IAS 41 - Nông nghiệp và những vấn đề đặt ra cho kế toán nông nghiệp của Việt Nam hiện nay

Vkhuôn mẫu kế toán hiện nay của Việt Nam chỉ đặt trọng tâm cho các doanh nghiệp hoạt động sản iệt Nam là đất nước nông nghiệp với đa dạng các loại hoạt động nông nghiệp, tuy nhiên những

xuất kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại, sản xuất, dịch vụ, xây lắp nói chung, gần như chưa có những khuôn mẫu về kế toán trong hoạt động nông nghiệp, những nội dung đã có thì quá sơ sài và không phù hợp với khuôn mẫu chung của quốc tế về kế toán nông nghiệp. Hệ quả là việc xử lý, ghi nhận và trình bày thông tin không đảm bảo tính trung thực, đúng đắn, phù hợp với đối tượng kế toán là các tài sản sinh học, sản phẩm nông nghiệp cũng như tình hình và kết quả của quá trình hoạt động nông nghiệp của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam.

pdf 10 trang yennguyen 10200
Bạn đang xem tài liệu "IAS 41 - Nông nghiệp và những vấn đề đặt ra cho kế toán nông nghiệp của Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: IAS 41 - Nông nghiệp và những vấn đề đặt ra cho kế toán nông nghiệp của Việt Nam hiện nay

IAS 41 - Nông nghiệp và những vấn đề đặt ra cho kế toán nông nghiệp của Việt Nam hiện nay
1. Tổng quan nghiên cứu về kế toán nông 
nghiệp ở Việt Nam 
Về nghiên cứu kế toán trong lĩnh vực nông 
nghiệp, đến nay có thể không nhiều các nghiên cứu 
đã công bố liên quan đến lĩnh vực này. Các nghiên 
cứu đã công bố cũng chỉ tập trung chủ yếu cho chi 
phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong nông 
nghiệp, có thể hệ thống các nghiên cứu đã công bố 
ở Việt Nam về vấn đề này như sau: Nghiên cứu của 
Nguyễn Quốc Thái “Hạch toán chi phí sản xuất và 
giá thành sản phẩm ở các hợp tác xã nông nghiệp” 
nghiên cứu CFSX và giá thành sản phẩm nói chung 
ở khách thể nghiên cứu là các HTX nhỏ lẻ áp dụng 
theo hình thức khoán hộ thực hiện theo mô hình hợp 
tác xã; nghiên cứu của Đoàn Đình Thiêm “Hoàn 
thiện hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản 
phẩm chăn nuôi trong các doanh nghiệp nhà nước” 
tập trung vào nghiên cứu hoạt động chăn nuôi gia 
súc là lợn và bò ở các doanh nghiệp thuộc sở hữu 
nhà nước. Các nghiên cứu này được thực hiện dựa 
trên nền của chế độ kế toán hiện đã không còn hiệu 
lực về pháp lý và khách thể nghiên cứu cũng đã có 
quá nhiều thay đổi về cơ chế vận hành cũng như 
quản lý tài chính. Nghiên cứu của Ngô Chí Giang 
“Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 
chăn nuôi gia cầm tại Công ty Cổ phẩn Phát triển 
Công nghệ Nông thôn”, luận văn đã giải quyết được 
vấn đề bất cập trong công tác kế toán chi phí sản 
xuất và giá thành sản phẩm chăn nuôi gia cầm tại 
Công ty Cổ phẩn Phát triển Công nghệ Nông thôn 
bằng các đề xuất liên quan đến những xử lý về kế 
toán đối với chi phí sản xuất giai đoạn chăn nuôi đàn 
gà bố mẹ trong thời kỳ hậu bị và đàn bố mẹ sau khi 
kết thúc giai đoạn hậu bị cũng như kế toán tập hợp 
chi phí sản xuất giai đoạn gia công gà thương phẩm. 
Các đề xuất này đều dựa trên khuôn mẫu của chuẩn 
mực kế toán Việt Nam số 02 “Tồn kho” nên chưa 
thực sự giải quyết được vấn đề một cách khoa học. 
Nghiên cứu của Thái Thị Thái Nguyên “Kế toán chi 
phí sản xuất và giá thành sản phẩm gia súc tại các 
doanh nghiệp chăn nuôi ở Miền Bắc”, đây là nghiên 
cứu tính thời sự hơn cả vì cũng đã tiếp cận đến quy 
định khuôn mẫu của quốc tế IAS 41 “Nông nghiệp” 
và được nghiên cứu cụ thể trong hoạt động chăn 
nuôi gia súc, tuy nhiên các đề xuất hoàn thiện của 
luận án vẫn dựa trên mô hình giá gốc để giải quyết 
63

Sè 128/2019
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
IAS 41 - NÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 
CHO KẾ TOÁN NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 
Đoàn Vân Anh 
Trường Đại học Thương mại 
Email: doanvananhtm@gmail.com
V iệt Nam là đất nước nông nghiệp với đa dạng các loại hoạt động nông nghiệp, tuy nhiên những khuôn mẫu kế toán hiện nay của Việt Nam chỉ đặt trọng tâm cho các doanh nghiệp hoạt động sản 
xuất kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại, sản xuất, dịch vụ, xây lắp nói chung, gần như chưa có những 
khuôn mẫu về kế toán trong hoạt động nông nghiệp, những nội dung đã có thì quá sơ sài và không phù hợp 
với khuôn mẫu chung của quốc tế về kế toán nông nghiệp. Hệ quả là việc xử lý, ghi nhận và trình bày thông 
tin không đảm bảo tính trung thực, đúng đắn, phù hợp với đối tượng kế toán là các tài sản sinh học, sản 
phẩm nông nghiệp cũng như tình hình và kết quả của quá trình hoạt động nông nghiệp của các doanh 
nghiệp nông nghiệp Việt Nam.
