Khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi tại vùng nông thôn khu vực phía Nam

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Dân số người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng trong những thập niên sắp tới. Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm thiểu các gánh nặng bệnh tật cho NCT. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu tìm hiểu về khả năng tiếp cận dịch vụ CSSKBĐ của NCT tại khu vực phía Nam. Mục tiêu: Xác định khả năng tiếp cận dịch vụ CSSKBĐ của NCT tại vùng nông thôn khu vực phía Nam. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre vào năm 2013. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 520 NCT dựa trên bộ câu hỏi thiết kế sẵn và phỏng vấn sâu các nhóm đối tượng là trưởng trạm và nhân viên trạm y tế xã. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 16; p <0,05 được="" chọn="" làm="" mức="" ý="" nghĩa="" thống="" kê.="" kết="" quả:="" có="" 27%="" nct="" trên="" 80="" tuổi="" và="" gần="" 70%="" là="" phụ="" nữ;="" 12,2%="" nct="" mù="" chữ;="" 14,7%="" sống="" một="" mình;="" 73,4%="" mắc="" ít="" nhất="" một="" bệnh="" mạn="" tính;="" 15,8%="" có="" hạn="" chế="" vận="" động="" và="" 79%="" gặp="" vấn="" đề="" về="" sức="" khỏe="" trong="" 4="" tuần="" qua.="" đối="" với="" việc="" sử="" dụng="" các="" dịch="" vụ="" cssk,="" 34,3%="" nct="" có="" đi="" khám="" sức="" khỏe="" tổng="" quát;="" 77,6%="" có="" khám="" theo="" dõi="" bệnh="" mạn="" tính,="" trong="" đó="" gần="" một="" nửa="" có="" theo="" dõi="" định="" kỳ="" hoặc="" theo="" lịch="" hẹn="" của="" bác="" sỹ;="" 30,7%="" đi="" khám="" khi="" có="" vấn="" đề="" về="" sức="" khỏe.="" các="" yếu="" tố="" bao="" gồm="" trình="" độ="" học="" vấn,="" kiến="" thức="" về="" chăm="" sóc="" sức="" khỏe,="" thu="" nhập,="" bảo="" hiểm="" y="" tế,="" tự="" đánh="" giá="" tình="" trạng="" sức="" khỏe="" bản="" thân="" của="" nct="" có="" mối="" liên="" quan="" có="" ý="" nghĩa="" thống="" kê="" với="" việc="" sử="" dụng="" các="" loại="" dịch="" vụ="" chăm="" sóc="" sức="" khỏe.="" kết="" quả="" khảo="" sát="" trạm="" y="" tế="" cho="" thấy="" các="" dịch="" vụ="" csskbđ="" cho="" nct="" còn="" thiếu,="" chất="" lượng="" của="" các="" dịch="" vụ="" hiện="" có="" cũng="" không="" đáp="" ứng="" được="" một="" cách="" có="" hiệu="" quả="" do="" sự="" hạn="" chế="" về="" nguồn="" nhân="" lực,="" kinh="" phí,="" trang="" thiết="" bị="" và="" sự="" xuống="" cấp="" của="" một="" số="" cơ="" sở.="" kết="" luận:="" dịch="" vụ="" csskbđ="" cho="" nct="" thiếu="" cả="" về="" số="" lượng="" và="" chất="" lượng,="" ảnh="" hưởng="" không="" nhỏ="" đến="" khả="" năng="" tiếp="" cận="" của="" nct.="" một="" số="" yếu="" tố="" trong="" đó="" trình="" độ="" học="" vấn="" và="" tình="" trạng="" bảo="" hiểm="" y="" tế="" có="" mối="" liên="" quan="" mạnh="" với="" việc="" sử="" dụng="" các="" dịch="" vụ="" chăm="" sóc="" sức="" khỏe="" của="">

pdf 7 trang yennguyen 3140
Bạn đang xem tài liệu "Khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi tại vùng nông thôn khu vực phía Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi tại vùng nông thôn khu vực phía Nam

Khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi tại vùng nông thôn khu vực phía Nam
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 500 
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE  
BAN ĐẦU CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI VÙNG NÔNG THÔN  
KHU VỰC PHÍA NAM 
Nguyễn Thúy Ngọc*, Nguyễn Ngọc Duy* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Dân số người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam được dự báo sẽ gia tăng nhanh chóng trong những 
thập niên sắp tới. Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm thiểu các 
gánh nặng bệnh tật cho NCT. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu tìm hiểu về khả năng tiếp cận dịch vụ 
CSSKBĐ của NCT tại khu vực phía Nam. 
