Một số vấn đề xã hội ở làng công giáo địa bàn Hà Nội (Qua trường hợp làng Phùng Khoang)

Với trên 3/4 dân số Việt Nam hiện đang sinh sống ở các vùng nông thôn, làng xã

Việt Nam vô cùng phong phú với những khác biệt về văn hoá vùng miền, ngành nghề,

tín ngưỡng tôn giáo,. Bên cạnh các loại hình làng Việt như làng thuần nông, làng buôn,

làng chài, làng nghề,. còn có làng công giáo. Làng Công giáo ở Việt Nam được hình

thành từ thời tiền thuộc địa, có bề dày lịch sử hàng thế kỷ, với con số hàng trăm, riêng

trên địa bàn Hà Nội cũng có hàng chục làng, trong đó có làng toàn tòng và làng “xôi đỗ”

tức là các làng mà dân công giáo sống với dân ngoài công giáo.1

Dù vậy, những nghiên cứu về làng công giáo của chúng ta mới ở bước đầu2. Nhân

dịp Hội thảo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, bài viết trình bày một số vấn đề xã

hội ở làng công giáo trên địa bàn Hà Nội. Những dẫn chứng trong bài là kết quả nghiên

cứu thực địa tại Phùng Khoang (xã Trung Văn, Từ Liêm), một trong những làng công giáo

khá điển hình. Tuy nhiên, làng công giáo rất đa dạng. Số liệu ở một địa phương không đủ

để khái quát bức tranh chung về làng công giáo ở Việt Nam. Do vậy, đây chỉ là những

khởi thảo ban đầu, cần tiếp tục có những nghiên cứu bổ sung để chúng ta đánh giá các

vấn đề toàn diện và đầy đủ hơn.

pdf 10 trang yennguyen 4360
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề xã hội ở làng công giáo địa bàn Hà Nội (Qua trường hợp làng Phùng Khoang)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề xã hội ở làng công giáo địa bàn Hà Nội (Qua trường hợp làng Phùng Khoang)

