Một số vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nghề trong bối cảnh mới

Abstract: The paper presents a number of theoretical issues on the development of vocational

teachers in the context of situation. The results of the study are the basis for the design of the

contents of the questionnaire survey as the basis for proposing measures to develop this team in

the field of study.

pdf 5 trang yennguyen 5920
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nghề trong bối cảnh mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nghề trong bối cảnh mới

Một số vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng nghề trong bối cảnh mới
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 17-21 
17 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN 
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TRONG BỐI CẢNH MỚI 
Bùi Đức Tú - Trường Đại học Sài Gòn 
Ngày nhận bài: 07/09/2018; ngày sửa chữa: 18/09/2018; ngày duyệt đăng: 28/09/2018. 
Abstract: The paper presents a number of theoretical issues on the development of vocational 
teachers in the context of situation. The results of the study are the basis for the design of the 
contents of the questionnaire survey as the basis for proposing measures to develop this team in 
the field of study. 
Keywords: Teaching staff, development of faculty, vocational colleges. 
1. Mở đầu 
Quan điểm của Chính phủ Việt Nam về phát triển hệ 
thống giáo dục nghề nghiệp là: tăng nhanh quy mô đào tạo 
(ĐT) cao đẳng nghề (CĐN), trung cấp nghề cho các khu 
công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu 
lao động; mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển 
trung tâm dạy nghề quận/huyện; tạo chuyển biến căn bản 
về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của 
khu vực và thế giới. Để thực hiện chủ trương này thì việc 
phát triển đội ngũ giảng viên (ĐNGV) các trường cao đẳng 
là khâu đột phá hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trên thực 
tế, chưa có nhiều các nghiên cứu khoa học chuyên sâu về 
phát triển ĐNGV trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. 
Để làm cơ sở cho việc thiết kế những nội dung khảo 
sát thực trạng, từ đó đưa ra giải pháp, bài viết hệ thống 
hóa khung lí luận về phát triển ĐNGV các trường CĐN 
trong bối cảnh mới. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số khái niệm 
- ĐNGV trường CĐN là tập hợp những người làm 
nhà giáo chuyên trách hoặc bán chuyên trách, được tổ 
chức thành một lực lượng cùng chung một nhiệm vụ là 
thực hiện các mục tiêu ĐT đã đề ra ở các trường CĐN. 
Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua 
lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định 
của pháp luật, thể chế xã hội và các nội quy, quy chế chi 
tiêu nội bộ của mỗi trường. 
- Phát triển ĐNGV trường CĐN là giải pháp của 
những nhà quản lí nhằm xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, 
mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu; là nhiệm vụ trọng 
tâm, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển toàn diện 
của các trường CĐN. Thuật ngữ “phát triển ĐNGV” được 
hiểu là một khái niệm tổng hợp bao gồm cả việc bồi dưỡng 
(BD) ĐNGV và phát triển nghề nghiệp ĐNGV. Nếu như 
phạm vi BD bao gồm những gì mà giảng viên (GV) cần 
phải biết và phạm vi phát triển nghề nghiệp ĐNGV bao 
gồm những gì họ nên biết, thì phát triển ĐNGV là bao quát 
tất cả những gì mà GV có thể trau dồi, phát triển để đạt 
những mục tiêu cơ bản cho bản thân, cho nhà trường. Đó 
là con đường để GV phát triển toàn diện nội lực của bản 
thân, làm cho họ có đủ điều kiện, có khả năng sáng tạo 
trong việc thực hiện tốt nhất mục tiêu của nhà trường. 
Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng, phát triển ĐNGV 
chính là tìm cách khuếch trương để đạt hiệu suất cao nhất 
của 5 yếu tố: 1) ĐT, tự ĐT, thâm nhập thực tiễn doanh 
nghiệp... để toàn đội ngũ đạt đến sự chuẩn hóa, hiện đại hóa; 
2) Thực hiện các chế độ, chính sách tốt nhất đối với GV; 3) 
Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo tính hợp lí, 
tính xã hội hóa và tính đồng thuận trong tổ chức; 4) Tổ chức 
hoạt động giảng dạy một cách hợp lí, đồng bộ với các yếu 
tố số lượng, cơ cấu của đội ngũ; 5) Tăng cường cơ chế dân 
chủ hóa trong hoạt động, giúp GV tự phát triển bản thân. 
