Xác định tỷ lệ mắc bệnh bàng quang tăng hoạt của người lớn tại Việt Nam

TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc bệnh bàng quang tăng hoạt của người lớn tại Việt Nam. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tại 3 thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, sử dụng bảng câu hỏi tầm soát các triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới và tần suất mắc bệnh OAB trong cộng đồng. Kết quả: Tỷ lệ mắc bàng quang tăng hoạt của người lớn tại Việt Nam là 12,2%, tỷ lệ mắc OAB khô là 9,7%, OAB ướt là 2,5%. Tỷ lệ mắc OAB ở nữ cao hơn nam và cao nhất ở độ tuổi từ 26 – 45 tuổi. Kết luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về tầm soát tỷ lệ mắc bệnh OAB trong cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra tỷ lệ mắc các triệu chứng đường tiểu dưới của người Việt Nam

pdf 5 trang yennguyen 1880
Bạn đang xem tài liệu "Xác định tỷ lệ mắc bệnh bàng quang tăng hoạt của người lớn tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định tỷ lệ mắc bệnh bàng quang tăng hoạt của người lớn tại Việt Nam

Xác định tỷ lệ mắc bệnh bàng quang tăng hoạt của người lớn tại Việt Nam
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 158
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ MẮC BỆNH BÀNG QUANG TĂNG HOẠT 
CỦA NGƯỜI LỚN TẠI VIỆT NAM 
Vũ Lê Chuyên* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc bệnh bàng quang tăng hoạt của người lớn tại Việt Nam. 
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tại 3 thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, sử dụng 
bảng câu hỏi tầm soát các triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới và tần suất mắc bệnh OAB trong cộng đồng. 
Kết quả: Tỷ lệ mắc bàng quang tăng hoạt của người lớn tại Việt Nam là 12,2%, tỷ lệ mắc OAB khô là 9,7%, 
OAB ướt là 2,5%. Tỷ lệ mắc OAB ở nữ cao hơn nam và cao nhất ở độ tuổi từ 26 – 45 tuổi. 
Kết luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về tầm soát tỷ lệ mắc bệnh OAB trong cộng đồng. Kết 
quả nghiên cứu cũng đưa ra tỷ lệ mắc các triệu chứng đường tiểu dưới của người Việt Nam. 
Từ khóa: bàng quang tăng hoạt, triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới. 
ABSTRACT 
THE SURVEY ESTIMATES THE PREVALENCE OERACTIVE BLADDER IN ADULT VIETNAMESE 
Vu Le Chuyen, Huynh Doan Phuong Mai 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 158 - 162 
Objective: Estimate the prevalence of overactive bladder (OAB among men and women in Vietnamese using 
the 2002 International Continence Society (ICS) definitions. 
Methods: This population-based, cross-sectional survey was conducted in Ho Chi Minh City, Hue, Hanoi 
using questionnaire interviews. Data were stratified by age and gender. 
Results: The overall prevalence of OAB in Vietnamese is 12.2%, the rate of dry OAB is 9.7% and wet OAB 
is 2.5%. The rate OAB in women is higher than men and the highest with age between 26-45 (41.8%). 
Conclusions: This study is the first population-based survey to assess prevalence rates of OAB in 
Vietnamese using the 2002 ICS definitions. The results indicate that lower urinary tract symptoms are highly 
prevalent in Vietnam. 
Keywords: overactive bladder, lower urinary tract symptoms. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo ICS (International Continence Society), 
bàng quang tăng hoạt (OAB) được chẩn đoán 
bao gồm các triệu chứng: tiểu gấp, có hoặc 
không kèm theo tiểu không kiểm soát, tiểu nhiều 
lần và tiểu đêm, sau khi đã loại trừ nhiễm trùng 
niệu và nguyên nhân rõ ràng khác(1). 
