Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp

Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng phân hóa giàu - nghèo ở nước ta hiện nay

thể hiện ở sự chênh lệch về thu nhập giữa các khu vực dân cư, các vùng, miền,

ngành nghề, doanh nghiệp, ở sự chênh lệch về mức sống, chi tiêu, hưởng thụ các

dịch vụ xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự phân

hóa giàu - nghèo đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta

pdf 8 trang yennguyen 1020
Bạn đang xem tài liệu "Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp

Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 (67) - 2013 
 74 
PHÂN HÓA GIÀU - NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
BÙI THỊ HOÀN* 
Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng phân hóa giàu - nghèo ở nước ta hiện nay 
thể hiện ở sự chênh lệch về thu nhập giữa các khu vực dân cư, các vùng, miền, 
ngành nghề, doanh nghiệp, ở sự chênh lệch về mức sống, chi tiêu, hưởng thụ các 
dịch vụ xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự phân 
hóa giàu - nghèo đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta. 
Từ khóa: Phân hóa giàu - nghèo, thu, nhập, mức sống xóa đói giảm nghèo. 
1. Mở đầu 
Kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới 
đất nước (năm 1986) đến nay, nền kinh tế 
liên tục phát triển, đạt được những thành 
tựu rất đáng khích lệ với tốc độ tăng 
trưởng khá cao; đời sống của nhân dân 
được cải thiện về nhiều mặt. Tuy nhiên, 
tình trạng phân hóa giàu - nghèo trong 
các tầng lớp dân cư lại gia tăng với 
khoảng cách ngày càng lớn; điều đó đã 
trở thành một vấn đề xã hội bức xúc đòi 
hỏi chúng ta phải rất quan tâm và tìm ra 
các giải pháp khắc phục phù hợp. 
2. Thực trạng phân hóa giàu - nghèo 
Thực trạng phân hóa giàu - nghèo ở 
nước ta hiện nay thể hiện rất đa dạng, 
nhưng chủ yếu là thể hiện ở sự chênh 
lệch về thu nhập, mức sống chi tiêu, sự 
hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản 
giữa các nhóm dân cư; giữa các vùng, 
miền; giữa nông thôn và thành thị. 
Thứ nhất, phân hóa giàu nghèo thể 
hiện ở sự chênh lệch về thu nhập giữa 
các khu vực dân cư, giữa các vùng, 
miền. Theo cách tính của Ngân hàng 
Thế giới và Tổng cục Thống kê, chênh 
lệch thu nhập giữa nhóm 20% có thu 
nhập cao nhất so với nhóm 20% có thu 
nhập thấp nhất (trong cả nước) năm 
1990 là 4,1 lần, năm 1991 tăng lên 4,2 
lần, năm 1993 tăng lên 6,2 lần, năm 
1994 là 6,5 lần, năm 1995 tăng 7,0 lần, 
đến năm 2004 tăng 8,4 lần. Năm 2010, 
thu nhập bình quân 1 người/tháng của 
nhóm hộ giàu nhất gấp 9,2 lần(1) thu 
nhập nhóm hộ nghèo nhất. 
Theo Viện Nghiên cứu Quản lý kinh 
tế Trung ương (CIEM), khoảng cách 
chênh lệch về thu nhập giữa các thành 
phố, các vùng miền tại Việt Nam năm 
2011 rất cao. Chẳng hạn như, thu nhập 
bình quân đầu người ở Thủ đô Hà Nội là 
(*) Tiến sĩ, Trường Cao đẳng Thương mại và Du 
lịch Hà Nội. 
(1) Tổng cục Thống kê (2010), "Một số kết quả 
chủ yếu từ khảo sát mức sống hộ dân cư năm 
2010", default.aspx?tabid=417&idmid=4&ItemID 
=11138, http//www.gos.gov.vn/. 
Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay... 
