Một số tác động của cơ chế giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi

Tóm tắt:Luật Thủy lợi đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3 và Chủ tịch nước

đã ký Lệnh công bố có hiệu lực thực thi kể từ ngày 01/7/2018. Luật Thủy lợi được xây dựng theo

phương pháp tiếp cận mới, coi sản phẩm dịch vụ thủy lợi là hàng hóa kinh tế và phải quản lý

theo cơ chế giá, tổ chức cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phải trả tiền. Do tính đặc

thù của ngành thủy lợi nên sản phẩm dịch vụ thủy lợi vẫn được xếp vào nhóm sản phẩm dịch vụ

thiết yếu do Nhà nước định giá. Với cách tiếp cận mới, phù hợp với xu hướng chung của các

nước phát triển và thông lệ quốc tế là tiền đề để đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khai thác công

trình thủy lợi, hy vọng sẽ tạo ra bước đột phá nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình

thủy lợi.

Tuy vậy, khi triển khai thực hiện cơ chế giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi chắc chắn sẽ có những tác

động đến các bên liên quan (Bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi, các tổ chức cung ứng sản

phẩm dịch vụ thủy lợi và các tổ chức cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi) nhất là những

năm đầu thực hiện. Bài viết trình bày tóm tắt một số tác động khi thực hiện cơ chế giá dịch vụ

thủy lợi, những vấn đề đặt ra và kiến nghị giải pháp thực hiện.

pdf 10 trang yennguyen 9600
Bạn đang xem tài liệu "Một số tác động của cơ chế giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số tác động của cơ chế giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi

