Hoàn thiện kiểm toán tuân thủ việc quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các ban quản lý dự án cấp huyện

Quản lý dự án xây dựng được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng mang lại những biện pháp và phương pháp giúp dự án đạt được hiệu quả tốt nhất. Qua kiểm toán tại các Ban Quản lý dự án cấp huyện cho thấy, việc tổ chức, quản lý, điều hành của một số Ban Quản lý còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc tuân thủ các quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động xây dựng dẫn đến hậu quả nhiều dự án còn thiếu thủ tục đầu tư, triển khai dự án vào tình trạng thiếu vốn phải hoãn, giãn tiến độ dẫn tới tăng tổng mức đầu tư; việc thanh, quyết toán kéo dài, công trình triển khai dở dang, chậm được đưa vào sử dụng, khai thác khiến hiệu quả đầu tư thấp. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm toán tuân thủ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên kết quả vẫn chưa thực sự được như kỳ vọng. Bài viết nhằm nghiên cứu đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán tuân thủ lĩnh vực đầu tư xây dựng, từ đó có những kiến nghị xác đáng đối với công tác quản lý dự án của các Ban Quản lý dự án cấp huyện

pdf 8 trang yennguyen 4960
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện kiểm toán tuân thủ việc quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các ban quản lý dự án cấp huyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện kiểm toán tuân thủ việc quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các ban quản lý dự án cấp huyện

Hoàn thiện kiểm toán tuân thủ việc quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các ban quản lý dự án cấp huyện
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 13Số 144 - tháng 10/2019
Hoaøn tHieän kieåm toaùn tuaân tHuû
vieäc quaûn lyù döï aùn ñaàu tö xaây döïng 
taïi caùc ban quaûn lyù döï aùn caáp Huyeän
ThS. TRầN ĐỨC MINH*
ThS. LÊ VĂN NAM*
KS. LÊ ANH TUấN
*Kiểm toán nhà nước Khu vực XI
Quản lý dự án xây dựng được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng mang lại những biện pháp và phương pháp giúp dự án đạt được hiệu quả tốt nhất. Qua kiểm toán tại các Ban Quản lý dự án cấp huyện cho thấy, việc tổ chức, quản lý, điều hành của một số Ban Quản lý còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc tuân thủ các quy định của Nhà nước 
liên quan đến hoạt động xây dựng dẫn đến hậu quả nhiều dự án còn thiếu thủ tục đầu tư, triển khai dự 
án vào tình trạng thiếu vốn phải hoãn, giãn tiến độ dẫn tới tăng tổng mức đầu tư; việc thanh, quyết toán 
kéo dài, công trình triển khai dở dang, chậm được đưa vào sử dụng, khai thác khiến hiệu quả đầu tư 
thấp. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm toán tuân thủ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng đã đạt được những kết 
quả đáng khích lệ, tuy nhiên kết quả vẫn chưa thực sự được như kỳ vọng.
Bài viết nhằm nghiên cứu đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm toán tuân 
thủ lĩnh vực đầu tư xây dựng, từ đó có những kiến nghị xác đáng đối với công tác quản lý dự án của các 
Ban Quản lý dự án cấp huyện.
Từ khóa: Kiểm toán tuân thủ; quản lý dự án; Ban Quản lý dự án; cấp huyện.
Completing the compliance audit in auditing the management of construction investment projects 
at district level project management units
Construction project management is considered as one of the important factors to help projects achieve 
their best performance. Through audits at the Project Management Units, the organization, management 
and administration of severalunits is still limited, especially the compliance with state regulations related 
to the construction operation, which resulted in the lack of investment procedures for many projects, 
shortage of capital leading to delaying the progress, increase in the total investment; prolonged payment, 
settlement, unfinished implementation works, projects are not brought into use in time... resulting in low 
investment efficiency. In addition, the compliance audit in the field of construction investment has achieved 
encouraging results, but the results have not been really as expected. The paper aims to research and propose 
solutions to improve the quality and efficiency of compliance audit activities in the construction investment 
field, thereby making valid recommendations for the project management of the Management Units of 
district level.
Keywords: Compliance audit; project management; project management unit; district level.