 75 
hơn 1.850 đô la Mỹ (USD)/năm, ở Thành 
phố Hồ Chí Minh khoảng 3.000 USD, ở 
Cần Thơ khoảng 2.350 USD(2); ở Nam 
Định chỉ đạt 19,2 triệu đồng/năm (khoảng 
900 USD), ở Bắc Kạn là 14,6 triệu đồng 
(khoảng hơn 700 USD), ở Quảng Ngãi 
chưa đến 9 triệu đồng/người/năm (hơn 
400 USD), ở Hà Giang chưa đến 6 triệu 
đồng/năm (dưới 300 USD). 
Thứ 2, phân hóa giàu nghèo thể hiện 
ở sự chênh lệch về thu nhập trong các 
ngành nghề, các doanh nghiệp. Kết quả 
điều tra về tiền lương và thu nhập của 
người lao động do Bộ Lao động - 
Thương binh và Xã hội thực hiện ở 250 
doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ 
2002 đến 2008(3) cũng cho thấy có sự 
chênh lệch lớn về thu nhập của người 
lao động tính theo ngành. Chẳng hạn, 
các ngành sản xuất và phân phối điện, 
khí đốt, nước trả lương cao nhất là 4,039 
triệu đồng/người/tháng; còn ngành thủy 
sản chỉ trả lương cao nhất là 819.000 
đồng/người/tháng. Người lao động có 
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thu 
nhập cao gấp 3,5 lần so với lao động 
phổ thông, gấp 2,28 lần so với lao động 
có trình độ sơ cấp. Người ở vị trí quản 
lý cao cấp trong doanh nghiệp thu nhập 
bình quân 10,231 triệu đồng/người/tháng, 
gấp 9,86 lần so với lao động phổ thông, 
gấp 2,29 lần so với lao động quản lý 
bậc trung. 
Khoảng cách giàu – nghèo chỉ thể 
hiện ở sự chênh lệch về thu nhập hàng 
tháng giữa những người lao động trong 
các doanh nghiệp, mà còn thể hiện ở số 
tiền thưởng Tết. Chẳng hạn, năm 2011 ở 
Thành phố Hồ Chí Minh, mức thưởng 
Tết cao nhất là 532 triệu đồng/người, 
thấp nhất là 330.000 đồng/người, chênh 
lệch hơn 1.600 lần. Tại Hà Nội, mức 
thưởng Tết cao nhất là 72,9 triệu đồng 
và thấp nhất là 200.000 đồng, chênh 
lệch gần 365 lần(4). 
Thứ ba, phân hóa giàu nghèo thể 
hiện ở sự chênh lệch về mức sống, chi 
tiêu, hưởng thụ, tiếp cận các dịch vụ xã 
hội. Nếu năm 1993, chi tiêu bình quân 
đầu người của những hộ gia đình giàu 
nhất cao gấp 5 lần so với hộ gia đình 
nghèo nhất, thì năm 2004, tỷ lệ này là 
7,27 lần(5). Năm 2010, theo số liệu của 
Tổng cục Thống kê, chi tiêu bình quân 
một người/tháng cũng có sự chênh 
lệch: ở khu vực nông thôn là 950 nghìn 
đồng, ở khu vực thành thị là 1.828 
nghìn đồng. Khu vực thành thị có mức 
chi tiêu cho đời sống cao gấp 1,94 lần 
khu vực nông thôn, nhóm giàu nhất có 
mức chi tiêu cho đời sống cao gấp 4,7 
lần so với nhóm hộ nghèo nhất. Nhóm 
hộ giàu nhất có mức chi tiêu về hàng 
hóa, dịch vụ tiêu dùng ngoài ăn uống 
cao gấp 7,5 lần so với nhóm hộ nghèo 
nhất. Trong đó, chi về nhà ở, điện 
(2) "Chênh lệch thu nhập tại Việt Nam đang 
tăng", http//dantri.com.vn, 28/06/2012. 
(3) "Tiền lương của công nhân trong các Doanh 
nghiệp tư nhân",  
ngày 18/05/2011. 
(4) "Công bằng xã hội để phát triển đất nước", 
 ngày 03/02/2011. 
