Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi của người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay

Tóm tắt:

Bộ luật Dân sự năm 2015 được

Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 có

hiệu lực ngày 01/01/2017 đã chính thức

quy định quyền chuyển đổi giới tính ở

Việt Nam. Điều này đã hình thành nền

tảng pháp lý quan trọng cho việc thừa

nhận những quyền nhân thân cơ bản đối

với người chuyển đổi giới tính. Để hiện

thực hóa quy định của Bộ luật Dân sự vào

thực tế,thì phải nhanh chóng hoàn thiện

khuôn khổ pháp lý cho việc bảo đảm

quyền của người chuyển đổi giới tính, góp

phần quan trọng vào việc bảo đảm quyền

con người ở Việt Nam hiện nay. Trong

phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào

việc chỉ rõ một số vướng mắc về pháp luật

liên quan đến quyền lợi người chuyển đổi

giới tính và mạnh dạn đề xuất một số ý

kiến góp phần hoàn thiện khung pháp lý

nhằm bảo vệ quyền lợi thiết thân của

người chuyển đổi giới tính.

pdf 8 trang yennguyen 9100
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi của người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi của người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi của người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ 
 72
* ThS., Trường Đại học Luật – Đại học Huế 
HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA 
NGƯỜI CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
 MAI THỊ DIỆU THÚY * 
Tóm tắt: 
Bộ luật Dân sự năm 2015 được 
Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 có 
hiệu lực ngày 01/01/2017 đã chính thức 
quy định quyền chuyển đổi giới tính ở 
Việt Nam. Điều này đã hình thành nền 
tảng pháp lý quan trọng cho việc thừa 
nhận những quyền nhân thân cơ bản đối 
với người chuyển đổi giới tính. Để hiện 
thực hóa quy định của Bộ luật Dân sự vào 
thực tế,thì phải nhanh chóng hoàn thiện 
khuôn khổ pháp lý cho việc bảo đảm 
quyền của người chuyển đổi giới tính, góp 
phần quan trọng vào việc bảo đảm quyền 
con người ở Việt Nam hiện nay. Trong 
phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào 
việc chỉ rõ một số vướng mắc về pháp luật 
liên quan đến quyền lợi người chuyển đổi 
giới tính và mạnh dạn đề xuất một số ý 
kiến góp phần hoàn thiện khung pháp lý 
nhằm bảo vệ quyền lợi thiết thân của 
người chuyển đổi giới tính. 
Từ khóa: 
Người chuyển đổi giới tính, quyền 
lợi của người chuyển đổi giới tính, pháp 
luật về người chuyển đổi giới tính. 
Abstract: 
The Civil Code 2015, accepted by 
the National Assembly on Nov 24th 2015 
and entered into force on January 01st 
2017, was officially legalized the 
transgender issues in Vietnam. This has 
formed an important legal basis for 
recognizing the Fundamental Rights for 
Transgenders. In order to realize the 
provisions of the Civil Code 2015, the 
most important tasks is to quickly 
complete the legal framework for 
ensuring the Transgender’s Rights, 
significantly contributed into protecting 
the Human Rights in VietNam 
currently.Within this paper, the author 
would like to show the difficult of 
transgender’s rights and suggest the 
solution to complete the legal framework 
for ensuring the Transgender’s Rights. 
Key words: 
Transgender, transgender’s rights, 
the law of transgender. 
Đặt vấn đề 
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, trong đó, các 
quyền con người được bảo đảm bằng công cụ pháp luật một cách hiệu quả là mục tiêu 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN – SỐ 1/2017 
 73
chung của toàn nhân loại. Chính vì thế, Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua tại 