1. Những vấn đề chung về quản lý dự án cấp 
huyện
1.1. Đặc điểm của Ban Quản lý dự án cấp 
huyện 
- Là đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù hoạt 
động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm 
chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định tại 
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN14 Số 144 - tháng 10/2019
của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn 
vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 141/2016/
NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định 
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong 
lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Đến 
thời điểm hiện tại, hầu hết các địa phương đã chính 
thức chuyển đổi mô hình các Ban Quản lý dự án 
đầu tư và xây dựng từ mô hình đơn vị sự nghiệp 
công lập hoạt động bằng nguồn vốn do ngân sách 
nhà nước hỗ trợ sang mô hình đơn vị sự nghiệp 
công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách 
nhiệm về tài chính, đảm bảo công khai minh bạch, 
hiệu quả, đúng quy định. Theo quy định của từng 
địa phương, mỗi Ban Quản lý dự án đầu tư xây 
dựng cấp huyện có từ 16 đến hơn 20 người.
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc 
thực hiện vai trò chủ đầu tư và quản lý các dự án 
do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư 
xây dựng.
- Ban Quản lý dự án khi hoạt động phải đăng ký 
năng lực hoạt động với cơ quan quản lý xây dựng 
theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 16/2016/TT- 
BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng 
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về 
hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Theo phân cấp quản lý, Ban Quản lý dự án 
cấp huyện được giao quản lý các dự án nhóm B và 
C, các dự án thường có quy mô vốn nhỏ, ít phức 
tạp. Tuy nhiên, hoạt động quản lý lại khá đa dạng, 
trải khắp các lĩnh vực từ giao thông, thủy lợi, công 
nghiệp dân dụng. 
- Ban Quản lý dự án không phải xin chấp thuận 
địa điểm xây dựng với Sở Xây dựng tỉnh hoặc thỏa 
thuận với một số cơ quan chuyên môn về cấp điện, 
cấp nước cho tất cả các dự án được giao làm đại 
diện chủ đầu tư. 
- Mỗi dự án đầu tư được Giám đốc Ban ra quyết 
định giao cho một cán bộ chuyên môn trong cơ 
quan phụ trách độc lập toàn bộ công việc từ giai 
đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án (trừ 
một số dự án có tính phức tạp, đặc thù thì được 
giao cho một số cán bộ cùng phối hợp).
- Ban Quản lý dự án công trình huyện không 
phải tiến hành thủ tục đăng ký tài sản sau khi công 
trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Việc 
đăng ký tài sản sau khi công trình hoàn thành đưa 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 15Số 144 - tháng 10/2019
vào sử dụng do bên được bàn giao, quản lý và sử 
dụng công trình thực hiện.
1.2. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng 
tại các Ban Quản lý dự án cấp huyện
Hàng năm, trong các cuộc kiểm toán ngân sách 
địa phương, Kiểm toán nhà nước các khu vực đã 
tiến hành lồng ghép các cuộc kiểm toán dự án đầu 
tư xây dựng do huyện làm chủ đầu tư, cụ thể là 
triển khai kiểm toán tại các Ban Quản lý dự án của 
huyện. Thông qua công tác kiểm toán của Kiểm 
toán nhà nước có thể đánh giá các Ban Quản lý dự 
án đã cơ bản tuân thủ quy định của Nhà nước cũng 
như các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật và tài chính 
về công tác tổ chức quản lý dự án; khảo sát, lập, 
thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán; 
lựa chọn nhà thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng; 
tiến độ thực hiện dự án; quản lý chất lượng thi công 
công trình; quản lý chi phí; công tác nghiệm thu, 
bàn giao công trình đưa vào sử dụng và lưu trữ hồ 
sơ; về chấp hành chế độ tài chính, kế toán.
Tuy nhiên, qua kết quả kiểm toán cũng nhận 
thấy nhiều tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các 
Ban này.
Về tổ chức bộ máy và tổ chức quản lý dự án: Bên 
cạnh việc nhiều địa phương chưa sắp xếp đổi mới 
được mô hình tổ chức và kiện toàn Ban Quản lý 
dự án theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP, nhiều Ban 
Quản lý dự án sau khi đổi mới mô hình tổ chức 
vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng bộ máy tổ 
chức gắn với vị trí việc làm và xây dựng phương án 
tài chính để thực hiện cơ chế tự chủ. Cơ chế phối 
hợp giữa các phòng ban chưa thật sự chặt chẽ, nên 
chưa chủ động trong xử lý công việc, không phát 
huy tính hiệu quả của công tác điều hành quản lý 
chung. Một số cán bộ trẻ năng lực, kinh nghiệm 
còn hạn chế và chưa ý thức cao trách nhiệm trong 
công việc nên không hoàn thành tốt trách nhiệm 
được giao.