Ngày nhận: 19/03/2019 Ngày nhận lại: 05/04/2019 Ngày duyêt đăng: 14/04/2019 
Từ khóa: IAS 41, kế toán nông nghiệp. 
63
trong hầu hết các vấn đề. Nghiên cứu của ThS. 
Hoàng Thụy Diệu Linh “Kế toán trong lĩnh vực 
trồng trọt, khác biệt giữa Việt Nam và Quốc tế”, 
trong nghiên cứu này đã tổng hợp các khái niệm của 
chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) về nông nghiệp 
(NN), tổng hợp một số các hướng dẫn kế toán của 
Việt Nam trong lĩnh vực trồng trọt, so sánh các quy 
định hiện hành với khuôn mẫu quốc tế và đưa ra các 
giải pháp cho kế toán hoạt động trồng trọt ở Việt 
Nam trên cơ sở đề xuất Việt Nam cần ban hành 
chuẩn mực kế toán “Nông nghiệp” và cần phải sửa 
đổi quy định của Thông tư 200/2014 phù hợp với xu 
hướng quốc tế. Tuy nhiên nghiên cứu này được thực 
hiện ở cấp độ cần phân loại cây trồng thành cây 
mang sản phẩm (bao gồm cây lâu năm và cây trồng 
một lần thu hoạch nhiều lần) và cây để tiêu thụ (cây 
ngắn ngày), bài viết chưa rõ những giải pháp cụ thể 
gì cho kế toán nông nghiệp Việt Nam. 
Nghiên cứu trên góc độ tổ chức thì có nghiên cứu 
của NCS Nguyễn Quốc Thắng, ĐHKTQT-2011 “Tổ 
chức kế toán quản trị chi phí, giá thành sản phẩm 
trong doanh nghiệp thuộc ngành giống cây trồng 
Việt Nam”, đây là nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực 
cây trồng, dưới góc độ tổ chức kế toán quản trị nên 
cũng không gắn với việc nghiên cứu khuôn mẫu 
chung của kế toán nông nghiệp. 
Trong chương trình hội thảo về chủ đề “Thực 
trạng, kinh nghiệm quốc tế và lộ trình áp dụng IFRS 
tại Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức vào 
22/2/2019 tại Hà Nội, Cục Quản lý giám sát Kế toán 
kiểm toán của Bộ tài chính trong “Báo cáo tổng hợp 
sự khác biệt cơ bản giữa chuẩn mực kế toán Việt 
Nam, cơ chế tài chính và chuẩn mực báo cáo tài 
chính quốc tế IFRS” đã tóm tắt sự khác biệt về 
phương pháp ghi nhận đối với 
tài sản sinh học giữa Việt Nam 
và quốc tế, từ đó nêu ra sự cần 
thiết Việt Nam phải ban hành 
chuẩn kế toán này để giúp các 
doanh nghiệp hoạt động trong 
lĩnh vực nông nghiệp phản 
ánh đầy đủ, trung thực tài sản của mình theo thông 
lệ quốc tế. Tuy nhiên, báo cáo này cũng chỉ dừng lại 
ở việc nêu vấn đề có tính định hướng mở đường cho 
Việt Nam ban hành chuẩn mực kế toán “Nông 
nghiệp” trong tương lai. 
Từ những nghiên cứu tổng quan về các nghiên 
cứu đã công bố liên quan đến kế toán nông nghiệp, 
có thể thấy các nghiên cứu thường chỉ tập trung cho 
hoạt động sản xuất trong nông nghiệp và dựa trên 
nền tảng của nguyên tắc kế toán “giá gốc”, các 
nghiên cứu hoặc đã quá lỗi thời hoặc ít có tính kế 
thừa trong nghiên cứu này vì không tập trung giải 
quyết vấn đề khuôn mẫu nhằm hội nhập, hội tụ cao 
với quốc tế trong kế toán nông nghiệp hoặc nghiên 
cứu mới chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề. Việc nghiên 
cứu chuẩn mực kế toán IAS 41 “Nông nghiệp”, 
đồng thời nghiên cứu những quy định hiện hành của 
Việt Nam về kế toán nông nghiệp nói chung, từ đó 
thấy được những tồn tại trong kế toán Việt Nam hiện 
nay, hiểu được những vấn đề đặt ra, cần hoàn thiện 
cho kế toán nông nghiệp ở Việt Nam là hoàn toàn 
cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 
2. Khái quát về chuẩn mực kế toán quốc tế số 
41 “Nông nghiệp” 
Chuẩn mực kế toán Quốc tế số 41 “Nông 
nghiệp” (IAS 41) được ban hành lần đầu bởi Ủy ban 
chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) vào năm 2000, 
chuẩn mực kế toán này được đưa vào áp dụng tháng 
1 năm 2003. Mục đích của chuẩn mực này là đưa ra 
các quy định phương pháp kế toán và trình bày 
thông tin liên quan đến hoạt động nông nghiệp. 
