Lịch sử báo Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930-2015) (Phần 2)
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà
đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn
toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Đất nước ta bước vào kỷ nguyên
mới: độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, đất nước
được hòa bình, độc lập, thống nhất sau 30 năm chiến tranh chia
cắt đã tạo ra niềm phấn khởi tự hào trong lòng mỗi người Việt Nam.
Một khí thế cách mạng dâng lên sôi nổi trong Đảng bộ, quân
và dân tỉnh Bến Tre. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể
hăng hái bắt tay vào ổn định tình hình, xây dựng chính quyền
cách mạng, lãnh đạo nhân dân khôi phục sản xuất, ổn định đời
sống. Quần chúng phấn khởi với khí thế chiến thắng vĩ đại của
dân tộc, tin tưởng vào Đảng, tham gia sôi nổi các buổi học chính
trị và các công tác cách mạng. Đồng bào ở các vùng kìm kẹp,
khu gom dân ở thị xã, thị trấn nô nức trở về quê cũ khai hoang
phục hóa ruộng vườn, xây dựng lại cuộc sống.
Sau giải phóng, tỉnh đã tiếp quản hầu hết các cơ sở hành
chính, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học của chế độ cũ.
Bến Tre là một tỉnh có tiềm năng kinh tế đa dạng, phong phú
như lúa, dừa, mía, cây ăn trái, thủy hải sản. Đất đai màu mỡ,
khí hậu điều hòa, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
Lực lượng lao động dồi dào với hơn 900.000 dân (năm 1976).
Tuy nhiên, trong giai đoạn mới, Đảng bộ và nhân dân Bến
Tre phải đương đầu với những khó khăn, thách thức mới.
Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất nhỏ
là chính, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề với gần 30.000ha
đất ruộng bị hoang hóa, hai phần ba diện tích vườn dừa bị tàn
phá bởi bom pháo, chất độc hóa học, rừng ven biển hầu như bị
hủy diệt. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp kém phát triển,
toàn tỉnh không có một cơ sở công nghiệp nào quan trọng1. Bến
Tre chỉ có một nhà máy điện, một nhà máy cấp nước, một vài
cơ sở ép dầu, làm xà bông, nhà máy xay lúa, lò gạch, trại cưa
Một số nghề truyền thống vốn có trong tỉnh như dệt tơ lụa, dệt
chiếu do không cạnh tranh nổi phải phá sản hoặc bị đình trệ
sản xuất. Kinh tế của tỉnh cũng như cả miền Nam trước giải
phóng phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ. Thị trường tư bản chủ
nghĩa thường xuyên biến động, tư thương đầu cơ tích trữ, lũng
đoạn thị trường. Khó khăn lớn nhất là tình trạng thiếu lương
thực, bị sâu rầy, mất mùa liên tiếp trong hai năm (1977-1978),
gây nên nạn thiếu đói.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lịch sử báo Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930-2015) (Phần 2)
Chương IV ĐẢNG BỘ BẾN TRE LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975-1986) I- ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH, KHÔI PHỤC SẢN XUẤT, HÀN GẮN VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH, GÓP PHẦN CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH THẮNG HAI CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC Ở BIÊN GIỚI PHÍA TÂY NAM VÀ PHÍA BẮC NƯỚC TA (1975-1979) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới: độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất sau 30 năm chiến tranh chia cắt đã tạo ra niềm phấn khởi tự hào trong lòng mỗi người Việt Nam. Một khí thế cách mạng dâng lên sôi nổi trong Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bến Tre. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể hăng hái bắt tay vào ổn định tình hình, xây dựng chính quyền cách mạng, lãnh đạo nhân dân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Quần chúng phấn khởi với khí thế chiến thắng vĩ đại của dân tộc, tin tưởng vào Đảng, tham gia sôi nổi các buổi học chính trị và các công tác cách mạng. Đồng bào ở các vùng kìm kẹp, khu gom dân ở thị xã, thị trấn nô nức trở về quê cũ khai hoang phục hóa ruộng vườn, xây dựng lại cuộc sống. Sau giải phóng, tỉnh đã tiếp quản hầu hết các cơ sở hành chính, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học của chế độ cũ. Chương IV: ĐẢNG BỘ BẾN TRE LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ: ... 