Nghiên cứu mối tương quan giữa hiện tượng nghịch nhiệt và sức khỏe nhóm người cao tuổi tại Hà Nội

TÓM TẮT Đối với các khu vực đô thị có hàm lượng các chất ô nhiễm cao trong không khí như TP. Hà Nội, tác động của hiện tượng nghịch nhiệt đến chất lượng không khí sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người do mật độ dân số cao và chất lượng môi trường không khí suy giảm. Để đánh giá ảnh hưởng của hiện tượng nghịch nhiệt và chất lượng không khí đến sức khỏe cộng đồng, một nhóm người trên 60 tuổi ở Hà Nội lứa tuổi nhạy cảm và rất dễ nhiễm các bệnh về hô hấp và tim mạch, đã được lựa chọn.Tương quan của hiện tượng nghịch nhiệt đối với tỉ lệ mắc các bệnh đường hô hấp và tim mạch đã được phân tích. Bộ số liệu về sức khỏe sử dụng cho nghiên cứu này được lấy từ số liệu bệnh nhân khám, điều trị của Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ năm 2011 - 2015

pdf 6 trang yennguyen 2280
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu mối tương quan giữa hiện tượng nghịch nhiệt và sức khỏe nhóm người cao tuổi tại Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu mối tương quan giữa hiện tượng nghịch nhiệt và sức khỏe nhóm người cao tuổi tại Hà Nội

Nghiên cứu mối tương quan giữa hiện tượng nghịch nhiệt và sức khỏe nhóm người cao tuổi tại Hà Nội
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề II, tháng 8 năm 2017 55
ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, nghịch nhiệt đến 
sự gia tăng bệnh hô hấp cấp (ARDs) tại TP. Guadalajara 
Metropolitan thuộc bang Jalisco, Mêxicô từ năm 2003 
- 2007. Kết quả phân tích thống kê cho thấy, từ tháng 
11 đến tháng 5 hàng năm, hiện tượng nghịch nhiệt 
thường xuất hiện nhiều, hàm lượng PM10, O3, NO2, 
CO, SO2 trong không khí cao hơn so với các thời điểm 
không có hiện tượng nghịch nhiệt. Trong thời gian 
nghiên cứu, trung bình mỗi năm có 213.510 ± 41.209 
ca mắc bệnh ARDs, trong đó bệnh nhiễm trùng hô hấp 
cấp (chiếm 98%), bệnh viêm phổi và viêm phế quản 
(1,1%), bệnh hen suyễn (0,5%) và viêm họng liên quan 
đến cầu khuẩn, viêm amidan (0,4%). Số lượng bệnh 
nhân nhập viện do mắc các bệnh này nhiều nhất từ 
tháng 11 đến tháng 3 hằng năm, thời điểm hiện tượng 
nghịch nhiệt xảy ra với tần suất cao [2].
Một nghiên cứu khác của John D. Beard, Celeste 
Beck và đồng nghiệp đánh giá mối liên hệ giữa nghịch 
nhiệt mùa đông và số lần cấp cứu do bệnh hen suyễn 
tại TP. Salt Lake thuộc bang Utah, Hoa Kỳ. Tác giả đã 
thu thập số liệu về số lượng bệnh nhân mắc bệnh hen 
1. Đặt vấn đề
Nghịch nhiệt là một hiện tượng của khí quyển xảy 
ra khi nhiệt độ của lớp khí quyển trên cao lớn hơn 
nhiệt độ của lớp khí quyển phía dưới. Nghịch nhiệt 
xảy ra hầu như ở tất cả các thời điểm khác nhau của 
năm, thường xảy ra với tần suất cao vào mùa Đông 
khi không khí ổn định, đêm kéo dài và có không khí 
lạnh tràn về. Khi xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, lớp 
nghịch nhiệt đóng vai trò như một “chiếc mũ” và dừng 
quá trình xáo trộn trong bầu khí quyển, khiến cho các 
chất ô nhiễm bị giữ lại trong môi trường không khí. 