2.2. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề 
Phát triển ĐNGV chính là phát triển nguồn nhân lực 
chất lượng cao trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cơ sở 
phương pháp luận của sơ đồ quản lí nguồn nhân lực sẽ 
được sử dụng để tiếp cận vấn đề. Thuật ngữ “sơ đồ quản lí 
nguồn nhân lực” được hiểu là bao hàm nhiều hoạt động 
khác nhau, thuộc phạm vi hoạch định chính sách để quản 
lí và phát triển nguồn nhân lực. Trong phát triển ĐNGV, 
chúng ta có thể tiếp cận nghiên cứu chỉ theo nhánh thứ nhất 
của sơ đồ (phát triển đội ngũ - nguồn nhân lực), trong đó 
chủ yếu đi sâu vào các vấn đề GD-ĐT, BD, phát triển bền 
vững. Nhưng vì mối quan hệ không thể tách rời với 2 
nhánh còn lại (sử dụng GV và môi trường làm việc của 
GV) và đặc biệt vì tính hệ thống của vấn đề, chúng tôi sẽ 
đề cập một cách hệ thống các giải pháp để thực hiện nhiệm 
vụ ở cả 3 nhánh của sơ đồ. Do vậy, nội dung phát triển 
ĐNGV cũng phải thực hiện đầy đủ các nội dung của quá 
trình quản lí nguồn nhân lực như: kế hoạch hóa, tuyển mộ, 
lựa chọn, BD, phát triển bền vững, đánh giá, đãi ngộ... 
Đồng thời, hướng tiếp cận cần đảm bảo xuyên suốt trong 
phát triển ĐNGV là tuân thủ các chức năng cơ bản của 
công tác quản lí: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. 
Một nghiên cứu tương tự khi đề cập nội dung phát 
triển ĐNGV cho rằng, cần phải xem xét toàn diện trên 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 17-21 
18 
các mặt: chuẩn GV; giáo dục bền vững cho GV; sự phân 
chia trách nhiệm của nhà trường đối với GV; điều kiện 
làm việc trong trường của GV; phạm vi tác động đến vấn 
đề quản lí ĐNGV. Trong đó, theo chúng tôi, yếu tố “giáo 
dục bền vững cho GV” luôn được coi là quan trọng nhất, 
với sự phát triển từ “lực thúc đẩy” của các giải pháp được 
xây dựng và từ sự “tự thúc đẩy cộng hưởng” của chính 
bản thân GV mà yêu cầu GV về tự học và học suốt đời, 
về tính tự chủ và tự giác phải được đặt ra rất cao. Đây là 
nền tảng cho việc phát triển đội ngũ bền vững, là cơ sở 
để tạo ra một “nền văn hóa” của sự thúc đẩy và học hỏi 
trong đội ngũ. Với những cách tiếp cận trên, có thể xác 
định các nội dung chính về phát triển ĐNGV các trường 
CĐN trong bối cảnh mới như sau: 
2.2.1. Xây dựng Chuẩn đội ngũ giảng viên 
Theo Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH thì 
Chuẩn ĐNGV như sau: 
2.2.1.1. Chuẩn chất lượng giảng viên 
- Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống: 
+ Phẩm chất chính trị: Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, 
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 
thường xuyên học tập nâng cao nhận thức chính trị; có ý 
thức tổ chức kỉ luật; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích 
chung; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp 
luật và các quy định nghề nghiệp; gương mẫu thực hiện 
nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính 
trị, xã hội; + Đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, tâm huyết với 
nghề; có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương 
tâm nhà giáo; đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, 
có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu 
dạy nghề; thương yêu, tôn trọng người học, giúp người học 
khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt, bảo vệ 
quyền và lợi ích chính đáng của người học; tận tụy với công 
việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, cơ 
sở, ngành; công bằng trong giảng dạy, giáo dục, khách quan 
trong đánh giá năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, 
chống tham nhũng, lãng phí, chống bệnh thành tích; thực 
hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; 
+ Lối sống, tác phong: Sống có lí tưởng, có mục đích, ý chí 
vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong 
sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, 
chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; có lối 
sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và 
thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; có thái độ ủng hộ, 
khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến 
bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỉ; 
tác phong làm việc khoa học; trang phục khi thực hiện 
nhiệm vụ giản dị, gọn gàng, lịch sự, không gây phản cảm và 
phân tán sự chú ý của người học; có thái độ văn minh, lịch 
sự, đúng mực trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng 
nghiệp, với người học, với phụ huynh người học và nhân 
dân; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo; xây 
dựng gia đình văn hoá; biết quan tâm đến những người xung 
quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng. 
