Kiến thức phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng và các yếu tố môi trường liên quan đến kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện
TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phơi nhiễm nghề nghiệp do tiếp xúc với máu và dịch cơ thể là mối quan tâm của người làm công tác y tế. Sự tuân thủ về phòng ngừa chuẩn (PNC) và kiểm soát môi trường bệnh viện (BV) đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện (KSNTBV). Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kiến thức PNC của điều dưỡng (ĐD) và các yếu tố môi trường liên quan đến KSNTBV. Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp cắt ngang mô tả, phỏng vấn 200 ĐD đang làm việc tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Tiền Giang. Quan sát điều kiện làm việc và phỏng vấn ĐD trưởng ở các khoa lâm sàng của BV. Kết quả: - Tỉ lệ ĐD có kiến thức đúng về PNC liên quan tới KSNTBV đạt 78,7%; cao nhất là phân loại rác thải (100%) và thấp nhất là kiến thức về phòng ngừa cách ly (62,9%); phòng ngừa cá nhân và quản lý vật sắc nhọn từ 84,4% đến 92,7%; rửa tay, tiệt khuẩn dụng cụ và quản lý nguy cơ đạt từ 76% đến 76,6%. Có sự khác biệt về kiến thức PNC của ĐD Nội khoa và Ngoại khoa (P=0,006). Không có sự khác biệt về kiến thức đối với giới tính, trình độ chuyên môn cũng như thâm niên công tác của ĐD. - Các yếu tố môi trường và tổ chức ảnh hưởng đến KSNTBV như thiếu xà phòng rửa tay, nơi đặt bồn rửa tay không thuận tiện, thiếu kính bảo vệ mắt, ĐD chăm sóc rất nhiều BN, sự quan tâm của lãnh đạo BV và lãnh đạo khoa, ĐD không được tiêm ngừa vaccine đầy đủ để phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp. Kết luận: Việc cập nhật thông tin mới, tăng cường giám sát và hỗ trợ của người quản lý sẽ giúp ĐD duy trì được kiến thức về KSNTBV, đồng thời kiểm soát các yếu tố môi trường liên quan góp phần phòng ngừa và kiểm soát NTBVMP
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng và các yếu tố môi trường liên quan đến kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 214 KIẾN THỨC PHÒNG NGỪA CHUẨN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN Võ Văn Tân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phơi nhiễm nghề nghiệp do tiếp xúc với máu và dịch cơ thể là mối quan tâm của người làm công tác y tế. Sự tuân thủ về phòng ngừa chuẩn (PNC) và kiểm soát môi trường bệnh viện (BV) đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện (KSNTBV). Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kiến thức PNC của điều dưỡng (ĐD) và các yếu tố môi trường liên quan đến KSNTBV. Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp cắt ngang mô tả, phỏng vấn 200 ĐD đang làm việc tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Tiền Giang. Quan sát điều kiện làm việc và phỏng vấn ĐD trưởng ở các khoa lâm sàng của BV. Kết quả: - Tỉ lệ ĐD có kiến thức đúng về PNC liên quan tới KSNTBV đạt 78,7%; cao nhất là phân loại rác thải (100%) và thấp nhất là kiến thức về phòng ngừa cách ly (62,9%); phòng ngừa cá nhân và quản lý vật sắc nhọn từ 