kỳ họp thứ sáu - Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 đã khẳng định tầm 
quan trọng của vấn đề quyền con người tại chương II của Hiến pháp. Trên nền tảng của 
Hiến pháp, nhiều đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm chủ yếu gắn liền với việc mở 
rộng phạm vi quyền con người, tăng cường việc bảo vệ quyền lợi của các nhóm người dễ bị 
tổn thương trong xã hội. 
Người chuyển đổi giới tính trong thực tiễn hiện nay là đối tượng thường xuyên chịu 
những tác động tiêu cực từ sự phân biệt đối xử, định kiến và kỳ thị dựa trên giới tính đặc 
biệt của mình. Mặc dù, kể từ ngày 1/1/2017, việc chuyển đổi giới tính đã chính thức được 
hợp pháp hóa tại điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 nhưng nội dung này vẫn chưa được cụ thể 
hóa trong các văn bản pháp luật có liên quan. Vì thế, người chuyển đổi giới tính trong thực 
tế chưa nhận được sự quan tâm và bảo vệ của luật pháp một cách hữu hiệu, nhưng họ thực 
sự là những con người tồn tại trong xã hội thì không thể đặt họ ra ngoài cơ chế bảo vệ 
quyền con người. 
1. Một số vấn đề về người chuyển đổi giới tính 
Để có cơ sở phân tích, trước hết chúng ta cần làm rõ các khái niệm cơ bản: người 
chuyển đổi giới tính, người đồng tính luyến ái, người liên giới tính 
Người đồng tính luyến ái là người bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu, tình dục đối 
với những người cùng giới tính với mình trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. 
Chúng ta thường gọi họ Gay chỉ đồng tính nam, Lesbian là chỉ đồng tính nữ1. 
Người liên giới tính (Intersex) là người khi sinh ra hoặc ở giai đoạn dậy thì giới tính 
chưa xác định được rõ ràng, cần được phẫu thuật để xác định. Việc xác định này phải thông 
qua xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính tại các cơ quan y tế (ví dụ: Những người vừa có dấu 
hiệu cơ quan sinh dục của nam vừa có dấu hiệu đặc trưng của giới tính nữ như có buồng 
trứng, dạ con hay có bộ ngực lớn như nữ giới, hoặc trường hợp cơ quan sinh dục không rõ là 
nam hay nữ)2. 
Còn người chuyển đổi giới tính (transgender) được hiểu là người có cơ thể bình thường 
với một giới tính sinh học hoàn chỉnh (phân biệt rõ là nam hay nữ) nhưng vẫn sử dụng các thủ 
tục y khoa để điều chỉnh giới tính của mình do sự tác động của yếu tố tâm lý, tâm thần (như 
rối loạn định dạng giới..)3. Có hai dạng người chuyển đổi giới tính là: người chuyển đổi giới 
tính từ nam sang nữ (male to female) và người chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam 
(female to male). 
1; 2; 3 The Guidelines for Psychological Practice with Lesbian, Gay, and Bisexual Clients, adopted by the APA 
Council of Representatives, February 18-20, 2011. 
4 Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú, Người chuyển giới ở Việt Nam - Những vấn đề thực tiễn 
và pháp lý, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), Hà Nội, 2012, tr. 9. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ 
 74
Thực tế cho thấy, vấn đề chuyển đổi giới tính của các cá nhân thường liên quan đến bản 
dạng giới (gender identity) của người đó, tức là phụ thuộc vào sự tự xác định giới tính của 
một người trên cơ sở tâm lý của họ (có thể giống hoặc khác với giới tính sinh học khi được 
sinh ra). Vấn đề xác định này do chính bản thân họ cảm nhận không nhất thiết phải dựa trên 
giới tính sinh học hoặc thiên hướng tình dục của họ được người khác cảm nhận. 
Dựa trên các nghiên cứu xã hội học trên thế giới cho thấy, tỷ lệ người chuyển đổi giới 
tính chiếm từ 0.1% đến 0.5% dân số. Gần đây, trong các cuộc điều tra dân số tại Mỹ và trên 
thế giới đã có câu hỏi nhằm xác định bản dạng giới và xu hướng tình dục, số liệu ước tính mới 
