Kiến thức thái độ hành vi về việc hiến thận chết não tại một số cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT Mục tiêu: phân tích kiến thức, thái độ, về việc hiến thận và các yếu tố có liên quan với hành vi hiến thận khi chết ở người trên 18 tuổi ở một số cộng đồng tại TP Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phỏng vấn 1063 người trên 18 tuổi dựa vào bộ câu hỏi tự điền. Kết quả: 77% đồng ý hiến thận bản thân khi chết, và 63,8% đồng ý hiến thận người thân khi chết. Các yếu tố có tương quan với thái độ đồng ý hiến thận bản thân khi chết bao gồm: dân tộc Kinh, kiến thức đúng về nhu cầu hiến ghép thận, thái độ đúng về quan điểm nhân đạo. Các yếu tố có tương quan với thái độ đồng ý hiến thận người thân khi chết bao gồm: dân tộc Kinh, Thiên Chúa giáo, thái độ đúng về quan điểm nhân đạo, thái độ đúng về quan điểm chia sẻ. Lí do chính của việc từ chối hiến là sợ người nhà không đồng ý và sợ “chết không toàn thây”. Yêu cầu chính sau khi hiến là sự công bằng. Kết luận: kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người dân ủng hộ hiến thận, các chiến lược tuyên truyền để nâng cao kiến thức và quan niệm của người dân là rất cần thiết, và là nền tảng cho khoa học ghép tạng ở nước ta phát triển bền vững

pdf 6 trang yennguyen 9440
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức thái độ hành vi về việc hiến thận chết não tại một số cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức thái độ hành vi về việc hiến thận chết não tại một số cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh

Kiến thức thái độ hành vi về việc hiến thận chết não tại một số cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 4 * 2016
 80
KIẾN THỨC THÁI ĐỘ HÀNH VI VỀ VIỆC HIẾN THẬN CHẾT NÃO 
TẠI MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Trần Ngọc Sinh* Lê Hoàng Ninh**, Hoàng Thị Diễm Thúy*** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: phân tích kiến thức, thái độ, về việc hiến thận và các yếu tố có liên quan với hành vi hiến thận khi 
chết ở người trên 18 tuổi ở một số cộng đồng tại TP Hồ Chí Minh. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phỏng vấn 1063 người trên 18 tuổi dựa vào bộ câu hỏi tự điền. 
Kết quả: 77% đồng ý hiến thận bản thân khi chết, và 63,8% đồng ý hiến thận người thân khi chết. Các yếu 
tố có tương quan với thái độ đồng ý hiến thận bản thân khi chết bao gồm: dân tộc Kinh, kiến thức đúng về nhu 
cầu hiến ghép thận, thái độ đúng về quan điểm nhân đạo. Các yếu tố có tương quan với thái độ đồng ý hiến thận 
người thân khi chết bao gồm: dân tộc Kinh, Thiên Chúa giáo, thái độ đúng về quan điểm nhân đạo, thái độ đúng 
về quan điểm chia sẻ. Lí do chính của việc từ chối hiến là sợ người nhà không đồng ý và sợ “chết không toàn 
thây”. Yêu cầu chính sau khi hiến là sự công bằng. 
Kết luận: kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người dân ủng hộ hiến thận, các chiến lược tuyên truyền để 
nâng cao kiến thức và quan niệm của người dân là rất cần thiết, và là nền tảng cho khoa học ghép tạng ở nước ta 
phát triển bền vững. 
Từ khoá: kiến thức, thái độ, hiến thận, chết não 
ABSTRACT 
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND BEHAVIOR ABOUT BRAIN-DEATH KIDNEY DONATION 
OF COMMUNITIES IN HO CHI MINH CITY 
Tran Ngoc Sinh, Le Hoang Ninh, Hoang Thi Diem Thuy 
 * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 4 - 2016: 80 - 85 
Objectives: to explore the knowledges, attitudes about deceased kidney Donation after death and the factors 
associated with the decision to donate among the selective populations in HoChiMinh city. 
Subjects and method: interviewing of 1063 people from 18 years old by questionnaire, the interviewees 
filled in themselves. 
Main results: 77% and 63.8% agreed to donate their own kidney and the kidney of their relatives 
respectively after death. The factors associated with Donation of their own kidney comprised of: the population 
Kinh, the good knowledge on the need of transplantion and Donation, the good attitude of altruism. The factors 
associated with Donation of the kidney of their relatives comprised of: the population Kinh, Catholism, the good 
attitude of altruism, the good attitude of sharing. The main reasons of refusal were the family constraint and the 
concept of “the whole body at death”. The main requirement when a person donates was the egality of organ 
using. 