Một số vấn đề xã hội ở làng công giáo địa bàn Hà Nội (Qua trường hợp làng Phùng Khoang)
Nguyễn Quang Hưng 
 824
MéT Sè VÊN §Ò X· HéI 
ë LμNG C¤NG GI¸O §ÞA BμN Hμ NéI 
(QUA TR¦êNG HîP LμNG PHïNG KHOANG) 
PGS. TS Nguyễn Quang Hưng* 
Với trên 3/4 dân số Việt Nam hiện đang sinh sống ở các vùng nông thôn, làng xã 
Việt Nam vô cùng phong phú với những khác biệt về văn hoá vùng miền, ngành nghề, 
tín ngưỡng tôn giáo,... Bên cạnh các loại hình làng Việt như làng thuần nông, làng buôn, 
làng chài, làng nghề,... còn có làng công giáo. Làng Công giáo ở Việt Nam được hình 
thành từ thời tiền thuộc địa, có bề dày lịch sử hàng thế kỷ, với con số hàng trăm, riêng 
trên địa bàn Hà Nội cũng có hàng chục làng, trong đó có làng toàn tòng và làng “xôi đỗ” 
tức là các làng mà dân công giáo sống với dân ngoài công giáo.1 
Dù vậy, những nghiên cứu về làng công giáo của chúng ta mới ở bước đầu2. Nhân 
dịp Hội thảo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, bài viết trình bày một số vấn đề xã 
hội ở làng công giáo trên địa bàn Hà Nội. Những dẫn chứng trong bài là kết quả nghiên 
cứu thực địa tại Phùng Khoang (xã Trung Văn, Từ Liêm), một trong những làng công giáo 
khá điển hình. Tuy nhiên, làng công giáo rất đa dạng. Số liệu ở một địa phương không đủ 
để khái quát bức tranh chung về làng công giáo ở Việt Nam. Do vậy, đây chỉ là những 
khởi thảo ban đầu, cần tiếp tục có những nghiên cứu bổ sung để chúng ta đánh giá các 
vấn đề toàn diện và đầy đủ hơn. 
1. Tổng quan về làng Phùng Khoang 
Những cư dân đầu tiên tới sinh sống, khai phá lập nghiệp trên vùng đất thuộc 
Phùng Khoang hiện nay có lẽ cũng cả ngàn năm nay, nhưng thời đó dân cư thưa thớt. Lúc 
đầu trên vùng đất này hình thành làng Mọc. Sau đó, với sự gia tăng của dân cư, làng Mọc 
chia thêm thành 4 làng nữa, trong đó có Nhân Chính, Phùng Khoang,... Hiện nay, lễ hội 
làng Mọc vẫn được tiến hành hàng năm theo hình thức luân phiên giữa 5 làng này. Phùng 
Khoang là một trong những làng tương đối lâu đời. Khó xác định làng được hình thành 
chính xác vào năm nào, nhưng nếu căn cứ vào bia đá dựng ở Thanh Xuân tự trên địa 
* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
HéI TH¶O KHOA HäC QUèC TÕ Kû NIÖM 1000 N¡M TH¡NG LONG – Hμ NéI 
PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG THñ §¤ Hμ NéI V¡N HIÕN, ANH HïNG, V× HOμ B×NH 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở LÀNG CÔNG GIÁO ĐỊA BÀN HÀ NỘI 
 825
phận làng hiện nay, đề năm Chính Hoà thứ 13 (1692), có thể khẳng định làng được hình 
thành vào cuối thế kỷ XVII. Địa danh Phùng Khoang (trước kia là Phùng Quang) lần đầu 
tiên được nhắc tới trong Lịch triều tạp kỷ năm 1723 khi vua Lê Dụ Tông chia lại địa giới một 
số huyện, trong đó có việc cắt thôn Phùng Quang từ huyện Thanh Trì chuyển về huyện 
Từ Liêm, xứ Sơn Tây3. 
Phùng Khoang là làng có đời sống tinh thần phong phú. Đình làng được xây dựng 
từ thế kỷ XVII, thờ Thành hoàng Đoàn Thượng, một vị tướng cuối thời Lý thế kỷ XIII. Một 
số di tích từ thời nhà Lê còn được giữ lại. Hiện đình còn giữ được 6 văn bia, trong đó văn 
bia cổ nhất được xây dựng vào năm 1698. Có 9 sắc phong của các vua triều Lê và triều 
Nguyễn. Trong đình còn có câu đối kể về tướng quân Đoàn Thượng trong cuộc chiến bảo 
vệ nhà Lý giai đoạn suy tàn. Chùa làng Phùng Khoang có tên là Thanh Xuân tự được xây 
lại vào năm 1877. Trước đó, đó là một cái quán của thân tộc nhà Trịnh là nơi Trịnh Tráng 
từng họp nội tộc để truyền ngôi cho Trịnh Tùng. Hiện còn giữ được văn bia được xây năm 
1692. Về sau, quán này được sửa thành Thanh Xuân tự ngày nay. Cả đình và chùa đều đã 
