Một số kinh nghiệm trong quá trình đặt thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu cự điều trị đục thể thủy tinh tại Trung tâm chống bệnh xã hội Quảng Bình
Bệnh đục thể thủy tinh (TTT) là nguyên nhân gây mủ hàng đầu,
chiếm 51% nguyên nhân gây mù trên toàn thế giới, chiếm 66,1% các nguyên nhân gây mù ở nước ta, Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật lấy TTT đục và thay thế bằng thể thủy tinh nhân tạo (TTTNT). Các loại TTTNT đơn tiêu cự đã chứng tỏ được hiệu quả và tỉnh an toàn trên hàng triệu bệnh nhân (BN) và vẫn đang là loại TTTNT được sử dụng phổ biến nhất trong phẫu thuật (PT). Tuy nhiên, TTTNT đơn tiêu cự chỉ cho phép BN nhìn rõ ở một khoảng cách nhất định vị chỉ có một tiêu điểm hội tụ, để đạt được thị lực nhìn xa không kính tối đa thì nhìn gần cần phải đeo thêm kính gọng từ+2D đến +3D. Do vậy, TTTNT đa tiêu cự đã ra đời giúp BN sau PT nhìn rõ ở nhiều cự ly khác nhau, đáp ứng nhu cầu chất lượng sống ngày càng cao của người bệnh. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả vượt trội của loại TTTNT này. Ở Việt Nam, TTTNT đa tiêu cự được ứng dụng lần đầu tiên năm 2004 tại Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh và sau đó tại các trung tâm nhãn khoa lớn khác trong nước, kết quả nghiên cứu đánh giá cho thấy kết quả thị lực và mức độ hài lòng cao.
File đính kèm:
- mot_so_kinh_nghiem_trong_qua_trinh_dat_the_thuy_tinh_nhan_ta.pdf