Kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo qua mười hai năm kinh nghiệm tại Bệnh viện Bình Dân

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tạo hình niệu đạo do nguyên nhân mắc phải vẫn còn là một thách thức đối với các bác sĩ niệu khoa. Tỷ lệ thành công còn tùy thuộc vào sự lựa chọn phương pháp mổ tạo hình và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. Phẫu thuật tạo hình niệu đạo đã được chứng minh là một điều trị hiệu quả cho hẹp niệu đạo bệnh với kết quả lâu dài. Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ thành công của các phương pháp điều trị tạo hình niệu đạo qua 12 năm của cùng một nhóm phẫu thuật viên tại bệnh viện Bình Dân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu hồi cứu của tất cả 285 trường hợp tạo hình niệu đạo trong 12 năm qua của cùng một nhóm phẫu thuật viên tại bệnh viện Bình Dân. Kết quả: Đối với hẹp niệu đạo trước, tỉ lệ thành công của phương pháp nối tận – tận (EPA) 88,89%, tạo hình bằng mảnh ghép niêm mạc miệng (BMG) 85,71%, tạo hình bằng vạt da dương vật có cuống (PF) 83,33% và tạo hình phối hợp bằng niêm mạc miệng và vạt da quy đầu 80,00%. Trong hẹp niệu đạo sau, chúng tôi áp dụng phương pháp tạo hình niệu đạo hành‐ màng nối tận – tận (BmA) theo 4 nhóm, tỉ lệ thành công theo thứ tự sau: nhóm 1 (90,90%), nhóm 2 (87,50%), nhóm 3 (88,89%), nhóm 4 (80,00%). Tạo hình hẹp niệu đạo phức tạp tỉ lệ thành công là 83,33%. Tỉ lệ thành công chung là 86,32%. Tai biến – biến chứng: Chảy máu trong phẫu thuật phải truyền máu (0,70%), nhiễm trùng vết mổ (4,56%), rò niệu đạo (2,46%), không trường hợp nào thủng trực tràng. Kết luận: Qua 285 trường hợp trong 12 năm tạo hình niệu đạo, với việc áp dụng các phương pháp tạo hình niệu đạo hiện nay trên thế giới, chúng tôi hy vọng sẽ ngày càng hoàn thiện kỹ thuật hơn nhằm góp phần cho sự thành công, giúp bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường, không lệ thuộc vào bệnh viện để nong niệu đạo định kỳ

pdf 8 trang yennguyen 4700
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo qua mười hai năm kinh nghiệm tại Bệnh viện Bình Dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo qua mười hai năm kinh nghiệm tại Bệnh viện Bình Dân

Kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo qua mười hai năm kinh nghiệm tại Bệnh viện Bình Dân
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  298
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH NIỆU ĐẠO QUA MƯỜI HAI NĂM 
KINH NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN 
Vũ Văn Ty*, Trà Anh Duy*, Nguyễn Đạo Thuấn*, Đào Quang Oánh*  
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Tạo hình niệu đạo do nguyên nhân mắc phải vẫn còn là một thách thức đối với các bác sĩ niệu 
khoa. Tỷ lệ thành công còn tùy thuộc vào sự lựa chọn phương pháp mổ tạo hình và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu 
thuật. Phẫu thuật tạo hình niệu đạo đã được chứng minh là một điều trị hiệu quả cho hẹp niệu đạo bệnh với kết quả 
lâu dài. 
Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ thành công của các phương pháp điều trị tạo hình niệu đạo qua 12 năm của cùng một 
nhóm phẫu thuật viên tại bệnh viện Bình Dân. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu hồi cứu của tất cả 285 trường hợp tạo hình 
niệu đạo trong 12 năm qua của cùng một nhóm phẫu thuật viên tại bệnh viện Bình Dân. 
Kết quả: Đối với hẹp niệu đạo trước, tỉ lệ thành công của phương pháp nối tận – tận (EPA) 88,89%, tạo 
hình bằng mảnh ghép niêm mạc miệng (BMG) 85,71%, tạo hình bằng vạt da dương vật có cuống (PF) 83,33% 
và tạo hình phối hợp bằng niêm mạc miệng và vạt da quy đầu 80,00%. Trong hẹp niệu đạo sau, chúng tôi áp 
dụng phương pháp tạo hình niệu đạo hành‐ màng nối tận – tận (BmA) theo 4 nhóm, tỉ lệ thành công theo thứ 
tự sau: nhóm 1 (90,90%), nhóm 2 (87,50%), nhóm 3 (88,89%), nhóm 4 (80,00%). Tạo hình hẹp niệu đạo phức 
tạp tỉ lệ thành công là 83,33%. Tỉ lệ thành công chung là 86,32%. Tai biến – biến chứng: Chảy máu trong phẫu 
thuật phải  truyền máu  (0,70%), nhiễm  trùng vết mổ  (4,56%),  rò niệu  đạo  (2,46%),  không  trường hợp nào 
thủng trực tràng. 
Kết  luận: Qua 285 trường hợp trong 12 năm tạo hình niệu đạo, với việc áp dụng các phương pháp tạo 
hình niệu đạo hiện nay trên thế giới, chúng tôi hy vọng sẽ ngày càng hoàn thiện kỹ thuật hơn nhằm góp phần 
cho sự thành công, giúp bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường, không lệ thuộc vào bệnh viện để nong niệu 
đạo định kỳ. 
