Bài giảng Công tác xã hội trong trường học (Mới)


Chương 1. Những vấn đề chung
1.1. Khái niệm công tác xã hôi trong trường học

Hiệp hội Công tác Xã hội trường học Mỹ đã định nghĩa: “CTXH trường học là một trong những chuyên ngành quan trọng của CTXH. Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình, các NVCTXH trường học tác động đến nhóm HS và cả hệ thống trường học. Nhân viên công tác xã hội trường học được coi là công cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập và giảng dạy. NVCTXH trường học cũng giúp cho HS nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng”

 

pptx 157 trang yennguyen 1580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội trong trường học (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Công tác xã hội trong trường học (Mới)

Bài giảng Công tác xã hội trong trường học (Mới)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA CHÍNH TRỊ VÀ TÂM LÝ GIÁO DỤC 
Tên học phần: CTXH trong trường học 
Mã học phần: CH22.. 
Lớp : K13 ĐHCTXH 
TC: 02 
Mục tiêu: Nhằm giúp sinh viên hiểu được các kiến thức cơ bản về CTXH trong trường học và vận dụng các kiến thức đó vào trong thực tiễn 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1 . Thạch Ngọc Yến (2014), Công tác xã hội học đường , Trường ĐH Mở Bán công Tp. HCM. 
2. Nguyễn Thị Oanh (1992), Phương pháp CTXH cá nhân và trường học, Trường ĐH Mở Bán công Tp. HCM. 
3. Bài giảng Công tác xã hội trường học (2016), Trường ĐH Sư phạm HN. 
4. Lê Văn Phú, Nhập môn Công tác xã hội, NXB ĐHQG Hà Nội, 2004. 
5. Bùi Thi Xuân Mai, Nguyễn Thị Thái Lan (2014) Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và gia đình, Nhà xuất bản Lao động – xã hội. 
6. Tài liệu phát tay về kỹ năng sống: Xác định vấn đề và giải quyết vấn đề 
THẢO LUẬN NHÓM : 
Liệt kê các vấn đề nảy sinh trong trường học mà anh/chị biết (trải qua)? 
Xác định nguyên nhân của những vấn đề đó? 
Cách giải quyết vấn đề đó? 
Vai trò của ctxh trong trường học như thế nào? 
THỰC HÀNH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: 
Một học sinh tới gặp anh chị/ nói em mới bị lạm dụng tình dục bởi anh A. E m rất đau, sợ và và bị tổn thương. Trong tình huống đó, anh/chị xử lý như thế nào? 
Yêu cầu đóng vai xử lí tình huống 
 Chương 1. Những vấn đề chung 1.1. Khái niệm công tác xã hôi trong trường học  
Hiệp hội Công tác Xã hội trường học Mỹ đã định nghĩa: “CTXH trường học là một trong những chuyên ngành quan trọng của CTXH. Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình, các NVCTXH trường học tác động đến nhóm HS và cả hệ thống trường học. Nhân viên công tác xã hội trường học được coi là công cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập và giảng dạy. NVCTXH trường học cũng giúp cho HS nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng” 
 1.2 . Đối tượng, khách thể công tác xã hội trường học  
Đối tượng của công tác xã hội trường học: 
CTXHTH nghiên cứu những vấn đề nảy sinh trong trường học ảnh hưởng đến quá trình học tập và giảng dạy của học sinh, giáo viên và nhân viên trong trường trường học. 
Những mô hình, biện pháp, phương pháp, kỹ năng phòng chống, can thiệp và giải quyết những vấn đề: 
 + Các vấn đề sức khỏe tâm thần; 
+ Băng nhóm; 
+ Nghiện game; 
+ Bạo lực học đường; 
+ Các mối quan hệ giữa học sinh trong trường học, các vấn đề về thành tích học tập và năng lực kém. 
 1.2 . Đối tượng, khách thể công tác xã hội trường học  
Đối tượng của công tác xã hội trường học: 
- Những vấn đề về phía giáo viên và cán bộ quản lý như; 
+ Căng thẳng tâm lý; 
+ Thiếu kỹ năng kiến thức trong quản lý hành vi - cảm xúc học sinh; 
+ Xâm hại và xung đột trong các mối quan hệ giáo viên-giáo viên, giáo viên và cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, hay giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. 
Giáo viên 
Khách thể CTXH TH 
Học sinh 
Chức năng/vai trò của công tác xã hội trường học 
Với HS 
Giúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinh 
Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm trí 
Giúp HS khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công trong học tập 
Có được năng lực cá nhân và xã hộ i 
Với PH 
Hỗ trợ tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái; 
Hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ; 
Tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng; 
Hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt; 
Tăng cường kỹ năng làm cha mẹ. 
Với nhà quản lý 
 Hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các chính sách và chương trình phòng ngừa ; 
- Đảm bảo thực hiện đúng một số luật . 
