Một số lưu ý khi kiểm toán dự án cấp nước và nước thải đô thị

Hoạt động kiểm soát của Nhà nước nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp, thoát nước và khách hàng sử dụng nước, trong đó có xét đến việc hỗ trợ cấp nước cho người nghèo, các khu vực đặc biệt khó khăn. Phát triển ho ạt động cấp nước và xử lý nước thải là loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự ạt động cấp nước bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch nhằm cung cấp nước ổn định, bảo đảm chất lượng, dịch vụ tốt và kinh tế. Để định hướng phát triển cấp nước đô thị, khu công nghiệpViệt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo mục tiêu đề ra thì Kiểm toán nhà nước có vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng của dự án, đặc biệt là các dự án đặc thù như dự án cấp nước và nước thải đô thị hiện nay

pdf 5 trang yennguyen 6340
Bạn đang xem tài liệu "Một số lưu ý khi kiểm toán dự án cấp nước và nước thải đô thị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số lưu ý khi kiểm toán dự án cấp nước và nước thải đô thị

Một số lưu ý khi kiểm toán dự án cấp nước và nước thải đô thị
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 113 - tháng 3/2017
*Kiểm toán nhà nước khu vực XIII
MOÄT sOÁ LÖU YÙ KHI KIEÅM TOAÙN
DÖÏ AÙN CAÁP NÖÔÙC VAØ NÖÔÙC THAÛI ÑOÂ THÒ
TS. MAI VĂN TÂN*
ThS. ĐÀO HẢI ANH*
Hoạt động cấp nước và xử lý nước thải là loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự kiểm soát của Nhà nước nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp, thoát nước và khách hàng sử dụng nước, trong đó có xét đến việc hỗ trợ cấp nước cho người nghèo, các khu vực đặc biệt khó khăn. Phát triển hoạt động cấp nước bền vững trên 
cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch nhằm cung cấp nước ổn định, 
bảo đảm chất lượng, dịch vụ tốt và kinh tế. Để định hướng phát triển cấp nước đô thị, khu công nghiệpViệt 
Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo mục tiêu đề ra thì Kiểm toán nhà nước có vai trò 
quan trọng nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng của dự án, đặc biệt là các dự án 
đặc thù như dự án cấp nước và nước thải đô thị hiện nay. 
Từ khóa: Kiểm toán dự án cấp nước và nước thải đô thị.
Notes upon the audit of urban water supply and wastewater projects
Water supply and wastewater treatment is a form of business activity under the control of the state to ensure 
the legitimate rights and interests of water supply and drainage units and water users, which also include the 
provision of water for the poor, especially those live in difficult areas. Developing sustainable water supply 
activities on the basis of the optimal exploitation of all resources, meeting the demand for clean water in 
order to provide stable water supply, quality assurance, good and economic services. In order to orientate the 
development of urban water, industrial parks supply in Vietnam by 2025 and a vision to 2050, the State Audit 
plays an important role in minimizing investment costs and improving efficiency management of the project, 
especially specific projects such as urban water supply and wastewater projects today.
key words: audit of urban water supply and wastewater projects
Qua thực tiễn kiểm toán của Kiểm toán nhà 
nước khu vực XIII tại Công ty TNHH MTV Cấp 
Thoát nước Bình Phước, Chủ đầu tư Tiểu dự án 
cấp nước Đồng Xoài tỉnh Bình Phước và Tiểu dự 
án Xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý 
nước thải thị xã Đồng Xoài thuộc Dự án Cấp nước 
và Nước thải đô thị (Dự án) được thực hiện theo 
Hiệp định tài trợ số 4848-VN ngày 13/7/2011 giữa 
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Bên 
vay) và Hiệp hội Phát triển Quốc Tế đã phát hiện 
một số tồn tại bất cập trong quản lý sử dụng vốn vay 
của Chính phủ (Trong khuôn khổ Hiệp định, ngoài 
hai tiểu dự án nói trên, còn có các tiểu dự án tại 
Tp.Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng, Tp.Tam Kỳ thuộc 
tỉnh Quảng Nam, Tp.Đông Hà thuộc tỉnh Quảng 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 113 - tháng 3/2017
Trị, Thị xã Thái Hòa thuộc tỉnh Nghệ An, Tp.Bỉm 
Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa, và Tp.Ninh Bình thuộc 
tỉnh Ninh Bình). Do hai Tiểu dự án trên chỉ là một 
phần nhỏ trong Dự án đang triển khai thực hiện, 
để góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán đối với 
loại hình dự án này, nhóm tác giả xin được chia sẻ 
một số phát hiện kiểm toán chính và các vấn đề nổi 
cộm như sau:
1. Giới thiệu chung về hai Tiểu dự án
(1) Dự án Mở rộng hệ thống cấp nước thị xã 
Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (giai đoạn 2011-2015), 
công suất 20.000m3/ngày đêm.
