Giáo trình Mâu thuẫn một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Phần 2)

Nhận thức mâu thuẫn gắn liền với việc giải quyết mâu

thuẫn. Mục đích của việc nhận thức mâu thuẫn là để, trên

cơ sở hiểu biết thực chất của từng mâu thuẫn hiện thực cụ

thể, tìm ra con đường, biện pháp giải quyết mâu thuẫn một

cách đúng đắn. Mâu thuẫn chỉ trở thành động lực của sự

phát triển trong chừng mực nó được giải quyết thường

xuyên, kịp thời và hợp quy luật. Trái lại, sự nhận thức và

giải quyết không đúng mâu thuẫn xã hội làm cho mâu thuẫn

bị biến dạng, có thể gây ra những xung đột xã hội không

cần thiết, thậm chí dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của chế

độ xã hội.

Triết học Mác không dừng lại ở sự giải thích thế giới,

mà mục đích quan trọng hơn của nó là nhằm cải tạo thế

giới. Để có thể cải tạo thế giới một cách hợp quy luật, trước

hết chúng ta phải nhận thức được những quy luật và khả

năng tất yếu khách quan của sự vật, hiện tượng. Không phải

ngẫu nhiên mà Michel Vadée, một nhà triết học Pháp, đã

cho rằng C. Mác là “nhà tư tưởng của cái có thể”; cái có thể158

(le possible) ở đây được tác giả hiểu như là cái khả năng tất

yếu của sự phát triển. Triết học Mác nghiên cứu những quy

luật vận động, phát triển của thế giới, bản chất và những

quy luật của chủ nghĩa tư bản cũng là nhằm tìm ra những

khả năng tất yếu khách quan để cải tạo xã hội đó, vượt qua

xã hội đó.

Mục đích của việc nghiên cứu mâu thuẫn cũng vậy. Nó

không phải chỉ để giúp chúng ta hiểu được tính tất yếu

khách quan của mâu thuẫn rồi chấp nhận chúng như là

những định mệnh đã an bài. Triết học Mác không chỉ thừa

nhận mâu thuẫn mà còn vạch ra khả năng giải quyết từng

bước để đi đến giải quyết triệt để, hoàn toàn những mâu

thuẫn xã hội đang tồn tại. Đúng như Michel Vadée nhận

xét: “Đối với Mác, con người đang có ý thức về quá trình

lịch sử và càng ngày càng phải có ý thức hơn. Trong chừng

mực đó, họ có thể đẩy nhanh việc giải quyết mâu thuẫn

ngay khi mà họ hiểu biết ngày càng nhiều hơn về các động

lực phát triển thực sự trong quá khứ và trong hiện tại.”1

pdf 116 trang yennguyen 5280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mâu thuẫn một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mâu thuẫn một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Phần 2)