được trùng tu và được Bộ Văn hoá công nhận là di tích lịch sử năm 1991. Lễ hội của làng 
được tổ chức hàng năm vào ngày 8/1 Âm lịch, đã từng bị gián đoạn trong suốt thời kỳ 
chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, mới được khôi phục lại đôi chục năm gần đây. 
Những thừa sai công giáo đầu tiên tới làng Phùng Khoang có lẽ ngay từ đầu thế kỷ 
XVII bởi nơi đây không xa kinh thành Thăng Long. Tức là vào thời điểm thành lập làng 
thì đã có người công giáo. Tuy nhiên, khi đó do bối cảnh của các cuộc cấm đạo, nhất là 
dưới triều Nguyễn, nên dân công giáo còn thưa thớt. Giáo xứ Phùng Khoang chỉ được 
hình thành từ cuối thế kỷ XIX. Nhà thờ xứ được khánh thành năm 1910, tức là vừa tròn 
một thế kỷ4. Trong lịch sử, Phùng Khoang đã từng là một giáo xứ lớn, khi vào thời điểm 
trước Thế chiến II đã có tới 1.689 giáo dân (1939)5. 
Phùng Khoang có truyền thống là làng thuần nông; trước đây, có thêm nghề làm 
dây thừng. Dân chúng có câu "Tiền làng Mọc, thóc làng Khoang". Chỉ từ những năm 1990, 
nơi đây diễn ra những thay đổi lớn về kinh tế - xã hội. Giờ đây, 2/3 số dân làng sống bằng 
các nghề dịch vụ và thủ công. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân tính 
theo đầu người đạt 700 USD (2007). Dân trí trong làng được nâng cao. Từ 1995 - 2005, làng 
có tới 69 người theo học tại các trường đại học hoặc cao đẳng. Không ít gia đình có 3 - 4 
con học đại học. Hầu hết các gia đình đều đã có ti vi, điện thoại, xe máy, cho thấy mức 
sống nơi đây thuộc loại khá giả, như các vùng ngoại thành các thành phố lớn khác. Nơi 
đây có khoảng 4 ngàn sinh viên của nhiều trường thuê trọ như Đại học Quốc gia Hà Nội, 
Đại học Hà Nội, Học viện Bưu chính, Đại học Kiến trúc,... nghĩa là hơn cả số dân chính cư 
của làng. Trên 90% số gia đình có phòng trọ cho thuê. Quá trình đô thị hoá cũng đang 
diễn ra với một tốc độ chóng mặt. Có lẽ chỉ vài năm nữa cái tên "làng Phùng Khoang" chỉ 
còn trong hoài niệm. Cái "làng sinh viên" không trong quy hoạch này cũng là nơi thường 
xuyên xảy ra các tệ nạn như mại dâm, cờ bạc, trộm cắp,... 
Hiện Phùng Khoang là một trong 2 thôn của xã Trung Văn nằm trên quốc lộ 6 đoạn 
Hà Nội - Hà Đông, tiếp giáp với quận Thanh Xuân và thị xã Hà Đông. Với diện tích tự 
nhiên khoảng 120 ha, dân chính cư của làng có 2.100 người chia thành giáp lương và giáp 
giáo. Làng có 1.064 người công giáo (2005), chiếm hơn nửa trong tổng số 1.850 dân công 
giáo của giáo xứ Phùng Khoang (1995). 
Nguyễn Quang Hưng 
 826
Tổng quan làng Phùng Khoang cho thấy đây là một làng có bề dày lịch sử, đang có 
sự phát triển kinh tế sôi động, nhưng cũng đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp. 
2. Người công giáo và người ngoài công giáo nhìn từ góc độ văn hoá - tôn giáo 
Từ góc độ văn hoá - tôn giáo, đã có nhiều thay đổi từ cả hai phía người công giáo và 
người ngoài công giáo trong nửa thế kỷ qua. Công đồng Vatican II (1962 - 1965) cho phép 
người công giáo thờ cúng tổ tiên. Giờ đây, người công giáo đang tích cực tham gia vào quá 
trình hội nhập với văn hoá dân tộc. Về phía người ngoài công giáo, công cuộc Đổi mới và 
sự sụp đổ của Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, đã cho phép nhà nước Việt Nam 
thi hành một chính sách cởi mở hơn đối với tôn giáo, mà Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị 
năm 1990 đã tạo ra bước ngoặt. Mặc dầu vậy, vẫn có những sự khác biệt đáng kể trong thế 
giới quan và nhân sinh quan của hai cộng đồng này. "Vấn đề nghi lễ" nảy sinh do những 
khác biệt giữa người công giáo và người ngoài công giáo trong quan niệm về những lễ 