Từ khóa: hẹp niệu đạo, tao hình niệu đạo trước nối tận – tận, tạo hình bằng mảnh ghép niêm mạc miệng, tạo 
hình bằng vạt da dương vật có cuống, tạo hình niệu đạo sau nối tận – tận 
ABSTRACT 
RESULTS OF URETHRAL RECONSTRUCTIVE SURGERY AT BINH DAN HOSPITAL: A TWELVE 
YEARS EXPERIENCE 
Vu Van Ty, Tra Anh Duy, Nguyen Dao Thuan, Dao Quang Oanh  
 * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 298 ‐ 305 
Introduction:  Urethral  reconstructive  surgery  by  acquired  causes  remains  a  challenge  to  urologists.  The 
success rate depends on the choice of plastic surgery methods and experience of the surgeon. Reconstructive urethral 
surgery has been shown to be an effective treatment for urethral stricture disease with durable results. 
Purpose: In order to evaluate the results of urethral reconstructive surgery at Binh Dan hospital in 12 years by 
a single institutional experience group. 
Materials and Methods: This is a retrospective study of 285 cases urethral reconstructive surgeries in twelve 
years by the same primary surgeon group at Binh Dan hospital. 
* Khoa niệu bệnh viện Bình Dân TpHCM. 
Tác giả liên lạc: BS Trà Anh Duy   ĐT: 0989.333.840    Email: traanhduy@gmail.com  
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  299
Results: For anterior urethral stricture, the successful rate of EPA (88.89%), BMG (85.71%), PF (83.33%), 
BMG + PF  (80.00%). For posterior urethral  stricture,  the  successful  rate  of BmA  in  four  small group: group 1 
(90.90%),  group  2  (87.50%),  group  3  (88.89%),  group  4  (80.00%).  The  overall  successful  rate  is  86.32%. 
Complications: Bleeding  during  surgery must  be  blood  transfusion  (0.70%), wound  infection  (4.56%), urethral 
fistula (2.46%), no cases of rectal perforation. 
Conclusions:  With  285  cases  of  urethral  reconstructive  surgeries,  we  hope  that  the  technique  becomes 
perfectionally to contribute to the success, help patients return to a normal  life, not dependent on the hospital  for 
periodic urethral dilatation. 
Key words: Urethral  stricture; Excision  and Primary Anastomosis  (EPA), Buccal Mucosa Graft  (BMG), 
Penile Flap (PF), Bulbo‐membranous Anastomosis (BmA). 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  300
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tạo hình niệu đạo trước được thực hiện đầu 
tiên năm 1883, Heusner bác sĩ người Đức đã cắt 
đoạn hẹp và nối tận‐tận nhưng kết quả đạt được 
kém. Cùng  thời gian  đó,  các bác  sĩ Pháp  cũng 
thực  hiện  những  phẫu  thuật  tương  tự, Mayo 
Robson (1884), Guyon (1892). Năm 1908, Watson 
và Cunningham trình bày 13 trường hợp và kết 
quả sau 1 năm, chỉ có 5 bệnh nhân còn được kết 
quả  tốt. Năm 1895, Rochet đề nghị chuyển  lưu 
nước  tiểu  đối  với mổ  tạo  hình  hẹp  niệu  đạo, 
Marion (1912) và Heitz‐Boyer (1922), cắt bỏ đoạn 
niệu  đạo  tổn  thương, nối  tận  tận với mở bàng 
quang ra da đã cải thiện kết quả lâu dài của điều 
trị. Các nhà phẫu thuật tạo hình niệu đạo đương 
thời  khác  như  Krois  (1929), Watson  (1935)  và 
Solovov (1935) cũng đã có kết quả phẫu thuật tốt 
tuy  còn giới hạn. Khi  sáng  chế  ra  chỉ  tan,  chất 
lượng  ống  thông  tiểu  tốt  và  nhất  là  có  kháng 
sinh hiệu quả, kết quả phẫu thuật tạo hình niệu 
đạo  thành công nhiều hơn. Năm 1975, Turner‐
Warwick báo cáo kết quả thành công nối tận‐tận 
niệu đạo hành(4). 
Năm  1899, Rochet  và C.H.Mayo  năm  1901 
dùng mảnh  ghép  da  qui  đầu  có  cuống  trong 
phẫu  thuật  tạo  hình  niệu  đạo.  Năm  1980, 
Duckett trình bày vạt ngang da qui đầu giúp tạo 
hình đoạn niệu đạo dài. Mảnh ghép  tự do đầu 
tiên  được  áp  dụng  bởi  Nové‐Josserand  năm 
1897, sau đó  là Devine và Horton, Desy và các 
tác giả khác nhưng không đạt được kết quả tốt 
vì mảnh ghép có khuynh hướng co rút lại. Năm 
1947,  Memmelar  và  năm  1955,  Marshall  và 
Spellman  dùng  niêm mạc  bàng  quang  để  tạo 
hình niệu đạo(4). 
