Giới thiệu thị trường Hoa Kỳ (Phần 1)
PHẦN I
TỔNG QUAN KINH TẾ VÀ NGOẠI THƢƠNG
1. Kinh tế
Năm 2013, GDP của Hoa Kỳ ước đạt xấp xỉ 16,8 nghìn
tỷ USD (tính theo giá Đô la cùng năm), chiếm khoảng 22,5%
tổng GDP toàn thế giới. Nếu tính theo sức mua (PPP) thì GDP
của Hoa Kỳ chiếm khoảng 20% của thế giới. Thu nhập bình
quân đầu người ở Hoa Kỳ năm 2013 đạt 52.500 USD.
GDP của Hoa Kỳ so với GDP của thế giới
1.1. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ năm 2013 gồm dịch vụ
79,8%, công nghiệp chế tạo 19,3% và nông nghiệp 0,9%. Tỷ
trọng dịch vụ trong GDP của Hoa Kỳ vẫn có xu hướng tăng.
Cơ cấu GDP của Hoa Kỳ
1.2. Tốc độ tăng trƣởng
Kể từ thập kỷ 1990 trở lại đây, Hoa Kỳ duy trì được mức
tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng chung của cả khối
G7. Mức tăng trưởng GDP bình quân của Hoa Kỳ trong thập kỷ
Nông nghiệp
0,9%
dịch vụ
79,8%
Công nghiệp
chế tạo
19,3%11
1990 là 3,6%, trong khi đó mức tăng chung của cả khối G7
trong cùng thời kỳ chỉ là 2,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP
thực tế bình quân của Hoa Kỳ từ năm 2000 trở lại đây thấp
hơn so với thập kỷ 90 và không ổn định. Đặc biệt giai đoạn
khủng khoảng 2008 đã đặt dấu mốc cho một chu kỳ tăng
trưởng dưới 3% .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giới thiệu thị trường Hoa Kỳ (Phần 1)
GIỚI THIỆU THỊ TRƢỜNG HOA KỲ Mục lục Lời nói đầu 7 PHẦN I. TỔNG QUAN KINH TẾ VÀ NGOẠI THƢƠNG 1. Kinh tế 9 1.1. Cơ cấu kinh tế 10 1.2. Tốc độ tăng trưởng 10 2. Ngoại thương 12 2.1. Xuất khẩu 13 2.2. Nhập khẩu 14 2.3. Cán cân thương mại 14 2.4. Các bạn hàng chính 15 2.5. Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 19 PHẦN II. XUẤT NHẬP KHẨU TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC 1. Nông thuỷ sản và thực phẩm 21 2. Hàng dệt may 30 3. Giày dép 38 4. Bàn, ghế, giường, tủ 41 5. Sản phẩm điện tử 45 6. Sản phẩm nhựa tiêu dùng 51 PHẦN III. MỘT SỐ QUI CHẾ QUẢN LÝ NHẬP KHẨU 1. Quy trình thông quan 56 2. Một số qui chế quản lý nhập khẩu thực phẩm nói chung 59 3. Quy định về nhập khẩu một số ngành hàng 93 PHẦN IV. MỘT SỐ LUẬT ĐIỀU TIẾT THƢƠNG MẠI 1. Mục đích của điều tiết thương mại 134 2. Mức độ sử dụng các luật điều tiết thương mại 135 PHẦN V. TẬP QUÁN VÀ VĂN HÓA KINH DOANH 1. Một số nét cơ bản 186 2. Giao tiếp kinh doanh 192 3. Luật chống tham nhũng ở nước ngoài 199 4. Ăn ở và đi lại 201 PHẦN VI. THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG 1. Tiềm năng thị trường 209 2. Xây dựng hình ảnh thị trường Việt Nam 211 3. Nghiên cứu sơ bộ thị trường 214 4. Chiến lược cạnh tranh và đối tác 217 5. Tham gia hội chợ 221 6. Tìm hiểu đối tác kinh doanh 228 7. Kiểm tra tư cách pháp nhân của công ty 232 8. Trang web 236 9. Thư điện tử (E.mail) 240 10. Thư chào hàng (Sales letter) 242 11. Đăng ký bảo hộ thương hiệu 245 12. Thành lập doanh nghiệp tại Hoa Kỳ 250 13. Một số hội chợ lớn và có uy tín 257 7 Lời nói đầu Phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế là chiến lược xuyên suốt của Việt Nam trong hơn 20 năm qua. Với tầm nhìn về một thị trường toàn cầu, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được tái thiết lập, đánh dấu một bước ngoặt của Việt Nam trong hành trình tiến ra thị trường thế giới. Kể từ khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại năm 1994, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở nên sâu sắc và đa dạng hơn. Hai nước đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) vào tháng 7/2000. Tháng 11/2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam, tạo tiền đề đưa Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiện tại, cả Hoa Kỳ và Việt Nam đang cùng nỗ lực kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 10 quốc gia khác, hứa hẹn tăng cường cơ hội cho Việt Nam trong thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Có thể nói, tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn rất lớn và cần nhanh chóng tạo môi trường thuận lợi để khai thác tối đa tiềm năng này. Với mong