Chuẩn mực này áp dụng để hạch toán các khoản liên 
quan đến hoạt động nông nghiệp là tài sản sinh học, 
sản phẩm nông nghiệp vào thời điểm thu hoạch và 
trợ cấp của Chính phủ liên quan đến tài sản sinh học. 
Chuẩn mực này áp dụng cho các khoản mục liên 
quan đến hoạt động nông nghiệp gồm tài sản sinh 
học; nông sản tại thời điểm thu hoạch; và trợ cấp 
chính phủ. Chuẩn mực này áp dụng cho sản phẩm 
nông nghiệp được thu hoạch từ tài sản sinh học của 
doanh nghiệp và chỉ tại thời điểm thu hoạch. 
Phạm vi của IAS 41 điều chỉnh cho các đối 
tượng thuộc (1) và (2); còn (3) thuộc đối tượng điều 
chỉnh của chuẩn mực kế toán khác liên quan như 
chuẩn mực tồn kho, 
Trong đó: 
Hoạt động nông nghiệp là hoạt động quản lý bởi 
một doanh nghiệp trong lĩnh vực biến đổi sinh học 
Sè 128/201964
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
(1) Taøi saûn sinh hoïc (2) Saûn phaåm sinh hoïc (3) SF cheá bieán 
Boø Söõa Phomai 
Heo Thòt heo Xuùc xích 
Caây cao su Muû cao su Goã 
Caây nho Traùi nho Röôïu nho 
và thu hoạch tài sản sinh học để bán hoặc chuyển 
đổi thành sản phẩm nông nghiệp hoặc chuyển thành 
tài sản sinh học phụ 
Sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm được thu 
hoạch từ tài sản sinh học của doanh nghiệp. 
Thu hoạch là việc tách sản phẩm khỏi tài sản 
sinh học hoặc chấm dứt chu trình sống của sản phẩm 
sinh học. 
Tài sản sinh học là vật nuôi và cây trồng còn sống. 
Nhóm tài sản sinh học là một tập hợp các cây 
trồng và vật nuôi tương tự nhau và còn sống 
Biến đổi sinh học bao gồm các quá trình tăng 
trưởng, suy thoái, sản xuất và sinh sản mà tạo ra các 
thay đổi về chất lượng hoặc số lượng trong tài sản 
sinh học. 
Hoạt động nông nghiệp bao gồm nhiều hoạt động 
khác nhau, như chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây 
hàng năm hay lâu năm, trồng cây ăn quả và cây công 
nghiệp, trồng hoa, nuôi trồng thủy sản. Các hoạt 
động nông nghiệp này có 3 đặc điểm cơ bản, đó là: 
Khả năng thay đổi: Động vật sống và thực vật có 
khả năng biến đổi về mặt sinh học như lớn lên, sản 
sinh ra động vật hay cây trái 
Quản lý sự thay đổi: Doanh nghiệp phải chủ 
động quản lý được sự thay đổi của các tài sản sinh 
học. Việc quản lý tạo ra sự biến đổi về mặt sinh học, 
ổn định và tạo các điều kiện cần thiết cho quá trình 
biến đổi sinh học diễn ra. 
Đo lường được sự thay đổi: Doanh nghiệp phải 
giám sát và đo lường được sự thay đổi về chất lượng 
hoặc số lượng phát sinh do quá trình biến đổi sinh 
học hoặc hoạt động thu hoạch diễn ra trong kì. 
Nội dung cốt lõi của chuẩn mực kế toán này quy 
định 5 vấn đề cơ bản sau: 
Thứ nhất, về điều kiện ghi nhận tài sản sinh học 
và sản phẩm nông nghiệp 
Việc ghi nhận tài sản sinh học và sản phẩm nông 
nghiệp khi thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn sau: 
- Doanh nghiệp phải có quyền kiểm soát tài sản 
từ một kết quả của sự kiện trong quá khứ 
- Doanh nghiệp có khả năng thu được lợi ích 
kinh tế trong tương lai liên quan đến tài sản 
- Xác định giá trị hợp lý hoặc nguyên giá của tài 
sản một cách tin cậy. 
Thứ hai, về nguyên tắc ghi nhận ban đầu tài sản 
sinh học và sản phẩm nông nghiệp 
- Tài sản sinh học được ghi nhận ban đầu theo giá 
trị hợp lý trừ đi chi phí để bán. Sau ghi nhận ban đầu, 
tài sản sinh học được đánh giá theo giá trị hợp lý trừ 
chi phí để bán. Lãi hoặc lỗ phát sinh tại thời điểm ghi 
nhận ban đầu và sau ghi nhận ban đầu được ghi nhận 
vào Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ. 