Với thầy/cô giáo 
 Giúp cho quá trình làm việc với phụ huynh của học sinh tiến hành hiệu quả ; 
Tìm hiểu những nguồn lực mới ; 
 Tham gia vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt ; 
 Hiểu hơn về gia đình, những yếu tố văn hoá và cộng đồng ảnh hưởng đến trẻ 
Chức năng/vai trò của công tác xã hội trường học 
Phòng ngừa và can thiệp các vấn đề sau: 
Căng thẳng 
Vấn đề gia đình: 
Ly hôn ; 
Bạo hành ; 
Tài chính ; 
Cách nuôi dạy con ; 
Đau đớn và mất mát; 
Vấn đề y tế ; 
Sức khỏe tâm thần ; 
Sao nhãng ; 
Lạm dụng thể xác, tinh thần và tình dục; 
Mang thai vị thành niên; 
Quan hệ xã hội, cá nhân; 
Vấn đề tình dục ; 
Lạm dụng chất kích thích; 
Các vấn đề liên quan đến học tập; 
Trốn học ; 
Thành tích học tập ; 
Bắt nạt ; 
Sợ đến trường ; 
Giáo dục đặc biệt ; 
Quấy rối ; 
Hành vi lệch chuẩn ; 
Chức năng/vai trò của công tác xã hội trường học 
Trực tiếp: Trực tiếp can thiệp để giải quyết những vấn đề của học sinh 
- Đánh giá vấn đề tâm lý-xã hội và hành vi - cảm xúc; 
- Can thiệp khủng hoảng ; 
- Tư vấn gia đình ; 
- Hòa giải mâu thuẫn ; 
- Tham vấn/trị liệu cá nhân/nhóm 
Giáo dục đặc biệt 
Gián tiếp: Làm việc với nhân viên , giáo viên và cán bộ quản lý trong nhà trường, cộng đồng và các cơ quan để giải quyết những vấn đề của học sinh 
- Xây dựng nhóm hỗ trợ học sinh ; 
- Giới thiệu, kết nối dịch vụ ; 
- Phối hợp giữa cộng đồng, gia đình, nhà trường ; 
- Quản lý trường hợp ; 
- Xây dựng các chương trình phòng chống và can thiệp 
Chức năng/vai trò của công tác xã hội trường học 
Làm việc với các cơ quan, tổ chức cộng đồng về các vấn đề sau: 
- Sự hợp tác trong cộng đồng ; 
- Nhóm giải quyết vấn đề liên ngành ; 
- Chính sách và chương trình phát triển ; 
- Quan hệ công chúng ; 
- Nghiên cứu và xuất bản ; 
- Kế hoạch cải thiện trường học ; 
- Phát triển NVCTXHTH chuyên nghiệp ; 
- Tư vấn giáo viên và nhân viên trường học 
 1.3 . Lịch sử phát triển của công tác xã hội trường học Trên thế giới  
Anh vào năm 1871 
NVXH học đường giúp đỡ HS vượt qua khó khăn 
Mỹ (1900), Canada, Australia 
Tại Chicago năm 1999 
Đại hội quốc tế lần thứ nhất 
 Quá trình phát triển của ngành CTXHTH tại Mỹ  
1900-1907 New York, Boston, Chicago 
- NVCTXHTH bắt đầu làm việc tại trường học dưới sự bảo trợ của các tổ chức phi chính phủ hoặc các quỹ giáo dục tư nhân. 
- NVCTXHTH làm việc cho các dự án nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và cộng đồng. 
1913 Rotchester New York 
- NVCTXHTH bắt đầu được cơ quan Giáo dục cử đến làm việc tại trường học (chủ yếu là các giáo viên) 
- NVCTXHTH tìm hiểu môi trường bên ngoài trường học tác động đến các vấn đề của học sinh và thúc đẩy quá trình hợp tác giữa cộng đồng và trường học 
1913-1949 
- CTXHTH vẫn là sự phát triển nhỏ lẻ tại các cơ quan giáo dục và các địa phương khác nhau của nước Mỹ. 
Quá trình phát triển của ngành CTXHTH tại Mỹ 
1949 : Hiệp hội các giáo viên vãng gia quốc gia (NAVT) trở thành Hiệp hội nhân viên công tác xã hội tr ường học Mỹ (AASSW) 
1955 
- Hiệp hội nhân viên công tác xã hội trường học Mỹ trở thành một bộ phận của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội quốc gia (NASW). 
- CTXH tr ường học trở thành 1 bộ phận quan trọng của nghề CTXH. 
1960: Phát triển các lý thuyết và thực hành về CTXHTH. 
1973, Lela Costin đưa ra các chức năng cơ bản của CTXHTH 
- Tham vấn nhóm, gia đình và cá nhân; 
- Tư vấn, hỗ trợ; 
- Liên kết cộng đồng; 
- Phối hợp các nguồn lực; 
- Đánh giá nhu cầu; 
- Phát triển các chương trình và chính sách. 
1970-nay 
Lịch sử của việc đào tạo công tác xã hội trường học ở Việt Nam 
- Tại VN CTXHTT đã được giới thiệu trong chương trình đào tạo cử nhân CTXH tại một số trường như ĐH Mở bán công TPHCM, trường đã đi tiên phong trong lĩnh vực CTXHTH. 