Mảnh ghép niêm mạc miệng đã được dùng 
hơn  100  năm  qua  trong  phẫu  thuật  tạo  hình 
nhãn khoa và hàm mặt. Năm 1992, Buerger và 
cộng sự báo cáo kết quả thí nghiệm dùng niêm 
mạc miệng để tạo hình niệu đạo cho bệnh nhân 
niệu đạo đóng  thấp. Cùng năm đó, Dessant và 
cộng  sự  báo  cáo  thành  công  dùng  niêm mạc 
miệng và bàng quang để tạo hình niệu đạo cho 8 
bệnh nhân(4). Ngày nay niêm mạc miệng  được 
sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật tạo hình niệu 
đạo so với các loại mô khác như da qui đầu, da 
bìu(7). Năm 1972, Sachse áp dụng nội soi xẻ lạnh 
niệu đạo đã giúp bảo đảm kết quả  lâu dài cho 
vấn đề tạo hình niệu đạo. 
Tạo hình niệu đạo do nguyên nhân mắc phải 
vẫn còn là một thách thức đối với các bác sĩ niệu 
khoa. Tỷ lệ thành công còn tùy thuộc vào sự lựa 
chọn phương pháp mổ tạo hình và kinh nghiệm 
của bác sĩ phẫu thuật. Hằng năm, nhiều phương 
pháp mới được nghiên cứu nhằm mục đích đạt 
kết quả cao hơn. Từ năm 1965, hơn 3500 đề  tài 
nghiên  cứu  về  tạo  hình  niệu  đạo  và  niệu  đạo 
đóng  thấp  đã  được báo  cáo  cho  thấy  sự  thách 
thức và những khó khăn của nó(4). 
Phẫu  thuật  tái  tạo niệu đạo đã được chứng 
minh là một điều trị hiệu quả cho hẹp niệu đạo 
bệnh với kết quả lâu dài(1,2,5,20,21,22). Tuy nhiên, việc 
áp dụng kỹ thuật tạo hình niệu đạo đòi hỏi phẫu 
thuật viên phải có kinh nghiệm và sự kiên nhẫn 
nhằm hoàn thiện kỹ thuật. 
Chúng tôi đánh giá kinh nghiệm của chúng 
tôi với 285 trường hợp  tạo hình niệu đạo  trong 
khoảng  thời gian 12 năm  từ 2002 đến 2013 bởi 
một nhóm bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Bình 
Dân. Mục  đích  của  chúng  tôi  là xác  định  tỷ  lệ 
thành công chung và tỉ lệ thành công riêng cho 
từng loại phẫu thuật tạo hình niệu đạo. 
Mục tiêu 
Đánh  giá  tỉ  lệ  thành  công  của  các  phương 
pháp  điều  trị  tạo hình niệu  đạo  trong  12 năm 
của  cùng một  nhóm  phẫu  thuật  viên  tại  bệnh 
viện Bình Dân. 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đây  là một nghiên cứu hồi cứu của  tất cả 
các  trường  hợp  tạo  hình  niệu  đạo  trong  12 
năm qua từ tháng 1 năm 2002 đến tháng 6 năm 
2013  của  cùng một nhóm phẫu  thuật viên  tại 
bệnh viện Bình Dân. Theo dõi bệnh  ít nhất  3 
tháng sau phẫu  thuật. Tổng cộng có 285 bệnh 
nhân được phẫu thuật tạo hình niệu đạo trong 
thời gian này. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  301
Tất cả bệnh nhân được đánh giá đoạn niệu 
đạo hẹp trước và sau mổ với X Quang niệu đạo ‐ 
bàng quang ngược dòng và xuôi dòng (RUG & 
VCUG). Phần lớn bệnh nhân được đo niệu dòng 
đồ  trước mổ nếu  chỉ  tiểu khó  thôi và dùng  để 
đánh giá kết quả sau mổ. 
Những yếu tố: nguyên nhân hẹp,  loại phẫu 
thuật, vị trí hẹp, chiều dài hẹp, tái phát hẹp, tuổi 
bệnh nhân được thống kê. Các loại phẫu thuật 
tạo hình được phẫu thuật viên đánh giá xác định 
trước qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh 
như  chụp  niệu  đạo  bàng  quang  ngược  dòng 
chụp bàng quang niệu đạo  lúc đi  tiểu. Và cuối 
cùng  loại phẫu  thuật  được  xác  đinh  trong  khi 
phẫu  thuật  thông  qua  đánh  giá mức  độ  hẹp, 
chiều dài đoạn hẹp, độ căng niệu đạo... 
Tất cả bệnh nhân được gây mê nội khí quản 
và nằm tư thế tán sỏi. Trường hợp niệu đạo sau, 
chúng tôi có kê thêm gối dưới vùng mông bệnh 
nhân để quá trình phẫu thuật vùng niệu đạo sau 
được dễ dàng hơn. Sau khi đánh giá đoạn hẹp 
niệu  đao,  bệnh  nhân  được  tiến  hành  phương 
pháp  tạo  hình  đã  được  lựa  chọn.  sau  khi  tạo 
hình bệnh nhân được đặt thông niệu đạo Foley 
16Fr lưu trong 3 tuần. 
Theo dõi diễn tiến hậu phẫu những dấu hiệu 
nhiễm trùng, chảy máu,Chúng tôi rút dẫn lưu 
penrose  sau 1‐2 ngày. Sau một  tuần,  chúng  tôi 
hướng  dẫn  bệnh  nhân  đẩy  thông  niệu  đạo  ra 
vào nhằmm làm thoát lưu dịch niệu đạo tốt hơn. 
Sau 3  tuần bệnh nhân  được  rút  thông niệu 
đạo và được làm niệu dòng đồ. Bệnh nhân tiếp 
tục được theo dõi hậu phẫu 1, 3, 6, 12 tháng và 
trở lại tái khám ngay khi có dấu hiệu tiểu khó, bí 
tiểu hoặc có những bất thường khi đi tiểu khác. 