Mục tiêu: Xác định khả năng tiếp cận dịch vụ CSSKBĐ của NCT tại vùng nông thôn khu vực phía Nam. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến 
Tre vào năm 2013. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 520 NCT dựa trên bộ câu hỏi thiết kế 
sẵn và phỏng vấn sâu các nhóm đối tượng là trưởng trạm và nhân viên trạm y tế xã. Số liệu được nhập bằng 
phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 16; p <0,05 được chọn làm mức ý nghĩa thống kê. 
Kết quả: Có 27% NCT trên 80 tuổi và gần 70% là phụ nữ; 12,2% NCT mù chữ; 14,7% sống một mình; 
73,4% mắc ít nhất một bệnh mạn tính; 15,8% có hạn chế vận động và 79% gặp vấn đề về sức khỏe trong 4 tuần 
qua. Đối với việc sử dụng các dịch vụ CSSK, 34,3% NCT có đi khám sức khỏe tổng quát; 77,6% có khám theo dõi 
bệnh mạn tính, trong đó gần một nửa có theo dõi định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sỹ; 30,7% đi khám khi có vấn 
đề về sức khỏe. Các yếu tố bao gồm trình độ học vấn, kiến thức về chăm sóc sức khỏe, thu nhập, bảo hiểm y tế, tự 
đánh giá tình trạng sức khỏe bản thân của NCT có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với việc sử dụng các loại 
dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Kết quả khảo sát trạm y tế cho thấy các dịch vụ CSSKBĐ cho NCT còn thiếu, chất 
lượng của các dịch vụ hiện có cũng không đáp ứng được một cách có hiệu quả do sự hạn chế về nguồn nhân lực, 
kinh phí, trang thiết bị và sự xuống cấp của một số cơ sở.  
Kết luận: Dịch vụ CSSKBĐ cho NCT thiếu cả về số lượng và chất lượng, ảnh hưởng không nhỏ đến khả 
năng tiếp cận của NCT. Một số yếu tố trong đó trình độ học vấn và tình trạng bảo hiểm y tế có mối liên quan 
mạnh với việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của NCT.  
Từ khóa: tiếp cận, dịch vụ CSSKBĐ, người cao tuổi, vùng nông thôn 
ABSTRACT 
ACCESS TO PRIMARY HEALTH CARE SERVICES BY OLDER PEOPLE IN RURAL AREAS 
OF SOUTHERN VIETNAM 
Nguyen Thuy Ngoc, Nguyen Ngoc Duy 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 500 – 506 
Background: The older population in Vietnam is projected to rapidly increase in the next decades. Primary 
health care (PHC) plays an important role in reducing disease burdens among older people. However, there have 
been few studies related on access to PHC services, especially by older people in southern Vietnam.  
Objectives: To measure the access to PHC services by older people and associated factors in rural areas of 
southern Vietnam. 
* Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: Ths.Bs. Nguyễn Thúy Ngọc  ĐT: 0989876176  Email: nguyenthuyngoc@ihph.org.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  501
Methods: A cross‐sectional study was conducted at Giong Trom district, Ben Tre province  in 2013. The 
study included a quantitative survey with structured questionnaire on 520 elderly and a qualitative interview on 
the heads and healthcare staff of four commune health stations. Epidata 3.1 software was used for data entry and 
SPSS16 was applied for data analysis. p <0.05 was considered as a statistical significance.  
Result: The propotion of older people in the age of 80 and above was 27%. Nearly 70% of older people were 
female, 12.2% were  illiteracy, 14.7% were  living alone, 73.4% had  suffered  from at  least one chronic disease, 
15.8% had somelimitations  in  their daily activities,and 79% had health  troubles within  the  last  four weeks.In 
terms of the utilisation of health care services, 34.3% of older people had general examination, 77.6% had chronic 
disease  follow‐up  examination  of  those  nearly  half  used  the  examination  regularly,  and  30.7%used  health 
examination services when having health troubles. Factors including educational levels, knowledge on health care, 
income,  health  insurance,  self‐evaluated  health  status  of  older  people  were  significantly  associated  with  the 
utilisation of health care services. Results  from commune health station surveys showed that PHC services  for 
older peole were inadequate and the quality of available services were low as a result of limitations of personnel, 
infrastructure and financial resources at several commune health stations.  
Conclusion: PHC services for older peole were inadequate in terms of both quantity and quality. That might 
influence  the  access  to  health  care  services  by  older  people.  Some  associated  factors  were  found  in  which 
educational  levels and health  insurance status had strongly significant associations with  the use of health care 
services by older peole.  