Giáo trình Mâu thuẫn một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Phần 2)
 157 
CHƯƠNG 4 
VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN. 
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP 
LUẬN CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN 
Nhận thức mâu thuẫn gắn liền với việc giải quyết mâu 
thuẫn. Mục đích của việc nhận thức mâu thuẫn là để, trên 
cơ sở hiểu biết thực chất của từng mâu thuẫn hiện thực cụ 
thể, tìm ra con đường, biện pháp giải quyết mâu thuẫn một 
cách đúng đắn. Mâu thuẫn chỉ trở thành động lực của sự 
phát triển trong chừng mực nó được giải quyết thường 
xuyên, kịp thời và hợp quy luật. Trái lại, sự nhận thức và 
giải quyết không đúng mâu thuẫn xã hội làm cho mâu thuẫn 
bị biến dạng, có thể gây ra những xung đột xã hội không 
cần thiết, thậm chí dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của chế 
độ xã hội. 
Triết học Mác không dừng lại ở sự giải thích thế giới, 
mà mục đích quan trọng hơn của nó là nhằm cải tạo thế 
giới. Để có thể cải tạo thế giới một cách hợp quy luật, trước 
hết chúng ta phải nhận thức được những quy luật và khả 
năng tất yếu khách quan của sự vật, hiện tượng. Không phải 
ngẫu nhiên mà Michel Vadée, một nhà triết học Pháp, đã 
cho rằng C. Mác là “nhà tư tưởng của cái có thể”; cái có thể 
 158 
(le possible) ở đây được tác giả hiểu như là cái khả năng tất 
yếu của sự phát triển. Triết học Mác nghiên cứu những quy 
luật vận động, phát triển của thế giới, bản chất và những 
quy luật của chủ nghĩa tư bản cũng là nhằm tìm ra những 
khả năng tất yếu khách quan để cải tạo xã hội đó, vượt qua 
xã hội đó. 
Mục đích của việc nghiên cứu mâu thuẫn cũng vậy. Nó 
không phải chỉ để giúp chúng ta hiểu được tính tất yếu 
khách quan của mâu thuẫn rồi chấp nhận chúng như là 
những định mệnh đã an bài. Triết học Mác không chỉ thừa 
nhận mâu thuẫn mà còn vạch ra khả năng giải quyết từng 
bước để đi đến giải quyết triệt để, hoàn toàn những mâu 
thuẫn xã hội đang tồn tại. Đúng như Michel Vadée nhận 
xét: “Đối với Mác, con người đang có ý thức về quá trình 
lịch sử và càng ngày càng phải có ý thức hơn. Trong chừng 
mực đó, họ có thể đẩy nhanh việc giải quyết mâu thuẫn 
ngay khi mà họ hiểu biết ngày càng nhiều hơn về các động 
lực phát triển thực sự trong quá khứ và trong hiện tại.”1 
Để hiểu một cách thấu đáo vấn đề giải quyết mâu thuẫn, 
trước hết cần làm rõ khái niệm khoa học này, sau đó cần 
nghiên cứu kỹ những nguyên tắc chung của việc giải quyết 
mâu thuẫn. Trong chương này, chúng tôi cũng chủ yếu đề 
cập đến mâu thuẫn trong đời sống xã hội. 
1. Xem Michel Vadée, Marx nhà tư tưởng của cái có thể (gồm 2 
tập), Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, t. 1, tr. 4; 
t. 2, tr. 333 - 334. 
 159 
1. NHỮNG QUAN NIỆM KHÔNG ĐÚNG TRONG 
VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN 
Những thiếu sót được trình bày sau đây, tuy phần lớn 
đã được khắc phục trong quá trình đổi mới ở nước ta, 
nhưng dù sao việc nhìn lại chúng một cách có hệ thống có 
thể sẽ bổ ích cho việc xây dựng một cách tiếp cận mới 
đối với việc giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong xã 
hội ta hiện nay. 
1.1. Giải quyết mâu thuẫn bị đồng nhất với việc xóa bỏ 
mâu thuẫn 
Trong thời gian trước đây cũng như hiện nay, nhiều khi 
khái niệm “giải quyết mâu thuẫn” bị đồng nhất với việc xóa 
bỏ mâu thuẫn. Cách hiểu này xuất phát từ quan niệm không 
thừa nhận tính tất yếu, khách quan của mâu thuẫn, cho rằng 
bất kỳ mâu thuẫn nào cũng đều không bình thường, trái tự 
nhiên, cũng đều xấu và tiêu cực. Theo quan niệm này, mâu 
thuẫn cản trở, kìm hãm sự phát triển; do đó chỉ có loại bỏ 
mâu thuẫn mới làm cho sự vật phát triển được. 
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của G.X. 
Batisev trong tác phẩm “Mâu thuẫn với tính cách là phạm 
trù của lôgíc học biện chứng” . Tác giả viết : “Giải quyết 
mâu thuẫn biện chứng không có gì chung với việc “loại bỏ” 
nó” , “Loại bỏ mâu thuẫn biện chứng là hoàn toàn không có 
khả năng. Ở đây nguyện vọng và ý chí của bất kỳ ai đều 
không có vai trò gì hết”... “Giải quyết mâu thuẫn biện 
chứng là giành thắng lợi đối với vấn đề, “giải quyết” nó một 
 160 
cách giả tạo bằng cách “loại bỏ” là chạy trốn một cách nhục 
nhã, thậm chí là lẩn tránh ngay cả cách đặt vấn đề.”1 
Trong thời gian trước đây, việc giải quyết mâu thuẫn bị 
đồng nhất với việc loại bỏ mâu thuẫn và thường được thực 
hiện bằng cách tiêu diệt, loại bỏ một trong hai mặt hợp 