Một số tác động của cơ chế giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 1
MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CHẾ GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ 
THỦY LỢI ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC 
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 
Đoàn Thế Lợi 
Lê Thu Phương 
Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi 
Tóm tắt:Luật Thủy lợi đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3 và Chủ tịch nước 
đã ký Lệnh công bố có hiệu lực thực thi kể từ ngày 01/7/2018. Luật Thủy lợi được xây dựng theo 
phương pháp tiếp cận mới, coi sản phẩm dịch vụ thủy lợi là hàng hóa kinh tế và phải quản lý 
theo cơ chế giá, tổ chức cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phải trả tiền. Do tính đặc 
thù của ngành thủy lợi nên sản phẩm dịch vụ thủy lợi vẫn được xếp vào nhóm sản phẩm dịch vụ 
thiết yếu do Nhà nước định giá. Với cách tiếp cận mới, phù hợp với xu hướng chung của các 
nước phát triển và thông lệ quốc tế là tiền đề để đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khai thác công 
trình thủy lợi, hy vọng sẽ tạo ra bước đột phá nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình 
thủy lợi. 
Tuy vậy, khi triển khai thực hiện cơ chế giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi chắc chắn sẽ có những tác 
động đến các bên liên quan (Bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi, các tổ chức cung ứng sản 
phẩm dịch vụ thủy lợi và các tổ chức cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ thủy lợi) nhất là những 
năm đầu thực hiện. Bài viết trình bày tóm tắt một số tác động khi thực hiện cơ chế giá dịch vụ 
thủy lợi, những vấn đề đặt ra và kiến nghị giải pháp thực hiện. 
Từ khóa: Giá dịch vụ thủy lợi 
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN TỪ 
THỦY LỢI PHÍ SANG GIÁ SẢN PHẨM, 
DỊCH VỤ THỦY LỢI* 
Thủy lợi có vai trò rất quan trọng đối với phát 
triển sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế 
xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và phòng 
chống giảm nhẹ thiên tai. Tuy vậy công tác 
quản lý, khai thác công trình thủy lợi 
(QLKTCTTL) vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập 
như: hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi 
chưa cao; cơ chế quản lý còn nhiều bất cập 
nên bộ máy quản lý cồng kềnh, năng suất lao 
động thấp, năng lực quản trị yếu kém, sử dụng 
nước lãng phí, công trình có xu hướng xuống 
cấp nhanh..... Các tồn tại, bất cập trên là hệ 
quả của cơ chế quản lý không phù hợp, coi 
Ngày nhận bài: 29/11/2017 
Ngày thông qua phản biện: 03/01/2018 
Ngày duyệt đăng: 08/02/2018 
hoạt động cung cấp dịch vụ thủy lợi là trách 
nhiệm phục vụ của Nhà nước, người sử dụng 
dịch vụ trả phí theo mức quy định của nhà 
nước và thường rất thấp. Vì vậy việc chuyển 
từ cơ chế thủy lợi phí sang cơ chế giá cho hoạt 
đông cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi 
(SPDVTL) là hết sức cần thiết và cấp bách 
nhằm tạo lập sân chơi mới cho các tổ chức, cá 
nhân cung cấp SPDVTL trong môi trường hoạt 
động minh bạch, bình đẳng để thu hút, huy 
động khu vực tư nhân tham gia theo cơ chế thị 
trường phù hợp với các chủ trương, chính sách 
của Đảng và Nhà nước. 
2. MỤC TIÊU CHUYỂN TỪ CƠ CHẾ PHÍ 
SANG CƠ CHẾ GIÁ SẢN PHẨM DỊCH 
VỤ THỦY LỢI 
Chuyển từ cơ chế phí (thủy lợi phí) sang cơ 
chế giá SPDVTL nhằm các mục tiêu chính 
như sau: 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 2
- Thiết lập khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, 
thống nhất trong quản lý khai thác công trình 
thủy lợi, phù hợp với quy định của Luật giá, 
Luật phí và lệ phí và các văn bản quy phạm 
pháp luật có liên quan. 
- Thay đổi cách tiếp cận trong hoạt động cung 
cấp dịch vụ thủy lợi từ "phục vụ" sang "dịch 
vụ" nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng 
SPDVTL, đáp ứng nhu cầu đa dạng của tổ 
chức, cá nhân sử dụng dịch vụ giúp nâng cao 
hiệu quả sản xuất, nhất là trong nông nghiệp 
- Tách bạch chức năng quản lý hành chính nhà 
nước và chức năng quản lý, cung cấp dịch vụ 
công của nhà nước. 
- Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, 
công bằng giữa các chủ thể khai thác công 
trình thủy lợi trong nền kinh tế thị trường 
- Thúc đẩy xã hội hóa, khuyến khích khu vực 
tư nhân, cộng đồng tham gia QLKTCTTL, là 
động lực áp dụng các cộng nghệ mới tiến tiến 
trong sản xuất và quản lý nhằm sử dụng tiết 
kiệm nước. 
(Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội chụp ảnh cùng các thành viên Ban soạn thảo vào ngày 