Quá trình này làm nồng độ các chất ô nhiễm tăng cao 
khiến chất lượng môi trường không khí tại lớp gần bề 
mặt đất bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con 
người [1].
 Tại các nước đang phát triển, nhiều nghiên 
cứu đã chứng minh sức khỏe con người bị ảnh hưởng 
do tiếp xúc với môi trường không khí ô nhiễm trong 
những ngày xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt ngày 
càng tăng trong những năm gần đây. Năm 2013, U. 
Ramirez-Sanchez và cộng sự đã công bố nghiên cứu về 
NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA 
HIỆN TƯỢNG NGHỊCH NHIỆT VÀ SỨC KHỎE 
NHÓM NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HÀ NỘI 
1Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Trịnh THị THủy 
Nguyễn THế Đức Hạnh 
Lê THị Trinh 
Trịnh THị THắm
(1)
TÓM TẮT
Đối với các khu vực đô thị có hàm lượng các chất ô nhiễm cao trong không khí như TP. Hà Nội, tác động 
của hiện tượng nghịch nhiệt đến chất lượng không khí sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người do mật độ 
dân số cao và chất lượng môi trường không khí suy giảm. Để đánh giá ảnh hưởng của hiện tượng nghịch nhiệt 
và chất lượng không khí đến sức khỏe cộng đồng, một nhóm người trên 60 tuổi ở Hà Nội lứa tuổi nhạy cảm và 
rất dễ nhiễm các bệnh về hô hấp và tim mạch, đã được lựa chọn.Tương quan của hiện tượng nghịch nhiệt đối 
với tỉ lệ mắc các bệnh đường hô hấp và tim mạch đã được phân tích. Bộ số liệu về sức khỏe sử dụng cho nghiên 
cứu này được lấy từ số liệu bệnh nhân khám, điều trị của Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ năm 2011 - 2015.
Từ khóa: Hiện tượng nghịch nhiệt, chất lượng không khí, bệnh hô hấp.
Chuyên đề II, tháng 8 năm 201756
trường không khí như các bệnh về đường hô hấp và 
tim mạch là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ cảnh 
báo người dân phòng bệnh liên quan trong thời gian 
nghịch nhiệt và cung cấp số liệu giúp xây dựng chính 
sách BVMT không khí tại Thủ đô Hà Nội.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu khí 
tượng từ trạm khí tượng cao không Láng Hà Nội; số 
liệu bệnh nhân đến nhập viện và điều trị tại bệnh viện 
Lão Khoa Trung ương.
Nguồn số liệu để xác định thời gian nghịch nhiệt 
là số liệu thám không với hai kỳ quan trắc chính vào 
lúc 7 giờ sáng (00Z) và 19 giờ tối (12Z). Ngày có xuất 
hiện hiện tượng nghịch nhiệt là ngày có ít nhất một 
quan trắc xuất hiện nghịch nhiệt. Ngoài ra, nghiên cứu 
có thu thập thêm các số liệu tại trang Khoa học khí 
quyển (Departmemt of Atmospheric Science - http://
weather.uwyo.edu/upperair/sounding.html) [8] .
Về số liệu liên quan đến sức khỏe, đối tượng bệnh 
nhân là người già ≥ 60 tuổi, đến khám và điều trị tại 
Bệnh viện Lão khoa Trung ương, có địa chỉ cư trú tại 
Hà Nội và mắc các bệnh về đường hô hấp và tim mạch 
phân loại theo mã phân loại quốc tế ICD-10 gồm: 
A15-A19, A37; I05-I09, I20, I23-I43, I44-I52; J00-J06, 
J12-J18, J20-J22, J30-J34, J36-J47, J60-J99.
Phương pháp thống kê: Sử dụng phần mềm phân 
tích thống kê SPSS (Statistical Package for the Social 
Sciences) nhằm xác định bộ số liệu sử dụng trong 
nghiên cứu có phân phối chuẩn để thực hiện các bước 
kiểm định thống kê tiếp theo.