Trong công tác quản lý dự án
Đối với công tác quản lý tiến độ dự án: Tiến độ 
thực hiện một số dự án chậm so với thời gian thực 
hiện trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư ban 
đầu; một số gói thầu xây lắp thi công chậm tiến độ 
so với kế hoạch trong hợp đồng ban đầu; một số 
gói thầu đang thực hiện dở dự án phải tạm dừng 
thi công. Ban đang quản lý các dự án hầu hết là 
vốn của ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, hàng 
năm Ban đều bố trí kế hoạch vốn cho từng dự án, 
tuỳ theo chủ trương phê duyệt kế hoạch nên việc 
bố trí vốn cho công trình dàn trải, chưa có giải 
pháp tập trung vốn để thực hiện dứt điểm từng 
dự án cũng là nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ 
thực hiện. Nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm 
tiến độ các dự án còn do các vướng mắc trong 
công tác giải phóng mặt bằng, điều chỉnh, thay đổi 
thiết kế, bổ sung hạng mục theo yêu cầu của đơn 
vị thụ hưởng...
Về công tác giải phóng mặt bằng: 
Đây là công việc ảnh hưởng rất lớn đến tiến 
độ thực hiện dự án, do nguồn vốn ngân sách còn 
hạn hẹp, đơn giá đền bù khá thấp so với giá cả thị 
trường dẫn đến sự không đồng thuận của người 
dân, dẫn đến việc bàn giao mặt bằng cho các dự án 
cũng khó khăn. Bên cạnh đó, các dự án do Ban làm 
đại diện chủ đầu tư là dự án có quy mô lớn, thực 
hiện trong thời gian dài, trong khi nguồn vốn đầu 
tư hạn chế nên việc triển khai công tác giải phóng 
mặt bằng chia ra làm nhiều giai đoạn, do vậy khi 
thực hiện dự án thì giá đất tăng lên làm cho chi 
phí giải phóng mặt bằng ở giai đoạn sau gặp rất 
nhiều khó khăn. Ngoài ra, công tác lập, thẩm định 
phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng 
mặt bằng có sai sót nhưng chưa được điều chỉnh 
kịp thời. 
Về công tác khảo sát thiết kế: 
Công tác khảo sát, thiết kế chưa sát với thực 
tế, phải điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế bản 
vẽ thi công so với hồ sơ thiết kế cơ sở được duyệt, 
trong quá trình thi công phải điều chỉnh, bổ sung 
nhiều nội dung so với thiết kế, dự toán được duyệt 
làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án. Dự 
toán công trình được lập, thẩm tra, phê duyệt còn 
sai sót dẫn đến tăng dự toán công trình. Bỏ qua thủ 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN16 Số 144 - tháng 10/2019
tục thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn để 
thực hiện dự án do đó không thực hiện được phải 
điều chỉnh thời gian thực hiện làm tăng tổng mức 
đầu tư. Thuyết minh dự án chưa đưa ra các phương 
án cụ thể để so sánh lựa chọn giải pháp đầu tư tốt 
nhất đảm bảo tính kỹ thuật cũng như tiết kiệm chi 
phí đầu tư.
Về công tác quản lý thi công xây dựng của nhà thầu:
 Khả năng về tài chính và biện pháp tổ chức thi 
công không hợp lý dẫn đến sai sót về mặt kỹ thuật 
cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí và tiến độ thi 
công toàn dự án.
Đối với công tác quản lý chất lượng
Về công tác khảo sát thiết kế:
Đơn vị tư vấn thiết kế chưa khảo sát kỹ và đầy 
đủ những tiêu chí, thông số kỹ thuật cần để đảm 
bảo cho hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đạt chất 
lượng, dẫn đến hồ sơ thiết kế khi đưa ra thi công 
phải bổ sung, phát sinh, điều chỉnh dự án gây khó 
khăn, tốn kém. 
Chủ đầu tư không có biên bản kiểm tra năng 
lực của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân 
lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí 
nghiệm được sử dụng so với phương án khảo sát 
xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng 
khảo sát xây dựng là không tuân thủ theo điểm a 
khoản 2 Điều 10 Thông tư 10/2013/TT-BXD của 
Bộ Xây dựng.
Quyết định phê duyệt dự án không đầy đủ nội 
dung theo quy định.
Xác định chưa đúng các khoản mục chi phí làm 
tăng tổng mức đầu tư các dự án.