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủy lợi, 19/6/2017, ảnh: IWEM) 
3. CƠ CHẾ GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ 
THỦY LỢI 
Do tính đặc thù của ngành thủy lợi, SPDVTL 
được xếp vào nhóm sản phẩm dịch vụ thiết 
yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất 
nước, cộng đồng dân cư do đó Nhà nước cần 
phải bảo đảm vì lợi ích chung. Hầu hết các 
công trình thủy lợi hiện có đều do Nhà nước 
đầu tư xây dựng, quản lý khai thác và có sự 
tham gia, đóng góp của người dân, người 
hưởng lợi. Mặc dù dịch vụ thủy lợi là yếu tố 
đầu vào của sản xuất, nhưng cung cấp dịch 
vụ thủy lợi lại mặc nhiên cho là trách nhiệm 
phục vụ của nhà nước. Tổ chức các nhân sử 
dụng các dịch vụ thủy lợi chỉ trả phí (thủy 
lợi phí) theo mức do nhà nước quy định và 
không đủ bù đắp chi phí cho các đơn vị cung 
cấp các SPDVT L. Thực tiễn hoạt đông sản 
xuất của nền kinh tế thị đã xuất hiện các mâu 
giữa yêu cầu ngày càng cao về cả số lượng, 
chất lượng SPDVTL với khả năng đáp ứng 
hạn chế của nhà nước do nguồn lực hạn hẹp 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 3
đã và đang ảnh hưởng đến sản xuất nông 
nghiệp, nhất là tái cấu nông nghiệp theo 
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển 
bền vững. Kinh nghiệm từ nhiều nước trên 
thế giới, Nhà nước nên chọn lựa những công 
việc then chốt để thực hiện để bảo đảm lợi 
ích chung, còn lại nên chuyển giao cho khu 
vực tư nhân, khuyến khích thúc đẩy xã hội 
hóa thông qua đổi mới cơ chế quản lý từ phí 
sang giá. 
Tuy vậy, SPDVTL là sản phẩm dịch vụ thiết 
yếu, Nhà nước vẫn nắm vai trò điều tiết để 
bảo đảm sự công bằng trong phân phối, khắc 
phục các khiếm khuyết của thị trường. Nhà 
nước là chủ thể, kiến tạo môi trường cạnh 
tranh bình đẳng, công khai minh bạch để thu 
hút khu vực tư nhân tham gia thông qua cơ 
chế hỗ trợ, tài trợ, kiểm tra, giám sát (gián 
tiếp). Các công trình thủy lợi lớn, quan 
trọng đặc biệt thì Nhà nước giao cho doanh 
nghiệp nhà nước quản lý, khai thác theo 
phương thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ. 
SPDVT L được chia thành 2 nhóm chính là 
nhóm sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và 
nhóm sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác. 
Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi 
(SPDVCI) là các sản phẩm, dịch vụ có tính 
chất kinh tế nhưng đáp ứng nhu cầu vật chất 
thiết yếu cho đời sống của người dân, tạo ra 
các cơ sở hạ tầng cơ bản cho sản xuất và 
sinh hoạt của các tổ chức và dân cư, việc sản 
xuất cung ứng theo cơ chế thị trường khó có 
khả năng bù đắp chi phí nên được nhà nước 
trợ giá, hoặc hỗ trợ tiền khi sử dụng, bao 
gồm: (i) tưới cho cây trồng và cấp nước cho 
sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, chăn 
nuôi;(ii) tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất 
nông nghiệp, khu vực nông thôn và đô thị trừ 
vùng nội thị; (iii) thoát lũ, ngăn lũ, ngăn 
triều cường, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, 
rửa phèn, giữ ngọt. 
Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác (SPDVK) là 
các sản phẩm, dịch vụ từ khai thác tổng hợp 
các lợi ích khác của công trình thủy lợi ngoài 
các SPDVCI như a) như: (i) cấp nước cho 
sinh hoạt và công nghiệp; (ii) tiêu nước cho 
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế 
và khu công nghệ cao; (iii) kết hợp phát 
điện; (iv) kinh doanh, du lịch và các hoạt 
động vui chơi giải trí khác; (v) nuôi trồng 
thủy sản trong các hồ chứa nước; kết hợp 
giao thông.v.v. 
Với từng SPDVTL có cách t iếp cận xây 
dựng phương án giá khác nhau, cụ thể: 
a) Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi 
Đối với nhóm sản phẩm, dịch vụ này Nhà 
nước định giá. Giá được xây dựng theo 
nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí (chi phí 
quản lý, vận hành, bảo trì, chi phí khấu hao, 
chi phí thực tế hợp lý khác và có mức lợi 
nhuận phù hợp với mặt bằng thị trường), các 
tổ chức cá nhân quản lý khai thác công trình 
thủy lợi phải xây dựng phương án giá cụ thể 
cho từng công trình, hệ thống công trình 
trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. Tùy 
theo điều kiện kinh tế xã hội và khả năng chi 
trả của tổ chức, cá nhân sử dụng SPDVCI, 
Chính phủ quy định lộ trình thực hiện cho 
phù hợp theo từng thời kỳ . Mức giá cụ thể 
của từng hệ thống là cơ sở để xác định giá 
trần khi tổ chức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao 
nhiêm vụ cho tổ chức cá nhân khai thác công 