363 Bến Tre là một tỉnh có tiềm năng kinh tế đa dạng, phong phú như lúa, dừa, mía, cây ăn trái, thủy hải sản. Đất đai màu mỡ, khí hậu điều hòa, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện. Lực lượng lao động dồi dào với hơn 900.000 dân (năm 1976). Tuy nhiên, trong giai đoạn mới, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre phải đương đầu với những khó khăn, thách thức mới. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất nhỏ là chính, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề với gần 30.000ha đất ruộng bị hoang hóa, hai phần ba diện tích vườn dừa bị tàn phá bởi bom pháo, chất độc hóa học, rừng ven biển hầu như bị hủy diệt. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp kém phát triển, toàn tỉnh không có một cơ sở công nghiệp nào quan trọng1. Bến Tre chỉ có một nhà máy điện, một nhà máy cấp nước, một vài cơ sở ép dầu, làm xà bông, nhà máy xay lúa, lò gạch, trại cưa Một số nghề truyền thống vốn có trong tỉnh như dệt tơ lụa, dệt chiếu do không cạnh tranh nổi phải phá sản hoặc bị đình trệ sản xuất. Kinh tế của tỉnh cũng như cả miền Nam trước giải phóng phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ. Thị trường tư bản chủ nghĩa thường xuyên biến động, tư thương đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường. Khó khăn lớn nhất là tình trạng thiếu lương thực, bị sâu rầy, mất mùa liên tiếp trong hai năm (1977-1978), gây nên nạn thiếu đói. Do chiến tranh diễn ra hết sức ác liệt trên chiến trường tỉnh nhà nên mức độ và diện tàn phá diễn ra ở các vùng nông thôn rất nghiêm trọng. Hầu hết các con đường tỉnh lộ, hương lộ đều hư hỏng nặng, cầu cống các loại đều bị hư hoặc xuống cấp, việc đi lại chuyên chở rất khó khăn. Phần lớn các công 1. Năm 1975, toàn tỉnh có một nhà máy điện diezen ở thị xã và ba cơ sở điện ở Mỏ Cày, Hàm Long (Châu Thành), Ba Tri; tổng công suất 2.436KW/h, một vài nhà máy xay xát lúa gạo, lò gạch, năm nhà máy ép dầu với công suất 2.000 tấn/năm. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)364 trình công cộng như công sở, trạm y tế, trường học, đều tạm bợ theo kiểu dã chiến. Sau chiến tranh, xăng dầu, phương tiện đi lại, vật liệu làm đường, làm cầu, cất nhà khan hiếm. Vì vậy, việc khôi phục giao thông vận tải, xây dựng lại các công trình phục vụ công cộng ở xã, ấp, làm nhà ở của nhân dân, nhất là vùng nông thôn trong tỉnh rất khó khăn. Chiến tranh và ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân mới đã để lại hậu quả nặng nề về xã hội: 25 vạn người chết và bị nhiễm chất độc hóa học; hơn 3 vạn gia đình liệt sĩ, hơn 1,5 vạn thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; gần 4 vạn sĩ quan, binh lính và nhân viên của chế độ cũ đầu hàng và tan rã trong tỉnh, một số hoang mang lo sợ bị trả thù; nhiều lao động không có việc làm, tập trung ở thị xã, thị trấn và các khu gom dân; các tệ nạn xã hội như trộm cắp, mại dâm, mê tín dị đoan, vẫn còn rải rác ở một số nơi. Trật tự trị an sau chiến tranh có những biến động phức tạp. Một số binh sĩ ngoan cố không chịu ra trình diện học tập cải tạo, tiếp tục nhen nhóm tổ chức, hoạt động phá hoại, tuyên truyền xuyên tạc gây hoang mang trong quần chúng. Bọn phản động quốc tế và tay sai đã tiến hành chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc nước ta, dựng nên vấn đề “nạn kiều” cưỡng ép người Hoa trốn đi nước ngoài và thực hiện chiến tranh phá hoại nhiều mặt đối với ta. Trong khi đó, chính quyền cách mạng mới tiếp quản còn non yếu, đội ngũ cán bộ, đảng viên còn thiếu1, không thể bố trí đủ các xã, ấp, nhất là vùng yếu, vùng tạm chiếm cũ. Trong giai đoạn mới, chuyển từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1. Theo Dự thảo báo cáo một số đặc điểm cơ bản về tình hình từ sau giải phóng đến tháng 12-1975 của tỉnh, toàn tỉnh có 6 cán bộ cao cấp trong Thường trực Tỉnh ủy, 50 cán bộ trung cấp, 61 cán bộ hưởng lương sơ cấp, 874 cán bộ cơ sở hưởng lương cơ sở. Chương IV: ĐẢNG BỘ BẾN TRE LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ: ... 