Liên kết xã hội của công nhân Việt Nam: Tiếp cận tổng quan các nghiên cứu liên kết xã hội

Tóm tắt: Liên kết xã hội, theo nghĩa chung, là khái niệm liên kết hay hoà nhập nói

lên sự kết hợp thích ứng với nhau giữa các yếu tố cấu thành một hệ thống, cho phép

các yếu tố đó tạo thành một chỉnh thể cân đối. Có khá nhiều công trình, bài viết,.

đã đề cập ở những khía cạnh nhất định có liên quan đến liên kết xã hội. Liên kết xã

hội của công nhân trong các khu công nghiệp là một vấn đề nghiên cứu mới. Trên cơ

sở tiếp cận lý thuyết “Cấu trúc xã hội” của Peter Blau, lý thuyết “Cấu trúc tinh thần

và mạng l−ới các quan hệ giữa các vị trí khách quan” của Pieere Bourdieu, tác giả

đã tiếp cận các kết quả nghiên cứu từ các công trình, bài viết,. trên cấp độ liên kết

cá nhân, nhóm, thiết chế từ năm 1996 đến 2014 nhằm b−ớc đầu phân loại các

nghiên cứu ở Việt Nam theo một ph−ơng pháp luận tiếp cận khoa học nhất định, đối

với một quan hệ xã hội nhất định.

 

pdf 8 trang yennguyen 6220
Bạn đang xem tài liệu "Liên kết xã hội của công nhân Việt Nam: Tiếp cận tổng quan các nghiên cứu liên kết xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Liên kết xã hội của công nhân Việt Nam: Tiếp cận tổng quan các nghiên cứu liên kết xã hội