muốn góp phần giúp bạn đọc, nhất là cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Hoa Kỳ, đặc biệt là các cơ chế chính sách điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ, để từ đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động hơn trong các hoạt động kinh doanh của mình; cũng như học hỏi, nâng cao trình độ để phù hợp với các đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản Công Thương phối hợp với 8 Vụ Thị trường châu Mỹ - Bộ Công Thương biên soạn cuốn sách “Giới thiệu thị trường Hoa Kỳ”. Chúng tôi hi vọng rằng cuốn sách sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc, đặc biệt là các doanh nghiệp quan tâm, tận dụng tốt hơn các cơ hội mới đang được mở ra từ sự tăng cường quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng này. Trong quá trình biên soạn, cuốn sách không tránh khỏi có những thiếu sót. Chúng tôi rất hi vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Xin chân thành cảm ơn. BAN BIÊN SOẠN 9 PHẦN I TỔNG QUAN KINH TẾ VÀ NGOẠI THƢƠNG 1. Kinh tế Năm 2013, GDP của Hoa Kỳ ước đạt xấp xỉ 16,8 nghìn tỷ USD (tính theo giá Đô la cùng năm), chiếm khoảng 22,5% tổng GDP toàn thế giới. Nếu tính theo sức mua (PPP) thì GDP của Hoa Kỳ chiếm khoảng 20% của thế giới. Thu nhập bình quân đầu người ở Hoa Kỳ năm 2013 đạt 52.500 USD. GDP của Hoa Kỳ so với GDP của thế giới Bảng: GDP của Hoa Kỳ và thế giới năm 2013 (Tính theo giá Đô la Mỹ cùng năm) Thứ tự Nƣớc GDP (triệu USD) Tỷ lệ % của thế giới Toàn thế giới 74.699.258 100% 1 Hoa Kỳ 16.768.050 22,5% 2 Trung Quốc 9.469.129 12,7% 3 Nhật Bản 4.898.530 6,6% Hoa Kỳ 22,5% Các nước khác 77,5% 10 4 Đức 3.635.959 4,9% 5 Pháp 2.807.306 3,8% 6 Vương quốc Anh 2.523.216 3,4% 7 Brazil 2.246.037 3,0% 8 Nga 2.096.774 2,8% 9 Italy 2.071.255 2,8% 10 Ấn Độ 2.047.811 2,7% Nguồn: Quỹ Tiền tệ Thế giới 1.1. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ năm 2013 gồm dịch vụ 79,8%, công nghiệp chế tạo 19,3% và nông nghiệp 0,9%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Hoa Kỳ vẫn có xu hướng tăng. Cơ cấu GDP của Hoa Kỳ 1.2. Tốc độ tăng trƣởng Kể từ thập kỷ 1990 trở lại đây, Hoa Kỳ duy trì được mức tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng chung của cả khối G7. Mức tăng trưởng GDP bình quân của Hoa Kỳ trong thập kỷ Nông nghiệp 0,9% dịch vụ 79,8% Công nghiệp chế tạo 19,3% 11 1990 là 3,6%, trong khi đó mức tăng chung của cả khối G7 trong cùng thời kỳ chỉ là 2,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP thực tế bình quân của Hoa Kỳ từ năm 2000 trở lại đây thấp hơn so với thập kỷ 90 và không ổn định. Đặc biệt giai đoạn khủng khoảng 2008 đã đặt dấu mốc cho một chu kỳ tăng trưởng dưới 3% . Bảng: Tăng trƣởng GDP thực tế (%) (Tính theo giá Đô la năm 2009) Nguồn: Cục Phân tích kinh tế Hoa Kỳ Hoa Kỳ rất mạnh và đóng vai trò chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục, điện ảnh, v.v Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, hiện nay, Hoa Kỳ chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng thanh toán và đầu tư quốc tế thực hiện bằng đồng USD. Năm 2013, Hoa Kỳ xuất khẩu khoảng 1.080 tỷ USD dịch vụ. -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 12 Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khoáng. Các ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hóa chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Hoa Kỳ gồm lúa mỳ, các loại ngũ cốc, ngô, hoa quả, bông, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá. 2. Ngoại thƣơng Hoa Kỳ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là một trong ba nước thành lập ra Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại tự do song phương với một số nước và dành ưu đãi thương mại đơn phương cho nhiều nước đang và chậm phát triển. Hiện nay, Hoa Kỳ có quan hệ buôn bán với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. EU là đối tác lớn nhất của Hoa Kỳ. Tiếp đó là Canada và Trung Quốc. Mexico đã đánh mất vị trí bạn hàng lớn thứ 3 của Hoa Kỳ cho Trung