trình thủy lợi. Theo dự thảo Nghị định 
hướng dẫn thực hiện cơ chế giá, giai đoạn từ 
nay đến năm 2020, mức giá tối đa bao gồm 
các chi phí quản lý, vận hành, bảo trì và có 
mức lợi nhuận hợp lý theo định mức của nhà 
nước (chưa tính chi phí khấu hao, chi phí 
nâng cấp hiện đại hóa, chi phí khắc phục 
thiệt hại khi có thiên tai bất khả kháng). 
Quản lý cung cấp SPDVTL theo cơ chế giá 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 4
sẽ minh bạch hóa mối quan hệ nhà nước với 
đơn vị cung cấp dịch vụ và người sử dụng 
dịch vụ, tách bạch chức năng quản lý nhà 
nước với chức năng cung cấp sản phẩm dịch 
vụ công của Nhà nước. Mối quan hệ giữa 
nhà nước với tổ chức khai thác công trình 
thủy lợi (bên cung cấp dịch vụ) được thể 
hiện qua hợp đồng (khi thực hiện đấu thầu 
hoặc đặt hàng) với các điều khoản, cam kết 
rõ ràng minh bạch về quyền lợi, tránh nhiệm, 
nghĩa vụ tương ứng với nhiệm vụ được nhà 
nước giao được pháp luật bảo đảm. Mối 
quan hệ giữa bên cung cấp dịch vụ và bên 
sử dụng dịch vụ thực hiện thông qua hợp 
đồng cung cấp SPDVTL theo nguyên tắc 
dùng nhiều trả nhiều, dùng ít trả ít; chất 
lượng dịch vụ tốt thì trả đủ; dịch kém trả 
không đủ hoặc phạt, nhờ vậy tăng tính ràng 
buộc, tính giải trình và trách nhiệm giữa bên 
cung cấp dịch vụ thủy lợi và sử dụng dịch vụ 
thủy lợi. 
Một sô đối tượng được nhà nước hỗ trợ tiền 
sử dụng SPDVCI thì nhà nước sẽ chi trả trực 
tiếp cho đơn vị cung cấp hoặc hỗ trợ trực 
tiếp cho đối tượng thụ hưởng để họ tự chi trả 
cho bên cung cấp. Mức hỗ trợ dựa vào khối 
lượng SPDVCI (theo định mức do nhà nước 
quy định) mà không hỗ trợ tràn lan như hiện 
nay, gây thất thoát lãng phí nước. Cơ chế hỗ 
trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích 
thủy lợi không phân biệt nguồn vốn đầu tư 
xây dựng công trình thủy lợi (từ NSNN, từ 
khu vực tư nhân, từ cộng đồng), tiền hỗ trợ 
được ngân sách nhà nước bảo đảm chi trả 
theo quy định của Luật ngân sách. Các công 
trình thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng, giá 
SPDVCI do tổ chức thủy lợi cơ sở quyết 
định theo nguyên tắc bảo đảm tổ chức thủy 
lợi cơ sở hoạt động bền vững, và được các 
hộ sử dụng SPDVT L thảo luận dân chủ, 
công khai, được đa số đồng thuận và không 
vượt quá mức giá trần do UBND cấp tỉnh 
quy định. 
b) Đối với sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác 
Đối với SPDVK do khai thác tổng hợp các 
lợi ích khác của công trình thủy lợi (ngoài 
SPDVCI) cần phải tính đúng, tính đủ toàn bộ 
chi phí và có mức lợi nhuận phù hợp. Tuy 
vậy để khắc phục tính độc quyền tự nhiên, 
Nhà nước sẽ quy định khung giá (tùy thuộc 
vào từng loại SPDVK ) để hạn chế việc chèn 
ép hoặc thông đồng với bên sử dụng nhằm 
trục lợi cho cá nhân hoặc nhóm lợi ích. Để 
không gây áp lực tăng giá, trong giai đoạn 
đầu có thể chưa tính đủ chi phí khấu hao. 
Nhà nước khuyến khích các đơn vị khai thác 
công trình thủy lợi khai thác tối đa các lợi 
ích của công trình thủy lợi, tăng nguồn thu 
để bù đắp kinh phí bảo trì, nâng cấp công 
trình thủy lợi và cải thiện thu nhập cho người 
lao động. 
c) Thẩm quyền quyết định giá 
 Đối với SPDVCI, Chính phủ giao Bộ Tài 
chính quy định mức giá tối đa theo đề nghị 
Bộ Nông nghiệp và PTNT. Dựa vào mức giá 
tối đa, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban 
nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giá cụ thể 
cho các hệ thống thủy lợi thuộc trách nhiệm 
quản lý của bộ hoặc của tỉnh theo phân cấp. 
Đối với SPDVK phục vụ cho các nhu cầu 
sản xuất thông thường (ngoài công ích) 
Chính phủ giao Bộ Tài chính quy định khung 
giá, các đơn vị quản lý tự xây dựng phương 
án giá cụ thể khi tham gia đấu thầu hoặc đặt 
hàng làm cơ sở để chủ quản lý công trình và 
các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan 
xem xét, đánh giá, lựa chọn và quyết định 
nhưng phải phù hợp với khung giá do Bộ Tài 
chính quy định. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 5
(Quốc hội biểu quyết thông qua Luật thủy lợi ngày 19/6/2017, ảnh: Đình Nam) 
4. MỘT SỐ TÁC ĐỘNG KHI THỰC HIỆN 
CƠ CHẾ GIÁ SPDVTL ĐẾN CÔNG TÁC 
QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH 
THỦY LỢI 
Chuyển đổi từ cơ chế phí (thủy lợi phí) sang 
cơ chế giá (giá SPDVTL) theo Luật Thủy lợi 
là tính tất yếu của cơ chế thị trường, là cụ thể 
hóa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà 
nước trong đổi mới cung cấp sản phẩm dịch vụ 
công, hy vọng sẽ tạo ra bước đột phá mới nâng 
cao hiệu quả công tác quản lý khai thác công 
trình thủy lợi. Tuy vậy việc tổ chức thực hiện 
chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn nhất là 
những năm đầu, vì vậy cần phải đánh giá đầy 
đủ các tác động, làm rõ các thuận lợi và thách 
thức để xây dựng kế hoạch và giải pháp thực 
hiện khi Luật có hiệu lực thực thi hành từ 
1/7/2018, cụ thể là: 
a) Đối với hệ thống chính sách và pháp luật 
hiện hành 
 Luật Thủy lợi là khung pháp lý cao nhất điều 
chỉnh tất các hoạt động của ngành thủy lợi, 
bảo đảm sự phù hợp, đồng bộ với các bộ luật 
khác như Luật giá, Luật phí, Luật đầu tư công, 
Luật quản lý sử dụng tài sản công và các quy 
định pháp luật khác về sản xuất cung ứng sản 
phẩm, dịch vụ công. Với khung pháp lý mới sẽ 
kiến tạo môi trường thu hút được các nhà đầu 
tư thuộc thành phần kinh tế tham gia hoạt 
động thủy lợi, tạo sân chơi công bằng, minh 
bạch, tăng tính cạnh tranh để nâng cao chất 
lượng dịch vụ, giảm bớt gánh nặng chi ngân 
sách nhà nước. Phát huy quyền tự chủ, tự chịu 
trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ, gắn 
quyền lợi với trách nhiệm là động lực để phát 
huy tính năng động sáng tạo, đổi mới, áp dụng 
tiến bộ khoa học và sản xuất và quản lý để tiết 
giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận. Luật đã làm 
rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng 
quản lý cung cấp dịch vụ công của nhà nước 
để xóa bỏ triệt để cơ chế bao cấp (xin - cho), 
làm rõ quyền, trách nhiệm của cơ quan nhà 
nước các cấp. Nhà nước thực hiện chức năng 
quản lý nhà nước thông qua cơ chế chính sách, 
kiểm tra, thanh tra mà không can thiệp trực 
tiếp vào hoạt động của các đơn vị cung cấp 
SPDVTL. Nhà nước hỗ trợ nhà đầu tư, đơn vị 
cung cấp SPDVTL thông qua các công cụ tài 
chính như tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 6
trợ vốn, giao quyền khai thác lợi ích tổng 
hợp.vv; nhà đầu tư, đơn vị cung cấp SPDVTL 
hoàn toàn tự chủ trong điều hành, tổ chức sản 
xuất và phân phối kết quả sản xuất kinh doanh. 
Tuy vậy khi chuyển sang thực hiện theo cơ chế 
giá chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn do một 
số văn bản luật dưới luật có liên quan còn mâu 
thuẫn, chồng chéo với các quy định mới của 
Luật Thủy lợi. Một số nội dung của Luật Thủy 
lợi còn phải cụ thể hóa bằng các nghị định, 
thông tư hướng dẫn, vì vậy Bộ Nông nghiệp và 
PTNT chủ động phối hợp với các bộ ngành có 
liên quan nhanh chóng xây dựng trình cơ quan 
có thẩm quy ... ồ n g ) 
Diện t í ch 
 cấp b ù (h a) 
Kin h p h í 
 cấp b ù 
(1 06 đ ồ n g ) 
Diện t í ch 
cấp b ù 
 (h a) 
Kin h p h í 
cấp b ù 
(1 06 đ ồ n g ) 
Vù n g m iền n ú i p hí a B ắ c 6 6 0. 5 9 0 , 0 7 7 4. 9 2 2 , 0 6 7 9. 3 7 0 , 0 8 0 6. 7 7 4 , 0 6 9 0. 2 0 4 , 0 8 1 1. 1 5 9 , 0 
Vù ng đ ồn g b ằng Sô ng Hồ n g 1. 7 1 0 . 0 0 1, 0 2. 1 4 4 . 2 3 3, 0 1. 7 0 6 . 9 7 8, 0 2. 1 8 1 . 4 9 1, 0 1. 7 0 1 . 6 9 8, 0 2. 1 8 1 . 5 1 8, 0 
Vù n g B ắ c T ru n g b ộ v à D H 
NT b ộ 1. 4 0 3 . 8 8 3, 0 1. 5 1 8 . 0 7 2, 0 1. 4 2 3 . 6 1 0, 0 1. 5 3 0 . 0 1 0, 0 1. 4 1 3 . 2 1 6, 0 1. 5 1 6 . 1 4 4, 0 
Vù n g T ây Ng u y ên 1 7 7. 5 3 6 , 0 1 8 1. 3 5 0 , 0 1 9 6. 3 2 0 , 0 2 0 8. 5 4 1 , 0 2 1 8. 4 1 8 , 0 2 3 0. 9 4 3 , 0 
Vù n g Đô n g Na m b ộ 1 7 5. 0 8 6 , 0 1 0 5. 9 6 8 , 0 1 8 8. 0 9 7 , 0 1 1 1. 2 6 3 , 0 1 9 9. 3 4 2 , 0 1 2 0. 5 4 1 , 0 
Vù ng đồng bằng sông Cửu Long 4. 9 2 5 . 2 5 8, 0 1. 3 6 7 . 1 9 0, 0 4. 9 7 2 . 2 6 0, 0 1. 4 5 3 . 1 8 4, 0 5. 1 7 0 . 2 0 4, 0 1. 3 8 4 . 6 8 8, 0 
Tổng cộng 9.052.354,0 6.091.735,0 9.166.635,0 6.291.263,0 9.393.082,0 6.244.993,0 
Tuy vậy, mức hỗ trợ tiền sử dụng SPDVTL 
phải căn cứ theo định mức sử dụng (phù hợp 
với từng loại đối tượng sử dụng nước, ở từng 
vùng miền) mà không hỗ trợ tràn lan như chính 
sách miễn thủy lợi phí hiện nay, nếu sử dụng 
không hết định mức, được thưởng; ngược lại 
sử dụng quá định mức thì phải trả thêm tiền. 
Các hộ sử dụng nước buộc phải thay đổi dần 
tập quán, thói quen sử dụng nước lảng phí, 
nâng cao ý thức trách nhiệm trong hoạt động 
thủy lợi, tạo động lực ứng dụng tiến bộ Kỹ 
thuật tưới tiết kiệm nước. Tuy vậy để thay đổi 
tập quán, thòi quen với cơ chế bao cấp trức đây 
cũng không đơn giản, vì vậy chính quyền các 
cấp, thông qua các tổ chức xã hội (phủ nữ, 
thành niên, cựu chiến bình và các tổ chức đoàn 
thể khác) phối hợp truyền truyền, giải thích, đối 
thoại để người dân hiểu rõ về luật, chỉ đạo các 
cơ quan truyền thông xây dựng các chương 
trình cụ thể về truyền truyền phổ biến luật. 
b) Đối với bên cung cấp SPDVTL 
Theo quy định của Luật, tất cả doanh nghiệp, tổ 