- Sản phẩm nông nghiệp được ghi nhận ban đầu 
theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí để bán. Sau thời 
điểm thu hoạch, sản phẩm nông nghiệp sẽ được xác 
định theo các chuẩn mực kế toán liên quan tùy thuộc 
vào việc phân loại chúng như thế nào. Lãi hoặc lỗ 
phát sinh tại thời điểm ghi nhận ban đầu của sản 
phẩm nông nghiệp được ghi nhận vào Báo cáo kết 
quả kinh doanh trong kỳ. 
Trong đó, Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh 
liên quan trực tiếp đến việc đưa sản phẩm đến tay 
người mua, không bao gồm chi phí tài chính và thuế 
thu nhập. Giá trị hợp lý là giá sẽ nhận được khi bán 
một tài sản hoặc được thanh toán một khoản nợ 
phải trả trong một giao dịch có trật tự giữa các 
thành phần tham gia thị trường tại ngày xác định. 
Thứ ba, về đo lường giá trị hợp lý của tài sản 
sinh học và sản phẩm nông nghiệp 
Việc xác định giá trị hợp lý của tài sản sinh học 
hay sản phẩm nông nghiệp có thể được thực hiện 
bằng cách gộp những tài sản sinh học hay sản phẩm 
nông nghiệp theo nhóm căn cứ vào các thuộc tính 
quan trọng của tài sản sinh học hay sản phẩm nông 
nghiệp đó; ví dụ như, căn cứ vào tuổi hay chất 
lượng. Doanh nghiệp lựa chọn các thuộc tính phù 
hợp với các thuộc tính được sử dụng trên thị trường 
làm cơ sở định giá. Các hợp đồng bán các tài sản 
sinh học hoặc sản phẩm nông nghiệp tại một ngày 
trong tương lai thì giá hợp đồng không là căn cứ để 
xác định giá trị hợp lý bởi giá trị hợp lý phản ánh các 
điều kiện thị trường hiện tại. Nếu tồn tại thị trường 
hoạt động của các tài sản sinh học và sản phẩm nông 
nghiệp, tại địa điểm và điều kiện hiện tại, giá niêm 
yết trên thị trường là căn cứ thích hợp để xác định 
giá trị hợp lý cho loại tài sản này. Nếu thị trường 
hoạt động không tồn tại, doanh nghiệp sử dụng giá 
giao dịch gần nhất hoặc giá thị trường của tài sản 
tương tự với điều chỉnh phù hợp để xác định giá trị 
hợp lý. 
Ngoài ra, chi phí trong một vài trường hợp có thể 
dùng để xác định giá trị hợp lý của tài sản sinh học 
hoặc sản phẩm nông nghiệp, cụ thể khi: 
(a) Khi có sự biến đổi sinh học rất ít kể từ khi 
phát sinh chi phí ban đầu - như cây ăn quả được 
trồng ngay trước thời điểm kết thúc kỳ báo cáo. 
65

Sè 128/2019
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
(b) Khi tác động của biến đổi sinh học đến giá 
được coi là không trọng yếu - như thời kỳ tăng trưởng 
đầu của những cây được trồng có vòng đời dài. 
Đối với các tài sản sinh học gắn liền với đất, ví 
dụ như cây trồng sinh trưởng trên cánh đồng, khi 
không có thị trường riêng biệt cho tài sản sinh học 
gắn liền với đất, có thể tồn tại một thị trường năng 
động cho nhóm tài sản, tức là cho tài sản sinh học, 
đất và công tác cải tạo đất. Trong trường hợp này, 
doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin về nhóm tài 
sản để xác định giá trị hợp lý cho tài sản sinh học. 
Theo đó, giá trị hợp lý của tài sản sinh học có thể 
bằng giá trị hợp lý của nhóm tài sản trừ đi giá trị hợp 
lý của đất và công tác cải tạo đất. 
Khi không thể xác định được giá trị hợp lý của 
các tài sản sinh học thì tài sản sinh học được đo 
lường bằng giá gốc trừ hao mòn lũy kế và giá trị suy 
giảm lũy kế. Sau đó khi giá trị hợp lý có thể được 
xác định một cách đáng tin cậy, doanh nghiệp phải 
xác định giá trị tài sản sinh học bằng giá trị hợp lý 
trừ đi chi phí bán hàng. Khi xác định giá gốc, hao 
mòn lũy kế và giá trị suy giảm lũy kế, doanh nghiệp 
cần xem xét những yêu cầu của IAS 2, IAS 16 và 
IAS 36 - Suy giảm giá trị tài sản. 
Thứ tư, về ghi nhận lãi lỗ: 
Các khoản lãi/lỗ phát sinh tại thời điểm ghi nhận 
ban đầu đối với tài sản sinh học xác định bằng giá 
trị hợp lý trừ đi chi phí bán hàng và phát sinh từ việc 
thay đổi giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán hàng phải 
được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh trong kỳ kế toán mà khoản lãi/lỗ này phát 
sinh. Một khoản lỗ phát sinh tại thời điểm ghi nhận 
ban đầu có thể xảy ra vì chi phí bán hàng đã được 
trừ đi khi xác định giá trị hợp lý của tài sản sinh học. 
Ngược lại, một khoản lãi cũng có thể phát sinh tại 
thời điểm ghi nhận ban đầu (ví dụ khi một con bê 
được sinh ra). 
