Điều dưỡng cơ bản

1. KHáI NIệM

Ðối tượng của điều dưỡng là con người bao gồm người khỏe và

người có bệnh tật. Con người được tạo ra bởi các yếu tố thể chất,

tinh thần và xã hội. Các nhu cầu cần thiết để duy trì các yếu tố tạo ra

con người gọi là nhu cầu cơ bản hay còn gọi là các nhu cầu để tồn

tại và phát triển của con người.

Người ta cho rằng: mỗi một cá thể ở một phương diện nào đó giống

tất cả mọi người, ở một phương diện khác chỉ giống một số người và

có những phương diện không giống ai cả. Như vậy, con người vừa

có tính đồng nhất vừa có tính duy nhất nên việc chăm sóc phải xuất

phát từ nhu cầu và sở thích của từng cá nhân sao cho phù hợp với

từng đối tượng.

Tuy nhiên, khi một nhu cầu thiết yếu được thỏa mãn, con người

chuyển sang một nhu cầu khác ở mức cao hơn.

Bảng phân loại của "Maslow" phản ánh được thứ bậc của các nhu

cầu, và có thể được sắp xếp như sau:

- Những nhu cầu về thể chất.

- Những nhu cầu về an toàn an ninh.

- Những nhu cầu thuộc về quyền sở hữu và tình cảm (được yêu

thương).

- Những nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng.

- Những nhu cầu về sự tự hoạt động bao gồm sự tự hoàn thiện, lòng

ao ước muốn hiểu biết cùng với những nhu cầu về thẩm mỹ.Sức khỏe

Những nhu cầu ở mức độ thấp luôn tồn tại, cho đến khi những nhu

cầu đã được thỏa mãn con người có khả năng chuyển sang những

nhu cấu khác ở mức độ cao hơn.

Khi một người (người bệnh) đòi hỏi có nhu cầu cao hơn, việc ấy

chứng tỏ họ có sự khỏe khoắn trong tâm hồn và thể chất.

Hệ thống thứ bậc của các nhu cầu rất hữu ích để làm nền tảng trong

việc nhận định về sức chịu đựng của người bệnh, những giới hạn VÀ

NHU CẦU ÐÒI HỎI SỰ CAN THIỆP VỀ ÐIỀU DƯỠNG

pdf 334 trang yennguyen 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Điều dưỡng cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều dưỡng cơ bản

