Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ngộ độc thực phẩm của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2013

TÓM TẮT Mở đầu: Tình hình ngộ độc thực phẩm hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh tuy có giảm hơn so với trước đây nhưng vẫn còn ở mức độ cao, kiến thức, thực hành đúng của người dân về an toàn thực phẩm còn hạn chế. Do vậy, việc khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh là điều cần thiết và qua nghiên cứu sẽ xác định được những nội dung, kiến thức, thực hành nào cần được cải thiện góp phần cho việc phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong gia đình và xã hội một cách chủ động và hiệu quả. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống ngộ độc thực phẩm và các yếu tố liên quan. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành 1.170 người dân sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3 năm 2013 theo kỹ thuật chọn mẫu PPS. Số liệu được thu thập qua phương pháp phỏng vấn và quan sát trực tiếp. Sử dụng phần mềm Epidata 3.02 nhập liệu và xử lý phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 12, dùng thống kê mô tả để tính tần số, tỉ lệ phần trăm các biến số và thống kê phân tích dùng phép kiểm chi bình phương và phép kiểm Fisher với mức ý nghĩa α < 0,05="" để="" đo="" lường="" mối="" liên="" quan="" giữa="" các="" biến="" số="" quan="">

pdf 6 trang yennguyen 8800
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ngộ độc thực phẩm của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ngộ độc thực phẩm của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2013

Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống ngộ độc thực phẩm của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2013
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 100
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC 
THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
NĂM 2013 
Nguyễn Thị Huỳnh Mai*, Lê Hoàng Ninh**, Trịnh Thị Hoàng Oanh*** 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Tình hình ngộ độc thực phẩm hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh tuy có giảm hơn so với trước 
đây nhưng vẫn còn ở mức độ cao, kiến thức, thực hành đúng của người dân về an toàn thực phẩm còn hạn chế. 
Do vậy, việc khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm của người dân tại thành phố Hồ Chí 
Minh là điều cần thiết và qua nghiên cứu sẽ xác định được những nội dung, kiến thức, thực hành nào cần được 
cải thiện góp phần cho việc phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong gia đình và xã hội một cách chủ động và hiệu 
quả. 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng chống ngộ độc thực 
phẩm và các yếu tố liên quan. 
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành 1.170 người dân sống 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3 năm 2013 theo kỹ thuật chọn mẫu PPS. Số liệu được thu thập 
qua phương pháp phỏng vấn và quan sát trực tiếp. Sử dụng phần mềm Epidata 3.02 nhập liệu và xử lý phân tích 
số liệu bằng phần mềm Stata 12, dùng thống kê mô tả để tính tần số, tỉ lệ phần trăm các biến số và thống kê phân 
tích dùng phép kiểm chi bình phương và phép kiểm Fisher với mức ý nghĩa α < 0,05 để đo lường mối liên quan 
giữa các biến số quan tâm. 
 Kết quả: Tỉ lệ người dân có kiến thức đúng cả 4 nội dung về phòng chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP), lựa 
chọn thực phẩm an toàn, vệ sinh an toàn trong chế biến thực phẩm, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn là 
19,4%, trong đó kiến thức đúng về bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn là 54,3%, kiến thức đúng về vệ sinh an 
toàn trong chế biến thực phẩm là 25,9% và kiến thức đúng về lựa chọn thực phẩm là 17,6%. 60% người dân có 
thái độ tích cực trong phòng chống NĐTP. Thực hành đúng của người dân tại gia đình trong việc phòng chống 
NĐTP là 64%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái độ và thực hành phòng chống NĐTP (p<0,05), 
nhóm có thái độ tích cực có tỉ lệ thực hành đúng gấp 1,16 lần (KTC 95% 1,05 – 1,27) nhóm có thái độ không tích 
cực, nhóm có kiến thức đúng có tỉ lệ thực hành đúng cao gấp 1,43 lần (KTC 95% 1,11 – 1,86) tỉ lệ thực hành 
đúng ở nhóm có kiến thức sai. 
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người dân có kiến thức đúng phòng chống NĐTP còn hạn chế đặc biệt 
các kiến thức về vệ sinh an toàn trong chế biến thực phẩm, kiến thức về bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn. 
Do vậy trong thời gian tới trong hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, các cơ quan chức năng cần chú trọng 
các vấn đề nêu trên nhằm để người dân hiểu và có thái độ tích cực và thực hành đúng trong việc phòng chống 
NĐTP, biết từ chối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm không an toàn, có kỹ năng chọn lựa thực phẩm an toàn, chế 
biến và bảo quản thực phẩm hợp vệ sinh, an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. 
