Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ tại Công ty Gang thép Thái Nguyên

1. Đặt vấn đề

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng hoàn

thiện để ngày một vững mạnh hơn. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được mức

tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh, điều đó đã đem lại niềm tin vào một

tương lai phát triển cho các doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ (KTNB) ra đời xuất phát từ nhu cầu

quản lí doanh nghiệp. Để quản lí, điều hành có hiệu quả, các nhà quản lí phải thiết lập một hệ

thống kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động thuộc phạm vi quản lí. KTNB là công cụ kiểm

tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. KTNB cũng là công cụ của các nhà

quản lí doanh nghiệp để kiểm soát, đánh giá phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp;

đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất [3].

Ngày 28/10/1997, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 832 - TC/QĐ - CĐKT ban hành Quy

chế kiểm toán nội bộ áp dụng trong các doanh nghiệp Nhà nước và được thực hiện từ 1/1/1998.

Ngày 16/4/1998, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư số 52 - 1998/TT-BTC về việc hướng

dẫn tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là những quy định có

hướng nguyên tắc và gợi mở cho sự nghiệp phát triển nghề kiểm toán ở Việt Nam bước vào giai

đoạn mới [1]. Do vậy, có thể nói kiểm toán nội bộ đang còn rất mới mẻ cả về lí luận lẫn thực

tiễn. Quy chế kiểm toán nội bộ đã được bộ tài chính ban hành trong đó có quy định về nội dung,

trình tự, phương pháp của kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, những quy định đó khi triển khai thực

hiện còn nhiều vướng mắc và còn cả những bất cập cần phải được tiếp tục nghiên cứu để hoàn

thiện.

Xuất phát từ tầm quan trọng của KTNB, công ty Gang thép Thái nguyên đã thành lập bộ

phận KTNB làm nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động tài chính, kế toán nhằm nâng cao chất lượng

hoạt động quản lí, chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và chất lượng thông tin kinh tế tài

chính trong công ty

pdf 7 trang yennguyen 5200
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ tại Công ty Gang thép Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ tại Công ty Gang thép Thái Nguyên