- Từ năm 1999 – 2001 để thúc đẩy việc đưa CTXH vào trường học, khoa XHH – trường ĐH Mở bán công TPHCM với sự tài trợ của tổ chức cứu trợ Thụy Điển (SCS – Save the Chilrend Sweden) và được sự đồng ý của Sở GD và ĐT TPHCM đã triển khai dự án thí điểm CTXH học đường ở 2 trường Chu Văn An (Quận 1) và trường Hưng Phú ở (Quận 8). Tại mỗi trường có một nhân viên CTXH làm việc thường xuyên với học sinh khi gặp bất kỳ vấn đề gì về học hành, tình cảm, tâm sinh lý, mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, gia đình các em đều có thể gặp nhân viên công tác xã hội để được hỗ trợ, chia sẻ. 
- Hiện nay, TPHCM vẫn là thành phố đi đầu trong lĩnh vực công tác xã hội trong trường học với nhiều trường học có phòng CTXH. 
- Tại HN cũng đã thí điểm và xuất hiện một số trường học có phòng CTXH. 
 1.4 . Quy điều đạo đức của cán sự công tác xã hội trường học  
THẢO LUẬN NHÓM 
VÀ XEM TÀI LIÊU PHÁT TAY 
THỰC HÀNH: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SAU: 
Nhi học sinh lớp 12 trường THPT A, một hôm, Nhi tới gặp anh/chị (NVXH) trình bày về việc mình có thể bị nhiễm HIV, vì em lỡ quan hệ tình dục không an toàn với người yêu. Vì thời gian gần đây Nhi thấy người yêu có nhiều biểu hiện bất thường, Nhi có xem được tờ giấy khám sức khỏe của người yêu và có kết luận HIV. 
Nhi rất hoang mang và lo lắng, có hỏi người yêu nhưng anh ấy không nhận mình bị nhiễm HIV. 
Nhi tới gặp anh/chị mong nhận được sự giúp đỡ. 
Anh chị sẽ giúp đỡ Nhi như thế nào? 
(Đóng vai xử lý tình huống) 
 Chương 2. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC  
2.1. Công tác xã hội trường học lấy người học làm trung tâm 
TẠI SAO LẠI LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM? NÓ LIÊN QUAN GÌ TỚI XỨ MỆNH CỦA NGHỀ CTXH? 
 2.1 . Công tác xã hội trường học lấy người học làm trung tâm 
- Công tác xã hôi luôn thực hiện nhiệm vụ trợ giúp thân chủ theo phương châm “ Thân chủ là trọng tâm ”, nó có những sự tương đồng với quan điểm “Lấy người học làm trung tâm” trong trường học. 
- Công tác xã hội trong trường học luôn đặt lợi ích, quyền lợi của học sinh lên trên hết; 
- Công tác xã hội trong trường học luôn hướng tới phục vụ và đáp ứng những khó khăn của học sinh, cho dù đó có thể là những quan điểm, hành vi sai trái của học sinh . 
- Luôn tôn trọng mọi cá tính riêng biệt của từng học sinh; 
- Luôn đảm bảo tính bí mật cho học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh. 
 2.2 . Công tác xã hội trường học tập trung vào trường học như một hệ thống 
- Mỗi một cơ quan, tổ chức, gia đình, nhóm, cá nhân. Đều là một hệ thống, trường học cũng là một hệ thống mà trong đó, mỗi học sinh, thầy cô giáo là một tiểu hệ thống của trường học. 
- Mỗi học sinh, thầy cô giáo là một hệ thống, trong đó còn có các hệ thống nhỏ. 
- Nếu một mắt xích, một hệ thống nhỏ trong cả một hệ thống vĩ mô (trường học) có vấn đề, sẽ ảnh hưởng tới cả hệ thống đó và ảnh hưởng tới những hệ thống trung mô, vi mô. 
- NVCTXH vận dụng thuyết hệ thống vào can thiệp trợ giúp cho học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh, để mỗi tiểu hệ thống vượt qua những khó khăn. 
 2.3 . Vai trò của cán sự xã hội trường học như là người tư vấn và thành viên của trường học 
LÀM VIỆC NHÓM 
 2.4 . Sự tham gia của cha mẹ trong các hoạt động xây dựng nhà trường 
Phụ huynh thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể để nắm bắt được mục đích giáo dục và những hoạt động của con em mình, cụ thể: 
- Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường; 
- Quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. 
- Những cuộc họp do nhà trường tổ chức, các bậc phụ huynh cần đi đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường mà có sự kết hợp. 
- Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tuyệt đối tránh các hành vi thiếu tôn trọng thầy cô giáo trước mặt con cái. 
2.5. Một số lý thuyết sử dụng trong CTXH trường học 2.5.1. Thuyết học tập xã hội của Bandura 
 Nội dung thuyết học tập xã hội 
Albert Bandura là người đã có nhiều thí nghiệm dựa trên những kiến thức của mình để đưa ra thuyết học tập xã hội. Thuyết học tập xã hội hay còn gọi là “Học từ quan sát hay rập khuôn”. Qua thí nghiệm, ông nhận thấy những trẻ em thay đổi hành vi của mình mà không cần phải được thưởng hay có những tính toán trước đó. Ông gọi đây là hiện tượng học bằng cách quan sát hay rập khuôn. Từ những kinh nghiệm nghiên cứu ông thiết lập một hệ thống thao tác thực nghiệm bao gồm các bước cho toàn bộ quá trình rập khuôn (học tập xã hội) như sau: 
2.5.1. Thuyết học tập xã hội của Bandura 
Sự chú ý 
Giữ lại 
Lặp lại 
Động cơ 
2.5.1. Thuyết học tập xã hội của Bandura 
Vận dụng thuyết học tập xã hội của Bandura vào lĩnh vực công tác xã hội học đường : 
- Từ việc nghiên cứu thuyết học tập xã hội của Bandura, chúng ta có thể ứng dụng trong việc tìm hiểu, đánh giá về khả năng quan sát, học tập học sinh tại trường học. Ngoài ra chúng ta cũng có thể có những đánh giá, nhìn nhận thực trạng về một số khó khăn của học sinh trong học tập, trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô. 