Liên kết xã hội của công nhân Việt Nam: Tiếp cận tổng quan các nghiên cứu liên kết xã hội
Liờn kết xó hội của cụng nhõn Việt Nam: 
Tiếp cận tổng quan cỏc nghiờn cứu liờn kết xó hội 
Lê Thị Hồng Nhung(*) 
Tóm tắt: Liên kết xã hội, theo nghĩa chung, là khái niệm liên kết hay hoà nhập nói 
lên sự kết hợp thích ứng với nhau giữa các yếu tố cấu thành một hệ thống, cho phép 
các yếu tố đó tạo thành một chỉnh thể cân đối. Có khá nhiều công trình, bài viết,... 
đã đề cập ở những khía cạnh nhất định có liên quan đến liên kết xã hội. Liên kết xã 
hội của công nhân trong các khu công nghiệp là một vấn đề nghiên cứu mới. Trên cơ 
sở tiếp cận lý thuyết “Cấu trúc xã hội” của Peter Blau, lý thuyết “Cấu trúc tinh thần 
và mạng l−ới các quan hệ giữa các vị trí khách quan” của Pieere Bourdieu, tác giả 
đã tiếp cận các kết quả nghiên cứu từ các công trình, bài viết,... trên cấp độ liên kết 
cá nhân, nhóm, thiết chế từ năm 1996 đến 2014 nhằm b−ớc đầu phân loại các 
nghiên cứu ở Việt Nam theo một ph−ơng pháp luận tiếp cận khoa học nhất định, đối 
với một quan hệ xã hội nhất định. 
Từ khóa: Xã hội học, Liên kết xã hội, Cấu trúc xã hội, Công nhân Việt Nam 
I. H−ớng nghiên cứu liên kết xã hội cấp cá nhân 
Tự chủ sản xuất theo cơ chế thị 
tr−ờng trong các doanh nghiệp đã tạo 
động lực mạnh mẽ cho sản xuất hàng 
hóa phát triển nh−ng cũng làm thay đổi 
khá đậm nét các kiểu quan hệ xã hội 
của ng−ời công nhân Việt Nam. Có 
những quan hệ cũ mất đi, có quan hệ 
đ−ợc củng cố và đồng thời có những 
quan hệ mới xuất hiện. Các quan hệ 
trong xí nghiệp của ng−ời công nhân 
hiện nay nh− thế nào? Các quan hệ này 
có ảnh h−ởng gì đến quá trình sản xuất 
và chất l−ợng đội ngũ công nhân? (*) 
(*) ThS., Đại học Công Đoàn; Email: 
hongnhungdhcd@gmail.com. 
Xem xét các quan hệ này trên cả 
bình diện trong n−ớc và quốc tế, một số 
tác giả đã thực hiện nghiên cứu về thái 
độ của công nhân đối với công việc đang 
làm và quan hệ xã hội trong xí nghiệp 
của công nhân (Tôn Thiện Chiến, 1996), 
đặc điểm của quan hệ lao động (Nguyễn 
Thị Minh Nhân, 2009), mô hình quan 
hệ lao động (Nguyễn Tiệp, 2009),... 
Các tác giả cho rằng, quan hệ lao 
động là tổng thể các mối quan hệ giữa 
ng−ời với ng−ời trong quá trình lao 
động, bao gồm “các quan hệ về quyền và 
lợi ích của ng−ời lao động, ng−ời sử 
dụng lao động và xã hội (nhà n−ớc). Đó 
là quan hệ xã hội giữa các bên có địa vị 
và lợi ích khác nhau trong quá trình lao 
34 Thông tin Khoa học xã hội, số 11.2015 
động, giữa chủ t− liệu sản xuất với 
ng−ời lao động, giữa ng−ời quản lý điều 
hành với ng−ời thừa hành và lợi ích của 
cộng đồng” (Nguyễn Tiệp, 2009, tr.34). 
Quan hệ lao động trong các doanh 
nghiệp ở Việt Nam có sự đa dạng và 
khác biệt ở mỗi loại hình doanh nghiệp; 
mang bản sắc của một nền kinh tế 
chuyển đổi vẫn chịu nhiều can thiệp của 
Nhà n−ớc trong việc giải quyết những 
mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao 
động; đang trong thời kỳ khó khăn do các 
yếu tố nội tại ch−a chín muồi và quan hệ 
lao động ch−a phát triển (Nguyễn Thị 
Minh Nhân, 2009). 
Trong quá trình sản xuất của doanh 
nghiệp, quan hệ giữa công nhân với 
công nhân là quan hệ bình đẳng, thể 
hiện ở sự t−ơng trợ, giúp đỡ, bảo vệ 
quyền lợi của đồng nghiệp trong công 
việc và trong sinh hoạt một cách tự giác, 
qua đó củng cố khối đoàn kết công nhân. 
Tác giả Tôn Thiện Chiến cũng đ−a ra 
kết quả điều tra cho thấy, “khi đ−ợc hỏi: 
so với mấy năm tr−ớc thì tình đoàn kết 
giữa công nhân với nhau nh− thế nào, 
có đến hơn 80% công nhân đ−ợc hỏi 
trong các doanh nghiệp quốc doanh trả 
lời tốt hơn hoặc nh− cũ (tốt hơn là 
33,1%). Các chỉ số này ở các xí nghiệp 
ngoài quốc doanh là 93,7% và 48,6%. 
Nh− vậy, sự đoàn kết này xuất phát từ 
nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, làm 