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ tại Công ty Gang thép Thái Nguyên
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 
1 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC 
KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN 
Đỗ Thị Thúy Phương (Trường ĐH Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên) 
1. Đặt vấn đề 
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng hoàn 
thiện để ngày một vững mạnh hơn. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được mức 
tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh, điều đó đã đem lại niềm tin vào một 
tương lai phát triển cho các doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ (KTNB) ra đời xuất phát từ nhu cầu 
quản lí doanh nghiệp. Để quản lí, điều hành có hiệu quả, các nhà quản lí phải thiết lập một hệ 
thống kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động thuộc phạm vi quản lí. KTNB là công cụ kiểm 
tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. KTNB cũng là công cụ của các nhà 
quản lí doanh nghiệp để kiểm soát, đánh giá phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp; 
đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất [3]. 
Ngày 28/10/1997, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 832 - TC/QĐ - CĐKT ban hành Quy 
chế kiểm toán nội bộ áp dụng trong các doanh nghiệp Nhà nước và được thực hiện từ 1/1/1998. 
Ngày 16/4/1998, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư số 52 - 1998/TT-BTC về việc hướng 
dẫn tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là những quy định có 
hướng nguyên tắc và gợi mở cho sự nghiệp phát triển nghề kiểm toán ở Việt Nam bước vào giai 
đoạn mới [1]. Do vậy, có thể nói kiểm toán nội bộ đang còn rất mới mẻ cả về lí luận lẫn thực 
tiễn. Quy chế kiểm toán nội bộ đã được bộ tài chính ban hành trong đó có quy định về nội dung, 
trình tự, phương pháp của kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, những quy định đó khi triển khai thực 
hiện còn nhiều vướng mắc và còn cả những bất cập cần phải được tiếp tục nghiên cứu để hoàn 
thiện. 
Xuất phát từ tầm quan trọng của KTNB, công ty Gang thép Thái nguyên đã thành lập bộ 
phận KTNB làm nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động tài chính, kế toán nhằm nâng cao chất lượng 
hoạt động quản lí, chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và chất lượng thông tin kinh tế tài 
chính trong công ty. 
2. Thực trạng công tác tổ chức KTNB trong công ty Gang thép Thái Nguyên 
Công ty Gang thép Thái nguyên là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh, 
hạch toán độc lập trực thuộc tổng công ty thép Việt Nam. Trụ sở chính tại phường Cam giá, 
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Công ty bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ 
mật thiết với nhau về công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, lợi ích kinh tế, tài chính, đời sống xã hội; 
mối quan hệ đó tạo ra sự tăng cường tập trung, phân công chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản 
xuất, để nâng cao khả năng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị thành viên, của toàn công 
ty và thực hiện nhiệm vụ Nhà nước và tổng công ty Thép Việt Nam giao. 
Trực thuộc công ty có 18 đơn vị thành viên và các chi nhánh tiêu thụ, ngoài ra công ty 
còn có một số các xí nghiệp liên doanh có vốn góp của công ty liên doanh với nước ngoài và các 
doanh nghiệp trong nước như: Công ty TNHH cán thép NASTEELVINA. 
Công ty Gang thép Thái Nguyên tổ chức và duy trì bộ phận KTNB để thực hiện kiểm tra, 
KTNB tại công ty và các nhà máy, đơn vị thành viên. 
2.1. Thủ tục kiểm tra KTNB trong công ty Gang thép Thái Nguyên 
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 
2 
Thủ tục KTNB: Là một quá trình thực hiện các bước tổ chức kiểm tra, theo đó, các 
chuyên viên có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin thu thập được 
nhằm mục đích xác nhận và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực 
được áp dụng [4] . 
* Lưu đồ kiểm tra, KTNB trong công ty Gang thép Thái Nguyên 
Lưu đồ Biểu mẫu Trách nhiệm Hỗ trợ 