Bàng quang tăng hoạt là bệnh lý phổ biến 
trong cộng đồng, nó không nguy hiểm tới tính 
mạng nhưng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng 
cuộc sống của bệnh nhân, làm giảm sự hòa nhập 
và giảm khả năng lao động của người bệnh 
trong xã hội. Trong năm 2007, tổng chi phí cho 
việc điều trị OAB ở Hoa Kỳ là 65,9 tỷ đô la, chi 
phí bình quân khoảng 1925 $ / người (trong đó 
1433$ là chi phí y tế trực tiếp). Hiện tại có một số 
nghiên cứu báo cáo tỷ lệ mắc bệnh OAB trong 
cộng đồng nhưng số liệu không đồng nhất giữa 
các khu vực địa lý. Theo nghiên cứu NOBLE 
(2003) ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc OAB là 16,4%, trong 
** Khoa Niệu Bệnh viện Bình Dân 
Tác giả liên lạc: PGS.TS.Vũ Lê Chuyên ĐT: 0909.908.115 Email: vulechuyen@hotmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016ợc 159
đó 16% ở nam và 16,9% ở nữ(4). Nghiên cứu EPIC 
(2006) thực hiện ở Canada và 4 nước Châu Âu ( 
Đức, Ý, Thụy Điển, Anh) tỷ lệ mắc OAB của 
người lớn trong cộng đồng là 11,8%, trong đó 
10,8% ở nam và 12,8% ở nữ(2). Trong khi đó, các 
nghiên cứu tại Châu Á có tỷ lệ mắc OAB cao hơn 
hẳn, chiếm tỷ lệ 29,9%(3). Vì thế chúng tôi thực 
hiện nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ mắc 
bệnh OAB ở người lớn tại Việt Nam. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang thực 
hiện tại cộng đồng. Thời gian thực hiện nghiên 
cứu: 5/2014 – 7/2014. Chúng tôi sử dụng công 
thức tính cỡ mẫu: 
Một nghiên cứu thực hiện tại Châu Á cho 
thấy tỷ lệ mắc OAB của người lớn là 29,9%, (3) 
với p=0,02. Cỡ mẫu cần thiết là N ≥ 2012,98. 
Nghiên cứu thực hiện tại 3 thành phố lớn: TP Hồ 
Chí Minh, Hà Nội, Huế, và 1 số tỉnh lân cận. 
Cách tiến hành nghiên cứu 
Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi (mẫu đính 
kèm) để thu thập số liệu. Bảng câu hỏi sẽ được 
phát ngẫu nhiên cho người dân từ 18 tuổi trở lên 
ở 3 thành phố lớn đã chọn. Những người tự 
nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ tự trả lời 
bảng câu hỏi của mình. Bảng câu hỏi không để 
tên người tham gia nghiên cứu, mọi thông tin 
đều được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích 
nghiên cứu khoa học. 
Nếu đối tượng có kèm triệu chứng tiểu đau 
(>1 lần/ tuần) sẽ được quy ước là bị nhiễm trùng 
niệu. Nếu bệnh nhân có triệu chứng tiểu khó (>1 
lần/ tuần) sẽ được quy ước là có bệnh lý gây bế 
tắc cổ bàng quang. Những trường hợp này sẽ 
không được chẩn đoán là OAB. 
Số liệu thu được sẽ phân tích bằng chương 
trình SPSS 16.0 for window. 
Quy ước 
OAB không kèm tiểu không kiểm soát khi 
tiểu gấp (OAB khô) được xác định khi có cảm 
giác tiểu gấp > 1 lần/tuần và tiểu nhiều hơn 8 
lần / ngày, hoặc phải thức dậy ≥ 1 lần mỗi đêm 
để đi tiểu. 
OAB kèm tiểu không kiểm soát dạng tiểu 
gấp (OAB ướt) được xác định khi có các triệu 
chứng OAB khô đã kể trên trên kèm theo và tiểu 
không kiểm soát không liên quan đến tình trạng 
tiểu không kiểm soát khi gắng sức > 1 lần / tuần 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 
Sự đáp ứng của cộng đồng: Tổng số bảng 
câu hỏi phát ra 2240, thu lại 2160 bảng trả lời 
(96,43%), trong đó có 2093 (93,43%) bảng trả lời 
hợp lệ ( điền đầy đủ thông tin cần thu thập). 