- Nhân viên CTXH có thể vận dụng thuyết vào quá trình đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình học tập của học sinh cũng như tìm ra những giải pháp giúp trẻ học hỏi được những hành vi và cách thức học tập tốt nhất. 
2.5.2. Thuyết nhận thức hành vi 
Hành vi là gì? 
Hãy phân tích các nguyên nhân dẫn tới hành vi vứt giấy bừa bãi của nhóm HS? 
Cần làm gì để thay đổi đươc hành vi của nhóm HS trên? 
THẢO LUẬN NHÓM 5 PHÚT 
2.5.2. Thuyết nhận thức hành vi 
Nội dung thuyết nhận thức hành vi 
Lý thuyết nhận thức - hành vi trong Công tác xã hội có xuất xứ từ các mô hình nhận thức trị liệu dựa trên các lý thuyết tâm lý học giải thích quá trình nhận thức và xử lý thông tin. 
Từ những năm 1960, các tác giả như Albert Ellis đặt tiền đề của mô hình trị liệu cảm xúc hợp lý, Aaron Beck phát triển liệu pháp nhận thức. Năm 1990, tên gọi “Liệu pháp nhận thức hành vi” bắt đầu được sử dụng. Tên gọi này được dùng để chỉ tất cả những liệu pháp tâm lý có định hướng đến hành vi cảm xúc hợp lý của Maultsby. Sự phát triển của các mô hình tiếp cận nhận thức - hành vi đã đưa tham vấn, cũng như trị liệu nhận thức phổ biến trên thế giới. 
2.5.2. Thuyết nhận thức hành vi 
- Lý thuyết nhận thức - hành vi được xây dựng từ hai lý thuyết cơ bản là lý thuyết nhận thức và lý thuyết hành vi. Lý thuyết nhận thức bao gồm lý thuyết học tập và lý thuyết học tập xã hội. 
- Lý thuyết nhận thức cho rằng hành vi là do nhận thức và cách lý giải môi trường (trong quá trình học tập hay học tập xã hội) của con người mà hình thành (hoặc ít ra là chịu ảnh hưởng). Từ đó suy ra, hành vi sai lệch là do nhận thức sai lệch và lý giải môi trường sai lệch. 
- Lý thuyết này cho rằng, con người không phải là sinh vật thụ động bị kiểm soát chặt chẽ của môi trường. Các cách thức mà con người hành động đều xuất phát từ sự hiểu biết và nhận thức của họ chứ không phải từ tác nhân kích thích bên ngoài (ngoại cảnh) quyết định. 
2.5.2. Thuyết nhận thức hành vi 
Theo đó mô hình hành vi nêu trên đã được phát triển thêm yếu tố nhận thức như sau: S -> C ->R -> B, trong đó: 
S (subject): Tác nhân kích thích 
C (cognitive): Nhận thức 
R (reflection): Phản ứng của con ng ười 
B (behavior): Kết quả hành vi 
2.5.2. Thuyết nhận thức hành vi 
- Theo s ơ đồ trên ta thấy, trong nhiều trường hợp tác nhân kích thích (S) không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành vi. Thay vào đó, chính nhận thức (C) về tác nhân kích thích và nhận thức về kết quả hành vi mới dẫn dến phản ứng (R) của con người. 
2.5.2. Thuyết nhận thức hành vi 
Vận dụng trong công tác xã hội trường học: 
Lý thuyết nhận thức - hành vi có ý nghĩa rất lớn trong công tác xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực tham vấn trường học. Trong đó, nhân viên Công tác xã hội sẽ trợ giúp học sinh, giáo viên, phụ huuynh trong việc phân tích các tình huống phải đối đầu, vạch ra những điều  ... ương tích, dấu tay 
-Những vết thương đang lành. 
-Những vết từ việc bị đánh. 
-Vết bỏng. 
Những dấu hiệu đó không giải thích được hoặc giải thích không hợp lý. 
Không xuất hiện trong những khoảng thời gian dài. 
Sợ những tiếp xúc với người lớn. 
Hành vi cư xử thái quá – từ hung hăng cho đến tự khép kín. 
Sợ về nhà. 
Trẻ nói rằng do cha mẹ gây nên. 
Thay đổi trong sinh hoạt bình thường như ăn, chơi, đi vệ sinh. 
Sao nhãng 
Trẻ bị đói. 
Trẻ thiếu vệ sinh. 
Trẻ không có quần áo thích hợp với thời tiết, tuổi và giới tính. 