Niệu đạo trước 
Nối tận ‐ tận 
Cắt bỏ đoạn hẹp và nối tận tận hai đầu niệu 
đạo vẫn là tiêu chuẩn vàng trong điều trị. Đoạn 
hẹp  nằm  trong  khoảng  từ dây  chằng  treo  góc 
bìu  dương  vật  và  niệu  đạo  màng.  Niệu  đạo 
dương vật có chiều dài cố định nên không bao 
giờ nối tận tận dù đoạn hẹp ngắn vì sẽ làm cong 
dương vật khi cương(1). Bóc  tách kỹ  thể xốp và 
niệu đạo, cắt bỏ đoạn hẹp bị xơ hóa,  thường  là 
ngắn hơn  2cm(22),  xẻ dọc  niệu  đạo  giúp miệng 
nối rộng, sau đó nối tận tận 2 đầu với nhau bằng 
chỉ  tiêu  4‐0  hoặc  5‐0. Hẹp  niệu  đạo  nội  soi  xẻ 
lạnh hoặc nong  thất bại nên mổ hở  tạo hình vì 
càng nong hay xẻ lạnh nhiều sẽ càng làm xơ hóa 
thể xốp, đoạn hẹp sẽ càng dài ra khiến mổ  tạo 
hình giảm kết quả(1). 
Dùng mảnh ghép da quy đầu 
Đoạn hẹp niệu đạo trước dài có thể dùng vạt 
da qui đầu có cuống mạch máu. Vạt da dài 13‐15 
cm, không mọc  lông, nhiều mạch máu nuôi có 
thể  đáp  ứng  được  cho những  trường hợp hẹp 
phức  tạp và dài. Vòng da qui  đầu  được mô  tả 
đầu tiên bởi Mc Aninch(2) dùng bao da qui đầu 
có chứa mạch máu, cân Buck sẽ làm mô nâng đỡ 
cho vạt da, chuyển vạt da có cuống mạch máu 
xuống ghép vào đoạn niệu đạo hẹp đã được xẻ 
thành hình lòng máng. 
Dùng mảnh ghép từ niêm mạc miệng 
Đối với những bệnh nhân hẹp niệu đạo do 
viêm  hẹp  niệu  đạo  khô  (BXO)  thì  không  thể 
dùng mảnh ghép tại chỗ vì quá trình viêm vẫn 
còn  tiến  triển mà phải dùng mảnh ghép  từ nơi 
khác(6,7). Mặt  trong má  ngay  dưới  ống  Stensen 
được  lấy  ra,  chiều  dài mảnh  niêm mạc  tương 
ứng với chiều dài đoạn hẹp, chúng tôi ghép vào 
mặt  lưng  hoặc  bụng  của  đoạn  niệu  đạo  hẹp 
trong phẫu thuật tạo hình niệu đạo 1 thì. Đối với 
tạo hình 2  thì, chúng  tôi ghép mảnh niêm mạc 
miệng vào  2 bên  thể hang.  Sau  6  tháng  sẽ  tạo 
hình thì 2. Trong số 5 bệnh nhân trên, chiều dài 
đoạn hẹp thay đổi từ 3 đến 6 cm. 
Niệu đạo sau 
Đối với niệu đạo sau luôn cố gắng thực hiện 
nối  tận  tận. Chúng  tôi  tiến hành 5 bước để đạt 
được  đường ngắn nhất không  làm  căng 2  đầu 
nối sau khi cắt bỏ đoạn hẹp(13). 
‐  Bóc  tách  thể  xốp  đến  tận  gốc  bìu dương 
vật. 
‐ Cắt xẻ thể hang theo đường giữa. 
‐ Gặm bớt xương ở khớp xương mu. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  302
‐ Tạo  đường  đi mới  bằng  cách  chuyển  thể 
xốp ra ngoài thể hang. 
‐ Cắt mặt trên xương mu. 
Tuy nhiên, nhóm thứ năm chúng tôi quyết 
định  không  cắt mặt  trên  xương mu  vì  phẫu 
thuật phải  tiếp  cận ngã bụng. Chúng  tôi  tiến 
hành cải biên những  trường hợp hẹp quá dài 
và  phức  tạp  bằng  phương  pháp  ghép  niêm 
mạc miệng 2 thì. 
KẾT QUẢ 
Qua 12 năm, với 285 trường hợp được phẫu 
thuật  tạo  hình  niệu  đạo,  chúng  tôi  thu  được 
những kết quả sau: 
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 34,83 ± 13,59 
năm, thấp nhất là 12 tuổi, cao nhất là 81 tuổi. 
Trường  hợp  đã  phẫu  thuật  can  thiệp  hẹp 
niệu đạo trước đó nhiều nhất là 12 lần. 
Với một theo dõi trung bình 8,9 tháng. 
Chiều  dài  hẹp  trung  bình  là  4,3  ±  2,7  cm, 
ngắn nhất là 0.5cm và dài nhất là 16cm. 
Về các vị  trí hẹp niệu đạo, chúng  tôi  thống 
theo bảng 1 cho thấy hẹp niệu đạo trước chiếm tỉ 
lệ đa số với 70,43% và hẹp niệu đạo sau chiếm 
29,57%. 
Bảng 1. Tỉ lệ các vị trí hẹp niệu đạo. 