Từ khóa: ngộ độc thực phẩm, kiến thức, thái độ, thực hành. Tp. Hồ Chí Minh. 
* Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế Tp. HCM ** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Huỳnh Mai ĐT: 0903665540 Email: nguyenhuynhmai66@yahoo.com.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 101
ABSTRACT 
KNOWLEDGE, ATTITUDE, PRACTICE ON PREVENTION OF FOOD POISONING AMONG PEOPLE 
LIVING IN HO CHI MINH CITY, IN 2013 
Nguyen Thi Huynh Mai, Le Hoang Ninh, Trinh Thi Hoang Oanh 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 100 - 105 
Background: The situation of food poisoning in Ho Chi Minh City today has signiticanthy decreased but 
still at a high level, the correct knowledge and practice of people to safe food is limited. Therefore, the survey of 
knowledge, attitudes and practices in the food safety of the people in Ho Chi Minh city is essential, through the 
study, the content of knowledge and practices that need to improve to the prevention of food poisoning in the 
family and society activity and effectivity will be identified. 
Objectives: To identify the proportion of people with the right knowledge, positive attitude and correct 
practice to prevent food poisoning and related factors. 
Materials and method: A cross-sectional study was carried out with 1.170 people living in Ho Chi Minh 
city in March 2013 under PPS sampling techniques. Data were collected through interviews and direct 
observation. Epidata 3:02 and Stata 12 software were used to process and analyze the data, using descriptive 
statistics to calculate the frequency, percentage of variables, the statistical analysis using chi-squared-test and 
Fisher-test with significance level of <0.05 to measure the relationship between the variables of interesting. 
Result: The result showed that proportion of people have the right knowledge about the four contents of 
prevention of food poisoning including: choosing safe food, maintaining hygiene and safety in food processing, 
preservation and using safe food are 19.4%, in which correct knowledge about preservation of safe food and using 
safe food are 54.3%, correct knowledge about hygiene and safety in food processing are 25.9% and correct 
knowledge about chosing safe food is 17, 6%. 60% of people have a positive attitude in prevention of food 
poisoning. The rate of people have correct practice in the family for prevention of food poisoning is 64%. There is 
statistical signification relationship between positive attitude and correct practice (p <0.05), the rate of positive 
attitude group who has correct practice is 1.16 times (95% CI 1.05 to 1.27) higher than the impositive attitude 
group. There is also statistical signification relationship between the right knowledge and correct practice (p 
<0.05), the rate of right knowledge group who has correct practice is 1.43 times (95% CI 1.11 to 1.86) higher than 
those in the false knowledge group. 
Conclusion: The result from this survey showed that training in food safety of hygiene condition is 
necessary. The contents should be focus on the right knowledge to prevent food poisoning, knowledge about 
hygiene and safety in food processing, preservation and knowledge of using and choosing safe food as well as 
positive attitudes and practices in the prevention of food poisoning. People have to know to deny consume unsafe 
food products, select safe food, process and preserve of food in the hygiene and safe condition to protect the health of 
themselves and their families. 
Key words: food poisoning, knowledge, attitude, practice. 
MỞ ĐẦU 
An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm 
quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc 
tiêu thụ thực phẩm không an toàn là nguyên 
nhân gây ra các bệnh lây truyền qua thực phẩm. 
Ở những quốc gia đang phát triển, ước tính mỗi 
năm có 1/3 dân số bị ảnh hưởng bởi các bệnh do 
thực phẩm không an toàn gây ra, trong đó tiêu 
chảy do thực phẩm và nước bị ô nhiễm là 
nguyên nhân gây tử vong hàng năm cho khoảng 
2,2 triệu người trong đó hầu hết là trẻ em(8). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 102
Theo số liệu của Niên giám thống kê y tế 
Việt Nam 2008, số mắc và chết do tiêu chảy của 
Việt nam giảm liên tục so với các năm trước 
nhưng vẫn còn ở mức cao. Các số liệu thống kê 
từ bệnh viện cho thấy mặc dù số chết do tiêu 
chảy không còn là nguyên nhân quan trọng 
nhưng số mắc tiêu chảy được xếp thứ 4 trong 10 
nguyên nhân dẫn đầu nhập viện(1). 