- Mục đích đầu tư: Cung cấp nước sạch cho 
người dân thị xã Đồng Xoài và nước sạch phục vụ 
sản xuất cho KCN Bắc Đồng Phú; tạo cơ sở để thị 
xã Đồng Xoài phát triển bền vững;
- Quy mô đầu tư: Xây dựng tuyến ống nước thô 
D630 dài 3.100 m từ hồ Đồng Xoài về nhà máy 
nước, Nhà máy xử lý nước công suất 20.000 m3/
ngày đêm, xây dựng tuyến ống chính chuyển tải 
nước sạch D710 dài 6.660m; Cung cấp nước sạch 
đến KCN Đồng Xoài I và Bắc Đồng Phú qua tuyến 
ống có đường kính từ D20 đến D630 dài 72.200m;
- Tổng mức đầu tư: 323.934 trđ, trong đó: Xây 
lắp 220.158 trđ; Thiết bị 26.611 trđ; GPMB983trđ; 
Chi phí khác 36.676 trđ; Dự phòng 39.506 trđ
- Nguồn vốn: Vốn ODA theo Hiệp định tài trợ 
ngày 13 tháng 7 năm 2011 giữa nước Cộng hòa 
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Hiệp hội Phát 
triển Quốc tế và Hiệp định vay phụ giữa Bộ Tài 
chính với Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước 
Bình Phước. 
(2). Dự án Thoát nước và xử lý nước thải thị xã 
Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, công suất 10.000m3/
ngày đêm:
- Mục đích đầu tư: Cải thiện điều kiện môi 
trường đô thị tại TX Đồng Xoài thông qua, xử lý 
nước thải và tăng cường nhận thức cộng đồng về 
sức khỏe và vệ sinh; tăng cường tính lâu bền của 
cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đô thị tại tỉnh Bình 
Phước bằng việc hỗ trợ đơn vị quản lý và vận hành 
hệ thống thoát nước. 
- Quy mô đầu tư: Xây mới hệ thống thoát nước 
mưa; xây dựng mạng lưới thu gom và nhà máy xử 
lý nước thải. 
- Tổng mức đầu tư: 366.589 trđ. Trong đó: xây 
lắp: 280.504 trđ; thiết bị: 13.210 trđ; GPMB: 13.794 
trđ; chi phí khác: 38.598 trđ; dự phòng: 20.483 trđ
- Nguồn vốn: Vốn ODA theo Hiệp định tài trợ 
ngày 13 tháng 7 năm 2011 giữa Nước Cộng hòa Xã 
hội Chủ nghĩa Việt Nam với Hiệp hội Phát triển 
Quốc tế và thỏa thuận giữa Bộ Xây dựng với uBND 
tỉnh Bình Phước ngày 04/11/2011. 
2. Các tồn tại trong bước khảo sát, lập hồ sơ 
thiết kế
(1) Dự án Mở rộng hệ thống cấp nước thị xã 
Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (giai đoạn 2011-2015), 
công suất 20.000m3/ngày đêm:
- Hồ sơ thiết kế các tuyến ống chuyển tải chỉ xây 
dựng một phương án tuyến ống, bám theo đường 
giao thông hiện hữu. Đây là phương án giảm thiểu 
khối lượng GPMB nhưng không xem xét đến mức 
độ ảnh hưởng các công trình hiện hữu (vỉa hè, 
đường điện, cáp quang, cầu cống, mương rãnh) 
và làm kéo dài tuyến ống. Ngoài ra, hồ sơ thiết kế 
không có so sánh phương án tuyến theo quy định 
của WB về yêu cầu hồ sơ thiết kế phải được biện 
chứng về kinh tế xã hội; 
- Tính toán thiết kế nền móng: Thuyết minh 
tính toán thiết kế chỉ thực hiện kiểm tra các điều 
kiện về cường độ, sức chịu tải của đất nền; thiếu 
tính toán kiểm tra các điều kiện về ổn định theo 
điều kiện trượt tại các hạng mục: Bể lắng, Bể lọc 
và Bể chứa nước theo quy định tại Mục 4.7 Tính 
nền theo sức chịu tải của TCVN 9362:2012 -Tiêu 
chuẩn thiết kế nền nhà và công trình và Mục 2.3, 
2.4 của TCVN 9379:2012 - Kết cấu xây dựng và nền 
- Nguyên tắc cơ bản về tính toán;
- Tính toán kết cấu: Vị trí Trạm bơm nước thô, 
Trạm bơm cấp II và Nhà máy xử lý thuộc địa bàn 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 113 - tháng 3/2017
huyện Đồng Phú nằm trong phân vùng động đất 
yếu với gia tốc nền 0.0742g nhưng Tư vấn thiết 
kế không tổ hợp tải trọng và tính toán kiểm tra 
lực động đất theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc 
gia TCVN 9386:2012 - Thiết kế công trình chịu 
động đất.