1. Chủ trương của lãnh đạo 
phòng 
 Kế toán trưởng Tổ kiểm tra 
2. Lập kế hoạch 
kiểm tra 
 Tổ kiểm tra Kế toán trưởng 
3. Thông báo cho các đơn 
vị được kiểm tra 
 Tổ kiểm tra Văn phòng công ty 
4. Tổ chức kiểm tra BM 751-01/KTTC Tổ kiểm tra Lãnh đạo phòng 
5. Đánh giá kết quả kiểm tra BM 751-02KTTC Tổ kiểm tra Lãnh đạo phòng 
6. Báo cáo và đề xuất biện 
pháp xử lí 
 Tổ kiểm tra Lãnh đạo phòng 
7. Tổng giám đốc công ty 
ra quyết định xử lí 
 Tổ kiểm tra Tổng giám đốc công ty 
8. Kiểm tra việc thực hiện 
các quyết định của 
tổng giám đốc 
 Tổ kiểm tra Lãnh đạo phòng 
* Kế hoạch thực hiện KTNB của công ty 
- Soạn thảo quy định, chỉ thị, quy chế và các văn bản hướng dẫn thực hiện công việc 
kiểm toán nội bộ trình tổng giám đốc phê duyệt. 
- Thực hiện các bước kiểm toán nội bộ như trong quy chế đã nêu: kiểm tra tính phù hợp, 
hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy 
của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký 
duyệt; kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lí và sử dụng tài chính, đặc biệt 
việc tuân thủ luật pháp, chế độ tài chính kế toán của Nhà nước. 
- Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lí tài chính, bảo vệ tài sản của công ty. 
- Đề xuất các kiến nghị và biện pháp xử lí các sai phạm, các biện pháp nhằm cải tiến, 
hoàn thiện hệ thống quản lí, điều hành kinh doanh của công ty. 
- Lập báo cáo KTNB. 
2.2. Quy trình KTNB trong công ty Gang thép Thái Nguyên 
Lưu đồ thực hiện tuy được tách ra làm 8 khâu, nhưng thực ra vẫn được thực hiện theo các 
bước sau: 
- Chuẩn bị kiểm toán 
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 
3 
Đầu năm kế hoạch, kế toán trưởng căn cứ vào biên bản KTNB và các văn bản kiểm tra 
khác của các đơn vị trong và ngoài công ty đối với các đơn vị thành viên để ra kế hoạch kiểm tra. 
Nội dung kiểm tra sẽ được cụ thể hóa cho từng đơn vị thành viên. 
Sau khi nghiên cứu các tài liệu về tình hình công ty: Báo cáo tài chính; công nợ phải thu, 
phải trả; báo cáo kế toán quản trị, tài liệu được cung cấp bởi các phòng tài chính kế toán của 
công ty, nhà máy, đơn vị trực thuộc. Bộ phận kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra, trên cơ sở định 
hướng của kế toán trưởng; đơn vị nào có nhiều tồn tại, có nhiều vấn đề nổi cộm sẽ tiến hành 
kiểm tra trước, đơn vị nào ít tồn tại, đã có nề nếp thì tiến hành kiểm tra sau. Kế hoạch lập ra được 
trình lãnh đạo phòng phê duyệt để triển khai. 
Căn cứ vào nội dung kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt phòng KTNB của công ty 
quyết định yêu cầu và nội dung kiểm toán: Kiểm toán việc tuân thủ pháp lệnh các hợp đồng kinh 
tế, quy chế quản lí tài chính,... 
Trưởng đoàn đã phân công các kiểm toán viên theo nhóm theo từng phần hành công việc. 
Theo nhiệm vụ được phân công, kiểm toán viên xây dựng đề cương kiểm toán chi tiết. Đề cương 
được thông qua trưởng đoàn trước khi tiến hành kiểm toán. Trưởng đoàn làm nhiệm vụ giám sát 
công việc của kiểm toán viên, phối hợp và có thể tham gia trực tiếp những phần việc có thể 
vướng mắc. Từ đó, tổng hợp và viết báo cáo KTNB trên cơ sở các báo cáo từng phần được cung 
cấp bởi các kiểm toán viên. 
- Thực hiện kiểm toán 
Đoàn kiểm tra họp triển khai quyết định kiểm toán của tổng giám đốc (hoặc kế toán 
trưởng) với đại diện đơn vị được kiểm toán: thông báo Quyết định của tổng giám đốc (kế toán 
trưởng) về kiểm toán nội bộ cho đơn vị, thông báo kế hoạch KTNB, yêu đơn vị được kiểm toán 
cung cấp tài liệu và nhân sự làm việc cùng đoàn. Tùy theo yêu cầu kiểm tra và quy mô sản xuất 
kinh doanh của đơn vị được kiểm tra để ra yêu cầu đối với từng thành viên trong đoàn theo 
BM751-01/KTTC. 
Khi tiến hành kiểm tra, các chuyên viên kiểm toán căn cứ vào các văn bản, quy định của 
Nhà nước. Thu thập tài liệu, sổ sách làm việc, các báo cáo có liên quan của đối tượng được kiểm 
toán. Tập hợp, phân tích các bằng chứng đưa ra các phát hiện trong quá trình KTNB. 
Thông qua cuộc họp triển khai, đoàn sẽ trao đổi với lãnh đạo đơn vị, phòng kế toán và 
các phòng ban liên quan đến thu thập các thông tin liên quan đến cơ cấu tổ chức, nhân sự chủ 
