Giáo trình Thi hành án dân sự (Phần 1)
1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và nguồn của
Luật thi hành án dân sự Việt Nam
1.1. Khái niệm Luật thi hành án dân sự Việt Nam
Thi hành án là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi
hành của Toà án được thực hiện. Nếu như kết quả hoạt động xét xử là đưa ra phán
quyết (bản án, quyết định) trên cơ sở áp dụng các điều luật cụ thể để xem xét các
tình tiết xảy ra, thì kết quả của thi hành án làm cho các phán quyết đó được thực
hiện trong thực tế. Như vậy, thi hành án là hoạt động diễn ra sau khi Toà án đã có
phán quyết giải quyết các tranh chấp trong xã hội hoặc áp dụng các chế tài xử phạt
các hành vi phạm tội. Trong đó, người có quyền thi hành án yêu cầu người có
nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ đối với mình và
người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của
người có quyền thi hành án.
Theo nghĩa chung nhất, thi hành án dân sự là thực hiện bản án, quyết định dân
sự của toà án.
Theo nghĩa một thuật ngữ pháp lý, có nhiều ý kiến khác nhau về thi hành án
dân sự:
- Ý kiến thứ nhất, cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành
chính, bởi thi hành án dân sự là hoạt động mang tính điều hành, chấp hành. Mà
điều hành, chấp hành là đặc trưng của hoạt động hành chính. Hơn nữa thi hành án
dân sự ở nước ta lại không do toà án – cơ quan tư pháp thực hiện.
- Ý kiến thứ hai lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động
hành chính – tư pháp vì thi hành án dân sự là một dạng hoạt động chấp hành điều
hành quyết định của cơ quan tư pháp – toà án.
- Ý kiến thứ ba lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động tư
pháp vì thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, mang tính tài sản, độc
lập và do cơ quan tư pháp có thẩm quyền tổ chức thực hiện.
+ Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử vì xét xử và thi hành
dán dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự. Xét xử là tiền đề của thi hành án dân sự, thi hành án dân sự lại là sự tiếp nối
với xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng
củng cố kết quả xét xử.
+ Thi hành án dân sự mang tính tài sản – đặc trưng của quan hệ dân sự.
Thực tế, phần lớn các bản án, quyết định dân sự đưa ra thi hành đều quyết định các
vấn đề tài sản như chia thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng thông qua thi hành án dân sự, người thi hành án phải thực hiện các nghĩa
vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi
ích về tài sản.
+ Thi hành án dân sự mang tính độc lập – đặc trưng của hoạt động tư pháp.
Thi hành án là quá trình diễn ra phức tạp, trong đó cơ quan thi hành án thường
phải chịu áp lực, tác động từ nhiều phía. Để đảm bảo hiệu quả thi hành án dân sự7
và chấp hành viên phải được độc lập và không cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được
can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án dân sự.
+ Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự - cơ quan tư pháp thực
hiện
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thi hành án dân sự (Phần 1)
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: Chu Thị Trinh GIÁO TRÌNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Vinh - 2011 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên: Chu Thị Trinh GIÁO TRÌNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh - 2011 3 Phân công biên soạn - Chủ biên: Chu Thị Trinh - Các tác giả: Nguyễn Thị Thanh: từ chương 1 đến chương 2 Chu Thị Trinh: từ chương 3 đến chương 4 Bùi Thuận Yến: chương 5 4 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM ................................................................................................................................. 1 1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam ..................................................................................................................... 6 1.1. Khái niệm Luật thi hành án dân sự Việt Nam ............................................................... 6 1.2. Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam .......................................... 7 1.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật thi hành án dân sự Việt Nam .................................... 8 1.4. Nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam ............................................................... 8 2. Vai trò, nhiệm vụ và sự phát triển của luật thi hành án dân sự Việt Nam (tự học) ................. 9 3. Quan hệ pháp luật thi hành án dân sự và xã hội hoá thi hành án dân sự. ............................... 9 3.1. Quan hệ pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam............................................................ 9 3.2. Xã hội hoá thi hành án dân sự (tự học)........................................................................ 11 4. Thời hiệu yêu cầu thi hành án và thẩm quyền thi hành án dân sự ....................................... 11 4.1. Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự .......................................................................... 11 4.2. Thẩm quyền thi hành án dân sự .................................................................................. 12 5. Các nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án dân sự Việt Nam ............................................. 