Số liệu được thu thập chủ yếu từ người dân 
sống tại 3 thành phố: Hồ Chí Minh (29,95 %), 
Huế (19,97 %), Hà Nội (20,4 %), và các tỉnh khác 
(29,68%). Trong đó, tỷ lệ người dân sống trong 
nội thành là (69,35%) và ngoại thành (30,65%). 
Độ tuổi 
Chương trình khảo sát ở những người ≥ 18 
tuổi, tuổi trung bình là 42,79 ± 0,39. Tỷ lệ phân bố 
các nhóm tuổi như sau: 
Bảng 1: Độ tuổi 
Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 
18-25 394 18,8 
26-35 504 24,1 
36-45 373 17,8 
46-55 334 16 
56-65 219 10,5 
>65 tuổi 269 12,9 
Giới tính 
Dân số tham gia đề tài có 50,2 % là nam (1051 
người), 49,8% là nữ (1042 người) 
Bảng 2: Các bệnh đi kèm 
Tiền căn Tỷ lệ 
Đái tháo đường 4,1% 
Suy tim 5,2% 
Ung thư 0,3% 
Tăng sinh lành tính TTL 2,1% 
Viêm bàng quang 0,2% 
Nhiễm trùng niệu 1,8% 
Viêm âm đạo 0,8% 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 160
Tiền căn Tỷ lệ 
Viêm niệu đạo 0,6% 
Đang mang thai 1,3% 
Tỷ lệ các triệu chứng 
Tiểu khó 
Bảng 3 
Triệu chứng tiểu khó Tần suất (người) Tỷ lệ (%) 
Không bao giờ 1728 82,6% 
1 lần / tuần 232 11,1% 
Nhiều hơn 1 lần / tuần 69 3,3% 
Hàng ngày 64 3,1% 
Nghiên cứu này chỉ chẩn đoán dựa vào các 
triệu chứng lâm sàng nên chúng tôi quy ước 
những người có triệu chứng tiểu khó nhiều hơn 
1 lần / tuần (133 người) được xem là có bế tắc cổ 
bàng quang. 
Bảng 4: Tiểu đau 
Triệu chứng tiểu đau Tần suất 
(người) 
Tỷ lệ (%) 
Không bao giờ 1754 83,8% 
1 lần / tuần 256 12,2% 
Nhiều hơn 1 lần / tuần 48 2,3% 
Hàng ngày 35 1,7% 
Do người tham gia nghiên cứu không được 
xét nghiệm nước tiểu nên chúng tôi quy ước 
những người có triệu chứng tiểu đau nhiều hơn 
1 lần/ tuần (83 người) được xem là có nhiễm 
trùng niệu. 
Bế tắc cổ bàng quang và nhiễm trùng niệu là 
những nguyên nhân có thể gây ra LUTS nên 
những triệu chứng rối loạn đường tiểu dưới của 
họ sẽ không được chẩn đoán là OAB. 
Bảng 5: Tiểu nhiều lần 
Triệu chứng tiểu nhiều lần Tần suất (người) Tỷ lệ (%) 
Dưới 8 lần / ngày 1668 79,7% 
8 – 15 lần / ngày 347 16,6% 
Trên 15 lần / ngày 76 3,7 % 
Tiểu nhiều lần được chẩn đoán khi bệnh 
nhân có số lần đi tiểu > 8 lần / thời gian thức giấc. 
Trong dân số nghiên cứu có 20,3% có triệu 
chứng tiểu nhiều lần. 
Bảng 6: Tiểu gấp 
Triệu chứng tiểu gấp Tần suất (người) Tỷ lệ (%) 
Không bao giờ 1537 73,4% 
1 lần / tuần 188 9% 
Triệu chứng tiểu gấp Tần suất (người) Tỷ lệ (%) 
Trên 1 lần / tuần 154 7,4 % 
1 lần / ngày 104 5% 
2 – 4 lần / ngày 74 3,5% 
Trên 4 lần / ngày 35 1,7% 
Trong nghiên cứu, 9,2% dân số có triệu tiểu 
gấp xảy ra hàng ngày. 