nghi và giá trị xã hội, đã xuất hiện ngay từ thế kỷ XVII. Trong khi người công giáo chịu 
ảnh hưởng của văn hoá châu Âu, Kitô giáo, thì người ngoài công giáo vẫn chịu ảnh hưởng 
của văn hoá truyền thống Á Đông, Nho giáo. Đối với người ngoài công giáo thì trọng 
những giá trị trung, hiếu, nghĩa, trí, tín, với tinh thần trung quân ái quốc coi vua là trên 
hết thì trong tâm tư tình cảm của người công giáo vị trí đó lại dành cho đức Giêsu Kitô, 
mặc dù Giáo hội vẫn khuyên tín hữu quy phục hoàng đế. Giáo hội không cho phép thờ 
cúng tổ tiên, dù rằng điều răn thứ 4 vẫn khuyên người Kitô hữu hãy thảo kính cha mẹ. 
Trong khi người ngoài công giáo xuất phát từ tục thờ cúng tổ tiên, trọng nam khinh nữ, 
cho phép đa thê6, thì người công giáo lại chủ trương chế độ một vợ một chồng. Chính 
"vấn đề nghi lễ" là một trong những lý do khiến các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cấm đạo. 
Như Alexandre De Rhodes mô tả một chỉ dụ cấm đạo của Trịnh Tráng ban hành năm 
1628: "Chúa [Trịnh Tráng- TG] giận chúng tôi [các thừa sai - TG] vì chúng tôi bắt dân tân 
tòng phải li dị các vợ mọn. Chúa gửi một văn thư (...) được thảo tương tự như sau: "Đạo 
nào (hở các người) các ngươi giảng trong nước ta? Các ngươi truyền cho thần dân ta chỉ 
được lấy một vợ mà ta thì muốn có nhiều để sinh nhiều con trung thành với ta. Từ nay các 
ngươi hãy gạt đi, đừng giảng đạo đó nữa. Nếu các ngươi không tuân lệnh thì ta sẽ chém 
đầu các ngươi và ngăn cấm các ngươi từ nay chớ tiếp tục làm điều ta cấm"7. Việc cấm đạo 
càng trở lên gay gắt dưới triều Nguyễn. Ngoài lý do về mối liên hệ giữa truyền giáo và 
chủ nghĩa thực dân ngày càng thể hiện rõ với những hoạt động của Pigneau de Behaine, 
còn có lý do khá cơ bản là triều Nguyễn coi Nho giáo là quốc giáo. Một triều đình cai trị 
dựa trên những chuẩn mực đạo đức - chính trị của Nho giáo sẽ không còn tính hợp thức, 
tính chính danh nếu một ngày kia Việt Nam trở thành quốc gia Ki tô giáo. 
Những khác biệt về quan niệm lễ nghi và chuẩn mực xã hội giữa hai cộng đồng 
không giảm đi cả sau năm 1945, khi Việt Minh tuyên truyền thế giới quan duy vật và vô 
thần mác xít. Các danh từ "giáo dân" và "lương dân" vốn được sử dụng từ thời nhà Nguyễn, 
được tiếp tục sử dụng trong các văn bản của nhà nước mãi tới cuối những năm 1980. 
Trước khi "vấn đề nghi lễ" trở nên trầm trọng thì người công giáo và ngoài công giáo 
ở Phùng Khoang sống với nhau khá hoà thuận. Dân ngoài công giáo từng giúp dân công 
giáo xây dựng nhà thờ xứ. Một số gia đình công giáo vẫn có bà con, họ hàng là người 
ngoài công giáo và họ vẫn thường ăn giỗ, tết,... cùng nhau. Không ít người bên này kết 
hôn với người bên kia (xem: Phụ lục). Cho tới đầu thế kỷ XX, tuy là một làng công giáo, 
nhưng Phùng Khoang vẫn tuân thủ nhiều phong tục như những làng khác của Tổng Đại 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở LÀNG CÔNG GIÁO ĐỊA BÀN HÀ NỘI 
 827
Mỗ, chẳng hạn như quy định năm 1910 của Tổng Đại Mỗ về ngôi thứ chốn đình trung: "Ở 
các xã Tây Mỗ, Phú Thứ, Phú Đô, Ngọc Trục, Vạn Phúc, Mộ Lao, Phùng Khoang đặt lệ ngôi 
thứ trong chốn đình trung là, nếu như có các vị khoa bảng quan viên hoặc chức sắc, hoặc 
chánh phó tổng, lý trưởng thì mới ngồi chiếu trên. Số còn lại thì căn cứ theo tuổi tác mà 
ngồi"8. Hay như quy định về chia ruộng: "Xã Phùng Khoang từ trước đến nay cấp ruộng cho 
lính mỗi người 1 mẫu 5 sào, không có thu bổ gì cả, ruộng lấy của công cấp cho"9. 
Tuy vậy, không khó nhận ra một số khác biệt giữa hai cộng đồng dân cư trong làng. 