Conclusion: most people agreed with donation at HoChiMinh city. We need education campaign to 
ameliorate the public point of view. The education must be the background for the development of transplantation 
in our country. 
Key words: knowledge, attitude, kidney donation, brain death 
* Trường ĐHYD TP Hồ Chí Minh, ** Viện vệ sinh Y tế công cộng, *** Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch 
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Hoàng Thị Diễm Thúy, ĐT: 0908235287, Email: thuydiemhoang@yahoo.com.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học
 81
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Từ cuối thế kỷ XX, sự bùng nổ của suy thận 
mạn trên toàn cầu đã làm cho ngành y học phải 
đối đầu với một tình trạng mất cân bằng cung - 
cầu trầm trọng của thận ghép- một hiện trạng 
đang đồng hành với các tiến bộ không ngừng 
của khoa học ghép thận. Vấn đề này đã, đang và 
sẽ trở nên một thách thức đối với sức khoẻ cộng 
đồng trên toàn thế giới. Vì thế, cùng với việc 
phát triển kĩ thuật ghép, hầu hết các quốc gia 
đều quan tâm đến khía cạnh xã hội và pháp lí 
của vấn đề này để đi tìm giải pháp cho nguồn 
thận ghép, tạo cơ sở để thúc đẩy khoa học ghép 
thận phát triển bền vững. Một trong những rào 
cản quan trọng của công tác ghép thận là tình 
trạng thiếu hụt nguồn thận để ghép. Nguồn thận 
từ người cho sống rất giới hạn trong khi đó, 
nguồn thận từ người cho chết não chưa được 
huy động hết. 
Ngày 29.11.2006, tại Việt Nam Luật hiến, lấy, 
ghép mô, bộ phận cơ thể người đã được Quốc 
hội thông qua... Tuy nhiên, nhận thức của cộng 
đồng về hiến thận nói riêng và các bộ phận cơ 
thể nói chung còn rất hạn chế. Có rào cản nào 
khác về kinh tế, văn hóa, xã hội trong việc hiến 
thận ở người Việt Nam? 
Trên cơ sở này, chúng tôi thực hiện khảo sát 
Kiến thức –Thái độ về việc hiến thận của một số 
cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó, 
góp phần đề ra chiến lược cụ thể để vận động 
hiến thận trong dân chúng. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang 
mô tả và phân tích trên 3 nhóm đối tượng: sinh 
viên, Thiên Chúa giáo, Phật giáo. 
- Cỡ mẫu: 1063 người. 
- Thời gian: tháng 4 – 6 năm 2011 
- Địa điểm nghiên cứu: 
+ Thiên chúa giáo: tại nhà thờ Thủ đức: 250 
+ Phật giáo: tại chùa Thiền Lâm - Quận 8: 250 
+ Sinh viên: trường ĐH Luật t/p Hồ Chí 
Minh, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch: 568 
- Phương pháp: phát phiếu câu hỏi tự điền 
- Phương pháp thống kê: tần số và tỉ lệ được 
sử dụng cho biến số định tính; biến sô tuổi có 
phân phối không bình thường nên trung vị và 
khoảng tứ phân vị được sử dụng. Chi bình 
phương được sử dụng để xét mối liên quan giữa 
đặc tính mẫu nghiên cứu, kiến thức, thái độ với 
việc hiến thận. Số đo kết hợp PR được sử dụng 
để đo lường độ lớn mối liên quan giữa biến số 
hiến thận và đặc tính mẫu nghiên cứu, kiến thức, 
thái độ. Hồi quy Poisson và tùy chọn robust 
được sử dụng để kiểm soát biến số gây nhiễu 
như đặc tính mẫu nghiên cứu. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
- Tuổi trung vị: 22 (25p =20, 75p= 32) 
- Giới: nam 413 (39 %); nữ: 645 (61%) 
- Học vấn: phổ thông 260 (24,62 %); đại học 
782 (74,05 %); sau đại học 14 (1,33 %) 
- Dân tộc: Kinh 986 (93,82% ); Hoa 37 (3,52 %) 
Khmer 16 (1,52%), Khác: Chăm: 12 (1,14%) 
- Tôn giáo: Phật 292 (25,6 %); Thiên Chúa 281 
(24,6%);Thờ ông bà 330 (28,9 %); không theo một 
tôn giáo nào 227 (19,9 %); khác 10 (0,8 %) 
- Tình trạng hôn nhân: có gia đình 231 (21,73 
%), độc thân 832 (78,27 %) 
- Kinh tế: giàu 37 (3,51 %); khá 225 (21,37 %); 
trung bình 681 (64,67); nghèo 110 (10,45 %). 