Về việc quản lý công tác đấu thầu: Trong thời 
gian qua, phương án lựa chọn nhà thầu trúng thầu 
chủ yếu dựa vào giá thấp nhất điều đó có thể ảnh 
hưởng đến chất lượng thi công các công trình. 
Về việc quản lý nhà thầu thi công: Công tác này 
vẫn còn nhiều hạn chế do lỗi cố ý hoặc do hạn chế 
về năng lực, trình độ, áp lực thời gian. 
Đối với công tác quản lý chi phí đầu tư: Hồ sơ 
nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành còn 
có nhiều sai sót; hợp đồng xây dựng được ký kết 
khi chưa có kế hoạch vốn để thanh toán theo thỏa 
thuận thanh toán trong hợp đồng, là chưa phù hợp 
với quy định...
Chấp hành chế độ kế toán: Các Ban Quản lý dự 
án thực hiện chế độ kế toán chủ đầu tư theo Thông 
tư số 195/2012/QĐ-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ 
Tài chính. Tuy nhiên, báo cáo tài chính chưa lập 
đầy đủ mẫu biểu như: Bảng cân đối kế toán; thuyết 
minh báo cáo tài chính; mẫu báo cáo thực hiện đầu 
tư theo dự án, công trình. 
Có thể kể đến các nguyên nhân của những tồn 
tại này như do cơ chế chính sách, do trình độ quản 
lý, do các nguyên nhân kỹ thuật và công cụ quản lý. 
Công cụ quản lý chính của Ban Quản lý dự án đối 
với các dự án đầu tư xây dựng công trình chính là 
các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, các văn 
bản hướng dẫn còn chồng chéo, chưa có sự thống 
nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tế nên dẫn 
đến khó khăn trong việc triển khai và hoàn chỉnh 
các thủ tục để triển khai dự án, ảnh hưởng đến tiến 
độ thực hiện dự án. Hay nguyên nhân về phân bổ, 
thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình 
và sự phối hợp giữa các bên liên quan. 
2. Những hạn chế tồn tại trong kiểm toán tuân 
thủ quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các Ban 
Quản lý dự án cấp huyện
Về tổ chức hoạt động kiểm toán: Nội dung kiểm 
toán tuân thủ quản lý dự án đầu tư xây dựng được 
lồng ghép với các nội dung kiểm toán khác trong 
cuộc kiểm toán ngân sách địa phương. Do kiểm 
toán viên đồng thời phải thực hiện nhiều mục tiêu, 
tiêu chí kiểm toán khác nhau nên khó đưa ra kiến 
nghị mang tính đặc trưng riêng. Nhân sự được bố 
trí trong các cuộc kiểm toán cũng hạn chế trong 
khi hoạt động đầu tư lại rất rộng, đa dạng về lĩnh 
vực, kiểm toán viên khó có thể hiểu biết đủ rộng và 
chuyên sâu đồng thời nhiều lĩnh vực. Về phương 
tiện kỹ thuật, chuyên gia tư vấn hỗ trợ kiểm toán 
lĩnh vực đầu tư xây dựng chưa thực hiện được do 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 17Số 144 - tháng 10/2019
Kiểm toán nhà nước chưa trang bị thiết bị cho lĩnh 
vực kiểm toán đầu tư xây dựng. 
Về công tác khảo sát, lập kế hoạch: Tất cả các 
cuộc kiểm toán dự án đầu tư xây dựng tại Ban 
Quản lý dự án cấp huyện đều lồng ghép trong cuộc 
kiểm toán ngân sách địa phương. Vì vậy, việc khảo 
sát, lập kế hoạch kiểm toán tuân thủ cũng mang 
tính chất lồng ghép, khó thể hiện được các tiêu chí 
mang tính đặc trưng của cuộc kiểm toán tuân thủ 
như hướng dẫn tại chuẩn mực Kiểm toán nhà nước 
số 4000. Thời gian bố trí cho khảo sát ngắn không 
đủ thời gian để đi sâu tìm hiểu, thu thập thêm các 
thông tin, tài liệu tại cơ sở và phân tích đánh giá 
trọng yếu và rủi ro kiểm toán nên kế hoạch kiểm 
toán mới chỉ dừng lại ở khâu kế hoạch chung cho 
toàn bộ đoàn kiểm toán. Công tác chuẩn bị trước 
khi triển khai kiểm toán của các kiểm toán viên, 
của Đoàn kiểm toán đôi khi còn mang tính chiếu 
lệ, phần nhiều kiểm toán viên chưa đầu tư sưu tầm 
và nghiên cứu tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán 
sắp thực hiện.
