Giáo trình Thi hành án dân sự (Phần 2)
1.1. Khái niệm và ý nghĩa biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
a. Khái niệm
Theo điều 66 LTHADS biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thể do
chấp hành viên tự mình áp dụng hoặc áp dụng theo yêu cầu của đương sự nhằm
ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc THADS. Ngoài ra, theo
quy định tại điểm d khoản 1 điều 30 LTHADS thì trong 24 giờ, kể từ khi nhận
được quyết định THA, chấp hành viên phải áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm
được pháp luật quy định để bảo đảm thi hành quyết định được áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời của toà án về cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối voiws tài
sản đang tranh chấp; phong toả tìa khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác;
phong toả tài sản ở nơi gửi giữ, phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lí mang tính quyền
lực nhà nước, do đó trong trường hợp cần thiết, chỉ cần có căn cứ cho rằng tài sản
mà người phải thi hành án hoặc người thứ ba đang quản lý, sử dụng thuộc sở hữu
của người phải hti hành án là cơ quan THADS có thể áp dụng biện pháp này.
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý đặt tài sản của
người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc cấm sử dụng, định đoạt
nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, định đoạt tài sản, trốn tránh
việc thi hành án và đôn đóc họ tự nguyện thực hiện gnhiax vụ thi hành án của
mình do chấp hành viên áp dụng trước khi áp dụng biện pahps cưỡng chế thi hành
án dân sự.
b. Ý nghĩa:
- Ngăn chặ người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi
hành án, bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định, quyền lợi ích hợp pahps
của người được thi hành án, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
- Đốc thúc người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình bởi
khi đã bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án thì tài sản của người phải
thi hành án đã bị đặt trong tình trạng bị hạn chế hoặc cấm dử dụng, định
đoạt.
- Là tiền đề cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án sau này,
bảo đảm hiệu qua thi hành án dân sự
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thi hành án dân sự (Phần 2)
35 CHƯƠNG 4 : CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1. Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 1.1. Khái niệm và ý nghĩa biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự a. Khái niệm Theo điều 66 LTHADS biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thể do chấp hành viên tự mình áp dụng hoặc áp dụng theo yêu cầu của đương sự nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc THADS. Ngoài ra, theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 30 LTHADS thì trong 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định THA, chấp hành viên phải áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm được pháp luật quy định để bảo đảm thi hành quyết định được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của toà án về cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối voiws tài sản đang tranh chấp; phong toả tìa khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ, phong toả tài sản của người có nghĩa vụ. Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lí mang tính quyền lực nhà nước, do đó trong trường hợp cần thiết, chỉ cần có căn cứ cho rằng tài sản mà người phải thi hành án hoặc người thứ ba đang quản lý, sử dụng thuộc sở hữu của người phải hti hành án là cơ quan THADS có thể áp dụng biện pháp này. Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc cấm sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, định đoạt tài sản, trốn tránh việc thi hành án và đôn đóc họ tự nguyện thực hiện gnhiax vụ thi hành án của mình do chấp hành viên áp dụng trước khi áp dụng biện pahps cưỡng chế thi hành án dân sự. b. Ý nghĩa: - Ngăn chặ người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án, bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định, quyền lợi ích hợp pahps của người được thi hành án, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. - Đốc thúc người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình bởi khi đã bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án thì tài sản của người phải thi hành án đã bị đặt trong tình trạng bị hạn chế hoặc cấm dử dụng, định đoạt. - Là tiền đề cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án sau này, bảo đảm hiệu qua thi hành án dân sự 1.2. Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 36 a. Phong toả tài khoản: Theo quy định tại điều 67 LTHADS và điều 11 nghị định 58/2009/ND-CP ngày 13/7/2009 thì chấp hành viên quyết định phong toả tài sản của người phải thi hành án trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. Quyết định phong toả tài khoản phải xác định rõ số tiền bị phong toả. Chấp hành viên ra trực tiếp quyết định phong toả tài khaonr của người phải thi hành án cho người đại diện theo pháp luật của kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định, biên bản phải có chữ kí của người nhận quyết định và chấp hành viên. Kể từ thời điểm nhận được quyết định phong toả tài khoản, các tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định phong toả tài khoản. Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của người phải thi hành án bị áp cụng biện pháp bảo đảm khi được kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại cung cấp. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiên trong tài khoản của người phải thi hành án. b. Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự (điều 68 LTHASD) - Tạm giữ tài sản của đương sự là biện pháp bảo đảm thi hành án được tiến hành trên các động sản của người pahir thi hành án, đặt những động sản này trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản để trốn tranh việc thi hành án Tài sản bị tạm giữ sẽ được bán đấu giá để thi hành án nếu xác định được thuộc sở hữu của người phải thi hành án và họ không tự nguyện thi hành án. - Tạm giữ giấy tờ của đương sự là biện pháp bảo đảm THADS được tiến hành trên các động sản phải đăng kí quyền sở hữu, giấy tờ có giá hoặc bất động sản của người phải thi hành án. Việc áp dụng biện pháp này là tiền đề cơ sơ cho việc á dụng biện pháp cưỡng chế thu giữ giấy tờ có giá (điều 82) kê biên quyền sở hữu trí tuệ (điều 84), kê biên phương tiện giao thông (điều 96), cưỡng chế trả giấy tờ (điều 116). c. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng đối với các động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản của người phải thi hành án nhằm 37 ngăn chặn hoặc tạm dừng các hành vi của người phải thi hành án như chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, huỷ hoại, thay đổi hiện trạng tài sản. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự này là tiền đề cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS kê biên, xử lý tài sản của người phai thi hành án; cưỡng chế trả vật, chuyển quyền sử dụng đất. Theo quy định tại điều 69 LTHADS và điều 10 Nghị định 58 thì trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện người phải hti hành án có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán huỷ hoại thay đổi hiện trạng tài sản, chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án và gưi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dugnf việc tổ chức, đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó. Kể từ thời điểm nhận được quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, cơ quan đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan không được thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng hoặc thay đổi hiện trạng tài sản cho đến khi nhận được quyết định của chấp hành viên vể việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.Đối với tài sản được đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng thay đổi hiện trạng sau thời điểm này thì chấp hành viên có quyền xử lý để thi hành án theo quy định của pháp luật, nếu có tranh chấp thì hướng dẫn các bên khởi kiện để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong thưoif hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng kí, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. 2. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 2.1. Khái niệm và ý nghĩa của biện pháp cưỡng chê thi hành án dân sự Cưỡng chế là dùng quyền lực nhà nước bắt buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện những việc trái với ý muốn của họ. Cưỡng chế gắn liền với haotj động quản lý nhà nước và là một trong những phương pháp chủ yếu của hoạt động quản lý nhà nước. Theo quy định tại điều 45 sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án do chấp hành viên ấn định, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không thi hành án, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tan, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì chấp hành viên có quyền áp dung jcacs biện pháp cưỡng chế thi hành án. 38 Biện pháp cưỡng chế THADS là biện pháp thi hành án dân sự dùng quyền lực của nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án. Đặc điểm: - Thể hiện quyền năng đặc biệt của nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước - Được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của toà án. - Đối tượng của biện pháp cưỡng chế THADS là tài sản hoặc hành vi của người phải thi hành án - Các biện pháp cưỡng chế được chấp hành viên quyết định áp dụng không những có hiệu lực đối với người thi hành án dân sự mà còn có hiệu lực đối với các cơ quan, tổ chưucs có liên quan. 2.2. Các nguyên tắc áp dung các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự Theo quy định tại điều 45, điều 46 và điều 71 LTHADS thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS phả tuân thủ các nguyên tắc sau: - Chỉ chấp hành viên mới có uyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS. Theo pháp luật hiện hành thì chấp hành viên là người được nhà nước giao trọng tách trong việc tổ chưucs thi hành các bản án, quyết định dân sự và là chủ thể có quyền quyết định áp dụng các biện pháp để thi hành án. Ngoài chấp hành viên thì việc các chủ thể khác tự tổ chức việc cưỡng bức thi hành án bằng sức mạnh để “xiết nợ, bắt nợ” đều được coi là trái pháp luật. - Chấp hành viên chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dấn sự do pháp luật quy định. Để tránh sự lạm quyền của các chủ thể được trao quyền trong việc cưỡng chế THADS, pháp luật đã quy định các biện pahps cưỡng chế cụ thể chấp hành viên có quyền áp dụng, điều kiện, thủ tục áp dụng. Vì vậy, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên chỉ được áp dụng các biện pháp do pháp luật quy định. Theo quy định tại điều 71 LTHADS thì chấp hành viên chỉ có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau : khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hôi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án, trừ vào thu nhập của người thi hành án, kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do 39 người thứ 3 giữ; khai thác tài sản của người phải thi hành án; buộc chuyển giao vật; chuyển giao quyền tài sản, giấy tời; buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện côgn việc nhất định. Ngoài ra, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, chấp hành viên phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục cưỡng chế. - Không được tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trong những thưoif gian mà pháp luật quy định không được cưỡng chế thi hành án dân sự. Pháp luật quy định không được tiến hành cưỡng chế thi hành án trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6h sáng hôm sau, trong các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật lao động, 15 ngày trước và sau tết nguyên đán, các ngày truyền thống của các đối tượng chính sách là người phải thi hành án (điều 46 LTHADS, điều 8 ND 58). - Chấp hành viên có quyền áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành án nhưung phải tương ứng với nghĩa vụ thi hành án mà người phải THA có nghĩa vụ phái thực hiện theo bản án, quyết định của toà án. 2.3. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự a. Khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi xử lý tiền và giấy tờ có giá của người phải thi hành án Nếu người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền mà họ đang giữ tiền, giấy tờ có giá hoặc gửi tại kho bạc, tổ chức tín dụng thì biện pháp cưỡng chế này sẽ là biện pháp cưỡng chế đầu tiên được áp dụng. Theo quy định tại điều 76 và các điều từ 79 đến điều 83 LTHADS, biện pháp cưỡng chế, khấu trừ tienf trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền và giấy tờ có giá được áp dụng khi có các điều kiện sau: + Theo bản án, quyết định của toà án thì người phải thi hành án thi hành nghĩa vụ trả tiền. + Có căn cứ để xác định người phải thi hành án có tài khoản, có tiền haowcj giấy tờ có giá để thi hành án + Hết thời gian tự nguyện đã được chấp hành viên ấn định nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng cần ngăn chặn người thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản haowcj trống tránh nghĩa vụ thi hành án. - Khấu trừ tiền trong tài khoản để thi hành án: Áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có tài khaonr tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác. Nếu xác định người phải thi hành án có tiền gửi hăocj có tiền trong tài khoản thì chấp hành viên lập biên bản về tình trạng tiền 40 trong tài khoản của người phải thi hành án tại ngân hàng, kho bạc và ra quyết định khấu trừ tương ững với nghĩa vụ của người thi hành án để thi hành án. Số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế THA ( điều 76 LTHADS) Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khaonr của người phải thi hành án, chấp hành viên gửi ngay quyết định đó cho ngân hàng, kho bạc đang giữ tiền của người phải thi hành án và yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, tổ chức này thực hiện quyết định. Khi nhận được quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án ở ngân hàng, kho bạc thì thủ trưởng cơ quan, tổ chức này có nghĩa vụ khấu trừ ngay tiền gửi, tài khaonr của người phải thi hành án và chuyển vào tài khảon của cơ quan thi hành án dân sự hoặc chuyển cho người thi hành án theo quyết đinh khấu trừ (điều 76 ) - Thu hồi, xử lý tiền và giấy tờ có giá của người phải thi hành án + Trường hợp chấp hành viên phát hiện người phải thi hành án có tiền hoặc giấy tờ có giá đang do họ giữ. Trường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ xác định khảon tiền đó là của người phải thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định thu tiền tương ứng với ngĩa vụ thi hành án của họ để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp biên lai cho người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không ký vào biên lai thì phải có chữ ký của người làm chứng (điều 80) + Trường hợp người phải thi hành án có tiền hoặc giấy tờ có giá nhưng đang do người thứ ba giữ Việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ 3 giữ quy định tại điều 81 LTHADS. Theo đó, phát hiện người thứ 3 đang giữ tiền của người phải thi hành án thì chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp số tiền đang giữ cho chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cất biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. b. Biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án - Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện gnhiax vụ trả tiền theo bản án, quyết định, có thu nhập nhưng không tự nguyện thi hành án. Điều kiện áp dụng: 41 + Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền + Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án chỉ thực hiện trong những trường hợp được pháp luật quy định + Chấp hành viên chỉ được áp dụng biện pháp này nếu có căn cứ xác định người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ. - Thủ tục áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Quyết định này phải được gửi cho người được thi hành án, người phải thi hành án và cơ quan tổ chức cá nhân quản lý thu nhập người phải thi hành án. - Mức trừ vào thu nhập của ngư ... nh vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. b. Ý nghĩa của khiếu nại về thi hành án dân sự Khiếu nại về thi hành án là phương thức để các cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua hành vi khiếu nại, các cá nhân, cơ quan, tổ chức, yêu cầu người có thẩm quyền nhanh chóng áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, kịp thời ngăn chặn và khắc phục hậu quả của hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan 45 thi hành án, chấp hành viên nếu có. Mặt khác, thực hiện đúng pháp luật khiếu nại về thi hành án dân sự góp phần phát huy dân chủ, củng cố lòng tin của nhân dân đối với những vi phạm pháp luật về thi hành án, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. 