Trẻ có những vấn đề về thể chất thiếu sự chăm sóc y tế ví dụ da phát ban. 
Trẻ bị bỏ rơi. 
Trẻ xin và ăn cắp thức ăn. 
Trẻ mệt mỏi, bơ phờ và ngủ gật. 
Trẻ không chỉ ra được ai đang chăm sóc mình. 
Trẻ tấn công những trẻ em có nhiều thứ hơn chúng ví dụ thức ăn, sự yêu thương, bạn bè. 
Xâm hại tình dục 
Trẻ gặp khó khăn khi đi lại và ngồi. 
Trẻ có quần áo lót bị rách, dính máu hoặc có vết nhơ. 
Trẻ bị ngứa, thấy khó chịu ở vùng ngoài cơ quan sinh dục hay hậu môn. 
Trẻ có những triệu chứng của bệnh lây nhiễm qua đường tình dục 
Có biểu hiện hành vi tình dục khêu gợi với người lớn. 
Không muốn tham gia các hoạt động như chơi thể thao, tắm rửa. 
Hành vi của trẻ tụt hậu so với độ tuổi thực. 
Trẻ có những hiểu biết không thích hợp về hoạt động tình dục của người lớn. 
Trẻ có quan hệ tồi với những người cùng tuổi. 
Trẻ nói rằng mình bị xâm hại tình dục. 
Trẻ phóng túng về tính dục. 
Xâm hại tình cảm 
Tình cảm của trẻ trống rỗng.. 
Trẻ đáp lại người khác với tình cảm không phù hợp. 
Trẻ đòi hỏi tình cảm và cần người khác. 
Xâm hại tâm lý 
Trẻ không định hình được mình là ai. 
Trẻ tự miêu tả bản thân là vô giá trị, vô ích, không quan trọng. 
Trẻ không thấy được rằng mình có thể hoạt động hiệu quả trong thế giới xung quanh. 
 5.6.2 . Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của việc xâm hại/ngược đãi Trẻ em  
 Nguyên nhân trẻ em bị xâm hại 
Về cá nhân người xâm hại Trẻ em 
Bị cha mẹ xâm hại và thiếu chăm sóc từ nhỏ 
Có vấn đề về sức khỏe tâm thần 
Sức khỏe yếu 
Có tiền sử nghiện hút 
Là trẻ ngoài ý muốn và sinh khó 
Trở thành cha mẹ khi quá trẻ 
Nghèo, thiếu chỗ ở và cô lập xã hội 
Có những mong đợi không thực tế 
Gia đình không thực hiện được các chức năng của mình 
Không có sự gắn bó giữa các thành viên gia đình 
Không thực hiện chức năng làm cha mẹ phù hợp 
Cha mẹ không hòa thuận, trẻ bị xử dụng như chỗ để trút giận 
Trẻ có thể là đứa con không mong muốn của cha hoặc mẹ 
Về môi trường xã hội: 
Nhà ở chật chội 
Thiếu việc làm 
Thu nhập thấp, lo lắng về tài chính 
Ít học 
Tuy nhiên, trẻ em bị xâm hại trong cả các gia đình có điều kiện và yếu tố cá nhân gắn liền với yếu tố xã hội . 
Quyền lực 
Không cân bằng về quyền lực; Trẻ em ít quyền lực. Các em ít được lắng nghe 
Nghèo đói, thiếu việc làm, chiến tranh: tác động trước hết đến Trẻ em nên cần giúp gia đình để giúp Trẻ em. 
 Hậu quả, tác hại đối với trẻ bị xâm hại 
Về mặt thể chất: trẻ có thể mang thương tật suốt đời; có thể bị chậm phát triển về vận động, giao tiếp, nhận thức, phát triển ngôn ngữ. 
Về hành vi: trẻ thường thiếu tự nhiên, không nhìn thẳng khi giao tiếp, có vẻ thẹn thùng, ít tò mò khám phá mọi vật xung quanh mình, phụ thuộc, thụ động, cô lập 
Về tâm lý: trẻ không tin vào chính bản thân mình và nghi ngờ cả những người xung quanh. Các em có thể cho rằng việc mình bị xâm hại là do lỗi của mình nên thường đổ lỗi cho bản thân, cho rằng mình không có giá trị và hiệu quả nên bị đối xử không tốt. Rối loạn tâm trí, có xu hướng chối bỏ, tự kỷ, cực đoan, cảm thấy mất mát 
Hậu quả đối với mỗi trẻ em khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và thời gian diễn ra, khả năng tự vệ của trẻ cũng như sự tác động hỗ trợ phục hồi sau khi bị xâm hại. 
5.6.3. Tiến trình hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và ngược đãi  
Bước 1. Tiếp nhận thông báo và đánh giá mức độ nguy hiểm 
Thông báo về: 
- Một trường hợp trẻ em đang bị tổn hại – là một trẻ em không được đáp ứng các nhu cầu chăm sóc , không được bảo vệ và không được an toàn . 
- Một trường hợp trẻ em có nguy cơ bị tổn hại – hiện thời đối tượng trẻ em này chưa bị tổn hại (cho dù trong quá khứ có thể đã từng bị tổn hại hoặc đã từng có nguy cơ bị tổn hại) tuy vậy trong tương lai, đối tượng trẻ em đó có thể sẽ bị tổn hại nếu không có hoạt động can thiệp bảo vệ trẻ. 