3. Kết quả và thảo luận
3.1 Xu hướng diễn biến về thời điểm, tần suất 
diễn ra hiện tượng nghịch nhiệt tại TP. Hà Nội trong 
một số năm gần đây
Kết quả thống kê về diễn biến hiện tượng nghịch 
nhiệt từ năm 2011 - 2015 được thể hiện qua biểu 
đồ Hình 1 cho thấy, thời điểm xuất hiện hiện tượng 
nghịch nhiệt chủ yếu tập trung vào các tháng mùa 
đông (12, 1, 2 và 3), khoảng thời gian Hà Nội chịu tác 
động của các khối không khí lạnh xâm nhập liên tục. 
Tháng 10/2013, thời điểm có số đợt xâm nhập lạnh cao 
suyễn từ khoa cấp cứu và dữ liệu về nghịch nhiệt, thời 
tiết, các chất ô nhiễm không khí (ÔNKK) từ tháng 12 
đến tháng 2 trong thời gian từ 2003 - 2008. Kết quả cho 
thấy, tỷ lệ ca cấp cứu vì bệnh hen suyễn tại địa điểm 
nghiên cứu gia tăng trong các thời điểm diễn ra hiện 
tượng nghịch nhiệt [3]. Một nghiên cứu khác về mối 
liên hệ giữa sức khỏe con người và các đặc điểm của 
hiện tượng nghịch nhiệt (độ dày, độ cao hình thành 
của lớp nghịch nhiệt) như nghiên cứu của Sabah A. 
Abdul - Wahab và cộng sự tạị Muscat, Oman đã chỉ 
ra có 4 loại bệnh thường gặp có liên quan đến ÔNKK 
gia tăng trong thời điểm diễn ra hiện tượng nghịch 
nhiệt, đó là bệnh hen mãn tính, viêm phổi, suy tim, 
dẫn truyền và rối loạn nhịp tim [4].
Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tác động 
của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe cộng 
đồng. Một nghiên cứu có tính điển hình là nghiên cứu 
về ảnh hưởng của việc tiếp xúc ngắn hạn với không 
khí bị ô nhiễm đến tỷ lệ nhập viện của trẻ em bị nhiễm 
trùng cấp đường hô hấp dưới tại TP. Hồ Chí Minh do 
tổ chức HEI (Health Effects Institute) thực hiện trong 
chương trình “Ảnh hưởng của ÔNKK đến sức khỏe” 
của Cơ quan BVMT Hoa Kỳ. Nghiên cứu tập trung 
điều tra mối liên hệ giữa mức độ ÔNKK trung bình 
hàng ngày và tình trạng nhập viện vì viêm nhiễm cấp 
tính đường hô hấp dưới (ALRI) ở trẻ em tại TP. Hồ 
Chí Minh [5]. Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu 
nào về ảnh hưởng của hiện tượng nghịch nhiệt đến sức 
khỏe cộng đồng.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, chất 
lượng môi trường không khí tại thủ đô Hà Nội đang 
bị ô nhiễm và dự báo mức độ ô nhiễm sẽ ngày một 
tăng cao [6,7]. Trong Báo cáo Hiện trạng Môi trường 
quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, kết quả đánh giá chất 
lượng không khí thông qua chỉ số chất lượng không 
khí AQI tại Thủ đô Hà Nội, số ngày có AQI ở mức kém 
(AQI = 101 - 200) và xấu (AQI = 201 - 300) chiếm tỷ 
lệ khá lớn, thậm chí, có những ngày chất lượng không 
khí suy giảm đến ngưỡng xấu và nguy hại (AQI>300). 