365 sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, từ nhiệm vụ chiến đấu sang làm nhiệm vụ chính quyền, quản lý kinh tế, cán bộ, đảng viên còn lúng túng, lề lối làm việc chưa chuyển kịp với tình hình mới, chưa có kinh nghiệm, nhận thức, tư tưởng còn giản đơn về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ quan duy ý chí, nóng vội, chưa thấy hết khó khăn, phức tạp của tình hình. Trong quan hệ giữa Đảng và chính quyền còn chồng chéo, Đảng bao biện làm thay chính quyền. Tất cả những khó khăn đó đã gây ra những trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng xã hội mới ở Bến Tre. Với tinh thần cách mạng tiến công, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã kiên quyết vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục giành những thắng lợi mới, đưa sự nghiệp cách mạng của tỉnh tiếp tục phát triển. Tiếp thu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (ngày 29-9-1975) về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 16 của Trung ương Cục quyết định chủ trương và những công tác cấp bách sau giải phóng hoàn toàn miền Nam (tháng 7-1975), Đảng bộ tỉnh đã xác định nhiệm vụ mới cho toàn Đảng bộ và quân dân trong tỉnh là: xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng vững mạnh; đấu tranh trấn áp bọn phản cách mạng, ổn định tình hình; khôi phục và phát triển sản xuất, đời sống nhân dân; cải tạo kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngày 17-5-1975, Ủy ban quân quản tỉnh1 được thành lập, do đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn (Trịnh Văn Nở) làm Chủ tịch 1. Ủy ban quân quản có 7 đồng chí: 1. Nguyễn Văn Nguyễn (Tư Nở) làm Chủ tịch; 2. Bùi Hữu Thời (Tư Thi) làm Phó Chủ tịch; 3. Phan Văn Thậm (Tư Định), Tham mưu trưởng Tỉnh đội làm Tham mưu trưởng Ban Quân quản; 4. Trần Văn Vương (Hai Chiến), Phó Công an tỉnh phụ trách an ninh; 5. Thành Nam làm Thư ký; 6. Tư Ái phụ trách tài chính; 7. Bảy Thuận làm bảo vệ nội bộ. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)366 có nhiệm vụ truy quét tàn quân ngụy ngoan cố, trấn áp bọn phản động ngóc đầu dậy, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đồng thời, tiếp quản và điều hành toàn diện cơ sở kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Chính quyền cách mạng đã ra văn bản đầu tiên có tính pháp quy để quản lý xã hội, đó là Thông cáo số 1 “Quy định việc giữ gìn trật tự trị an”. Thông cáo xác định giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ chính quyền cách mạng chính là nghĩa vụ của mỗi người dân, nhằm bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng, bảo vệ tài sản của nhân dân. Đồng thời, xác định nhiệm vụ cấp thiết là nhanh chóng ổn định trật tự trị an, ổn định sinh hoạt bình thường trong nhân dân. Sau Thông cáo số 1, liên tục 17 thông cáo khác ra đời xác định nhiệm vụ cấp bách trước mắt cần phải tổ chức thực hiện đó là truy quét tàn quân ngụy ác ôn, nguy hiểm, có nhiều nợ máu với cách mạng và nhân dân, còn ngoan cố lẩn trốn không chịu ra trình diện. Nội dung các thông cáo gồm: quy định việc tiếp quản các cơ quan hành chính, kinh tế, xã hội. Quy định việc thu gom vũ khí, chất nổ, tài sản, tài liệu của địch để lại. Quy định việc ghi danh trình diện của nhân viên, công chức hành chính, sĩ quan, binh lính các binh chủng, đảng viên các đảng phái phản động. Quy định việc sử dụng giấy tờ tùy thân, khai báo về hộ khẩu. Quy định việc tham gia giao thông của các phương tiện giao thông thủy, bộ. Tuyên bố giải tán các tổ chức kìm kẹp của địch ở hạ tầng cơ sở. Quy định xây dựng cơ cấu tổ chức chính quyền cách mạng ở khóm, ấp, xã, phường; nghiêm cấm các hình thức cờ bạc; quy định hình thành các tổ chức quần chúng. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền học tập bằng nhiều hình thức cho sĩ quan, binh lính chế độ cũ và nhân dân về chính sách 10 điểm của cách mạng và 18 thông cáo của Ủy ban quân quản tỉnh. Kết quả, đã có 32.024 người ra trình diện; trong đó, hệ quân có Chương IV: ĐẢNG BỘ BẾN TRE LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ: ... 