- Năng lực chuyên môn, sư phạm dạy nghề: + Kiến 
thức chuyên môn: Phải có bằng tốt nghiệp CĐN hoặc 
CĐN sư phạm kĩ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với 
nghề giảng dạy; có trình độ B về một ngoại ngữ thông 
dụng và có trình độ B về tin học trở lên; nắm vững kiến 
thức nghề được phân công giảng dạy; hiểu biết về thực tiễn 
sản xuất và những tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ 
mới của nghề; + Kĩ năng nghề: Có kĩ năng nghề tương 
đương trình độ CĐN hoặc bậc 5/7, bậc 4/6 trở lên hoặc là 
nghệ nhân cấp quốc gia; thực hiện thành thạo các kĩ năng 
của nghề được phân công giảng dạy; tổ chức thành thạo 
lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng 
dạy; nắm vững kĩ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề; 
+ Trình độ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: Có bằng tốt 
nghiệp CĐN sư phạm kĩ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kĩ 
thuật hoặc có chứng chỉ sư phạm dạy nghề phù hợp theo 
quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 
2.2.1.2. Chuẩn về nhiệm vụ giảng viên 
- Công tác giảng dạy: + Chuẩn bị giảng dạy: soạn giáo 
án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị 
phục vụ cho việc giảng dạy module, môn học được phân 
công giảng dạy; + Giảng dạy module, môn học được phân 
công theo kế hoạch và quy định của chương trình; 
+ Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản 
xuất; luyện thi cho học sinh, sinh viên giỏi nghề tham gia 
Hội thi tay nghề các cấp; + Đánh giá kết quả học tập của 
sinh viên: soạn đề thi, kiểm tra; coi thi, kiểm tra, đánh giá 
kết quả; chấm thi tuyển sinh, chấm thi tốt nghiệp, đánh giá 
kết quả nghiên cứu của sinh viên. Biên soạn giáo trình, tài 
liệu giảng dạy. Góp ý kiến xây dựng chương trình, nội 
dung môn học, module được phân công giảng dạy; 
+ Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; 
thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị dạy nghề. 
- Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học 
sinh, sinh viên. 
- Học tập, BD nâng cao trình độ; dự giờ, trao đổi kinh 
nghiệm, cải tiến phương pháp giảng dạy; tham gia các 
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. 
- Tham gia BD theo yêu cầu phát triển chuyên môn, 
nghiệp vụ của trường, khoa, bộ môn. 
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa 
học kĩ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kĩ thuật vào dạy nghề 
và thực tiễn sản xuất. Hướng dẫn sinh viên tham gia các 
hoạt động nghiên cứu khoa học. 
- Tham gia quản lí công tác ĐT. 
2.2.2. Quy hoạch đội ngũ giảng viên 
Công tác quy hoạch, phát triển ĐNGV giữ vai trò hết 
sức quan trọng, đảm bảo việc xây dựng được một ĐNGV 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 17-21 
19 
đủ về số lượng, có chất lượng cao, đồng bộ về cơ cấu, 
với sự kết nối nhuần nhuyễn giữa các thế hệ; đồng thời, 
qua đó BD được những GV đầu đàn. Khi xây dựng quy 
hoạch, cần bám sát và thể hiện từ những đặc trưng của 
ĐNGV như sau: 
2.2.2.1. Số lượng đội ngũ giảng viên 
Định mức giờ chuẩn của GV trường CĐN là từ 340-
450 giờ/năm. Trong đó, giảng dạy 32 tuần và nghiên cứu 
khoa học công nghệ 12 tuần. Tỉ lệ sinh viên/GV không 
quá 20. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, quy 
mô ĐT, cơ cấu ngành nghề, ta sẽ xác định được số lượng 
GV cần có cho một bộ môn, một khoa, một trường hay 
nhiều trường. Từ đó, căn cứ vào số lượng GV hiện có; 
sau khi trừ đi số GV nghỉ hưu, bỏ việc, thuyên chuyển ra 
bên ngoài và cộng thêm số thuyên chuyển từ bên ngoài 
vào... ta xác định được số GV cần bổ sung. 