Nồng độ bụi mịn (PM2.5 và PM1) chiếm tỷ trọng 
tương đối cao, ô nhiễm bụi được đo tại trạm quan trắc 
556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội cho thấy, ô 
nhiễm thường tập trung vào các tháng có nhiệt độ 
thấp hoặc không khí khô (tháng 11-3) [7]. Hiện tượng 
nghịch nhiệt với đặc điểm khiến không khí bên dưới 
nó ổn định không thể khuếch tán lên cao là một phần 
nguyên nhân làm chất lượng môi trường không khí 
bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn trong khoảng thời gian 
trên. Người cao tuổi và trẻ em là nhóm người nhạy 
cảm về chịu nhiều ảnh hưởng đối với sự suy giảm chất 
lượng không khí đặc biệt với các bệnh về đường hô 
hấp, bệnh liên quan đến tim mạch. [3, 5, 6]
Vì vậy, việc phân tích, đánh giá hiện tượng nghịch 
nhiệt có ảnh hưởng đến các bệnh liên quan đến môi 
▲Hình 1. Số ngày xuất hiện nghịch nhiệt trong từng tháng từ 
năm 2011 – 2015 tại TP. Hà Nội
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề II, tháng 8 năm 2017 57
như tháng 12 của một số năm, nguyên nhân là do sự 
tồn tại hiện tượng nghịch nhiệt kéo dài trong nhiều 
ngày liên tiếp, do có những đợt xâm nhập lạnh liên tục. 
Như vậy có thể nhận xét hiện tượng nghịch nhiệt 
tập trung chủ yếu vào các tháng mùa đông (tháng 12 
- 3), đây cũng là khoảng thời gian mà chất lượng môi 
trường không khí bị ô nhiêm nghiêm trọng (tháng 11-
3) theo như Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia 
giai đoạn 2011 – 2015.
3.2 Mối liên hệ giữa nghịch nhiệt và sức khỏe 
cộng đồng
3.2.1 Đánh giá thống kê dữ liệu về số lượng bệnh 
nhân đến khám bệnh và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa 
Trung ương
Bộ số liệu sử dụng trong đề tài có các biến số liên 
tục từ năm 2011 - 2015, trong đó:
- Bộ số liệu bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh 
viện Bệnh viên Lão khoa Trung ương với các điều kiện 
nghiên cứu là bệnh nhân trên 60 tuổi, sống tại Hà Nội 
và mắc các bệnh về đường hô hấp tim mạch.
- Bộ số liệu số ngày xuất hiện hiện tượng nghịch 
nhiệt được thống kê tại trang Khoa học khí quyển.
Sử dụng biểu đồ Histogram cho các bộ số liệu liên 
tục theo thángtừ năm 2011 - 2015 (Bảng 2), các biến 
số liệu bệnh nhân (Hình 3) và số ngày nghịch nhiệt 
(Hình 4) đều là những biến có phân phối chuẩn (phân 
bố hình chuông).
Từ kết quả đánh giá thống kê theo biểu đồ phân 
phối chuẩn, có thể đánh giá các số liệu thu thập có 
nhất (13 đợt) so với cùng thời điểm trong các năm còn 
lại, do vậy số ngày xuất hiện nghịch nhiệt tại thời điểm 
này cao hơn hẳn nhưng vẫn phù hợp với quy luật xuất 
hiện của hiện tượng nghịch nhiệt.
Hình 2 cho thấy, số ngày xuất hiện hiện tượng 
nghịch nhiệt tập trung chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 
3 năm sau trong các năm và ít hơn trong khoảng thời 
gian từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
▲Hình 2. Số ngày trung bình xuất hiện nghịch nhiệt từ năm 
2011 – 2015
Bảng 1 biểu thị số ngày và số đợt xuất hiện hiện 
tượng nghịch nhiệt theo từng tháng trong năm, trong 
đó, đợt nghịch nhiệt được xác định khi có 2 ngày liên 
tiếp đều xuất hiện hiện tượng nghịch nhiệt.