84,4% đến 92,7%; rửa tay, tiệt khuẩn dụng cụ và quản lý nguy cơ đạt từ 76% đến 76,6%. Có sự khác biệt về kiến thức PNC của ĐD Nội khoa và Ngoại khoa (P=0,006). Không có sự khác biệt về kiến thức đối với giới tính, trình độ chuyên môn cũng như thâm niên công tác của ĐD. - Các yếu tố môi trường và tổ chức ảnh hưởng đến KSNTBV như thiếu xà phòng rửa tay, nơi đặt bồn rửa tay không thuận tiện, thiếu kính bảo vệ mắt, ĐD chăm sóc rất nhiều BN, sự quan tâm của lãnh đạo BV và lãnh đạo khoa, ĐD không được tiêm ngừa vaccine đầy đủ để phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp. Kết luận: Việc cập nhật thông tin mới, tăng cường giám sát và hỗ trợ của người quản lý sẽ giúp ĐD duy trì được kiến thức về KSNTBV, đồng thời kiểm soát các yếu tố môi trường liên quan góp phần phòng ngừa và kiểm soát NTBVMP. Từ khóa: điều dưỡng, phòng ngừa chuẩn, kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện. ABSTRACT KNOWLEDGE ON STANDARD PRECAUTIONS OF NURSES AND ENVIRONMENTAL FACTORS RELATED TO HOSPITAL INFECTION CONTROL Vo Van Tan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 214 - 220 Introduction: Occupational exposure to blood and body fluids is a serious concern for health care workers. Compliance with standard precautions (SPs) measures and hospital environmental control play an important role in hospital infection control (HIC). Objectives: The objectives of study were to evaluate the knowledge of nurses of SPs measures and environmental factors regarding HIC. Methods: This was a descreptive cross-sectional and observational study, which used a questionnaire and a * Sở Y tế Tiền Giang Tác giả liên lạc: ThS Võ Văn Tân ĐT: 0913 793 161 Email: vhthth@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 215 check list. Data were colleted through interview 200 nurses who are working at medical and surgical units of Tiengiang hospital. Results: The proportion of corect knowledge of nurses related to SPs were 78.7%, the highest were classification of wastes (100%) and the lowest were isolate prevention (62.9%). Addition, personal prevention (83%), and sharps management (92.7%); knowledge of hand washing and equipment sterilize were 76% and 76.6%, repectively. There were differences on knowledge of nurses who working at medical and surgical units (p=0.006). There were not also between knowledge and gender, degree as well as years of experiens of nurses. The environmental factors affected the organization and the ability to perform HIC such as not enough soap for hand washing, sitting of hand washing sinks were inconvenient; lack of eye protective glasses; one nurse looked after many patients. Also, health managers’ concern on HIC was not high, and vaccine was not fully vaccinated to prevent occupational exposure. Conclusions: Updating new information about HIC and strengthen supervision and support of managers will help maintain the knowledge of nurses. And the meantime, the environmental factors control in the hospital will help make better HIC prevention and control