Thu thập thông tin : 
- Các thông tin nhân khẩu về trẻ, gia đình và môi trường chăm sóc của trẻ – ví dụ ngày tháng năm sinh, tuổi, giới tính, cha mẹ, nơi ở, họ hàng, thành phần gia đình, dạng tổn hại phải chịu, bản chất của sự việc gây hại. 
- Thông tin về sự ngược đãi xảy ra đối với trẻ về (các) sự việc gây tổn hại cho trẻ đã xảy ra ở hiện tại và/hoặc quá khứ. 
- Thông tin tiền sử – tiền sử quá trình chăm sóc đối với trẻ đã xảy ra như thế nào. 
- Quá trình dịch vụ can thiệp – tiền sử quá trình dịch vụ đã cung cấp cho trẻ để bảo vệ trẻ. 
- Đánh giá của NVCTXH – cách đánh giá của người cán bộ về các sự kiện trong cuộc đời trẻ và đi đến kết luận về an sinh của trẻ. 
Hồ sơ lưu giữ thông tin của HS cần đảm bảo: 
- Được kiểm tra về tính chính xác – người NVCTXH cần kiểm tra trước khi đưa bất kỳ thông tin nào vào hồ sơ. 
- Tính chuyên môn – rõ ràng là người NVCTXH nhận định các sự kiện theo quan điểm chuyên môn và cuối cùng sẽ đưa ra kết luận chuyên môn về sự kiện đó. 
- Thể hiện sự tôn trọng – trẻ và gia đình mình có quyền được tôn trọng, thông qua cách thể hiện thông tin trong hồ sơ. 
- Có liên quan – chỉ những thông tin có liên quan đến hoàn cảnh chăm sóc của trẻ được lưu hồ sơ. 
Đánh giá Nguy cơ 
- Đánh giá Nguy cơ là “.quá trình trong đó thông tin về quá khứ, hiện tại của trẻ và hoàn cảnh chăm sóc của gia đình được thu thập, phân tích để đưa ra những nhận định về khả năng và mức độ nghiêm trọng của tổn hại xảy ra trong tương lai đối với trẻ”. 
- Khi đánh giá nguy cơ, có một số nhiệm vụ mà NVCTXH cần làm: 
- Thực hiện Đánh giá Sơ bộ Mức độ Nguy hiểm. 
- Xác định mức độ nghiêm trọng của trường hợp và khi nào người cán bộ cần đến gặp trẻ để giải quyết vụ việc. 
- Thực hiện Kế hoạch An toàn cho trẻ 
Bước 2. Điều tra 
Một cuộc Điều tra bao gồm 4 nhiệm vụ sau: 
Nhiệm vụ 1. Thu thập các thông tin về hoàn cảnh chăm sóc hiện tại và trong quá khứ của trẻ. 
Nhiệm vụ 2. Ghi chép thông tin. 
Nhiệm vụ 3. Đánh giá các thông tin đã thu thập được. 
Nhiệm vụ 4 . Kết luận xem trẻ đã bị ngược đãi và/hoặc có nguy cơ bị ngược đãi. 
Các mục tiêu của một cuộc điều tra 
Đi đến kết luận về việc trẻ đã bị ngược đãi/hoặc có nguy cơ bị ngược đãi hay không. 
Xác định và giải quyết các yếu tố dẫn đến việc trẻ bị ngược đãi hoặc gây ra nguy cơ bị ngược đãi cho trẻ. 
Đánh giá mức độ tổn hại xảy ra đối với trẻ do kết quả của việc bị ngược đãi. 
Xác định và giải quyết các nhu cầu chăm sóc hiện thời và trong tương lai của trẻ. 
Thiết lập dịch vụ can thiệp phù hợp để đảm bảo các nhu cầu chăm sóc của trẻ sẽ được đáp ứng. 
Bước 3. Kế hoạch trường hợp – Quản lý trường hợp 
Kế hoạch trường hợp . 
Kế hoạch trường hợp là kế hoạch phác thảo cách thức mà dịch vụ can thiệp bảo vệ trẻ em sẽ giải quyết các yếu tố đã được phát hiện trong Đánh giá nguy cơ – những yếu tố khiến trẻ dễ bị tổn hại hơn trong tương lai. 
Một kế hoạch trường hợp phải trả lời những câu hỏi chính sau về dịch vụ: 
Cần phải làm gì để bảo vệ trẻ em trong tương lai? 
Tại sao những hành động này cần thiết cho việc bảo vệ trẻ em trong tương lai? 
Nếu các dịch vụ can thiệp hiệu quả thì những kết quả đầu ra được mong đợi sẽ là gì? 
Một kế hoạch trường hợp tốt có những đặc diểm sau: 
Có sự liên kết rành mạch với các yếu tố nguy cơ đã được phát hiện trong Đánh giá nguy cơ. 
Xác định được những vấn đề tồn tại trong vệc chăm sóc của môi trường chăm sóc hiện tại và quá khứ được chỉ ra bởi các yếu tố nguy cơ. 