việc của công nhân” (Tôn Thiện Chiến, 
1996, tr.45). Minh chứng rõ hơn cho 
nhận định này, cuốn sách chuyên khảo 
“Mức độ đoàn kết xã hội và xung đột xã 
hội giữa các thành viên trong doanh 
nghiệp” của tác giả Đỗ Thị Vân Anh đã 
làm rõ thực trạng hai thái cực đoàn kết 
xã hội và xung đột xã hội trong các 
doanh nghiệp hiện nay. Trên cơ sở đó, 
chỉ ra các yếu tố tác động và xu h−ớng 
biến đổi đoàn kết và xung đột trong các 
doanh nghiệp. Tác giả viết: “Trong quan 
hệ sản xuất, mối quan hệ giữa họ là bình 
đẳng. Có thể thấy rõ biểu hiện của nó ở sự 
t−ơng trợ, giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi của 
đồng nghiệp trong công việc và trong sinh 
hoạt. Điều đó thể hiện tình đoàn kết cao 
trong công nhân” (Đỗ Thị Vân Anh, 2014, 
tr.110). Những nhận định và số liệu phân 
tích của cuốn sách tuy ch−a phản ánh hết 
sự liên kết của công nhân trong các 
doanh nghiệp, nh−ng đây đều là những 
số liệu, tài liệu gợi mở rất nhiều cho 
nghiên cứu liên kết xã hội của công nhân 
trong khu công nghiệp. 
Bên cạnh đó, một số công trình, bài 
viết đã có sự nghiên cứu khá sâu về “Lý 
thuyết Xã hội học hiện đại” (Lê Ngọc 
Hùng, 2013), “Sự phát triển lý thuyết 
trong nghiên cứu xã hội học từ lý thuyết 
về ‘quan hệ xã hội’ và ‘cấu trúc xã hội’ 
đến lý thuyết về ‘hiện thực xã hội’” 
(Nguyễn Đức Truyến, 2013), hay xem 
xét lại “Một số quan điểm xã hội học của 
DurKheim” - cuốn sách chuyên khảo 
t−ơng đối toàn diện về các quan điểm xã 
hội học của DurKheim (Nguyễn Quý 
Thanh, 2011), “Lý thuyết xã hội học vĩ 
mô của Peter Blau về cấu trúc xã hội” 
(Lê Ngọc Hùng, 2013),... Dù không 
nghiên cứu trực tiếp liên kết xã hội giữa 
công nhân với công nhân, nh−ng qua 
các phân tích các tác giả đã làm rõ 
những khía cạnh nhất định về cả lý 
thuyết và thực trạng mối liên kết xã hội 
giữa cá nhân với cá nhân. 
II. H−ớng nghiên cứu liên kết xã hội cấp nhóm 
Liên kết xã hội nói chung (nh− các 
tổ chức xã hội dân sự) hay liên kết xã 
hội cấp nhóm giữa công nhân với nhóm 
công nhân nói riêng là một trong các 
loại hình của liên kết xã hội cấp nhóm. 
Tính liên kết này ảnh h−ởng lớn đến 
năng suất của nhóm. Mối quan hệ giữa 
tính liên kết và năng suất nhóm phụ 
Liên kết xã hội 35 
thuộc vào các chuẩn mực mà nhóm đã 
đ−a ra. Tính liên kết của nhóm càng cao 
thì các thành viên càng tuân theo các 
mục tiêu của nhóm. 
Về h−ớng nghiên cứu này có khá 
nhiều công trình, bài viết(*), qua đó đã 
làm rõ các khía cạnh nhất định về mối 
quan hệ xã hội, t−ơng tác xã hội hay 
liên kết xã hội giữa các nhóm xã hội hay 
các nhóm công nhân. Dù ở các mức độ 
khác nhau, nh−ng các công trình, bài 
viết của các tác giả đã nghiên cứu mối 
quan hệ xã hội, t−ơng tác xã hội hay 
liên kết xã hội giữa các nhóm xã hội, 
nhóm công nhân khá cụ thể và rõ nét. 
Xu h−ớng các cá nhân tự tập hợp lại 
với nhau dựa trên chủng tộc, khu vực 
địa lý và lợi ích đã đ−ợc cả các lý thuyết 
gia lịch sử lẫn các nhà khoa học chính 
trị đ−ơng đại xem là điều tự nhiên 
(Xem: Nhạc Phan Linh, 2013; Lê Ngọc 
Hùng, 2013). Hai công trình “Mạng l−ới 
xã hội của công nhân nhập c− ở khu 
công nghiệp Biên Hòa (Nghiên cứu 
tr−ờng hợp công nhân ở trọ tại ph−ờng 
Long Bình, thành phố Biên Hòa, Đồng 
Nai)” của Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, 
Nguyễn Thị Minh Châu, Đào Quang 
Bình và “Sự liên kết của nông dân vùng 
Tây - Nam bộ trong các nhóm và tổ chức 
hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng 
hóa” của Võ Thị Kim Sa đã cho thấy rõ 
(*) “Sự liên kết của nông dân vùng Tây - Nam bộ 
trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển 
nông nghiệp hàng hóa” của Võ Thị Kim Sa (Luận 
án tiến sĩ Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia 
Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2013); “Mức độ đoàn kết 