2. Đối tượng của khiếu nại về thi hành án dân sự Đối tượng của khiếu nại về thi hành án dân sự có đặc điểm khác với đối tượng của khiếu nại hành chính. Đối tượng của khiếu nại hành chình là các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức mà người khiếu nại cho rằng trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đối tượng của khiếu nại về thi hành án dân sự là quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên thực hiện trong quá trình thi hành án dân sự mà người khiếu nại cho rằng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của họ. Các quyết định và hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án, chấp hành viên là quyết định, hành vi vi phạm các quy định của LTHADS và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. - Các quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự bao gồm: + Không hoặc chậm ra quyết định thi hành án; ra quyết định thi hành án không đúng, như: cho thi hành bản án, quyết định của toà án đã bị huỷ bỏ; ra quyết định thi hành án đối với bản án, quyết định đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án không đúng thẩm quyền, thi hành án không đúng với nội dung của bản án, quyết định của toà án v.v.. + Ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ quyết định thi hành án không đúng quy định tại Điều 37 LTHADS; + Ra quyết định uỷ thác thi hành án không đúng làm mất thời gian và gây phiền hà cho đương sự, như: Vi phạm thời, thủ tục uỷ thác, uỷ thác không đúng địa chỉ người phải thi hành án cư trú, làm việc, có tài sản hoặc có trụ sở,....; + Ra quyết định hoãn thi hành án không đúng quy định tại Điều 48 LTHADS hoặc không ra quyết định hoãn khi có yêu cầu của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mà không có lý do chính đáng,...; + Ra quyết định tạm đình chỉ không đúng quy định tại Điều 49 LTHADS; + Không ra quyết định tiếp tục thi hành án trong các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 49 LTHADS; + Trả lại đơn yêu cầu thi hành án không đúng, như: chưa đủ căn cứ khẳng định người phải thi hành án không có điều kiện để thi hành án,... + Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự không đúng quy định của pháp luật; + Vi phạm trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết khiếu nai, kháng nghị. - Các quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên bao gồm: + Thi hành không đúng quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án; + Không định thời hạn tự nguyện thi hành án cho người phải thi hành án theo quy định của pháp luật; 46 + Vi phạm các quy định tại Điều 21 LTHADS về những việc chấp hành viên không được làm; + Vi phạm quy định tại Điều 39 LTHADS về thực hiện thông báo về thi hành án. + Vi phạm các quy định trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án. + Áp dụng quy định về tính lãi suất cũng như trượt giá không chính xác, không đúng quy định của pháp luật. + Trả các khoản tiền thu được của người phải thi hành án không theo đúng thứ tự thanh toán quy định tại Điều 47 LTHADS. + Áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự không đúgn quy định của pháp luật. 3. Thời hiệu khiế nại thi hành án dân sự Việc pháp luạt quy định thời hiệu khiếu nại về thi hành án dân sự làm cho hoạt động tổ chức thi hành án dân sự ổn định và bảo đảm hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự. Nếu pháp luật không quy định thời hiệu khiếu nại thi hành án dân sự, người có quyền khiếu nại sẽ khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại nhất là trong trường hợp quyết định, hành vi bị khiếu nại được thực hiện đã lâu. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 140 LTHADS thì thời hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên được tính như sau: - Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biệ pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thì thời hiếu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó. - Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản thì thời hiệu khiếu nại là 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp đảm bảo quyết định thì thời hiệu khiếu nại là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó. - Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chết và sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thì thời hiệu khiếu nại là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó. - Đối với lần khiếu nại lần thứ hai thì thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền. 4. Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự a. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự - Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi trái pháp luật trong thi hành án của nhân viên thuộcc cơ quan thi hành án dân sự nào thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đó chịu trách nhiệm giải quyết. - Đối với khiếu nại về quyết định, hành vi trái pháp luật trong thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì do cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp giải quyết. 47 Trên cơ sở các nguyên tắc đó, Điều 124 LTHADS quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự như sau: - Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. - Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định này có hiệu lực thi hành; giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. - Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định này có hiệu lực thi hành. - Bộ trưởng Bộ tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định này có hiệu lực thi hành. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp. - Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của chấp hành viên cơ quan thi hành án cấp quân khu. - Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ quốc phòng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu, giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định này có hiệu lực thi hành. - Bộ trưởng Bộ quốc phòng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ quốc phòng đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định này có hiệu lực thi hành. Theo quy định tại Khoản 4 Điêu 25 Nghị định của Chính phủ số 58/2009/NĐ-CP quy định về thủ tục thi hành án dân sự thì Bộ trưởng Bộ quốc phòng có quyền xem xét lại quyết định khiếu nại của thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ quốc phòng trong những trường hợp sau đây: - Quyết định, hành vi bị khiếu nại là trái pháp luật nhưng quyết định giải quyết khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là đúng pháp luật. - Việc giải quyết khiếu nại đã vi phạm quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án. - Có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản kết quả giải quyết khiếu nại. 48 b. Thời hạn giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự - Đối với khiếu nại quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm biện pháp cưỡng chế thì thời hanh giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. - Đối với khiếu nại quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm thì thời hạn giải quyết khiếu nại là 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. - Đối với khiếu nại quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế thei thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần hai là 45 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với những vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại. - Đối với khiếu nại quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chết thì thời hạn giải quyết lần đầu là 15 ngày, lần hai là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. c. Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại thi hành án dân sự - Khiếu nại và nhận đơn khiếu nại Sau khi nhận được đơn khiếu nại của người khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án phải làm rõ việc khiếu nại có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình không, yêu cầu, nội dung của người khiếu nại. Nếu thấy việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trả lời cho người khiếu nại biết trong đơn khiếu nại nội dung, yêu cầu khiếu nại chưa rõ thì gặp gỡ, tiếp xúc vứi người khiếu nại để yêu cầu bổ sung hoặc làm rõ nội dung đơn khiếu nại. Nếu người khiếu nại không viết đơn mà đến khiếu nại trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhân đơn khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi nhận lại các nội dung như đã nói ở trên, có chữ kí hoặc điểm chỉ của người khiếu nại. Trong trường hợp việc khiếu nại thông qua người đại diện thì người có thẩm quyền phải yêu cầu người đại diện xuất trình giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của người đại diện và kiểm tra việc khiếu nại của người đại diện có theo đúng thủ tục như quy định đối với người khiếu nại không. Theo Điều 141 LTHADS, người cso thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự không thụ lý việc khiếu nại nếu khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. + Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. + Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình. + Thời hiệu khiếu nại đã hết. + Việc khiếu nại có quyết định khiếu nại có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b Khoản 4 và điểm b Khoản 7 Điều 142 LTHADS. - Thụ lý việc khiếu nại để giải quyết 49 Khi xác định được việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc cơ quan mình và không thuộc một trong các trường hợp không thụ lý để giải quyết như đã nếu trên thì người giải quyết khiếu nại quyết định thụ lý việc khiếu nại. Theo Điều 148 LTHADS, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại. - Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết khiếu nại Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ là khâu rất quan trong có tính chất quyết như đã nêu trên thì người giải quyết việc khiếu nại. Việc thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ là cơ sở để giải quyết khiếu nại chính xác và đúng luật. Khi tiến hành thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần phải xác định rõ các nội dung khiếu nại, yêu câu của người khiếu nại; nội dung, yêu cầu cần phải thẩm tra xác minh; nhưng nội dung bị khiếu nại cần có sự giải trình của người bị khiếu nại; các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan liên quan cần gặp để xác minh, thu thập tin tức, tài liệu và phải chuẩn bị các văn bản pháp luật liên quan đến việc giải quyết khiếu nại làm văn cứ cho việc giải quyết khiếu nại. - Ra quyết định giải quyết khiếu nại Sau khi xác minh được các vấn đề liên quan đến khiếu nại và thu thập được đầy đủ các thông tin, tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để giải quyết khiếu nại thì người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có đầy đủ nội dung quy định tại Điều 151 LTHADS, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có đầy đủ nội dung quy định tại Điều 153 LTHADS. 50 Câu hỏi ôn tập: 1. Luật THADS 2008 quy định những trường hợp khiếu nại nào về thi hành án dân sự sẽ không được thụ lý giải quyết? 2. Pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện? 3. Pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh? 4. Pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thuộc bộ tư pháp 5. Người khiếu nại về thi hành án dân sự có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của Luật THADS 2008? 6. Người bị khiếu nại trong lĩnh vực THADS có những quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của LTHADS 2008? 7. Luật THADS 2008 quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự? 8. Luật THADS 2008 quy định như thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự? 9. Việc khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự có thể được thực hiện bằng những hình thức nào? 10. Thủ tục thụ lý đơn khiếu nại về thi hành án dân sự được quy định như thế nào trong LTHADS 2008? 11. Hồ sơ giải quyết khiếu nại trong lĩnh vự thi hành án dân sự bao gồm những tài liệu gì? 12. Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu trong lĩnh vự thi hành án dân sự được thực hiện như thế nào theo quy định của luật thi hành án dân sự 2008?
File đính kèm:
- giao_trinh_thi_hanh_an_dan_su_phan_2.pdf