Keywords: access, primary health care, older people, rural areas 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Dân số người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam 
ngày càng gia tăng nhanh chóng trong những 
thập niên gần  đây. Tỷ  lệ NCT  (từ 60  tuổi  trở 
lên)  chỉ  vào  khoảng  7,3%  vào  năm  1990  đã 
tăng  lên  8,4%  vào  năm  2010  và  ước  tính  lên 
đến 18,3% vào năm 2030(6). Việc di chuyển số 
người trong độ tuổi  lao động từ nông thôn ra 
thành  thị đã  làm  tăng  tỷ  lệ NCT sống ở vùng 
nông thôn và NCT sống neo đơn. Bên cạnh đó, 
trên  2/3  số NCT  sống  tại  các  khu  vực  nông 
thôn có trình độ học vấn thấp, điều kiện sống 
còn  nhiều  thiếu  thốn,  và mắc  các  bệnh mạn 
tính như tim mạch, tăng huyết áp, các bệnh về 
mắt,  cơ xương khớp  cũng như  các bệnh phổi 
mạn  tính(1,3).  Điều  này  làm  cho  nhóm dân  số 
NCT  ở nông  thôn  trở nên dễ  tổn  thương hơn 
so với các nhóm dân số khác. 
Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) đóng 
vai  trò  quan  trọng  trong  việc  làm  giảm  thiểu 
gánh nặng bệnh tật của NCT. CSSKBĐ ước tính 
có  thể  giảm  tới  70%  gánh  nặng  bệnh  tật  toàn 
cầu(8).Nhận thức được điều này, chính phủ Việt 
Nam  đã  ban  hành  Luật  Người  Cao  Tuổi  số 
16/2009‐L‐CTN quy định CSSKBĐ  là một  trong 
những  chiến  lược  chăm  sóc hàng  đầu  để nâng 
cao  sức khỏe NCT(7). Luật này  đã quy  định  rõ 
trách nhiệm của trạm y tế xã trong việc cung cấp 
các dịch vụ CSSKBĐ cho NCT bao gồm  truyền 
thông,  giáo  dục  sức  khỏe;  quản  lý  hồ  sơ  sức 
khỏe;  khám  sức  khỏe  định  kỳ  (phối  hợp  với 
bệnh viện hoặc trung tâm y tế huyện); chăm sóc 
sức  khỏe  tại  nhà  cho NCT  già  yếu,  tàn  tật;  và 
được ưu tiên khi khám bệnh tại trạm. 
Cho  đến  nay,  một  số  nghiên  cứu  về  khả 
năng  tiếp  cận  với dịch  vụ CSSKBĐ  được  thực 
hiện  tại Việt Nam  trên nhóm dân số nói chung 
đã cho thấy tỷ lệ sử dụng dịch vụ CSSKBĐ còn 
thấp. Nguyên nhân chủ yếu cản  trở người dân 
tiếp  cận  dịch  vụ CSSKBĐ  chính  là  chất  lượng 
dịch vụ  còn  thấp(5,6). Trước  thực  trạng  trên và 
trong  bối  cảnh  Luật  người  cao  tuổi  được  ban 
hành và có hiệu lực từ năm 2010, chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu này.  
Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định khả năng tiếp cận dịch vụ CSSKBĐ 
của NCT tại vùng nông thôn và các yếu tố  liên 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 502 
quan. Mục tiêu cụ thể: (1) Xác định các đặc điểm 
dân số học, tình trạng sức khỏe và kiến thức về 
chăm  sóc  sức khỏe  của NCT;  (2) Xác  định khả 
năng tiếp cận dịch vụ CSSKBĐ của NCT trên ba 
khía cạnh: khả năng sẵn có, khả năng chi trả và 
khả năng chấp nhận; và (3) Xác định các yếu tố 
liên  quan  đến  khả  năng  tiếp  cận  dịch  vụ 
CSSKBĐ của NCT.  
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên  cứu  cắt  ngang mô  tả  tiến  hành  tại 
huyện Giồng  Trôm,  tỉnh  Bến  Tre  vào  tháng  1 
năm  2013. Nghiên  cứu  sử dụng  phương  pháp 
khảo sát định lượng trên 520 NCT được lựa chọn 
theo phương pháp lấy mẫu phân tầng hai bậc tại 
bốn xã trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, phương 
pháp  khảo  sát  định  tính  cũng  được  sử  dụng 
trong nghiên cứu để  tìm hiểu về sự sẵn có của 
các dịch vụ CSSKBĐ cho NCT  tại  trạm y  tế xã 
cũng  như  những  thuận  lợi/khó  khăn  khi  triển 
khai/không triển khai các dịch vụ này.  