Điều dưỡng cơ bản
Điều dưỡng cơ bản 
Sức khỏe 
ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 
NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ LIÊN QUAN VỚI 
ĐIỀU DƯỠNG 
1. KHáI NIệM 
Ðối tượng của điều dưỡng là con người bao gồm người khỏe và 
người có bệnh tật. Con người được tạo ra bởi các yếu tố thể chất, 
tinh thần và xã hội. Các nhu cầu cần thiết để duy trì các yếu tố tạo ra 
con người gọi là nhu cầu cơ bản hay còn gọi là các nhu cầu để tồn 
tại và phát triển của con người. 
Người ta cho rằng: mỗi một cá thể ở một phương diện nào đó giống 
tất cả mọi người, ở một phương diện khác chỉ giống một số người và 
có những phương diện không giống ai cả. Như vậy, con người vừa 
có tính đồng nhất vừa có tính duy nhất nên việc chăm sóc phải xuất 
phát từ nhu cầu và sở thích của từng cá nhân sao cho phù hợp với 
từng đối tượng. 
Tuy nhiên, khi một nhu cầu thiết yếu được thỏa mãn, con người 
chuyển sang một nhu cầu khác ở mức cao hơn. 
Bảng phân loại của "Maslow" phản ánh được thứ bậc của các nhu 
cầu, và có thể được sắp xếp như sau: 
- Những nhu cầu về thể chất. 
- Những nhu cầu về an toàn an ninh. 
- Những nhu cầu thuộc về quyền sở hữu và tình cảm (được yêu 
thương). 
- Những nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng. 
- Những nhu cầu về sự tự hoạt động bao gồm sự tự hoàn thiện, lòng 
ao ước muốn hiểu biết cùng với những nhu cầu về thẩm mỹ. 
Sức khỏe 
Những nhu cầu ở mức độ thấp luôn tồn tại, cho đến khi những nhu 
cầu đã được thỏa mãn con người có khả năng chuyển sang những 
nhu cấu khác ở mức độ cao hơn. 
Khi một người (người bệnh) đòi hỏi có nhu cầu cao hơn, việc ấy 
chứng tỏ họ có sự khỏe khoắn trong tâm hồn và thể chất. 
Hệ thống thứ bậc của các nhu cầu rất hữu ích để làm nền tảng trong 
việc nhận định về sức chịu đựng của người bệnh, những giới hạn VÀ 
NHU CẦU ÐÒI HỎI SỰ CAN THIỆP VỀ ÐIỀU DƯỠNG. 
2. NHU CầU CủA CON NGƯờI. 
Nhu cầu cơ bản của con người phân cấp theo Maslow: 
MỨC 
CAO 
Nhu cầu về sự tự hoàn thiện 
Nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng 
Nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm (được yêu 
thương). 
MỨC 
THẤP 
Nhu cầu về an toàn và an ninh 
Nhu cầu về thể chất và sinh lý 
Hình 1. Bậc thang nhu cầu của MASLOW (trang 16) 
2.1 Nhu cầu về thể chất và sinh lý là nền tảng của hệ thống phân 
cấp nhu cầu, và được ưu tiên hàng đầu. Nhu cầu thể chất bao gồm: 
oxy, thức ăn, nước uống, bài tiết, vận động, ngủ, nghỉ ngơi... Các 
nhu cầu này cấn được đáp ứng tối thiểu để duy trì sự sống. Ðáp ứng 
nhu cầu thể chất là một phần quan trọng trong kế hoạch chăm sóc 
cho trẻ em, người già, người có khuyết tật và người ốm. Bởi vì, 
những nhóm người này cần sự hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu cho chính 
họ. 
2.2 Nhu cầu an toàn và được bảo vệ được xếp ưu tiên sau nhu cầu 
thể chất bao hàm cả an toàn về tính mạng và an toàn về tinh thần. 
An toàn về tính mạng nghĩa là bảo vệ cho người ta tránh được các 
Sức khỏe 
nguy cơ đe dọa cuộc sống và an toàn về tinh thần là tránh được mọi 
sự sợ hãi, lo lắng. Người bệnh khi vào bệnh viện có sự đòi hỏi rất 
cao về nhu cầu an toàn và bảo vệ vì cuộc sống, tính mạng của họ 
phụ thuộc vào cán bộ y tế. 
Ðể giúp bảo vệ người bệnh khỏi bị nguy hiểm, người điều dưỡng 
phải biết rõ tính chất, đặc điểm của bệnh nhân và nhận biết rõ bất kỳ 
những tai biến nào có thể xảy đến cho bệnh nhân, và nếu có biến 
chứng xảy ra, người điều dưỡng có thể xử trí một cách thông minh. 
2.3 Nhu cầu tình cảm và quan hệ: mọi người đều có nhu cầu tình 
cảm quan hệ bạn bè, hàng xóm, gia đình và xã hội. Các nhu cầu này 
được xếp vào nhu cầu ở mức cao. Nó bao hàm sự trao - nhận tình 
cảm và cảm giác là thành viên của gia đình, đoàn thể, xã hội.... 
Người không được đáp ứng về tình cảm, không có mối quan hệ bạn 
bè, xã hội có cảm giác buồn tẻ và cô lập. Người điều dưỡng cần xem 
xét nhu cầu này của bệnh nhân khi lập kế hoạch chăm sóc. 
2.4 Nhu cầu được tôn trọng: Sự tôn trọng tạo cho con người lòng 
tự tin và tính độc lập. Khi sự tôn trọng không được đáp ứng người ta 
tin rằng họ không được người khác chấp nhận nên sinh ra cảm giác 
cô độc và tự ty. Ðiều dưỡng đáp ứng nhu cầu này của người bệnh 
bằng thái độ thân mật, niềm nở và chú ý lắng nghe ý kiến của người 
bệnh. 
2.5 Nhu cầu tự hoàn thiện: là mức cao nhất trong hệ thống phân 
loại nhu cầu của Maslow và Maslow đánh giá rằng chỉ 1% dân số 
trưởng thành đã từng đạt đến mức độ tự hoàn thiện. Nhu cầu tự 