(2) Dự án Thoát nước và xử lý nước thải thị xã 
Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, công suất 10.000m3/
ngày đêm:
- Giải pháp thiết kế gia cố thành vách hố đào 
bằng cừ Larsen chưa phù hợp với kết quả khảo sát 
địa chất và điều kiện thực tế khu vực chủ yếu là đất 
cấp phối sỏi đỏ nên thực tế không sử dụng được 
phương án thi công này, và làm tăng giá trị dự toán 
công trình. Phần mạng lưới tuyến ống cấp 3: hồ sơ 
thiết kế kỹ thuật thi công không có trắc dọc tuyến, 
bình đồ một số vị trí không có kích thước chiều dài 
ống, không thể hiện vị trí, loại hố ga; bình đồ thiết 
kế mạng lưới tuyến ống cấp 3 nhiều vị trí không 
phù hợp với thực tế do đó phải điều chỉnh trong 
quá trình thi công (ví dụ như các tuyến đường đi 
qua các cơ quan hành chính cũng bố trí hố thu 
nước thải như các tuyến đường dân sinh). Phần 
đào tuyến ống qua các vị trí đường nhựa, vỉa hè 
hiện hữu không thực hiện khảo sát kết cấu hiện 
trạng cũ.
- Về thiết kế công nghệ xử lý: nước thải sau khi 
qua nhà máy xử lý được xả thải trực tiếp vào Suối 
Đăkrip thuộc khu vực, tuy nhiên chất lượng nước 
thải sau khi xử lý không đáp ứng được các quy định 
về điều kiện vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn 
nước mặt quy định tại Mục A.1.2 Phụ lục A (qui 
định) Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7957: 2008 Thoát 
nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu 
chuẩn thiết kế. Cụ thể các chỉ tiêu về độ ô nhiễm 
như: độ PH; thông số BOD5(mg/l), COD(mg/l), 
ô xi hòa tan (mg/l), N-NH4(mg/l), tổng phốtpho, 
Coliform, MPN/100ml đều không đạt yêu cầu. 
Các chỉ tiêu: hàm lượng cặn lơ lửng cho phép tăng 
(mg/l), tổng nitơ (mg/l) không xác định được. Số 
liệu chi tiết như sau:
Chỉ tiêu 
Quy 
định 
về 
nguồn 
loại 2
Hệ số điều 
chỉnh So với điều kiện cần So với điều kiện đủ
kq kf
Yêu 
cầu
kết 
quả xử 
lý
Mức 
độ đáp 
ứng
Yêu cầu
kết 
quả 
xử lý
Mức 
độ đáp 
ứng
Độ PH 5,5-9 0,9 0,9 5,5-9 5-9 đạt 4,455-7,29 5-9 ko đạt
Hàm lượng cặn lơ 
lửng cho phép tăng 
không quá, mg/l 
2 0,9 0,9 2 X ko đạt 1,62 X ko đạt
BOD5, mg/l 50 0,9 0,9 25 50 ko đạt 40,5 50 ko đạt
COD, mg/l 80 0,9 0,9 35 X ko đạt 64,8 X ko đạt
ô xi hòa tan không 
nhỏ hơn,mg/l 6 X ko đạt 
N-NH4 không lớn 
hơn, mg/l 10 0,9 0,9 1 10 ko đạt 8,1 10 ko đạt
Tổng nitơ, mg/l 30 0,9 0,9 X 24,3 X ko đạt
Tổng phốtpho 6 0,9 0,9 10 4,86 10 ko đạt
Coliform,MPN/100 
ml 5000 0,9 0,9 10000 5000 đạt 4050 5000 ko đạt
Ghi chú: Ký hiệu:“X” thể hiện các chỉ tiêu mà Hồ sơ thiết kế không xác định được đối với nước thải sau khi 
qua xử lý.