367 25.201 người (có 1 chuẩn tướng, 33 cấp tá, 45 cấp úy, 1.259 hạ sĩ quan, 23.863 lính), hệ chính quyền có 5.913 người (cấp tỉnh 2.499 người, cấp huyện, xã 3.414 người). Số được phân loại chuyển về trên quản huấn dài hạn 1.965 người. Cấp tỉnh thành lập ba trại giam, hai trại quản huấn, mỗi huyện thành lập một trại giam, hai trại quản huấn để cải tạo đối tượng tập trung. Đồng thời, mở nhiều đợt giáo huấn tại chỗ và cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận đã học tập trao trả quyền công dân. Đây là thắng lợi bước đầu có ý nghĩa quan trọng trong công tác ổn định xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng. Đi đôi với học tập cải tạo, có kế hoạch truy quét, tấn công những tên ác ôn, nguy hiểm, ngoan cố không chịu ra trình diện, cố tình lẩn trốn, câu móc hoạt động thực hiện kế hoạch hậu chiến của Mỹ, ngụy. Qua các đợt truy quét, ta bắt giữ 1.006 đối tượng1. Công tác xây dựng Đảng có bước phát triển. Trung ương đã đưa nhiều đồng chí có năng lực về tăng cường cho tỉnh như Nguyễn Văn Trung, Võ Văn Phẩm, Nguyễn Nam Hồng, Nguyễn Văn Châu, Lê Minh Đào Tỉnh ủy mới được chỉ định do đồng chí Nguyễn Văn Trung làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Phiên (Nguyễn Hùng) làm Phó Bí thư thường trực, đồng chí Võ Văn Phẩm là Phó Bí thư - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Các cấp ủy huyện, xã được củng cố. Các ban, ngành hình thành tương đối đầy đủ. Đội ngũ cán bộ tỉnh được bổ sung thêm nhiều đồng chí từ các nhà tù về, cán bộ tập kết, cán bộ từ cấp khu giải thể trở về và một số cán bộ từ miền Bắc, nhất là tỉnh Vĩnh Phú kết nghĩa tăng cường cho tỉnh. Để nhanh chóng xây dựng bộ máy chính quyền, Tỉnh ủy đã chỉ đạo tăng cường cán bộ cho các vùng mới giải phóng 1. Theo Lịch sử Công an tỉnh Bến Tre (1975-1995), Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Bến Tre, 2011, tr. 23. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)368 cơ sở cách mạng còn yếu. Các huyện Mỏ Cày, Châu Thành trong chiến tranh chia thành Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành Đông, Châu Thành Tây được sáp nhập trở lại như cũ. Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thị xã, 125 xã, 2 khu phố, 5 phường. Chính quyền cách mạng được xây dựng đều khắp các xã ấp trong tỉnh, 43 ty, ngành tỉnh có hệ thống đến huyện, xã; 125 ủy ban nhân dân xã, 644/738 ban nhân dân ấp. Đối với các ấp chưa có chi bộ, chưa có ban chấp hành đoàn thể, các xã phân công cán bộ hoạt động và xây dựng, phát triển lực lượng mới. Song song với việc xây dựng chính quyền cách mạng, các đoàn thể quần chúng được xây dựng, củng cố và phát triển. Trong các vùng mới giải phóng, các đoàn thể quần chúng, các ban cán sự được tổ chức. Nhân dân phấn khởi gia nhập các đoàn thể, tham gia các hoạt động xã hội. Trong 8 tháng (từ tháng 5-1975 đến tháng 12-1975), toàn tỉnh đã phát triển được 1.100 đoàn viên Thanh niên Lao động, 5.257 hội viên Nông hội, 4.900 Thanh niên Giải phóng, 2.513 học sinh giải phóng, 238 đoàn viên Công đoàn Giải phóng. Các vạn vần đổi công, nghiệp đoàn được tổ chức, tập hợp 7.781 quần chúng các giới. Chính quyền cách mạng đã tiến hành nhiều biện pháp để ổn định sản xuất và đời sống nhân dân, tổ chức đưa 20.000 đồng bào hồi hương. Các hoạt động công cộng như: điện, nước, vệ sinh công cộng, giao thông vận tải đều trở lại hoạt động bình thường để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Chính quyền đã tổ chức cứu đói, giúp đỡ, tạo điều kiện cho đồng bào ở thị xã, thị trấn, các khu gom dân, ấp chiến lược trở về quê cũ, phân phối gần 80.000 bao phân bón, trợ cấp 455.000 đồng cho đồng bào nghèo. Ngày 6-6-1975, Ủy ban quân quản tỉnh cử đoàn cứu trợ cho đồng bào 9 khu nội ô và 11 ấp ngoại ô thị xã. Chương IV: ĐẢNG BỘ BẾN TRE LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ: ... 369 Đoàn đã cứu trợ cho 757 gia đình với 3.727 nhân khẩu, tổng số tiền là 3.574.950 đồng. Hoạt động cứu trợ đã tạo tâm lý phấn khởi và củng cố mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng với nhân dân. Bộ đội, du kích giúp dân tháo gỡ bom mìn, san bằng đồn bốt, mở rộng diện tích đất canh tác. Năm 1975, nhân dân đã sản xuất thêm 25.000ha đất ruộng, 80 đến 90% diện tích đất vườn được khai hoang phục hóa trồng các loại chuối, dừa, mía, rau, đậu Phong trào thâm canh tăng vụ bước đầu được thực hiện, vụ đông xuân năm 1976, nông dân đã cấy sạ trên 12.000ha. Nhân dân Bến Tre đã giải quyết được nạn thiếu lương thực và làm nghĩa vụ với Trung ương 5.000 tấn thóc. Đi đôi với sản xuất lương thực, nghề vườn có bước phục hồi khá. Nghề cá tiếp tục duy