Xác định được những nhu cầu chăm sóc mà trẻ đang có do các yếu tố nguy cơ tồn tại trong hoàn cảnh chăm sóc ở quá khứ và hiện tại. 
Xây dựng các mục tiêu về kết quả chăm sóc để đảm bảo trẻ em được chăm sóc, được an toàn và được bảo vệ trong tương lai. 
Xây dựng các chiến lược can thiệp sẽ dẫn tới thành công của các mục tiêu của dịch vụ can thiệp . 
BẢNG TRANG 75 
Quản lí trường hợp	 	 
Quản lí trường hợp là quá trình trong đó Kế hoạch trường hợp được thực hiện. Một kế hoạch quản lí trường hợp chỉ rõ: 
- Người nào (vai trò) sẽ làm những nhiệm vụ gì theo các chiến lược của Kế hoạch trường hợp ? 
- Ai sẽ đảm nhận vai trò cán bộ quản lí của kế hoạch quản lí trường hợp? 
- Việc thực hiện kế hoạch quản lí trường hợp sẽ được giám sát và theo dõi như thế nào? 
- Kế hoạch quản lí trường hợp là kế hoạch quản lí để nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ được đề ra trong Kế hoạch trường hợp. 
Tại sao cần có Kế hoạch quản lí trường hợp? 
Các nội dung của một kế hoạch quản lí trường hợp 
Một kế hoạch quản lí ca được bao gồm 4 phần: 
- Các nhiệm vụ – Những nhiệm vụ nào cần được thực hiện? 
- Các kĩ năng- những kĩ năng nào cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ? 
- Các vai trò – Ai sẽ thực hiện các nhiệm vụ? 
- Khung thời gian – Bao nhiêu thời gian được phân phối để hoàn thành nhiệm vụ? 
Bước 4. Can thiệp 
H oạt động can thiệp bao gồm những công việc thực hiện cho 3 nhóm đối tượng chính: 
Bản thân trẻ em 
Gia đình/ người chăm sóc trẻ 
Các cộng đồng 
Các dịch vụ khác (chính phủ và phi chính phủ) 
Có 3 loại hình can thiệp chính : 
Làm việc với cá nhân 
Làm việc nhóm 
Làm việc với cộng đồng 
Các mục tiêu của hoạt động can thiệp 
Tất cả các quá trình trong hoạt động can thiệp đều quan tâm đến 2 khía cạnh của một trường hợp: 
- Cần Kiểm soát những gì trong bối cảnh chăm sóc của trẻ. 
- Cần Thay đổi những gì trong bối cảnh chăm sóc của trẻ. 
- Mục tiêu Kiểm soát được sử dụng trong hoạt động can thiệp khi: 
- Trẻ không được an toàn 
- Nhằm hướng tới hành vi 
- Mục tiêu Thay đổi được sử dụng trong hoạt động can thiệp khi: 
- Có bằng chứng thể hiện sự mong muốn, cam kết và khả năng thay đổi hành vi của các cá nhân trong môi trường chăm sóc. 
- Nhằm hướng tới các cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và nguồn lực. 
Các kỹ năng can thiệp: SV tự NC 
Bước 5: Đánh giá nguy cơ rà soát trường hợp, kết thúc trường hợp & giám sát trường hợp 
Đánh giá nguy cơ rà soát trường hợp 
Đánh giá Nguy cơ r à soát trường hợp là phương tiện để đánh giá tính hiệu quả của: 
Kế hoạch t rường hợp 
Kế hoạch q uản lý t rường hợp 
Dịch vụ can thiệp 
Tại sao cần thực hiện đánh giá nguy cơ rà soát trường hợp? 
Đánh giá nguy cơ r à xoát trường hợp được thực hiện để kết luận xem trong tương lai liệu một trẻ em có được chăm sóc, an toàn, bảo vệ nếu: 
Vẫn tiếp tục ở trong môi trường chăm sóc hiện thời – 
Vẫn ở cùng gia đình 
Vẫn ở cùng họ hàng 
Vẫn ở cùng người chăm sóc không phải họ hàng 
Vẫn ở lại trại trẻ mồ côi 
Vẫn ở lại trung tâm chăm sóc tập trung 
Thay đổi môi trường chăm sóc 
Được quay lại sống cùng gia đình 
Được đưa cho họ hàng chăm sóc 
Được đưa cho một gia đình không phải họ hàng chăm sóc 
Được đưa cho một trại trẻ mồ côi chăm sóc 
Được đưa cho một trung tâm chăm sóc tập trung. 
Đánh giá nguy cơ rà soát trường hợp bao gồm những nội dung gì? 
Đánh giá n guy cơ r à soát trường hợp cần phải trả lời ba câu hỏi quan trọng liên quan đến bảo vệ trẻ em: 
- Đã giảm thiểu hoặc loại trừ hoàn toàn các yếu tố đã được xác định là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bị ngược đãi của trẻ hay chưa? 
- Có yếu tố mới nào nảy sinh khiến trẻ có nguy cơ bị tổn hại trong tương lai không? 
- Có những yếu tố nào đóng góp cho quá trình chăm sóc, bảo vệ phù hợp với sự phát triển của trẻ trong tương lai? 