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 45Số 113 - tháng 3/2017
Nước thải sau xử lý của nhà máy xử lý nước 
thải chỉ đáp ứng được yêu cầu tại Cột B Quy 
chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ 
thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt do Bộ Tài 
nguyên và Môi trường ban hành. Tuy nhiên, tại 
Mục 1.1 Phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn QCVN 
14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia 
về nước thải sinh hoạt đã xác định rõ: “Quy chuẩn 
này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông 
số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra 
môi trường. Không áp dụng quy chuẩn này đối với 
nước thải sinh hoạt thải vào hệ thống xử lý nước 
thải tập trung”. Do đó, việc áp dụng Cột B của Quy 
chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT để xác định chỉ 
tiêu nước xả ra nguồn nước mặt của Nhà máy xử lý 
nước thải là không phù hợp. 
Mặt khác, tại Công văn số 1500/
STNMT-CCBVMT ngày 29/10/2013 của Sở Tài 
nguyên Môi trường tỉnh Bình Phước về nồng độ 
Amoni trong nước thải sau xử lý của Nhà máy xử 
lý nước thải Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước 
Bình Phước đã xác định rõ: “Báo cáo đánh giá tác 
động môi trường Dự án xây dựng hệ thống thoát 
nước và xử lý nước thải thị xã Đồng Xoài công suất 
10.000m3/ngày đã được Hội đồng thẩm định báo 
cáo đánh giá tác động môi trường họp thẩm định 
ngày 17/11/2010. Tại phiên họp, Hội đồng thẩm 
định yêu cầu nước thải sau khi xử lý phải đạt QCVN 
14:2008/BTNMT, cột A, đồng thời, theo quy định 
tại Quyết định số 1469/QĐ-uBND ngày 21/6/2011 
của uBND tỉnh Bình Phước về việc phân vùng tiếp 
nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa 
bàn tỉnh Bình Phước quy định, suối Đăkrip (suối 
Đá) nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của dự án 
là nguồn loại A (cột A). Như vậy, việc phê duyệt 
báo cáo đánh giá tác động môi trường ban hành 
theo Quyết định số 310/QĐ-uBND của uBND 
tỉnh Bình Phước, phê duyệt hồ sơ thiết kế nhà máy 
với công nghệ xử lý cũng như tiêu chuẩn xả thải 
của nhà máy xử lý nước thải theo cột B, QCVN 
14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về 
nước thải sinh hoạt cũng không phù hợp quy định.
3. Các sai sót về quản lý chi phí đầu tư
Qua kiểm toán chi phí đầu tư của 2 tiểu dự án, 
Kiểm toán nhà nước Khu vực XIII đã phát hiện 
và kiến nghị xử lý tài chính số tiền 13.121 triệu 
đồng, trên tổng số giá trị được kiểm toán 481.036 
triệu đồng, tương đương 2,73%. Trong đó, nguyên 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 113 - tháng 3/2017
nhân chênh lệch do sai khối lượng 11.946 triệu 
đồng; sai đơn giá 936 triệu đồng, sai khác 238 
triệu đồng. Kiến nghị thu hồi nộp ngân sách 209 
triệu đồng; giảm thanh toán 780 triệu đồng; giảm 
giá trị trúng thầu 11.068 triệu đồng và giảm khác 
1.063 triệu đồng. 