Khảo  sát  định  lượng  sử  dụng  bộ  câu  hỏi 
thiết kế  sẵn bao gồm  các  câu hỏi về  đặc  điểm 
dân  số  xã  hội  học,  kiến  thức  về  chăm  sóc  sức 
khỏe, tình trạng sức khỏe (có bệnh mạn tính, hạn 
chế vận  động,  có  các vấn  đề  sức khỏe  trong  4 
tuần qua), tình trạng sử dụng các dịch vụ chăm 
sóc  sức khỏe  (khám  sức khỏe  tổng quát, khám 
theo  dõi  bệnh mạn  tính,  khám  theo  dõi  bệnh 
mạn tính định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sỹ 
và khám khi có các vấn đề về sức khỏe) và tình 
trạng bảo hiểm y tế. Khảo sát định tính sử dụng 
bộ câu hỏi mở để phỏng vấn sâu các nhóm đối 
tượng là trưởng trạm y tế và nhân viên của trạm. 
Ngoài ra, một bảng kiểm được sử dụng để khảo 
sát về cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trạm y 
tế trong nghiên cứu. 
Số  liệu  sau khi  được  thu  thập  được nhập 
bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng 
phần mềm SPSS16. Thống kê mô  tả bao gồm 
bảng phân phối tần suất đối với biến định tính 
và  trung  bình  và  độ  lệch  chuẩn  đối  với  biến 
định  lượng.  Để  kiểm  tra mối  liên  quan  giữa 
khả năng sử dụng dịch vụ CSSKBĐ và các đặc 
điểm  của NCT,  sử  dụng  phép  kiểm  χ2  hoặc 
Fisher’s exact test. P <0,05 được chọn làm mức 
ý nghĩa thống kê.  
KẾT QUẢ‐BÀN LUẬN 
Đặc điểm dân số xã hội học của đối tượng 
tham gia nghiên cứu 
Bảng 1:Đặc điểm dân số xã hội học của NCT  
Đặc điểm của đối tượng Kết quả 
n % 
Tuổi (N=520) 
60-69 218 42,3 
70-79 156 30,7 
80+ 146 27,0 
Giới (N=520) 
Nam 156 30,7 
Nữ 364 69,3 
Trình độ học vấn (N=518) 
Mù chũ 63 12.2 
Có học 229 44.2 
Tiểu học 138 26,6 
≥ THCS 88 17,0 
Dân tộc (N=516) 
Kinh 510 99 
Khác 6 1 
Tôn giáo (N=518) 
Không 241 46,5 
Đạo Phật 221 42,7 
Hoà Hảo 44 8,5 
Khác 12 2,3 
Tình trạng hôn nhân (N=516) 
Độc thân 24 4,7 
Lập gia đình 241 46,7 
Ly dị/ly thân 3 0,6 
Goá chồng/goá vợ 248 48,0 
Tình trạng sống (N=518) 
Một mình 76 14,7 
Với vợ/chồng 69 13,3 
Với cháu 18 3,5 
Khác 355 68,5 
Tình trạng lao động (N=518) 
Không làm gì 257 49,6 
Nội trợ 62 12,0 
Làm nghề nông 115 22,2 
Làm việc khác 84 16,2 
Thu nhập/trợ cấp(N=518) 
Có 372 72,0 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  503
Đặc điểm của đối tượng Kết quả 
n % 
Không 139 26,8 
Không trả lời 7 1,2 
Nguồn thu nhập/trợ cấp (N=373) 
Lương hưu 21 5,6 
Thu nhập từ công việc đang làm 148 39,7 
Tiền con/cháu cho 96 25,7 
Tiền bảo trợ xã hội 166 44,5 
Khác 1 0,2 
Tổng thu nhập/trợ cấp mỗi tháng 
(N=362) 
< 500.000 đồng 113 31,2 
500.000 - < 1.000.000 đồng 76 21,0 
1.000.000 - < 2.000.000 đồng 109 30,1 
2.000.000 VND- <3.000.000 đồng 45 12,4 
≥ 3.000.000 đồng 19 5,2 
Có thẻ bảo hiểm y tế (N=518) 435 84 
Loại thẻ bảo hiểm y tế (N=432) 
Được cấp miễn phí 269 62,3 
Tự mua 163 37,7 
Trong 520 NCT tham gia nghiên cứu, có 27% 
NCT trên 80 tuổi và gần 70%  là phụ nữ. Nhóm 
đối  tượng này  chính  là những nhóm dễ bị  tổn 
thương hơn so với các nhóm tuổi khác. Theo số 
liệu của Ủy Ban Nhân dân tỉnh Bến Tre, sự phân 
bố  tuổi và giới của NCT  trong nghiên cứu này 
đại diện cho dân số NCT chung của tỉnh. Ngoài 
hai yếu tố tuổi và giới, một số đặc điểm khác của 
NCT  trong nghiên cứu được phân bố như sau: 
83% NCT có trình độ học vấn từ cấp 1 trở xuống; 
gần 100% là người Kinh; 48% đã mất vợ/chồng; 
khoảng  32%  sống  một  mình  hoặc  sống  với 
vợ/chồng  hoặc  sống  với  cháu. Hơn  50% NCT 
vẫn  đang  làm việc và gần 40%  có  thu nhập  từ 
công việc đang làm. Tỷ lệ NCT có thẻ bảo hiểm y 
tế là 84% trong đó 2/3 là thẻ bảo hiểm y tế miễn 
phí được cấp cho NCT.  