(5) "Tăng trưởng kinh tế và phân hóa giàu - 
nghèo",  ngày 18/10/2009. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 (67) - 2013 
 76 
nước, vệ sinh gấp 11,7 lần; chi thiết bị 
vệ sinh và đồ dùng gia đình gấp 5,8 lần; 
chi y tế, chăm sóc sức khỏe gấp 3,8 lần; 
chi đi lại, bưu điện gấp 12,4 lần; chi 
giáo dục gấp 6 lần; đặc biệt chi cho văn 
hóa, thể thao, giải trí gấp 131 lần. Chỉ 
với sự chênh lệch trên, chúng ta cũng có 
thể nhận thấy khoảng cách giàu - nghèo 
giữa các tầng lớp dân cư rất rõ. 
Việc tiếp cận và hưởng thụ phúc lợi và 
an sinh xã hội cũng có sự chênh lệch 
nhau rất lớn. Số liệu điều tra của Chương 
trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) 
đã cho biết, trước năm 2009, nhóm 20% 
những người giàu nhất ở Việt Nam 
hưởng tới 40% lợi ích từ các chính sách 
an sinh xã hội của Nhà nước, còn nhóm 
20% những người nghèo nhất chỉ nhận 
7% lợi ích từ nguồn này. Tại kỳ họp thứ 
7 Quốc hội khóa XII (5/2010), có ý kiến 
cho rằng, nhóm 20% có thu nhập cao 
nhất nhận được 47% lương hưu, 35% trợ 
giúp giáo dục, trong khi nhóm 20% 
nghèo nhất chỉ nhận được 2% lương hưu, 
15% trợ giúp giáo dục(6). 
Báo cáo "Đánh giá nghèo Việt Nam 
năm 2012" của Ngân hàng Thế giới cho 
thấy, đối tượng thu nhập thấp tập trung 
chủ yếu ở nhóm dân tộc thiểu số. Người 
dân tộc thiểu số ngày càng chiếm tỷ lệ 
cao trong tổng số người nghèo, khoảng 
cách về thu nhập giữa người dân tộc 
thiểu số và các nhóm còn lại đang tăng 
lên. Chênh lệch thu nhập của nhóm 20% 
hộ có thu nhập thấp nhất của dân tộc 
thiểu số với nhóm 20% thu nhập thấp 
nhất của dân tộc đa số cũng đã tăng từ 
mức 1,4 lần lên mức 2,1 lần(7). 
Sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam 
đang biến động theo xu hướng gia tăng 
về khoảng cách. Theo số liệu của Tổng 
cục Thống kê, xét trên phạm vi cả nước 
năm 2010, hệ số Gini là 0,43 có xu 
hướng tăng lên so với các năm trước 
(năm 2002 là 0,418, 2006 là 0,42 và 
năm 2008 là 0,43). Sự phân hóa giàu 
nghèo sẽ tiếp tục tăng mạnh cùng sự 
phát triển của kinh tế thị trường và có 
thể làm trầm trọng hơn những bất bình 
đẳng xã hội.(7) 
3. Giải pháp 
Sự phân hóa giàu - nghèo ở nước ta 
hiện nay có xu hướng tăng mạnh cùng 
sự phát triển của kinh tế thị trường và đã 
ở mức độ bất hợp lý. Để hạn chế sự 
phân hóa giàu - nghèo, cần thực hiện 
nhiều giải pháp, trong đó có các giải 
pháp sau: 
Thứ nhất, cần tạo lập môi trường 
chính trị - xã hội ổn định, thuận lợi để 
mọi người cùng có cơ hội làm giàu. 
Việc tạo ra môi trường chính trị - xã 
hội ổn định, thuận lợi được xem như 
việc tạo ra cơ hội bình đẳng để cho tất 
cả mọi thành viên yên tâm làm giàu. 
Đồng thời, việc làm đó cũng thể sự kết 
hợp chặt chẽ giữa chính sách kinh tế với 
chính sách xã hội trong đường lối phát 
triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta. 