Như vậy, ĐNGV với yêu cầu có số lượng đủ, phải 
được đặt trong mối quan hệ hài hòa với các yếu tố kinh 
tế, tâm lí, giáo dục, chính trị, xã hội; số lượng không thể 
đơn thuần về mặt số học. 
2.2.2.2. Cơ cấu đội ngũ giảng viên 
Cơ cấu ĐNGV có thể hiểu đó là cấu trúc bên trong 
của đội ngũ, là một thể hoàn chỉnh, thống nhất. Đó là yêu 
cầu về đồng bộ hóa - góp phần tạo nên sức mạnh tổng 
hợp của nguồn nhân lực. Một cơ cấu hợp lí sẽ tạo ra sự 
hoạt động nhịp nhàng của tổ chức, hạn chế tối đa sự triệt 
tiêu nhưng lại tăng cường sự cộng hưởng lẫn nhau giữa 
các yếu tố trong tổ chức. Để phát triển ĐNGV, tất yếu 
phải áp dụng các giải pháp làm chuyển dịch cơ cấu (điều 
chuyển, cho nghỉ việc, tuyển dụng, ĐT bổ sung,...). Các 
thành phần cơ cấu ĐNGV được xem xét sẽ là: 
- Cơ cấu ngành học (theo nhóm ngành ĐT): Xác định 
tỉ lệ GV hợp lí giữa các tổ bộ môn (hoặc khoa) với 
chương trình của các nghề được giao chỉ tiêu tuyển sinh. 
- Cơ cấu trình độ ĐT: Xác định tỉ lệ GV có học vị, 
học hàm, tay nghề bậc cao trong ĐNGV. 
- Cơ cấu xã hội, gồm: + Cơ cấu giới tính: trong 
trường CĐN, nữ GV thường chiếm tỉ lệ tương đương với 
nam giới. Tuy nhiên, về các khía cạnh như: điều kiện để 
được ĐT nâng cao, BD thường xuyên, thời gian học tập 
của cá nhân, thời gian nghỉ dạy do sinh sản, con ốm... lại 
là yếu tố có tác động đến hiệu suất lao động của đội ngũ, 
mà những yếu tố đó lại phụ thuộc vào giới tính. Do đó, 
khi cơ cấu về giới tính đội ngũ khác nhau thì giải pháp 
liên quan của từng nơi cũng phải khác nhau; + Cơ cấu 
thành phần dân tộc, tôn giáo là sự phân bố một tỉ lệ tương 
đối hợp lí về GV là người dân tộc ít người trong các 
trường CĐN, cũng như đặc điểm tôn giáo trong ĐNGV; 
+ Cơ cấu thành phần chính trị: đảm bảo tỉ lệ GV là đảng 
viên một cách hợp lí, làm hạt nhân lãnh đạo chính trị 
trong nhà trường và trong mỗi khoa, tổ bộ môn. 
- Cơ cấu theo độ tuổi: đây là cơ cấu lao động phục vụ 
sự thay thế (trẻ, già), là đảm bảo sự cân đối giữa các thế 
hệ, để vừa có thể phát huy được kinh nghiệm của GV cao 
tuổi, vừa phát huy được sự nhiệt tình, hăng hái, năng 
động, sáng tạo của đội ngũ trẻ. 
Những cơ cấu trên đây bao giờ cũng phải đảm bảo sự 
cân đối, đồng bộ; nếu phá vỡ sự cân đối này sẽ làm ảnh 
hưởng đến chất lượng ĐNGV, tuy nhiên thực tế cơ cấu 
về chuyên môn ĐT là quan trọng nhất. 
2.2.2.3. Chất lượng đội ngũ giảng viên 
Đặc điểm lao động sư phạm đòi hỏi phải hết sức coi 
trọng chất lượng của từng GV, nhưng mặt khác, sự phân 
công lao động lại đòi hỏi phải rất quan tâm đến chất 
lượng đội ngũ, trước hết là tập thể sư phạm trong mỗi nhà 
trường. Tiêu chí chủ yếu để đánh giá ĐNGV chính là 
chất lượng của đội ngũ - nhân tố quyết định sự phát triển 
của tổ chức. Trạng thái chất lượng của đội ngũ mạnh hay 
yếu, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hay không phụ 
thuộc rất nhiều vào quy mô số lượng đội ngũ, sự đồng bộ 
của đội ngũ, năng lực, phẩm chất của mỗi thành viên 
trong đội ngũ. Theo chúng tôi, chất lượng ĐNGV được 
thể hiện ở 05 yếu tố cơ bản: 1) Tư cách đạo đức GV; 
2) Trình độ chuyên môn; 3) Nghiệp vụ sư phạm nghề; 4) 
Số lượng ĐNGV; 5) Cơ cấu ĐNGV. 