Bảng 7: Tiểu đêm 
Triệu chứng tiểu đêm Tần suất (người) Tỷ lệ (%) 
Không bao giờ 849 40,6% 
1 lần / ngày 709 33,9% 
2 lần / ngày 294 14 % 
Trên 2 lần / ngày 213 11,5% 
Trong nghiên cứu, có 59,4% dân số phải thức 
dậy vào ban đêm để đi tiểu, 25,5% dân số phải 
thức dậy ≥ 2 lần / đêm để đi tiểu. 
Bảng 8: Tiểu gấp không kiểm sóat 
Triệu chứng tiểu không 
kiểm soát 
Tần suất (người) Tỷ lệ (%) 
Không bao giờ 1085 86,2% 
1 lần / tuần 162 7,7% 
Trên 1 lần / tuần 65 3,1 % 
1 lần / ngày 34 1,6% 
2 – 4 lần / ngày 20 1% 
Trên 4 lần / ngày 7 0,3% 
Tỷ lệ mắc OAB: Theo quy ước, những bệnh 
nhân có tiền căn mắc các bệnh lý liên quan, có 
triệu chứng bế tắc cổ bàng quang hoặc nhiễm 
trùng tiểu sẽ loại ra để giảm chẩn đoán OAB sai. 
Tỷ lệ mắc OAB ở người lớn (≥18 tuổi) tại Việt 
Nam là 12,2% (256/2093). 
Tỷ lệ mắc OAB ở nam là 9,89% (104/1051 ) và 
tỷ lệ mắc OAB ở nữ là 14,58% (152/1042 ). Nữ có 
tỷ lệ mắc OAB cao hơn nam (phép kiểm Chi 
square, p=0,001<0,05). 
Bảng 9: Tỷ lệ mắc OAB phân bố theo các nhóm tuổi 
Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 
18-25 35 13,7 
26-35 55 21,5 
36-45 52 20,3 
46-55 38 14,8 
56-65 26 10,2 
>65 tuổi 50 19,5 
Nhận xét: độ tuổi mắc OAB cao nhất ở nhóm 
26-45 tuổi. Tỷ lệ mắc OAB giữa các nhóm tuổi 
khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,006<0,05) 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016ợc 161
Tỷ lệ mắc OAB khô là 9,7% (203/2093), OAB 
ướt là 2,5% (53/2093). Trong đó, sự khác nhau về 
tỷ lệ mắc giữa nam và nữ phân bố như sau : 
Bảng 10 
 Nam Nữ Tổng 
OAB khô Không 975 (92,8%) 915 (87,8%) 1890 
(90,3%) 
Có 76 (7,2%) 127 (9,7%) 203 (9,7%) 
OAB ướt Không 1023 
(97,3%) 
1017 
(97,6%) 
2040 
(97,5%) 
Có 28 (2,7%) 25 (2,4%) 53 (2,5%) 
Nhận xét: Tỷ lệ mắc OAB khô của nữ cao 
hơn nam có ý nghĩa thống kê (p=0,001 < 0,05). Tỷ 
lệ mắc OAB ướt của nam và nữ khác biệt không 
có ý nghĩa thống kê (p=0,403 > 0,05). 
BÀN LUẬN 
Nghiên cứu này sử dụng bảng câu hỏi dựa 
vào các triệu chứng theo định nghĩa bàng quang 
tăng hoạt của ICS 2002 đề chẩn đoán. Theo định 
nghĩa của ICS, bàng quang tăng hoạt được chẩn 
đoán khi có triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, 
tiểu đêm, có thể có tiểu không kiểm soát, sau khi 
được loại trừ tình trạng nhiễm trùng niệu(1). 
Trong nghiên cứu có 16,2% bệnh nhân từng có 
triệu chứng tiểu đau trong vòng 1 tháng qua, 
trong đó 4% được chẩn đoán là đang mắc nhiễm 
trùng niệu do có triệu chứng tiểu đau nhiều hơn 
1 lần / tuần. Nhưng số liệu này không chắc chắn 
vì nghiên cứu không sử dụng xét nghiệm nước 
tiểu, trong khi xét nghiệm nước tiểu là tiêu 
chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm trùng niệu. 