trì, bảo đảm đánh bắt liên tục, năng suất đánh bắt và sản lượng khai thác đạt khá, đã giải quyết được một phần thực phẩm hằng ngày cho nhân dân trong tỉnh và các nơi khác, cung ứng một khối lượng lớn cho Trung ương xuất khẩu, được công nhận là tỉnh có khả năng khai thác hải sản khá, dẫn đầu các tỉnh miền Nam về quản lý thu mua hải sản và cung ứng tôm đông lạnh xuất khẩu trong năm 1976. Chính quyền cách mạng đã tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, quốc hữu hóa tài sản của tư sản mại bản (chiến dịch X2 tháng 7-1975) và thực hiện chủ trương thu đổi tiền của chính quyền Sài Gòn cũ và phát hành tiền của Ngân hàng Việt Nam (chiến dịch X3 tháng 9-1975), ngăn chặn tình trạng tư thương dùng tiền mua hàng hóa đầu cơ tích trữ, lũng đoạn thị trường. Đồng thời với cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Đảng bộ và chính quyền quan tâm khôi phục sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết những khó khăn về nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng, đưa các nhà máy, xí nghiệp vào sản xuất. Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa được thành lập LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)370 với các cửa hàng phân phối các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống nhân dân. Ngày 2-9-1975, tại sân vận ... 34 Đoàn Hoàng Minh b trưởng, Thông tin f9 Quân đoàn 4 1938 Đã mất 17-9-1967 35 Võ Văn Mẫn Thượng úy, phi công c1, e923, f371 1939 Đã mất 28-4-2000 36 Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến) Tân Thành Bình, Mỏ Cày Bắc 1940 Mất năm 1968 2011 37 Nguyễn Văn Lý c66 - Đoàn 81 - Cục Hậu cần Miền 1941 Đã mất 23-2-2010 38 Nguyễn Văn Trinh (Ba Chí Thành) Trưởng ban An ninh xã Phú An Hòa, Châu Thành 1942 Đã mất 6-6-1976 39 Nguyễn Văn Chồn Chuẩn úy, Huyện đội Giồng Trôm 1943 Còn sống 15-1-1976 40 Võ Viết Thanh C phó Quản đốc quân giới Bến Tre 1943 Còn sống 5-9-1970 41 Mai Văn Ánh Đại đội trưởng Đại đội Đặc công, bộ đội địa phương tỉnh 1944 Còn sống 6-11-1978 42 Phan Bình Trung (Hoàng Lam) Đại đội phó Đại đội Đặc công thủy Bến Tre 1944 Đã mất 20-12-1994 43 Đỗ Văn Trạch Nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn 261, tỉnh Bến Tre 1944 Mất năm 1963 25-4-2013 44 Võ Thị Tâm Giao liên tỉnh đội Bến Tre 1944 Còn sống 30-01-2011 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)618 STT Họ và tên Cấp bậc, chức vụ, đơn vị khi được tuyên dương Năm sinh Còn sống, đã mất Năm tuyên dương 45 Trà Thị Cụt Tiểu đội trưởng Phân đội du kích xã Thạnh Phước, Bình Đại 1945 Đã mất 23-2-2010 46 Văn Lộc Sanh Chuẩn úy, Quân y tỉnh Bến Tre Y tá, đội phẫu thuật 1 tỉnh Bến Tre 1947 Còn sống 6-11-1978 47 Nguyễn Thị Tốt Dân quân du kích xã Phước Thạnh, Châu Thành 1947 Đã mất 6-11-1978 48 Nguyễn Thành Trung (Đinh Khắc Trung) Đại tá Không quân 1947 Còn sống 20-12-1994 49 Nguyễn Thị E (Đoàn) Chuẩn úy, y tá Quân y Giồng Trôm 1948 Đã mất 20-12-1973 50 Đinh Quyết Tâm Chuẩn úy, C phó c2 Thông tin Quân khu 7 1948 Còn sống 6-11-1978 51 Cao Văn Trung (Lê Hùng) Trung đội phó Ban An ninh tỉnh Bến Tre 1948 Còn sống 6-6-1976 52 Nguyễn Thanh Trà Phó Ty Công an tỉnh Bến Tre 1948 Đã mất 3-8-1995 53 Huỳnh Văn Be Nguyên Đại đội phó Đại đội bộ đội địa phương huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre 1949 Còn sống 30-1-2011 54 Khấu Trung Gương Chuẩn úy, Đại đội trưởng, c3, d263, Bến Tre 1949 Còn sống 6-11-1978 55 Lê Hoàng Minh Xã đội phó, Minh Đức 1949 Còn sống 6-11-1978 56 Lê Văn Phích B phó, Đại đội Đặc công tỉnh Bến Tre 1949 Đã mất 5-9-1970 57 Nguyễn Văn Cho Tiểu đoàn trưởng d261 Đồng Tháp, e1, Quân khu 9 1949 Đã mất 10-2-1970 58 Văn Lộc Trị Đội trưởng Trinh sát vũ trang Giồng Trôm 1949 Đã mất 13-8-1980 59 Lê Văn Đực (Trung Kiên) Tổng đội Thanh niên xung phong giải phóng miền Nam 1949 Đã mất 23-2-2010 60 Nguyễn Văn Hoạt Trung đội trưởng đặc công, c1,d31, Bộ Tư lệnh Đặc công 1950 Đã mất 23-9-1973 PHỤ LỤC 619 STT Họ và tên Cấp bậc, chức vụ, đơn vị khi được tuyên dương Năm sinh Còn sống, đã mất Năm tuyên dương 61 Trần Văn Cắt Chuẩn úy, Đặc công Châu Thành 1950 Còn sống 6-11-1978 62 Phạm Văn Dũng Xã đội phó, Đại Điền, Thạnh Phú 1950 Đã mất 6-11-1978 63 Võ Văn Lẹ Trung đội phó Trinh sát vũ trang Ban An ninh huyện