Quốc. Tổng kim ngạch thương mại quốc tế (gồm cả hàng hóa và dịch vụ) của Hoa Kỳ năm 2013 đạt xấp xỉ 7.213 tỷ USD, tăng khoảng 0,8% so với năm 2012, một mức tăng khiêm tốn, so với các mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn trước khủng hoảng 2008. Năm 2013, thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa quốc tế của Hoa Kỳ đã giảm từ mức 1.000 tỷ USD năm 2006, mức thâm hụt cao nhất trong suốt thập niên 2000, xuống 512 tỷ. Kim ngạch xuất khẩu hàng đạt gần 3.000 tỷ USD, tăng 1,6%, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu hàng hóa là 3.155 tỷ, giảm 1,6% so với năm 2012. Bảng dưới đây cho thấy, kể từ năm 2007 đến nay, mức thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ đã được cải thiện đáng kể. 13 Bảng: Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (Đơn vi: triệu USD) 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng xuất khẩu 2.368 2.740 3.141 3.261 3.349 Hàng hoá 1.569 1.874 2.179 2.264 2.299 Dịch vụ 818 890 991 1.026 1.079 Tổng nhập khẩu 2.810 3.322 3.815 3.893 3.864 Hàng hoá 2.196 2.681 3.138 3.202 3.155 Dịch vụ 633 665 705 722 739 Tống cán cân -442 -582 -673 -632 -515 Hàng hoá -626 -807 -958 -937 -856 Dịch vụ 185 225 285 304 339 Nguồn: Cục Phân tích kinh tế Hoa Kỳ 2.1. Xuất khẩu Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ đạt xấp xỉ 2.300 tỷ USD, tăng 35,2 tỷ (1,6%) so với năm 2012. Các nhóm hàng có mức tăng cao nhất tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp như các mặt hàng sữa (35,6%), quặng và các sản phẩm quặng (22%), thức ăn chăn nuôi (19%). Bảng: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (Đơn vị: triệu USD) 2010 2011 2012 2013 Máy móc thiết bị 182.902 205.826 215.234 213.497 Sản phẩm điện, điện tử 151.776 159.468 162.374 165.815 Dầu thô và sản phẩm dầu mỏ 81.692 130.566 137.310 149.017 Ô tô 99.148 120.011 133.082 134.004 Máy bay 79.617 87.757 104.483 114.907 Khoáng sản và kim loại 73.960 79.383 83.367 84.365 14 Nguồn: USITC 2.2. Nhập khẩu Năm 2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Mỹ đạt 3.155 tỷ, giảm 1,5% so với năm 2012. Điều trùng lặp là đa phần các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất, cũng là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Bảng: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa (Đơn vị: triệu USD) Nhóm hàng 2010 2011 2012 2013 Sản phẩm dầu mỏ 355.071 453.933 423.992 379.906 Thiết bị máy móc cơ khí 249.797 287.636 308.088 304.737 Thiết bị điện 258.236 278.579 291.566 298.484 Ô tô 182.789 202.619 240.005 249.004 Thiết bị quang học 58.876 66.081 68.810 71.164 Đá, kim loại quý 54.220 69.178 64.374 66.521 Dược phẩm 61.629 65.748 64.563 62.906 Hóa chất hữu cơ 41.900 45.881 53.264 56.822 Đồ gỗ nội thất 47.936 56.055 53.460 53.525 Nhựa 37.821 39.791 44.366 47.658 Dệt may 34.969 39.410 42.077 44.249 2.3. Cán cân thƣơng mại Trong giai đoạn 2010-2013, do tác động của suy thoái kinh tế, cùng các chính sách tăng cường xuất khẩu của chính Thiết bị quang học 52.137 72.611 72.963 73.528 Đá, kim loại quý 53.625 58.743 59.012 60.969 Nhựa và sản phẩm nhựa 40.928 45.682 46.079 46.623 Hóa chất hữu cơ 40.373 39.377 40.634 42.115 Dược phẩm 40.788 38.341 40.128 39.725 15 quyền Obama, thâm hụt thương mại dần được giảm nhiệt. Thâm hụt thương mại năm 2013 đã giảm về gần bằng mức tương ứng của năm 2003. Các nhóm hàng có mức thâm hụt lớn nhất là: các sản phẩm năng lượng (- 243,3 tỷ), sản phẩm điện tử (- 149,9 tỷ), các phương tiện vận tải (- 90,9 tỷ), dệt may (- 82,6 tỷ), các mặt hàng chế tạo khác (- 72,2 tỷ), máy móc (- 41,2 tỷ). Nhóm hàng điện tử có mức và tỷ lệ tăng nhập siêu cao là do các công ty Hoa Kỳ tiếp tục di chuyển sản xuất ra nước ngoài để tận dụng giá lao động rẻ và để phục vụ thị trường châu Á đang tăng trưởng mạnh. 2.4. Các bạn hàng chính Hoa Kỳ, Canada và Mexico là ba nước thành viên Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đã di chuyển cơ sở sản xuất sang Canada và Mexico để tận dụng giá lao động rẻ và các