campaigns. Key words: Health Knowledge, SPs, Environmental Factors, Nurse, HIC. ĐẶT VẤN ĐỀ Phơi nhiễm nghề nghiệp do tiếp xúc với máu và dịch cơ thể là yếu tố chính lây lan truyền bệnh như HIV, viêm gan B (HBV) và C (HCV). Xác định được mối đe dọa này, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC) đã đưa ra các quy trình phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp và nguy cơ nhiễm trùng tiềm ẩn do máu và dịch cơ thể(1,2). Các quy trình hướng dẫn thực hành này gọi là phòng ngừa chuẩn (PNC - Standard Precautions) giúp nhân viên y tế (NVYT) thực hành theo hướng dẫn(2), đó là vệ sinh cá nhân, sử dụng dụng cụ phòng hộ cá nhân (DCPHCN), tiêu hủy vật sắc nhọn, dịch cơ thể và xử lý chất thải lâm sàng thích hợp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 3 triệu nhân viên y tế (NVYT) phải đối mặt với phơi nhiễm nghề nghiệp qua đường máu hàng năm, trong đó có 2 triệu HBV, 900.000 HCV và 300.000 HIV (5). Theo CDC, nhiễm trùng bệnh viện mắc phải (NTBVMP) là nhiễm trùng BV lan truyền bằng nhiều đường như bề mặt (đặc biệt là tay), nước, không khí, đường tiêu hóa và phẫu thuật. Nhiều NTBVMP được gây ra bởi sự lan truyền từ BN này sang BN khác thông qua dụng cụ và NVYT. Việc NVYT kém tuân thủ KSNT khi thực hành chăm sóc BN đã làm gia tăng tỉ lệ NTBVMP(12). Tăng cường kiến thức về KSNTBV cho NYVT là một trong những yêu cầu cần thiết để gia tăng sự tuân thủ KSNT cũng như làm tăng tỉ lệ thực hành KSNT trong BV(6,7). Môi trường BV sạch sẽ đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa NTBVMP(11). Các biện pháp can thiệp như rửa tay thích hợp, làm sạch bề mặt, dinh dưỡng tốt, đủ nhân viên ĐD, quản lý tốt sự thông khí, thông tiểu đúng kỹ thuật và sử dụng đường truyền tĩnh mạch hợp lý sẽ làm giảm đến mức có ý nghĩa tỉ lệ NTBVMP(3). Tại các nước, có nhiều nghiên cứu đánh giá kiến thức PNC của NVYT. Tuy nhiên, tỉ lệ tuân thủ khi thực hành của ĐD vẫn là điều đáng quan tâm(4,5). Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tuân thủ PNC của NVYT đặc biệt là tuân thủ của ĐD chưa cao(4). Trong khi đó, sự tuân thủ về PNC góp phần đáng kể và làm giảm đến mức có ý nghĩa tỉ lệ NTBVMP(3). Vì vậy, đánh giá kiến thức của ĐD về PNC, sự tuân thủ của họ trong công tác KSNT và các yếu tố môi trường tác động đến việc KSNT trong BV là rất quan trọng. Chính vì thế, nghiên cứu này nhằm đánh giá nhận thức của ĐD và các yếu tố môi trường liên quan tới KSNT trong BV để cung cấp những dữ liệu cần thiết giúp người làm công tác Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 216 quản lý đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp, góp phần làm giảm tỉ lệ NTBVMP. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá mức độ kiến thức PNC của ĐD và các yếu tố môi trường liên quan đến KSNTBV. Mục tiêu chuyên biệt Xác định tỉ lệ ĐD có kiến thức đúng về PNC trong công tác KSNTBV. So sánh sự khác biệt về mức độ kiến thức về PNC của ĐD Nội và Ngoại khoa. Xác định các yếu tố môi trường liên quan đến KSNT trong BV. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp cắt ngang mô tả với dân số mục tiêu là ĐD đang làm việc tại BV Đa khoa Tiền Giang. Biến số nghiên cứu bao gồm biến số nền (tuổi, giới, trình độ chuyên môn, nơi làm việc, thâm niên công tác); và các biến số kiến thức về PNC (rửa tay, sử dụng DCPHCN, tiệt khuẩn dụng cụ, tiêu hủy vật sắc nhọn). Phỏng vấn ĐD trưởng, quan sát các khoa về điều kiện làm việc và yếu tố môi trường ảnh hưởng đến KSNTBV. Mẫu được chọn ngẫu nhiên từ danh sách ĐD đang làm việc tại các khoa Nội và khoa Ngoại BV để đưa vào phỏng vấn. Cở mẫu được chọn dựa vào kết quả nghiên cứu của tác giả về KSNTBV ở đối tượng ĐD với tỉ lệ kiến thức chung của ĐD là 85%(10). Vì thế cỡ mẫu được chọn cho nghiên cứu này là 200. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các ĐD thực hành theo bộ câu hỏi soạn sẵn. Sau đó phỏng vấn ĐDT và quan sát thực tế các khoa liên quan, nơi ĐD đang làm việc. Các dữ liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm Stata 10.0. Giá trị p<0,05 được xem như là mức thống kê có ý nghĩa. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc tính mẫu Bảng 1: Đặc tính của mẫu nghiên cứu (n=200) Đặc tính mẫu Tần số (%) Tuổi (trung bình, độ lệch chuẩn), năm 36,5± 9,9 Giới Nam Nữ 23 (11,5) 177 (88,5) Nơi làm việc Nội khoa Ngoại khoa 124 (62,0) 76 (38,0) Trình độ chuyên môn Trung cấp Đại học 190 (95,0) 10 (5,0) Đa số đối tượng trong nghiên cứu này là nữ (88,5%); tuổi trung bình 36,5 tuổi. Gần 2/3 ĐD đang làm việc ở các khoa Nội (62%), còn lại ở các khoa Ngoại. Hầu hết ĐD có trình độ trung cấp (95%). Kiến thức đúng của ĐD về PNC Kiến thức tổng quát về KSNTBV Bảng 2: Kiến thức tổng quát về KSNTBV, (n=200) Nội dung Tỉ lệ (%) Đúng Sai Định nghĩa về NTBVMP 82,0 18,0 Nguyên nhân của NTBVMP 84,0 16,0 Tác nhân gây ra NTBVMP 92,0 8,0 Các yếu tố làm tăng nguy cơ NTBVMP 81,0 19,0 Ảnh hưởng của NTBVMP 84,0 16,0 Khi hỏi về NTBVMP, 82% ĐD biết định nghĩa của NTBVMP, 84% ĐD đã biết nguyên nhân của NTBVMP. Về tác nhân gây ra NTBVMP, 92% ĐD đúng trả lời đúng nội dung này. Tuy nhiên, 19% ĐD đã không biết được các yếu tố làm gia tăng nguy cơ NTBVMP. Khi hỏi về những ảnh hưởng của NTBVMP, 84% ĐD trả lời đúng (là kéo dài thời gian nằm viện điều trị, tăng nguy cơ tử vong, tăng chi phí điều trị và tăng đề kháng kháng sinh). Rửa tay Bảng 3: Rửa tay (n=200) Nội dung Tỉ lệ (%) Đúng Sai Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 217 Nội dung Tỉ lệ (%) Đúng Sai 5 thời điểm rửa tay (five moments hand washing) 51,0 49,0 Rửa tay ngay sau khi tháo găng 97,0 3,0 Sử dụng chung khăn vải để lau tay 97,5 2,5 Các phương tiện cần thiết cho rửa tay thường quy 43,0 57,0 Các bước trong quy trình rửa tay 93,5 6,5% Gần phân nửa ĐD (49%) xác định đúng được “5 thời điểm rửa tay”; gần như toàn bộ ĐD (97% và 97,5%) cho biết rửa tay ngay sau khi tháo găng và biết dùng chung khăn vải treo tường để lau tay làm gia tăng nguy cơ lan truyền vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, hơn phân nửa (57%) ĐD trả lời không chính xác phương tiện cần thiết dùng cho rửa tay thường quy (nước máy, xà