thành mâu thuẫn. Mặc dù tính vô căn cứ của cách giải quyết 
mâu thuẫn như vậy đã bị nhiều nhà lý luận phê phán, nhưng 
trên thực tế, nó vẫn vô tình hay hữu ý được áp dụng một 
cách tương đối phổ biến. Cách làm này xuất phát từ sự đánh 
giá không đúng vai trò của mỗi mặt đối lập tạo nên chỉnh 
thể. Toàn bộ tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn xã hội 
bị quy kết một cách giản đơn về mâu thuẫn giữa cái mới và 
cái cũ, cái tốt và cái xấu và cuộc đấu tranh của hai mặt đối 
lập tất yếu sẽ dẫn đến mặt này thắng mặt kia, tức cái mới 
thắng cái cũ. Những thí dụ về cách giải quyết mâu thuẫn 
như vậy có thể tìm thấy trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa 
xã hội thời kỳ trước đổi mới, như giải quyết mâu thuẫn giữa 
hai hình thức sở hữu - sở hữu xã hội và sở hữu tư nhân, giữa 
độc quyền và cạnh tranh, giữa kế hoạch và thị trường, giữa 
lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, v.v.. 
Hậu quả của việc giải quyết mâu thuẫn bằng cách loại 
bỏ một mặt và giữ lại mặt kia, trên thực tế là biến một mặt 
vốn là cái phiến diện thành cái toàn diện, cái bộ phận thành 
1. G.S. Batisev, Mâu thuẫn với tính cách là phạm trù của lôgic học 
biện chứng (Противоречие как категория диалектической 
логики), Nxb Đại học, Matxcơva, 1963, tr. 80, 83, 85. 
 161 
cái toàn thể, cái tương đối thành cái tuyệt đối. Tất nhiên, 
quá trình phát triển của sự vật không loại trừ khả năng cái 
lúc đầu chỉ là bộ phận về sau biến thành cái toàn thể, một 
mặt của sự vật (cái mới xuất hiện trong lòng cái cũ) biến 
thành một bản chất độc lập. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra 
một cách hợp quy luật trong những điều kiện nhất định, chứ 
không phải được thực hiện một cách chủ quan, bất chấp 
những điều kiện cụ thể. Cách “giải quyết” mâu thuẫn bằng 
cách loại bỏ mâu thuẫn, loại bỏ một trong hai mặt đối lập 
chẳng những không giải quyết được mâu thuẫn mà chỉ làm 
cho mâu thuẫn bị biến dạng mà thôi. 
1.2. Thỏa mãn với việc giải quyết mâu thuẫn ở cấp độ 
hiện tượng 
Do tính bảo thủ của cơ chế cũ trong thời kỳ trước đổi 
mới, người ta thường thỏa mãn với việc giải quyết mâu 
thuẫn ở hiện tượng, lẩn tránh việc giải quyết mâu thuẫn ở 
bản chất của nó. Cách giải quyết này chỉ tạo ra một sự 
thống nhất tạm thời ở hiện tượng bên ngoài của xã hội, 
nhưng trong bản chất, mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết. 
Nhìn bề ngoài của đời sống xã hội ở Liên Xô và các 
nước xã hội chủ nghĩa trước thời kỳ khủng hoảng, có vẻ như 
mọi mâu thuẫn đều được giải quyết một cách tốt đẹp: không 
có cạnh tranh kinh tế, không có biến động trong giá cả, thị 
trường và đời sống; không có sự xung đột về lợi ích giữa 
các cá nhân, giữa các giai cấp, giữa các chủng tộc; không 
có sự đối lập giữa người giàu và người nghèo, giữa lao động 
 162 
trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn, 
v.v., nhưng thực ra đó chỉ là những biểu hiện bên ngoài, còn 
trong bản chất, sự xung đột giữa nền sản xuất xã hội với 
hình thức sở hữu, quản lý, phân phối tập trung quan liêu, 
bao cấp vẫn càng ngày càng phát triển gay gắt và không 
được giải quyết kịp thời. Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và 
lợi ích xã hội, giữa các tầng lớp nhân dân và nhà nước... 
tích lũy lâu ngày, bị biến dạng, trở thành cái kìm hãm sự 
phát triển xã hội, cuối cùng dẫn đến tình trạng khủng hoảng 
của chủ nghĩa xã hội. 
Trái với quan niệm siêu hình, phép biện chứng duy vật 
cho rằng mâu thuẫn có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển 
một cách khách quan và do đó, sự giải quyết mâu thuẫn 
cũng là quá trình khách quan, không phụ thuộc vào nguyện 
vọng chủ quan của bất kỳ cá nhân hay giai cấp nào. Con 
người không thể xóa bỏ mâu thuẫn khách quan hay xóa bỏ 
một mặt của nó. Tuy nhiên, điều khẳng định này chỉ nhằm 
chống lại việc giải quyết mâu thuẫn một cách chủ quan, tùy 
tiện, chứ tuyệt nhiên không nhằm hạ thấp vai trò to lớn của 
nhân tố chủ quan trong việc giải quyết mâu thuẫn. Thế 
nhưng, nhân tố chủ quan dù to lớn đến bao nhiêu cũng 
không thể đi ngược lại quy luật khách quan. Vai trò của 
nhân tố chủ quan có tác dụng đến mức độ nào phụ thuộc 
vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết, phụ thuộc vào việc nhận 
thức đúng đắn bản chất của mâu thuẫn và những điều kiện 
khách quan của sự giải quyết mâu thuẫn. 
 163 
2. CÁC CÁCH VÀ HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT 
MÂU THUẪN 
Hiện nay, chưa có một nhà triết học hay một cuốn sách 