(6) "Quốc hội và nỗi lo cho người nghèo", 
 /2010052901447600p0c9920/ 
2010052901447600p0c9920/quoc-hoi-va-noi-lo 
-cho-nguoi-ngheo.htm. 
(7) "Đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012", 
 Tin-tuc/Xa.../chenh-lech- 
thu-nhap-ngay-cang-gia-tang. 
Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay... 
 77 
Cần khắc phục quan niệm một chiều 
về phân hóa giàu - nghèo. Phân hóa giàu - 
nghèo là một hiện tượng tất yếu trong 
nền kinh tế thị trường, là kết quả của 
việc thực hiện công bằng xã hội, bởi vì 
người cống hiến nhiều hơn thì được 
hưởng nhiều hơn. Tuy nhiên, chúng ta 
cần phân biệt việc làm giàu chính đáng 
(để cổ vũ, ủng hộ) với việc làm giàu trái 
pháp luật, vô đạo đức (để loại trừ); phải 
quán triệt quan điểm của Đảng cho rằng, 
“một bộ phận dân cư giàu trước là cần 
thiết cho sự phát triển”, tức là thừa nhận 
có thể một số nhóm xã hội trở nên giàu 
có ở mức độ khác nhau so với những 
nhóm xã hội khác. 
Hạn chế sự phân hóa giàu nghèo 
không phải là triệt tiêu cơ hội làm giàu 
cho mọi người, mà là triệt tiêu sự làm 
giàu bất hợp pháp, bất hợp lý; đặc biệt là 
khắc phục tình trạng làm giàu bằng 
tham nhũng của một bộ phận người có 
chức có quyền. Để hạn chế làm giàu phi 
pháp cần xây dựng nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa có hiệu lực pháp 
lý mạnh mẽ; bên cạnh đó, cần đẩy mạnh 
thực hiện dân chủ, phát huy tính tích 
cực của mọi thành viên trong xã hội. 
Thứ hai, cần có các chính sách ưu 
đãi dành cho các nhóm dân cư nghèo. 
Chẳng hạn, như tăng tỷ lệ đầu tư 
công ở nông thôn; khuyến khích đầu tư 
tư nhân ở nông thôn; hỗ trợ tín dụng cho 
nông dân nghèo và dân tộc thiểu số; cải 
thiện chất lượng giáo dục ở nông thôn; 
tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm người 
nghèo được hưởng các quyền lợi về an 
sinh xã hội và phúc lợi xã hội như nhóm 
người giàu... 
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa; chú trọng 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông 
nghiệp, nông thôn. Đối với Việt Nam, 
một quốc gia mà đa số người dân làm 
nông nghiệp và sống ở nông thôn, thì 
việc thực hiện giải pháp này không 
những mang lại sự tăng trưởng phát 
triển kinh tế đất nước, sớm đưa nước ta 
đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước theo hướng hiện đại, mà 
còn góp phần trực tiếp nâng cao đời 
sống vật chất, tinh thần của người nông 
dân, giảm khoảng cách giàu - nghèo 
giữa các vùng, miền, giữa nông thôn và 
thành thị, giữa các bộ phận dân cư trong 
cả nước. 