LOẠI SỐ LƯỢNG TỈ LỆ (%) 
TRƯỚC Dương vật 135 47,37 
Hành 69 24,21 
Toàn bộ 14 4,91 
Tổng 218 76,49 
SAU 49 17,19 
Phức tạp 18 6,32 
TỔNG 285 100,00 
Qua những năm phẫu  thuật,  tỉ  lệ đến  điều 
trị tạo hình niệu đạo ngày càng tăng. Chỉ riêng 6 
tháng  đầu  năm  2013,  10  trường  hợp  hẹp  niệu 
đạo  trước và 4  trường hợp niệu  đạo  sau  được 
phẫu thuật tạo hình niệu đạo (bảng 2). 
Bảng 2. Số lượng trường hợp được phẫu thuật qua 
mỗi năm. 
Năm Số lượng 
2002 3 
2003 3 
2004 5 
2005 7 
2006 7 
2007 30 
2008 23 
2009 29 
2010 42 
2011 76 
2012 35 
2013 25 
TỔNG 285 
Về tỉ  lệ các nguyên nhân gây hẹp niệu đạo, 
một nguyên nhân rất đáng quan  tâm  là  tỉ  lệ có 
can thiệp dụng cụ vào đường niệu đạo dẫn đến 
tình  trạng hẹp  lên đến 40,74%  trường hợp hẹp 
niệu  đạo  trước. Tất  cả  những  trường  hợp  hẹp 
niệu  đạo  sau  trong  trong mẫu nghiên  cứu  của 
chúng tôi đều liên quan đến chấn thương khung 
chậu (bảng 3). 
Bảng 3. Tỉ lệ các nguyên nhân gây hẹp niệu đạo. 
Loại Số lượng Tỉ lệ 
Trước BXO 63 22,10 
Dụng cụ 69 24,21 
Chấn thương 75 26,32 
CRNN 11 3,86 
Sau Gãy khung chậu 39 13,68 
Dụng cụ 8 2,81 
Do vết thương 2 0,70 
Phức tạp 18 6,32 
Tổng 285 100 
Qua 12 năm kinh nghiệm,  chúng  tôi  đã áp 
dụng nhiều phương pháp  tạo hình  khác  nhau 
tùy  theo  tính chất và đặc điểm của mỗi  trường 
hợp hẹp niệu đạo. Đối với hẹp niệu đạo  trước, 
chúng  tôi áp dụng phương pháp nối  tận –  tận 
(EPA:  Excision  and  Primary Anastomosis),  tạo 
hình bằng mảnh ghép niêm mạc miệng  (BMG: 
Buccal  Mucosa  Graft),  tạo  hình  bằng  vạt  da 
dương  vật  có  cuống  (PF:  Penile  Flap)  và  phối 
hợp  cả  PF  và  BMG.  Trong  hẹp  niệu  đạo  sau, 
chúng  tôi áp dụng phương pháp  tạo hình niệu 
đạo hành  ‐ màng nối  tận –  tận  theo phác  đồ 5 
bước đang được ứng dụng tại các trung tâm tạo 
hình  niệu  đạo  của  thế  giới  (BmA:  Bulbo‐
membranous Anastomosis). Những trường hợp 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  303
phức tạp, chúng ta phối hợp cả sử dụng vạt da 
quy đầu và mảnh ghép niêm mạc miệng, phối 
hợp cả tạo hình 1 thì và 2 thì. 
Bảng 4. Tỉ lệ thành công của các phương pháp tạo 
hình niệu đạo. 
Loại Số lượng Thành công Tỉ lệ 
Trước EPA 81 72 88,89
BMG 105 90 85,71
PF 27 22 83,33
PF+BMG 5 4 80,00
Tổng 218 188 86,24
Sau Nhóm 1 11 10 90,90
Nhóm 2 24 21 87,50
Nhóm 3 9 8 88,89
Nhóm 4 5 4 80,00
Tổng 49 43 89,80
Phức tạp 18 15 83,33
TỔNG 285 246 86,32
Về tỉ lệ tai biến – biến chứng 
Chảy máu nhiều phải truyền máu 2  trường 
hợp  (0,70%), cả hai  trường hợp đều nằm  trong 
tạo hình niệu đạo sau có gặm xương mu. 
Nhiễm  trùng vết mổ  chiếm  số  ít 13  trường 
hợp (4,56%). 
Rò  niệu  đạo  7  trường  hợp  (2,46%),  nằm 
trong bệnh cảnh có nhiễm trùng vết mổ. 
Không có trường hợp nào thủng trực tràng. 
BÀN LUẬN 
Quyết định điều  trị hẹp niệu đạo phải dựa 
vào nguyên nhân gây hẹp và  lựa chọn phương 
pháp  giữa  nong  niệu  đạo,  nội  soi  xẻ  lạnh  và 
phẫu  thuật  tạo  hình(10).  Nội  soi  xẻ  lạnh  hoặc 
nong niệu đạo nhiều lần sẽ khiến kết quả phẫu 
thuật kém đi. Sau 1 hoặc 2  lần xẻ  lạnh thất bại, 
chúng ta nên cân nhắc chuyển sang mổ tạo hình. 