giáo khoa nào có ý định đưa ra một định nghĩa thống nhất 
cho khái niệm “giải quyết mâu thuẫn”. Có lẽ cũng chưa có 
một khái niệm triết học nào phức tạp và gây ra bao nhiêu sự 
nhầm lẫn bằng khái niệm giải quyết mâu thuẫn. Bởi vì, có 
nhiều cách giải quyết mâu thuẫn khác nhau, mỗi cách lại có 
những hình thức khác nhau. 
Mâu thuẫn được giải quyết bằng nhiều cách và hình thức 
đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, mâu thuẫn được giải quyết 
theo cách nào, sự chuyển hóa của các mặt đối lập được thực 
hiện bằng những hình thức nào không phải do con người 
quyết định. Con người không thể tự đề ra những cách và 
những hình thức giải quyết mâu thuẫn theo ý muốn chủ 
quan của mình. Do đó, việc nghiên cứu vạch ra tất cả các 
cách và các hình thức giải quyết mâu thuẫn trong thế giới 
khách quan sẽ cho chúng ta một cách nhìn bao quát hơn và 
giúp chúng ta tránh được những sai lầm chủ quan có thể có 
trong vấn đề giải quyết mâu thuẫn. 
Trước hết chúng ta nhận thấy rằng tất cả các hình thức 
giải quyết mâu thuẫn có điểm chung là khi mâu thuẫn đã 
được giải quyết thì sự xung đột giữa hai mặt đối lập vĩnh 
viễn mất đi hoặc tạm thời lắng dịu. Tuy nhiên, tùy theo kết 
quả của việc giải quyết mâu thuẫn: mâu thuẫn vĩnh viễn mất 
đi hay mâu thuẫn vẫn còn nhưng sự đấu tranh giữa hai mặt 
đối lập tạm thời mất đi hoặc lắng dịu, mà người ta chia ra 
các cách giải quyết mâu thuẫn khác nhau. 
 164 
C. Mác và Ph. Ăngghen nói đến nhiều cách và nhiều 
hình thức giải quyết mâu thuẫn. Nhìn chung, có thể khái 
quát chúng lại thành hai cách cơ bản: việc giải quyết mâu 
thuẫn một cách thường xuyên, cục bộ và việc giải quyết mâu 
thuẫn một cách triệt để, hoàn toàn. 
2.1. Việc giải quyết triệt để, hoàn toàn của mâu thuẫn 
Trước hết, nói về việc giải quyết triệt để hay giải quyết 
hoàn toàn đối với mâu thuẫn. 
Cũng tương tự như điều khẳng định: vật chất thì vô thủy 
vô chung, còn những sự vật, hiện tượng cụ thể thì bao giờ 
cũng có quá trình ra đời, tồn tại và mất đi; sự tồn tại của 
mâu thuẫn cũng cần phải được hiểu như vậy. Có những mâu 
thuẫn tồn tại phổ biến như bản thân thế giới vật chất (thí dụ, 
mâu thuẫn giữa cái riêng và cái chung, giữa bản chất và 
hiện tượng, giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, giữa cái vô hạn 
và cái có hạn, v.v.); có những mâu thuẫn tồn tại lâu dài gắn 
liền với những lĩnh vực nhất định của thế giới vật chất, thí 
dụ, mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa ra đời cùng với giới 
sinh vật và chỉ mất đi khi giới sinh vật không còn nữa; có 
những mâu thuẫn cụ thể gắn liền với những sự vật cụ thể, 
những mâu thuẫn này có quá trình ra đời, trải qua những 
giai đoạn phát triển nhất định và cuối cùng sẽ mất đi - tức là 
được giải quyết hoàn toàn. 
Điều khẳng định trên cũng được áp dụng cho đời sống 
xã hội: xã hội loài người nói chung thì tồn tại lâu dài, 
nhưng một hình thái kinh tế - xã hội cụ thể thì chỉ tồn tại 
 165 
trong một khoảng thời gian có hạn. Do vậy, mâu thuẫn xã 
hội cũng có những cái tồn tại lâu dài cùng với xã hội loài 
người, cũng có những cái chỉ tồn tại có thời hạn trong một 
hay một số hình thái kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, mâu thuẫn 
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nói chung là 
mâu thuẫn phổ biến của xã hội loài người, nó tồn tại trong 
tất cả các hình thái kinh tế - xã hội, do đó, không thể nói 
rằng có sự giải quyết hoàn toàn mâu thuẫn này. Tuy nhiên, 
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 
trong từng hình thái kinh tế - xã hội thì lại được giải quyết 
hoàn toàn cùng với sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội đó 
bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn. Chẳng hạn, 
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội và hình 
thức chiếm hữu tư bản chủ nghĩa biểu hiện thành sự đối 
kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản với tính cách 
là mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản thì sẽ được giải 
quyết hoàn toàn cùng với sự hoàn thành của cuộc cách 
mạng xã hội chủ nghĩa. 
 Việc giải quyết triệt để, hoàn toàn đối với mâu thuẫn 
được thực hiện bằng những hình thức phong phú : 
Một trong những hình thức này là sự chuyển hóa cuối 
cùng của các mặt đối lập từ mặt này sang mặt kia. Ph. 
Ăngghen viết : “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối 
trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, 
tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, 
trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thông qua 
những mặt đối lập, tức là những mặt, thông qua sự đấu tranh 
 166 
thường xuyên của chúng và sự chuyển hóa cuối cùng của 
chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia, resp (tương 
tự) với những hình thức cao hơn, đã quy định sự sống của 
giới tự nhiên.”1 
Đây là hình thức giải quyết mâu thuẫn, chẳng hạn, 
giữa cái cũ và cái mới, giữa các hình thái kinh tế - xã hội ... 
Cái mới ra đời từ trong lòng cái cũ, là mặt đối lập với 
cái cũ, hợp thành với cái cũ một mâu thuẫn. Sự giải quyết 
mâu thuẫn này chính là cái mới phủ định cái cũ, đưa sự 
vật tiến lên một trạng thái mới về chất. Lúc đó, cái mới 
không còn là một mặt nữa, mà trở thành một sự vật mới 
có mâu thuẫn mới. Thí dụ, trong thế kỷ XV-XVI, những 
tiền đề của chủ nghĩa tư bản xuất hiện trong lòng hình 
thái kinh tế - xã hội phong kiến, là mặt đối lập của chế 
độ phong kiến. Kết quả cuối cùng của cuộc đấu tranh của 
hai mặt đối lập này là chế độ tư bản chủ nghĩa phủ định 
chế độ phong kiến, hay nói cách khác là sự chuyển từ chế 
độ phong kiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa. Chế độ tư bản 
chủ nghĩa từ chỗ chỉ là mầm mống trong xã hội phong 
kiến đã trở thành một sự vật độc lập. 
 C. Mác và Ph. Ăngghen cũng nói đến hình thức giải 
quyết mâu thuẫn bằng sự “dung hợp” của hai mặt đối lập 
“thành một phạm trù mới”2. Trong đời sống hiện thực, việc 
giải quyết mâu thuẫn không phải lúc nào cũng bằng cách 
1. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, sđd, t. 20, tr. 694. 
 2. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, sđd, t. 4, tr. 191. 
 167 
mặt này chiến thắng, phủ định mặt kia. Nhiều khi mâu 
thuẫn được giải quyết bằng cách cả hai mặt dung hợp lại với 
nhau tạo thành sự vật mới. Cách giải quyết này có ở trong 
giới vô sinh (quá trình tạo thành hợp chất), trong sinh vật 
(giống đực và giống cái), trong tư duy (hai lý thuyết phiến 
diện đối lập nhau dung hợp với nhau tạo nên một lý thuyết 
thứ ba hoàn chỉnh hơn). 
Việc giải quyết triệt để hoàn toàn của một mâu thuẫn 
còn được thực hiện bằng cách cả hai mặt của mâu thuẫn 
đều mất đi, sự vật chuyển lên một chất mới, với mâu thuẫn 
mới. Chẳng hạn, khi mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai 
cấp tư sản được giải quyết một cách triệt để thì cả hai giai 
cấp đều mất đi. Mâu thuẫ ... ский словарь (Từ điển Bách 
khoa triết học), Главная редакция: Л.Ф. Ильичев, П.Н. 
Федосеев, С.М. Ковалев, В.Г. Панов, Советская 
Энциклопедия, Москва, 1983. 
49. А.С. Ципко, Противоречия учения Карла Маркса (Những 
mâu thuẫn trong học thuyết của Các Mác), trong tác phẩm: 
Через тернии, Прогресс, Москва, 1990, 60 - 83. 
50. Г.М. Штракс, Социальное противоречие (Mâu thuẫn xã 
hội), Мысль, Москва, 1977. 
51. Robert Audi (General Editor), The Cambridge Dictionary 
of Philosophy (Từ điển triết học Cambridge), Cambridge 
University Press, 1996. 
52. S.P. Huntington, The Clash of Civilizations (Sự đụng độ 
giữa các nền văn minh), Foreign Affairs, 1993, Summer , 
Vol. 72, N. 3. 
53. T.Z. Lavine, From Socrates to Sartre: The Philosophic 
Quest (Từ Xôcrat đến Sartre: Sự đi tìm triết học), Bantam 
Books, New York, 1989. 
54. Michael Martin, Atheism: A Philosophical Justification (Chủ 
nghĩa vô thần: Sự chứng minh về mặt triết hoc), 
Philadelphia, PA: Temple University Press, 1990. 
55. Thomas Mautner (Editor), A Dictionary of Philosophy (Từ 
điển triết học), Blackwell Publishers Ltd, Oxford, 1996. 
 261 
56. Microsoft Encarta Reference Library 2005 (Thư viện tra 
cứu bách khoa của Microsoft) , 500 largest US businesses, 
Microsoft Corporation, 2004 
57. Richard Norman, The Problem of Contradiction (Vấn đề 
mâu thuẫn). Trong tác phẩm: Hegel, Marx and Dialectic: A 
Debate (Thảo luận về Hêghen, Mác và Phép biện chứng), 
Gregg Revivals, Hampshire, England, 1994. 
58. Bertrand Russel, Why I am not a Christian and other Essays 
on Religion and related Subjects (Tại sao tôi không theo Ki 
tô giáo và những tiểu luận khác về tôn giáo và các vấn đề 
có liên quan), edited by Paul Edwards, Touchstone, Old 
Tappen, New Jersey USA, 1967. 
59. Sean Sayers, On the Marxist Dialectic (Về Phép biện chứng 
mácxít) Trong tác phẩm: Hegel, Marx and Dialectic: A 
Debate (Thảo luận về Hêghen, Mác và Phép biện chứng) , 
Gregg Revivals, Hampshire, England, 1994. 
60. Richard Schmitt, Introduction to Marx and Engels: A 
Critical Reconstruction (Nhập môn về Mác và Ăngghen: Sự 