chốt và sự biến động trong kỳ kiểm toán, tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, 
những khó khăn vướng mắc trong thực hiện cơ chế chính sách của Nhà nước, công ty... Qua 
đó, các thành viên trong đoàn sẽ chia sẻ thông tin và kinh nghiệm; từng thành viên sẽ tự đánh 
giá những rủi ro có liên quan đến công việc được phân công để xác định trọng tâm kiểm 
toán. 
Căn cứ vào tình hình doanh thu, chi phí... hoạt động của các đơn vị, nhà máy và ý kiến đề 
xuất của giám đốc nhà máy mong muốn đoàn kiểm toán một số đơn vị còn gặp khó khăn, yếu 
kém trong công tác thống kê tài chính... 
Thực hiện kiểm toán thông qua các khâu sau: 
+ Quản lí hợp đồng kinh tế, sổ sách kế toán. 
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 
4 
+ Quản lí doanh thu, giá bán và các quy chế bán hàng. 
+ Về việc theo dõi tài sản cố định (TSCĐ) và trích khấu hao TSCĐ. 
+ Quản lí hạch toán hàng tồn kho. 
+ Các vấn đề liên quan đến ngân sách Nhà nước. 
+ Công nợ phải thu, phải trả. 
+ Quản lí chi tiêu tài chính. 
- Báo cáo kiểm toán 
Lập báo cáo kiểm toán trình bày kết quả kiểm toán: sau khi thực hiện soát xét lại tổng 
hợp kết quả kiểm toán của từng phần hành được từng chuyên viên kiểm toán tổng hợp. Tổ 
trưởng tổ kiểm tra, kiểm toán lập dự thảo biên bản KTNB. Bản biên bản dự thảo được đoàn 
kiểm toán thống nhất với kế toán trưởng và nhân viên kế toán từng phần hành của đơn vị, 
những nội dung chưa thống nhất sẽ được đưa ra cuộc họp kết thúc kiểm toán để trao đổi 
thống nhất. 
Hoàn chỉnh công khai biên bản, báo cáo kết quả KTNB. 
+ Từ những phát hiện trong quá trình kiểm tra, KTNB các nhà máy và đơn vị trực thuộc 
bộ phận kiểm tra, KTNB đưa ra các đánh giá, nhận xét phân tích các nguyên nhân và kiến nghị 
các biện pháp khắc phục. 
Ví dụ: Để chấn chỉnh tốt công tác quản lí công nợ phải thu, phải trả tại nhà máy cán 
Thép, từng bước ổn định khâu quản lí công nợ phải thu và phải trả toàn công ty: Yêu cầu nhà 
máy cán Thép phải gửi biên bản xác nhận ngay khoản nợ phải trả của trường đào tạo nghề Cơ 
điện - Luyện kim và quyết toán dứt điểm khoản tiền 198.000.000đ ứng trước cho nhà thầu ngay 
trong tháng 9/2007 (thông qua kết quả kiểm tra hợp đồng tư vấn khắc phục sự cố số tiền 
198.000.000đ với trường đào tạo nghề Cơ điện - Luyện kim đến nay đã quá thời hạn nhưng chưa 
quyết toán được). 
Thực hiện ý kiến chỉ đạo tổng giám đốc, kế toán trưởng công ty về việc tăng cường công 
tác kiểm tra, kiểm soát ở các đơn vị để phát hiện, uốn nắn kịp thời những sai sót trong quá trình 
thực hiện các quy chế, chính sách, chế độ của nhà nước cũng như của công ty. Để chấn chỉnh tốt 
công tác bán hàng tại nhà máy, từng bước ổn định khâu quản lí tiêu thụ toàn công ty. Đưa ra 
thông báo về việc thu hồi số tiền theo biên bản kiểm tra – KTNB. 
- Theo dõi sau kiểm toán 
Sau khi tổng giám đốc ra quyết định xử lí, bộ phận kiểm tra sẽ tiếp tục theo dõi tính tuân 
thủ của các đơn vị. 
Tiếp nhận và nghiên cứu các ý kiến, giải trình của đối tượng về các sai phạm. 
Ví dụ: tại nhà máy luyện Gang, giải trình nguyên nhân của việc tính thiếu doanh thu và 
thuế VAT số tiền = 209.750.100đ là do khi viết hóa đơn bán hàng trước thời điểm lên giá sản 
phẩm nhưng lấy hàng sau. 
Nếu đơn vị đã nghiêm chỉnh thực hiện thì bộ phận kiểm tra sẽ đánh dấu xác nhận vào hồ 
sơ lưu; đơn vị nào chưa nghiêm chỉnh thực hiện thì sẽ ra thông báo nhắc nhở và xử phạt theo quy 
định của công ty. 
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 
5 
* Đánh giá thực trạng tổ chức công tác KTNB tại công ty Gang Thép Thái Nguyên. 
+ Ưu điểm 
- Quy trình KTNB của công ty được xây dựng theo đúng trình tự các bước của KTNB: 
Theo quy chế KTNB do Bộ Tài chính ban hành theo QĐ số 832 - TC/QĐ - CĐKT ban hành quy 
chế KTNB áp dụng trong các doanh nghiệp Nhà nước. 
- Quy trình KTNB được xây dựng và thực hiện đúng đã góp phần nâng cao hiệu quả của 
công tác KTNB trong công ty. 
- Phòng KTNB cũng có những ứng dụng về tin học trong quá trình kiểm tra, KTNB. Các 
kiểm toán viên cũng được trang bị kiến thức sử dụng máy tính, về kiểm tra đối với từng chỉ tiêu, 
nghiệp vụ. 