Các khoản lãi/lỗ phát sinh tại thời điểm ghi nhận 
ban đầu đối với sản phẩm nông nghiệp được xác 
định bằng giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán hàng phải 
được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh trong kỳ kế toán mà khoản lãi/lỗ này phát 
sinh. Các khoản lãi/lỗ phát sinh tại thời điểm ghi 
nhận ban đầu đối với nông sản có thể phát sinh từ 
việc thu hoạch. 
Thứ năm, về trình bày thông tin 
Doanh nghiệp phải trình bày và công bố thông 
tin trên các BCTC theo từng nhóm tài sản sinh học 
trên BCĐKT, thông tin về tổng lãi, lỗ phát sinh trong 
kỳ hiện hành khi ghi nhận ban đầu của các tài sản 
sinh học và sản phẩm nông nghiệp và khi có sự thay 
đổi trong giá trị hợp lý trừ chi phí để bán của tài sản 
sinh học. 
3. Khuôn mẫu kế toán và những bất cập 
hiện nay trong lĩnh vực kế toán nông nghiệp 
của Vi ... và 
sau ghi nhận ban đầu trong quá trình tăng trưởng, 
suy thoái và sinh sản đến thời điểm thu hoạch sản 
phẩm nông nghiệp (trừ khi giá trị hợp lý không thể 
xác định một cách đáng tin cậy tại thời điểm ghi 
nhận ban đầu). 
- Sản phẩm nông nghiệp thu được từ tài sản sinh 
học được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán 
tại thời điểm thu hoạch. 
- Các khoản lãi/lỗ phát sinh tại thời điểm ghi 
nhận ban đầu đối với tài sản sinh học xác định bằng 
giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán hàng và phát sinh từ 
việc thay đổi giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán hàng 
được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong kì và 
phản ánh vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ 
kế toán mà khoản lãi/lỗ này phát sinh. 
- Toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt 
động trồng trọt, chăn nuôi được ghi nhận vào chi phí 
trong kỳ. 
Việc đo lường giá trị hợp lý trong nông nghiệp 
thường sẽ được thực hiện theo phương pháp tiếp cận 
thị trường vì các tài sản sinh học, sản phẩm nông 
nghiệp thông thường sẽ có giá tham chiếu trên thị 
trường ở từng thời điểm giao dịch. 
Thứ ba, về ban hành thông tư hướng dẫn kế toán 
nông nghiệp 
Việt Nam cần có những hướng dẫn cần thiết cho 
kế toán để phản ánh đầy đủ các đối tượng kế toán và 
ghi nhận các giao dịch phát sinh trong hoạt động 
nông nghiệp. Khi Việt Nam chưa ban hành được 
chuẩn mực kế toán “Nông nghiệp” thì cần có những 
hướng dẫn chi tiết cụ thể theo hướng tiếp cận với 
khuôn mẫu chung của quốc tế về kế toán trong nông 
nghiệp. Cụ thể như sau: 
(1) Về khái niệm và phân loại tài sản sinh học, 
sản phẩm nông nghiệp 
- Bổ sung trong hướng dẫn kế toán các khái niệm 
có liên quan trong nông nghiệp như khái niệm tài 
sản sinh học, sản phẩm nông nghiệp, hoạt động 
nông nghiệp, thu hoạch, biến đổi sinh học.từ đó sẽ 
xác định rõ ràng các đối tượng kế toán nào chịu sự 
điều chỉnh theo khuôn mẫu của kế toán nông nghiệp. 
 - Cần phải phân loại các tài sản sinh học, trên cơ 
sở đó xác định được các chuẩn mực kế toán chi phối 
phù hợp để đưa ra những quy định về ghi nhận kế 
69

Sè 128/2019
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
toán đối với từng loại tài sản sinh học, đảm bảo phản 
ánh đúng bản chất của giao dịch và tính khoa học 
của vấn đề. Cụ thể như sau : 
Đối với tài sản sinh học, căn cứ vào vòng đời sử 
dụng của tài sản có thể chia thành: 
+ Tài sản sinh học là các vật nuôi, cây trồng thuộc 
loại thu hoạch 1 lần: Nghĩa là sau khi thu hoạch thì 
không còn tồn tại vật nuôi, cây trồng đó nữa. Ví dụ 
như cây lúa, cây rau, các vật nuôi lấy thịt 
+ Tài sản sinh học là các vật nuôi, cây trồng 
thuộc loại thu hoạch 1 lần nhưng phải sau rất nhiều 
năm mới có thể thu hoạch được. Ví dụ như trồng cây 
sau 20-30 năm để lấy gỗ, sau khi lấy gỗ thì không 
tồn tại cây trồng đó nữa. 