Mặt khác, Việt Nam xuất phát điểm từ một 
nước nông nghiệp lạc hậu đang trong quá trình 
xây dựng và phát triển đất nước, trình độ dân trí 
ngày một nâng lên, tuy nhiên mặt bằng chung 
vẫn còn thấp, đặc biệt sự nhận thức, hiểu biết về 
ATTP vẫn còn hạn chế. Do đó việc xác định tỷ lệ 
người dân có kiến thức, thái độ, thực hành đúng 
về phòng chống NĐTP và các yếu tố liên quan 
của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh là rất 
cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cơ quan 
chức năng có thêm cơ sở khoa học để soạn thảo 
nội dung, tài liệu tập huấn, truyền thông, giáo 
dục sức khỏe thích hợp, đẩy mạnh các biện pháp 
truyền thông nhằm nâng cao kiến thức người 
dân trong việc phòng, chống NĐTP trong gia 
đình và xã hội. 
Mục tiêu 
Xác định tỷ lệ người dân có kiến thức, thái 
độ, thực hành đúng về phòng chống ngộ độc 
thực phẩm và các yếu tố liên quan. 
ĐỐI TƯỢNG–PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả với 
quần thể đích là người nội trợ, nấu ăn chính của 
gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 
(có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú). 1.170 hộ 
tương ứng với 1.170 người nội trợ chính của hộ 
gia đình sẽ được chọn ngẫu nhiên bẳng phương 
pháp PPS (chọn cụm xác suất tỉ lệ theo cỡ mẫu), 
tại 30 cụm đã được chọn, chọn ngẫu nhiên 39 hộ 
dân trong mỗi cụm để có được 1.170 hộ gia đỉnh 
theo kế hoạch. 
Dữ kiện được thu thập bằng cách phỏng vấn 
trực tiếp người nội trợ chính trong hộ gia đình 
về các kiến thức chọn lựa thực phẩm, nguồn 
nước dùng cho chế biến, chế biến và bảo quản 
thực phẩm an toàn, thái độ phòng ngừa NĐTP 
trong lựa chọn thực phẩm, chế biến và bảo quản 
thực phẩm an toàn và quan sát thực hành an 
toàn thực phẩm tại hộ gia đình bao gồm các nội 
dung vệ sinh nơi chế biến, vệ sinh trong chế 
biến, bảo quản thức ăn, thực hành vệ sinh cá 
nhân trong chế biến. 
Dữ kiện được nhập theo chương trình 
Epidata 3.02, xử lý thống kê bằng phần mềm 
Stata 12. Thống kê mô tả trình bày tỷ lệ % (KTC 
95%) người dân có kiến thức đúng, thái độ tích 
cực và thực hành đúng về ATTP. Sử dụng phép 
kiểm chi bình phương và phép kiểm chính xác 
Fisher với mức ý nghĩa α = 0,05 để xác định mối 
liên quan giữa các biến số quan tâm 
KẾT QUẢ 
Tổng số mời tham gia là 1.170, tổng số phiếu 
điều tra KAP về phòng chống NĐTP thu thập 
được ở 1.170 người nội trợ chính tại mỗi hộ gia 
đình. Tỷ lệ đáp ứng là 100%. 
Đặc tính dân số 
Bảng 1. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi (n=1.170) 
Nhóm tuổi Tần số Tỉ lệ (%) 
19-29 94 8,1 
30-39 244 20,8 
40-49 329 28,1 
≥ 50 503 43,0 
Nhận xét: Nhóm độ tuổi từ 50 tuổi trở lên 
(43,0%) chiếm tỉ lệ cao. 
Bảng 2. Phân bố đối tượng theo giới (n=1.170) 
Nhóm Tần số Tỉ lệ (%) 
Nam 80 6,8 
Nữ 1.090 93,2 
Nhận xét: Trong dân số khảo sát, nữ chiếm 
đa số với tỉ lệ 93,2%, nam chỉ chiếm 6,8%. 
Bảng 3. Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn 
(n=1.170) 
Nhóm Tần số Tỉ lệ (%) 
Mù chữ 46 3,9 
Cấp I 235 20,1 
Cấp II 389 33, 3 
Cấp III 378 32,3 
Đại học, cao đẳng, THCN 94 8,0 
Khác (trên ĐH) 28 2,4 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 103
Nhận xét: Trình độ học vấn cấp II (33,3%) và 
cấp III (32,3%) chiếm đa số. 