Châu Thành, Bến Tre 1950 Đã mất 29-1-1996 64 Trần Văn Tư C phó Trinh sát vũ trang - Ban An ninh Thạnh Phú 1950 Đã mất 29-1-1996 65 Nguyễn Văn Tiền (Sáu Tiền) Trung đội trưởng, c1, d207, bộ đội địa phương tỉnh Kiên Giang 1950 Đã mất 6-11-1978 66 Lê Thị Hồng (Sáu Thắng) Chính trị viên Đội biệt động thị xã Bến Tre 1951 Còn sống 6-11-1978 67 Nguyễn Minh Tâm Phân đội trưởng đặc công, bộ đội địa phương tỉnh Bến Tre 1951 Còn sống 20-10-1976 68 Trương Văn Rắt Xã đội trưởng Thạnh Phú Đông, Giồng Trôm 1952 Đã mất 6-11-1978 69 Hồ Văn Lỳ Đội trưởng Đội trinh sát Công an tỉnh Bến Tre 1952 Còn sống 6-6-1976 70 Phan Thị Hồng Châu (Minh Hiền) Trinh sát vũ trang Ban An ninh tỉnh Bến Tre 1952 Còn sống 6-11-1974 71 Nguyễn Văn Bánh Trung tá, d phó d306, e3, Quân khu 9 1952 Đã mất 15-1-1976 72 Huỳnh Công Thức (Quyết Thắng) Đại đội trưởng Đại đội trinh sát bộ đội địa phương huyện Chợ Lách 1953 Đã mất 23-2-2010 73 Dương Đức Thùng Đại đội trưởng Đại đội phái viên, Tiểu đoàn 425, Đoàn 9906 1954 Đã mất 25-1-1983 74 Nguyễn Văn Thuyền Đại đội trưởng, c3, d179 Đoàn 9906, tỉnh Bến Tre 1956 Đã mất 25-1-1983 75 Nguyễn Văn Sứ C phó, c1, d263 Đoàn 9906 Bến Tre 1956 Đã mất 25-1-1983 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)620 STT Họ và tên Cấp bậc, chức vụ, đơn vị khi được tuyên dương Năm sinh Còn sống, đã mất Năm tuyên dương 76 Nguyễn Hữu Xương Cán bộ binh vận huyện, Ba Tri 1931 Mất năm 1965 9-10-2014 77 Đoàn Văn Tranh Thường vụ Huyện ủy huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre 1922 Mất năm 1960 9-10-2014 78 Võ Văn Sáu (Sáu Chiến, Sáu Mèo) Nguyên cán bộ công tác huấn luyện, Đội biệt động thị xã Bến Tre 1936 Đã mất 23-2-2010 79 Phan Thị Ngọc Tươi Công an 1956 23-2-2010 80 Bùi Văn Rây Nguyên Ấp đội trưởng phụ trách vùng B, Hưng Phong, Giồng Trôm 1936 Đã mất 30-1-2011 81 Nguyễn Hữu Vị Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 516, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bến Tre 1929 Còn sống 30-1-2011 82 Trần Minh Tích Nguyên Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 516, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bến Tre 1935 Đã mất 30-1-2011 83 Nguyễn Thị Bé D phó d306, e1, Quân khu 9 1952 DANH SÁCH ANH HÙNG LAO ĐỘNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI STT Họ và tên Chức vụ Năm sinh Còn sống, đã mất Năm tuyên dương 1 Đoàn Thúy Ba (Đoàn Hồng Hoa) Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế 1930 Còn sống 2000 2 Tạ Thị Chung Nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ 1931 Còn sống 2013 3 Phạm Khắc Nguyên Giám đốc Đài Truyền hình TP.HCM 1939 Đã mất 2000 4 Huỳnh Văn Cam (Lê Huỳnh) Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo và trẻ em cơ nhỡ tỉnh 1940 Còn sống 2013 5 Trịnh Văn Y (Mai Sơn) Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường tỉnh, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 1942 Còn sống 2009 PHỤ LỤC 621 Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I (nhiệm kỳ 1977-1979) Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II (nhiệm kỳ 1980-1981) LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)622 Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III (nhiệm kỳ 1983-1985) Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (nhiệm kỳ 1987-1990) PHỤ LỤC 623 Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (nhiệm kỳ 1991-1995) Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (nhiệm kỳ 1996-2000) LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)624 Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (nhiệm kỳ 2000-2005) Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2005-2010) PHỤ LỤC 625 Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010-2015) Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020) LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)626 BÍ THƯ TỈNH ỦY BẾN TRE QUA CÁC THỜI KỲ THỜI KỲ* Đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn 5-1931 – 7-1931 Đồng chí Nguyễn Văn Phượp 7-1931 – cuối 1931 Đồng chí Nguyễn Văn Trước Đầu 1932 – 5-1932** Đồng chí Nguyễn Văn Triệu 4-1936 – cuối 1938 * Do chiến tranh ác liệt nên một số đồng chí không còn ảnh. ** Từ năm 1933 đến năm 1935 không có Tỉnh ủy. PHỤ LỤC 627 Đồng chí Bùi Lương Đầu 1939 – cuối 1939 Đồng chí Đỗ Nghĩa Trọng Đầu 1940 – 10-1940; 12-1945 – 3-1947 Đồng chí Phạm Thái Bường 11-1940 – 12-1940* Đồng chí Nguyễn Tẩu 4-1945 – 7-1945 * Từ đầu năm 1941 đến năm 1944 không có Tỉnh ủy. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)628 Đồng chí Đỗ Văn Khuyến 8-1945 – 9-1945 Đồng chí Phan Triêm 9-1945 – 11-1945 Đồng chí Võ Văn Khánh 4-1947 – 5-1949* Đồng chí Trần Xuân Lê Cuối 1949 – cuối 1952 * Tỉnh ủy kháng chiến PHỤ LỤC 629 Đồng chí Đỗ Phát Quang 1-1953 – 7-1954 Đồng chí Nguyễn Văn Khước 9-1954 – cuối 1958 Đồng chí Võ Văn Phẩm Đầu 1959 – 4-1960; 5-1961 – đầu 1964 Đồng chí Nguyễn Thị Định 5-1960 – 4-1961 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)630 Đồng chí Nguyễn Văn Cánh Đầu 1964 – đầu 1973 Đồng chí Lê Văn Quang Cuối 1968* Đồng chí Nguyễn Văn Phiên Quyền Bí thư 3-1973 đến 4-1974; 22-4-1974 – cuối 1976 Đồng chí Nguyễn Văn Trung Cuối 1976 – 3-1987 * Thời gian này, Khu ủy Khu 8 quyết định rút đồng chí Nguyễn Văn Cánh (Bảy Đấu) - Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, về Khu phụ trách Nông hội, quyết định đồng chí Lê Văn Quang (Hai Thành) làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre thay đồng chí Nguyễn Văn Cánh. Đồng chí Lê Văn Quang trên đường về đến kinh An Long, Đồng Tháp Mười hy sinh trong trận càn của địch và tháng 11-1968, đồng chí Nguyễn Văn Cánh tiếp tục làm Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. PHỤ LỤC 631 Đồng chí Nguyễn Xuân Kỷ 3-1987 – 5-1996 Đồng chí Nguyễn Văn Thới 5-1996 – 2000 Đồng chí Trần Văn Truyền 1-2001 – 4-2003 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)632 Đồng chí Huỳnh Văn Be 5-2003 – 2010 Đồng chí Nguyễn Thành Phong 12-2010 – 1-2015 Đồng chí Võ Thành Hạo 3-2015 đến nay PHỤ LỤC 633 Biểu diễn văn nghệ tại tượng đài Đồng khởi Khu di tích cấp quốc gia đặc biệt Đồng khởi (xã Định Thủy) LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)634 Đền thờ Nguyễn Đình Chiểu Đài tưởng niệm đường Hồ Chí Minh trên biển PHỤ LỤC 635 Công an tỉnh Bến Tre luyện tập sẵn sàng chiến đấu Lực lượng vũ trang tỉnh Bến Tre tuần tra trên biên giới biển LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)636 Cắt băng khánh thành cầu Rạch Miễu, ngày 19-1-2009 Cầu Rạch Miễu PHỤ LỤC 637 Khánh thành và thông xe cầu Cổ Chiên Du lịch sông nước Bến Tre LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)638 Đồng lúa Bến Tre Khu công nghiệp Giao Long PHỤ LỤC 639 Chế biến dừa Chế biến cá da trơn LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)640 May công nghiệp Cống đập Ba Lai PHỤ LỤC 641 Lễ công bố xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm Xã nông thôn mới Châu Bình, huyện Giồng Trôm LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)642 Thành phố Bến Tre trên đường phát triển Hoa kiểng Cái Mơn, Chợ Lách MỤC LỤC Trang Lời Nhà xuất bản 5 Lời giới thiệu 9 Mở đầu BẾN TRE - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ 13 Chương I ĐẢNG BỘ BẾN TRE RA ĐỜI, LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930-1945) 25 I- Đảng bộ Bến Tre ra đời, lãnh đạo phong trào 1930-1931 25 1. Nhân dân Bến Tre dưới ách thống trị của thực dân Pháp 25 2. Đảng bộ Bến Tre ra đời 28 3. Đảng bộ lãnh đạo phong trào 1930-1931 36 II- Đấu tranh để khôi phục và phát triển lực lượng cách mạng (1932-1935) 41 III- Đảng bộ lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ (1936-1939) 44 IV- Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Bến Tre tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (tháng 11-1940) 53 V- Khôi phục tổ chức đảng, chuẩn bị mọi mặt, tiến tới chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 (1941-1945) 59 1. Nhanh chóng khôi phục tổ chức đảng 59 2. Chuẩn bị lực lượng nắm thời cơ 64 Chương II ĐẢNG BỘ BẾN TRE LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954) 74 I- Những năm đầu kháng chiến (từ tháng 9-1945 đến cuối năm 1950) 74 1. Xây dựng, củng cố thực lực mọi mặt, chuẩn bị kháng chiến (9-1945 – 1-1946) 74 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)644 2. Năm đầu kháng chiến (ngày 8-2-1946 đến tháng 12-1946) 82 3. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống địch lấn chiếm (từ tháng 12-1946 đến cuối năm 1950) 89 II- Khôi phục phong trào kháng chiến từ một tỉnh hoàn toàn bị chiếm đóng, vùng lên mạnh mẽ phối hợp chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, giành thắng lợi quyết định (1951 – 7-1954) 104 1. Những năm tháng khó khăn, thử thách 104 2. Tích cực phối hợp với chiến trường toàn quốc trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, vùng lên mạnh mẽ, đập tan kế hoạch bình định chiếm đóng của thực dân Pháp 118 Chương III ĐẢNG BỘ BẾN TRE LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (THÁNG 7-1954 ĐẾN NGÀY 1-5-1975) 126 I- Đấu tranh chính trị, đòi địch thi hành Hiệp định Giơnevơ, chống “tố cộng, diệt cộng”, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (từ tháng 7-1954 đến cuối năm 1959) 126 1. Đấu tranh chính trị đòi địch thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi dân sinh dân chủ (tháng 7-1954 đến giữa năm 1956) 126 2. Đấu tranh chống “tố cộng, diệt cộng”, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng 146 II- Cuộc Đồng khởi lịch sử, chuyển hướng phong trào, tạo ra bước ngoặt cách mạng năm 1960 167 1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 và kế hoạch nổi dậy của Tỉnh ủy 167 2. Diễn biến phong trào Đồng khởi 176 III- Tiến hành chiến tranh cách mạng, kết hợp “hai chân, ba mũi”, đánh bại kế hoạch gom dân lập ấp chiến lược của địch (1961-1964) 211 1. Nhanh chóng xây dựng, phát triển lực lượng, đẩy mạnh tiến công, giữ và phát huy thành quả đồng khởi 211 2. Đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, chống phá kế hoạch gom dân lập ấp chiến lược của địch 223 3. Cao trào phá ấp chiến lược năm 1964 237 MỤC LỤC 645 IV- Đánh bại bình định của Mỹ - ngụy trên chiến trường Bến Tre - Tổng tiến công, nổi dậy mùa Xuân năm 1968 (1965-1968) 248 1. Đánh bại bình định của Mỹ - ngụy trên chiến trường Bến Tre (từ năm 1965 đến cuối năm 1967) 248 2. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 265 V- Chống phá bình định, bước đầu đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1972) 283 1. Thời kỳ khó khăn ác liệt 283 2. Bám đất, bám dân giành thế chủ động 301 3. Chiến dịch tổng hợp đánh phá bình định năm 1972 310 VI- Chống địch phá hoại Hiệp định Pari, tiến lên hưởng ứng cuộc Tổng tấn công nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng tỉnh Bến Tre (từ ngày 27-1-1973 đến ngày 1-5-1975) 330 1. Chống địch phá hoại Hiệp định Pari, giữ và mở rộng vùng giải phóng 330 2. Hưởng ứng chiến dịch Hồ Chí Minh, quân và dân Bến Tre nổi dậy đồng loạt giải phóng tỉnh 353 Chương IV ĐẢNG BỘ BẾN TRE LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975-1986) 362 I- Ổn định tình hình, khôi phục sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, góp phần cùng cả nước đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới phía Tây Nam và phía Bắc nước ta (1975-1979) 362 II- Tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế - xã hội (1980-1986) 390 Chương V THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG, CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1986-2015) 414 I- Bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng (1986-1990) 314 II- Giữ vững ổn định chính trị, tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, củng cố, kiện toàn tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể vững mạnh (1991-1995) 437 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH BẾN TRE (1930-2015)646 III- Lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996-2000) 467 IV- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh (2000-2015) 493 Kết luận 571 Phụ lục 597 Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Biên tập nội dung: TRẦN BÌNH ThS. PHẠM VŨ PHƯƠNG LINH Trình bày bìa: ĐẶNG NGỌC ĐÀI LÊ HÀ LAN Chế bản vi tính: NGUYỄN THANH TẤN KIỆT Sửa bản in: PHƯƠNG LINH Đọc sách mẫu: PHƯƠNG LINH In 3.000 cuốn, khổ 16x 24cm, tại Công ty Cổ phần In Bến Tre Địa chỉ: 32 đường Thủ Khoa Huân, phường 3, thành phố Bến Tre Số đăng ký xuất bản: 2972-2017/CXBIPH/7-122/CTQG. Quyết định xuất bản số: 2047-QĐ/NXBCTQG, ngày 11-9-2017. In xong và nộp lưu chiểu tháng 9 năm 2017. Mã ISBN: 978-604-57-3467-4
File đính kèm:
- lich_su_bao_dang_bo_tinh_ben_tre_1930_2015_phan_2.pdf