+ Tài sản sinh học là các vật nuôi, cây trồng 
thuộc loại thu hoạch nhiều lần: Nghĩa là sau khi thu 
hoạch thì vẫn tồn tại vật nuôi, cây trồng đó. Ví dụ 
cây cam, cây bưởi, cây cao su, nuôi bò lấy sữa, bò 
sinh sản 
(2) Xác định các chuẩn mực kế toán chi phối 
phù hợp với từng loại tài sản sinh học, sản phẩm 
nông nghiệp 
Từ những phân loại tài sản sinh học nêu trên, có 
thể xác định các chuẩn mực kế toán chi phối để có 
những hướng dẫn kế toán phù hợp 
+ Đối với nhóm tài sản sinh học là các vật nuôi, 
cây trồng ngắn ngày thuộc loại thu hoạch 1 lần, khi 
nuôi trồng diễn ra sự biến đổi sinh học và thu hoạch 
tài sản sinh học để bán hoặc chuyển đổi thành sản 
phẩm nông nghiệp hoặc chuyển thành tài sản sinh 
học phụ thì việc ghi nhận ban đầu và quá trình biến 
đổi sinh học phải áp dụng chuẩn mực kế toán 
“Nông nghiệp” 
+ Đối với nhóm tài sản sinh học là các vật nuôi, 
cây trồng thuộc loại thu hoạch 1 lần nhưng phải sau 
rất nhiều năm mới có thể thu hoạch được thì khi 
nuôi trồng diễn ra sự biến đổi sinh học và chỉ thu 
hoạch tài sản sinh học sau rất nhiều năm thì việc ghi 
nhận ban đầu và quá trình biến đổi sinh học phải áp 
dụng chuẩn mực kế toán “Nông nghiệp”. 
+ Đối với nhóm tài sản sinh học là các vật nuôi, 
cây trồng thuộc loại thu hoạch nhiều lần, khi nuôi 
trồng diễn ra sự biến đổi sinh học thì việc ghi nhận 
ban đầu và quá trình biến đổi sinh học phải áp dụng 
chuẩn mực kế toán “Nông nghiệp”, khi đưa tài sản 
sinh học vào thu hoạch (ví dụ cây bắt đầu cho trái 
theo tiêu chuẩn, bò bắt đầu cho sữa theo tiêu 
chuẩn) thì các tài sản sinh học này nếu thỏa mãn 
các điều kiện là một tài sản cố định thì từ thời điểm 
đó phải áp dụng chuẩn mực kế toán “Tài sản cố định 
hữu hình”, xác định đơn vị tài sản hữu hình phù hợp 
với từng loại, từng nhóm vật nuôi cây trồng, ghi 
nhận ban đầu và sau ghi nhận ban đầu phù hợp với 
quy định của chuẩn mực kế toán “Tài sản cố định 
hữu hình”. 
Đối với sản phẩm nông nghiệp: các sản phẩm 
nông nghiệp là sản phẩm được thu hoạch từ tài sản 
sinh học của doanh nghiệp phải áp dụng chuẩn 
mực kế toán “Nông nghiệp” tại thời điểm thu 
hoạch. Sau thời điểm thu hoạch, sản phẩm nông 
nghiệp nếu đem vào chế biến hoặc tiêu thụ thì áp 
dụng chuẩn mực kế toán “tồn kho”, “Doanh thu và 
thu nhập khác” 
 (3) Quy định về điều kiện ghi nhận tài sản sinh 
học và sản phẩm nông nghiệp 
Bổ sung quy định về điều kiện ghi nhận tài sản 
sinh học và sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở thỏa 
mãn điều kiện ghi nhận một tài sản nói chung trong 
VAS 01 “Chuẩn mực chung”. Việc ghi nhận tài sản 
sinh học và sản phẩm nông nghiệp khi thỏa mãn 
đồng thời 3 tiêu chuẩn: 
+ Doanh nghiệp phải có quyền kiểm soát tài sản 
sinh học và sản phẩm nông nghiệp từ một kết quả 
của sự kiện trong quá khứ 
+ Doanh nghiệp có khả năng thu được lợi ích 
kinh tế trong tương lai liên quan đến tài sản sinh học 
và sản phẩm nông nghiệp 
+ Xác định giá trị hợp lý hoặc nguyên giá của 
tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp một cách 
tin cậy. 
(4) Hướng dẫn về xác định giá trị hợp lý của tài 
sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp 
Ban hành những quy định về các phương pháp 
xác định giá trị hợp lý, hạ tầng thông tin để xác định 
giá trị hợp lý của tài sản sinh học và sản phẩm nông 
nghiệp. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp phải 
xác định giá trị của tài sản sinh học và nông sản tại 
thời điểm thu hoạch bằng giá trị hợp lý trừ đi chi phí 
bán hàng vì giá trị hợp lý của tài sản sinh học và 
nông sản tại thời điểm thu hoạch thông thường có 
thể xác định một cách đáng tin cậy. 
Nếu không có giá niêm yết trên thị trường cho 
tài sản sinh học và các phương pháp đo lường giá 
trị hợp lý khác cho tài sản sinh học được coi là 
không tin cậy thì tài sản sinh học được đo lường 
bằng giá gốc trừ hao mòn lũy kế và giá trị suy giảm 
Sè 128/201970
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
lũy kế. Sau đó, khi giá trị hợp lý có thể được xác 
định một cách đáng tin cậy, doanh nghiệp phải xác 
định giá trị tài sản sinh học bằng giá trị hợp lý trừ 
đi chi phí bán hàng. 