Tạo hình hẹp niệu đạo  lý  tưởng nhất  là cắt bỏ 
đoạn mô xơ hẹp và nối tận tận trong trường hợp 
đoạn hẹp ngắn hơn 2 cm(14). Muốn đạt kết quả 
lâu dài người ta cần chú ý cắt bỏ hoàn toàn mô 
xơ, miệng  đoạn  nối  niệu  đạo  phải  rộng,  hình 
bầu  dục  và  2  đầu  nối  không  căng(11).  10%  các 
trường hợp gãy xương chậu sẽ gây ra hẹp niệu 
đạo sau(12). Sau chấn thương, một số tác giả can 
thiệp  ít xâm  lấn bằng  cách  đặt  thông niệu  đạo 
qua nội  soi, mục  đích  làm  cho 2  đầu niệu  đạo 
không bị di  lệch, kết quả sẽ  tốt hơn,  tỉ  lệ phẫu 
thuật tạo hình sẽ giảm hơn so với chỉ mở bàng 
quang ra da(16). Mổ hở tạo hình sớm niệu đạo sau 
ở bệnh nhân gãy xương chậu chỉ nên được thực 
hiện  trong  trường hợp  có  tổn  thương  cổ  bàng 
quang  hoặc  trực  tràng  đi  kèm  theo. Nếu  can 
thiệp sớm, nguy cơ tiểu không kiểm soát và bất 
lực sẽ cao hơn so với mổ  tạo hình  trì hoãn sau 
vài tháng (TKKS: 20% và BL: 40% so với 5% và 
20%)(8,13) nên đa số các tác giả đều cho rằng nên 
mở bàng quang ra da và tạo hình niệu đạo sau 3 
tháng(17). Tuy nhiên, đôi khi máu tụ nhiều đầy cổ 
bàng quang và tiền liệt tuyến lên cao, ta phải chờ 
thời gian có khi tới 1 năm để máu tụ hấp thụ bớt 
và cổ bàng quang hạ thấp(9). 
Đối với niệu đạo trước 
Đối với niệu đạo trước, có thể nối tận‐tận với 
đoạn hẹp ngắn hơn 2 cm, nhưng từ miệng niệu 
đạo  đến  góc  bìu‐dương  vật  (niệu  đạo  dương 
vật) không nên nối  tận‐tận có  thể gây cong  thể 
hang(25).  Với  sự  phát  triển  của  phẫu  thuật  tạo 
hình, có thể dùng các  loại mô khác để  thay  thế 
niệu đạo: 
‐ Da qui đầu thuộc loại bán ẩm ướt. 
‐ Niêm mạc miệng,  niêm mạc  bàng  quang 
thuộc loại ẩm ướt. 
‐ Da  bìu,  đùi  thuộc  loại  khô  nên  khi  ghép 
vào niệu đạo sẽ bị viêm và chàm  (eczema) khi 
tiếp xúc với nước  tiểu. Da quy  đầu  tốt hơn da 
bìu vì không mọc lông(18). 
Theo Mc Aninch, tỷ lệ thành công đạt được 
85‐90%,  đoạn hẹp dài hơn 2cm nên ghép bằng 
da hoặc niêm mạc. Vạt da quy đầu có cuống  là 
thích hợp đối với niệu đạo dương vật. Từ niệu 
đạo hành  trở đi nên dùng niêm mạc miệng vì 
mảnh ghép da quy đầu kéo xuống vùng hội âm 
sẽ gặp trở ngại(15). Niêm mạc miệng có nhiều lợi 
điểm hơn những mô  được dùng  thay  thế niệu 
đạo  trước đây. Nó không  tạo  lông như da bìu, 
dương  vật  và  thuận  lợi  cho  việc  dùng mảnh 
ghép tạo hình 1 thì. Niêm mạc miệng gồm 1 lớp 
thượng bì dầy chứa nhiều mô elastin, lớp lamina 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  304
propria mỏng và nhiều mạch máu dễ dàng cho 
vấn đề máu đến nuôi qua thẩm thấu(23). 
Theo Jordan G.E., tỷ lệ thành công của phẫu 
thuật  tạo  hình  niệu  đạo  trong  BXO  là  60  đến 
70%, không cao bằng hẹp do nguyên nhân khác 
không  phải  viêm.  Tỷ  lệ  thành  công  đối  với 
phương pháp  chuyển vạt da  là 90‐95%, nhưng 
có  vẻ  tỷ  lệ  này  giảm  theo  thời  gian  so  với 
phương pháp cắt bỏ đoạn hẹp và nối tận‐tận, tỷ 
lệ thành công sau 1 năm có vẻ vẫn giữ vững và 
không giảm theo thời gian(12). 
Tạo hình niệu đạo trước nối tận – tận 
Phẫu thuật này vẫn chiếm tỉ lệ thành công 
cao khi có chỉ định đúng  trong những  trường 
hợp đoạn hẹp ngắn ở niệu đạo gốc dương vật 
và niệu đạo hành. Tỉ lệ thành công của chúng 
tôi  là 88,89%  tương  đương với những  tác giả 
trên thế giới(19,3). 