13 5.1. Khái niệm .................................................................................................................. 13 5.2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của luật thi hành án dân sự Việt Nam. ...................... 13 CHƯƠNG 2 : CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ....... 15 1. Cơ quan thi hành án dân sự ............................................................................................... 15 1.1Khái niệm và hệ thống cơ quan thi hành án dân sự ....................................................... 15 1.2 Nhiệm vụ và các quyền hạn của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự .......................... 15 2. Chấp hành viên và thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự .................................................. 18 2.1Chấp hành viên ............................................................................................................ 18 2.2 Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ........................................................................ 18 3.Đương sự và người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự .................................... 19 3.1Đương sự ..................................................................................................................... 19 3.2Người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự .................................................. 20 4Cơ quan, tổ chức khác trong thi hành án dân sự (tự học) ...................................................... 20 4.1Toà án, trọng tài và hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh .................................................. 20 4.2Uỷ ban nhân dân các cấp .............................................................................................. 20 4.3Thừa phát lại ................................................................................................................ 20 4.4Tổ chức thẩm định giá .................................................................................................. 20 CHƯƠNG 3 : THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ................................................................. 22 1Cấp, chuyển giao và giải thích bản án, quyết định dân sự của tòa án .................................... 22 1.1.Cấp và chuyển giao bản án, quyết định dân sự của tòa án ............................................ 22 1.2.Giải thích bản án, quyết định dân sự của tòa án ........................................................... 22 2.Yêu cầu thi hành án và nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự .............................................. 22 2.1.Yêu cầu thi hành án dân sự .......................................................................................... 23 2.2.Nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự........................................................................... 23 3.Ra quyết định thi hành án, chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án và ủy thác thi hành án dân sự ................................................................................................................................... 24 3.1.Ra quyết định thi hành án dân sự ................................................................................. 24 3.2.Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án dân sự ...................................................... 25 3.3.Ủy thác thi hành án dân sự .......................................................................................... 26 a. Nguyên tắc uỷ thác (điều 55 LTHADS) ................................................................................. 26 b. Thẩm quyền và thủ tục uỷ thác thi hành án dân sự (điều 56 LTHADS) .................................. 26 5 4.Thông báo và xác minh thi hành án dân sự ......................................................................... 26 4.1.Thông báo thi hành án dân sự ...................................................................................... 26 4.2.Xác minh điều kiện thi hành án dân sự ........................................................................ 27 5.Áp dụng các biện pháp thi hành án dân sự .......................................................................... 29 5.1.Áp dụng biện pháp tự nguyện thi hành án dân sự ......................................................... 29 5.2.Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ........................................................ 29 6.Hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án dân sự và trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự 30 6.1.Hoãn thi hành án dân sự .............................................................................................. 30 6.2.Tạm đình chỉ thi hành án dân sự .................................................................................. 31 6.3.Đình chỉ thi hành án dân sự ......................................................................................... 32 6.4.Trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự ......................................................................... 