2.2.2.4. Xây dựng tập thể sư phạm có tính đồng thuận 
cao theo mô hình “Tổ chức biết học hỏi” (Learning 
organization) 
Mỗi cá nhân GV không chỉ cần làm việc sáng tạo, mà 
còn phải biết kết hợp và chia sẻ với đồng nghiệp và những 
thành viên khác trong khoa, trong bộ môn cùng tham gia 
trong công việc chung; cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ 
chính trị của tập thể đảm nhận. Tính đồng thuận của ĐNGV 
được thể hiện ở tình đoàn kết, nhất trí trong tập thể sư phạm 
và có chung tầm nhìn, quan điểm về phát triển nhà trường. 
Tuy nhiên, đồng thuận không làm mất đi cá tính, không loại 
bỏ những khác biệt cá nhân làm cho mọi người giống nhau; 
mà đồng thuận sẽ làm cho tính sáng tạo của mỗi cá nhân 
càng có điều kiện phát triển và phát huy tác dụng. 
Xây dựng “Tổ chức biết học hỏi” trong nhà trường 
(xem sơ đồ 1 trang bên). 
Sự đồng thuận của đội ngũ được đảm bảo bởi việc 
tạo ra “vốn tổ chức” qua thiết chế “Tổ chức biết học hỏi” 
của đội ngũ này. Nói cách khác, “Tính đồng thuận của 
ĐNGV theo nghĩa hẹp là xây dựng được tình đoàn kết 
của GV trong tập thể sư phạm; song, nghĩa rộng hơn và 
ý nghĩa sâu sắc hơn là xây dựng ĐNGV trong nhà trường 
thành tổ chức biết học hỏi”. Như vậy, ĐNGV có tính 
đồng thuận và luôn biết học hỏi chính là biểu hiện của 
văn hóa nhà trường - văn hóa chất lượng. Đó là môi 
trường mà mọi người cùng thi đua học tập, rèn luyện; 
mọi hành vi của GV trong đội ngũ đều hướng đến khát 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 17-21 
20 
vọng, hoài bão hoàn thiện nhân cách của mình, nhằm góp 
sức nâng cao chất lượng ĐT của trường CĐN. 
Sơ đồ 1. Mô hình “Tổ chức biết học hỏi” 
trong nhà trường 
Trên cơ sở vấn đề xây dựng quy hoạch phát triển 
ĐNGV với những đặc trưng đã trình bày trên đây, có thể 
mô hình hóa bằng sơ đồ “Xây dựng quy hoạch phát triển 
ĐNGV” như sau (xem sơ đồ 2). 
2.2.3. Tuyển dụng giảng viên 
Công tác tuyển dụng GV là điều kiện tiên quyết tạo 
ra những tiền đề thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ 
công chức nói chung và ĐNGV nói riêng. Tuyển dụng 
GV cần phải tiến hành theo đúng quy trình của công tác 
quản lí nhân sự từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, 
chỉ đạo, kiểm tra. Đồng thời, phải căn cứ vào các văn bản 
pháp lí, phải tuân thủ những nguyên tắc, quy trình yêu 
cầu trong việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí công chức 
trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, cần 
linh hoạt đặt ra những yêu cầu mang tính chất “Hai trong 
một”, chẳng hạn ngoài phẩm chất, chuyên môn còn có 
năng khiếu về văn, thể, mĩ hoặc tuyển GV nghề này kiêm 
một vài công việc thuộc chuyên môn khác. Có như vậy, 
việc bố trí ĐNGV mới ít xảy ra tình trạng “thừa thiếu giả 
tạo” do nguồn tuyển không ổn định hàng năm. 
Mỗi trường CĐN được quyền chủ động trong công 
tác tuyển dụng GV, vì vậy, cần tận dụng tốt cơ hội và 
điều kiện này nhằm thu được hiệu quả cao nhất. Các 
trường sẽ tự chịu trách nhiệm xã hội trong tuyển dụng, 
tuyển chọn GV; chú trọng tiêu chí, tiêu chuẩn, công khai, 
minh bạch, có yếu tố cạnh tranh trong tuyển dụng, tuyển 
chọn (ưu tiên những GV đã kinh qua thực tiễn sản xuất, 
kinh doanh và quản lí ở các doanh nghiệp) mới có thể 
tuyển dụng được những người giỏi và thu hút GV giỏi về 
tăng cường cho ĐNGV của mình. 