Về thực hiện kiểm toán: Theo kế hoạch kiểm 
toán chi tiết thường kiểm toán tổng hợp chi đầu tư 
tại huyện như tình tình công tác đấu thầu, công tác 
thanh quyết toán, công tác nợ đọng xây dựng cơ 
bản... Về kiểm toán tại Ban Quản lý dự án chủ yếu 
là kiểm toán hệ số chi phí Ban Quản lý dự án thuộc 
dự án kiểm toán chi tiết; đánh giá công tác quản lý 
dự án của Ban Quản lý dự án chủ yếu thông qua 
kiểm toán dự án chi tiết. Do đó, dẫn đến không 
đánh giá hết các rủi ro tiềm tàng do tỷ lệ chọn dự 
án kiểm toán trên tổng số dự án thuộc ngân sách 
huyện thấp. Kiểm toán tuân thủ dự án đầu tư chưa 
gắn kết chặt chẽ với kiểm toán tổng hợp. Khi kiểm 
toán các dự án đầu tư phát hiện ra các vấn đề mang 
tính phổ biến, nhưng chưa được nhân rộng trong 
toàn bộ lĩnh vực kiểm toán chi đầu tư để kết quả 
đạt toàn diện hơn, kiến nghị mang tính vĩ mô hơn. 
Trong quá trình kiểm toán, một số bằng chứng do 
kiểm toán viên thu thập chưa bảo đảm tính pháp 
lý, không bảo đảm tính đầy đủ dẫn đến chất lượng 
kiểm toán chưa cao, chưa tiết kiệm được thời gian, 
chi phí. Hiệu quả của hoạt động kiểm toán còn 
hạn chế.
Về kết luận, kiến nghị kiểm toán: Một số kết 
luận, kiến nghị đối với loại hình kiểm toán tuân 
thủ của kiểm toán viên còn cứng nhắc, không có 
tính khả thi khiến cho hiệu lực của việc thực hiện 
kết luận kiến nghị còn hạn chế ở một số dự án. Do 
đó, trong những năm qua, bên cạnh những đơn vị 
thực hiện tương đối tốt vẫn còn nhiều trường hợp 
không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các kiến nghị 
của Kiểm toán nhà nước. 
Về quy trình và chuẩn mực kiểm toán: Mặc dù 
trong thời gian qua, đối với mỗi kiểm toán viên 
việc có quy trình kiểm toán dự án đầu tư, chuẩn 
mực kiểm toán tuân thủ như là cẩm nang hướng 
dẫn các trình tự và nội dung cần thiết trong quá 
trình thực hiện công việc kiểm toán của mình. 
Tuy vậy, việc áp dụng Quy trình kiểm toán dự án 
đầu tư còn có những điều chưa phù hợp với thực 
tiễn, nhiều nội dung còn chưa có quy định chi tiết 
về trình tự và phương pháp kiểm toán dẫn đến 
đôi khi kiểm toán viên còn lúng túng khi bắt tay 
vào thực hiện công tác kiểm toán, chủ yếu dựa vào 
kinh nghiệm thực tế về nghiệp vụ chuyên môn.
Có thể chỉ ra nguyên nhân của các hạn chế 
này như:
Từ phía Ban Quản lý dự án: Đơn vị được kiểm 
toán là các Ban Quản lý dự án cấp huyện, chủ yếu 
mới được thành lập thời gian ngắn, chưa được 
kiện toàn, nhân sự chưa đầy đủ nên nội dung kiểm 
toán bị hạn chế hạn chế; công tác lưu trữ hồ sơ còn 
hạn chế.
Từ góc độ cơ sở pháp lý phục vụ hoạt động kiểm 
toán tuân thủ: Hiện nay, có quá nhiều văn bản 
quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư 
xây dựng nói chung và công tác quản lý dự án nói 
riêng. Mỗi văn bản quy phạm lại do cơ quan chủ 
quản chuyên ngành soạn thảo vì vậy, còn thiếu sự 
thống nhất và chồng chéo, có những nội dung văn 
bản không rõ ý, có thể hiểu theo nhiều cách khác 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN18 Số 144 - tháng 10/2019
nhau dẫn đến việc xây dựng hệ thống tiêu chí kiểm 
toán tuân thủ gặp nhiều khó khăn. 