Theo kết quả Bảng 1, thông thường những tháng có 
số ngày nghịch nhiệt nhiều thì số đợt xuất hiện cũng 
cao hơn. Tuy nhiên, có tháng có số ngày xuất hiện hiện 
tượng nghịch nhiệt nhiều, nhưng số đợt xuất hiện ít 
Bảng 1. Bảng thống kê tần suất xuất hiện hiện tượng nghịch nhiệt từ năm 2011 – 2015
Năm THáng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2011 Ngày 21 18 21 8 11 10 5 3 3 5 1 6
Đợt 4 4 4 2 2 3 1 1 0 2 0 0
2012 Ngày 23 22 18 21 6 12 13 9 4 3 11 15
Đợt 6 4 2 2 1 3 4 2 2 1 3 5
2013 Ngày 20 18 15 15 12 12 5 7 11 18 10 11
Đợt 2 3 4 4 4 3 2 3 3 4 2 3
2014 Ngày 11 19 24 7 13 9 10 9 3 4 11 9
Đợt 3 3 4 2 3 4 1 2 0 2 3 3
2015 Ngày 9 14 19 13 17 10 3 5 6 3 8 12
Đợt 3 2 3 2 5 3 0 1 0 0 2 1
Chuyên đề II, tháng 8 năm 201758
tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất ô nhiễm và 
thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Một số loại 
bệnh điển hình xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng 
khi chất lượng môi trường không khí bị suy giảm, đặc 
biệt vào mùa đông, đó là: viêm phổi, viêm xoang, hen, 
nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, suy tim
Kết quả thống kê từ năm 2011 – 2015 cho thấy, số 
bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp và tim mạch với 22 
loại bệnh khác nhau có xu hướng tăng trong những 
ngày có xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt.
Hình 5 thể hiện số ngày trung bình nghịch nhiệt và 
số bệnh nhân trung bình theo từng tháng từ năm 2011-
độ tin cậy và các biến số có mối liên hệ với nhau theo 
phân phối chuẩn. Do đó, việc sử dụng hai bộ số liệu 
nêu trên cho nghiên cứu là đảm bảo tính khoa học.
3.2.2. Sự tương quan giữa những ngày xuất hiện 
nghịch nhiệt và số lượng bệnh nhân đến khám và điều 
trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Các bệnh hô hấp và tim mạch rất nhạy cảm với môi 
trường không khí bị thay đổi và đây là một trong các 
yếu tố quan trọng xác định mối liên hệ giữa việc xuất 
hiện hiện tượng nghịch nhiệt với sức khỏe cộng đồng. 
Mức độ ảnh hưởng đối với từng người tùy thuộc vào 
Bảng 2. Bảng thống kê số lượng bệnh nhân nghiên cứu và số ngày nghịch nhiệt trong các tháng từ năm 2011 - 2015
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
THáng Nghịch 
nhiệt
(Ngày)
Bệnh 
nhân
(Người)
Nghịch 
nhiệt
(Ngày)
Bệnh 
nhân
(Người)
Nghịch 
nhiệt
(Ngày)
Bệnh 
nhân
(Người)
Nghịch 
nhiệt
(Ngày)
Bệnh 
nhân
(Người)
Nghịch 
nhiệt
(Ngày)
Bệnh 
nhân
(Người)
1 21 61 23 65 20 59 11 74 9 65
2 18 59 22 69 18 62 19 73 14 81
3 21 71 18 55 15 57 24 90 19 84
4 8 55 21 62 15 55 7 66 13 65
5 11 39 6 43 12 53 13 69 17 61
6 10 43 12 41 12 41 9 61 10 64
7 5 40 13 53 5 41 10 70 3 48
8 3 31 9 46 7 57 9 70 5 75
9 3 34 4 45 11 58 3 50 6 58
10 5 51 0 39 18 70 4 60 3 67
11 1 43 11 57 10 55 11 54 8 75
12 6 50 15 43 11 53 9 57 12 66
▲Hình 3. Biểu đồ thể hiện tần suất phân phối số lượng bệnh 
nhân của Bệnh viện Lão khoa từ năm 2011 - 2015
▲Hình 4. Biểu đồ thể hiện tần suất phân phối số ngày xuất 
hiện nghịch nhiệt từ năm 2011 – 2015
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Chuyên đề II, tháng 8 năm 2017 59
2015, xếp theo chiều hướng tăng dần của số lượng 
ngày nghịch nhiệt trong tháng. Biều đồ cho thấy, số 
lượng bệnh nhân mắc bệnh hô hấp và tim mạch có 
xu hướng tăng lên theo sự tăng dần của những tháng 
có xuất hiện hiện tượng nghịch nhiệt. Số lượng trung 
bình bệnh nhân cao nhất trong các tháng 1, 2 và 3, thời 
gian có tỷ lệ xuất hiện các ngày nghịch nhiệt cao hơn 
các tháng còn lại. Ngược lại, tháng 9 có số lượng bệnh 
nhân trung bình đến điều trị thấp nhất và trong tháng 
này hiện tượng nghịch nhiệt trung bình chỉ có 5 ngày, 
ít nhất trong cả năm.