hoàn thiện diễn ra trong suốt đời, nó chỉ xuất hiện khi các nhu cầu 
dưới nó được đáp ứng trong những chừng mực nhất định. Các nhu 
cầu cơ bản càng được đáp ứng thì càng tạo ra động lực sáng tạo và 
tự hoàn thiện ở mỗi cá thể. Người điều dưỡng cần biết đánh giá 
đúng những nhu cầu, kinh nghiệm, kiến thức và thẩm mỹ của người 
bệnh để từ đó có sự quan tâm và lập kế hoạch chăm SÓC THÍCH 
HỢP. 
3. Sự LI? QUAN GIữA NHU CầU Và NGUY? TắC ÐIềU Dưỡng. 
3.1 Nguyên tắc điều dưỡng xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu 
người bệnh. Người khỏe mạnh tự đáp ứng được các nhu cầu của 
họ. Khi bị bệnh tật, ốm yếu người bệnh không tự đáp ứng được nhu 
Sức khỏe 
cầu hàng ngày cho chính mình nên cần sự hỗ trợ của người điều 
dưỡng. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân dẫn đến sự ra đời của 
ngành y tế và cán bộ y tế. 
3.2 Nhu cầu của con người vừa có tính đồng nhất vừa có tính 
duy nhất nên điều dưỡng cần có kế hoạch chăm sóc riêng biệt cho 
từng bệnh nhân. Nhu cầu con người tuy cơ bản giống nhau nhưng 
mức độ và tầm quan trọng đối với từng nhu cầu ở từng người có 
khác nhau. Hơn nữa, trong cùng một con người nhu cầu này có thể 
mạnh hơn nhu cầu khác và thay đổi mức ưu tiên theo từng giai đoạn 
của cuộc sống, người điều dưỡng cần nhận biết được các nhu cầu 
ưu tiên của người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc thích hợp. 
3.3 Nhu cầu giống nhau nhưng cách đáp ứng có thể khác nhau 
để thích hợp với từng cá thể. Việc chăm sóc người bệnh cần hướng 
tới từng cá thể, tùy từng trường hợp từng hoàn cảnh sao cho phù 
hợp. 
3.4 Sự tham gia của người bệnh vào quá trình chăm sóc: Chăm 
sóc xuất phát từ nhu cầu của người bệnh, thông thường người bệnh 
hiểu rõ nhu cầu của họ, trừ trường hợp bệnh nhân hôn mê, tâm 
thần... nên khi lập kế hoạch chăm sóc điều dưỡng cần tham khảo ý 
kiến bệnh nhân và gia đình bệnh nhân để tạo cho họ tham gia tích 
cực vào quá trình điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho chính 
họ. 
3.5 Ðiều dưỡng cần tạo ra môi trường chăm sóc thích hợp để 
người bệnh được thoải mái, mau chóng lành bệnh hoặc nếu chết thì 
CHẾT ÐƯỢC THANH THẢN, NHẸ NHÀNG. 
4. NHU CầU cơ BảN CủA NGƯờI BệNH Và CHăM SóC. 
Theo Virginia Henderson trong cuốn các nguyên tắc điều dưỡng cơ 
bản (CSCB) thì thành phần của CSCB gồm 14 yếu tố: 
1. Ðáp ứng các nhu cầu về hô hấp 
2. Giúp đỡ bệnh nhân về ăn, uống và dinh dưỡng 
3. Giúp đỡ bệnh nhân trong sự bài tiết 
Sức khỏe 
4. Giúp đỡ bệnh nhân về tư thế, vận động và tập luyện. 
5. Ðáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi. 
6. Giúp bệnh nhân mặc và thay quần áo. 
7. Giúp bệnh nhân duy trì thân nhiệt. 
8. Giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hàng ngày. 
9. Giúp bệnh nhân tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện. 
10. Giúp bệnh nhân trong sự giao tiếp. 
11. Giúp bệnh nhân thoái mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng. 
12. Giúp bệnh nhân lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm 
là người vô dụng. 
13. Giúp bệnh nhân trong các hoạt động vui chơi, giải trí. 
14. Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học. 
5. KếT LUậN 
Nhu cầu cơ bản của bệnh nhân và các nguyên tắc cơ bản của việc 
chăm sóc, cơ bản giống nhau, nhưng không bao giờ có hai bệnh 
nhân có nhu cầu hoàn toàn giống nhau cá. Do đó, kế hoạch chăm 
sóc được xây dựng riêng biệt tùy theo tuổi tác, giới tính, cá tính, 
hoàn cảnh văn hóa xã hội và khả năng thể chất và tinh thần của 
người bệnh. Kế hoạch này còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh lý 
sốt, nhiễm khuẩn, mất nước hay suy nhược... 
Kế hoạch được thảo ra để đem lại sự chăm sóc đồng nhất và liên 
tục, nhưng nó cần thay đổi tùy theo sự thích ứng với nhu cầu của 
người bệnh. 
Ðiều quan trọng và cần nhấn mạnh là trong lúc cung cấp sự chăm 
sóc điều dưỡng cơ bản, người điều dưỡng chuyên nghiệp sẽ có dịp 
nghe người bệnh và gia đình họ, để nhận định nhu cầu của người 
bệnh và để xây dựng mối liên hệ nhân sự bổ ích cần thiết cho việc 
điều dường bệnh nhân một cách hữu hiệu nhất. 
Sức khỏe 
ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG 
1. ÐịNH NGHĩA 
Quy trình điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo kế hoạch đã 
được định trước trực tiếp hướng tới một kết quả riêng biệt. Nhằm 
ngăn ngừa, giảm bớt, hạn chế những khó khăn của bệnh nhân và 
thỏa mãn CÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH TRONG MỌI HOÀN 