- Nghề nghiệp: 
Bảng 1: Phân bố nghề nghiệp 
Nghề nghiệp Số lượng % 
HSSV 707 67,14 
CNV 135 12,82 
Nội trợ 59 5,6 
Buôn bán nhỏ 52 4,94 
Lao động phổ thông 39 3,7 
Chủ doanh nghiệp 29 2,75 
Khác 29 2,75 
Nông dân 3 0,28 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 4 * 2016
 82
Phương tiện tiếp cận thông tin về hiến 
thận 
Bảng 2: phương tiện tiếp cận thông tin 
PHƯƠNG TIỆN Số lượng % 
Truyền hình 649 61 
Sách 544 51 
Báo 539 50,5 
Người khác 338 31,6 
Người thân bị bệnh 158 14,8 
Radio 105 9,8 
Chưa bao giờ nghe 38 3,6 
Kết quả về kiến thức 
Kiến thức về nhu cầu hiến – ghép thận của xã 
hội 
Câu 14. Suy thận nặng sẽ chết nếu không 
được lọc máu hay ghép thận 
Câu 15. Những người bị suy thận hiện nay 
đang rất cần có những người cho thận để được cứu 
sống. Anh/chị ông / bà có biết về thông tin này. 
Bảng 3: kết quả kiến thức về nhu cầu ghép thận 
Câu Số trả lời 
(%) 
Đúng: Số lượng 
(%) 
Sai: số lượng (%) 
Câu 14 1049 
 (98,2%) 
988 
(94,2%) 
61 
(5,8%) 
Câu 15 1051 
(98,4%) 
(86,1%) 
146 
(13,9%) 
Nhận xét: đa số người được khảo sát nhận 
thức được suy thận là bệnh nặng và cần được 
thay thế thận. 
Kiến thức chết não 
Câu 16. Chết não là tình trạng tim còn đập 
nhưng não hoàn toàn hư hại, không còn khả 
năng phục hồi 
Câu 17.Chết não thường xảy ra trong những 
cái chết “bất đắc kỳ tử” như: tại nạn, tai biến 
mạch máu não, Anh/chị có biết điều này 
không? 
Bảng 4: Kết quả kiến thức về chết não 
Câu Số trả lời 
(%) 
Đúng: Số lượng 
(%) 
Sai: số 
lượng (%) 
Câu 16 1046 
(97,9%) 
880 
(84,1%) 
166 
(15,9%) 
Câu 17 1052 
(98,5%) 
856 
 (81,4%) 
196 
 (18,6%) 
Nhận xét: đa số người được khảo sát đồng ý 
với quan niệm chết não là bất hồi phục và tình 
huống xảy ra là đột ngột. 
Kiến thức đúng về nhu cầu hiến ghép thận: khi 
trả lời “đúng” câu 14 và “có” câu 15 
Kiến thức đúng về chết não: khi trả lời “đúng 
“câu 16 và “ có” câu 17 
Bảng 5: Kết quả kiến thức đúng về nhu cầu ghép thận 
và chết não 
NỘI DUNG Số trả lời (%) Số đúng (%) Số sai (%) 
Nhu cầu 1045 (98%) 866 (82,8%) 179 (17,2%) 
Chết não 1052 (98,5%) 877 (83,4%) 175 (16,6%) 
Nhận xét: hơn 80% người được khảo sát có 
kiến thức đúng về nhu cầu hiến –ghép thận và 
về chết não 
Kết quả về thái độ 
Quan điểm nhân đạo. 
Câu 19. Việc cho thận cho người bị bệnh là 
một nghĩa cử nhân đạo? 
Câu 20. “Khi người ta chết đi nhưng còn một 
bộ phận trên cơ thể đem cho lại cho một người 
khác thì giống như thân xác vẫn còn trên cõi đời 
này.Ông bà anh chị nghĩ sao về quan điểm này? 