chức thủy lợi cơ sở, cá nhân (chủ thể KTCTTL) 
đều được nhà nước khuyến khích tham gia hoạt 
động cung cấp SPDVTL nếu đủ năng lực theo 
quy định thông qua các phương thức đấu thầu, 
đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ. Các chủ thể khai 
thác công trình thủy lợi (bên cung cấp dịch vụ) 
được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động 
sản xuất từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức 
thực hiện kế hoạch, sử dụng lao động; tự chủ về 
tài chính, trả lương, thưởng cho người lao động 
theo kết quả công việc là cơ sở để tạo động lực 
đổi mới, sáng tạo nâng cao hiệu quả sản xuất 
kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch 
vụ. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh 
thông thường và sản xuất sản phẩm, dịch vụ 
công ích để có cơ chế quản lý phù hợp. Cơ chế 
mới mở ra cơ hội cho các đơn vị QLKTCTTL 
khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai, mặt 
nước, cơ sở hạ tầng công trình và các nguồn lực 
khác do Nhà nước giao để tăng nguồn thu, bù 
đắp thêm kinh phí tu sửa công trình và cải thiện 
thu nhập cho người lao động. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 8
Tách bạch chức năng quản lý nhà nước và 
chức năng cung cấp sản phẩm dịch vụ công 
của nhà nước sẽ giảm bớt sự can thiệp trực 
tiếp của cơ quan quản lý nhà nước vào hoạt 
động sản xuất của đơn vị, nhà nước quản lý 
bằng cơ chế chính sách, quản lý thông qua hợp 
đồng và kết quả đầu ra. Hoạt động cung cấp 
SPDVTL phải tuân theo cơ chế thị trường, gắn 
giá cả với số lượng, chất lượng dịch vụ trong 
môi trường cạnh tranh minh bạch là động lực 
để thu hút khu vực tư nhân, cộng đồng tham 
gia. Thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý 
kinh doanh cho các doanh nghiệp, không phân 
biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế. 
Thực hiện cơ chế giá cùng với đổi mới về tổ 
chức, phương thức hoạt động là thách thức lớn 
và tác động lớn đến hầu hết các đơn vị 
QLKTCTTL, nhất là các doanh nghiệp nhà 
nước. Hoạt động trên sân chơi công bằng, minh 
bạch, bình đẳng đòi hỏi doanh nghiệp phải tự đổi 
mới tổ chức bộ máy, sắp xếp, quản lý sử dụng 
lao động hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, 
tiết kiệm vật tư nhiên liệu để cắt giảm chi phí sản 
xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mới 
có thể tồn tại và phát triển. 
Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và 
PTNT, đến cuối năm 2013 cả nước có 24.796 
lao động làm việc trong các đơn vị 
QLKTCTTL; 98 % thuộc các công ty 
TNHHMTV quản lý khai thác công trình thủy 
lợi (doanh nghiệp nhà nước), trong đó vùng 
ĐBSH chiếm 54 % (13.581 lao động) trong 
khi diện tích tưới chỉ đạt 15.3 %; vùng 
ĐBSCL chiếm 4 % (1000 lao động), diện tích 
tưới chiếm 55 %. Vì vậy Bộ Nông nghiệp và 
PTNT, UBND các tỉnh phải nhanh chóng xây 
dựng đề án cơ cấu toàn diện doanh nghiệp theo 
Quyết định 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của 
Thủ tướng Chính phủ như: sắp xếp bộ máy, 
nâng cao năng lực tài chính; đổi mới công tác 
quản trị, công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý 
nguồn nhân lực; cơ cấu lại sản phẩm, ngành 
nghề sản xuất, chiến lược phát triển; nghiên 
cứu đề xuất mô hình hoạt động phù hợp theo 
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 
số 1559/TTg-ĐMDN ngày 12/10/2017. Đối 
với các đơn vị sự nghiệp công lập 
QLKTCTTL (Trung tâm, Ban ) sẽ phải điều 
chỉnh chức năng nhiệm vụ cho phù hợp với 
quy định của Luật Thủy lợi. Tổ chức thủy lợi 
cơ sở sẽ phải kiện toàn lại theo loại hình hợp 
tác xã hoặc tổ hợp tác, đây là nhiệm vụ nặng 
nề và khó khăn đối chính quyền các cấp nhất 
là các tỉnh miền núi. 
Các bên tham gia hoạt động cung cấp 
SPDVTL phải theo cơ chế thị trường thông 
qua các hình thức hợp đồng (giữa chủ quản lý 
với chủ thể KTCTTL; giữa chủ thể KTCTTL 
với bên sử dụng SPDVTL) với các điều khoản 
ràng buộc quyền hạn, trách nhiệm được pháp 
luật bảo vệ để bảo đảm lợi ích và công bằng 
cho các bên. Giá SPDVTL từng bước sẽ được 
tính đúng, tính đủ, công khai, minh bạch các 
yếu tố hình thành giá; không lồng ghép các 
chính sách xã hội trong giá; từng buốc chuyển 
từ cơ chế hỗ trợ cho đơn vị cung cấp SPDVTL 
sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ 
hưởng (theo Nghị quyết 99/NQ-CP ngày 
3/10/2017 của Chính phủ) là các thách thức 
lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước, nhất là 
thời kỳ đầu. Vì vậy Bộ nông nghiệp và PTNT, 
UBND các cấp cần chủ động xây dựng đề án 
sắp xếp lại các đơn vị QLKTCTTL, rà soát lại 