cấu tạo lại có phê phán), Westview Press, Boulder and 
London, 1987. 
MÂU THUẪN 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
Chịu trách nhiệm xuất bản: 
TS. VI QUANG THỌ 
Biên tập: 
KIỀU VIỆT CƯỜNG 
Kỹ thuật vi tính: 
NGUYỄN KIM NỤ 
Sửa bản in: 
KIỀU VIỆT CƯỜNG 
Trình bày bìa: 
MINH TRANG 
In 500 cuốn khổ 14,5x20,5 cm tại Công ty Cổ phần In 15-Bộ CN 
Số đăng ký KHXB 53/1135/CXB cấp ngày 19/7/2005 
In xong và nộp lưu chiểu tháng 11 năm 2005 
MỘT SỐ Ý KIẾN BỔ SUNG CỦA TÁC GIẢ 
Quyển sách tuy được viết cách đây 8 năm, nhưng 
những vấn đề lý luận cơ bản được trình bày trong sách vẫn 
còn nguyên giá trị của nó; tuy vậy chúng tôi thấy có một 
vài biện pháp cụ thể cần được bổ sung, phát triển cho phù 
hợp và theo kịp với tình hình đất nước và thế giới. 
Trong chương V, tiết 1.2., khi bàn về mâu thuẫn cơ bản 
của chủ nghĩa tư bản và phương pháp giải quyết nó, chúng 
tôi có viết: 
“Sự khác nhau giữa cơ sở hạ tầng kinh tế của chủ nghĩa 
xã hội và chủ nghĩa tư bản không phải ở chỗ trong chủ 
nghĩa tư bản chỉ có thành phần kinh tế tư bản tư nhân và 
trong chủ nghĩa xã hội chỉ có kinh tế nhà nước và kinh tế 
tập thể. Trong chủ nghĩa xã hội cũng phải có nhiều kiểu 
quan hệ sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, nhưng sở hữu 
công cộng phải bao quát những tư liệu sản xuất chủ yếu 
của xã hội và thành phần kinh tế nhà nước phải giữ vai 
trò chủ đạo.” (xem tr. 214). 
Tư tưởng này cũng được chúng tôi đề cập đến trong 
việc giải quyết một số mâu thuẫn quan trọng ở nước ta 
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Qua thực tế diễn 
biến của tình hình đất nước và kinh nghiệm của nhiều nước 
tiên tiến trên thế giới trong những năm gần đây, chúng tôi 
thấy cần giải thích rõ hơn và bổ sung thêm một số ý kiến 
chung quanh vấn đề này như sau: 
1. Về chế độ sở hữu 
Trong các văn kiện của Đảng ta thời kỳ đổi mới có nói 
đến sự tồn tại của ba chế độ sở hữu, trong đó có chế độ sở 
hữu tư nhân ở nước ta hiện nay, như vậy có trái với quan 
điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen coi việc xóa bỏ chế độ tư 
hữu là một nguyên tắc của cách mạng xã hội chủ nghĩa 
không? 
Thật ra, khi Mác và Ăngghen nói đến “chế độ tư hữu” 
hay chế độ công hữu là muốn nói đến toàn bộ chế độ kinh 
tế của một hình thái kinh tế - xã hội; mỗi hình thái kinh tế -
xã hội có một chế độ sở hữu nhất định. Như vậy, “chế độ tư 
hữu” mà theo các ông cần phải xóa bỏ là chế độ kinh tế 
trong đó sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là hình thức sở 
hữu cơ bản, nền tảng của xã hội, nó là cơ sở của tình trạng 
giai cấp này thống trị, áp bức và bóc lột giai cấp khác, chứ 
không phải là xóa bỏ toàn bộ hình thức sở hữu tư nhân nói 
chung. 
Còn ba chế độ sở hữu mà Đảng ta nói đến thực ra là ba 
hình thức sở hữu nằm trong chế độ sở hữu của chủ nghĩa 
xã hội, trong đó hình thức sở hữu công cộng là hình thức sở 
hữu cơ bản, nền tảng. Khi sở hữu công cộng trở thành nền 
tảng, khi tất cả mọi hình thức sở hữu và kinh doanh được 
đặt dưới sự quản lý một cách khoa học và có hiệu quả của 
nhà nước của dân, do dân và vì dân thì sẽ tránh được tình 
trạng bóc lột và áp bức giai cấp. Như vậy, tư tưởng của 
Đảng ta chẳng những không mâu thuẫn, mà còn là sự vận 
dụng sáng tạo tư tưởng của Mác và Ăngghen trong “Tuyên 
ngôn Đảng Cộng sản” vào điều kiện hiện nay ở nước ta. 
2. Thế nào là “công hữu về những tư liệu sản xuất 
chủ yếu” và mối quan hệ giữa công hữu và tư hữu? 
Theo chúng tôi, nên thay từ “chủ yếu” bằng từ “cơ bản” 
để được rõ nghĩa hơn. Khi nói “tư liệu sản xuất chủ yếu”, 
người ta nghĩ ngay đến nhà máy, công cụ, thiết bị, v.v., 
thực ra những tư liệu này không cố đinh, thường xuyên 
được thay thế, đổi mới nên có thể do nhà nước hoặc do tư 
nhân đầu tư, không nhất thiết phải thuộc về công hữu. Còn 
“tư liệu sản xuất cơ bản” là những tư liệu tương đối ổn định 
lâu dài, làm cơ sở, nền tảng của toàn bộ nền kinh tế, như 
đất đai, tài nguyên trong lòng đất; thực vật, động vật tự 
nhiên, khoáng sản ở núi rừng, sông, biển, thềm lục địa; các 
nguồn năng lượng; đường giao thông, sân bay, bến cảng, 
kho tàng; các công trình (kinh tế, văn hóa) được xây 
dựng từ nguồn vốn của nhà nước và tập thể, v.v., nhất thiết 
phải thuộc về công hữu. 
Ví dụ, bờ biển (và hải phận quốc gia) là sở hữu của 
toàn thể nhân dân nước đó (công hữu), còn khách sạn, nhà 
hàng, các công trình du lịch, vui chơi, giải trí, v.v., được 
xây dựng trên bờ biển tuy là những tư liệu sản xuất chủ yếu 