ưu đãi đầu tư của hai nước này, kéo theo đó là nhiều sản phẩm được xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang hai nước này để chế biến tiếp hoặc lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh và nhập trở lại Hoa Kỳ. Do vậy, những nhóm hàng chế tạo và liên quan thường là những nhóm hàng có kim ngạch trao đổi hai chiều lớn nhất giữa Hoa Kỳ với hai nước này. Tuy nhiên, với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Mexico đã để mất vị trí nhà xuất khẩu lớn thứ ba vào thị trường Hoa Kỳ từ năm 2003 và mất vị trí bạn hàng thương mại lớn thứ ba vào năm 2006. Canada Canada vẫn tiếp tục là bạn hàng thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Năm 2013, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Hoa Kỳ và Canada là 641 tỷ USD, tăng khoảng 3%, trong đó Hoa Kỳ xuất sang Canada 303,4 tỷ và nhập từ Canada 337,6 tỷ USD. Như vậy, thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ với Canada năm 2013 là 34,2 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2012 16 và đã cải thiện đáng kể so với giai đoạn 2005, khi mức thâm hụt luôn được duy trì ở mức 70 tỷ USD. Các nhóm hàng Hoa Kỳ xuất khẩu chính sang Canada gồm: thiết bị vận tải, hoá chất và các sản phẩm liên quan, khoáng sản và kim loại, các sản phẩm điện tử, máy móc, nông sản, lâm sản, các sản phẩm năng lượng. Các sản phẩm Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu từ Canada gồm: thiết bị vận tải, các sản phẩm năng lượng, lâm sản, khoáng sản và kim loại, hoá chất và các sản phẩm liên quan, nông sản, sản phẩm điện tử, máy móc. Trung Quốc Kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kim ngạch buôn bán giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã liên tục tăng với tốc độ cao. Năm 2003, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn thứ ba và năm 2005 đã vượt Mexico để trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Hoa Kỳ chỉ còn sau Canada. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với Hoa Kỳ là 564 tỷ USD, tăng 26 tỷ so với năm 2012, trong đó Trung Quốc xuất sang Hoa Kỳ 414,6 tỷ (nhiều hơn Canada khoảng 77 tỷ) và nhập của Hoa Kỳ xấp xỉ 122 tỷ, là nước xuất siêu lớn nhất vào Hoa Kỳ. Xuất siêu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ từ năm 2009 đến năm 2013 lần lượt là: 227 tỷ, 273 tỷ, 295 tỷ, 315 tỷ và 318 tỷ. Lý do là nhiều công ty Hoa Kỳ và các nước khác đầu tư vào Trung Quốc nhằm tận dụng lao động rẻ ở nước này để sản xuất, trong đó phần lớn được xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mặt hàng Hoa Kỳ nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc gồm: các sản phẩm điện tử và các sản phẩm chế tạo khác, hàng dệt may, máy móc, khoáng sản và kim loại, giày dép, hoá chất và các sản phẩm liên quan. 17 Mexico Mexico vốn là bạn hàng lớn thứ hai của Hoa Kỳ. Năm 2013, kim ngach buôn bán hàng hóa hai chiều giữa hai nước vẫn tăng dù khiêm tốn, khoảng 2.5%, đạt 513 tỷ USD. Thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ với Mexico năm 2013 là 60 tỷ USD. Các mặt hàng chính Hoa Kỳ xuất sang Mexico gồm: hoá chất và các sản phẩm liên quan, thiết bị vận tải, các sản phẩm điện tử, máy móc, nông sản, khoáng sản và kim loại, các sản phẩm năng lượng, dệt may - chủ yếu là vải. Các mặt hàng chính Hoa Kỳ nhập khẩu từ Mexico gồm: các sản phẩm điện tử, thiết bị vận tải, các sản phẩm năng lượng, máy móc, khoáng sản và kim loại, nông sản, dệt may, hoá chất và các sản phẩm liên quan Bảng: Một số bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ (Thứ tự theo tổng kim ngạch XNK năm 2013) Đơn vị: triệu USD STT Nƣớc/vùng lãnh thổ Nhập khẩu Xuất khẩu Cán cân 1 Canađa 338.384 303.048 - 25.336 2 Trung Quốc 441.616 122.838 - 318.788 3 Mexico 286.697 226.760 - 60.549 4 Nhật Bản 141.267 66.512 - 85.333 5 Đức 115.323 47.722 - 67.601 Nhóm các nƣớc EU Nếu tính gộp cả 25 nước EU thành một thị trường chung thì nhóm này là bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ với tổng kim ngạch hai chiều