(5) Hướng dẫn về ghi nhận kế toán tài sản sinh 
học, sản phẩm nông nghiệp và hoạt động nông nghiệp 
Khi áp dụng nguyên tắc kế toán “Giá trị hợp lý” 
trong kế toán nông nghiệp dẫn đến những thay đổi 
căn bản trong ghi nhận và trình bày thông tin về tài 
sản sinh học, sản phẩm nông nghiệp, hoạt động 
nông nghiệp, đó là: 
5.1. Ghi nhận kế toán đối với tài sản sinh học 
- Ghi nhận ban đầu tài sản sinh học: căn cứ vào 
giá trị hợp lý trừ chi phí bán của tài sản sinh học, kế 
toán ghi tăng giá trị tài sản sinh học và tăng thu nhập. 
- Sau ghi nhận ban đầu: 
+ Các chi phí bỏ ra trong quá trình nuôi, trồng kế 
toán ghi nhận vào chi phí trong kỳ. 
+ Thay đổi giá trị hợp lý so với thời điểm ghi 
nhận ban đầu trừ đi chi phí bán hàng, nếu chênh lệch 
tăng lên kế toán tăng giá trị tài sản sinh học và tăng 
thu nhập, nếu chênh lệch giảm xuống kế toán ghi 
giảm giá trị tài sản sinh học và tăng chi phí trong kỳ. 
Thu nhập và chi phí này được trình bày trên báo cáo 
kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán mà khoản lãi/lỗ 
này phát sinh. 
5.2. Ghi nhận kế toán đối với sản phẩm nông 
nghiệp thu được từ tài sản sinh học 
Căn cứ vào giá trị hợp lý trừ chi phí bán của 
sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch, kế 
toán ghi tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp và tăng 
thu nhập. 
5.3 Ghi nhận kế toán đối với hoạt động nông nghiệp 
- Kế toán phải tách hoạt động chế biến ra khỏi 
những hướng dẫn kế toán liên quan đến hoạt động 
nông nghiệp vì hoạt động chế biến được chi phối bởi 
quy định của chuẩn mực kế toán “Tồn kho” trên cơ 
sở áp dụng nguyên tắc kế toán “giá gốc” để đo lường 
chi phí hình thành nên sản phẩm, trong khi các hoạt 
động nông nghiệp được chi phối bởi quy định của 
chuẩn mực kế toán “Nông nghiệp” trên cơ sở áp 
dụng nguyên tắc kế toán “giá trị hợp lý” để đo lường 
sự biến đổi sinh học và thu hoạch tài sản sinh học, 
sản phẩm nông nghiệp. 
- Trong kế toán hoạt động nông nghiệp, cần có 
những hướng dẫn về ghi nhận đối với các loại hoạt 
động nông nghiệp khác nhau, cụ thể như ghi nhận 
chi phí đối với hoạt động chăn nuôi phải phân biệt 
giữa gia súc và gia cầm, xác định chi phí được vốn 
hóa và chi phí không được vốn hóa dựa trên khả 
năng mang lợi ích kinh tế trong tương lai của các 
loại gia súc; Ghi nhận chi phí đối với hoạt động lâm 
nghiệp phải phân biệt giữa cây ngắn ngày và cây lâu 
năm; xác định chi phí được vốn hóa và chi phí 
không được vốn hóa dựa trên khả năng mang lợi ích 
kinh tế trong tương lai của các loại cây lâu năm; Ghi 
nhận chi phí đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản 
phải xác định chi phí được vốn hóa và chi phí không 
được vốn hóa dựa trên khả năng mang lợi ích kinh 
tế trong tương lai 
(6) Ghi nhận kế toán đối với các khoản trợ cấp 
của chính phủ trong hoạt động nông nghiệp 
Các khoản trợ cấp của chính phủ cho doanh 
nghiệp nông nghiệp nhằm mục tiêu khuyến khích, 
hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực 
này tham gia tích cực và có hiệu quả, hoặc thu hút 
nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực hoạt động 
nông nghiệp. Các khoản trợ cấp này có thể có điều 
kiện hoặc không có điều kiện. Việc ước tính, đo 
lường, xác định giá trị khoản trợ cấp của chính phủ 
cũng như cách thức ghi nhận khoản trợ cấp của 
chính phủ phải được tuân thủ dựa trên cơ sở áp dụng 
chuẩn mực kế toán “Trợ cấp của chính phủ và thuyết 
minh thông tin về trợ cấp của chính phủ”. 
Khi phát sinh các khoản trợ cấp của chính phủ 
cho doanh nghiệp nông nghiệp, căn cứ vào giá trị 
của các khoản trợ cấp, kế toán ghi tăng tài sản và ghi 
tăng thu nhập của doanh nghiệp. 
(7) Cần có những hướng dẫn về xác định mức dự 
phòng rủi ro và ghi nhận kế toán đối với dự phòng 
rủi ro trong hoạt động nông nghiệp 
Những rủi ro trong hoạt động nông nghiệp là vô 
cùng nhiều do hoạt động nông nghiệp chịu ảnh 
hưởng trực tiếp của các yếu tố thuộc về tự nhiên, 
thiên tai, dịch bệnh. Vấn đề dự phòng rủi ro trong 
hoạt động nông nghiệp cần phải đặt ra như một vấn 
đề cần thiết khách quan. Cơ chế dự phòng rủi ro 
trong hoạt động nông nghiệp cần phải được thiết 
lập, những xử lý về mặt kế toán cần được xây dựng 
đảm bảo phù hợp với khuôn mẫu chung. 