▲Hình 5. Biểu đồ thể hiện sự tương quan của số lượng bệnh 
nhân trung bình tháng theo số ngày trung bình tháng xảy ra 
nghịch nhiệt
Xét chi tiết về mối tương quan giữa những ngày 
nghịch nhiệt và số lượng bệnh nhân nhập viện trong 
thời gian có nhiều ngày ngịch nhiệt, ví dụ trong tháng 
2 - 2014 là tháng có 19/28 ngày xuất hiện hiện tượng 
nghịch nhiệt, hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra liên tiếp 
và diễn ra trong 3 đợt. Mối tương quan này thể hiện 
cụ thể ở Hình 6. Theo kết quả này, trong khoảng thời 
gian xảy ra nghịch nhiệt, số lượng bệnh nhân đến nhập 
viện tăng cao hơn những ngày không có xuất hiện hiện 
tượng nghịch nhiệt.
▲Hình 6. Biểu đồ thể hiện số lượng bệnh nhân nhập viện 
theo ngày trong tháng 2/2014
Tương tự, để thấy rõ hơn mối liên hệ này ta sẽ xét 
vào thời điểm tháng có ít ngày xuất hiện nghịch nhiệt 
nhưng lại xảy ra vào các ngày liên tiếp thành các đợt, 
do cần xét đến thời gian phơi nhiễm với môi trường 
không khí trước khi biểu hiện bệnh. Xét cho tháng 
9/2013, tháng này chỉ có 11/30 ngày xảy ra nghịch nhiệt 
và diễn ra trong 3 đợt, mối tương quan giữa số lượng 
bệnh nhân nhập viện và khoảng thời gian nghịch nhiệt 
thể hiện ở hình 7.
▲Hình 7. Biểu đồ thể hiện số lượng bệnh nhân nhập viện 
theo ngày trong tháng 9/2013
Từ Hình 7 có thể nhận thấy trong những ngày 
nghịch nhiệt, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị 
có xu hướng tăng cao hơn các ngày không xảy ra hiện 
tượng nghịch nhiệt, ngày 22/9 còn có biểu hiện tăng 
đột biến.
Như vậy, xét tổng thể về xu hướng và chi tiết các ngày 
có tần suất xuất hiện nghịch nhiệt cao và thấp trong 
các năm, kết quảcho thấy số lượng bệnh nhân khám và 
điều trị các bệnh về đường hô hấp và tim mạch tại Bệnh 
viện tăng trong thời gian sau ngày có hiện tượng nghịch 
nhiệt khoảng 1 - 2 ngày.
4. Kết luận và kiến nghị
Kết quả nghiên cứu từ các nguồn thống kê số liệu 
khí tượng trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2015 
cho thấy, hiện tượng nghịch nhiệt tại khu vực Hà Nội 
xuất hiện với thời gian dài và tần suất cao vào các tháng 
mùa đông.
Cùng khoảng thời gian, không gian, kết quả thống 
kê số liệu bệnh nhân nhóm người cao tuổi khám và điều 
trịcác bệnh hô hấp và tim mạch tại Bệnh viện Lão khoa 
Trung ương có xu hướng tăng trong những khoảng 
thời gian diễn ra hiện tượng nghịch nhiệt. 