năm 2013 là 658 tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ xuất 265 tỷ và nhập 392 tỷ, thâm hụt 127 tỷ USD. 18 Các nhóm hàng Hoa Kỳ nhập khẩu lớn nhất từ EU cũng là những nhóm hàng Hoa Kỳ bị thâm hụt lớn nhất, trong đó nhóm các thiết bị vận tải nhập 66 tỷ và bị thâm hụt 29 tỷ, nhóm hoá chất và các sản phẩm liên quan nhập 67,8 tỷ và bị thâm hụt 30,3 tỷ, nhóm máy móc nhập 33 tỷ và bị thâm hụt 19 tỷ, nhóm các sản phẩm năng lượng nhập 22, ... ẩn an toàn bắt buộc do CPSC qui định tại Mục số 16 CFR 1512. Để đảm bảo hàng nhập khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn qui định, CPSC có thể kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng nhập khẩu tại cảng đến Hoa Kỳ. Các tiêu chuẩn an toàn đối với xe đạp và phụ tùng được chia làm 2 loại chính: (1) các tiêu chuẩn về cơ khí nói chung và (2) các tiêu chuẩn cụ thể đối với một số loại phụ tùng. CPSC cũng qui định cách thức kiểm tra an toàn cụ thể đối với tay lái, bánh xe, bàn đạp, cổ phuốc và hệ thống phanh. Các tiêu chuẩn về cơ khí nói chung đối với xe đạp: Xe phải được thiết kế và sản xuất để người trưởng thành bình thường có thể 125 lắp ráp được. Xe không được có những gờ/cạnh bằng kim loại chưa hoàn chỉnh hoặc những phần sắc có thể gây thương tích cho người sử dụng. Các gờ/cạnh kim loại sắc sau khi cắt rập phải được gọt dũa và loại bỏ. Khung xe hoặc những phụ tùng khác sau quá trình kiểm tra theo qui định không được có các vết rạn, nứt. Những dụng cụ cơ khí gắn vào xe cũng không được hư hỏng sau khi kiểm tra. Các quy định đối với phụ tùng cụ thể: Hoa Kỳ có những quy định tiêu chuẩn cụ thể áp dụng cho: hệ thống phanh, tay lái, bàn đạp, xích, chắn bùn, lốp vành xe, trục bánh xe, càng xe phía trước, các bộ phận của khung xe, yên xe và đèn phản chiếu hậu. Ví dụ, theo qui định của CPSC, hệ thống phanh xe đạp có thể gồm cả phanh bánh trước và phanh bánh sau hoặc chỉ có phanh bánh sau. Đối với xe chỉ có phanh tay, hệ thống phanh phải đảm bảo cho xe dừng lại trong vòng không quá 15 phít (4,57m) kể từ khi phanh đối với người đi xe nặng ít nhất 150pound (68,1kg) đang đi với tốc độ ít nhất 16km/giờ. CPSC có trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn này. Hàng không tuân thủ các tiêu chuẩn quy định có thể bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Thậm chí, hàng đã nhập khẩu hoặc đưa vào lưu thông nhưng sau đó bị phát hiện không tuân theo tiêu chuẩn quy định thì vẫn bị thu hồi. Xe đạp nằm trong các mặt hàng phải thông báo khuyết tật sản phẩm nếu có theo quy định của Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSA). Theo luật này, bất kỳ nhà sản xuất, phân phối, hoặc bán lẻ sản phẩm nào nếu có những thông tin hợp lý để kết luận rằng sản phẩm đó không tuân theo quy định hiện hành về an toàn sản phẩm tiêu dùng hoặc có khuyết tật sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, phải thông báo ngay lập tức cho CPSC những khuyết tật hoặc vi phạm về an toàn sản phẩm. Việc cố tình không 126 thông báo những vi phạm hoặc khuyết tật sản phẩm có thể bị CPSC khởi kiện. Quy định về nhãn hàng đối với xe đạp. Xe đạp nhập khẩu phải có hướng dẫn sử dụng gắn vào khung xe hoặc để trong thùng đóng gói xe. Hướng dẫn sử dụng phải có tối thiểu những thông tin sau: (1) hướng dẫn sử dụng và an toàn, miêu tả hoạt động của phanh và hộp số, những cẩn trọng khi sử dụng vào ban đêm hoặc thời tiết xấu, hướng dẫn sử dụng an toàn những lúc đi ngoài đường cũng như lúc để xe cố định; (2) hướng dẫn lắp ráp; (3) hướng dẫn bảo dưỡng phanh, dây cáp điều khiển, điều chỉnh vòng bi, ổ bi, điều chỉnh bánh xe, tra dầu mỡ, đèn phản quang, lốp, điều chỉnh tay lái và yên xe. Nếu việc bảo dưỡng đó vượt quá khả năng của một người sử dụng bình thường thì hướng dẫn sử dụng phải ghi địa điểm dịch vụ bảo dưỡng. Nếu xe chưa được lắp ráp hoàn chỉnh để có thể sử dụng, thì trên các tài liệu giới thiệu hàng và trên mặt ngoài của thùng carton đóng hàng phải có những thông tin sau: (1) tên các dụng cụ cần thiết để