Dân làng Phùng Khoang chia thành 2 giáp: giáp lương và giáp giáo tương đối biệt lập. Các 
gia đình công giáo không có bàn thờ tổ tiên. Họ có quan niệm khác về lòng hiếu thảo với 
người Việt truyền thống. Trong khi người công giáo không nặng về sinh con trai hay con 
gái thì điều này không dễ dàng chút nào đối với nhiều gia đình ngoài công giáo. Ngoại trừ 
Tết Nguyên Đán và Trung thu, người công giáo không đón các lễ tết khác như Nguyên 
Tiêu (15 tháng Giêng), Thanh Minh (3 tháng Ba), Đoan Ngọ (5 tháng Năm) và Vu Lan (Rằm 
tháng Bảy), trong khi đó lại linh đình trong các dịp lễ khác của riêng Công giáo mà rõ nhất 
là lễ Giáng sinh, Phục sinh. Vào các ngày Chủ nhật, dân công giáo nghỉ làm việc, đi lễ nhà 
thờ. Tuỳ từng gia đình, nhưng nhìn chung, các giỗ tết bên các gia đình công giáo có ăn 
uống, nhưng giản tiện hơn nhiều gia đình bên ngoài công giáo. 
Từ cuối thế kỷ XIX khi hình thành giáo xứ Phùng Khoang, người công giáo và người 
bên lương sống thành 3 khu tương đối biệt lập trong một làng. Họ tổ chức các lễ hiếu, hỉ 
theo những nghi thức khác nhau. Ngoại trừ ngày giỗ, dân bên công giáo không tổ chức 
các nghi lễ khác như 49 hay 100 ngày cho người quá cố. Khác với bà con bên ngoài công 
giáo, bên công giáo không bốc mộ, mà quy hoạch nghĩa địa riêng của họ (như họ vẫn gọi 
là Vườn Thánh) riêng ngay bên khu nghĩa địa của người ngoài công giáo và cắt cử một gia 
đình công giáo thường xuyên chịu trách nhiệm coi sóc. Trong khi nghĩa địa người ngoài 
công giáo chỉ dùng tạm thời cho thời gian hung táng, thì nghĩa địa của người công giáo 
được quy hoạch gọn ghẽ tới từng ngôi mộ. 
3. Phùng Khoang trước Đổi mới 
Trong thời kỳ thuộc địa, chính quyền thuộc địa đã tuyển dụng nhiều thanh niên 
vào quân đội và một số người bị đưa sang châu Âu trong thời gian Thế chiến I và Thế 
chiến II. Những người này nhận được một số đặc ân, chẳng hạn như theo hương ước của 
xã Đại Mỗ, mỗi gia đình của những quân nhân người Việt phục vụ trong quân đội Pháp 
được nhận 1 mẫu 5 sào đất canh tác. Nhiều người cũng bị sung vào thực hiện các công 
việc khổ sai của chính quyền thuộc địa. Năm 1924, nhà xứ đã mở một trường tiểu học 
miễn phí dành cho con em trong làng, cả bên công giáo và ngoài công giáo. Giáo viên của 
trường cũng như các chức sắc trong làng bao gồm cả người công giáo và ngoài công giáo. 
Nhìn chung thì cũng không có xung đột giữa hai cộng đồng này ngoại trừ một vụ tranh 
chấp đất đai năm 193410. 
Ngay những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám, du kích làng đã có cuộc họp tại đình 
làng, ủng hộ chính quyền mới. Nạn đói Ất Dậu 1945, ở Phùng Khoang có 40 người chết đói, 
phần lớn là dân ngoài công giáo. Dù vậy, dân đã quyên góp được 15 tấn thóc trong phong 
trào "tuần lễ vàng"11. Từ đầu 1947 thì nơi đây lại bị Pháp chiếm đóng. Đình, chùa bị đốt cháy 
theo lời kêu gọi tiêu thổ kháng chiến của Việt Minh12. Trong số liệt sỹ chống Pháp của làng, có 
Nguyễn Quang Hưng 
 828
cả người công giáo. Tuy nhiên, đây là vùng tạm chiếm, vị linh mục trông coi xứ này cũng ở 
vào thế phải hợp tác với Pháp. Nơi đây, chính quyền thuộc địa đã xây dựng một lô cốt. Đã có 
chuyện một số du kích bị chính người làng phát hiện và giết chết13. 
Tuy nhiên, ngay sau Hiệp định Geneva năm 1954, có tới trên ba trăm người làng 
Phùng Khoang, chiếm khoảng 40% dân số trong làng, di cư vào Nam, trong đó đa phần là 
người công giáo. Trong khi đó, toàn địa phận Hà Nội chỉ có 9% dân công giáo di cư vào 
Nam14. Từ cuối những năm 1950 bắt đầu phong trào hợp tác xã thì có tới 90% hộ trong 
làng vào hợp tác xã. Nhiều gia đình bên công giáo cũng phải vào hợp tác xã15. Trong số 8 