nhất cho thấy, có khoảng 0.3% dân số Mỹ là người chuyển đổi giới tính4. Việc thu thập số 
liệu về tỷ lệ người chuyển đổi giới tính gặp nhiều khó khăn do sự kỳ thị xã hội khiến người 
chuyển đổi giới tính không thể hiện hoặc công khai giới tính mong muốn của mình. Số liệu tại 
nhiều nước châu Âu ghi nhận tỷ lệ người phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ cao 
gấp từ 2.5 lần đến 6 lần tỷ lệ người chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam5. 
2. Quyền lợi của người chuyển đổi giới tính trong pháp luật của một số quốc gia trên 
thế giới 
Tính đến tháng 9/2015, có 61 quốc gia trên thế giới hợp pháp hóa việc thay đổi giới tính 
trên giấy tờ. Phần lớn các nước châu Âu, châu Mỹ và nhiều nước châu Á thừa nhận quyền 
thay đổi nhân thân sau khi phẫu thuật, các nước đang thay đổi theo xu hướng thừa nhận quyền 
thay đổi giới tính trên giấy tờ ngay cả khi không cần phẫu thuật. 114 quốc gia và vùng lãnh 
thổ coi hành vi tình dục đồng giới không trái pháp luật, 52 quốc gia cấm phân biệt đối xử về 
việc làm dựa trên cơ sở định hướng tình dục, 19 quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa hôn 
nhân đồng giới. Đặc biệt, tháng 6/2011, Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc đã thông 
qua Nghị quyết khẳng định: “mọi người đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hướng tình dục 
như thế nào”. Đến ngày 07/03/2012 lần đầu tiên trong lịch sử Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc 
Ban Ki-moon, đã kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới phi hình sự hóa đồng tính, chấm dứt 
kỳ thị với những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính (LGBT)6. Thông điệp 
này đã thể hiện rõ quan điểm ủng hộ của Liên Hiệp Quốc đối với cộng đồng người đồng tính, 
lưỡng tính và chuyển đổi giới tính góp phần quan trọng vào việc hạn chế quan điểm kỳ thị đối 
với họ, tạo điều kiện cho họ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời 
sống xã hội. Hưởng ứng lời kêu gọi này, ngày 03/10/2012, Argentina đã thừa nhận hoạt động 
phẫu thuật chuyển đổi giới tính là hành vi hợp pháp và cho phép người chuyển đổi giới tính 
được quyền thay đổi giới tính trên các giấy tờ liên quan. Đối với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 
cũng thế, trên trang web Cơ quan An ninh xã hội của quốc gia này đã đăng tải công khai thủ 
5 Xem: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai 
Thanh Tú, tlđd, tr.9. 
6 Xem: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai 
Thanh Tú, tlđd, tr 20. 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN – SỐ 1/2017 
 75
tục để người chuyển đổi giới tính xin thay đổi giới tính trên hồ sơ an ninh xã hội, ngoài các 
giấy tờ khai báo nhân thân phải có thư của bác sĩ xác nhận đã thực hiện phẫu thuật chuyển đổi 
giới tính cho người này. Còn đối với Iran - một quốc gia được coi là trung tâm chuyển đổi 
giới tính thứ hai của thế giới sau Thái Lan, hiện nay Chính phủ đang tiến hành chi trả 50% chi 
phí chuyển đổi giới tính cho công dân của mình. Một số quốc gia khác như Australia, New 
Zealand, Đức,... cũng đã đưa vào qui định trong Bộ luật dân sự về giới tính “X”, dành cho 
những người không xác định rõ giới tính, người liên giới tính7. 
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho người chuyển đổi giới tính có thể hòa nhập với xã hội dễ 
dàng, bên cạnh việc thưà nhận các quyền lợi thiết thân cho người chuyển đổi giới tính, các 
quốc gia còn xây dựng một số chính sách thực thi một cách có hiệu quả. 
Vào năm 2005, chính quyền thị trấn Nova Igaucu (Brazil), một thị trấn có 28.000 người 