Kết thúc Trường hợp/Đánh giá lại Trường hợp 
Đánh giá lại trường hợp 
 Giám sát/Theo dõi Trường hợp: 
Xác định những mảng vấn đề cần giám sát: 
Việc đi học đều 
Trẻ có ở trong tầm quan sát của môi trường xung quanh không 
An sinh sức khỏe của trẻ 
Sự tham gia vào các hoạt động xã hội của trẻ 
Môi trường chăm sóc không bạo lực. 
Xác định các hệ thống tại cộng đồng sẽ chịu trách nhiệm giám sát. 
Các cơ sở y tế 
Trường học 
Bộ LĐ 
Ủy ban ND 
Hội Phụ nữ 
Đoàn Thanh niên 
Mặt trận tổ quốc 
Họ hàng 
Thiết lập các quy trình báo cáo và tiếp nhận thông báo 
Lưu thông tin giám sát trong hồ sơ trường hợp. 
Bước 6. Rà soát hoạt động  
- Rà soát hoạt động là quá trình trong đó người NVCTXH xem xét lại nhận thức và cách đáp ứng cho nhu cầu của một trường hợp (Ca) bảo vệ trẻ em cụ thể . 
Tại sao việc rà soát hoạt động? Rà soát hoạt động giúp cán bộ tránh khỏi việc rơi vào tình trạng hành động mà không ‘suy nghĩ ’. 
Quá trình rà soát: BG trang 83 
 5.7 . Công tác xã hội trong trường học với vấn đề học sinh nghiện game online (trò chơi trực tuyến)  
5.7.1. Khái quá chung về trò chơi trực tuyến 
Khái niệm nghiện trò chơi trực tuyến 
Nghiện trò chơi trực tuyến : Những người nào sử dụng internet mà dành hơn 6h đồng hồ hoặc hơn thế mỗi ngày cho việc chơi trò chơi trực tuyến và có biểu hiện ít nhất 1 triệu chứng gồm khó ngủ hoặc mất tập trung, khát khao được lên mạng, các giận và đau đớn về thể xác hoặc tinh thần thì được gọi là nghiện trò chơi trực tuyến. 
Đặc điểm của người nghiện trò chơi trực tuyến 
Ngồi chơi trò chơi trực tuyến hơn 5h/1ngày hoặc không có cảm giác về thời gian, không gian khi đang chơi 
Luôn bị thôi thúc bởi các hình ảnh trong trò chơi, cố gắng giảm thiểu thời gian ngồi trước máy nhưng đều thất bại 
Giấu gia đình hoặc người thân để thường xuyên chơi 
Quên mất các sự kiện quan trọng hoặc không thực hiện đầy đủ các công việc liên quan đến máy tính do dành quá nhiều thời gian vào việc chơi trò chơi trực tuyến 
Chăm chút cho nhân vật chơi hơn là quan tâm đến bản than và những người xung quanh, hầu như không có bạn bè và không muốn tham gia các hoạt động xã hội 
Khi tách khỏi trò chơi, phản ứng của họ trở nên chậm chạp, kém linh hoạt 
Tiếp tục chơi trò chơi trực tuyến bắt chấp những trục trặc, khó khăn trong công việc, trong các mối quan hệ gia đình 
Có những dấu hiệu của chứng suy ngược và có xu hướng hành xử theo các mối quan hểtong trò chơi 
Một số người còn thường xuyên không ngủ lien tục nhiều tiến đồng hồ và nghĩ đến những cuộc ganh đua trong trò chơi 
* Đối với học sinh nghiện trò chơi trực tuyến thì thường kèm theo các biểu hiện sau: 
Nhiều em có biểu hiện của các rối loạn hành vi như: ăn cắp, nói dối, bỏ nhà đi, trốn học, ngủ gật trong giờ học 
Hầu hết những trẻ chịu ảnh hưởng nhiều từ trò chơi trực tuyến đều ít có kỉ luật trong cuộc sống, hay lúng túng, hung hăng. 
Tai hại hơn khi có những em gái bị rối loạn giới tính. 
Hậu quả của việc sắm vai nhân vật quá lâu nên thích có những biểu hiện anh hung. 
Nguyên nhân nghiện trò chơi trực tuyến 
Sự hỗ trợ giao lưu 
Tạo ra một tính cách 
Được công nhận có sức mạnh 
 5.7.2 . Vai trò của NVCTXHTH trong việc hỗ trợ giải quyết vấn đề nghiện Trò chơi trực tuyến của học sinh  
NVXH tư vấn cho gia đình, nhà trường hiểu được những tiêu cực của game 
NVXH tư vấn cho trường học về việc T/C các hoạt động ngoại khóa 
NVXH đề xuất với gia đình, nhà trường nơi trẻ đang học về việc có thêm thời gian cho trẻ chơi 
NVXH tư vân cơ quan chức năng 
Đề xuất quản lý trò chơi trực tuyến 
NVXH cùng nhà trường khoanh vùng những HS có nguy cơ nghiện game 
Tư vấn cho các đại lý game kiểm tra chứng minh nhân dân của khách hàng chơi trò chơi trực tuyến để được quản lý chặt chẽ hơn 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_tac_xa_hoi_trong_truong_hoc_moi.pptx