phòng và khăn lau tay) và 6,5% ĐD đã trả lời sai về số bước trong quy trình rửa tay thường quy (ĐD đã chọn 8 bước thay vì 6 bước). Phòng ngừa cá nhân Bảng 4: Phòng ngừa cá nhân, (n=200) Nội dung Tỉ lệ (%) Đúng Sai Sử dụng DCPHCN để phòng nguy cơ nhiễm trùng chéo 98,0 2,0 Khi nào nên mang găng? 83,0 17,7 Khi nào nên mang khẩu trang và/hoặc kính bảo bệ mắt? 97,0 3,0 Gần như toàn bộ ĐD (98%) đã trả lời đúng về việc sử dụng DCPHCN như mang găng tay, khẩu trang và kính đeo mắt để bảo vệ cho ĐD và BN tránh nguy cơ nhiễm trùng chéo; 83% ĐD biết về tiêu chuẩn sử dụng găng tay phù hợp, trong khi đó, có 17% ĐD đã trả lời sai rằng mang găng để thay thế cho việc rửa tay. Hầu hết ĐD (97%) cho biết đã mang khẩu trang hay kính bảo vệ mắt khi thực hiện quy trình có nguy cơ dính máu hay dịch cơ thể. Quản lý vật sắc nhọn và phân loại chất thải Bảng 5: Quản lý vật sắc nhọn và phân loại chất thải (n=200) Nội dung Tỉ lệ (%) Đúng Sai Nguy cơ lây bệnh chính khi bị tai nạn do vật sắc nhọn 91,0 9,0 Không bẻ hoặc uốn cong kim trước khi hủy bỏ 85,0 15,0 Nội dung Tỉ lệ (%) Hủy ngay vật sắc nhọn sau khi sử dụng 100,0 0 Phân loại chất thải theo quy định của BYT 100,0 0 Hơn 90% ĐD cho biết bệnh lây truyền chính do tai nạn bởi vật sắc nhọn (đó là viêm gan B, C và HIV). Để tránh nguy hại do tai nạn bởi vật sắc nhọn, kim tiêm không được bẻ hoặc uốn cong trước khi hủy bỏ; 85% ĐD đã đáp đúng và toàn bộ ĐD cho biết họ đã hủy ngay kim tiêm sau khi sử dụng. Về phân loại chất thải, 100% ĐD đã thực hiện đúng và chất thải BV phải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh. Nghiên cứu của Morris và cộng sự(8) cho biết, 75% đối tượng nghiên cứu đã hủy bỏ ngay kim tiêm vào hộp chứa an toàn. Theo hướng dẫn của WHO, vật sắc nhọn phải được khử khuẩn hợp lý và/hoặc tiêu hủy ngay theo tiêu chuẩn hướng dẫn của quốc gia(11). Tiệt khuẩn dụng cụ và quản lý các nguy cơ Bảng 6: Tiệt khuẩn dụng cụ và quản lý các nguy cơ, (n=200) Nội dung Tỉ lệ (%) Đúng Sai Dụng cụ tái sử dụng phải được khử khuẩn/tiệt khuẩn 76,5 23,5 Dụng cụ phẫu thuật là dụng cụ thiết yếu phải được tiệt khuẩn 45,5 54,5 Phơi nhiễm máu/dịch cơ thể do: kim đâm, tiếp xúc vùng da không nguyên vẹn, hay niêm mạc 97,0 3,0 Nguy cơ nhiễm viêm gan B do kim đâm cao hơn HIV 93,0 7,0 Hơn ba phần tư ĐD được khảo sát (76,5%) đã trả lời đúng rằng tất cả dụng cụ phải được khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn trước khi sử dụng lại cho BN. Tỉ lệ kiến thức này của ĐD khá tốt. Theo một nghiên cứu để xác định kiến thức, thái độ và thực hành về xử lý dụng cụ của ĐD ở BV Nguyễn Tri Phương, thành phố Hồ Chí Minh(9) cho thấy, kiến thức đúng về xử lý dụng cụ là 26,9%. Gần phân nửa số ĐD (45,5%) cho rằng dụng cụ phẫu thuật là dụng cụ thiết yếu đưa vào các khoang cơ thể hay mạch máu và phải được tiệt Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 218 khuẩn, số còn lại đã trả lời không đúng. Nội dung này cần được quan tâm khi huấn luyện về thực hành tiệt khuẩn dụng cụ cho ĐD. Hầu hết ĐD (97%) chỉ ra rằng phơi nhiễm đường máu và dịch cơ thể có thể