CẢNH. 
2. BốN BUớC CủA QUY TRìNH ÐIềU DUỡNG 
Bước 1: Nhận định. 
Bước 2: Yêu cầu (Lập kế hoạch chăm sóc). 
Bước 3: Thực hiện. 
Bước 4: Ðánh giá. 
2.1. Nhận định (đánh giá ban đầu). 
- Người điều dưỡng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. 
- Thu thập thông tin, dữ kiện về tình trạng bệnh, sức khỏe hiện tại, 
nhu cầu để đưa ra chẩn đoán. Muốn làm được như vậy người điều 
dưỡng cần phải: 
2.1.1 Phỏng vấn bệnh nhân, người nhà: 
- Nói chuyện, giao tiếp với bệnh nhân. 
- Hỏi bệnh là một nghệ thuật đòi hỏi người điều dưỡng phải có kiến 
thức, khả năng phán đoán, sự khéo léo tế nhị, có kinh nghiệm và 
nhạy bén. 
- Nguyên tắc khi hỏi bệnh nhân: 
Sức khỏe 
+ Ðặt câu hỏi, lắng nghe bệnh nhân (nghe nhiều hơn hỏi bệnh). 
+ Quan sát nét mặt, thái độ, cử chỉ, điệu bộ... (Sử dụng tất cả các 
giác quan để quan sát). 
+ Lưu ý các đề nghị, yêu cầu của người bệnh (nhu cầu). 
- Dựa vào người nhà bệnh nhân (nếu bệnh nhân hôn mê, trẻ nhỏ, 
tâm thần). 
- Dựa vào chẩn đoán của bác sĩ (ở phòng khám cáp cứu, khoa điều 
trị). 
2.1.2 Khám thực thể. 
- Tùy thuộc vào tình trạng, thể chất, tâm hồn của người bệnh trong 
và sau khi thực hiện kế hoạch chăm sóc. 
- Khám thực thể nhằm xác định chức năng về thể chất của người 
bệnh (tình trạng bệnh). 
• Người điều dưỡng sử dụng 4 giác quan: 
+ 
Nhìn: 
Nhìn sự biểu lộ trên nét mặt. 
 Tư thế nằm trên giường 
Màu sắc da, vết thương. 
Kiểu thở, mức độ tỉnh táo 
Quan sát tình trạng vệ sinh cá nhân 
+ Nghe: Giọng nói, tiếng thở, lời phàn nàn 
+ Sờ: Ðếm mạch 
 Cảm giác nhiệt độ của da 
Sự đàn hồi của da 
Sức khỏe 
(Véo da) tìm dấu hiệu mất nước 
Da ẩm ướt, nhớp nháp, vã mồ hôi 
Da khô 
+ 
Ngửi: 
Mùi nước tiểu 
 Mùi phân 
Mùi dịch dẫn lưu 
Mùi hơi thở ra 
Ðánh giá tình trạng toàn thân bệnh nhân từ đầu đến chân. 
Sau khi phỏng vấn thu thập thông tin, theo dõi khám thực thể, dựa 
vào sự vận dụng kiến thức giải phẫu sinh lý, triệu chứng, bệnh học, 
điều dưỡng tổng hợp, phân tích đưa ra chẩn đoán điều dưỡng (Chẩn 
đoán chăm sóc). 
2.1.3 Chẩn đoán điều dưỡng. 
- Giai đoạn nhận định kết thúc bằng chẩn đoán điều dưỡng. 
- So sánh sự khác nhau giữa chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán 
điều trị điếu dưỡng. 
Chẩn đoán điều trị Chẩn đoán điều dưỡng 
Mô tả một quá trình bệnh riêng 
biệt mà nó cũng giống nhau đối 
với tất cả bệnh nhân 
- Hướng tới xác định bệnh 
- Duy trì không thay đổi trong 
suốt thời gian ốm 
- Mô tả sự phản ứng đối với một 
bệnh của bệnh nhân mà nó khác 
nhau ở mỗi người. 
- Hướng tới một cá nhân người 
bệnh 
- Thay đổi khi phản ứng của 
bệnh nhân thay đổi
Sức khỏe 
- Bổ sung cho chẩn đoán chăm 
sóc 
- Chỉ dẫn hành động chăm sóc 
độc lập 
bệnh nhân thay đổi. 
- Bổ sung cho chẩn đoán điều trị 
- Chỉ dẫn việc điều trị mà người y 
tá có thể tiến hành. 
Chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán điều trị liên quan và bổ sung 
cho nhau. 
2.2. Yêu cầu chăm sóc (lập kế hoạch chăm sóc) 
2.2.1. Xác định vấn đề ưu tiên: 
- Ðe dọa tính mạng người bệnh (cấp cứu, khó thở, điện giật...). 
- ẢNH HƯỜNG đến sự an toàn của người bệnh. 
2.2.2 Xác định mục tiêu hành động: 
- Mục tiêu phải tập trung vào bệnh nhân 
- Mục tiêu phải trình bày chính xác. 
- Nhất thiết phải dùng động từ chỉ hành động. 
2.2.3 Lựa chọn hành động chăm sóc. 
- Hành động chăm sóc phải phối hợp với chỉ định điều trị. 
- Hành động chăm sóc phải phù hợp với chế độ chính sách của bệnh 
viện (Bảo hiểm y tế). 
- Hành động chăm sóc phải truyền đạt tới bệnh nhân. 
2.2.4 Viết kế hoạch chăm sóc. 
- Viết kế hoạch chăm sóc có tính chất bắt buộc người điều dưỡng 
phải xem xét lại kế hoạch theo từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện 
những gì đề ra có đúng mục tiêu hay không? 
Sức khỏe 
- Nó minh họa cho sự chăm sóc toàn diện từ lúc vào cho đến khi ra 
viện. 
- Khi viết kế hoạch chăm sóc phải đặt câu hỏi: Cái gì? Tại SAO? LÀM 
NHƯ THẾ NÀO? Ở ÐÂU? Ai làm? Làm khi nào? 
- Viết đơn giản dễ hiểu cho tất cả các nhân viên khác. 
+ Ngày, tháng 
+ Viết đúng động từ hành động 
Thí dụ: 
Ðo lượng nước tiểu 
Chườm lạnh 
Ðo nhiệt độ, mạch, huyết áp 
Thay đổi tư thế 
+ Nội dung của y lệnh chăm sóc: 
Hoạt động gì? 
Thực hiện như thế nào? 
+ Trong thời gian nào? 
Thí dụ: 3 giờ/1ần; 15 phút/1lần; sáng, chiều 
+ Người điều dưỡng viết y lệnh và người điều dưỡng thực hiện phải 
ký tên 
Kết luận: Viết kế hoạch chăm sóc có tác dụng: 
- Giám sát các hành động của nhân viên. 