đồng tính, đã đưa ra quy định buộc các trung tâm thương mại phải có khu vực vệ sinh riêng 
cho người chuyển đổi giới tính. Đến năm 2008, trường Trung học Kampang (Thái Lan) đã 
tiến hành xây dựng nhà vệ sinh công cộng dành cho người chuyển đổi giới tính đặt giữa khu 
vực toilet nam và toilet nữ. Tiếp đóĐầu năm 2010, tại thành phố Pozzale, tỉnh Florence thuộc 
nước Ý, Chính phủ đã xây dựng nhà tù dành cho các tù nhân chuyển đổi giới tính đầu tiên 
trên thế giới. Hiện Ý có khoảng 60 tù nhân dạng này, họ chỉ được giam tại các nhà tù nữ và 
thường được cách ly vì lý do an toàn8. 
 Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay đã có khá nhiều các quốc gia thừa nhận về quyền 
của những người chuyển đổi giới tính, tuy nhiên nhìn ở góc độ chung thì trên thế giới vẫn 
chưa có một điều ước quốc tế nào đề cập trực tiếp đến quyền của nhóm người yếu thế này. Vì 
thế, nhóm xã hội này vẫn đang tiếp tục đối mặt với những vi phạm nghiêm trọng đến quyền 
lợi của bản thân họ trên phạm vi toàn cầu. 
3. Pháp luật về người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay 
Điểm đổi mới mạnh mẽ nhất của Bộ luật Dân sự 2015 là quy định cho phép tiến hành 
việc chuyển đổi giới tính được nêu rõ trong nội dung Điều 37 của Bộ luật “Việc chuyển đổi 
giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, 
nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân 
phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên 
quan”. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam thừa nhận về mặt pháp lý vấn đề chuyển 
đổi giới tính là hợp pháp, đã tạo điều kiện cho hơn 2,72 triệu người chuyển đổi giới tính được 
sống đúng với bản dạng giới của mình và được bảo vệ một cách hữu hiệu những quyền và 
nghĩa vụ thiết thân của họ. 
7 Xem: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai 
Thanh Tú, tlđd, tr 24. 
8 Xem: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai 
Thanh Tú, tlđd, tr 27. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ 
 76
Tuy nhiên, trên thực tế trong nội dung các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam 
vẫn tồn tại một số bất cập nhất định gây ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận những giá trị xã hội 
của người chuyển đổi giới tính. 
Thứ nhất, trong nội dung của Bộ luật Dân sự 2015 chỉ có duy nhất điều 37 thừa nhận 
vấn đề chuyển đổi giới tính là hợp pháp và chưa đề cập một cách toàn diện về vấn đề phải bảo 
đảm quyền lợi của người chuyển đổi giới tính như thế nào?, còn thiếu vắng những qui định có 
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích thiết thân của họ như: điều kiện, cách thức chuyển đổi giới 
tính, đối tượng được chuyển đổi giới tính, kỹ thuật chuyển đổi giới tính, chăm sóc sức khỏe 
người chuyển đổi giới tính và nhất là việc đảm bảo những quyền nhân thân của họ sau khi 
chuyển đổi giới tính 
Thứ hai, sự thiếu thống nhất trong cách hiểu về khái niệm giới. Hiện nay có rất nhiều 
các văn bản pháp luật liên quan chưa được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với Bộ luật Dân sự, 
nên tạo những rào cản pháp lý cho vấn đề bảo đảm quyền của người chuyển đổi giới tính. 
Chẳng hạn, theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 (sửa đổi 
bổ sung năm 2011) chỉ xác định, Việt Nam có hai nhóm giới tính đó là nam và nữ, không có 
quy định nào xác định giới tính khác, cho nên sự tồn tại của người chuyển đổi giới tính, đồng 
giới, hoặc liên giới tính không được thừa nhận trong văn bản luật này. Quan điểm này đúng 
nhưng thực sự chưa đủ, chưa đáp ứng được xu hướng phát triển về giới hiện nay. Ở đây, nhà 
làm luật chỉ mới thừa nhận ở mức độ giới tính sinh học mà chưa có sự ghi nhận bình đẳng 