Tình  trạng  sức  khỏe  của  đối  tượng  tham 
gia nghiên cứu 
Tỷ lệ NCT mắc ít nhất một bệnh mạn tính là 
73%, bị hạn chế trong một số hoạt động  là 16% 
và có các vấn đề về sức khỏe trong 4 tuần qua là 
gần  80%. Khi  được hỏi về  tình  trạng  sức khỏe 
của  bản  thân,  23% NCT  tự  đánh  giá  sức  khỏe 
bản  thân  tốt hoặc  rất  tốt; 46%  là  trung bình và 
31% là kém hoặc rất kém.  
Bảng 2: Tình trạng sức khỏe của NCT  
Biến số Kết quả 
n % 
Bệnh mạn tính (N=518) 
Có ít nhất một bệnh 380 73,4 
Không có/không biết 138 26,6 
Loại bệnh mạn tính (N=380) 
CHA 194 51,1 
Xương khớp 167 43,9 
Tim mạch 109 28,7 
Hô hấp mạn tính/suyễn 55 14,5 
Đái tháo đường 30 7,9 
Thần kinh 27 7,1 
Khác 95 25,0 
Thời gian mắc bệnh (N=380) 
< 1 năm 46 12,1 
1 -5 năm 166 43,7 
> 5 năm 167 43,9 
Không trả lời 1 0,3 
Hạn chế vận động (N=518) 
Có 82 15,8 
Không 436 84,2 
Các loại vận động bị hạn chế (N=82) 
Đi lại 75 91,5 
Tắm rửa 45 54,9 
Đi vệ sinh 35 42,7 
Mặc/cởi quần áo 27 32,9 
Ăn uống 23 28,0 
Mức độ hạn chế (N=81) 
Nhẹ 20 24,4 
Vừa 51 62,2 
Nặng 10 12,2 
Vấn đề sức khỏe trong 4 tuần qua (N=518) 
Có 409 79,0 
Không 109 21,0 
Các triệu chứng gặp phải (N=409) 
Nhức đầu 255 62,3 
Đau lưng/đau khớp 193 47,2 
Mệt mỏi 185 45,2 
Ho 121 29,6 
Sốt 66 16,1 
Khó thở 56 13,7 
Khác 98 23,9 
Mức độ triệu chứng (N=407) 
Nhẹ 201 49,1 
Vừa 155 37,9 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 504 
Biến số Kết quả 
n % 
Nặng 52 12,7 
Kiến  thức  về  chăm  sóc  sức khỏe  của  đối 
tượng tham gia nghiên cứu 
Bảng 3:Kiến thức về chăm sóc sức khỏe của NCT  
Biến số Kết quả 
n % 
Có kiến thức 179 34,6 
Không có kiến thức 339 65,4 
Tổng 518 100 
Trong  nghiên  cứu  này, NCT  có  kiến  thức 
được định nghĩa là khi biết ít nhất một phương 
pháp nâng cao sức khỏe hoặc phòng ngừa bệnh 
mạn  tính. Chỉ có 1/3 NCT biết một số  loại thực 
phẩm  tốt  cho việc phòng ngừa bệnh mạn  tính 
như cao huyết áp, đái tháo đường hoặc biết cách 
nâng cao sức khỏe như tập dưỡng sinh.  