 (8) Về trình bày và công bố thông tin đối với tài 
sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp trên báo cáo 
tài chính 
Bổ sung vào quy định về trình bày và công bố 
thông tin đối với doanh nghiệp nông nghiệp những 
thông tin sau: 
71

Sè 128/2019
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
- Thông tin trình bày tài sản sinh học: 
+ Đối với nhóm tài sản sinh học là các vật nuôi, 
cây trồng ngắn ngày thuộc loại thu hoạch 1 lần thì 
phải được trình bày ở mục tài sản ngắn hạn, hiển thị 
chi tiết riêng cho tài sản sinh học. 
+ Đối với nhóm tài sản sinh học là các vật nuôi, 
cây trồng thuộc loại thu hoạch 1 lần nhưng phải 
sau rất nhiều năm mới có thể thu hoạch được và 
nhóm tài sản sinh học là các vật nuôi, cây trồng 
thuộc loại thu hoạch nhiều lần, khi đưa tài sản sinh 
học vào thu hoạch thì phải được trình bày ở mục 
tài sản dài hạn, hiển thị chi tiết riêng cho tài sản 
sinh học. 
- Công bố thông tin về phương pháp, căn cứ xác 
định giá trị hợp lý của các tài sản sinh học, sản phẩm 
nông nghiệp ở thời điểm thu hoạch. 
Kết luận: 
Trên đây là những nghiên cứu về khuôn mẫu của 
quốc tế và quy định hiện hành của Việt Nam về kế 
toán nông nghiệp, từ đó trao đổi về những vấn đề đặt 
ra cần hoàn thiện cho kế toán nông nghiệp Việt Nam 
hiện nay, nhằm đưa kế toán Việt Nam nói chung và 
kế toán nông nghiệp nói riêng hội nhập, dần hội tụ 
với thông lệ chung của quốc tế về kế toán. Bài viết 
này sẽ tiếp nối cho nhiều nghiên cứu tiếp theo của 
bản thân tác giả và cho những ai quan tâm đến lĩnh 
vực kế toán nông nghiệp. 
Tài liệu tham khảo: 
1. IASB (International Accounting Standards 
Board), 2000, IAS 41 Agriculture, IFRS Foundation 
Publications Department, London. 
2. IASB (International Accounting Standards 
Board), 2014, Amendments to IAS 16 and IAS 41, 
IFRS Foundation Publications Department, London. 
3. Quốc Hội, Luật Kế toán số 88/2015/QH13. 
4. Bộ Tài chính, Hệ thống chế độ kế toán ban 
hành theo TT 200/2014. 
5. Bộ Tài chính, Hệ thống chế độ kế toán ban 
hành theo TT 133/2016. 
6. Bộ Tài chính, Hệ thống chế độ kế toán ban 
hành theo Thông tư 24/2017/TT-BTC. 
7. Nguyễn Quốc Thái, Luận án tiến sỹ kinh tế, 
ĐHKTQT-1983 “Hạch toán chi phí sản xuất và giá 
thành sản phẩm ở các hợp tác xã nông nghiệp”. 
8. Đoàn Đình Thiêm, Hoàn thiện hạch toán chi 
phí sản xuất và giá thành sản phẩm chăn nuôi trong 
các doanh nghiệp nhà nước, Luận án tiến sỹ kinh tế, 
ĐHKTQT-1995. 
9. Nguyễn Quốc Thắng, Tổ chức kế toán quản trị 
chi phí, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 
thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam, Luận án tiến 
sỹ kinh tế, ĐHKTQT-2011. 
10. Ngô Chí Giang, Kế toán chi phí sản xuất và 
giá thành sản phẩm chăn nuôi gia cầm tại Công ty 
Cổ phẩn Phát triển Công nghệ Nông thôn, Luận văn 
cao học, ĐH Thương mại-2017. 
11. Thái Thị Thái Nguyên, Kế toán chi phí sản 
xuất và giá thành sản phẩm gia súc tại các doanh 
nghiệp chăn nuôi ở Miền Bắc, Luận án tiến sỹ kinh 
tế, ĐH Thương mại - 2019. 
12. Hoàng Thụy Diệu Linh, Kế toán trong lĩnh 
vực trồng trọt, khác biệt giữa Việt Nam và Quốc tế, 
Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (5/2018) 
13. Bộ Tài chính, Thực trạng, kinh nghiệm quốc 
tế và lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam, tài liệu hội 
thảo ngày 22/2/2019 
14. Tổng cục thống kê, Thông cáo báo chí tình 
hình kinh tế - xã hội năm 2017, 
Summary 
Vietnam is an agricultural country with a variety 
of agricultural activities; however, the current 
accounting patterns of Vietnam only focus on busi-
nesses operating in the commercial, production, 
service, construction fields in general, there are 
almost no accounting standards in agricultural 
activities, the existing contents are too sketchy and 
do not conform to international standard of agricul-
tural accounting. Consequently, the processing, 
recording and presentation of information does not 
guarantee the truthfulness, correctness, and rele-
vance to the accounting objects of biological assets, 
agricultural products as well as the situation and 
results of agricultural operations of Vietnamese 
agricultural enterprises.
Sè 128/201972
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfias_41_nong_nghiep_va_nhung_van_de_dat_ra_cho_ke_toan_nong_n.pdf