Bảng 6: Kết quả thái độ về quan điểm nhân đạo 
Câu Số trả lời Rất đồng 
ý 
Đồng ý Không 
đồng ý 
Rất 
không 
đồng ý 
19 1062 
(99,9%) 
364 
(34,3%) 
654 
(61,6%) 
38 
(3,6%) 
6 
(0,5%) 
20 1054 
(99,1%) 
231 
(21,9%) 
573 
(54,4%) 
230 
(21,8%) 
20 
(5,1%) 
Nhận xét: tỉ lệ người đồng ý hiến thận là 
nghĩa cử nhân đạo rât cao (95,9%). Tỉ lệ cho rằng 
hiến cơ quan khi chết giống như thân xác còn 
trên cõi đời thấp hơn (76,3%). 
Quan điểm chia sẻ 
Câu 21.Việc tuyên truyền giáo dục hiến thận 
trên các phương tiện thông tin đại chúng có cần 
không? 
Câu 22. Việc hiến thận sẽ dễ dàng hơn nếu 
được bàn bạc trước với người thân, Ông bà anh 
chị có nghĩ rằng mình sẽ bàn bạc với người thân 
khi quyết định không ? 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học
 83
Câu 23. Ông bà anh chị có nghĩ rằng mình 
cũng có thể có lúc cần được người khác cho thận 
không ? 
Bảng 7: Kết quả thái độ về quan điểm chia sẻ 
Câu Số trả lời 
(%) 
Có: Số lượng 
(%) 
Không*: số 
lượng (%) 
Câu 21 1056 
(98,9%) 
957 
(90,6 %) 
99 
 (9,4%) 
Câu 22 1057 
(99 %) 
971 
(91,9%) 
86 
 (8,1%) 
Câu 23 1044 
(97,7%) 
893 
(85,4%) 
151 
(14,6%) 
*trả lời không biết = không 
Nhận xét: tỉ lệ người đồng ý với việc thực 
hiện tuyên truyền hiến thận trên phương tiện 
thông tin đại chúng là 90,6%. 
Tỉ lệ người quyết định bàn bạc với người 
thân là 91,9%. 
Tỉ lệ người nghĩ rằng bản thân mình có lúc 
cũng có thể bị suy thận là 85,4%. 
Thái độ đúng về quan điểm nhân đạo: khi trả lời 
“đồng ý” hoặc “rất đồng ý “2 câu 19,20 
Thái độ đúng về quan điểm chia sẻ: khi trả lời 
“có” 3 câu 21,22,23 
Bảng 8: Kết quả thái độ đúng 
NỘI DUNG Số trả lời (%) Số đúng (%) Số sai (%) 
Nhân đạo 1053 
(99%) 
784 
 (74,4%) 
269 
(25,6%) 
Chia sẻ 1035 
 (97,4%) 
782 
(75,5%) 
253 
(24,5%) 
Nhận xét: tỉ lệ người có thái độ đúng về quan 
điểm nhân đạo; tỉ lệ người có thái độ đúng về 
quan điểm chia sẻ là 75,5%. 
Thái độ đồng ý hiến thận khi chết và các 
yếu tố tương quan 
Thái độ đồng ý hiến thận 
Bảng 9: Kết quả về thái độ hiến thận khi chết 
Nội dung Số trả lời Đồng ý Không đồng 
ý* 
Hiến thận của bản 
thân 
1020 
(95,5%) 
785 
 (77%); 
235 
 (23%) 
 Hiến thận của 
người thân 
1005 
 (94,1%) 
641 
(63,8%); 
364 
 (36,2 %) 
*trả lời không biết = không 
Nhận xét: tỉ lệ người đồng ý hiến thận bản 
thân khi chết là 77% 
Tỉ lệ người đồng ý hiến thận người thân khi 
chết là 63,8%. 
Các yếu tố tương quan đến việc hiến thận khi 
chết 
Bảng 10: Mô hình hồi qui đa biến giữa các biến số 
kiến thức, thái độ, đặc tính mẫu và thái độ hiến thận 
bản thân khi chết 
Hiến thận bản thân PR điều 
chỉnh 
(KTC 
95%) 
p 
Có kiến thức đúng về nhu 
cầu 
1,15 1,03-1,27 0,01 
Có thái độ đúng về quan 
điểm nhân đạo 
1,30 1,17-1,43 <0,001 
Dân tộc kinh so với dân 
tộc khác 
1,38 1,11-1,72 0,003 
Nhận xét: khi phân tích đa biến, dân tộc 
Kinh, những người có kiến thức đúng về nhu 
cầu hiến-ghép thận và thái độ đúng về quan 
điểm nhân đạo có tỉ lệ đồng ý hiến cao hơn có 
ý nghĩa thống kê. 