Bảng 4. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp 
(n=1.170) 
Nhóm Tần số Tỉ lệ (%) 
Cán bộ 76 6,5 
Hưu trí 51 4,4 
Nông dân 10 0,9 
Lao động phổ thông 215 18,4 
Nội trợ 818 69,8 
Nhận xét: nghề nghiệp nội trợ chiếm đa số 
với tỷ lệ là 69,8%. 
Kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP), 
phòng chống NĐTP của người dân 
Người có kiến thức chung “đúng” về an toàn 
thực phẩm, phòng chống NĐTP khi trả lời đúng 
80% nội dung của bộ câu hỏi khảo sát kiến thức 
và “sai” khi trả lời đúng dưới 80% nội dung, kết 
quả như sau: 
Bảng 5. Tỉ lệ người tiêu dùng có kiến thức đúng về 
ATTP phòng chống NĐTP (n=1.170) 
Nội dung Kiến thức đúng 
 Tần số Tỉ lệ (%) KTC 95% 
Kiến thức chung (4 phần) 227 19,4 16,0 – 21,0 
Kiến thức về phòng chống 
NĐTP 
838 71,6 69,0 – 19,0 
Kiến thức lựa chọn thực 
phẩm an toàn 
206 17,6 15,0 – 19,0 
Kiến thức về việc bảo quản 
và sử dụng thực phẩm 
635 54,3 51,0 – 57,0 
Kiến thức về vệ sinh trong 
chế biến thực phẩm 
303 25,9 23,0 – 28,0 
Nhận xét: Tỉ lệ kiến thức đúng về ATTP 
phòng chống NĐTP của người nội trợ chính là 
19,4% (KTC 95%: 16-21%), trong đó kiến thức 
đúng về lựa chọn thực phẩm là 17,6% (KTC 
95%: 15 – 19%). 
Thái độ của người nội trợ chính trong gia 
đình về phòng chống ngộ độc thực phẩm: 
Người có thái độ “tích cực” khi trả lời câu 
hỏi khảo sát là “cần” hoặc “bắt buộc” và có 
thái độ “không tích cực” khi trả lời là “không 
cần”. Thái độ về ATVSTP được chia làm 3 nội 
dung (lựa chọn, bảo quản và chế biến thực 
phẩm an toàn), thái độ chung “tích cực” khi 
tất cả các nội dung trên đều “tích cực”. 
Bảng 6. Tỉ lệ người nội trợ chính có thái độ tích cực 
về phòng chống ngộ độc thực phẩm (n=1.170) 
 Nội dung 
Thái độ tích cực 
Tần số Tỉ lệ (%) KTC 95% 
Thái độ chung của người 
nội trợ về phòng chống 
NĐTP (3 phần) 
702 60 57,0 – 62,0 
Thái độ về lựa chọn thực 
phẩm an toàn 
724 61,9 59,0 – 64,0 
Thái độ trong chế biến thực 
phẩm 
1.068 91,3 89,0 – 92,0 
Thái độ trong bảo quản 
thực phẩm 
1.091 93,3 91,0 – 94,0 
Nhận xét: Thái độ tích cực của người nội 
trợ về phòng chống NĐTP là 60% (KTC 95%: 
57–62%), trong đó tích cực nhất là thái độ 
trong bảo quản thực phẩm (93,3%, KTC 95%: 
91-94%). 
Thực hành về ATTP, phòng chống NĐTP 
của người nội trợ 
Quan sát đánh giá thực hành của đối 
tượng qua 3 nội dung: vệ sinh nơi chế biến, vệ 
sinh trong chế biến và bảo quản, vệ sinh cá 
nhân. Người có thực hành “đúng” khi được 
đánh giá là đạt tất cả nội dung trên. 
Bảng 7. Tỉ lệ đối tượng có thực hành đúng và sai về 
ATVSTP (n=1.170) 
 Nội dung 
Thực hành đúng 
Tần số Tỉ lệ (%) KTC 95% 
Thực hành phòng chống 
NĐTP (3 phần) 
749 64,0 61,0–66,0 
Thực hành về vệ sinh nơi chế 
biến 
956 81,7 79,0-83,0 
Thực hành về vệ sinh trong 
chế biến và bảo quản 
971 83,0 81,0-85,0 
Thực hành về vệ sinh cá 
nhân 
990 84,6 82,0-96,0 
Nhận xét: Thực hành đúng phòng ngừa 
NĐTP chiếm tỉ lệ 64% (KTC 95%: 61,66%), trong 
đó tỉ lệ đúng cao nhât là về vệ sinh cá nhân 
(84,6%, KTC 95%: 82-86%) và vệ sinh trong chế 
biến, bảo quản (83%, KTC 95%: 81-85%). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 104
Bảng 8. Mối liên quan giữa thái độ và thực hành về 
ATTP phòng chống NĐTP (n=1.170) 
Thái độ Thực hành PR 
(KTC 95%) 
p 
Đúng Sai 
Tích cực 475 (67,7) 227 (32,3) 1,17 
(1,06 - 1,31) 
0,001 
Không tích cực 274 (58,6) 194 (41,4) 
Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống 
kê giữa thái độ và thực hành về ATTP (p <0,01), 
nhóm có thái độ tích cực có tỉ lệ thực hành đúng 
gấp 1,17 lần (KTC 95% 1,06 – 1,31) so với nhóm 
có thái độ không tích cực. 