và xung đột giữa các thành viên trong doanh 
nghiệp” của Đỗ Thị Vân Anh (Sách chuyên khảo, 
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội); “Mạng l−ới xã 
hội của công nhân nhập c− ở khu công nghiệp 
Biên Hòa (Nghiên cứu tr−ờng hợp công nhân ở 
trọ tại ph−ờng Long Bình, thành phố Biên Hòa, 
Đồng Nai)” của Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, Nguyễn 
Thị Minh Châu, Đào Quang Bình (Tạp chí Khoa 
học Xã hội, số 5 (141)-2010);... 
nhu cầu thực tế việc hình thành liên kết 
xã hội cấp nhóm nói chung, liên kết 
nhóm công nhân hiện nay ở Việt Nam 
nói riêng. Đó là do nhu cầu công việc nên 
có một dòng chảy lớn từ nông thôn ra đô 
thị, đến các khu công nghiệp, khu chế 
xuất ngày càng tăng; có thể là cùng phát 
triển kinh tế hoặc có thể là đồng h−ơng 
t−ơng thân, t−ơng trợ nhau, nên họ có 
xu h−ớng liên kết với nhau thành các 
nhóm, nh− cùng quê, cùng ở trọ, cùng 
công ty,... (Xem: Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, 
Nguyễn Thị Minh Châu, Đào Quang 
Bình, 2010; Võ Thị Kim Sa, 2013). 
Trong phân tích mức độ tham gia 
liên kết của nông dân trong sản xuất 
nông nghiệp, Võ Thị Kim Sa đ−a ra hai 
mức độ: liên kết xã hội và liên kết kinh 
tế, trong đó mức độ liên kết về mặt xã 
hội trong nhóm t−ơng trợ và tổ chức hợp 
tác nh− sau: trong tổ hợp tác, 75% tổ 
viên duy trì mức độ sinh hoạt ít nhất 9 
lần trong năm (t−ơng đ−ơng 3 lần/vụ 
sản xuất). Tỷ lệ này đối với nhóm t−ơng 
trợ là 51%. Ng−ợc lại, trong hợp tác xã 
chỉ có 15% xã viên, chủ yếu là thành 
viên ban quản trị và ban kiểm soát, 
tham gia sinh hoạt th−ờng xuyên từ 9 
lần/năm trở lên, trong khi đó 72% sinh 
hoạt chỉ 1 lần trong vụ sản xuất (3 
lần/năm) hay ít hơn (Võ Thị Kim Sa, 
2013, tr.84). Với đánh giá mức độ tham 
gia liên kết về kinh tế, cụ thể là trong 
sử dụng dịch vụ, tác giả nhận định: đối 
với nhóm t−ơng trợ, có 24% nhóm viên 
không sử dụng dịch vụ nào do tổ chức 
hợp tác cung cấp, 47% (tỷ lệ cao nhất 
trong nhóm) sử dụng 1 dịch vụ; 20% sử 
dụng 2 dịch vụ và 9% sử dụng 3 dịch vụ. 
Đối với tổ hợp tác, trong mẫu nghiên 
cứu chỉ có một tổ viên không sử dụng 
dịch vụ do tổ hợp tác cung cấp. Phần lớn 
(57% tổ viên) sử dụng 2 dịch vụ do tổ hợp 
tác cung cấp; số l−ợng dịch vụ mà tổ viên 
36 Thông tin Khoa học xã hội, số 11.2015 
sử dụng nhiều nhất là 4 dịch vụ (12%) 
(Võ Thị Kim Sa, 2013, tr.87). Những 
đánh giá xã hội học này là tài liệu tham 
khảo hữu ích cho các phân tích liên kết 
xã hội, trong đó có liên kết xã hội của 
công nhân trong khu công nghiệp. 
Khi bàn về mối quan hệ giữa các 
nhóm, trong nghiên cứu “Mức độ đoàn 
kết và xung đột giữa các thành viên 
trong doanh nghiệp”, Đỗ Thị Vân Anh 
có đ−a ra số liệu về mức độ đoàn kết 
nhóm của hai doanh nghiệp nhà n−ớc và 
ngoài nhà n−ớc. Trong đó, tỷ lệ đoàn kết 
giữa những ng−ời công nhân ở 3 tổ đ−ợc 
khảo sát thuộc doanh nghiệp nhà n−ớc 
(0,3091; 0,2907; 0,2593) thấp hơn so với 
thuộc doanh nghiệp ngoài nhà n−ớc 
(0,4293; 0,4532; 0,5041) (Đỗ Thị Vân 
Anh, tr.114). Phân tích này giúp ích 
quan trọng cho đánh giá mức độ đoàn 
kết giữa các nhóm ở khu công nghiệp 
hiện nay. 
III. H−ớng nghiên cứu liên kết xã hội cấp thiết chế 
Trong hệ thống xã hội, chức năng 
liên kết hay hòa nhập thể hiện ở sự phối 
hợp giữa vai trò mới và các vai trò đã có, 
giữa tập thể mới và các tập thể đã có, 
đồng thời nó có liên hệ mật thiết với 
động thái tiến hóa của các xã hội phức 
tạp, vì sự tiến hóa t−ơng lai có hài hòa 
hay không là phụ thuộc vào thành công 
của chức năng đó. Liên kết xã hội là sản 
phẩm của một hệ thống xã hội lành 
mạnh, phát triển ổn định, bền vững. 
H−ớng liên kết xã hội cấp thiết chế 
có khá nhiều các công trình, bài viết. 
Tr−ớc hết, về mối quan hệ giữa ng−ời 
lao động và ng−ời sử dụng lao động 
trong doanh nghiệp, Luận án tiến sĩ 