2.2.4. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên 
Trường CĐN hiện nay phải ĐT theo nhu cầu xã hội, 
nên GV phải rất năng động, kịp thời cập nhật, nắm bắt 
nhanh với sự thay đổi và năng lực nghề nghiệp đòi hỏi phải 
luôn được nâng cao, hoàn thiện. Vì vậy, BD GV sau ĐT 
là con đường tất yếu phải theo. Với giáo dục đổi mới, việc 
BD sau ĐT càng đòi hỏi cấp bách. Bởi lẽ, chất lượng GV 
là “đại lượng” không thể bất biến, cả về bề rộng và chiều 
sâu của nội hàm. Biểu đồ nâng cao năng lực nghề nghiệp 
đối với GV phải như đường xoáy “trôn ốc” theo chiều đi 
lên và tuyệt nhiên không có điểm dừng. Nghị quyết Trung 
ương 4, khóa VII đã nêu: “Khâu then chốt để thực hiện 
chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo ĐT, 
BD và tiêu chuẩn hóa ĐNGV cũng như đội ngũ cán bộ 
quản lí giáo dục cả về chính trị tư tưởng đạo đức và nâng 
cao năng lực chuyên môn”. Quan điểm này của Đảng ta 
cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế tất yếu của thế giới là 
coi trọng ĐT, BD GV trong quá trình hành nghề. 
Theo chúng tôi, khi tổ chức thực hiện hoạt động ĐT, 
BD GV, các trường CĐN phải xác định chính xác nội 
dung, loại hình ĐT, BD; đồng thời, thực hiện đổi mới 
theo hướng: xác định đúng nhu cầu, mục đích, đối tượng 
để xây dựng kế hoạch triển khai và sử dụng kết quả ĐT, 
BD; tăng cường nâng cao kĩ năng nghề nghiệp trong nội 
dung và phương pháp BD; đa dạng hóa các phương thức 
BD; đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong và sau mỗi đợt 
BD; tăng cường xây dựng hệ điều kiện cho các hoạt động 
ĐT, BD. Toàn bộ chu trình này phải được khép kín, chặt 
chẽ, đồng bộ và ràng buộc bằng các văn bản quy định 
của mỗi trường, mỗi khoa. 
2.2.5. Bảo đảm sự hài hòa 
giữa phát triển đội ngũ 
giảng viên với việc sử 
dụng giảng viên và môi 
trường hoạt động của 
giảng viên 
Sử dụng ĐNGV đòi 
hỏi vừa đảm bảo tính 
khoa học, vừa là nghệ 
thuật trong quan hệ đối 
xử, trong phân công giao 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 17-21 
21 
việc và đánh giá thì mới quy tụ được sức mạnh tổng hợp 
hướng đến mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chính trị. 
Trong chính sách sử dụng, cần phải quan tâm bố trí sử 
dụng GV đúng chuyên ngành ĐT, kết hợp theo dõi để 
phát hiện năng khiếu hoặc các khả năng về trình độ khác 
nhằm khai thác tốt tiềm lực của GV vào các hoạt động 
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, mở rộng 
hợp tác trong nước và quốc tế của nhà trường. 
Khi xây dựng chính sách, cần phải đặc biệt chú ý gắn 
việc bố trí sử dụng GV với nhu cầu ĐT, BD nâng cao 
trình độ của GV, gắn quyền lợi của GV với lợi ích chung 
của nhà trường một cách hài hòa, làm cho mọi GV yên 
tâm, phấn khởi, tin tưởng và gắn bó với nhà trường. Chú 
ý kiến tạo môi trường làm việc tích cực cho ĐNGV như: 
điều kiện về nhà ở, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đến 
cảnh quan môi trường sư phạm, những đáp ứng về sinh 
hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Nghĩa là, những 
người quản lí, lãnh đạo các trường CĐN phải thật sự 
đóng vai trò hạt nhân, tạo ra bầu không khí đoàn kết, tin 
tưởng vào sự phát triển của nhà trường và của mỗi thành 
viên trong “Tổ chức biết học hỏi”. 