xảy ra khi bị kim đâm, tiếp xúc với vùng da không nguyên vẹn và phơi nhiễm qua đường niêm mạc; 93% ĐD đã nhận ra rằng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B cao hơn HIV do kim đâm trong chăm sóc y tế. Xử lý tai nạn bởi vật sắc nhọn 56% 44% Đúng Sai Biểu đồ 1: Xử lý tai nạn bởi vật sắc nhọn, (n=200) Hơn phân nửa ĐD được khảo sát (56%) biết cách quản lý khi bị tai nạn bởi vật sắc nhọn. Theo hồ sơ lưu tại Phòng ĐD BV Tiền Giang (2008), hầu như không ghi nhận trường hợp nào bị tai nạn bởi vật sắc nhọn. Điều này có thể là do ĐD ít quan tâm việc xử lý tai nạn nghề nghiệp; hoặc là ĐD không hiểu thấu đáo về xử lý tai nạn nghề nghiệp, và họ đã không báo cáo khi có tai nạn xảy ra. So sánh sự khác biệt về kiến thức PNC của ĐD Bảng 7: Sự khác biệt về kiến thức PNC của ĐD trong KSNTBV phân bố theo đặc tính mẫu, (n=200) Biến số Tần số (%) P Giới Nam Nữ 23 177 78,3 78,8 0,697 Khoa Nội khoa Ngoại khoa 124 76 77,8 80,4 0,006 Trình độ chuyên môn Trung cấp Đại học 190 10 78,6 81,3 0,208 Thâm niên công tác < 6 năm 6 - 15 16 + 63 39 98 78,5 78,1 79,2 0,932 Có sự khác biệt về kiến thức PNC của ĐD Nội khoa và Ngoại khoa (P=0,006). ĐD Ngoại khoa có kiến thức tốt hơn ĐD Nội khoa (80,4% so với 77,8%). Không có sự khác biệt về kiến thức đối với giới tính, trình độ chuyên môn và thâm niên công tác của ĐD. Yếu tố môi trường và tổ chức liên quan đến KSNTBVMP Những phương tiện và tổ chức liên quan đến KSNTBVMP, theo đánh giá của ĐD Bảng 8: Các yếu tố môi trường liên quan đến KSNTBVMP Nội dung Tần số (%) Xà phòng rửa tay Luôn luôn đủ Thỉnh thoảng đủ Hiếm khi hoặc không có 116 (58,0) 57 (28,5) 27 (13,5) Bồn rửa tay Thuận tiện cho rửa tay Không thuận tiện cho rửa tay 103 (51,5) 97 (48,5) Áo choàng Luôn luôn đủ Thỉnh thoảng đủ Hiếm khi hoặc không có 145 (72,5) 21 (21,0) 13 (6,5) Khẩu trang Luôn luôn đủ Thỉnh thoảng đủ Hiếm khi hoặc không có 164 (82,0) 30 (15,0) 6 (3,0) Mắt kính Luôn luôn đủ Thỉnh thoảng đủ Hiếm khi đủ/không có 20 (10,0) 27 (13,5) 153 (76,5) Khoảng cách giường bệnh ít nhất 1m Có Không 101 (50,5) 99 (49,5) Mức độ quan tâm của lãnh đao khoa về KSNTBV Cao Trung bình Kém/không quan tâm 116 (58,0) 73 (36,5) 11 (5,5) Mức độ quan tâm của lãnh đạo BV về KSNTBV Cao Trung bình Kém/không quan tâm 120 (60,0) 71 (35,5) 9 (4,5) Tiêm ngừa và quản lý phơi nhiễm Ngừa viêm gan B Tiêm ngừa vaccine khác Không được chủng ngừa 127 (63,5) 8 (4,0) 65 (32,5) Số BN một ĐD đang chăm sóc Trung bình 14,2 ± 4,4; (5-25 BN) Hơn phân nửa ĐD (58%) cho biết “đủ xà phòng” cho rửa tay (Bảng 8). Gần phân nửa ĐD (48,5%) cho rằng nơi đặt bồn rửa tay không Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 219 thuận tiện cho việc rửa tay. Khoảng ba phần tư ĐD cho biết găng tay, khẩu trang, áo choàng được “mang đầy đủ” (thứ tự lần lượt là 77%, 72,5% và 82%). Đặc biệt, kính bảo vệ mắt “được cung cấp đủ” chỉ 10% ở các khoa. Theo các ĐD, sự quan tâm của lãnh đạo BV và lãnh đạo khoa về KSNTBV chỉ ở mức trung bình (lần lượt là 58% và 60%). Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về KSNTBV sẽ tác động trực tiếp chất lượng chăm sóc BN cũng như các chiến dịch KSNTBV. Ngoài ra, ĐD còn cho biết khoảng cách giữa các giường ít nhất 1 mét chỉ đạt 50%. Đây là yếu tố thuận lợi để lây truyền bệnh giữa các BN với nhau. Hơn 60% ĐD được tiêm ngừa viêm gan B. Bên cạnh đó cũng còn hơn 30% trong số họ không được tiêm vaccine để phòng ngừa phơi nhiễm. Số BN mà một ĐD đang chăm sóc trung bình là 14,2± 4,4 BN (ít nhất là 5 BN và nhiều nhất là 25 BN). Việc chăm sóc quá nhiều BN ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng chăm sóc và KSNTBV. Quan sát các yếu tố môi trường liên quan đến KSNTBV Bảng 10: Quan sát các yếu tố môi trường liên quan đến KSNTBV Nội dung Tần số (%) Khoa Nội khoa Ngoại khoa 6 (42,9) 8 (57,1) Số bồn rửa tay trung bình 2,3±0,8 (ít nhất 1, nhiều nhất 4 bồn) Nơi đặt bồn rửa tay Thuận tiện cho việc rửa tay Không thuận tiện cho việc rửa tay 0 (0,0) 14 (100) Dung dịch rửa tay nhanh Luôn luôn đủ Thỉnh thoảng Hiếm khi và không đủ 6 (42,9) 3 (21,4) 5 (35,7) Có poster mô tả thời điểm rửa tay tại nơi chăm sóc BN 0 (0,0) Có poster nhắc nhỡ việc rửa tay 0 (0,0) Có quy trình hướng dẫn rửa tay thường quy 14 (100) Dụng cụ phòng hộ cá nhân cho ĐD Găng, khẩu trang, áo choàng Kính: Luôn luôn đủ Khá đủ Hiếm hoặc không có 14 (100) 2 (14,3) 1 (7,1) Nội dung Tần số (%) 11 (78,6) Có nơi xử lý dụng cụ trước khi mang đi khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn 14 (100) Có quy trình xử lý dụng cụ đã sử dụng 10 (71,4) Cô lập vật sắc nhọn ngay sau khi sử dụng 14 (100) Có chương trình huấn luyện cho ĐD về KSNTBV tại khoa 1 (7,1) Có sổ theo dõi tai nạn bởi vật sắc nhọn 14 (100) Quan sát và phỏng vấn ĐD trưởng ở 14 khoa (gồm 6 khoa Nội và 8 khoa Ngoại) kết quả cho thấy (Bảng 9) bồn rửa tay rất ít, trung bình 2,3±0,8 bồn/khoa, nơi nhiều nhất được 4 bồn rửa tay và nơi ít nhất chỉ có 1 bồn rửa tay. Theo các ĐD trưởng, nơi đặt bồn rửa tay không thuận tiện cho việc rửa tay (100%). Về dung dịch rửa tay nhanh, 42,9% ĐD trưởng cho rằng “luôn luôn đủ” và 35,7% cho biết “hiếm khi” hoặc “không có”. Ngoài ra, có 3 khoa (21,4%) không sử dụng dung dịch rửa tay nhanh. Tại các khoa quan sát, không có tranh, ảnh (poster) mô tả các thời điểm rửa tay, hay các tranh nhắc nhở việc rửa tay. Bên cạnh đó, quy trình hướng dẫn rửa tay thường quy thì có đủ ở tất cả các khoa. Ngoài ra, các DCPHCN như găng, khẩu trang, áo choàng được cung cấp đủ, nhưng hơn một phần năm các khoa (21,4%) đã không có kính bảo vệ mắt. Tại các khoa đều có nơi để rửa dụng cụ đã sử dụng trước khi mang đi khử khuẩn hay tiệt khuẩn, nhưng quy trình xử lý dụng cụ sau sử dụng chỉ có ở 10 khoa (71,4%). Vật sắc nhọn được cô lập ngay sau khi sử dụng trong các hộp chứa (100%), và ở các khoa đều có sổ theo dõi tai nạn bởi vật sắc nhọn. Đặc biệt, kết quả phỏng vấn còn cho biết 13/14 khoa (gần 93%) không có chương trình huấn luyện cho ĐD về KSNTBV tại khoa mà chương trình này được thực hiện bởi phòng ĐD BV. Theo WHO, kiến thức về KSNK và kỹ năng thực hành của NVYT phải được cập nhật một cách liên tục. Huấn luyện bao gồm các nguyên tắc chung về phòng ngừa và KSNT, đồng thời nhấn mạnh vai trò chủ yếu đối với cá nhân trong chăm sóc sức khỏe để hạn chế đến mức thấp nhất sự lan rộng của vi trùng(11). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 220 KẾT LUẬN 1. Kiến thức đúng của ĐD về PNC liên quan tới KSNTBV thì cao (cao nhất là phân loại rác thải và thấp nhất là kiến thức về phòng ngừa cách ly). Kiến thức về phòng ngừa cá nhân và quản lý vật sắc nhọn đạt hơn 80%. Rửa tay, tiệt khuẩn dụng cụ và quản lý nguy cơ chỉ đạt ở mức độ khá. 2. Có sự khác biệt về kiến thức PNC của ĐD Nội khoa và Ngoại khoa (P=0,006). ĐD Ngoại khoa có kiến thức tốt hơn ĐD Nội khoa. Không có sự khác biệt giữa kiến thức ở giới tính, trình độ chuyên môn cũng như thâm niên công tác của ĐD. 3. Các yếu tố môi trường và tổ chức ảnh hưởng đến khả năng thực hiện việc KSNTBV như không đủ xà phòng cho rửa tay, nơi đặt bồn rửa tay không thuận tiện, thiếu kính bảo vệ mắt, ĐD chăm sóc rất nhiều BN, mối quan tâm của lãnh đạo BV và lãnh đạo khoa và phòng ngừa phơi nhiễm nghề nghiệp. Việc cập nhật thông tin mới về KSNTBV và tăng cường giám sát của người quản lý sẽ giúp duy trì được kiến thức và thực hành chuyên môn ở ĐD. Đồng thời cải thiện môi trường làm việc góp phần thực hiện tốt hơn các chiến dịch phòng ngừa NTBVMP. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Centers for Disease Control and Prevention (2003). Guidelines for Environmental Infection Control in Health Care Facilities. MMWR, June 6, 2003/52(RR10);1-42. 2. Centers for Disease Control and Prevention (2007). SP. From www.cdc.gov\standard precaution. 3. Curtis, L.T., (2008). Prevention of hospital-acquired infections: Review of non-pharmacological interventions. 4. Đặng Thị Vân Trang và Lê Thị Anh Thư (2001). Đánh giá nhận thức về Kiến thức thái độ và thực hành của nhân viên y tế về Kiểm soát nhiễm trùng BV tại BV Chợ Rẫy. Y học thực hành, Số 518, tr.117-121. 5. Hutin Y, Hauri A, Chiarello L, Catlin M, Stilwell B, et al. (2003). Best infection control practices for intradermal, subcutaneous, and intramuscular needle injections. Bulletin of the World Health Organization 491–500. 6. Larson EL (1988). A causal link between handwashing and risk of infection. Infect Control Hosp Epidemiol; 9(1): 28-36. 7. Lynch P, White MC (1993). Perioperative blood contact and exposures: A comparison of incident reports and focused studies. Am J Infect Control; 21: 357-63. 8. Morris E, Fuad S, Hassan, Abdulrazzak AN, Sugathan, (1995). Infection Control Knowledge and Practices in Kuwait -A survey on oral health care workers. 9. Nguyễn Thị Kim Phượng (2006). KAP của ĐD về xử lý dụng cụ tiệt khuẩn tại BV Nguyễn Tri Phương. 10. Võ Văn Tân (2010). Liên quan giữa kiến thức và hành vi ĐD về KSNTBV. Tạp chí Y học TP.HCM. Số 14. Vol.4. 11. World Health Organization (2003, 2005). Standard precaution for hospital infection. 12. World Health Organization (2005). Guideline prenvent of acquired infections.
File đính kèm:
- kien_thuc_phong_ngua_chuan_cua_dieu_duong_va_cac_yeu_to_moi.pdf