Về năng lực, trình độ chuyên môn của kiểm toán 
viên: Do cơ cấu kiểm toán viên hạn chế về lực lượng 
kỹ sư, chất lượng về trình độ nghiệp vụ của các kỹ 
sư không đồng đều nên khi kiểm toán dự án đầu tư 
số lượng kỹ sư còn thiếu so với yêu cầu công việc, 
một số phần việc phải giao cho các kiểm toán viên 
không đủ khả năng chuyên môn nên kết quả kiểm 
toán bị hạn chế.
3. Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán tuân 
thủ việc quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các 
Ban Quản lý dự án cấp huyện
Kiểm toán tuân thủ việc quản lý dự án đầu tư 
xây dựng tại các Ban Quản lý dự án cấp huyện cần 
đảm bảo: Khi thực hiện kiểm toán tuân thủ được đặt 
trong mối quan hệ với kiểm toán tài chính và kiểm 
toán hoạt động đối với việc quản lý đầu tư xây dựng; 
bám sát chủ trương, chính sách của Nhà nước đối 
với lĩnh vực đầu tư xây dựng; kiểm toán tuân thủ 
cần hướng đến việc đưa ra những kiến nghị cụ thể 
đối với tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện 
quản lý dự án; tăng cường việc kiểm tra thực hiện 
kết luận, kiến nghị trong kiểm toán tuân thủ các dự 
án đầu tư xây dựng; ứng dụng công nghệ thông tin 
và hiện đại hóa các phương pháp kiểm toán. 
Hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ hoạt động 
kiểm toán
Giải pháp đầu tiên không thể không nhắc tới 
là hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với công tác 
quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung và hoàn 
thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn 
kiểm toán tuân thủ trong quản lý dự án đầu tư xây 
dựng nói riêng. Cần tiến hành rà soát, đánh giá 
thực tế quy mô và toàn diện về thực trạng và thực 
tế xung đột pháp luật, đưa ra các giải pháp cụ thể. 
Bổ sung các quy định chế tài xử lý vi phạm đối với 
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến các 
sai phạm. Đồng thời cần phải có một tổ chức độc 
lập, hạn chế tình trạng ban hành “pháp luật cục bộ”. 
Đối với kiểm toán tuân thủ trong quản lý dự án 
đầu tư xây dựng, cần hoàn thiện quy trình kiểm 
toán dự án đầu tư theo hướng cụ thể hóa từng loại 
hình kiểm toán và từng lĩnh vực kiểm toán. Trường 
hợp không xây dựng quy trình kiểm toán riêng cho 
từng loại hình kiểm toán gắn với từng lĩnh vực đầu 
tư xây dựng thì cần nghiên cứu các đề cương kiểm 
toán tuân thủ đối với các lĩnh vực đầu tư xây dựng. 
Các để cương này sẽ cụ thể hóa được mối liên hệ 
giữa quy trình kiểm toán dự án đầu tư với Chuẩn 
mực Kiểm toán nhà nước 4000 - Hướng dẫn kiểm 
toán tuân thủ. 
Nhóm các giải pháp hướng dẫn kiểm toán tính 
tuân thủ trong giai đoạn chuẩn bị dự án
Trong công tác khảo sát lập kế hoạch tổng quát 
năm cần lựa chọn các dự án đang triển khai thi 
công hoặc mới hoàn thành (có giá trị hoàn thành 
từ 50% tổng mức đầu tư trở lên). Được như vậy thì 
công tác kiểm toán sẽ thuận lợi hơn rất nhiều vì 
hiện trường gần như còn nguyên trạng, mặt khác 
cũng sẽ giúp rất nhiều cho Chủ đầu tư khắc phục 
các sai sót nếu có một cách kịp thời và giúp cho 
công tác quản lý dự án về sau tốt hơn. Bố trí số 
lượng kiểm toán viên theo lĩnh vực chuyên môn có 
kinh nghiệm phù hợp với dự án được kiểm toán. 
Đây là khâu quan trọng, quyết định sự thành bại 
của cuộc kiểm toán. 