Bảng 9. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành 
về ATTP phòng chống NĐTP (n=1.170) 
Kiến thức Thực hành PR 
(KTC 95%) 
p 
Đúng Sai 
Đúng 163 (71,8) 64 (28,20) 1,43 
(1,11– 1,86) 
0,006 
Sai 586 (62,1) 357 (37,9) 
Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống 
kê giữa kiến thức và thực hành về ATTP (p 
<0,05), nhóm có kiến thức đúng có tỉ lệ thực hành 
đúng cao gấp 1,43 lần (KTC 95% 1,11 – 1,86) so 
với nhóm có kiến thức sai. 
BÀN LUẬN 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người 
dân của thành phố có kiến thức đúng về ATTP 
nhằm phòng chống NĐTP là 19,4%, kết quả 
này thấp hơn so với kết quả khảo sát trước 
đây trên cùng nhóm đối tượng vào năm 2010 
của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thành 
phố Hồ Chí Minh là 55,8%. Thái độ tích cực 
của người dân về ATTP phòng chống NĐTP 
trong nghiên cứu là 60% cũng giảm hơn nhiều 
so với khảo sát năm 2010 là 91,3%. Người dân 
có thực hành đúng phòng ngừa NĐTP trong 
nghiên cứu là là 64% có tăng hơn 10% so với 
khảo sát năm 2010 là 54,3%(2). 
Kiến thức về ATTP phòng chống NĐTP của 
người dân bị giảm có thể do hoạt động truyền 
thông, giáo dục sức khỏe về ATTP của các cơ 
quan chức năng trên địa bàn thành phố chưa 
được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Nội dung 
truyền thông có thể chưa sát với nhu cầu thực tế. 
Mặt khác, trong thời gian từ 2010 đến nay có rất 
nhiều văn bản quy phạm pháp luật về ATTP ra 
đời như Luật ATTP, Nghị định hướng dẫn một 
số Điều Luật ATTP, Thông tư hướng dẫn của các 
Bộ,... trong khi việc cập nhật, phổ biến văn bản 
này không kịp thời, dẫn đến các kiến thức của 
người dân về ATTP bị hạn chế. Nội dung bộ câu 
hỏi về khiến thức ATTP phòng chống NĐTP 
cũng bị thay đổi theo quy định pháp luật trong 
khi người dân được chưa cập các quy định đầy 
đủ, kịp thời. 
Tại Úc cách đây 11 năm, kết quả nghiên cứu 
của tác giả Mitakakis và cộng sự tại Melbourne, 
Australia năm 2004 trong đề tài An toàn thực 
phẩm trong gia đình tại Melbourne cho thấy có 
99% người dân có kiến thức và thực hành sai về 
ATTP trong gia đình, 46,6% người không rửa tay 
của họ một cách thích hợp hoặc một cách kịp 
thời và 70,1% người chế biến thực phẩm chưa 
đảm bảo an toàn, 81,2% người bảo quản thực 
phẩm trong tủ lạnh không an toàn(5). 
Một nghiên cứu về kiến thức, thực hành về 
an toàn thực phẩm trong gia đình gốc Tây Ban 
Nha với trẻ nhỏ năm 2014 tại Bang Midwestern, 
Mỹ cho thấy kiến thức đúng về an toàn thực 
phẩm của các bà mẹ này chỉ đạt mức 56 ± 11%, 
tương đương kết quả khảo sát về kiến thức 
ATTP của các bà nội trợ tại thành phố Hồ Chí 
Minh vào năm 2010(2,6). 