- Truyền đạt tới nhân viên khác về tình hình bệnh nhân. 
- Tiết kiệm thời gian. 
Sức khỏe 
- Nhân viên biết việc phải làm. 
- Nâng cao hiệu quả chăm sóc. 
2.3 Thực hiện kế hoạch chăm sóc 
- Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc phối hợp với nhân viên y tế khác, 
với bệnh nhân, với người nhà bệnh nhân. 
- Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc người điều dưỡng luôn luôn nhận 
định bệnh nhân kể cả sự phản hồi của việc chăm sóc. 
+ Thực hiện các mệnh lệnh điều trị của bác sĩ (tiêm, uống, thay 
băng...) 
+ Thực hiện các kế hoạch liên quan đến nhu cầu của người bệnh. 
+ Kế hoạch chăm sóc phải theo dõi hàng ngày, giờ... 
+ Phải phù hợp với phương tiện, trang thiết bị hiện có và nhân lực 
của khoa. 
- Hành động chăm sóc phải được thực hiện với trách nhiệm cao và 
mỗi điều dưỡng viên phải chịu trách nhiệm về công tác của mình 
làm. 
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch chăm sóc thấy có gì bất thường 
phải báo ngay bác sĩ để phối hợp điều trị và chăm sóc tất hơn. 
2.4 Ðánh giá. 
- Kế hoạch chăm sóc là phương tiện đánh giá sự hoàn thành các 
mục tiêu đề ra. 
- Kết quả của kế hoạch chăm sóc là ở chỗ tình trạng bệnh nhân khá 
hơn. 
- Lập được kế hoạch chăm sóc, thực hiện mà không có sự đánh giá 
sẽ không thể nâng cao được chất lượng chăm sóc. 
- Có đánh giá mới biết được mức độ tốt, chưa tốt để có kế hoạch 
thay đổi cho phù hợp những ngày, giờ sau. 
Sức khỏe 
Khoa............ 
Phòng.......... 
Giường........ 
KẾ HOẠCH CHĂM sóc 
Họ tên bệnh nhân: 
Chẩn đoán: 
Tuổi: 
Ngày 
tháng 
Nhận 
định 
Kế hoạch chăm 
sóc 
Thực 
hiện 
Ký 
tên 
Ðánh giá 
Sức khỏe 
ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 
KHỬ KHUẨN VÀ TIỆT KHUẨN 
1. sơ đồ quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn 
dụng cụ 
vô khuẩn, 
dụng cụ 
sạch tại 
khoa 
phòng 
Bệnh nhân Buồng cọ 
rửa dụng 
cụ Buồng bệnh 
Buồng vô 
khuẩn 
Buồng tiệt 
khuẩn 
Kho dụng 
cụ vô 
khuẩn, 
dụng cụ 
sạch 
2. Tẩy uế 
Ðịnh nghĩa: Là quá trình xứ lý cho các vật dụng vệ sinh trở nên an 
toàn hơn (sạch hơn) trước khi cọ rửa. 
Quy trình tẩy uế: 
- Ðeo găng tay bảo hộ. 
- Tráng các vật dụng bằng nước lạnh. 
- Ngâm các vật dụng trong dung dịch tẩy chlorin trong 10 phút. 
- Lấy các vật dụng ra và tráng ngay bằng nước lạnh để tránh sự ăn 
mòn dụng cụ. 
- Cọ rửa, làm vệ ... h động: 
- Ngay lập tức dùng bàn tay bịt kín miệng vết thương 
6 
Sức khỏe 
- ĐẶT NẠN NHÂN Ở tư thế nửa nằm ngửa ngồi nghiêng về phía bên 
phổi bị thương để bên phổi lành hoạt động được thuận lợi. Dùng gối 
hoặc đệm hay quần ÁO GẤP LẠI ÐỂ Ở LƯNG, VÀ đầu. 
- Nhẹ nhàng dặt một miếng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch lên trên 
miệng vết thương. 
- Phủ lên trên miếng gạc hoặc miếng vải một miếng giấy bóng. 
- Dùng băng dính dán các mép của miếng giấy bóng vào da. 
- Dùng băng cuộn băng ép lại 
- Nếu vết thương có lỗ vào và lỗ ra thì phải kiểm tra và có thể phải 
băng kín cả 2 vết thương. 
- Nếu nạn nhân vẫn thở bình thường nhưng bị bất tỉnh thì ÐẶT NẠN 
NHÂN Ở TƯ THẾ HỒI PHỤC, BÊN PHỔI LÀNH Ở PHÍA trên. 
- Phòng chống và xử trí xốc (xem bài cấp cứu sốc). 
- Kiểm ra tần số mạch nhịp thở và mức độ tỉnh táo 10 phút/lần. Phát 
hiện kịp thời dấu hiệu chảy máu trong. 
Hình 176. Băng kín vết thương ngực hở. 
- Chuyển nạn nhân tới ngay bệnh viện. Phải coi đây là một cấp cứu 
ưu tiên. Trong khi vận chuyển vẫn phải theo dõi sát nạn nhân, giữ 
nạn nhân ở tư thế đúng và xử trí những diễn biến xảy ra. 
Trường hợp vẫn còn dị vật 
- Không được rút dị vật ra. 
- Bịt kín vết thương bằng cách ép mép vết thương sát với dị vật. 
- Ðặt gạc hoặc miếng vải xung quanh dị vật. 
- Ðặt một vành khăn lên trên vết thương sau đó băng kín lại như vết 
thương không có dị vật. 
- Chăm sóc và theo dõi tiếp theo như đã nêu ở trên. 
7 
Sức khỏe 
3.2. Sơ cứu vết thương giập lồng ngực. 
- Băng bó vết thương bề mặt nếu có. 
- Băng ép tay bên bị thương hoặc cả 2 tay nếu cả hai lồng ngực đều 
bị tổn thương vào ngực nạn nhân (khi băng để nguyên cả áo). Băng 
ép chặt vừa đủ (thắt nút khi thở ra). Nhưng nếu các xương sườn gãy 
thì không được băng ép chặt quá vì có thể làm đầu xương sườn 
chọc vào phổi. 
- Ðặt nạn nhân nằm tư thế như trường hợp bị vết thương đâm xuyên. 
- Phòng chống và xử trí sốc nếu xảy ra (xem bài cấp cứu sốc). 
- Chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện. 
Hình 1 77. Buộc tay vào ngực khi bị giập lồng ngực. 
3.3. Sơ cứu vết thương có mảng sườn di dộng. 