Tạo hình niệu đạo bằng vạt da dương vật có 
cuống 
Mặc dù tính chất của da dương vật (bán ẩm) 
không như niêm mạc niệu đạo (ẩm), nhưng vẫn 
là chất liệu tạo hình tốt. vì vùng da này gần, có 
thể kéo và xoay thay thế niệu đạo hoặc làm vạt 
mô  tăng  cường  trong  tạo  hìn  niệu  đạo.  Tỉ  lệ 
thành công cao là nhờ váo cuống mạch máu có 
thể nuôi tốt vạt da. Tỉ  lệ cải thiện chức năng đi 
tiểu  của  phương  pháp  này  cao.  Trong  mẫu 
nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  tỉ  lệ  thành  công  là 
83,33% tương đương với những tác giả trên thế 
giới.  tuy nhiên, phương pháp này cũng có hạn 
chế là không chỉ định được trong những trường 
hợp hẹp niệu đạo nhiều vị trí và viêm quy đầu 
khô tắc nghẽn (BXO). Trong kỹ thuật cũng phải 
cần  chú ý  đến việc  lấy mạch máu nuội vạt da 
nhăm tránh việc hoại tử vạt da. 
Tạo hình niệu đạo trước bằng mảnh ghép niêm 
mạc miệng 
Ưu điểm của phương pháp này là niêm mạc 
miệng có cấu  tạo mô học giống niêm mạc niệu 
đạo. Phương pháp này  có  thể ứng dụng  trong 
trường hợp hẹp đoạn dài, hẹp phức tạp nhiều vị 
trí. Tuy nhiên, việc phẫu  thuật cũng  tương đối 
phức  tạp,  cần  có 2 nhóm phẫu  thuật  ở 2 vị  trí 
khác nhau. Hậu phẫu  của bệnh nhân gây  cảm 
giác  khó  chịu  ở miệng.  Tỉ  lệ  thành  công  của 
chúng tôi cũng tương đối cao 85,71%. 
Điểm chính trong phẫu thuật tạo hình niệu 
đạo sau 
Khi thực hiện phẫu thuật tạo hình niệu đạo 
sau chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những yếu 
tố như chiều dài đoạn hẹp, độ mềm mại và đàn 
hồi  của niệu  đạo  sau  cắt  lọc mô xơ,  tình  trạng 
máu nuôi  của niệu  đạo hành, và khâu nối hai 
đầu niệu đạo không bị căng. Chính những yếu 
tố này đóng vai  trò rất quan  trọng để xác định 
khả  năng  khâu  nối  niệu  đạo  ở  bước  nào  (4 
nhóm) và khả năng thành công của phẫu thuật. 
Chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn những thất 
bại của phẫu  thuật  có  thể do ba nguyên nhân. 
Thứ nhất, bẫy chiều dài đoạn hẹp và việc cắt lọc 
mô  sẹo  không  hết  xung  quanh mỏm  tiền  liệt 
tuyến là yếu tố chính gây nên tình trạng tái hẹp. 
Thứ hai, khi phẫu  thuật những  trường hợp  tái 
phát mô sẹo hình  thành xung quanh vùng bóc 
tách  nhiều  sẽ  làm  giảm  lượng máu  nuôi  đến 
niệu  đạo  là nguyên nhân  làm giảm  tỉ  lệ  thành 
công của phẫu thuật. Và cuối cùng, hẹp niệu đạo 
có tổn thương phối hợp như rò trực tràng hoặc 
ápxe  tầng sinh môn sẽ  là yếu nguy cơ cho  thất 
bại phẫu thuật(1,5,19). 
Tạo hình niệu  đạo  trước phức  tạp với  sự 
kết hợp giữa mảnh ghép niệm mạc miệng 
và vạt da quy đầu có cuống 
Chúng  tôi  tiến hành  tạo hình niệu đạo hẹp 
đoạn  dài  16  cm.  Khi  tiến  hành  lấy  niêm mạc 
miệng không đủ dài để ghép. Khi đó chúng tôi 
tiến  hành  sử  dụng  thêm  vạt  da  quy  đầu  có 
cuống để tiếp tục nối vào đoạn hẹp. kết quả cho 
thấy rất khả quan. Trên thế giới cũng có một số 
báo cáo về tạo hình niệu đạo trong trường hợp 
hẹp đoạn dài và phức tạp phải tiến hành nhiều 
phương pháp phối hợp(2,20,6). 
Những trường hợp hẹp niệu đạo sau đã tạo 
hình niệu đạo thất bại nhiều lần khiến cho đoạn 
xơ hẹp kéo dài đến niệu đạo hành (>5cm), chúng 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  305
tôi không  thể áp dụng phương pháp nối  tận – 
tận như trong 4 nhóm của niệu đạo sau. Chúng 
tôi  tiến hành  tạo hình niệu đạo  thì 1 bằng cách 
sử dụng mảnh ghép niêm mạc miệng  làm nền, 
mở 2 đầu niệu đạo ra da. Sau đó ít nhất 3 tháng, 
chúng  tôi  tiến  hành  cuốn  đoạn  nền  niêm mạc 
miệng thành đoạn niệu đạo bị mất. 
Tai biến ‐ biến chứng 
Phẫu thuật tạo hình niệu đạo thông thường 
mất máu ít, chỉ trừ những trường hợp tạo hình 
niệu đạo sau có gặm xương mu khiến máu chảy 
rỉ rả từ xương. Việc xem xét chẩn đoán và quyết 
định phương pháp tạo hình sẽ giúp dự trù được 
tình huống xảy  ra và  có  thể dự  trù máu  trước 
phẫu thuật. 
