ban Dân tộc Miền núi, Một số vấn đề về 
người thiểu số trong luật quốc tế, Hà Nội, 2001. 
(101). UNDP Vietnam, Gender Briefing Kit, 2004. 
(102). Marr, David. Vietnamese Tradition on Trial. Berkeley: 
University of California Press,1981. 
(103). Mai Thi Thu and Le Thi Nham Tuyet. Women in Viet 
Nam, Foreign Languages Publishing House, Hanoi, 1978. 
(104). Hội Luật gia Việt Nam, Pháp luật quốc gia và quốc tế về 
bảo vệ quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, Nxb. 
Hồng Đức, Hà Nội, 2007. 
Chương IX: Pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền 
 533
(105). Ban Tôn giáo Chính phủ, Tôn giáo và chính sách tôn giáo 
ở Việt Nam, Hà Nội, 2006. 
(106). Bộ Ngoại giao, Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con 
người ở Việt Nam, Hà Nội, 2006. 
(107). Chính phủ, Sách trắng về thành tựu quyền con người của 
Việt Nam (tại  
(108). Chính phủ, Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện 
quyền con người ở Việt Nam năm 2009 (tại: 
Hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam (tại 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ QUAN TRỌNG VỀ 
QUYỀN CON NGƯỜI MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN 184 
Stt Tên điều ước Tham gia 
1 
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, 
văn hoá, 1966 
24-9-1982 
2 
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 
1966 
24-9-1982 
3 
Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân 
biệt đối xử về chủng tộc, 1965 
9-6-1981 
1 Nguồn:  
standards/normes/appl/index.cfm?lang=EN 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 534 
4 
Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối 
xử chống lại phụ nữ, 1979 
18-12-1982 
5 Công ước về quyền trẻ em, 1989 20-2-1990 
6 
Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước 
về quyền trẻ em về việc buôn bán trẻ em, mại 
dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em, 
2000 
20-12-2001 
7 
Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước 
về quyền trẻ em về việc lôi cuốn trẻ em tham gia 
xung đột vũ trang, 2000 
20-12-2001 
8 
Công ước về cấm và hành động ngay để xoá bỏ 
các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999 
19-12-2000 
9 
Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt 
chủng, 1948 
9-6-1981 
10 
Công ước về không áp dụng thời hiệu tố tụng 
với tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại, 
1968 
04-6-1983 
11 
Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội ác 
Apácthai, 1968 
06-5-1983 
12 
Công ước về lao động cưỡng bức (Công ước số 
29 của ILO), 1930 
05-3-2007 
13 
Công ước về tuổi lao động tối thiểu (Công ước số 
138 của ILO), 1973 
24-6-2003 
14 
Công ước về Trả công bình đẳng giữa lao động 
nam và lao động nữ cho những cụng việc cú giỏ 
trị ngang nhau (Cụng ước số 100 của ILO), 1951 
7-10-1997 
15 
Công ước chống phân biệt đối xử trong việc làm 
và nghề nghiệp (Công ước số 111 của ILO), 1958 
7-10-1997 
Chương IX: Pháp luật và cơ chế thực hiện, thúc đẩy quyền 
 535
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 
16 Hàng Chuối – Hai Bà Trưng – Hà Nội 
Điện thoại: Biên tập – chế bản: (04) 39714896 
Tổng biên tập: (04) 39714897, Fax: (04) 39714899 
Giáo trình lý luận và Pháp luật 
về quyền con người 
Chịu trách nhiệm xuất bản 
Giám đốc: Phùng Quốc Bảo 
Tổng biên tập: Phạm Thị Trâm 
Biên tập: Từ Huy 
Kỹ thuật vi tính: Trần Ngọc Thúy 
Sửa bản in: Trần Ngọc Thúy 
Thiết kế bìa: Nguyễn Trung Chính 
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người 
 536 
Mã số: 2L – 300ĐH2011 
In 2.000 cuốn, khổ 16x24, tại Công ty TNHH Nam Khánh 
Số xuất bản: 1063 - 2011/CXB/07 - 126 /ĐHQGHN ngày 21/9 /2011. 
Quyết định xuất bản số: 287LK-XH/QĐ - NXB ĐHQGHN 
In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2011. 
Đối tác liên kết:  Khoa Luật ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội 
Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, thành 
phố Hà Nội điện thoại: 04.37547787     Fax: 04.37547081     

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_luan_va_phap_luat_ve_quyen_con_nguoi_phan_2.pdf