Lãnh đạo Đoàn kiểm toán cần quan tâm và 
dành nhiều thời gian và nhân sự có chuyên môn, 
kinh nghiệm làm công tác khảo sát lập kế hoạch 
kiểm toán và trao đổi kinh nghiệm, trọng tâm, 
phương pháp kiểm toán cho Đoàn. Cần trao đổi 
kinh nghiệm, tập huấn nghiệp vụ trước khi triển 
khai kiểm toán các vấn đề như: Các văn bản pháp 
lý có liên quan; nhiệm vụ của Đoàn kiểm toán được 
giao; những rủi do kiểm toán thường gặp; những 
sai phạm về chế độ chính sách, khối lượng, đơn giá 
thanh toán, hay các chi phí khác có thể xảy ra. Đặc 
biệt là kinh nghiệm kiểm toán của các kiểm toán 
viên có kinh nghiệm trong các cuộc kiểm toán với 
các dự án tương tự.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 19Số 144 - tháng 10/2019
Mỗi kiểm toán viên phải chủ động tìm hiểu về 
dự án mà mình sẽ tham gia kiểm toán theo sự phân 
công của lãnh đạo thông qua các dữ liệu thu thập 
được từ công tác khảo sát để lập kế hoạch tổng quát 
và kế hoạch kiểm toán chi tiết. Cần đánh giá, nhận 
xét về môi trường kiểm soát nội bộ của đơn vị được 
kiểm toán. Cần tập trung đánh giá một số vấn đề 
sau: Đặc điểm của Ban Quản lý dự án, hình thức 
quản lý dự án, phân công, phân cấp chức năng và 
nhiệm vụ giữa các bộ phận trong đơn vị, trình độ, 
năng lực của cán bộ quản lý...
Nhóm giải pháp hướng dẫn thực hiện kiểm 
toán tuân thủ
Kiểm toán công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự 
án đầu tư: Ngoài việc kiểm toán tuân thủ giai đoạn 
này như đánh giá sự phù hợp của việc lập dự án 
với quy hoạch được duyệt và thẩm quyền của cơ 
quan quyết định đầu tư, thẩm quyền của cơ quan 
thẩm định báo cáo đầu tư xây dựng công trình, dự 
án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng 
công trình, sự đầy đủ và phù hợp của hồ sơ thiết 
kế cơ sở với chủ trương, mục tiêu đầu tư, thời gian 
thực hiện dự án, tính đúng đắn của phương pháp 
tính tổng mức đầu tư theo quy định. Qua kiểm 
toán giai đoạn này chúng ta có thể sẽ phát hiện 
có dự án, hay hạng mục công trình không nằm 
trong quy hoạch ngành, vùng hay quyết định đầu 
tư không đúng thẩm quyền hoặc lập tổng mức đầu 
tư không theo quy định làm tăng kinh phí của dự 
án... từ đó có hướng kiểm toán đối với từng trường 
hợp cụ thể.
Kiểm toán công tác thực hiện dự án đầu tư: 
Trước hết, cần kiểm toán tính hợp pháp của các 
đơn vị tham gia dự án bởi ngoài việc phục vụ đánh 
giá sự tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư xây 
dựng công trình ra, nó còn giúp chúng ta có thể 
khái quát đánh giá những sai sót, rủi ro trong từng 
công đoạn (như nếu đơn vị tư vấn năng lực yếu, 
không có kinh nghiệm thì sẽ dẫn đến việc khảo sát, 
thiết kế khả năng sẽ có những sai sót làm tăng hoặc 
giảm chi phí đầu tư ngoài ý muốn). Từ đó khi tiến 
hành kiểm toán công tác thiết kế, dự toán ta cần 
chú trọng hơn về tiêu chuẩn thiết kế và việc bóc 
tách khối lượng, vận dụng đơn giá của tư vấn.