Thực  trạng  tiếp cận dịch vụ CSSKBĐ của 
NCT 
Kết quả khảo sát trạm y tế cho thấy các dịch 
vụ CSSKBĐ dành cho NCT  theo như quy định 
tại Luật Người cao tuổi còn thiếu cả về số lượng 
và  chất  lượng. Khám  chữa  bệnh  là  hoạt  động 
chủ yếu của các trạm y tế. Tuy nhiên, không có 
hoạt động khám chữa bệnh nào dành riêng cho 
NCT  và  chỉ  có một  trong  số  bốn  trạm  y  tế  có 
dành ưu tiên cho NCT khi khám chữa bệnh  tại 
trạm. Vấn đề truyền thông và giáo dục sức khỏe 
cũng như hướng dẫn các kỹ năng chăm sóc sức 
khỏe, phòng ngừa bệnh tật có được tiến hành tại 
các  trạm y  tế nhưng không  thường xuyên. Các 
hoạt động khác như chăm sóc sức khỏe tại nhà, 
quản lý và theo dõi hồ sơ sức khỏe và khám sức 
khỏe định kỳ không được  triển khai  thực hiện. 
Nguyên nhân chính của việc  thiếu về số  lượng 
và kém về chất lượng của các dịch vụ này là do 
các trạm y tế bị hạn chế về nguồn nhân lực cũng 
như kinh phí hoạt động; họ không có nhân viên 
chuyên  trách,  không  đủ  thuốc,  trang  thiết  bị, 
không  được  cấp  kinh  phí  để  triển  khai  hoạt 
động. Ngoài ra, nhiều nhân viên y tế không thấy 
được  trách  nhiệm  của  họ  trong  việc  tiến  hành 
các hoạt động CSSKBĐ cho NCT; một số  thậm 
chí còn không biết về Luật Người cao tuổi. 
Bảng 4:Tình hình sử dụng dịch vụ CSSKBĐ của 
NCT  
Biến số Kết quả 
n % 
Khám sức khỏe định kỳ (N=516) 
Có 177 34,3 
Không 339 65,7 
Khám theo dõi bệnh mạn tính (N=379) 
Có 294 77,6 
Không 85 22,4 
Khám theo dõi bệnh mạn tính định kỳ (N=380) 
Có 187 49,2 
Không 193 50,8 
Khám khi có vấn đề về sức khỏe (N=409) 
Có 159 30,7 
Không 250 48,3 
Khi phỏng vấn NCT về tình hình sử dụng 
dịch vụ CSSKBĐ, kết quả cho  thấy có khoảng 
1/3  số NCT  đi  khám  sức  khỏe  ít  nhất  1  lần 
trong  vòng  1  năm  qua.  Trong  số  NCT  mắc 
bệnh mạn tính có 77,6% sử dụng dịch vụ khám 
theo dõi bệnh mạn tính và gần một nửa trong 
số này  sử dụng dịch vụ khám  theo dõi bệnh 
mạn tính định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ. 
Trong số NCT có vấn đề về sức khỏe như nhức 
đầu, chóng mặt, đau lưngtrong vòng 4 tuần 
qua  thì  chỉ  có  30,7%  đến  cơ  sở y  tế  để khám 
bệnh. Cơ sở y tế họ đến khám chủ yếu là bệnh 
viện đa khoa tỉnh và huyện.  
Các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận 
dịch vụ CSSKBĐ của NCT  
Việc thiếu các dịch vụ CSSKBĐ cho NCT cả 
về số lượng và chất lượng của trạm y tế xã được 
xem như là rào cản chính cho NCT tiếp cận với 
các dịch vụ. Khi  được hỏi về mong muốn  của 
bản  thân  trong  việc  chăm  sóc  sức  khỏe,  nhiều 
NCT  đã  trả  lời  rằng họ muốn  được  khám  sức 
khỏe định kỳ ít nhất một lần trong một năm; một 
số người mong được nhân viên y tế hướng dẫn, 
tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe; môt số muốn 
được  khám  chữa  bệnh  tại  nhà; một  số muốn 
được khám và phát  thuốc miễn phíBên cạnh 
đó, một số NCT nói rằng họ sẽ không sử dụng 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  505
dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế mà sẽ tới 
các  cơ  sở y  tế khác vì họ không  tin  tưởng vào 
chất lượng dịch vụ. 
Các yếu tố trình độ học vấn và thu nhập của 
NCT có mối  liên quan có ý nghĩa  thống kê với 
việc  sử dụng  các dịch vụ khám  sức khỏe  tổng 
quát  và  khám  khi  có  các  vấn  đề  về  sức  khỏe. 