Trong quá trình công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, 
cần tiếp tục thực hiện tốt hơn các 
chương trình khoa học và công nghệ 
trọng điểm, nhất là Chương trình xây 
dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao 
công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - 
xã hội nông thôn, miền núi. Thực hiện 
chính sách khuyến nông có hiệu quả; 
thúc đẩy sự phân công lao động tạo việc 
làm mới cho nông dân; khai thác và phát 
triển các thế mạnh, các ngành nghề của 
từng vùng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
theo hướng phát triển các ngành, các sản 
phẩm chủ lực; thu hút nhiều lao động 
vào hoạt động kinh tế dịch vụ, công 
nghiệp ở từng vùng; hình thành hệ thống 
các đô thị trung tâm trên khắp các địa 
bàn theo vùng, theo tỉnh, huyện, xã, thị 
trấn và cải thiện kết cấu hạ tầng; chú 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 (67) - 2013 
 78 
trọng đầu tư xây dựng giao thông, điện 
lưới; hình thành các chợ thuận lợi cho 
việc tiêu thụ nông sản; có chính sách 
phù hợp trong việc quy hoạch xây dựng 
khu công nghiệp, khu đô thị. Khi Nhà 
nước chuyển đổi mục đích sử dụng đất 
nông nghiệp thì phải có kế hoạch tốt để 
sử dụng lao động tại chỗ, tạo việc làm 
mới và chuyển nghề cho nông dân; có 
chiến lược đào tạo và phát triển nghề 
lâu dài đối với dân cư vùng quy hoạch, 
chuyển đổi đất. Phát huy các tiềm năng 
to lớn trong nông nghiệp, nông thôn 
gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên; có 
chính sách hỗ trợ cho nông dân về các 
điều kiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa quá trình sản xuất ra nông phẩm, 
đồng thời phải hiện đại hóa công nghệ 
sau thu hoạch. Thu hút các dự án đầu tư 
vào sản xuất và chế biến trong khu vực 
nông, lâm, ngư nghiệp; thực hiện cơ khí 
hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa; đưa 
nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và 
công nghệ sinh học vào sản xuất; nâng 
cao năng suất, chất lượng và sức cạnh 
tranh, phù hợp với đặc điểm của từng 
vùng, từng địa phương. Khẩn trương 
hoàn thành xây dựng quy hoạch phát 
triển nông thôn và thực hiện chương 
trình xây dựng nông thôn mới theo kế 
hoạch; xây dựng các làng, xã, thôn, ấp, 
bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi 
trường lành mạnh; hình hành các khu 
dân cư đô thị hóa với kết cấu hạ tầng 
kinh tế - xã hội đồng bộ; v.v.. 
Thứ tư, điều chỉnh chính sách kinh tế; 
tích cực phát huy vai trò của chính sách 
xã hội, đặc biệt là công tác xóa đói, 
giảm nghèo. 
Nhà nước cần đổi mới và nâng cao 
hiệu quả hơn nữa các chính sách đất đai, 
chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, 
khoa học và công nghệ cho các vùng 
nông thôn và chính sách bảo trợ tài 
nguyên môi trường, qua đó tạo sự cân 
bằng, ổn định kinh tế đất nước và tạo cơ 
hội cho người nghèo có điều kiện để 
thoát nghèo. Khi họ giàu lên, thì tình 
trạng phân hóa giàu - nghèo sẽ được cải 
thiện. Nhà nước cần mở rộng các dự án 
kinh tế, xây dựng khu đô thị, phát triển 
các trường đại học về các vùng ngoại 
thành, các tỉnh thành trên cả nước; đồng 
thời, có chính sách đầu tư xây dựng cơ 
sở vật chất ở các vùng nông thôn, vùng 
sâu, vùng xa nhiều hơn, nhanh hơn nữa. 
Để thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, 
việc điều chỉnh chính sách thuế cũng rất 
cần thiết. Ngoài việc áp dụng thuế thu 
nhập cá nhân, cần căn cứ vào tất cả các 
loại tài sản có thực để yêu cầu mức nộp 
thuế. Nguồn thu từ khoản thuế này nên 
dành nhiều hơn để đầu tư cho các vùng 
nghèo và quỹ an sinh xã hội. Cần tiếp 
tục điều chỉnh chính sách tiền lương kịp 
thời cho người lao động và nhằm đảm 
bảo tái sản xuất sức lao động. Điều đó 
nhằm đảm bảo tái sản xuất sức lao động, 
góp phần giảm mức chênh lệch giàu - 
nghèo, cân bằng mức chi tiêu, sự hưởng 
thụ các dịch vụ xã hội cơ bản giữa các 
nhóm dân cư. Điều đó còn khuyến khích 
được tính tích cực của người lao động 
trong sản xuất để tăng năng suất lao 
động cao cho xã hội. Tiếp tục thực hiện 
Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay... 