Vấn đề chính của vết thương ngực có gãy nhiều xương sườn là làm 
nạn nhân rất khó thở và đau. Hơn nữa đầu của các xương sườn gãy 
có thể làm thủng hoặc rách màng phổi và phổi và gây nên tràn khí 
dưới da và tràn khí màng phổi gây chèn ép phổi và nếu các xương 
sườn gãy liền nhau và gãy thành nhiều mảnh thì sẽ tạo thành mảng 
sườn di động và gây nên "hô hấp đảo ngược". Mảng sườn này di 
động ngược chiều với phần còn lại của thành ngực làm cho hô hấp 
không hữu hiệu và gây nên xẹp bên phổi tổn thương. 
Mảng sườn di động vào trong khi thở vào và ra ngoài khi thở ra. 
Phần còn lại của thành ngực di động ra ngoài khi thở vào và vào 
trong khi thở ra. 
Hình 178. Vết thương có mảng sườn di động gây nhịp thở đảo ngược 
Khi gặp một nạn nhân bị vết thương thành ngực có mảng sườn di 
động ta phải nhanh chóng cố định thành ngực nạn nhân. 
Cách cố định: 
8 
Sức khỏe 
- ÁP MỘT vật chắc như một tấm vải gấp lại (hoặc dùng một gói nhỏ) 
lên trên phần bị tổn thương của thành ngực rồi dùng băng cuộn băng 
chặt lại (H. 179). 
- Hoặc buộc tay nạn nhân vào ngực. 
- Hoặc dùng băng dính to bản giữ mảng sườn di động vào phần còn 
lại của thành ngực. 
Với sự cố định này sẽ giúp nạn nhân tự thở dễ dàng, và hô hấp sẽ 
hữu hiệu hơn. 
Sau khi cố định đặt nạn nhân nằm tư thế nào mà nạn nhân cảm thấy 
thoải mái nhất. Thường là đặt nạn nhân nằm tư thế nửa nằm nửa 
ngồi, nghiêng về bên bị tổn thương dùng gối hoặc đệm để ở ÐẦU VÀ 
LƯNG. 
Ðề phòng và xử trí sốc và nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh 
viện. 
Hình 179. Cố định thành ngực bằng một gối mỏng và băng cuộn 
Trong khi chờ đợi và trên đường vận chuyển phải theo dõi sát nạn 
nhân, xử trí và chăm sóc kịp thời những diễn biến xảy ra. 
4. SƠ Cứu VếT THưƠNG ở ÐầU. 
CHẤN THƯƠNG Ở đầu là chấn thương thường gặp do các nguyên 
nhân: 
Tai nạn lao động, giao thông, sinh hoạt hoặc do hỏa khí gây tổn 
thương rất phức tạp, đa dạng. Trong bài này chỉ đề cập vấn đề sơ 
cứu vết thương rách da đầu và vết thương vỡ sọ. 
4.1. Dấu hiệu và triệu chứng 
- Rách da đầu gây chảy nhiều máu. 
- Có thể thấy não phòi ra ngoài. 
- Nạn nhân tỉnh táo hoặc nửa tỉnh nửa mê hoặc hôn mê. 
9 
Sức khỏe 
- CÓ THỂ CÓ rối loạn hô hấp, khó thở, xuất tiết nhiều đờm dãi... 
4.2. Xử trí cấp cứu. 
4.2.1. Trường hợp rách da đầu gây chảy nhiều máu 
- ÉP CHẶT 2 mép vết thương lại với nhau để cầm máu sơ bộ. 
- Cắt tóc xung quanh vết thương 
- Ðặt gạc hoặc bông vô khuẩn lên trên vết thương rồi dùng băng 
cuộn băng ép lại. Nếu có điều kiện thì dùng kẹp agraf để bấm 2 mép 
vết thương lại với nhau sau đó băng lại. 
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế để xử trí tiếp.. 
4.2.2. Trường hợp vỡ xương sọ có não phòi ra ngoài 
- Không được bôi lên não bất kỳ thứ thuốc gì 
- Phủ lên phần não phòi ra một miếng gạc vô khuẩn. 
- Nếu có điều kiện thì đặt một vành khăn xung quanh tổ chức não 
phòi ra rồi dùng băng cuộn băng lại. 
- Nếu không dùng vành khăn thì chỉ được băng lỏng để tránh gây 
chèn ép não. 
Chú ý: 
- Nếu nạn nhân không tỉnh táo, lơ mơ hoặc mê man thì cần chuyển 
ngay nạn nhân tới bệnh viện. 
- Nếu nạn nhân có xuất tiết đờm dãi thì phải hút sạch đờm dãi, làm 
thông đường hô hấp. 
- Ðặt nạn nhân nầm tư thế thoải mái an toàn. Nếu tình TRẠNG NẠN 
NHÂN CHO PHÉP THÌ NÊN ÐẶT NẠN NHÂN Ở tư thế đầu cao, đầu 
nghiêng về bên lành. 
- Theo dõi sát tình trạng nạn nhân 10 phút/1ần. 
10 
Sức khỏe 
ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 
SƠ CỨU BỎNG 
Có nhiều nguyên nhân gây nên bỏng như bỏng do lửa, do hơi nóng, 
hóa chất và các tia... Vết thương bỏng có thể làm chết người hoặc để 
lại những di chứng nặng nề như mất chức năng vận động, biến dạng 
mất thẩm mỹ. 
Tình trạng của cơ thể khi bị bỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố: 
- Độ sâu của bỏng. 
- Diện tích của vết bỏng. 
- Vị trí vết bỏng trên cơ thể. 
1. độ sâu của vết bỏng 
Bỏng được phân loại theo độ sâu thành 3 độ: 
1.1 ĐỘ I: BỎNG bề mặt: 
Trường hợp này chỉ lớp ngoài cùng da bị tổn thương làm cho da nơi 
bị bỏng đỏ ửng lên và đau rát do đầu mút đây thần kinh bị kích thích. 
Loại bỏng này thường lành hẳn sau 3 ngày. 
1.2. ĐỘ II: Bỏng một phần da: 
Trường hợp này thì lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì bị tổn 
thương, các túi phỏng nước được hình thành, nếu các túi phỏng 
nước được hìnhthành, nếu các túi phỏng nước vỡ ra sẽ để lộ một bề 
mặt màu hồng và cũng rất đau. Nếu được giữ sạch vết bỏng sẽ tự 