2.2.6. Duy trì sự phát triển bền vững 
Cần tăng cường khả năng tự phát triển của GV, khả 
năng thích nghi trí tuệ để giải quyết những vấn đề xuất hiện; 
tính luôn luôn mới, tính cách mạng của mỗi cá nhân và của 
toàn thể... Đây cũng chính là xây dựng một đội ngũ biết học 
hỏi, tự tìm tòi để tạo ra các yếu tố thúc đẩy, làm mới mình. 
3. Kết luận 
Phát triển ĐNGV các trường CĐN luôn là vấn đề 
sống còn đối với ĐT nghề trong bối cảnh hiện nay. 
Những nội dung mang tính lí luận trên đây sẽ là cơ sở để 
các nhà quản lí đưa ra những nội dung nghiên cứu thực 
tiễn. Kết quả nghiên cứu thực tiễn sẽ là cơ sở quan trọng 
cho việc đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV các 
trường CĐN trong bối cảnh hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Trần Công Chánh (2014). Đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục đặt ra một số yêu cầu về quy hoạch phát triển 
đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng trong giai đoạn 
hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số 339, tr 4-6. 
[2] Bùi Đức Tú (2013). Giáo dục nghề nghiệp cho học 
sinh phổ thông nhằm góp phần phát triển nguồn 
nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế. NXB Đại 
học Quốc gia Hà Nội. 
[3] Nguyễn Đăng Lăng (2011). Các hướng tiếp cận 
phát triển nguồn nhân lực chủ yếu để phát triển đội 
ngũ giảng viên trường cao đẳng kĩ thuật. Tạp chí 
Giáo dục, số 266, tr 6-8. 
[4] Nguyễn Mĩ Loan (2014). Quản lí phát triển đội ngũ 
giảng viên trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu 
đào tạo nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
Luận án tiến sĩ Quản lí giáo dục, Viện Khoa học 
Giáo dục Việt Nam. 
[5] Daniel R. Beerens (2003). Evaluating Teachers for 
Professional Growth: Creating a Culture of Motivation 
and Learning. Corwin press, INC-California. 
[6] Philip Wong (2004). Technology and Learning: 
Creating the right environment. National Institute of 
Education, Singapore. 
[7] David Sterw - Neal Finkelstein, James R. Stone - John 
Latting - Carolyn Dornsife (1994). Research on School 
to Work Transition Programmes in the USA. National 
Center for Research in vocational education, USA. 
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC VIÊN... 
(Tiếp theo trang 30) 
Do đó, bồi dưỡng, giáo dục đạo đức quân nhân, giá trị 
đạo đức quân nhân của học viên sĩ quan là việc làm hết 
sức cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên nhất 
là trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh quá trình CNH, 
HĐH, đặc biệt là trước tác động của quá trình toàn cầu 
hóa và Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Quân sự (2007). 
Định hướng giá trị đạo đức Quân đội nhân dân Việt 
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. NXB 
Quân đội nhân dân. 
[2] Phạm Minh Hạc - Thái Duy Tuyên (2011). Định 
hướng giá trị con người Việt Nam thời kì đổi mới và 
hội nhập. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[3] Lại Ngọc Hải (2002). Định hướng giá trị nhân cách 
đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội Nhân dân Việt Nam 
hiện nay. NXB Quân đội nhân dân. 
[4] Phạm Văn Nhuận (2007). Chuẩn mực đạo đức quân 
nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 
NXB Quân đội nhân dân. 
[5] Phạm Huy Thành (2017). Vai trò của giáo dục giá 
trị đạo đức quân nhân truyền thống với sự phát triển 
nhân cách sinh viên hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số 
406, tr 58-60. 
[6] Trần Ngọc Tuân (2014). Nâng cao chất lượng Giáo 
dục đạo đức cho sĩ quan biên phòng ở đơn vị cơ sở 
trong tình hình hiện nay. NXB Quân đội nhân dân. 
[7] Đoàn Quốc Thái (2010). Bàn thêm về khái niệm: Giá 
trị đạo đức. Tạp chí Triết học, số 12 (235), tr 61-66. 
[8] Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Quân sự (2010). 
Vận dụng tư tưởng C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin 
trong xây dựng đạo đức quân nhân hiện nay. NXB 
Quân đội nhân dân.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_li_luan_ve_phat_trien_doi_ngu_giang_vien_cac_t.pdf