Nhóm NCT không đi học có  tỷ  lệ sử dụng các 
dịch vụ khám sức khỏe tổng quát thấp hơn hẳn 
(26,2%) so với nhóm đã học xong cấp 1 (44,2%) 
và nhóm có trình độ từ cấp 2 trở  lên (45.5%) (p 
<0,001). Tương  tự, nhóm NCT không  đi học đi 
khám khi có vấn đề về sức khỏe cũng thấp hơn 
so với 2 nhóm còn  lại  (p <0,05). Đối với yếu  tố 
thu nhập, khi xét 2 nhóm có thu nhập và không 
có thu nhập nói chung thì tỷ lệ NCT có thu nhập 
sử dụng  các dịch vụ nêu  trên  thấp hơn  so với 
nhóm  không  có  thu  nhập.  Tuy  nhiên,  khi  xét 
theo nguồn thu nhập thì tỷ lệ NCT có thu nhập 
từ  lương hưu sử dụng dịch vụ khám sức khỏe 
tổng quát cao gần gấp đôi nhóm không có  thu 
nhập và ngược lại tỷ lệ NCT có thu nhập từ công 
việc đang làm ít sử dụng dịch vụ hơn nhóm còn 
lại. Điều này có thể lý giải rằng đối tượng NCT 
có  thu nhập  từ  lương hưu  là những người  đã 
từng làm việc cho các đơn vị nhà nước, thường 
có nhận thức về tầm quan trọng của việc khám 
sức khỏe tổng quát cao hơn các đối tượng khác; 
NCT  có  thu  nhập  từ  công  việc  đang  làm  ít  đi 
khám bệnh hơn có thể do họ cảm thấy sức khỏe 
tốt hơn hoặc họ không có  thời gian để đi kiểm 
tra sức khỏe. Tổng thu nhập hàng tháng cũng có 
mối  liên  quan  với  sử  dụng  dịch  vụ  trong  đó 
NCT có thu nhập ≥ 3 triệu đồng sử dụng dịch vụ 
cao hơn so với các nhóm có thu nhập khác. Điều 
này dễ lý giải khi người giàu có hoặc khá giả sẽ 
có  nhiều  cơ  hội  để  sử dụng dịch  vụ  sức  khỏe 
hơn so với người nghèo, và họ cũng thường có 
trình độ học vấn và nhận thức về chăm sóc sức 
khỏe tốt hơn. 
Bên cạnh các yếu  tố về  trình độ học vấn và 
thu nhập, yếu tố tự đánh giá tình trạng sức khỏe 
của bản  thân cũng có mối  liên quan có ý nghĩa 
thống kê với việc khám sức khỏe  tổng quát và 
việc khám  theo dõi các bệnh mãn  tính định kỳ 
hoặc theo lịch hẹn của bác sỹ. Trên 40% NCT tự 
đánh giá sức khỏe của mình kém có sử dụng hai 
loại dịch vụ nêu  trên,  cao hơn hơn 10%  so với 
nhóm tự đánh giá sức khỏe bình thường hoặc tốt 
(p <0,01). Sự khác biệt này có thể là do nhóm tự 
đánh giá sức khỏe của mình kém là nhóm đang 
có  bệnh mạn  tính  nên  họ  sẽ  thường  xuyên  đi 
khám và theo dõi  tình hình bệnh  tật hơn  là các 
nhóm còn lại. 
Trong nghiên cứu này, các yếu tố có mối liên 
quan đến việc sử dụng dịch vụ khám  theo dõi 
bệnh mạn tính định kỳ là yếu tố có kiến thức về 
nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh  tật và có 
thẻ bảo hiểm y tế. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ này là 
59,5% ở nhóm NCT có kiến thức so với 39,5% ở 
nhóm không có kiến  thức  (p <0,05); gần 81%  ở 
nhóm có thẻ bảo hiểm y tế so với khoảng 56% ở 
nhóm không có  (p <0,001). Yếu  tố có kiến  thức 
và có thẻ bảo hiểm y tế có thể được xem như là 
một yếu tố thúc đẩy NCT sử dụng dịch vụ khám 
theo dõi bệnh mãn tính định kỳ.  
Khi  có  các  vấn  đề  về  sức  khỏe,  yếu  tố  tự 
đánh  giá mức  độ  của  triệu  chứng  (nặng,  vừa, 
nhẹ)  có mối  liên  quan mạnh  với  việc  đi  khám 
bệnh hay để các triệu chứng tự qua đi. Tỷ  lệ đi 
khám khi có các vấn đề về sức khỏe ở nhóm tự 
đánh giá mức độ của vấn đề là nhẹ là 24,4%; vừa 
là 50,3% và nặng là 61,5%. Sự khác biệt này có ý 
nghĩa thống kê với p <0,001. 