 79 
có hiệu quả Chương trình 135; xã hội 
hóa công tác xóa đói, giảm nghèo; 
khuyến khích làm giàu chính đáng đi 
đôi với xóa đói giảm nghèo bền vững. 
Để có thể xóa nghèo bền vững, chúng ta 
cần tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 
80/NQ-CP của Chính phủ về định 
hướng giảm nghèo bền vững 2011 - 
2020. Tập trung đầu tư đồng bộ về cơ sở 
hạ tầng kinh tế - xã hội theo tiêu chí 
nông thôn mới tại các huyện nghèo, xã 
nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, ưu 
tiên trước mắt là các công trình hạ tầng 
thiết yếu. 
Đối với người giàu chính đáng, chúng 
ta cần khuyến khích, tôn vinh. Đối với 
người nghèo do khách quan chúng ta 
cần chia sẻ, hỗ trợ, cho vay vốn, hỗ trợ 
tín dụng, tư liệu sản xuất và khoa học - 
kỹ thuật. Cần có chính sách khuyến 
khích cả người giàu và người nghèo làm 
giàu chính đáng. Mở ra nhiều cơ hội cho 
người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội. 
Có chính sách tạo việc làm, tạo cơ hội 
cho người nghèo làm giàu và tham gia 
các quá trình phát triển kinh tế xã hội. 
Cải cách các thủ tục hành chính nhằm 
tạo sự liên kết trực tiếp giữa người giàu 
với người nghèo; tạo ra sân chơi bình 
đẳng trong các hoạt động kinh tế để 
người nghèo làm giàu, người giàu làm 
giàu hơn nữa và tự nguyện tham gia 
chương trình xóa đói, giảm nghèo bằng 
việc làm từ thiện, bằng việc đầu tư sản 
xuất và đóng góp vào các quỹ xã hội 
thông qua thuế thu nhập. Khuyến khích 
người giàu đầu tư vào sản xuất kinh 
doanh, tạo việc làm mới cho người lao 
động, cho xã hội; khuyến khích các 
doanh nghiệp trả lương theo vùng, theo 
ngành; tạo ra những điều kiện, cơ hội 
cho những người lao động nghèo nâng 
cao thu nhập, nhưng trong đó phải chú ý 
tới nâng cao trình độ học vấn và tay 
nghề chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức 
cho cả lao động nữ. 
Nhà nước cũng cần phát huy và mở 
rộng chính sách an sinh xã hội đa dạng 
thích ứng với từng địa bàn dân cư. Xây 
dựng hệ thống an sinh xã hội toàn diện 
đối với người nghèo ở các vùng, miền 
của đất nước, kể cả những người nghèo 
ở đô thị. Đặc biệt, phải chú trọng việc 
làm cho người dân mất ruộng ở nơi đô 
thị hóa. Hệ thống an sinh cần hướng đến 
các nhóm đặc thù, nhóm nghèo. Chính 
phủ cần tiếp tục có những đề án đào tạo 
nghề hiệu quả cho lao động đô thị và 
tăng cường cải thiện các dịch vụ, nhất là 
dịch vụ liên quan đến nhà ở nhằm 
hướng tới giảm nghèo đô thị bền vững. 
Thực hiện chính sách xóa đói, giảm 
nghèo phải đi liền với thực hiện chính 
sách đền ơn, đáp nghĩa đối với người có 
công với cách mạng, với đất nước. Tập 
trung khắc phục những hạn chế trong 
công tác tác bảo vệ tài nguyên môi 
trường, chủ động ứng phó có hiệu quả 
với biến đổi của khí hậu. Tăng cường 
hợp tác quốc tế để phối hợp ngăn chặn 
thiên tai ảnh hưởng xấu tới thu nhập của 
người dân. 