Đề tài mang tính thời sự, tỷ lệ người dân có 
kiến thức đúng về phòng chống NĐTP chỉ có 
19,4% là rất thấp. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại 
TP. Hồ Chí Minh đánh giá kiến thức, thái độ, 
thực hành của người dân theo phương pháp 
chọn mẫu PPS, nên kích thước mẫu lớn, và số 
liệu mang tính đại diện. 
Qua nghiên cứu cắt ngang khảo sát 1170 
người nội trợ chính trong gia đình cho thấy tỷ lệ 
người dân của thành phố có kiến thức đúng về 
an toàn thực phẩm (ATTP) nhằm phòng chống 
NĐTP là 19,4%, trong đó kiến thức đúng về lựa 
chọn thực phẩm an toàn chiếm tỷ lệ 17,6%, kiến 
thức đúng về vệ sinh trong chế biến thực phẩm 
chiếm tỷ lệ 25,9% và kiến thức đúng về việc bảo 
quản và sử dụng thực phẩm chiếm tỷ lệ 54,3%. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 105
Tỷ lệ người dân có thái độ tích cực về ATVSTP là 
60%, người có thực hành đúng về ATVSTP là 
64%, trong đó tỷ lệ người dân thực hành đúng về 
vệ sinh cá nhân 84,6% và vệ sinh trong chế biến, 
bảo quản là 83%. Có mối liên quan có ý nghĩa 
thống kê giữa thái độ và thực hành về ATVSTP 
(p<0,05), nhóm có thái độ tích cực có tỉ lệ thực 
hành đúng gấp 1,16 lần (KTC 95% 1,05 – 1,27) 
nhóm có thái độ không tích cực, giữa kiến thức 
và thực hành về ATVSTP (p<0,05), nhóm có kiến 
thức đúng có tỉ lệ thực hành đúng gấp 1,16 lần 
(KTC 95% 1,05 – 1,27) nhóm có kiến thức sai. 
KẾT LUẬN 
Do vậy trong thời gian tới trong hoạt động 
truyền thông, giáo dục sức khỏe, các cơ quan 
chức năng cần chú trọng các vấn đề nêu trên 
nhằm để người dân hiểu và có thái độ tích cực 
và thực hành đúng trong việc phòng chống 
NĐTP, biết từ chối tiêu thụ sản phẩm thực 
phẩm không an toàn, có kỹ năng chọn lựa 
thực phẩm an toàn, chế biến và bảo quản thực 
phẩm hợp vệ sinh, an toàn để bảo vệ sức khỏe 
cho bản thân và gia đình. 
KIẾN NGHỊ 
Các cơ quan chức năng cần tăng cường các 
biện pháp truyền thông, giáo dục sức khỏe cho 
người dân tập trung kiến thức về lựa chọn thực 
phẩm an toàn, kiến thức vệ sinh ATTP trong chế 
biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn, 
hợp vệ sinh, tiếp tục hướng dẫn người dân thực 
hành đúng trong chế biến, bảo quản thức ăn, 
thực hành vệ sinh cá nhân tốt nhằm phòng 
chống ngộ độc thực phẩm một cách có hiệu quả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2003), Báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học vệ sinh an 
toàn thực phẩm lần II. 
2. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, 
2010, Báo cáo kết quả khảo sát Kiến thức, thái độ, thực hành về 
an toàn thực phẩm của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố 
Hồ Chí Minh năm 2010. 
3. Lê Hoàng Ninh (2011), Phương pháp chọn mẫu, xác định cỡ 
mẫu trong nghiên cứu y học. Nhà xuất bản y học, Chi nhánh 
thành phố Hồ Chí Minh. 
4. Lê Lợi (2011), Ước lượng gánh nặng bệnh tật và chi phí của 
bệnh tiêu chảy cấp truyền qua thực phẩm tại một quận nội 
thành thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thái Nguyên và một 
huyện tỉnh Nam Định năm 2011. 
5. Mitakakis TZ (2004), Food safety in family homes in Melbourne, 
Australia. 
6. Stenger KM (2014), A mixed methods study of food 
safety knowledge, practices and beliefs in Hispanic families with 
young children. 
7. VFA. Food safety.  (Accessed 
14/12/2006) 
8. WHO (2008), The global bursen of disease: 2004 update. WHO 
Press. Geneva, 2008 
9. WHO, Foodbone disease outbreaks: Guidelines for invertigation 
and control. Page 9. 
Ngày nhận bài báo: 27/11/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015 
Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016 

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_thai_do_thuc_hanh_ve_phong_chong_ngo_doc_thuc_pham.pdf