Kinh tế “Tạo lập và thúc đẩy quan hệ 
lao động lành mạnh tại các doanh 
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội” 
của Nguyễn Duy Phúc (2011) và bài viết 
“Quan hệ lao động trong các doanh 
nghiệp có vốn đầu t− n−ớc ngoài tại Hà 
Nội” của D−ơng Ngọc Thanh (2012) 
nghiên cứu t−ơng đối sâu từ lý luận đến 
thực tiễn nhằm lý giải và làm rõ mối 
quan hệ này. Các tác giả chỉ rõ, quan hệ 
lao động là tổng hòa các mối quan hệ 
trong sử dụng lao động giữa nhiều chủ 
thể (nhà n−ớc, ng−ời sử dụng lao động 
và ng−ời lao động). Đồng thời, các tác 
giả cũng nêu rõ, để đạt đ−ợc quan hệ lao 
động lành mạnh - trạng thái của quan 
hệ lao động, thì giữa các bên (ng−ời sử 
dụng lao động và ng−ời lao động) cần 
thực sự tôn trọng, hợp tác với nhau 
nhằm thiết lập và duy trì sự hài hòa và 
phát triển bền vững về lợi ích (Nguyễn 
Duy Phúc, 2011); dựa trên những 
“nguyên tắc hợp tác, tôn trọng và đồng 
thuận trong đối thoại, th−ơng l−ợng và 
thỏa thuận; đạt đ−ợc sự bình đẳng về 
quyền, cân bằng về lợi ích giữa các bên; 
tạo sự tin t−ởng lẫn nhau và môi tr−ờng 
lao động sản xuất kinh doanh hiệu quả; 
giảm thiểu xung đột, mâu thuẫn, tranh 
chấp lao động và đình công” (D−ơng 
Ngọc Thanh, 2012, tr.57). 
Tiếp nối cho h−ớng nghiên cứu này, 
tác giả Bùi Thị Thanh Hà dù không trực 
tiếp đề cập đến mối quan hệ giữa công 
nhân với doanh nghiệp, nh−ng qua các 
đánh giá về thái độ của công nhân với 
việc làm đã gián tiếp cho thấy sự liên 
kết chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa công 
nhân với doanh nghiệp, bởi lẽ có hứng 
thú với công việc, công nhân mới yên 
tâm công tác, gắn bó lâu dài với doanh 
nghiệp (Bùi Thị Thanh Hà, 1996). Bên 
cạnh đó, tác giả Đỗ Thị Vân Anh chỉ ra 
rằng, quan hệ giữa ng−ời sử dụng lao 
động với ng−ời lao động là quan hệ chủ 
thợ, nó còn cho thấy sự hợp tác, “bởi lẽ 
cả ng−ời sử dụng lao động và ng−ời lao 
động cùng chung mục đích là phát triển 
Liên kết xã hội 37 
sản xuất và tăng lợi nhuận” (Đỗ Thị 
Vân Anh, 2011, tr.110). Muốn mối quan 
hệ này phát triển hài hòa thì việc cải 
thiện vật chất, điều kiện làm việc và 
tăng thu nhập cho ng−ời lao động của 
chủ doanh nghiệp đóng vai trò quan 
trọng. Đây cũng là yếu tố quan trọng 
nhằm gia tăng mối liên kết trong mối 
quan hệ này. 
Một số nghiên cứu của các tác giả 
khác cũng cho thấy h−ớng nghiên cứu 
t−ơng tự, tuy nhiên ở nghiên cứu của 
Thái Anh tại các công ty có vốn đầu t− 
n−ớc ngoài mà chủ doanh nghiệp là 
ng−ời Hàn Quốc, tác giả tìm ra những 
điểm đ−ợc và ch−a đ−ợc trong thực tế 
tại các doanh nghiệp này để giúp các 
bên liên quan có đ−ợc cái nhìn cụ thể và 
chính xác nhất nhằm cải thiện mối 
quan hệ (Xem: Thái Anh, 2008); nghiên 
cứu của Nguyễn Thị Minh Nhân, xem 
xét môi tr−ờng quan hệ lao động trong 
doanh nghiệp Việt Nam nhằm nhận 
dạng và phân tích những đặc điểm 
mang tính bản sắc của quan hệ lao động 
một cách có cơ sở khoa học, giúp ng−ời 
lao động và ng−ời sử dụng lao động có 
những ứng xử phù hợp (Xem: Nguyễn 
Thị Minh Nhân, 2009). 
Một nghiên cứu khác của Lê Thanh 
Hà cũng cho thấy, khi xem xét quan hệ 
lao động trong các doanh nghiệp Việt 
Nam, một vấn đề nổi cộm lên là đình 
công, nhất là ở các doanh nghiệp có vốn 
đầu t− n−ớc ngoài. Các hiện t−ợng tranh 
chấp lao động trong các doanh nghiệp có 
vốn đầu t− n−ớc ngoài là do sự khác biệt 
về văn hóa và hành vi công nghiệp trong 
các doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc 
ngoài; cung cách quản lý; cách định mức 
lao động; mức l−ơng của công nhân trong 
các doanh nghiệp có vốn đầu t− n−ớc 
ngoài và doanh nghiệp dân doanh thấp; 
tính ổn định của công việc của công 
nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu 
t− n−ớc ngoài và doanh nghiệp dân 
doanh không cao; hệ thống thanh kiểm 
tra hoạt động ch−a hiệu quả;... (Lê 