giữa xu hướng tình dục và bản dạng giới khác nhau. Điều này đã tạo nên quan niệm về bình 
đẳng giới bị bó hẹp là cơ sở cho sự tồn tại các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người 
chuyển đổi giới tính. 
Thứ ba, những vướng mắc trong việc thực thi Luật Hộ tịch 2014. Trước ngày 
01/01/2017, việc chuyển đổi giới tính ở Việt Nam bị nghiêm cấm, nên những người muốn 
chuyển đổi giới tính phải ra nước ngoài phẫu thuật chui. Chính vì thế, hành vi phẫu thuật 
chuyển đổi giới tính của họ không được Nhà nước thừa nhận là hợp pháp, điều này đưa đến 
hệ quả họ không được thay đổi những thông tin trên giấy tờ tùy thân. Như vậy, với sự khác 
biệt về hình thể bên ngoài so với thông tin trên giấy tờ tùy thân, họ không thể tiến hành các 
giao dịch đơn giản như đi lại bằng phương tiện hàng không, xin việc làm, đăng ký tạm trú tạm 
vắng, đứng tên sở hữu tài sản, hay xác lập các hợp đồng sang nhượng tài sản.. Ngoài ra, với 
việc không được cải chính hộ tịch người chuyển đổi giới tính còn gặp khó khăn trong việc 
tiếp cận các dịch vụ y tế nhất là những biện pháp y tế đặc thù dành cho người chuyển đổi giới 
tính (sử dụng hooc- môn, tiêm si-li-côn),... gây ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề bảo vệ sức khỏe 
của họ. Chính vì thế, ngoài Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 và Khoản 2 Điều 3 Luật Hộ tịch 
2014 rất cần phải có những văn bản hướng dẫn thi hành giúp các cơ quan thực thi pháp luật dễ 
dàng hơn trong vấn đề xác lập quyền nhân thân cho người chuyển đổi giới tính. 
Thứ tư, những khó khăn trong quá trình tố tụng. Chính các cơ quan tố tụng cũng gặp 
phải vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án liên quan đến người chuyển đổi giới tính. 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN – SỐ 1/2017 
 77
Điển hình là vụ án xảy ra vào đầu tháng 4/2010 tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, đối 
tượng Nguyễn Văn Tình và hai thanh niên đã hiếp dâm một nam thanh niên đi phẫu thuật 
chuyển đổi giới tính mang hình hài của phụ nữ. Vụ án này đã gây tranh cãi trong thời gian 
dài, nhưng vẫn chưa xử lý được, phải xác định 3 thủ phạm có phải phạm tội hiếp dâm theo qui 
định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi năm 2009) không? Bởi vì nạn nhân trong vụ 
án là nam trong hình hài phụ nữ, và người phạm tội lầm tưởng đó là phụ nữ9. Chúng ta thấy 
rằng, mặc dù Bộ luật Hình sự hiện nay không khẳng định chỉ có nữ giới mới có thể là nạn 
nhân của tội hiếp dâm, cưỡng dâm, nhưng lại qui định giao cấu là hành vi xảy ra giữa nam và 
nữ... Vậy, muốn khẳng định thủ phạm phạm tội hiếp dâm, thì nạn nhân kia phải được công 
nhận đã chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính trong giấy tờ tùy thân từ nam thành nữ. 
Nhưng ở thời điểm này, pháp luật chưa cho phép và vụ án hy hữu trên chắc chắn không phải 
là trường hợp duy nhất về người đổi giới tính bị xâm hại tình dục nhưng không được pháp 
luật bảo vệ, nhất là khi số người chuyển đổi giới tính trong xã hội đang có dấu hiệu gia tăng. 
Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra cần thiết phải áp dụng các 
biện pháp nghiệp vụ trong tố tụng hình sự như khám người, tạm giữ, tạm giam hay khi tiến 
hành thi hành án phạt tù đối với người chuyển đổi giới tính đang gặp phải bất cập lớn và có 
thể xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm cũng như quyền tự do của họ. 
Theo quy định tại khoản 2 Điều 194 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 qui định: “Việc khám 
xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc 
khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của 