lắp ráp và điều chỉnh xe; (2) hình vẽ minh họa kích cỡ tối thiểu theo chiều dài của chân người đi xe và phương pháp để đo kích cỡ này. Các loại xe nhập khẩu phải được dán hoặc gắn nhãn chặt vào xe hoặc khung xe. Việc dán hoặc gắn nhãn phải đảm bảo nhãn sẽ bị phá hủy hoặc mất dấu khi tháo ra. Nhãn phải có tên của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối. Trên nhãn cũng phải có các thông tin để từ đó nhà sản xuất có thể biết được tháng và năm sản xuất, hoặc người phân phối có thể biết được nhà sản xuất và tháng và năm sản xuất. Toàn văn các tiêu chuẩn an toàn đối với xe đạp và phụ tùng có thể truy cập tại trang web: 127 Đồ nội ngoại thất Nhìn chung, việc nhập khẩu đồ nội thất vào Hoa Kỳ tương đối dễ, không cần xin giấy phép nhập khẩu hay một loại giấy tờ đặc biệt nào. Tuy nhiên, cũng có một số quy định khá chặt chẽ đối với các sản phẩm nội thất dành cho trẻ em, đồ nội thất có thành phần dệt và đồ nội thất chiếu sáng. Sản phẩm nội thất dành cho trẻ em Loại sản phẩm này phải tuân theo các quy định của Luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSA) của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC). Ví dụ, đối với các loại giường cũi cho trẻ em, có những quy định rất chặt chẽ liên quan đến chiều cao của thanh bao quanh, khoảng cách giữa các bộ phận của cũi, kích cỡ bên trong, chi tiết hoàn thiện, các linh kiện bằng kim loại và phải có hướng dẫn tháo lắp đối với những bộ phận tháo ghép. Các loại cũi bằng lưới, hoặc có cấu tạo không chắc chắn, nôi, võng, ghế đu, nôi trẻ em trong ôtô, xe đẩy có mui bằng mây đan không phải tuân theo các quy định trên. Ngoài ra, nhà nhập khẩu các loại cũi cho trẻ em phải duy trì hồ sơ lưu trữ trong vòng 3 năm kể từ ngày sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm này liên quan đến: (1) việc bán hàng, (2) phân phối, (3) kết quả kiểm tra sản phẩm theo quy định của luật CPSA. Nhà nhập khẩu phải cho phép bất kỳ nhân viên nào của CPSC tiếp cận hoặc xác minh các số liệu trên khi họ có yêu cầu. (Xem thêm phần Luật Bảo vệ người tiêu dùng). Quy định về nhãn mác đối với các loại cũi trẻ em cũng tương đối khắt khe. Hộp carton đóng gói cũi và trên cũi phải dán nhãn với những thông tin: (1) tên và địa điểm kinh doanh của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và/hoặc bán hàng; (2) số kiểu, số kho, số catolog hoặc số sản phẩm để phân biệt với những sản phẩm cùng 128 cấu trúc, thành phần và kích cỡ. Nhãn hàng phải lưu ý người sử dụng dùng các loại đệm với kích cỡ cụ thể cao bao nhiêu, dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu và lưu ý này phải viết bằng chữ hoa với chiều cao ít nhất là 1/4 inch và phải rõ ràng, dễ đọc và tương phản với nền chữ. Nhãn phải đảm bảo không dễ bị tẩy xóa, mất dấu và tồn tại lâu dài cùng với sản phẩm. Đồ nội thất có sử dụng nguyên liệu dệt Đồ nội thất có thành phần dệt không bị hạn chế bởi hạn ngạch dệt may và các quy định của các hiệp định đa sợi (MFA). Tuy nhiên, những sản phẩm nội thất đó phải được dán nhãn theo các quy định của Luật Nhận dạng sản phẩm sợi dệt (TFPIA) được giám sát bởi Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC). Theo đó, sản phẩm phải được đóng dấu, dán nhãn, hoặc ghi mác với những thông tin: 1. Tên và tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các loại sợi có chiếm trên 5% trọng lượng theo thứ tự giảm dần; phần trăm của các loại sợi theo quy định được ghi là “các loại sợi khác” (bao gồm các loại sợi có khối lượng bằng hoặc dưới 5%) được ghi ở cuối; 2. Tên nhà sản xuất hoặc tên hay số chứng minh do FTC cấp cho người tiếp thị hay sử dụng sản phẩm dệt; 3. Tên nước sản xuất hoặc chế tạo. Một nhãn hiệu bằng chữ, đã đăng ký với cơ quan bằng sáng chế của Hoa Kỳ, có thể được sử dụng trên mác thay cho tên nhà sản xuất, nếu chủ sở hữu nhăn hiệu đó cung cấp cho FTC một bản copy trước khi sử dụng. Ngoài ra, luật TFPIA cũng quy định rất cụ thể về loại nhãn mác, cách dán, vị trí nhãn mác trên sản phẩm, dán nhãn bao bì, sắp xếp