Cần kiểm toán việc chấp hành quy định về: Sự 
tuân thủ của thiết kế với quy chuẩn và tiêu chuẩn 
khung của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê 
duyệt; đề cương khảo sát; trình tự thiết kế công 
trình theo các bước đã được quy định; hồ sơ thiết 
kế, dự toán phải được thẩm tra, thẩm định trước 
khi phê duyệt; kiểm tra sự phù hợp giữa thiết kế 
kỹ thuật với thiết kế cơ sở trong dự án được duyệt 
về quy mô, công nghệ, công suất, cấp công trình, 
tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng... Tổng hợp lại quá 
trình kiểm toán tuân thủ sẽ giúp cho kiểm toán 
viên xác định được trọng tâm kiểm toán để từ đó 
chủ động lập ra được kế hoạch kiểm toán chi tiết 
cho mình về từng nội dung cũng như phương pháp 
kiểm toán phù hợp với từng công việc.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội 
ngũ kiểm toán viên
Kiểm toán lĩnh vực đầu tư dự án là lĩnh vực 
mang tính đặc thù cao, phức tạp, các văn bản, 
chính sách, chế độ, định mức kinh tế kỹ thuật được 
ban hành nhiều và thường thay đổi theo từng thời 
kỳ, nhiều thành phần tham gia vào hoạt động xây 
dựng đòi hỏi Kiểm toán viên nhà nước phải hiểu 
rõ quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về 
kinh tế, tài chính công; về quản lý, sử dụng ngân 
sách, tiền và tài sản nhà nước thuộc lĩnh vực đầu 
tư xây dựng cơ bản, còn phải có kiến thức chuyên 
sâu về xây dựng có thể đọc hiểu được hồ sơ bản vẽ 
thiết kế, định mức, đơn giá... và các nội dung thuộc 
chuyên môn kỹ thuật. Kiểm toán nhà nước đã 
tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiểm toán 
viên về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán, trong 
đó, bồi dưỡng, bổ sung nội dung đào tạo về lĩnh 
vực kiểm toán đầu tư dự án, kiểm toán chuyên đề 
lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; tăng cường đào 
tạo nghiệp vụ kiểm toán trong môi trường công 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN20 Số 144 - tháng 10/2019
nghệ thông tin. Cùng với đó, các chương trình đào 
tạo cần được phân loại thành từng lĩnh vực, từng 
loại hình và hướng đến việc đào tạo, bồi dưỡng về 
kỹ năng thực hành kiểm toán. Để việc đào tạo kỹ 
năng đạt hiệu quả nên chuyển giao về các chuyên 
ngành, khu vực thực hiện. Khi đó kỹ năng làm việc 
sẽ được nâng cao rõ rệt góp phần cải thiện chất 
lượng kiểm toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư Quy định chi 
tiết một số nội dung về quản lý chất lượng 
công trình xây dựng, 10/2013/TT-BXD, 
25/7/2013;
2. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư Quy định 
thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế 
xây dựng công trình, 13/2013/TT-BXD, 
15/8/2013;
3. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư Quy định chi 
tiết một số nội dung của Nghị định 59/2015/
NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ 
về quản lý dự án đầu tư XDCT, 16/2016/
TT-BXD, 30/6/2016;
4. Bộ Xây dựng (2016), Hướng dẫn lập và 
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, 
06/2016/TT-BXD, 10/3/2016;
5. Bộ Xây dựng (2016), Quy định chi tiết một 
số nội dung về quản lý chất lượng và bảo 
trì công trình xây dựng, 26/2016/TT-BXD, 
26/10/2016;
6. Bộ Xây dựng (2016), Quy định nội dung 
về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết 
kế, dự toán xây dựng công trình, 18/2016/
TT-BXD, 30/6/2016;
7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam (2014), Nghị định quy định chi 
tiết thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà 
thầu, 63/2014/NĐ-CP, 15/10/2014;
8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam (2015), Nghị định về quản lý chi 
phí đầu tư xây dựng, 32/2015/NĐ-CP, ngày 
25/3/2015;
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam (2010), Nghị định về hợp đồng 
trong xây dựng, 37/2015/NĐ-CP, ngày 
22/4/2015;
10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định về quản 
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, 
46/2015/NĐ-CP, 12/5/2015;
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định về quản 
lý dự án đầu tư xây dựng, 59/2015/NĐ-CP, 
18/6/2015;
12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định về giám 
sát và đánh giá đầu tư, 84/2015/NĐ-CP, 
30/9/2015;
13. Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán 
năm 2017;
14. Kiểm toán nhà nước khuc vực XI, Báo cáo 
kiểm toán ngân sách địa phương năm 2016, 
2017;
15. Kiểm toán nhà nước khuc vực IV, Báo 
cáo kiểm toán ngân sách TP. Hồ Chí Minh, 
2017;
16. Kiểm toán nhà nước, Quy trình kiểm toán 
dự án đầu tư xây dựng công trình, Quyết 
định số: 02/2017/QĐ-KTNN;
17. Kiểm toán nhà nước, Chuẩn mực Kiểm 
toán nhà nước số 400, 4000;
18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đầu tư công, 
49/2014/QH13, 08/6/2014;
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam (2014), Luật Đấu thầu, 43/2013/
QH13, 26/11/2014;
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam (2015), Luật Kiểm toán nhà 
nước, 81/2015/QH13, 24/6/2015;
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam (2015), Luật Ngân sách nhà 
nước, 83/2015/QH13, 25/6/2015;
22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam (2014), Luật Xây dựng, 50/2014/
QH13, 18/6/2014.

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_kiem_toan_tuan_thu_viec_quan_ly_du_an_dau_tu_xay.pdf