33 7.Bảo quản tài sản thi hành án, thanh toán tiền thi hành án, kết thúc thi hành án và xác nhận kết quả thi hành án dân sự ........................................................................................................... 33 7.1.Bảo quản tài sản thi hành án ........................................................................................ 33 7.2.Thanh toán tiền thi hành án ......................................................................................... 33 7.3.Kết thúc thi hành án dân sự ......................................................................................... 33 7.4.Xác nhận kết quả thi hành án dân sự ............................................................................ 33 8.Xử lý tài sản tịch thu và tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự .................................. 33 8.1.Xử lý tài sản tịch thu ................................................................................................... 33 8.2.Tiêu hủy vật chứng, tài sản .......................................................................................... 33 CHƯƠNG 4 : CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ................................................................................................................................... 35 1.Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự ................................................................................ 35 1.1.Khái niệm và ý nghĩa biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự........................................ 35 1.2.Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự .................................................................. 35 c. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản ............ 36 2.Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ............................................................................. 37 2.1.Khái niệm và ý nghĩa của biện pháp cưỡng chê thi hành án dân sự .............................. 37 2.2.Các nguyên tắc áp dung các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ........................... 38 2.3.Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự ................................................................ 39 Câu hỏi ôn tập ........................................................................................................................... 43 CHƯƠNG 5 : KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHÁNG NGHỊ VÀ XỬ LÍ VI PHẠM VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ............................................................................................................................. 44 1. Khiếu nại về thi hành án dân sự ......................................................................................... 44 1.1 Khái niệm và ý nghĩa của khiếu nại về thi hành án dân sự ............................................ 44 2. Đối tượng của khiếu nại về thi hành án dân sự ................................................................... 45 3. Thời hiệu khiế nại thi hành án dân sự ................................................................................ 46 4. Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự ......................................................................... 46 6 CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VIỆT NAM 1. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và nguồn của Luật thi hành án dân sự Việt Nam 1.1. Khái niệm Luật thi hành án dân sự Việt Nam Thi hành án là hoạt động làm cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành của Toà án được thực hiện. Nếu như kết quả hoạt động xét xử là đưa ra phán quyết (bản án, quyết định) trên cơ sở áp dụng các điều luật cụ thể để xem xét các tình tiết xảy ra, thì kết quả của thi hành án làm cho các phán quyết đó được thực hiện trong thực tế. Như vậy, thi hành án là hoạt động diễn ra sau khi Toà án đã có phán quyết giải quyết các tranh chấp trong xã hội hoặc áp dụng các chế tài xử phạt các hành vi phạm tội. Trong đó, người có quyền thi hành án yêu cầu người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ đối với mình và người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của người có quyền thi hành án. Theo nghĩa chung nhất, thi hành án dân sự là thực hiện bản án, quyết định dân sự của toà án. Theo nghĩa một thuật ngữ pháp lý, có nhiều ý kiến khác nhau về thi hành án dân sự: - Ý kiến thứ nhất, cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính, bởi thi hành án dân sự là hoạt động mang tính điều hành, chấp hành. Mà điều hành, chấp hành là đặc trưng của hoạt động hành chính. Hơn nữa thi hành án dân sự ở nước ta lại không do toà án – cơ quan tư pháp thực hiện. - Ý kiến thứ hai lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động hành chính – tư pháp vì thi hành án dân sự là một dạng hoạt động chấp hành điều hành quyết định của cơ quan tư pháp – toà án. - Ý kiến thứ ba lại cho rằng thi hành án dân sự là một dạng của hoạt động tư pháp vì thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, mang tính tài sản, độc lập và do cơ quan tư pháp có thẩm quyền tổ chức thực hiện. + Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử vì xét xử và thi hành dán dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xét xử là tiền đề của thi hành án dân sự, thi hành án dân sự lại là sự tiếp nối với xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử. + Thi