Thanh Hà, 2008). Việc nhận thức rõ 
những nguyên nhân trên sẽ góp phần 
giải quyết tốt mối quan hệ giữa ng−ời 
lao động với các doanh nghiệp trong các 
khu công nghiệp hiện nay. 
Cũng bàn về mối quan hệ giữa 
ng−ời lao động và nhà sử dụng lao động, 
nh−ng tiếp cận từ vấn đề bảo vệ quyền 
lợi ng−ời lao động, xây dựng quan hệ 
hài hòa, tác giả Huỳnh Thân đã nghiên 
cứu những vấn đề xã hội còn tồn tại 
giữa ng−ời lao động với ng−ời sử dụng 
lao động trong các doanh nghiệp ngoài 
quốc doanh. Tác giả cho rằng, tồn tại 
thực trạng này là do thiếu chế tài và 
thực thi pháp luật ch−a nghiêm, “nhà 
sử dụng lao động và ng−ời lao động 
ch−a có một cơ chế ‘đối thoại’ bắt buộc 
để tìm đ−ợc tiếng nói chung, trong khi 
đó tiếng nói của công đoàn trong các 
doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn 
ch−a đủ mạnh, nếu không muốn nói là 
không có trọng l−ợng” (Huỳnh Thân, 
2010, tr.14). Để giải quyết những vấn đề 
xã hội này, cần đề cao vai trò của tổ chức 
thứ ba là báo chí trong việc bảo vệ quyền 
lợi của ng−ời lao động; phát huy vai trò 
quan trọng của công đoàn, vì “trong quan 
hệ lao động, Nhà n−ớc là cơ quan quyền 
lực, cơ quan quản lý kinh tế, xã hội bằng 
việc ban hành các chính sách, pháp luật, 
h−ớng dẫn, kiểm tra giám sát và xử lý 
những vi phạm chính sách, pháp luật, 
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã 
hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự 
an toàn xã hội” (Huỳnh Thân, 2010, 
tr.5). Đây là kênh thông tin tham khảo 
quan trọng cho nghiên cứu liên kết xã 
hội của công nhân trong các khu công 
nghiệp hiện nay. 
38 Thông tin Khoa học xã hội, số 11.2015 
Ngoài ra, một số bài viết khác nh− 
“Gắn kết dạy nghề với doanh nghiệp - 
kinh nghiệm từ tr−ờng Trung cấp nghề 
Kỹ thuật công nghệ Hùng V−ơng” 
(Phạm Quang Trang Thủy, 2013) và 
“Liên kết giữa các khu công nghiệp và 
công nghiệp phụ trợ - Thực trạng và giải 
pháp” (Nguyễn Văn Trịnh, 2012) đã 
xem xét việc gắn kết giữa các doanh 
nghiệp với đào tạo nghề cho công nhân. 
Bài viết “Văn hóa doanh nghiệp góp 
phần làm hài hòa quan hệ lao động” 
(Nguyễn Nam Ph−ơng, Nguyễn Thị 
Thanh Mai, 2012) nghiên cứu khắc phục 
tình trạng tranh chấp lao động và đình 
công, h−ớng tới xây dựng mối quan hệ 
hài hòa trong doanh nghiệp. Bài viết 
“Các yếu tố ảnh h−ởng đến kết quả thực 
hiện liên kết doanh nghiệp - nông dân” 
(Hồ Quế Hậu, 2013)... nghiên cứu các 
yếu tố có ảnh h−ởng đến kết quả liên 
kết giữa doanh nghiệp với nông dân 
thông qua ph−ơng thức hợp đồng lao 
động. Những nghiên cứu này đã có 
những h−ớng tiếp cận và gợi mở hữu ích 
cho việc nghiên cứu nhằm đảm bảo sự 
liên kết chặt chẽ giữa ng−ời lao động với 
ng−ời sử dụng lao động, thúc đẩy sự gắn 
kết mối quan hệ đôi bên nói chung và sự 
phát triển doanh nghiệp nói riêng. 
Cuốn sách “Xã hội học Lao động” 
của Lê Thị Mai và Vũ Đạt hệ thống khá 
đầy đủ đối t−ợng, ph−ơng pháp, lý 
thuyết, khái niệm lao động, liên quan 
đến lao động theo cách tiếp cận của xã 
hội học. Các tác giả cũng bàn về quan 
hệ lao động và quan hệ xã hội trong môi 
tr−ờng làm việc. Khi nói đến quan hệ 
kinh tế - xã hội giữa ng−ời lao động và 
nhà tuyển dụng, các tác giả viết: “Hình 
thức quan hệ lao động này là kết quả 
phấn đấu đầy nỗ lực của những ng−ời 
lao động đòi hỏi đ−ợc trả công xứng 
đáng vì sản phẩm do sức lao động của 
họ tạo ra trở thành tài sản, của cải của 
ng−ời tuyển dụng lao động” (Lê Thị Mai 
và Vũ Đạt, 2009, tr.203-204). Khi 
nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp, các tác giả cũng đã chỉ 
ra, trách nhiệm này có liên quan đến 
nhiều thành phần khác nhau trong xã 
hội, trong đó có công nhân. Đặc biệt, các 
tác giả còn cho biết, trách nhiệm xã hội 
của doanh nghiệp với công nhân phụ 
thuộc vào điều kiện, môi tr−ờng kinh tế, 