nhưng không nhất thiết phải thuộc về công hữu. Tuy nhiên 
những cá nhân hay tập thể sử dụng lợi thế của bờ biển để 
kinh doanh thì phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước để 
chi cho công việc chung và phúc lợi của nhân dân. Tương 
tự như vậy, tư nhân muốn kinh doanh ngành giao thông - 
vận tải đường bộ, đường thủy hay đường hàng không thì 
cần phải có những kết cấu hạ tầng là đường giao thông, bến 
cảng, sân bay, v.v.. 
Như vậy, sở hữu công cộng là cơ sở, nền tảng, còn sở 
hữu tư nhân không thể độc lập với sở hữu công cộng, mà 
trái lại nó tồn tại trên cơ sở sở hữu công cộng. Đó là mối 
quan hệ biện chứng giữa sở hữu công cộng và sở hữu tư 
nhân trong chủ nghĩa xã hội. Chính tư tưởng về một chế độ 
sở hữu hai mặt như vậy đã được C. Mác nêu ra trong “Tư 
bản”. Theo Mác, chế độ sở hữu của xã hội tương lai là kết 
quả của hai lần phủ định, là sự thống nhất giữa sở hữu cá 
nhân và sở hữu công cộng, trong đó sở hữu công cộng là cơ 
sở. C. Mác viết: 
“Phương thức chiếm hữu tư bản chủ nghĩa do phương 
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đẻ ra, và do đó cả chế độ tư 
hữu tư bản chủ nghĩa nữa đều là sự phủ định đầu tiên đối 
với chế độ tư hữu cá nhân dựa trên lao động của bản thân. 
Nhưng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định 
bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên. Đó 
là sự phủ định cái phủ định. Sự phủ định này không khôi 
phục lại chế độ tư hữu, mà khôi phục lại chế độ sở hữu cá 
nhân trên cơ sở những thành tựu của thời đại tư bản chủ 
nghĩa: trên cơ sở sự hiệp tác và sự chiếm hữu công cộng đối 
với ruộng đất và những tư liệu sản xuất do chính lao động 
làm ra.”1 
1. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, sđd, t. 23, tr.1090. 
Đây chính là phương thức giải quyết mâu thuẫn giữa sở 
hữu cá nhân và sở hữu xã hội, là sự “dung hợp” của mặt 
đối lập trong một thể thống nhất mới. Tư tưởng này cũng 
được V.I. Lênin làm rõ trong tác phẩm “Những người bạn 
dân”: 
“Khi xây dựng lý luận xã hội chủ nghĩa của mình 
Mác đã đi đến kết luận là trong xã hội tương lai sẽ tồn tại 
một chế độ sở hữu vừa cá nhân, vừa công cộng, với tư cách 
là sự thống nhất tối cao  của cái mâu thuẫn đã bị xoá bỏ.”1 
Điều cần chú ý trong câu nói của Mác là ông không 
đồng nhất giữa chế độ tư hữu tư bản và sở hữu tư nhân. 
Chế độ tư hữu tư bản cần được xóa bỏ vì nó là kết quả của 
sự bóc lột. Còn sở hữu cá nhân là kết quả của “lao động 
của bản thân” người lao động. Trong câu nói của Lênin, 
trong chế độ sở hữu tương lai – một chế độ sở hữu vừa 
công cộng vừa cá nhân, khi hai mặt được kết hợp với nhau 
trong một thể thống nhất thì coi như mâu thuẫn đã được 
giải quyết, nhưng không phải là sự xóa bỏ một mặt mà là 
sự kết hợp hài hòa giữa hai mặt. 
3. Về vai trò “chủ đạo” của kinh tế nhà nước. 
Đây là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất. Chẳng những 
trong thời kỳ khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội những năm 
cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, mà trong mấy năm gần đây 
ở nước ta, nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước cũng rơi vào 
tình trạng trì trệ hoặc phá sản. Theo chúng tôi nghĩ, kinh tế 
1. Xem V.I. Lênin, Toàn tập, sđd, t. 1, tr. 204-205 
nhà nước có vai trò rất quan trọng trong một số lĩnh vực và 
thời kỳ nhất định. Có những lĩnh vực rất cần cho lợi ích lâu 
dài của đất nước và nhân dân nhưng tư nhân không không 
thể bỏ vốn ra kinh doanh vì không thể thu được lợi nhuận 
trực tiếp, ví dụ việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy 
điện lớn, các công trình giao thông lớn, như mở đường 
Trường Sơn, xây dựng và quản lý đường dây điện 500 KV, 
xây dựng nhà máy điện hạt nhân, chỉnh trang đô thị và 
nông thôn, v.v., và nhiều công trình phúc lợi khác. 
Mục đích của kinh tế nhà nước cũng khác với mục đích 
của kinh tế tư nhân. Đối với việc làm kinh tế của nhà nước 
thì hạch toán kinh tế chỉ nhằm đảm bảo “thu đủ chi”, có khi 
lấy lời chỗ này bù cho lỗ chỗ khác, nhiều khi chỉ vì lợi ích 
lâu dài, không tính đến lợi nhuận trước mắt. Việc làm kinh 
tế của nhà nước tuy không có lợi nhưng trong những điều 
kiện nhất định bắt buộc phải làm, không thể khác hơn 
được. 
Trong nhiều trường hợp nhà nước không trực tiếp kinh 
doanh nhưng có thể thuê các doanh nghiệp tư nhân làm và 
nhà nước giữ vai trò quản lý, giám sát nhưng vẫn thực hiện 
được mục đích phục vụ lợi ích công cộng. Ta thử so sánh 