lành sau khoảng 1-4 tuần không cần điều trị gì mà cũng không để lại 
sẹo hoặc sẹo nhưng không đáng kể. Nhưng tổ chức da sau khi lành 
vết bỏng có thể đỏ trong MỘT THỜI GIAN DÀI HƠN. NẾU BỎNG 
1 
Sức khỏe 
ÐỘ II bị nhiễm khuẩn thì lớp da dưới sẽ bị phá hủy và bỏng độ II 
CHUYỂN THÀNH BỎNG ÐỘ III. 
1.3. Ðộ III 
Bỏng toàn bộ các lớp da: Toàn bộ các lớp da đều bị tổn thương bao 
gồm cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Vết bỏng trắng nhợt hoặc xám 
ìại, khô cứng và mất cảm giác (không đau) và các đầu nút dây thần 
kinh bị phá hủy. 
Trong trường hợp bỏng rất nặng toàn bộ các lớp da thì lớp mỡ dưới 
da cũng có thể bị phá hủy và để lộ phần cơ. 
Khi bị bỏng toàn bộ các lớp của da thì vết bỏng chỉ được lành dần từ 
phía bờ các vết bỏng và các vết bỏng rất dễ bị nhiễm khuẩn do vậy 
thời gian lành vết bỏng thường kéo dài rất lâu. 
Ðộ sâu của một vết bỏng nhiều khi không đều nhau vì độ sâu của 
các vết bỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ hóa chất... và thời gian 
mà nhiệt độ hoặc hóa chất tác động lên da. Da có xu hướng giữ nhiệt 
và quần áo bị đốt cháy thành than làm cho vết thương trở nên nặng 
nề hơn, do đó việc sử dụng quá nhiều nước để rửa vết bỏng khi mà 
vết bỏng vừa mới xảy ra (trong vòng 30 phút khi xảy ra tai nạn) sẽ có 
tác dụng làm giảm ÐỘ SÂU CỦA BỎNG. 
2. diện tích VếT BỏNG. 
Có nhiều cách để ước tính diện tích vết bỏng nhưng thông thường 
diện tích vết bỏng được tính toán bằng cách sử dụng quy tắc số 9. 
ủa vết bỏng với các dịch của cơ thể phục thuộc vào phần. TRĂM 
ảnh hưởng của vết bỏng với các dịch của cơ thể phụ thuộc vào phần 
trăm diện tích bỏng so với diện tích cơ thể. Bỏng càng rộng thì càng 
nguy hiểm hơn vì bỏng càng rộng càng gây mất nhiều dịch của cơ 
thể, gây đau nhiều hơn, dễ bị sốc và nhiễm khuẩn. Ðối với người lớn 
nếu bỏng từ 15% trở lên và trẻ em từ 10% trở lên phải được coi là 
bỏng nặng và phải được chuyển tới bệnh viện. 
Hình 215. Cách tính diện tích vết bỏng 
2 
Sức khỏe 
3. Vị TRí VếT BỏNG TR? CƠ THể. 
BỎNG Ở NHỮNG vùng khác nhau cũng có ý nghĩa rất lớn đối với 
tính mạng và quá trình hồi phục. 
Ví dụ: 
- Bỏng ở vùng mặt, cổ có thể gây phù nề chèn ép đường thở dễ bị 
sẹo xấu và sự biến dạng 
- BỎNG Ở MẮT có thể dẫn đến mù 
- BỎNG Ở BÀN tay hoặc vùng các khớp có thể dẫn đến co cứng, 
mất hoặc giảm chức năng hoạt động... 
- Bỏng vùng lưng, vùng hậu môn sinh dục và những vùng gần hậu 
môn sinh dục thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, kéo dài thời gian 
lành vết bỏng. 
- Nếu nạn nhân hít phải khói, hơi nóng thì có thể gây bỏng đường hô 
hấp làm phù nề đường hô hấp, gây tắc nghẽn dẫn đến suy hô HẤP 
VÀ RẤT DỄ DẪN ÐẾN VIÊM PHỔI... 
4. CHĂM SóC CấP CứU BỏNG NóI CHUNG. 
4.1. Dập tắt lửa đang cháy trên quần áo và làm mát vết bỏng. 
Ðây là việc làm trước hết để tránh cho nạn nhân bị bỏng sâu và rộng 
thêm. 
- Dùng nước hoặc cát để dập tắt lửa, hoặc có thể dùng áo khoác, 
chăn, vải bọc kín chỗ đang cháy để dập lửa (không dùng vải nhựa, ni 
lông để dập lửa). 
- Xé bỏ phần quần áo đang cháy âm ỉ hoặc bị thấm đẫm nước nóng, 
dầu hay các dung dịch hóa chất nếu ngay sau đó không có nước 
lạnh để dội vào vùng bỏng. 
- Bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên. Với những vết bỏng 
ở táy có thể để cho nước từ vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng 
bỏng hoặc ngâm phần chi bị bỏng trong nước lạnh lên vùng bỏng 
3 
Sức khỏe 
nhưng phải thay thường xuyên 3-4 phút một lần cho đến khi nào nạn 
nhân thấy đỡ đau rát. 
- Tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng nhẫn 
trước khi vết bỏng sưng nề. 
- Che phủ vùng bỏng bằng gạc, vải vô khuẩn nếu có hoặc bằng gạc 
hoặc vải sạch. 
Chú ý: Ðừng bao giờ: 
- Dùng nước đá để làm mát vết bỏng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào 
trong nước. 
- Tháo bỏ quần áo bị cháy đã được làm mát 
- Sờ mó vào vết bỏng 
4.2. Phòng chống sốc. 
- ĐẶT NẠN NHÂN Ở tư thế nằm 
- Ðộng viên an ủi nạn nhân 
- Cho nạn nhân uống nước vì nạn nhân rất khát nhất là khi phải 
chuyển nạn nhân đi xa. 
Chú ý: 
- Chỉ cho nạn nhân uống nước khi nạn nhân tỉnh táo, không bị nôn và 
không có những chấn thương khác. 
- Dung dịch cho uống: Nếu có điều kiện nên pha dung dịch sau để 
cho nạn nhân uông. 
Pha vào 1 lít nước: 
+ 1/2 thìa cà phê muối ăn 
+ 1/2 thìa cả phê muối na tri bicarbonat 
2-3 thìa cà phê đường hoặc mật ong, nước cam, chanh ép. 
4 
Sức khỏe 
Nếu không có điều kiện để pha dung dịch trên thì có thể cho nạn 