hiện trạng công trình, quy định phân cấp cho 
các chủ quản lý cho phù hợp với các quy định 
của luật thủy lợi và các chỉ đạo của Chính phủ, 
Thủ tướng chính phủ. 
c) Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về 
thủy lợi 
Luật thủy lợi đã tạo lập khung pháp lý đầy đủ 
cho các hoạt động thủy lợi, đồng bộ phù hợp 
với các bộ luật khác có liên quan, phù hợp với 
chính sách của Đảng và nhà nước, phù hợp 
thông lệ và hội nhập quốc tế trong nền kinh tế 
thị trường. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để 
các cơ quản lý nhà nước thực thi tốt chức năng 
nhiệm vụ được giao, quản lý sử dụng hiệu quả 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 9
tiết kiệm ngân sách nhà nước đầu tư cho thủy 
lợi. Theo thống kê, từ năm 2011-2015, ngoài 
tiền cấp bù thủy lợi phí, hàng năm Nhà nước 
phải chi bình quân cho hoạt động thủy lợi 
khoảng trên 48.000 tỷ/năm, phần lớn khoản 
chi này là cho công tác tu sửa nâng cấp các 
công trình. Thay đổi cơ chế quản lý, khuyến 
khích khu vực tư nhân tham gia, nâng cao 
trách nhiệm và tính giải trình sẽ tiết kiệm đáng 
kể kinh phí cho ngân sách nhà nước. Huy động 
nguồn vốn trong khu vực tư nhân sẽ giảm 
được đáng kể nguồn kinh phí nhà nước (trong 
cả đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác) trong 
bối cảnh nợ công đang ở mức cao, hơn nữa 
chất lượng công trình, chất lượng dịch vụ sẽ 
tốt hơn do tính ưu việt của quản trị tư luôn tốt 
hơn quản trị công. Nâng cao tính giải trình, 
tính minh bạch sẽ hạn chế được các tác động 
tiêu cực của cơ chế bao cấp, là nguyên nhân 
nẩy sinh ra tiêu cực, gây thất thoát lãng phí. 
Thực hiện cơ chế giá SPDVTL tạo lập môi 
trường hoạt động minh bạch, bình đẳng là cơ 
cở để xóa bỏ cơ chế "xin-cho" chắc chắn sẽ 
gặp không ít khó khăn, tác động lớn đến lợi 
ích của một số cán bộ công quyền quản lý nhà 
nước. Vì vậy Nhà nước phải kịp thời hoàn 
thiện các văn bản dưới luật, tổ chức truyên 
truyền phổ biến để tạo sự đồng thuận của xã 
hội. Xây dựng chương trình, kế hoạch hành 
động cụ thể ở các cấp, kiện toàn lại bộ máy 
quản lý nhà nước cho phù hợp với cơ chế mới. 
Khẩn trương hoàn thiện các văn bản dưới luật 
(nghị định, Thông tư) làm rõ chức năng quản 
lý nhà nước với chức năng cung cấp sản phẩm 
dịch vụ công, kiện toàn lại bộ máy quản lý 
nhà nước các cấp, làm rõ chức năng nhiệm vụ 
của từng đơn vị, nội dung và phương thức 
quản lý, phân công và phân cấp. 
5. MỘT SỐ THẢO LUẬN KHI THỰC HIỆN 
CƠ CHẾ GIÁ SPDVTL 
Trong quá trình thảo luận, góp ý hoàn thiện Luật 
Thủy lợi, một số Đại biểu quốc hội yêu cầu làm 
rõ thêm một số vấn đề sau: 
Vấn đề thứ nhất:Lộ trình tính giá dịch vụ (bao giờ 
tính đúng, tính đủ, hay tính đúng, tính đủ ngay từ 
đầu) lộ trình áp dụng như thế nào, bài toán cân 
đối tài chính trong hoạt động thủy lợi như thế 
nào?. Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thuộc nhóm 
hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá, giá 
SPDVTL bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh 
doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với 
mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách 
phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng 
thời kỳ . Luật quy định Chính phủ hướng dẫn chi 
tiết và lộ trình thực hiện giá SPDVTL. Vì vậy tuy 
theo loại SPDVTL là SPDVCI hay SPDVK để 
quy định lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí cho 
phù hợp với khả năng chi trả của các đối tượng sử 
dụng. Theo dự thảo Nghị định hướng dẫn luật, dự 
kiến từ nay đến năm 2020, giá SPDVIC chỉ bao 
gồm các chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, chi phí 
thực tế hợp lý khác và lợi nhuận phù hợp với mặt 
bằng thị trường; với SPDVK có thể bao gồm một 
phần chi phí khấu hao. Giá SPDVTL do cơ quan 
có thẩm quy định là cơ sở để bên cung cấp dịch 
vụ và bên sử dụng dịch vụ ký hợp đồng cung cấp 
dịch vụ, là cơ sở để Nhà nước tính toán cấp kinh 
phí hỗ trợ tiền sử dụng SPDVTL theo quy định. 
Các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi 
phải tự lập và cân đối phương án tài chính (Lập 
phương án tài chính) cho hoạt động của đơn vị 
khi tham gia đấu thầu, đặt hàng hay giao nhiệm 
vụ theo các quy định của pháp luật. Giá trúng 
thầu, hay giá đặt hàng, hay dự toán giao nhiệm vụ 
là cơ sở để bên cung cấp dịch vụ tự cân đối tài 
chính theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, 
cơ quan nhà nước sẽ quản lý theo kết quả đầu ra 
cuối cùng. 
Vấn đề thứ hai: Dự đoán khó khăn nào sẽ gặp khi 