việc nhà nước trực tiếp kinh doanh giao thông ở Liên Xô 
trước đây (vì hạch toán không chặt chẽ nên rất lãng phí, cá 
nhân thì được lợi nhưng nhà nước phải bù lỗ, rốt cục bị phá 
sản) với việc quản lý giao thông của nhà nước Singapore 
hay Canada hiện nay vừa tiện lợi vừa tránh được tình trạng 
lãng phí (các dịch vụ giao thông là của tư nhân được nhà 
nước thuê để phục vụ việc đi lại của nhân dân; nhà nước 
đảm bảo thu đủ chi, không có tình trạng bao cấp; nhà nước 
buộc các cơ sở tư nhân phải tuân thủ chặt chẽ quy định của 
nhà nước về lệ phí, tuyến đường, giờ giấc, văn hóa). 
Theo chúng tôi, nhà nước không cần kinh doanh và 
cũng nên tránh kinh doanh ở những lĩnh vực không có tính 
cấp thiết, nơi mà kinh tế tư nhân có thể làm tốt hơn, có lợi 
hơn, không ảnh hưởng gì đến an ninh quốc phòng, an sinh 
xã hội như công nghiệp đóng tàu chẳng hạn. Những doanh 
nghiệp nhà nước nào làm ăn thua lỗ lâu dài thi nên cổ phần 
hóa hoặc mạnh dạn giải thể, đừng lấy tiền của nhân dân để 
kéo dài sự tồn tại của tình trạng trì trệ này. Không những 
thế, khi thấy rằng một số cơ sở kinh doanh nào đó mà tư 
nhân có thể đảm nhận được, nhà nước quản lý và thu thuế 
thì có lợi hơn là trực tiếp đứng ra kinh doanh thì nên tiến 
hành xã hội hóa các cơ sở sản xuất này. 
4. Về vai trò của quản lý nhà nước 
Một trong những điều kiện quan trọng nhất của việc 
giải quyết những mâu thuẫn xã hội là vai trò quản lý của 
nhà nước. Điều này chúng tôi chưa có điều kiện phân tích 
kỹ trong tác phẩm. Qua kinh nghiệm ở nước ta và trên thế 
giới trong những năm qua, chúng tôi nhận thấy rằng đây 
mới là yếu tố quyết định trực tiếp nhất đối với sự thành 
công hay thất bại trong việc giải quyết các mâu thuẫn xã 
hội. 
Như đã nói ở chương 1, trong một hệ thống mâu thuẫn 
thì có yếu tố tự điều chỉnh nằm trong quan hệ giữa hai mặt 
đối lập và yếu tố điều chỉnh nằm trong hệ thống của sự vật. 
Chẳng hạn, não bộ là trung tâm điều khiển và điều chỉnh 
của toàn bộ cơ thể. Nhà nước là cơ quan lãnh đạo và điều 
chỉnh của một quốc gia. Tất cả các mâu thuẫn trong một xã 
hội cụ thể không thể vận hành và được giải quyết một cách 
đúng đắn nếu không có vai trò quản lý của nhà nước hoặc 
nếu nhà nước yếu kém, không đủ năng lực quản lý xã hội. 
Nếu có sự quản lý tốt của nhà nước, tình trạng gian lận 
thương mại, làm hàng giả, hàng đểu, cung cấp hàng hóa, 
thực phẩm, dịch vụ kém chất lượng, độc hại có thể được 
ngăn chặn (kinh nghiệm thành công ở một số nước tiên tiến 
cho ta cơ sở để khẳng định điều này và một số điều sau). 
Với sự quản lý tốt của nhà nước, tình trạng an toàn giao 
thông, an ninh xã hội, tính mạng, tài sản của cá nhân được 
đảm bảo, những hiện tượng tiêu cực trong hành vi của cá 
nhân như tham nhũng và các hành vi tội phạm khác được 
ngăn chặn kịp thời. Với sự quản lý tốt của nhà nước mối 
quan hệ giữa lợi ích người làm thuê và người thuê mướn 
lao động được đảm bảo hài hòa, người nghèo, người thất 
nghiệp được trợ giúp vượt qua khó khăn, trẻ con sinh ra, 
người già yếu, tật nguyền được xã hội chăm sóc. 
Phần lớn những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã 
hội ở nước ta đều có nguyên nhân khách quan của nó từ 
một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu nên không thể một sớm một 
chiều mà khắc phục hết được, nhưng suy cho cùng do sự 
yếu kém trong quản lý nhà nước mà những hiện tượng này 
phát triển một cách không bình thường so với nhiều nước 
khác ở cùng một trình độ phát triển như nước ta. 
Chính vì thế, việc xây dựng thành công nhà nước pháp 
quyền có ý nghĩa quyết định sự thành công của sự nghiệp 
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Còn biện pháp xây 
dựng nhà nước thì cần phải nghiên cứu lý luận về nhà nước 
pháp quyền, học tập kinh nghiệm thành công ở các nước 
tiên tiến trong việc tổ chức bộ máy, hoạt động và công tác 
quản lý của nhà nước, không nên có sự phân biệt một cách 
cứng nhắc giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta với 
những nhà nước khác được coi là “nhà nước tư sản”, “phi 
xã hội chủ nghĩa”. 
Những điều nêu trên chỉ nhằm trình bày ý kiến bổ sung, 
trao đổi thêm của tác giả về những nội dung đã viết trong 
cuốn sách của mình. Mong nhận được ý kiến nhận xét, 
đóng góp của độc giả. 
Ý kiến nhận xét và đóng góp xin gửi cho tác giả ở địa 
chỉ: ngthung46@gmai.com. 
Xin chân thành cám ơn! 
 Tháng 9 – 2013 
 Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mau_thuan_mot_so_van_de_ly_luan_va_thuc_tien_phan.pdf