xã hội, chính trị, pháp luật và văn hóa. 
Một mảng nghiên cứu khác theo 
h−ớng liên kết này cũng khá thiết thực 
và có ý nghĩa thực tiễn là nghiên cứu 
của hai tác giả Trịnh Duy Luân, 
Nguyễn Xuân Mai (2007) và của Chang 
Hee Lee (2008). 
“Một số tác động xã hội của hội 
nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” của 
Trịnh Duy Luân, Nguyễn Xuân Mai đề 
cập tới một số tác động xã hội của hội 
nhập kinh tế quốc tế trong 5 lĩnh vực 
chính nh−: xóa đói giảm nghèo, bất bình 
đẳng và phân tầng xã hội, việc làm và di 
c−, phát triển con ng−ời và quan hệ lao 
động trong doanh nghiệp. Nghiên cứu 
quan hệ lao động trong doanh nghiệp, 
các tác giả cho rằng, trong khu vực có 
vốn đầu t− n−ớc ngoài, đã và đang xuất 
hiện những mối quan hệ xã hội mới giữa 
ng−ời sử dụng lao động/giới chủ n−ớc 
ngoài và ng−ời lao động Việt Nam. Một 
trong các nguyên nhân của hiện t−ợng 
này đ−ợc các tác giả chỉ ra là, “ng−ời lao 
động Việt Nam còn thiếu hiểu biết về 
pháp luật, nhất là pháp luật về lao 
động. Đang có những khác biệt văn hóa 
giữa nhóm quản lý và ng−ời lao động 
trong phong cách, tập quán làm việc và 
ứng xử; hoặc xung đột lợi ích giữa giới 
chủ và ng−ời lao động” (Trịnh Duy 
Luân, Nguyễn Xuân Mai, 2007, tr.8). 
Trong giải quyết xung đột giữa ng−ời 
Liên kết xã hội 39 
lao động và giới chủ doanh nghiệp, 
ph−ơng h−ớng giải quyết “vẫn phải chú 
ý đến những đòi hỏi chính đáng của 
ng−ời lao động” (Trịnh Duy Luân, 
Nguyễn Xuân Mai, 2007, tr.51). Đây 
đều là những nhận định rất có ý nghĩa 
cho nghiên cứu mối liên kết giữa công 
nhân với doanh nghiệp trong các khu 
công nghiệp hiện nay. 
Bài viết “Kinh nghiệm của Trung 
Quốc về đổi mới quan hệ lao động và 
quản lý thị tr−ờng lao động” của Chang 
Hee Lee đ−a ra nhiều chiến l−ợc nhằm 
đổi mới quan hệ lao động, trong đó có 
chiến dịch th−ơng l−ợng tập thể thông 
qua tổ chức công đoàn, với khẩu hiệu: 
“Bất cứ nơi nào có ng−ời lao động thì ở 
đó phải có công đoàn” (Chang Hee Lee, 
2008, tr.53). Tổ chức công đoàn đã giúp 
thúc đẩy thỏa −ớc tập thể nói chung 
sang thỏa −ớc tiền l−ơng nói riêng. Qua 
đó, tác giả đã làm nổi bật đ−ợc việc giải 
quyết mối quan hệ giữa lợi ích của 
doanh nghiệp với lợi của ng−ời lao động 
ở Trung quốc. Điều này rất có ý nghĩa 
khi xem xét, thực hiện ở Việt Nam. 
* * 
* 
Tóm lại, nhìn ở khía cạnh tổng thể, 
các công trình, bài viết, nêu trên chủ 
yếu tiếp cận quan hệ xã hội, liên kết xã 
hội của công nhân d−ới góc độ kinh tế, 
văn hóa doanh nghiệp, ít có công trình, 
bài viết tiếp cận d−ới góc độ xã hội. Nếu 
có chăng, các công trình, bài viết cũng 
rất ít nghiên cứu trực tiếp liên kết xã 
hội của công nhân. Đặc biệt, các tác giả 
ch−a có nhiều phân tích làm nổi bật liên 
kết xã hội của công nhân, qua đó, giúp 
cho các nhà quản lý có những chính 
sách phù hợp nhằm phát triển doanh 
nghiệp. Do đó, có thể khẳng định, ch−a 
có một công trình, bài viết, nào 
nghiên cứu liên kết xã hội của công 
nhân trong khu công nghiệp hiện nay. 
Dù còn có những hạn chế, nh−ng các 
công trình, bài viết này đều ít nhiều có 
giá trị tham khảo, vận dụng, thậm chí 
là nguồn tài liệu quý giá, gợi mở cho 
những nghiên cứu liên kết xã hội của 
công nhân tiếp sau này  
Tài liệu trích dẫn 
1. Thái Anh (2008), “Đối thoại để xây 
dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn 
định”, Tạp chí Bảo hộ lao động, số 11. 
2. Đỗ Thị Vân Anh (2011), Mức độ đoàn 
kết xã hội và xung đột xã hội giữa 
các thành viên trong doanh nghiệp, 
Sách chuyên khảo, Nxb. Đại học 
quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
3. Tôn Thiện Chiến (1996), “Quan hệ 
xã hội trong xí nghiệp của công nhân 
công nghiệp”, Tạp chí Xã hội học, số 
2 (54). 
4. Bùi Thị Thanh Hà (1996), “Thái độ 
đối với lao động của công nhân trong 
các xí nghiệp quốc doanh tại Hà 