Bảng 11: Mô hình hồi qui đa biến giữa các biến số 
kiến thức, thái độ, đặc tính mẫu và thái độ hiến thận 
người thân khi chết 
Hiến thận người thân PR điều 
chỉnh 
(KTC 95%) p 
Có thái độ đúng về quan 
điểm nhân đạo 
1,44 1,24-1,66 <0,001 
Có thái độ đúng về quan 
điểm chia sẻ 
1,26 1,09-1,45 0,001 
Tôn giáo (so với không 
tôn giáo) 
- Phật 1,07 0,93-1,24 0,34 
- Thiên Chúa 1,15 1-1,3 0,04 
- Thờ ông bà-khác 1,02 0,9-1,2 0,73 
Dân tộc kinh so với dân 
tộc khác 
1,41 1,06-1,87 0,016 
Nhận xét: khi phân tích đa biến, dân tộc Kinh, 
những người theo đạo Thiên Chúa, những 
người có thái độ đúng về quan điểm nhân đạo 
và quan điểm chia sẻ có tỉ lệ đồng ý hiến cao hơn 
có ý nghĩa thống kê. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 4 * 2016
 84
Lí do không đồng ý hiến thận 
Bảng 13: Lí do không đồng ý hién thận 
Lí do không hiến thận Số lượng % 
Gia đình không đồng ý 185 44,8 
Sợ 115 27,8 
Khác * 70 19,6 
Tôn giáo 20 4,8 
*Lí do khác: muốn giữ nguyên vẹn cơ thể (45), sợ mai táng 
chậm trễ (7), sợ sử dụng không đúng mục đích (13), thủ tục 
khó khăn (4), không tin tưởng (1). 
Nhận xét: lí do chính không đồng ý hiến thận 
là sợ gia đình không đồng ý (44,8%). 
Các yêu cầu khi hiến thận (N= 155) 
- Công bằng: 109 (70,3 %) 
- Tài chính: 30 (19,4%) 
- Khác: 16 (10,3 %) 
+ Có chính sách ưu tiên cho người hiến: 08 
+ Ưu tiên người trẻ và trẻ em: 04 
+ Được biết người nhận: 02 
+ Hội ý gia đình: 02 
BÀN LUẬN 
Ở nước ta, trung bình mỗi ngày có 30 người 
tử vong vì tai nạn giao thông. Những người này 
tử vong trong tình trạng chết não, nghĩa là hoàn 
toàn không có khả năng phục hồi dù tim vẫn còn 
đập và tuổi đời còn rất trẻ. Nếu nạn nhân và gia 
đình đồng ý hiến tặng, đây sẽ là nguồn tạng quí 
giá để cứu sống những người suy thận giai đoạn 
cuối nói riêng, và suy tạng mạn nói chung. Tuy 
nhiên, nhận thức của cộng đồng về hiến thận nói 
riêng và các bộ phận cơ thể nói chung còn rất 
hạn chế. 
Vì chưa có nhiều thông tin về hiến tạng tại 
Việt Nam, chúng tôi chọn 3 đối tượng trên để 
khảo sát vì mục đích thuận tiện, với giả thuyết 
rằng đây là 3 đối tượng dế tiếp cận nhất để có 
chương trình can thiệp sau này. Dân số nghiên 
cứu của chúng tôi chưa có tính đại diện cho dân 
số Việt Nam, đây là khảo sát bước đầu để tạo 
tiền đề cho các nghiên cứu khác quy mô hơn. 
Nhiều tác giả trên thế giới(1,2,3) cũng chọn sinh 
viên và đối tượng tôn giáo để can thiệp, đặc biệt, 
sinh viên là nhóm đối tượng trẻ, có tư tưởng 
thoáng và dễ tạo hiệu ứng thứ phát do có mức 
độ trao đổi cao. 
Kiến thức đúng về bệnh thận và chết não 
không thấp hơn đáng kể so với kết quả nghiên 
cứu ở các nước phát triển. Theo khảo sát đa quốc 
gia của Manninen(1), có 92,7% người có kiến thức 
về sự thiếu hụt mô tạng để ghép; 66,5% đồng ý 
rằng bản thân họ có thể là người phải nhận thận; 
64% có kiến thức đúng về chết não. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ người 
đồng ý hiến thận bản thân khá cao. Tỉ lệ đồng ý 
hiến thận của người thân thấp hơn, phù hợp với 
các nghiên cứu khác. Kết quả của chúng tôi 
không phù hợp với nhiều tác giả nhận thấy hành 
vi hiến thận có tương quan với nghề nghiệp, 
mức độ kinh tế, kiến thức đúng về chết não và 
sự bàn bạc với người thân(4). Trong số những 
người đã từng bàn bạc về hiến thận trong gia 
đình có 77% người hiến, trong khi đó chỉ có 42% 
đồng ý hiến ở nhóm chưa từng thảo luận(4). 