người bị khám xét”. Nhưng đối với những người đã phẩu thuật chuyển đổi giới tính từ nam 
sang nữ hoặc từ nữ sang nam, hiện nay vẫn chưa có qui định cụ thể trong việc thực hiện thay 
đổi giấy tờ nhân thân cho họ. Vì thế, trên thực tế trong giấy tờ nhân thân vẫn ghi giới tính cũ 
của người bị khám, nếu áp dụng quy định này để người khám và người chứng kiến đều là 
người cùng giới tính với giới tính cũ của họ thì sẽ xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân 
phẩm của người bị khám, nhưng nếu căn cứ vào giới tính hiện tại của họ thì trong nội dung 
của biên bản việc khám người sẽ không phù hợp với pháp luật. 
Tương tự là việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù, theo quy định, khi tạm giữ, 
tạm giam hoặc thi hành hình phạt tù thì nam, nữ được giam, giữ riêng. Với quy định này, các 
cơ quan tố tụng khi tiến hành giam giữ người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính sẽ gặp phải 
nhiều khó khăn trong việc thi hành, bởi nếu căn cứ vào giới tính trong hồ sơ thì nữ đã chuyển 
đổi giới tính vẫn giam với nam và ngược lại. Mặc dù, hiện nay các cơ quan thi hành án hình 
sự xác định những đối tượng này sẽ được giam ở phòng giam riêng, nhưng trên thực tế do sự 
thiếu thốn về cơ sở vật chất nên hầu như các qui định này vẫn chưa được thực thi. Vì vậy, có 
nhiều trường hợp, người chuyển đổi giới tính bị các phạm nhân bình thường kỳ thị, tẩy chay 
không chịu cho ở chung, hoặc đôi khi lại bị các phạm nhân lạm dụng tình dục nhất là trường 
hợp phạm nhân chuyển giới từ nam sang nữ bị giam cùng với các phạm nhân nam. 
9  
Ngày 01/11/2012. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ 
 78
Như trường hợp phạm nhân Cao Phước Nguyên (28 tuổi) chấp hành hình phạt 5 năm 6 
tháng từ về tội trộm cắp tài sản tại trại giam Phước Hòa thuộc Tổng cục VIII (Bộ Công an) từ 
năm 2010. Thực tế, Nguyên là người chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ, nên hình thể bên 
ngoài là phụ nữ nhưng trong hồ sơ vẫn mang giới tính nam. Vì vậy, theo quy định của pháp 
luật Nguyên được giam cùng với các phạm nhân nam, chính vì thế nhiều lần cô bị những 
phạm nhân cùng buồng giam sàm sỡ vào những chỗ nhạy cảm làm sưng tím cả ngực...10 
Như vậy, chính sự thiếu vắng một khung pháp lý hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của 
người chuyển đổi giới tính đã làm cho cộng đồng này phải đối mặt với rất nhiều khó khăn 
trong cuộc sống hàng ngày. 
4. Kết luận và kiến nghị 
Từ những phân tích trên đây cho thấy, trên thực tế nhu cầu được quyền phẫu thuật 
chuyển đổi giới tính và được bảo đảm về mặt pháp lý các quyền con người đối với người 
chuyển đổi giới tính ở nước ta hiện nay là có thật, nó đã bộc lộ những bất cập trong vấn đề sử 
dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến họ. Chính vì thế, chúng tôi 
mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau: 
Thứ nhất, khái niệm “giới” hiện nay cần được xác định lại theo hướng không chỉ bó hẹp 
trong ý nghĩa là nam và nữ mà còn phải bao hàm các nhóm người đồng tính, song tính, 
chuyển đổi giới tính. Nhóm này đang hiện hữu ngày càng rõ nét ở Việt Nam và phải gánh 
chịu sự kỳ thị mạnh mẽ từ phía cộng đồng xã hội. Để có thể giúp họ tránh bị tổn thương, bị 
mặc cảm, chúng tôi kiến nghị: Trong nội dung Khoản 1 Điều 26 của Hiến pháp 2013 như sau: 
sửa cụm từ: “Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân 
sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” thành “Công dân không phân biệt giới tính, đều bình 
đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. 
Thứ hai, trong nội dung Luật Bình đẳng giới 2011, đây là văn bản quan trọng làm công 