thực hiện; tính khả thi khi thực hiện cơ chế giá 
dịch vụ. Thay đổi từ cơ chế phí sang cơ chế giá 
SPDVTL là một cuộc cách mạng, buộc tất các cơ 
quan có liên quan đến hoạt động thủy lợi phải 
thay đổi tư duy, thay đổi cách làm, bảo đảm minh 
bạch, công bằng và chắc chắn sẽ gặp không ít khó 
khăn khi thực hiện. Tuy nhiên đối tượng này chủ 
yếu thuộc các cơ quan quản lý nhà nước và doanh 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 42 - 2018 10
nghiệp nhà nước. Vì vậy cần phải có sự tham gia 
chỉ đạo lãnh đạo của cả hệ thống chính trị, tăng 
cường các hoạt động phổ biến, truyên truyền nâng 
cao nhận thức, nâng cao tính giải trình và thực 
hiện nghiêm kỷ luật hành chính thì sẽ khắc phục 
được. Dù sẽ gắp khó khăn trong triển khai thực 
hiện cơ chế giá SPDVTL, nhưng thực tiển ở các 
nước và thực tế của một số địa phương đã thực 
hiện cơ chế giá từ nhiều năm nay đã chứng minh 
tính khả thi. 
Vấn đề thứ ba: Vai trò của người dân sử dụng 
SPDVTL như thế nào; người dân có quyền gì, có 
được chọn cây trồng phù hợp không; khi hạn hán, 
thiên tai có phải trả tiền sử dụng SPDVTL 
không?. Thực hiện cơ chế giá, mua bán phải trả 
tiền để phát huy vai trò của người dân (khách 
hàng là thượng đế), người dân có quyền yêu cầu 
về số lượng, chất dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa 
dạng của sản xuất trong nền kinh tế thị trường. 
Người dân toàn quyền quyết định trồng cây gì, 
nuôi con gì cho hiệu quả với hiện trạng thủy lợi 
và nguồn nước sẵn có, phù hợp với quy hoạch, 
định hướng phát triển chung của vùng, khu vực. 
Người dân có quyền từ chối trả tiền hoặc yêu cầu 
phải đền bù thiệt hại nếu bên cung cấp dịch vụ 
không tuân thủ đúng hợp đồng gây thiệt hại cho 
người dân (bên sử dụng SPDVTL). 
Nhà nước tiếp tục hỗ trợ tiền sử dụng SPDVTL 
cho một số đối tượng sản xuất nông nghiệp, ở các 
vùng khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo (miễn, giảm 
giá SPDVTL) kể cả trong điều kiện thời tiết bình 
thường; khi có thiên tai hạn hán, lũ lụt gây ảnh 
hưởng đến sản xuất, Nhà nước hỗ trợ dân như 
đang thực hiện hiện nay. Chính sách hỗ trợ không 
ảnh hưởng đến lợi ích của bên cung cấp dịch vụ, 
không phân biệt chủ thể khai thác, không phân 
biệt nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình thủy 
lợi, Nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng SPDVTL thì 
ngân sách nhà nước bảo đảm chi trả để không ảnh 
hưởng đến lợi ích của bên cung cấp SPDVTL. 
Theo chỉ đạo của Chính phủ, phải nghiên cứu 
thay đổi phương thức hỗ trợ, chuyển từ hỗ trợ cho 
các đơn vị cung cấp dịch vụ sang hỗ trợ trực tiếp 
cho các đối tượng thụ hưởng để nâng cao tính 
hiệu quả của chính sách, gắn kết trách nhiệm của 
bên cung cấp và sử dụng SPDVTL, khuyến khích 
sử dụng nước tiết kiệm. 
d) Vấn đề thứ tư: Nhà nước và người dân đã đầu 
tư xây dựng công trình thủy lợi, khi giao cho khu 
vực tư nhân quản lý thì trả tiền như thế nào; trách 
nhiệm của bên cung cấp SPDVTL như thế nào?. 
Luật thủy lợi quy định công trình thủy lợi là công 
trình hạ tầng kỹ thuật, SPDVTL thuộc nhóm hàng 
hóa dịch vụ do Nhà nước định giá, nhà nước chịu 
trách nhiệm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích 
thủy lợi, vì vậy các công trình thủy lợi do nhà 
nước và nhân dân đã đầu tư dù có giao cho khu 
vực tư nhân quản lý thì nhà nước vẫn thống nhất 
sở hữu; doanh nghiệp, nhà đầu tư nhận quyền 
khai thác, quản lý, vận hành theo hình thức đối 
tác công tư. Giá SPDVTL và trách nhiệm của bên 
cung cấp được quy định rõ trong hợp đồng giữa 
nhà nước và nhà đầu tư theo quy định, kể cả khi 
có thiên tai hạn hán, úng lụt. 
 Vấn đề thứ năm: Thực hiện cơ chế giá SPDVTL 
có khắc phục được các tồn tại hiện nay không 
(thiếu động lực, lẫn lộn, xung đột giữa quản lý 
nhà nước và quản lý khai thác; thất thoát tiền của 
nhà nước; thất thoát nước) ?. Thực hiện cơ chế 
giá là tất yếu khách quan của nền kinh tế thị 
trường, sẽ khắc phục được các tồn tại vốn sinh ra 
từ cơ chế quản lý bao cấp như các đại biểu đã 
nêu. Thực hiện cơ chế giá, cùng với đổi mới 
phương thức quản lý được ví như một cuộc cách 
mạng trong công tác quản lý khai thác công trình 
thủy lợi. Tuy vậy, việc triển khai thực hiện chắc 
chắn sẽ gặp không ít khó khăn khi phải thay đổi 
tư duy bao cấp, xin - cho đã ăn sâu từ nhiều năm 
nay, hơn nữa lại tác động đến lợi ích của một 
nhóm cán bộ quản lý có chức, có quyền đang trục 
lợi từ khiếm khuyết của cơ chế bao cấp./. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_tac_dong_cua_co_che_gia_san_pham_dich_vu_thuy_loi_den.pdf