nhân uống nước chè đường, nước trái muối, đường hoặc oreson. 
- Dùng thuốc giảm đau cho nạn nhân. Dùng aspirin 
Khi dùng thuốc giảm đau phải chú ý nếu nghi ngờ nạn nhân có 
CHẤN THƯƠNG BÊN TRONG THÌ không được dùng thuốc giảm 
đau, an thần mạnh. 
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở điều trị càng sớm càng 
tốt. 
4.3. Duy trì đường hô hấp. 
Nạn nhân bị bỏng vùng mặt cổ, nhất là khi bị kẹt trong nhà BỊ CHÁY 
MÀ Ở ÐÓ CÓ DẦU, đồ đạc, bàn ghế, đang bốc cháy... thì sẽ nhanh 
chóng bị phù mặt và cổ và các biến chứng của đường hô hấp do hít 
phải khói hơi. Những trường hợp này phải ưu tiên số 1 và phải được 
chuyển tới bệnh viện ngay. Nhưng trong khi chờ đợi phải theo dõi sát 
nạn nhân và phải đảm bảo sự thông thoát đường hô hấp (giữ tư thế 
đúng hoặc có thể đặt một canul vào mũi hoặc miệng nạn nhân, có 
trường hợp phải mở khí quản...) 
4.4. Phòng chống nhiễm khuẩn. 
Bản thân vết bỏng là vô khuẩn. Do vậy khi cấp cứu bỏng phải rất 
thận trọng để tránh vết bỏng bị nhiễm bẩn: không dùng nước không 
sạch để dội hoặc đắp vào vết bỏng và có điều kiện người cấp cứu 
nên rửa tay sạch và tránh động chạm vào vết bỏng. 
4.5. Băng vết bỏng. 
- Không dược bôi dầu mỡ, dung dịch cồn ngay cả kem kháng sinh 
vào vết bỏng. 
- Không được chọc phá các túi phỏng nước 
- Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng 
- Nếu có điều kiện thì phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn nếu không thì 
dùng vải càng sạch càng tốt. 
5 
Sức khỏe 
- Vết bỏng sẽ chảy rất nhiều dịch nên trước khi dùng băng co giãn để 
băng vết bỏng lại thì phải đệm một lớp bông thấm nước lên trên gạc 
hoặc vải phủ vết bỏng. 
Chú ý: Nếu không có băng co giãn thì chỉ được băng lỏng vùng bỏng 
để đề phòng khi vết bỏng sưng nề gây chèn ép. 
- Nếu bỏng bàn tay thì có thể cho bàn tay vào một túi nhựa rồi băng 
lỏng cổ tay, làm như vậy sẽ cho phép nạn nhàn vẫn cử động được 
các ngón tay một cách dễ dàng vừa tránh làm bẩn vết bỏng. 
- Nếu vết bỏng ở cổ tay hoặc chân thì trước hết phủ vết bỏng bằng 
gạc vô khuẩn hoặc vải sạch sau đó cho vào một túi nhựa. Có thể đặt 
nẹp cố định chi bị bỏng, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng 
phải nâng cao chi bị bỏng để chống sưng nề các ngón chân, ngón 
tay và phải khuyên nạn nhân vận động sớm các ngón chân, ngón tay 
nếu có thể được. 
5. cấp cứu một số TRườNG HợP BỏNG đặC BIệT. 
5.1. Bỏng điện 
Ðiện giật hoặc sét đánh có thể gây bỏng rất sâu, một số bệnh nhân bị 
bỏng điện thì cơ thể cũng bị ngừng tim do dòng diện đánh vào tim do 
vậy phải tiến hành cấp cứu ngừng tim ngay nếu nạn nhân bị ngừng 
tim rồi mới sơ cứu vết bỏng sau. Nhưng trước khi tiến hành vết bỏng 
phải: 
- Ngắt điện 
- Nếu không thể ngắt điện được thì phải gỡ nạn nhân ra khỏi sự tiếp 
xúc với điện (phải dùng vật cách điện: Cao su, gậy gỗ khô để gỡ 
hoặc kéo nạn nhân). 
- Khi sơ cứu vết bỏng xong phải nhanh chóng chuyển nạn nhân tới 
ngay bệnh viện vì những bệnh nhân bị điện giật rất dễ có rối loạn về 
tim mạch. 
5.2. Bỏng hóa chất 
6 
Sức khỏe 
Một số loại hóa chất như acid, kiềm mạnh hoặc iod, phospho dùng 
trong công nghiệp hoặc vôi mới tôi có thể gây nên tổn thương bỏng 
nặng và làm nạn nhân rất đau đớn; với những loại bỏng nặng và làm 
nạn nhân rất đau đớn với những loại bỏng do hóa chất phải: 
- Rửa ngay, rửa liên tục bằng nước càng nhiều càng tốt, nếu không 
các tổ chức ở vùng bỏng sẽ bị hoại tử hoàn toàn. 
Nếu xác định được nguyên nhân gây bỏng là do acid thì rửa vết bỏng 
bằng nước :ó pha bicarbonat. Nếu bỏng là do kiềm thì rửa bằng 
nước có pha giấm, chanh. Nhưng nếu bỏng mắt do hóa chất chỉ 
được rửa bầng nước bình thường. Nếu trong mắt vẫn còn những hạt 
vôi nhỏ thì phải rửa mạnh để làm bật những hạt vôi đó ra. 
- Phải tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất. Khi tháo phải lưu ý bảo 
vệ tay của người làm động tác đó (không dùng tay trần để tháo). 
- Nếu vết bỏng chảy nhiều máu thì phải xử trí như một vết thương 
chảy máu. 
- Chuyển ngay nạn nhân tới cơ sở điều trị. 
Cấp cứu bỏng thì đơn giản không rắc rối phức tạp nhưng đòi hỏi phải 
cấp cứu khẩn trương, linh hoạt. Người cấp cứu thành thạo có thể 
tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm cho nạn nhân. 70% số ca 
bỏng mà được giữ sạch thì sẽ lành tự nhiên. Nhiều ca bỏng nặng, 
bỏng rộng nhưng được cứu sống và để lại di chứng không đáng kể 
nhờ có sự cấp cứu và chăm sóc cấp cứu ban đầu tốt. 
7 

File đính kèm:

  • pdfdieu_duong_co_ban.pdf