Cần đào tạo đội ngũ lao động theo 
hướng tri thức hóa để đáp ứng yêu cầu 
mà nền kinh tế tri thức đặt ra. Mặt khác, 
bản thân mỗi người (dù đó là người giàu 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 (67) - 2013 
 80 
hay người nghèo) cũng cần phải rèn 
luyện nhiều hơn nữa kỹ năng làm việc, 
phải tự giác nâng cao trình độ chuyên 
môn mới có thể thích ứng khi làm việc 
trong môi trường mới để có thu nhập, 
nâng cao đời sống, góp phần thu hẹp 
khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội. 
Việc thực hiện các chính sách xã hội 
cũng cần theo hướng không “làm thay” 
người nghèo nhằm khơi dậy tính năng 
động và tránh được tâm lý ỷ lại của 
người nghèo. 
Thứ năm, hoàn thiện hệ thống pháp 
luật phù hợp với thể chế kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, 
tăng cường sự quản lý chặt chẽ, kịp 
thời, hiệu quả của Nhà nước đối với nền 
kinh tế. 
 Thực hiện giải pháp này góp phần 
ngăn chặn sự hình thành “môi trường 
thuận lợi” cho việc làm giàu không 
chính đáng. Vì vậy, ngoài những quy 
phạm theo văn bản pháp luật quy định, 
cần xây dựng mới những quy định pháp 
luật về việc xóa đói, giảm nghèo; những 
văn bản quy định mới nhằm khuyến 
khích các nhà khoa học, các “nhân tài 
kinh tế” tham gia hoạt động nghiên cứu 
dự báo phát triển kinh tế và thị trường ở 
từng khu vực, từng ngành; ban hành 
rộng rãi văn bản hướng dẫn cụ thể về 
cách làm giàu. 
Đổi mới và điều chỉnh thường xuyên 
về hệ thống pháp luật và đường lối 
chính sách kinh tế, chính sách xã hội để 
phù hợp với thực tiễn của đất nước. Coi 
trọng việc hoàn thiện hệ thống cơ chế, 
chính sách quản lý kinh tế, quản lý xã 
hội, quản lý con người. Khắc phục 
những yếu kém trong công tác cán bộ; 
xây dựng và phát hiện, tuyển chọn 
những người có đức, có tài vào làm lãnh 
đạo; làm tốt công tác quy hoạch và tạo 
nguồn cán bộ trẻ, cán bộ ở các vùng sâu, 
vùng xa; khắc phục tư tưởng cục bộ, 
khép kín. Coi trọng công tác khảo sát 
thực tiễn để đúc rút kinh nghiệm trong 
quản lý; trưng cầu ý dân kịp thời trước 
khi ban hành các chính sách, quy định 
mới liên quan đến vấn đề kinh tế, việc 
làm, thu nhập của người dân; xử lý 
nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp 
luật khi làm kinh tế. 
4. Kết luận 
Trong điều kiện ở Việt Nam hiện 
nay, chúng ta không thể khắc phục hay 
xóa bỏ sự phân hóa giàu - nghèo theo ý 
chủ quan. Chúng ta chỉ có thể khắc 
phục, điều chỉnh khoảng cách giàu - 
nghèo trên cơ sở tôn trọng các quy luật 
kinh tế khách quan ở mức độ cho phép; 
mức độ mà nó có thể khích lệ được 
người giàu tiếp tục làm giàu cho bản 
thân, cho đất nước, còn người nghèo thì 
cố gắng phấn đấu thoát nghèo, giàu lên. 
Phân hóa giàu nghèo là điều bình 
thường. Nhưng phân hóa giàu nghèo 
nảy sinh do một số người làm giàu bất 
hợp pháp và bất hợp lý thì cần phải 
được khắc phục. Để khắc phục sự phân 
hóa giàu nghèo bất hợp lý thì chính 
sách của Đảng và Nhà nước ta đóng vai 
trò vô cùng quan trọng, nhưng mỗi 
người, nhất là những người nghèo cũng 
luôn phải tích cực, chủ động nâng cao 
đời sống vật chất và tinh thần của mình. 
Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay... 
 81 

File đính kèm:

  • pdfphan_hoa_giau_ngheo_o_viet_nam_hien_nay_thuc_trang_va_giai_p.pdf