Khoảng thời gian xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt 
thống kê được theo nghiên cứu này trùng với khoảng 
thời gian mà chất lượng môi trường không khi tại thủ 
đô Hà Nội được đánh giá là ô nhiễm nghiêm trọng là 
nguyên nhân chính làm gia tăng các bệnh về đường hô 
hấp và tim mạch trong cộng đồng. Như vậy, kết quả của 
nghiên cứu bước đầu chứng minh được rằnghiện tượng 
nghịch nhiệt có ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng 
dân cư sống tại TP. Hà Nội với mối tương quan theo 
chiều hướng tác động bất lợi trên nhóm người cao tuổi.
Cần có những nghiên cứu cụ thể hơn về số liệu chất 
lượng môi trường không khí trong những ngày xuất 
hiện hiện tượng nghịch nhiệt để có thể đánh giá chính 
xác tác động của hiện tượng nghịch nhiệt đến chất 
lượng môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư 
sống trong khu vực có hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ 
TN&MT trong khuôn khổ đề tài cấp bộ mã số TNMT. 
2016.04.11■
Chuyên đề II, tháng 8 năm 201760
and characterization of thermal inversions in the Sultanate 
of Oman; Atmospheric Environment 39, 5466–5471
5. Sumi Mehta, Hind Sbihi, Tuan Nguyen Dinh, Dan Vu 
Xuan, Loan Le Thi Thanh, Canh Truong Thanh, Giang 
Le Truong, Aaron Cohen, Michael Brauer (2014),Effect 
of poverty on the relationship between personal exposures 
and ambient concentrations of air pollutants in Ho Chi 
Minh City, Atmospheric Environment Volume 95, Pages 
571-580
6. Nguyễn Việt Hùng (2013), Ảnh hưởng sức khỏe của ÔNKK 
ở Hà Nội: tăng cường nghiên cứu khoa học và chính sách 
nhằm nâng cao sức khỏe; Tạp chí Y học dự phòng, Tập 
XXIII, số 4 (140).
7. Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 
2015 (2015), Bộ TN&MT
8. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Chấn (2002), ÔNKK và xử lý khí thải, NXB 
Khoa học và Kỹ thuật.
2. Hermes U. Ramírez-Sánchez, Mario E. García-Guadalupe 
(2013); Temperature Inversions, Meteorological Variables 
and Air Pollutants and Their Influence on Acute Respiratory 
Disease in the Guadalajara Metropolitan Zone, Jalisco, 
Mexico; Journal of Environmental Protection, 4, 142-153.
3. John D. Beard, Celeste Beck, Randall Graham, Steven 
C. Packham, Monica Traphagan, Rebecca T. Giles, and 
John G.Morgan (2012), Winter Temperature Inversions 
and Emergency Department Visits for Asthma in Salt 
Lake County, Utah 2003-2008, Environ Health Perspect, 
120(10): 1385–1390
4. Sabah A. Abdul-Wahab, Charles S. Bakheit, R.A. Siddiqui 
(2005), Study the relationship between the health effects 
RESEARCH ON THE RELATIONSHIP BETWEEN THE TEMPERATURE 
INVERSIONS AND THE HUMAN HEALTH OF AGING PEOPLE GROUP 
IN HANOI CITY
Trịnh THị THủy, Nguyễn THế Đức Hạnh 
Lê THị Trinh, Trịnh THị THắm
College of the Environment , Hà Nội University of Natural Resources and Environment 
ABSTRACT
Natural phnomena not presenting a risk to human health, nevertheless, can become dangerous in an 
urban area as Hanoi City where the warm air layer prevents the deverlopment of disperse contaminants. 
The aim of this study is to evaluate the temperture inversions and the air quality and their influence on the 
acute respiratory diseases and cardiovascular diseases in adults above sixty years. The results of this paper 
showed the statistical relationships between the temperature inversions and the number of elderly patients 
suffering from respiratory and cardiovascular diseases in Hanoi city. The elderly patient data was collected in 
the National Geriatric Hospital over a period of five years from 2011 to 2015.
Key word: Temperature Invensions, Air Quality, respiratory diseases.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_moi_tuong_quan_giua_hien_tuong_nghich_nhiet_va_su.pdf