Hành vi hiến thận trong nghiên cứu này 
thực chất chỉ là hành vi “ảo”. Theo các tác giả, 
con số thật của hiến tạng chỉ còn 1/3-1/4 con số 
kháo sát được do sự tác động chủ yếu từ người 
nhà(4). Tuy nhiên, kết quả trên cũng đã cho thấy 
sự đón nhận của người Việt Nam về hiến tạng 
khá tốt, là động lực thúc đẩy các chương trình 
vận động hiến tạng hoạt động. Ngoài ra, đòi hỏi 
chính của những người đồng ý hiến tạng là 
“công bằng ”, trong khi đòi hỏi về tài chính chỉ 
chiếm 19,8%, thấp hơn các tác giả trên thế giới(3). 
Về đối tượng cần được tuyên truyền hiến 
thận, đa số đồng ý đưa vào giáo dục từ cấp 3, 
tuy nhiên số người không đồng ý tuyên 
truyền còn cao (14,6%). Đây cũng là nhóm cần 
được quan tâm khảo sát sâu, tuy không phải là 
đa số, nhưng họ có thể tạo ảnh hưởng không 
tốt cho cộng đồng. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu của chúng tôi tại thành phố Hồ 
Chí Minh về kiến thức, thái độ và hành vi về 
hiến thận cho thấy các kết quả khả quan với 77% 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học
 85
đồng ý hiến thận bản thân khi chết, và 63,8% 
đồng ý hiến thận người thân khi chết. Có trên 
80% người được khảo sát có kiến thức đúng về 
tình hình bệnh thận hiện nay trong dân số và 
nhu cấu ghép thận. Có hơn 80% người được 
khảo sát có kiến thức đúng về chết não. Có 75% 
người được khảo sát đồng ý với quan điểm nhân 
đạo và chia sẻ khi hiến thận. Các yếu tố có tương 
quan với thái độ đồng ý hiến thận bản thân khi 
chết bao gồm: dân tộc Kinh, kiến thức đúng về 
nhu cầu hiến ghép thận, thái độ đúng về quan 
điểm nhân đạo. Các yếu tố có tương quan với 
thái độ đồng ý hiến thận người thân khi chết bao 
gồm: dân tộc Kinh, Thiên Chúa giáo, thái độ 
đúng về quan điểm nhân đạo, thái độ đúng về 
quan điểm chia sẻ. Lí do chính của việc từ chối 
hiến là sợ người nhà không đồng ý và sợ “chết 
không toàn thây”. Yêu cầu chính sau khi hiến là sự 
công bằng. 
Chúng ta cần có thêm nhiều nghiên cứu 
trên nhiều đối tượng khác trong dân chúng để 
có nghiên cứu có tính đại diện hơn cho người 
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số 
người dân ủng hộ hiến thận, các chiến lược 
tuyên truyền, can thiệp là rất cần thiết, và là 
nền tảng cho khoa học ghép tạng ở nước ta 
phát triển bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Manninen DL, Evans RW (1985), Public attitudes and 
behavior regarding organ donation. JAMA.; 253(21): 3111-15. 
2. Matas. AJ, Sutherland DER. (2005) The importance of 
innovative efforts to increase organ donation. 
JAMA.;294(13):1691-1693. 
3. Price D. (1994) Living kidney Donation in Europe: Legal and 
ethical perspectives- the EUROTOLD Project. Transpl Int 7 
(Suppl 1): S665- S667. 
4. Siminoff L.A, N.Gordon, J. Hewlett (2001): Factors influencing 
families’s consent for donation of solid organ for 
transplantation. JAMA.;286(1):71-77. 
5. Weaver M, Spigner C, Pinela M, Rabun KG, Allen MD (2001): 
Knowledge and opinions among urban high school students: 
pilot test of a health education. JAMA; 286:71-77. 
Ngày nhận bài báo: 10/11/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2015 
Ngày bài báo được đăng: 05/12/2015 

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_thai_do_hanh_vi_ve_viec_hien_than_chet_nao_tai_mot.pdf