- Kiểm soát từ xa được áp dụng, đó là hình thức kiểm tra của cán bộ kiểm tra đối với đối 
tượng được kiểm tra dưới các hình thức các biên bản, báo cáo, các thông tin hoạt động được 
cung cấp từ chính các đối tượng được kiểm tra đó mà các cán bộ kiểm tra không đến trực tiếp 
kiểm tra, kiểm toán. 
- Bộ phận kiểm toán của công ty bao gồm các kiểm toán viên có khả năng và kinh 
nghiệm, có trình độ, được đào tạo có chuyên môn nghề nghiệp. 
- Các kiểm toán viên làm việc độc lập, mỗi kiểm toán viên được giao một nhiệm vụ và 
phần hành riêng, thích hợp với trình độ và năng lực chuyên môn. Trưởng đoàn làm nhiệm vụ 
giám sát công việc của kiểm toán viên, phối hợp và có thể tham gia trực tiếp những phần việc có 
thể vướng mắc. 
+ Tồn tại 
- Việc thu thập thông tin trong quá trình KTNB chưa được phân định rõ ràng. Hạn chế 
chủ yếu của công tác lập kế hoạch kiểm toán của KTNB trong công ty là: chưa thu thập được đầy 
đủ thông tin về đơn vị được kiểm toán, kế hoạch KTNB chưa được đầy đủ, chi tiết các nội dung 
và chương trình kiểm toán. 
- Công tác kiểm tra từ xa chậm đổi mới, việc áp dụng tin học vào kiểm tra KTNB còn hạn 
chế. 
- Hoạt động kiểm tra đột xuất còn hạn chế, mới chỉ có 7 cuộc kiểm toán được thực hiện 
trong năm: ngoài 4 cuộc kiểm tra theo quý công ty mới chỉ kiểm tra thêm vào tháng 4, tháng 7 và 
tháng10 năm 2007. 
- Tính độc lập của KTNB chưa được đảm bảo, trong quá trình làm việc vẫn có sự ràng 
buộc giữa các cá nhân, nhiều khi chưa được giao quyền độc lập làm việc mà phải chịu sự chi 
phối của cấp trên. Sự phối hợp trong quan hệ giữa phòng nghiệp vụ với bộ phận kiểm tra, kiểm 
toán nội bộ chưa nhịp nhàng, thông suốt; kiểm toán chưa thực hiện đầy đủ chức năng của nó, 
mới chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh và một số khó khăn khác. 
- Mô hình cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động: bộ phận kiểm toán nhỏ, số lượng kiểm 
toán viên còn ít. Làm giảm tính chủ động, độc lập trong công tác kiểm tra, kiểm toán. 
- Kết quả kiểm tra chưa cao (cả về số lượng, chất lượng): kiểm tra biết có sự sai lệch 
trong hợp đồng kinh tế nhưng chưa chỉ ra được số lượng chính xác. 
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 
6 
3. Những giải pháp hoàn thiện công tác KTNB tại công ty Gang thép Thái Nguyên 
3.1. Hoàn thiện công tác thu thập thông tin về đơn vị được KTNB 
Công ty có nhiều đơn vị thành viên hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh trong nước, nên mô 
hình quản lí vừa tập trung, vừa phân tán; sự đổi mới công nghệ diễn ra thường xuyên, thông tin 
của các đơn vị luôn có sự thay đổi. KTNB sẽ không thực hiện công việc nếu không thu thập 
được đầy đủ các thông tin. Thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin về 
quản lí nội bộ của đơn vị được KTNB, thông tin về kế toán trưởng và nhân viên kế toán, quan 
điểm của ban giám đốc về công tác tổ chức KTNB, là những thông tin phải được cập nhật 
thường xuyên để cung cấp cho phòng KTNB. 
3.2. Tăng cường công tác kiểm soát từ xa 
 Kiểm soát từ xa là hình thức kiểm tra của cán bộ kiểm tra đối với đối tượng được kiểm 
tra dưới các hình thức các biên bản, báo cáo, các thông tin hoạt động được cung cấp từ chính các 
đối tượng được kiểm tra đó mà các cán bộ kiểm tra không đến trực tiếp kiểm tra, kiểm toán. 
Tác dụng của hình thức kiểm tra này: hoàn thiện hệ thống thông tin của kiểm toán về đối 
tượng được kiểm tra, từ đó có những kết luận tổng quát, đầy đủ nhất về đối tượng đó cung cấp 
cho lãnh đạo ngân hàng những thông tin chính xác để có quyết định kinh doanh, quyết định quản 
trị đúng đắn. 
3.3. Áp dụng kiểm tra đột xuất 
Kiểm tra đột xuất đôi khi cũng chỉ nhằm hoàn thành kế hoạch kiểm tra một cách hình 
thức. Tình trạng này cần phải loại bỏ. Khi kiểm tra, KTNB đột xuất, phải trả lời được những câu 
hỏi sau: (1) Tại sao phải tiến hành kiểm tra đột xuất? (2) Kiểm tra đột xuất vấn đề gì, kiểm tra 
đối tượng nào? (3) Kiểm tra, kiểm toán đột xuất như thế nào? (4) Hiệu quả kiểm tra đột xuất đạt 
đến đâu? 
3.4. Đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên và của bộ phận KTNB 
Mô hình tổ chức và cơ chế tổ chức gây ra nhiều khó khăn cho bộ phận kiểm tra, KTNB 