Những trường hợp hẹp niệu đạo đa số đều 
có nhiễm  trùng niệu do  tắc nghẽn. Do đó, việc 
kiểm  soát nhiễm  trùng  trước phẫu  thuật  là  rất 
quan  trọng. Chúng  tôi  luôn  luôn cấy nước  tiểu 
và làm kháng sinh đồ trước mổ để điều trị trước 
tình  trang  nhiễm  trùng.  Trong  phẫu  thuật, 
chúng tôi tiến hành cấy lại thêm lần nữa. chính 
vì vậy, tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ của nghiên cứu 
chúng tôi tương đối thấp (4,56%). Nhiễm trùng 
trong tạo hình niệu đạo là yếu tố quyết định đến 
sự  thất bại  trong điều  trị. Nhiễm  trùng vết mổ 
gây tăng tạo mô viêm thúc đẩy tiến trình tạo mô 
xơ hẹp niệu đạo, đồng thời tạo nên biến chứng 
rò niệu đạo. 
Rò niệu đạo chiếm  tỉ  lệ 2,46%  là  tương đối 
thấp do chúng tôi kiểm soát tốt quá trình nhiễm 
trùng  niệu  trước  đó. Về mặt  kỹ  thuật  thì  việc 
tránh rò niệu đạo là phải khâu phủ lớp mô đệm 
lên mảnh ghép thật tốt đủ để mô ghép và kể cả 
vạt da có máu nuôi và lành tốt. 
Về kỹ thuật tránh thủng trực tràng khi phẫu 
thuật niệu đạo sau, khi bóc tách niệu đạo hành, 
chúng tôi luôn luôn đi sát với bờ dưới niệu đạo 
hành, tách được thể sinh môn vào đến niệu đạo 
màng. Việc bóc tách không bám sát niệu đạo rất 
dễ dẫn đến thủng trực tràng. Trong trường hợp 
quá dính, mô xơ nhiều, một phẫu thuật viên phụ 
có  thể dùng  tay  thăm  trực  tràng để phẫu  thuật 
viên chính có  thể ước  lượng được khoảng cách 
đến trực tràng nhằm tránh bóc tách quá tay. 
Hạn  chế  của  nghiên  cứu  hồi  cứu  là  chưa 
khảo  sát  được  toàn  diện  tỉ  lệ  rối  loạn  cương 
trước và sau phẫu thuật cũng như mức độ cải 
thiện  rối  loạn  cương  sau  phẫu  thuật  theo  
thời gian. 
KẾT LUẬN 
Phẫu thuật tạo hình niệu đạo vẫn đang còn 
là một thách thức đối với các nhà Tiết Niệu học 
nhằm  làm tăng tỉ  lệ thành công và  làm kéo dài 
thời gian tái hẹp. Với nhiều phương pháp phẫu 
thuật khác nhau từ nối tận tận đến mảnh ghép 
da  có  cuống, mảnh  ghép  tự  do,  chúng  ta  cần 
khám bệnh nhân kỹ càng để đưa ra phương án 
điều  trị  thích hợp cho  từng  trường hợp, không 
quên điều trị nhiễm trùng niệu triệt để, như vậy 
sẽ góp phần cho sự thành công, giúp bệnh nhân 
trở  về  cuộc  sống  bình  thường,  không  lệ  thuộc 
vào bệnh viện để nong niệu  đạo  định kỳ. Qua 
285 trường hợp trong 12 năm tạo hình niệu đạo, 
với việc áp dụng các phương pháp tạo hình niệu 
đạo hiện nay trên thế giới, chúng tôi hy vọng sẽ 
ngày càng hoàn thiện kỹ thuật hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Andrich DE, Dunglison N, Greenwell TJ, Mundy AR  (2003). 
The long‐term results of urethroplasty. J Urol.; vol 170: pp. 90‐
2. 
2. Andrich DE, Mundy AR  (2000). Urethral  strictures and  their 
surgical treatment. BJU Int.; vol 86: pp.571‐80. 
3. Anema  JG, Morey AF, McAninch  JW, Mario LA, Wessells H 
(2000). Complications  related  to  the  high  lithotomy position 
during urethral reconstruction. J Urol.; vol 164: pp.360‐3. 
4. Bandhauer K (2006). Historical Highlights in the Development 
of Urethral Surgery. In: Reconstructive Urethral Surgery. Eds: 
F.Schreiter and G.H.Jordan. Springer. Ch.1; p.5‐10. 
5. Barbagli G, Palminteri E, Bartoletti R, Selli C, Rizzo M (1997). 
Long‐term results of anterior and posterior urethroplasty with 
actuarial evaluation of  the  success  rates.  J Urol.; vol 158: pp. 
1380‐2. 
6. Barbagli G,  Palminteri  E,  Lazzeri M, Guazzoni G,  Turini D 
(2001).  Long‐term  outcome  of  urethroplasty  after  failed 
urethrotomy versus primary repair. J Urol.; 165: 1918‐9. 
7. Dubey D., Vijjan V.,Kapoor R.,  Srivastava A., Mandhani A., 
Kumar A., Ansari M.S  (2007). Dorsal Onlay  Buccal Mucosa 
Versus Penile  Skin  Flap Urethroplasty  for Anterior Urethral 
Strictures:  Results  From  a  Randomized  Prospective  Trial.  J 
Urol; 178: 2466‐2469. 
8. Grafstein  N.H.,  Webster  G.D  (2008).  Posterior  urethral 
reconstruction.  In:  Textbook  of  Reconstructive  Urologic 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_phau_thuat_tao_hinh_nieu_dao_qua_muoi_hai_nam_kinh_n.pdf