Nội”, Tạp chí Xã hội học, số 2 (54). 
5. Lê Thanh Hà (2008), “Đình công và 
quan hệ lao động ở Việt Nam - thực 
trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên 
cứu kinh tế, số 362, tháng 7. 
6. Hồ Quế Hậu (2013), “Các yếu tố ảnh 
h−ởng đến kết quả thực hiện liên kết 
doanh nghiệp - nông dân”, Tạp chí 
Kinh tế và Phát triển, số 193, tháng 7. 
7. Lê Ngọc Hùng (2013), Lý thuyết Xã 
hội học hiện đại, Nxb. Đại học Quốc 
gia Hà Nội, Hà Nội. 
8. Lê Ngọc Hùng (2013), “Lý thuyết xã hội 
học vĩ mô của Peter Blau về cấu trúc 
xã hội”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (121). 
9. Chang Hee Lee (2008), “Kinh nghiệm 
của Trung Quốc về đổi mới quan hệ 
40 Thông tin Khoa học xã hội, số 11.2015 
lao động và quản lý thị tr−ờng lao 
động”, Tạp chí Lao động và Xã hội, 
số 326. 
10. Nhạc Phan Linh (2013), Vai trò liên 
kết xã hội và tạo vốn xã hội của các 
tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam 
hiện nay, Luận án tiến sĩ Xã hội học, 
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí 
Minh, Hà Nội. 
11. Trịnh Duy Luân, Nguyễn Xuân Mai 
(2007), “Một số tác động xã hội của 
hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt 
Nam”, Tạp chí Xã hội học, số 4 (100). 
12. Lê Thị Mai, Vũ Đạt (2009), Xã hội 
học Lao động, Nxb. Khoa học xã hội, 
Hà Nội. 
13. Nguyễn Thị Minh Nhân (2009), 
“Nghiên cứu môi tr−ờng quan hệ lao 
động trong doanh nghiệp Việt Nam”, 
Tạp chí Khoa học th−ơng mại, số 28. 
14. Nguyễn Duy Phúc (2011), Tạo lập và 
thúc đẩy quan hệ lao động lành 
mạnh tại các doanh nghiệp nhỏ và 
vừa trên địa bàn Hà Nội, Luận án 
tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc 
dân, Hà Nội. 
15. Nguyễn Nam Ph−ơng, Nguyễn Thị 
Thanh Mai (2012), “Văn hóa doanh 
nghiệp góp phần làm hài hòa quan 
hệ lao động”, Tạp chí Kinh tế và 
Phát triển, số 183, tháng 9. 
16. Võ Thị Kim Sa (2013), Sự liên kết của 
nông dân vùng Tây - Nam bộ trong 
các nhóm và tổ chức hợp tác để phát 
triển nông nghiệp hàng hóa, Luận án 
tiến sĩ Xã hội học, Học viện Chính trị 
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 
17. D−ơng Ngọc Thanh (2012), “Quan hệ 
lao động trong các doanh nghiệp có 
vốn đầu t− n−ớc ngoài tại Hà Nội”, 
Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5. 
18. Nguyễn Quý Thanh (2011), Một số 
quan điểm xã hội học của DurKheim 
(Sách chuyên khảo), Nxb. Đại học 
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
19. Huỳnh Thân (2010), “Báo chí với vấn 
đề bảo vệ quyền lợi ng−ời lao động, 
xây dựng quan hệ hài hòa”, Tạp chí 
Bảo hộ Lao động, số 6. 
20. Phạm Quang Trang Thủy (2013), 
“Gắn kết dạy nghề với doanh nghiệp 
kinh nghiệm từ tr−ờng trung cấp 
nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng 
V−ơng”, Tạp chí Lao động và Xã hội, 
số 464+465, từ 01-31/10. 
21. Nguyễn Văn Trịnh (2012), “Liên kết 
giữa các khu công nghiệp và công 
nghiệp phụ trợ - Thực trạng và giải 
pháp”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8. 
22. Nguyễn Tiệp (2009), “Một số mô 
hình quan hệ lao động trên thế giới 
và kinh nghiệm rút ra cho nền kinh 
tế Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu 
kinh tế, số 369, tháng 2. 
23. Nguyễn Đức Truyến (2013), “Sự phát 
triển lý thuyết trong nghiên cứu xã 
hội học từ lý thuyết về “quan hệ xã 
hội” và “cấu trúc xã hội” đến lý 
thuyết về “hiện thực xã hội”, Tạp chí 
Xã hội học, số 1 (121). 
24. Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, Nguyễn Thị 
Minh Châu, Đào Quang Bình (2010), 
“Mạng l−ới xã hội của công nhân 
nhập c− ở khu công nghiệp Biên Hòa 
(Nghiên cứu tr−ờng hợp công nhân ở 
trọ tại ph−ờng Long Bình, thành phố 
Biên Hòa, Đồng Nai)”, Tạp chí Khoa 
học xã hội, số 5 (141). 

File đính kèm:

  • pdflien_ket_xa_hoi_cua_cong_nhan_viet_nam_tiep_can_tong_quan_ca.pdf