hành án dân sự mang tính tài sản – đặc trưng của quan hệ dân sự. Thực tế, phần lớn các bản án, quyết định dân sự đưa ra thi hành đều quyết định các vấn đề tài sản như chia thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông qua thi hành án dân sự, người thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi ích về tài sản. + Thi hành án dân sự mang tính độc lập – đặc trưng của hoạt động tư pháp. Thi hành án là quá trình diễn ra phức tạp, trong đó cơ quan thi hành án thường phải chịu áp lực, tác động từ nhiều phía. Để đảm bảo hiệu quả thi hành án dân sự 7 và chấp hành viên phải được độc lập và không cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án dân sự. + Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự - cơ quan tư pháp thực hiện. Đối tượng của thi hành án dân sự trước hết là các bản án, quyết định giải quyết các vụ việc dân sự, sau đó là các quyết định về tài sản trong các bản án hình sự, hành chính của toà. Điều 1 LTHADS năm 2008 quy định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài, được toà án công nhận và cho thi hành ở Việt Nam, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có lien quan đến tài sản của bên phải thi hành án của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các quyết định của cơ quan tổ chức khác được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo hiệu quả thi hành án dân sự Nhà nước phải đặt ra các quy phạm pháp luật quy định cụ thể những vấn đề liên quan để thi hành án dân sự như thời hiệu yêu cầu thi hành án, thẩm quyền thi hành án, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thi hành án, trình tự thủ tục thi hành án, thụ lí đơn yêu cầu thi hành án, ra quyết định thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, khiếu nại, tố cáo, và kháng nghị về thi hành án Trong thi hành án dân sự, các cơ quan nhà nước không xem xét lại vụ viêc dân sự, không ra quyết định giải quyết lại vụ việc dân sự mà chỉ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hỗ trợ thực hiện các quyết định, bản án dân sự được đưa ra thi hành. Do đó, tổng ... ập cá nhân Trường hợp người phải thi hành án thi hành dồng thời cả khoản nghĩa vụ thi hành án theo đơn yêu cầu và nghĩa vụ thi hành án thuộc diện cơ quan thi hành án dân sự chủ động thi hành thì việc xác minh điều kiện được chấp hành viên chủ động tiến hành cho đến khi người phải thi hành án thi hành xong khảon nghĩa vụ thuộc diện cơ quan thi hành án dân sự chủ động thi hành. Đối với việc thi hành án do cơ quan thi hành án dân sự chủ động thi hành mà người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án thì ít nhất 6 tháng một lần chấp hành viên phải xác minh lại điều kiện thi hành án của họ. Trường hợp người phải thi hành án không có điều kiện thi hành án đang chấp hành hình phạt tù hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cưa trú của họ thì thời hạn giữa các lần xác minh không quá 1 năm. Đối với việc thi hành án theo đơn yêu cầu thì việc xác minh lại được thực hiện theo yêu cầu của người được thi hành án. Người được thi hành án có nghĩa vụ chứng minh việc người phải thi hành án có tài sản để thi hành án và yêu cầu thi 29 hành án trở lại trong trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án. 5. Áp dụng các biện pháp thi hành án dân sự 5.1. Áp dụng biện pháp tự nguyện thi hành án dân sự Tự nguyện thi hành án là việc đươcng sự tự thi hành nghĩa vụ thi hành án của họ theo nội dung bản án, quyết định hoặc theo sự thoả thuận thi hành án giữa họ. Đây là biện pháp được áp dụng trước tiên sau khi có quyết định thi hành án trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Theo quy định tại điều 45 LTHADS, người phải thi hành án có thưoif hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Vì vậy, chấp hành viên phải cho người phải thi hành án một thời hạn để họ tự nguyện thi hành án. Đối với vụ việc đơn giản người có nghĩa vụ thi hành án có điều kiện thực hiện nghĩa vụ của họ thì chấp hành viên có thể ấn định thời gian tự nguyện ngắn hơn 15 ngày. Đối với vụ việc phức tạp, số tiền phải thi hành án lớn thì chấp hành viên có thể kéo dài thời gian tự nguyện hơn nhưung không quá 15 ngày. Trong quá trình thi hành án, các đương sự có quyền thoả thuận thi hành án nên để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án thì chấp hành viên phải tôn trọng sự thoả thuận của các đương sự. Nếu các đương sự không tự nguyện thi hành theo nội dung đã thoả thuận thì châos hành viên căn cứ vào bản án, quyết định để tổ chức thi hành án. Trong trường hợp theo bản án mà một bên được nhận tài sản và phải thông báo cho người khác giá trị tài sản của họ được nhận nhưng tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi thì châos hành viên có thể giúp các đương sự thương lượng thoả thuận về việc thanh toán theo giá mới. Nếu các bên không thể thanh toán theo giá mới thì theo quy định tịa điều 59 LTHADS chấp hành viên cho định giá lại tài sản theo quy định tại điều 98 của luật này để thi hành án. 5.2. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự Trường hợp người phải thi hành án không nhận thức đúng nghĩa vụ thi hành án của mình, chây lỳ, trốn tránh việc thi hành án thì việc áp dụng biện pháp thi hành án này không có hiệu quả mà nhiều khi tác dụng ngược lại. Vì thế, để đảm bảo hiệu quả thi hành án, cùng với việc áp dụng biện pháp tự nguyện thi hành án, chấp hành viên phải áp dụng cả biện pháp cưỡng chế thi hành án. Theo quy định tại điều 45 và điều 46 LTHADS thì chấp hành viên được áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau: - Hết thời hạn tự nguyện thi hành án do chấp hành viên ấn định mà người phải thi hành án có điều kiện thi hành án không tự nguyện thi hành. - Cần phải ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản, huỷ hoại hoặc trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành án. Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại các điều từ điều 70 đến điều 121 LTHADS và từ điều 8 đến điều 17 Nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009. 30 6. Hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án dân sự và trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự 6.1. Hoãn thi hành án dân sự Hoãn thi hành án dân sự là việc cơ quan thi hành án dân sự quyết định chưa tổ chức thi hành bản án, quyết định khi có căn cứ pháp luật quy định. Việc hoãn thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 48 LTHADS. - Căn cứ hoãn thi hành án dân sự: + Người phải thi hành án ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên; chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà ngườ phải hti hành án khác không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án. + Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án + Người phải thi hành các khaonr nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên + Tài sản kê biên có tranh chấp đã được toà án thj lý để giải quyết + Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định hoặc trả lưoif kiền nghị của cơ quan THADS về việc xem xét lại bản án, quyết định của toà án theo thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm - thời hạn hoãn thi hành án dân sự: + thời hạn hoãn thi hành án trong trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị yêu cầu hoãn thi hành án không quá 3 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án + Đối với các trường hợp khác, thời hạn hoãn thi hành án cho đến khi lý do của việc hoãn không còn nữa - Thẩm quyền và thủ tục hoãn thi hành án dân sự + Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án có thẩm quyền ra quyết định hoản thi hành án + Khi có căn cứ hoãn thi hành án thì chấp hành viên chịu trách nhiệm thi hành án đề nghị thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn thi hành án. + Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn thi hành án bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án +Trường hợp hoãn thi hành án do người được thi hành án đồng ý cho người phải nộp thi hành án hoãn thi hành án thì việc đồng ý pahir lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên + Đối với việc hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì người có thẩm quyền kháng nghị bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm có yêu cầu hoàn thi hành án phải có văn bản gửi cho cơ quan THADS, trong đó ghi rõ thời hạn hoãn thi hành án, phải có chữ ký của người có thẩm quyền. - Hậu quả pháp lý của hoãn thi hành án dân sự: 31 +Sau khi có quyết định hoãn thi hành án, các hoạt động thi hành án dân sự được tạm ngừng lại + Trường hợp vụ việc đã được thi hành 1 phần hoặc đã được thi hành xong thì cơ quan THADS phải có văn bản thông báo ngay cho người có yêu cầu hoãn thi hành án + Trong thời gian hoãn THA, người phải THA không phải chịu lãi suất chậm THA. + Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành án không còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị hoặc nhận đượ văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì thủ trưởng cơ quan THADS phải ra quyết định tiếp tục thi hành án. 6.2. Tạm đình chỉ thi hành án dân sự Tạm đình chỉ thi hành án dân sự là việc cơ quan THADS quyết định tạm ngừng thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án khi có căn cứ pháp luật quy định. Việc tạm đình chỉ thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 49 LTHADS. - Căn cứ tạm đình chỉ THADS: + Cơ quan THADS nhận được thông báo của toà án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án + Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đóc thẩm, tái thẩm - Thời hạn tạm đình chỉ THADS; + Thời hạn tạm đình chỉ THA trong trường hợp nhận được thông báo của toà án về việc đã thụ lý đơn yêu cẩu mở thủ tục phá sản đối với người đã thi hành án theo thời hạn giải quyết việc tuyên bố phá sản của toà án. + Thời hạn tạm đình chỉ THA trong trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đóc thẩm tái thẩm cho đến khi có quyết định giám đóc thẩm, tái thẩm. - Thẩm quyền và thủ tục tạm đình chỉ THADS: + Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của toà án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án. Thời hạn ra quyết định là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của toà án. + Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm có quyền tạm đình chỉ bản án, quyết định bị kháng nghị. Việc quyết định tạm đình chỉ THA trong trường hợp này có thể thực hiện ngay khi ra quyết định kháng nghị hoặc sau khi có quyết định kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đóc thẩm, tái thẩm. + Thủ trưởng cơ quan THADS thông báo việc tạm đình chỉ THA khi nhận được quyết định tạm đình chỉ THA của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. - Hậu