Nếu tiểu đêm được chẩn đoán khi phải thức 
dậy ít nhất 1 lần để đi tiểu thì khi đó tỷ lệ tiểu 
đêm của người Việt Nam rất cao (59,4%). Nếu 
tiểu đêm được chẩn đoán khi bệnh nhân phải 
thức dậy ≥ 2 lần để đi tiểu thì tỷ lệ này là 25,5%. 
Bảng 11: Tỷ lệ các triệu chứng rối loạn đường tiểu 
dưới của nghiên cứu 
Triệu chứng Tỷ lệ 
Tiểu khó 17,5% 
Tiểu nhiều lần 20,3% 
Tiểu gấp 26,6% 
Tiểu đêm 59,4% 
Tiểu gấp không kiểm soát 13,8% 
Tỷ lệ mắc OAB của người Việt Nam trong 
nghiên cứu của chúng tôi là 12,2%, thấp hơn rất 
nhiều so với nghiên cứu của Moorthy được thực 
hiện tại 11 nước Châu Á là 29,9%(2) vì đề tài của 
chúng tôi lấy mẫu là những người dân trong 
cộng đồng, còn đề tài của Moorthy lấy mẫu là 
những người đến khám bệnh tại bệnh viện. 
Bảng 12: So sánh tỷ lệ mắc OAB giữa đề tài của 
chúng tôi và 2 nghiên cứu NOBLE và EPIC 
 Tỷ lệ mắc 
OAB chung 
Tỷ lệ mắc 
OAB của nam 
Tỷ lệ mắc 
OAB của nữ 
Chúng tôi 12,2% 9,9% 14,6% 
EPIC
(2)
 11,8% 10,8% 12,8% 
NOBLE
(4)
 16,4% 16% 16,9% 
Trong cả 3 nghiên cứu đều có tỷ lệ mắc OAB 
của nữ cao hơn nam. 
Bảng 13 
 Tỷ lệ mắc OAB khô Tỷ lệ mắc OAB ướt 
Chúng tôi 9,7% 2,5% 
NOBLE
(4)
 10,3% 6,1% 
Cả 2 nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ mắc OAB 
khô cao hơn OAB ướt. 
KẾT LUẬN 
Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam sử 
dụng các triệu chứng theo định nghĩa của ICS để 
xác định tỷ lệ mắc bàng quang tăng hoạt, các 
triệu chứng đường tiểu dưới. Nghiên cứu được 
thực hiện với số lượng lớn người tham gia, sống 
trên cả 3 khu vực Nam, Trung, Bắc của Việt 
Nam. Nghiên cứu thực hiện cắt ngang, ngẫu 
nhiên trong cộng đồng nên kết quả có thể đại 
diện cho tần suất mắc bệnh bàng quang tăng 
hoạt của người Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abrams P, Cardozo L, et al (2003). The standardization of 
terminology in lower urinary tract function. Report from the 
standardization sub-committee o the International Continence 
Society. Urology, 61: 37-49. 
2. Debra E. Irwin, Ian Milsom, Steinar Hunskaar, Kate Reilly, et 
al (2006). Population-Based Survey of Urinary Incontinence, 
Overactive Bladder, and Other Lower Urinary Tract 
Symptoms in Five Countries: Results of the EPIC Study. 
European urology 50; 1306–1315. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 162
3. Moorthy P, Lapitan MC, Quek P.C.L et al (2004). Prevalence of 
overactive bladder in Asian men: an epidemiological survey. 
BJU International 93: 528-531. 
4. Stewart W.F, Van Rooyen J.P, Cundiff G.W, Abram P, Corey 
R, Hunt T.L, Wein A.J (2003). Prevalence and burden of 
overactive bladder in the United States. World J Urol 20: 327–
336. 
Ngày nhận bài báo: 13/11/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 13/12/2015 
Ngày bài báo được đăng: 22/02/2016 

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_ty_le_mac_benh_bang_quang_tang_hoat_cua_nguoi_lon_t.pdf