KẾT LUẬN 
Các dịch vụ CSSKBĐ cho NCT tại trạm y tế 
thiếu cả về số  lượng và chất  lượng, ảnh hưởng 
tới khả năng tiếp cận của NCT; trình độ học vấn 
và kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa 
bệnh  tật có mối  liên quan với việc sử dụng các 
dịch vụ khám sức khỏe tổng quát và khám theo 
dõi bệnh mạn tính định kỳ; nhóm NCT có lương 
hưu  hoặc  thu  nhập  trên  3  triệu/tháng  có  khả 
năng sử dụng dịch vụ khám sức khỏe tổng quát 
cao hơn các nhóm khác; nhóm NCT tự đánh giá 
sức khỏe bản thân kém có khả năng đi khám sức 
khỏe tổng quát và khám theo dõi bệnh mạn tính 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 506 
định kỳ cao hơn các nhóm khác; tỷ lệ nhóm NCT 
đi khám bệnh khi có vấn đề về sức khỏe ở nhóm 
tự đánh giá mức độ của vấn đề  là vừa và nặng 
cao hơn ở nhóm chỉ cảm thấy ở mức độ nhẹ; tình 
trạng có kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng 
ngừa bệnh tật và tình trạng có bảo hiểm y tế có 
mối liên quan chặt chẽ với việc sử dụng dịch vụ 
khám theo dõi bệnh mạn tính định kỳ. 
KIẾN NGHỊ 
Chính phủ nên  xem  xét  và  đưa hoạt  động 
CSSKBĐ  cho NCT  trở  thành một  chương  trình 
mục tiêu y tế quốc gia. Chính quyền địa phương 
cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để 
tạo điều kiện cho các trạm y tế triển khai các dịch 
vụ CSSKBĐ cho NCT, đồng thời dành ngân sách 
riêng cho các hoạt động này hàng năm. Ngoài ra, 
việc  nâng  cao  nhận  thức  cho  nhà  quản  lý  và 
nhân viên y tế về trách nhiệm thực hiện các hoạt 
động  CSSKBĐ  cho  NCT  cần  được  thực  hiện 
sớm.  Trong  các  nghiên  cứu  tiếp  theo,  cần  tập 
trung  hơn  vào  nhóm NCT  thuộc  các  dân  tộc 
thiểu số vì đây là nhóm có trình độ học vấn thấp 
nhất và nghèo nhất  ở Việt Nam. Bên  cạnh  đó, 
những  rào  cản về ngôn ngữ và văn hóa khiến 
cho các nhóm dân  tộc  thiểu số  trở  thành nhóm 
dễ  bị  tổn  thương  và  cần  được  quan  tâm  hơn 
trong việc chăm sóc sức khỏe.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoi LV, Chuc NTK, Lindholm L (2010). Health‐related quality 
of  life  and  its  determinants,  among  older  people  in  rural 
Vietnam. BMC Public Health, 10.354‐367. 
2. IFA  (2008).  Vietnam  summary  report:  Looking  after  and 
increasing the role of aging in Vietnam. ‐fiv.org. 
Accessed on 3 November 2012 
3. Ninh HT, Nhat PD, et al.  (2010). Health and nutritional status 
and related factors of elderly people in urban and rural areas in 
Southern provinces in 2010. Bulletin on Social Determinants of 
Health, 2, 48‐56. 
4. Tam  DTM,  Nhat  PD,  et  al.  (2010).  Utilization  of  healthcare 
services  in  urban  and  rural  areas  in  Can  Tho  city  and Hau 
Giang  provinces,  2010.  Bulletin  on  Social  Determinants  of 
Health. 2, 48‐56 
5. Thuan, NTB, Lofgren C, Lindholm L, Chuc NTK (2008). Choice 
of  healthcare  provider  following  reform  in  Vietnam.  BMC 
Health  Services  Research,  8. 
‐6963‐8‐
162.pdf. Accessed on April 15, 2012. 
6. UN  (2010).  On‐line  database:  Detailed  indicators. 
 Accessed on 
Apil 15, 2012. 
7. VEA  (2009).  Elderly  Law.  Elderly  Journal. 
zone=4&ID=3845. Accessed on April 21, 2012. 
8. WHO (2008). World Health Report 2008: Primary Health Care: 
Now More Than Ever. Geneve. Pp 56‐78. 
Ngày nhận bài báo: 15/5/2014 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/6/2014 
Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

File đính kèm:

  • pdfkha_nang_tiep_can_dich_vu_cham_soc_suc_khoe_ban_dau_cua_nguo.pdf