thông tin trên nhãn mác; dấu hiệu nước xuất xứ; sử dụng tên thương mại và thương hiệu. Nếu lô hàng nhập khẩu đồ nội 129 thất chứa thành phần dệt có giá trị trên 500USD, thì trên hóa đơn cũng phải chứa những thông tin tương tự như quy định ghi trên nhãn mác. Ngoài những quy định trên, đồ nội thất có chứa thành phần dệt cũng chịu sự quy định của Luật Vải dễ cháy (FFA) được CPSC giám sát. Theo đó, nếu CPSC cho rằng sản phẩm không tuân theo một tiêu chuẩn về dễ cháy, cơ quan này có quyền tiến hành các biện pháp trừng phạt về mặt pháp lý như tịch thu, không cho bán hàng phân phối sản phẩm đó. Thêm vào đó, theo quy định của Luật Nâng cao an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng năm 1990 (CPSIA), CPSC cũng có quyền phạt dân sự bất cứ người nào cố tình vi phạm FFA với mức phạt lên tới 5.000USD/1 sản phẩm hoặc tối đa tới 1,25 triệu USD. (Xem thêm phần Luật Bảo vệ người tiêu dùng). Thiết bị nội thất chiếu sáng Đối với các loại sản phẩm này, Hải quan Hoa Kỳ yêu cầu phải ghi rõ số lượng các loại nguyên liệu cấu thành sản phẩm (bao nhiêu gỗ, bao nhiêu kim loại, bao nhiêu thủy tinh...) để phục vụ cho việc phân loại mã thuế. Các thông số này có thể ghi trên hóa đơn khi làm thủ tục hải quan hoặc có thể ghi riêng và đính kèm trong bộ hồ sơ giao nhận hàng. Mặc dù Hoa Kỳ không có quy định pháp lý bắt buộc về tiêu chuẩn an toàn sản phẩm đối với các loại đồ nội thất chiếu sáng, song gần như tất cả các sản phẩm nội thất chiếu sáng được tiêu thụ ở thị trường này đều tuân theo các tiêu chuẩn tự nguyện của Tổ chức Giám định Chất lượng sản phẩm Underwriters’ Laboratory (UL) Hoa Kỳ (UL là tổ chức phi chính phủ và không vì mục đích lợi nhuận) đã được thiết lập đối với các thiết bị chiếu sáng trong nhà và ngoài trời. Những sản phẩm được UL kiểm nghiệm và dán nhãn chứng nhận an toàn dễ được người tiêu dùng chấp nhận hơn tại thị trường Hoa Kỳ. 130 Đồ gỗ nội ngoại thất 15 CFR.p 904 Kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2008, nhà nhập khẩu các sản phẩm gỗ, trong đó có đồ gỗ nội ngoại thất phải thực hiện việc khai báo hải quan theo quy định tại Khoản 8204 Luật Thực phẩm, Bảo tồn và Năng lượng 2008 (luật Lacey 2008). Nội dung khai báo gồm: (i) tên khoa học của các chủng loại gỗ được sử dụng, (ii) nước trồng, (iii) số lượng và kích thước và (iv) trị giá lô hàng. Đối với sản phẩm giấy và bìa cứng có sử dụng nguyên liệu tái chế, nội dung khai báo phải bao gồm tỷ lệ trung bình của nguyên liệu gỗ tái chế. Do có diện sản phẩm áp dụng lớn, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) vẫn đang tiếp tục xây dựng quy trình thực thi đối với từng danh mục sản phẩm, cụ thể như sau: Thời điểm áp dụng Sản phẩm (theo mã HS) Từ 01/4/2009 Chương 44. Gỗ và các sản phẩm gỗ 4401 - Gỗ nhiên liệu, 4403 - Gỗ nguyên liệu, 4404 - Vành, Cột, Cọc Gỗ, 4406 - Tà vẹt gỗ, 4407,4408 - Gỗ Tấm, 4409, 4417 - Tay cầm dụng cụ, 4418 - Dụng cụ làm mộc; Từ 01/10/2009 Chương 44. Gỗ và các sản phẩm gỗ 4402-Than củi, 4412 - Gỗ dán ngoại trừ mã 44129906 và 44129957, 4414 - Khung tranh gỗ, 4419 - Đồ bếp và bộ đồ ăn, 4420 - Tượng, đồ trang trí bằng gỗ; Từ 01/4/2010 4421 - Các sản phẩm gỗ khác, 6602 - Ô che mưa, gậy chống, yên cương 8201 - Dụng cụ cầm tay 9201, 9202 - Đàn Piano, các nhạc cụ dây 940169 - Ghế ngồi có khung bằng gỗ 950420 - Dụng cụ chơi billiard 9703 - Tượng điêu khắc 131 Bật lửa dùng để hút thuốc Bật lửa đồ chơi và bật lửa vứt bỏ sau khi dùng không được nhập khẩu vào Hoa Kỳ nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn không gây hại cho trẻ em được quy định trong Luật An toàn Các sản phẩm Tiêu dùng. Tất cả bật lửa ga không thể nạp lại hoặc có thể nạp lại với trị giá hải quan dưới 2USD được coi là bật lửa vứt bỏ sau khi sử dụng và chịu sự điều tiết của quy định trên. Bật lửa đồ chơi là bật lửa (sử dụng bất kỳ loại nhiên liệu nào) có chức năng giải trí bằng âm thanh hoặc hình ảnh hoặc những loại thường được coi là dành cho trẻ em dưới 5 tuổi. Các nhà sản xuất phải thử nghiệm