4. Các tồn tại trong lập, thẩm định dự toán
Dự toán một số hạng mục lắp đặt thiết bị công 
nghệ không lập theo quy định về dự toán thiết 
bị, mà lập theo dự toán xây lắp; một số hạng mục 
không có trong định mức đơn giá hiện hành, Chủ 
đầu tư vận dụng định mức đơn giá mà không lập 
định mức đơn giá mới trình cấp có thẩm quyền phê 
duyệt, ban hành để áp dụng; một số vật tư thiết bị 
không có trong thông báo giá của tỉnh Bình Phước, 
chủ đầu tư áp dụng đơn giá của nhà cung cấp nhưng 
không thực hiện thẩm định giá là chưa đáp ứng đầy 
đủ quy định về quản lý chi phí đầu tư theo Điều 15 
và Điều 16 của Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 
14/12 /2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu 
tư xây dựng công trình và làm tăng giá trị dự toán, 
số tiền 1.497 triệu đồng. Một số hạng mục lắp đặt, 
dự toán chưa áp dụng định mức điều chỉnh theo 
Quyết định số 1173/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của 
Bộ Xây dựng làm tăng giá trị dự toán 2,2 tỷ đồng. 
5. Đánh giá chất lượng tư vấn thiết kế và dự toán
Tại Dự án Mở rộng hệ thống cấp nước thị xã 
Đồng Xoài, công tác Khảo sát kỹ thuật, chuẩn bị 
thiết kế chi tiết và HSMT xây dựng do nhà thầu 
Công ty TNHH Tư vấn Kunwa Enginneering thực 
hiện tại Gói thầu Tư vấn số BPWS-01 với hình thức 
hợp đồng trọn gói. Nhà thầu tư vấn được lựa chọn 
qua đấu thầu tư vấn Quốc tế theo quy định của 
WB, giá trị hợp đồng 324.559 uSD, tương đương 
6.978 trđ; Dự án Thoát nước và xử lý nước thải thị 
xã Đồng Xoài, Công việc dịch vụ tư vấn lập chiến 
lược vệ sinh môi trường, cập nhật nghiên cứu khả 
thi, khảo sát kỹ thuật, chuẩn bị thiết kế chi tiết 
và HSMT xây dựng do nhà thầu Công ty TNHH 
Dohwa Engineering thực hiện tại Gói thầu Tư vấn 
số BPWW-03 với hình thức hợp đồng trọn gói. 
Nhà thầu tư vấn được lựa chọn qua đấu thầu tư vấn 
Quốc tế theo quy định của WB, giá trị hợp đồng 
355.864 uSD uSD tương đương khoảng 7.651 trđ. 
Qua các tồn tại nêu trên, cho thấy chất lượng Tư 
vấn thiết kế chưa cao, chưa tương xứng với chi phí 
tư vấn mà Chủ đầu tư phải chi trả. So sánh với chi 
phí theo định mức tư vấn thiết kế trong nước thì 
chi phí thuê tư vấn nước ngoài cao hơn khoảng 
206%. Đồng thời, Chủ đầu tư, Ban QLDA và đơn 
vị thẩm tra, thẩm định chưa thực hiện đầy đủ trách 
nhiệm trong quản lý dự án đầu tư, cũng như quản 
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Với kết quả kiểm toán hai Tiểu dự án nói trên, 
chưa thể có một bức tranh tổng thể đối với Dự án 
Cấp nước và Nước thải đô thị, tuy nhiên cũng đã 
bộc lộ những bất cập trong việc quản lý chất lượng 
tư vấn thiết kế, trong lập, thẩm định và phê duyệt 
thiết kế, dự toán. Ngoài hai Tiểu dự án tại Đồng 
Xoài, còn có 6 Tiểu dự án tại các tỉnh khác nhau 
nhưng có cùng thể chế trong đầu tư xây dựng. Để 
có cái nhìn toàn diện hơn, cần có một chuyên đề 
kiểm toán chuyên sâu về loại hình dự án này, nhằm 
phát hiện những bất cập trong quản lý dự án, quản 
lý chi phí đầu tư, và có các kiến nghị phù hợp đối 
với các cấp ngành, Chính phủ để điều chỉnh, nhằm 
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn đầu tư của Nhà 
nước, nhất là đối với vốn vay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7957:2008 
Thoát nước - mạng lưới và công trình bên 
ngoài-Tiêu chuẩn thiết kế (Drainage and 
sewerage - External Networks and Facilities 
- Design Standard);
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2008 
BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về 
nước thải sinh hoạt (National technical 
regulation on domestic wastewater);
3. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9386:2012 Thiết 
kế công trình chịu động đất (Design of 
structures for earthquake resistances);
4. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9362:2012 
Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình 
(Specifications for design of foundation for 
buildings and structures).

File đính kèm:

  • pdfmot_so_luu_y_khi_kiem_toan_du_an_cap_nuoc_va_nuoc_thai_do_th.pdf