cụ hạn chế sự phân biệt đối xử về giới, nội dung các điều luật từ Điều 10 đến Điều 19 của 
Luật không chỉ tập trung vào hai khái niệm “nam, nữ” vốn dựa trên giới tính sinh học; mà 
phải mở rộng ra cả vai trò giới, thể hiện giới, bản dạng giới để mọi công dân đều được bảo vệ 
khỏi phân biệt đối xử về giới. Phải thừa nhận vấn đề bình đẳng về giới còn đặt ra đối với 
người đồng tính, liên giới tính và người chuyển đổi giới tính. 
Thứ ba, trong nội dung Luật Hộ tịch 2014 cần bổ sung những quy định liên quan đến 
vấn đề xác định lại giới tính cho phù hợp với nội dung Điều 37 của Bộ luật dân sự năm 2015. 
Bên cạnh đó, Luật Hộ tịch năm 2014 cũng cần quy định cụ thể các biện pháp nhằm bảo đảm 
quyền của trẻ em ngay từ khi đăng ký khai sinh, trong đó có phương án để đăng ký giới tính 
cho những đứa trẻ sinh ra đã là người liên giới tính hoặc có cơ quan sinh dục không rõ ràng... 
10 http:/vnexpress.net/pham-nhan-chuyen-gioi-khien-trai-giam-lung-tung-xep-cho/ngày 17/10/2014. 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN – SỐ 1/2017 
 79
Thứ tư, cần sớm xem xét ban hành Luật chuyển đổi giới tính nhằm cụ thể hóa những 
nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng đối với người chuyển đổi giới tính, cũng như các biện pháp 
cụ thể nhằm bảo vệ lợi ích thiết thân của nhóm người này. 
Thứ năm, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý 
thức pháp luật và ý thức xã hội của người dân đối với vấn đề chuyển đổi giới tính, hạn chế sự 
tác động của những quan niệm xã hội truyền thống khắt khe, bảo thủ là tiền đề tạo nên sự kỳ 
thị phân biệt đối xử đối với người chuyển đổi giới tính. 
Nhìn chung, vấn đề hoàn thiện khung pháp lý hữu hiệu bảo vệ người chuyển đổi giới 
tính mặc dù còn khá mới mẻ với Việt Nam nhưng thực sự rất cần thiết, đây là công cụ quan 
trọng giúp họ thoát ra khỏi những kỳ thị, khỏi sự xâm hại và có thể hòa nhập dễ dàng vào đời 
sống xã hội. Bởi trong xu thế chung của thế giới thì sự phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia 
luôn song hành với vấn đề giải phóng con người ra khỏi những định kiến của xã hội, sống 
đúng với bản dạng giới của họ, đây cũng là sự biểu thị cao nhất của quyền con người, quyền 
công dân. 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Quỳnh Phương, Lê Quang Bình, Mai Thanh Tú (2012), Người chuyển giới ở Việt 
Nam - Những vấn đề thực tiễn và pháp lý, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi 
trường (iSEE), Hà Nội. 
2. Thái Thị Tuyết Dung, Vũ Thị Thúy, Bảo đảm quyền của người đồng tính, người chuyển 
giới trong tư pháp hình sự, nguồn: 
hoi/bao-111am-quyen-cua-nguoi-111ong-tinh-nguoi-chuyen-gioi-trong-tu-phap-hinh-su 
3. The Guidelines for Psychological Practice with Lesbian, Gay, and Bisexual Clients, 
adopted by the APA Council of Representatives, Ferbruary 18 -20, 2011. Nguồn: 
https://www.apa.org/pubs/journals/features/amp-a0024659.pdf 
4. Trương Hồng Quang, Người chuyển giới tại Việt Nam dưới góc nhìn pháp lý, Tạp chí 
Nghiên cứu lập pháp, số 21, tháng 11/2013. 
5. Trương Thanh Tú, Khó quy tội hiếp dâm người chuyển giới, Nguồn:http”//vnexpress.net/tin-
tuc/phap-luat/tu-van/kho-quy-toi-hiep-dam-nguoi-chuyen-gioi-2235122.html, Truy cập 
ngày 27/06/2012. 
6. “Xem quy trình kiểm tra của Tỉnh Alberta (Canada) khi người chuyển giới muốn được 
phẫu thuật”:  truy cập ngày 1/10/2013. 
7. 
co-bi-toi.html. Truy cập ngày 01/11/2012. 
8. http:/vnexpress.net/pham-nhan-chuyen-gioi-khien-trai-giam-lung-tung-xep-cho/html. Truy 
cập ngày 17/10/2014. 

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_khung_phap_ly_bao_ve_quyen_loi_cua_nguoi_chuyen_d.pdf