của công ty khi hoạt động. Tính độc lập có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của cuộc kiểm toán. 
Do đó, để đảm bảo được tính độc lập cho KTNB, lãnh đạo phải trao cho kiểm toán viên một 
quyền hạn đủ rộng, các khía cạnh cần kiểm tra phải được thực hiện triệt để để đảm bảo các 
nguyên tắc nghề nghiệp phải được thực hiện đầy đủ. 
3.5. Nâng cao trình độ của kiểm toán viên nội bộ 
Nâng cao trình độ của kiểm toán viên bằng cách: Cử đi học các lớp nghiệp vụ, đi học 
theo bài bản, học hỏi cách làm việc của các công ty, đơn vị bạn, mở những lớp tập huấn nâng cao 
nhận thức tuyên truyền các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp KTNB như: tin học về các phần 
mềm kiểm toán, sử dụng máy tính thành thạo, trang bị đầy đủ các kiến thức về luật pháp để thực 
hiện đúng đắn công việc của mình. 
3.6. Nâng cao cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ phận KTNB 
 Mô hình cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động: bộ phận kiểm toán nhỏ, số lượng kiểm 
toán viên còn ít. Làm giảm tính chủ động, độc lập trong công tác kiểm tra, kiểm toán. Lãnh đạo 
công ty nên chú trọng vào vấn đề: cần tăng thêm chuyên viên kiểm toán và mở rộng bộ phận 
này. 
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 
7 
3.7. Cần chỉ ra số lượng kiểm tra, kiểm toán cụ thể 
 Kết quả kiểm tra chưa cao (cả về số lượng, chất lượng): kiểm tra biết có sự sai lệch 
trong hợp đồng kinh tế nhưng chưa chỉ ra được số lượng chính xác mà chỉ nói chung. Các 
cán bộ của bộ phận kiểm tra, kiểm toán của công ty khi lập các báo cáo nên trình bày rõ số 
lượng hay các hóa đơn, các chứng từ có liên quan đến vấn đề mình phát hiện được. Tạo tính 
thuyết phục đối với người lãnh đạo, giám đốc đơn vị được kiểm tra, kiểm toán và người tham 
khảo  
Tóm tắt 
Trong giai đoạn hiện nay, công tác kiểm toán nói chung và KTNB nói riêng đang là vấn 
đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, KTNB được xem là một trong những biện pháp hữu 
hiệu giúp cho các doanh nghiệp phòng chống rủi ro và đứng vững trên thương trường. Hoạt 
động KTNB tại công ty Gang thép Thái Nguyên đã hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị trong 
việc giám sát một cách độc lập các hoạt động chức năng, xem xét các số liệu tài chính, các thủ 
tục thực hiện và đưa ra các nhận xét, đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế 
- tài chính... Tuy nhiên, để hoạt động KTNB tại công ty đạt hiệu quả cao, công ty cần phải thực 
hiện đồng bộ 7 giải pháp, từ đó có thể hoàn thiện công tác KTNB tại công ty Gang thép Thái 
Nguyên. 
Summary 
In recent years, auditing in general and internal audit in particular has been an issue of 
interest to many people. Specially, internal audit is considered one of the efficient methods for 
enterprises to hedge risks and to stand firmly on the market. Internal audit activity at Gang Thep 
Company has strongly assisted the administrators in supervising the functional activities 
independently, analyzing financial data, implementing sound financial principles, and assessing 
the quality and reliability of financial - economic information, etc. However, in order for the 
internal audit activities at Gang Thep Company to obtain high efficiency, the company has to 
take comprehensive and integrated measures. By doing so, the internal audit at the Gang Thep 
Company can be improved. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Bộ tài chính, “Quy chế kiểm toán nội bộ” áp dụng cho DNNN ban hành kèm theo quyết định 
số 832 TC/QĐ/CĐKT ngày 20/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 
[2]. Bộ tài chính, “Hướng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ tại DNNN”. 
[3]. Bùi Hải Ninh, Nguyễn Đình Hựu, Lê Quang Bính (1998), “Kiểm toán nội bộ-tài liệu phục vụ 
bồi dưỡng kiểm toán viên, NXB Tài chính. 
[4]. Victor Z.Brink & Herbert Witt, (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại, NXB Tài chính. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_chu_yeu_nham_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_kie.pdf