quả pháp lý: 32 + Sau khi có quyết định tạm đình chỉ THA các hoạt động thi hành án được tạm ngừng lại. + Trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành án 1 phần hoặc toàn bộ thì thủ trưởng cơ quan THADS phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị. + Trong thời hạn tạm đình chỉ thi hành án, do có kháng nghị người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án + Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định tiếp tục thi hành án khi nhận được quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền hoặc quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của toà án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị hoặc quyết định của toà án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Thời hạn ra quyết định tiếp tục thi hành án là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định này. 6.3. Đình chỉ thi hành án dân sự Đình chỉ thi hành án dân sự là việc cơ quan THADS quyết định ngừng hẳn việc thi hành án dân sự khi có căn cứ do pháp luật quy định. Việc đình chỉ thi hành án được thực hiện theo quy định tại điều 50 LTHADS. - Căn cứ đình chỉ THADS: + Người phải THA chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế. + Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật, quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế. + Đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan THADS không tiếp tục việc THA, trừ trường hợp việc đình chỉ THA ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ 3. + Bản án, quyết định bị huỷ 1 phần hoặc toàn bộ + Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác + Có quyết định miễn hoặc giảm một phần nghĩa vụ THA + Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải THA + Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã thành niên. - Thẩm quyền và thủ tục đình chỉ THADS: + THủ trưởng cơ quan THADS đã ra quyết định THA có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ THA + KHi có căn cứ đình chỉ THADS chấp hành viên đề nghị thủ trưởng cơ quan THADS quyết định + Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định đình chỉ THADS bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ THA. 33 - Hậu quả pháp lý: + Sau khi có quyết định đình chỉ THADS, các hoạt động THADS được ngừng lại hẳn. + Trường hợp quyết định đình chỉ THA do bản án, quyết định bị huỷ 1 phần hoặc toàn bộ thì các đương sự có thể thoả thuân với nhau về việc giải quyết hậu quả của việc đã thi hành bản án, quyết định hoặc một phần bản án, quyết định bị huỷ. 6.4. Trả lại đơn yêu cầu thi hành án dân sự - Căn cứ trả lại đơn yêu cầu THADS: + Người phải thi hành án không có tài sản để THA hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để THA + Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ đảm bảo mức sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình + Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án + Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phả trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được mà đương sự không có thoả thuận khác - Thẩm quyền và thủ tục trả lại đơn yêu cầu THADS: + Khi có căn cứ trả lại đơn yêu cầu THA chấp hành viên đề nghị thủ trưởng cơ quan THADS trả lại đơn yêu cầu THA. + Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định trả lại đơn yêu cầu THA bằng văn bản. - Hậu quả pháp lý: + Sau khi thủ trưởng coq uan THADS ra quyết định trả lại đơn yêu cầu THADS, các hoạt động thi hành án được tạm ngừng lại. + Người được thi hành án có quyền theo dõi tình hình tài sản, thu nhập của người được thi hành án. + Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan THA thi hành án trong thời hiệu yêu cầu tHADS quy định tại khoản 1 điều 30 LTHADS kể từ ngày pahts hiện người phải thi hành án có điều kiện thi hành. 7. Bảo quản tài sản thi hành án, thanh toán tiền thi hành án, kết thúc thi hành án và xác nhận kết quả thi hành án dân sự 7.1. Bảo quản tài sản thi hành án 7.2. Thanh toán tiền thi hành án 7.3. Kết thúc thi hành án dân sự 7.4. Xác nhận kết quả thi hành án dân sự 8. Xử lý tài sản tịch thu và tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân sự 8.1. Xử lý tài sản tịch thu 8.2. Tiêu hủy vật chứng, tài sản 34 Câu hỏi ôn tập: 1. Việc chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan THADS được thực hiện như thế nào? 2. Luật THADS 2008 quy định như thế nào về thủ tục nhận bản án, quyết định? 3. Thơi hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định LTHADS 2008? 4. Đơn yêu cầu thi hành án bao gồm những nội dung gì? 5. Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án được thực hiện như thế nào? 6. Luật THADS 2008 quy định như thế nào về thủ tục nhận đơn yêu cầu thi hành án? 7. Trong các trường hợp nào thì cơ quan thi hành án dân sự có quyền từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án? 8. Luật THADS 2008 quy định về thẩm quyền thi hành án của cơ quan THADS cấp huyện như thế nào? 9. Luật THADS 2008 quy định về thẩm quyền thi hành án của cơ quan THADS cấp tỉnh như thế nào? 10. Luật THADS 2008 quy định về thẩm quyền thi hành án của cơ quan THADS cấp quân khu như thế nào? 11. Trong những trường hợp nào thì biện pháp cưỡng chế thi hành án được áp dụng? 12. Luật THADS 2008 quy định như thế nào về thứ tự thanh toán tiền thi hành án?
File đính kèm:
- giao_trinh_thi_hanh_an_dan_su_phan_1.pdf