sản phẩm, lưu hồ sơ và báo cáo kết quả cho Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng. Chứng từ giao hàng phải có giấy chứng nhận hợp chuẩn, hoặc nếu không phải được gửi cho nhà phân phối hoặc người bán lẻ sẽ nhận hàng. Vật liệu gỗ đóng gói hàng nhập khẩu Kể từ ngày 16/9/2005, tất cả vật liệu gỗ đóng gói (WPM - viết tắt của wood packing materials) hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải được xử lý nhiệt hoặc hun trùng. Qui định này áp dụng đối với tất cả các lô hàng có bao bì là WPM như: kệ (pallet), thùng thưa (crate), thùng kín (box), lót (dunnage), khối (block), vật liệu chèn (skid). Những yêu cầu về xử lý và ghi ký mã hiệu: Quy định này do Cơ quan Kiểm dịch Động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ban hành cuối năm 2004 theo tiêu chuẩn quốc tế yêu cầu bao bì gỗ: 1) phải được xử lý nhiệt hoặc hun trùng; 2) và có ký mã hiệu quốc tế xác nhận đã xử lý. Cụ thể, qui định của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ yêu cầu gỗ dùng làm bao bì sử dụng trong thương mại quốc tế hoặc phải được: 1) xử lý nhiệt tới nhiệt độ tối thiểu cho gỗ là 56oC trong khoảng thời gian tối thiểu là 30 phút; hoặc 2) được hun trùng bằng metyl bromua khoảng 16 tiếng. 132 Ngoài ra, bao bì bằng gỗ phải có ký hiệu logo của Công ước Bảo vệ Cây trồng Quốc tế (IPPC) và mã 2 chữ cái theo qui định của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đối với nước đã xử lý gỗ bao bì. Ký mã hiệu cũng phải bao gồm cả số riêng mà tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia cấp cho công ty chịu trách nhiệm đảm bảo WPM được xử lý đúng qui định, cùng với chữ viết tắt HT (heat treatment) hoặc MB (metyl bromua). Không cần phải có giấy chứng nhận xử lý. Trường hợp được miễn trừ: Các loại bao bì gỗ sau đây được miễn thực hiện qui định này: 1) hoàn toàn là gỗ chế tạo (ví dụ: ván ép, gỗ dán) và thùng rượu vang và wít ki; 2) những miếng gỗ mỏng (dày từ 6mm trở xuống) hay gỗ có xuất xứ từ Canada. Bao bì bằng gỗ đến từ Canada được phép vào Hoa Kỳ không cần ký hiệu IPPC, nhưng sẽ được kiểm dịch sâu bọ. Bao bì gỗ không có ký mã hiệu có thể tách khỏi hàng hoá nhập khẩu nếu nhân viên kiểm dịch xác định rằng việc tách đó có thể thực hiện được mà không để phát tán sâu bọ gây hại. Tuy nhiên, một số cảng đã cho biết họ sẽ yêu cầu tái xuất toàn bộ lô hàng vi phạm đóng trong container bởi vì các phương tiện ở cảng không đủ để tránh phát tán sâu bọ, trong khi đó các lô hàng rời sẽ được xem xét từng trường hợp một. Chủ hàng phải nộp cho Cơ quan kiểm dịch phí giám sát tách hàng. Cơ quan kiểm dịch sẽ cho phép tái chế hàng nếu sâu bọ gây hại không xuất phát từ gỗ được khoanh lại bằng bao bì gỗ có ký mã hiệu IPPC. Lộ trình thực hiện: Quy định mới này của Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 16/9/2005. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu nước ngoài có thêm thời gian để thực hiện tốt các qui định này, ngày 14/9/2005, Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ đã ban hành lộ trình thực hiện chia làm 3 giai đoạn như sau: 133 Giai đoạn I: Bắt đầu từ ngày 16/9/2005 đến ngày 01/02/2006, Hải quan sẽ giám sát và thông báo cho các chủ hàng biết bao bì bằng gỗ có phù hợp với qui định hay không. Trong giai đoạn này, hàng có bao bì vi phạm qui định vẫn được nhập khẩu bình thường vào Hoa Kỳ. Giai đoạn II: Kể từ ngày 01/02/2006, hàng đóng gói bằng kệ gỗ (pallet) hoặc thùng gỗ thưa (crate) nếu vi phạm quy định sẽ không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Hàng được đóng gói bằng các loại bao bì gỗ khác nếu vi phạm sẽ được Hải quan cảnh báo nhưng vẫn được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Giai đoạn III: Kể từ ngày 5/7/2006, tất cả hàng hóa có bao bì gỗ không đúng qui định đều không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, trừ những trường hợp giám đốc cảng xét thấy có thể tách riêng hàng hoá khỏi bao bì gỗ vi phạm như đã qui định.
File đính kèm:
- gioi_thieu_thi_truong_hoa_ky_phan_1.pdf