gia đình không vào hợp tác xã có cả các hộ dân công giáo. Trong thời gian chiến tranh ác 
liệt, 174 thanh niên của làng đã tham gia quân đội bao gồm cả người công giáo và ngoài 
công giáo. Một số gia đình có tới 2 - 3 người con nhập ngũ. Trong những năm 1960, nhất 
là 1964, sản xuất nông nghiệp bị đình đốn, một nửa số hộ nông dân muốn ra khỏi hợp tác. 
Chính quyền xã đã phải đề nghị giúp đỡ từ trên thành phố. Trong thời gian đó, Chi bộ 
Đảng chỉ kết nạp được 20 đảng viên16, có 1 trong số 74 đảng viên của đảng bộ xã Trung 
Văn bị khai trừ, 6 người khác bị những hình thức kỷ luật khác nhau17. Sản xuất của làng 
trong suốt thời kỳ hợp tác xã cấp thấp và cấp cao không có những tiến triển đáng kể, 
thường chỉ đạt 4 tấn thóc/ha, bội thu nhất là 4,69 tấn/ha (1985). Nhìn chung, nền kinh tế 
của làng trước Đổi mới cũng giống như nhiều địa phương khác, bị đình đốn. 
4. Một số vấn đề xã hội hiện nay 
Điều ta dễ nhận thấy là song song với việc cải thiện đời sống kinh tế, thời gian gần 
đây sinh hoạt tôn giáo đã được cải thiện nhiều. Đình chùa Phùng Khoang đã được tu bổ. 
Vào những ngày rằm, mồng 1, Tết, Phật Đản, dân đi lễ rấ ... ững khó khăn về một thời chỉ 
còn nằm trong ký ức của người dân. 
Về tổng thể phát triển của làng, hiện đang tồn tại một số vấn đề sau. 
Thứ nhất, kinh tế phát triển chưa bền vững. Đô thị hoá thiếu đồng bộ và khiếu kiện 
đất đai ngày càng gia tăng. Đời sống và nguồn thu nhập chủ yếu của làng Phùng Khoang 
hiện dựa vào việc cho sinh viên thuê trọ và các dịch vụ kèm theo. Trong hai thập kỷ gần 
đây, diện tích đất canh tác của Phùng Khoang giảm đáng kể, thậm chí với tốc độ từng 
tháng. Thông tin trên mạng hiện nay về Phùng Khoang chủ yếu liên quan tới thị trường 
đất đai, bất động sản vô cùng sôi động. Là một "làng", nhưng hiện nay Phùng Khoang có 
diện tích canh tác bình quân mỗi người vài chục m2, hầu như không còn diện tích cây 
xanh, thiếu khu vui chơi giải trí,... Hồ, ao bị san lấp, lấn chiếm. Đầm Phùng Khoang (hay 
đầm Trung Văn) từng có mặt nước rộng 16 ha (2006) được mệnh danh là “lá phổi xanh” 
của làng đang bị thu hẹp dành chỗ cho dự án khu đô thị mới Phùng Khoang đã được 
thành phố phê duyệt, triển khai từ 200720. Với quỹ đất bị thu hẹp liên tục, hợp tác xã 
Thống Nhất của làng Phùng Khoang hoàn toàn bị động, khó có thể có một chiến lược 
kinh doanh, dịch vụ lâu dài. 
Cùng với đó là những vấn đề lấn chiếm đất đai, khiếu kiện kéo dài. Việc dân kéo tới 
khiếu kiện ở Ủy ban Nhân dân xã Trung Văn đã trở thành chuyện “thường ngày ở 
huyện”, đã từng xảy ra xô xát giữa dân với cán bộ xã. Đã có không ít cán bộ đảng viên bị 
kỷ luật vì tội lấn chiếm đất đai, nhưng điều đó không làm giảm những bức xúc của người 
dân. Với những tệ nạn như tham ô, hối lộ, thoái hoá biến chất của đội ngũ cán bộ địa 
phương, niềm tin của dân chúng vào chính quyền địa phương bị suy giảm nghiêm trọng. 
Chuyện khiếu kiện đất đai ở Phùng Khoang không còn là cá biệt, mà phổ biến ở nhiều 
nơi, trở thành chuyện dài nhiều tập. Nó cho thấy, một mặt, những bất cập của Luật Đất đai 
hiện hành, mặt khác, sự bất lực và thoái hoá của một bộ phận không nhỏ cán bộ địa phương. 
Thứ hai, cần phát huy vai trò của tôn giáo trong sự phát triển của địa phương. Ngay 
từ năm 1990, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị đã khẳng định: "Tôn giáo là vấn đề còn tồn 
tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo 
có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới". 
Tuy nhiên, để phát huy vai trò của tôn giáo trong việc giải quyết những công việc 
chung, thì giữa chính quyền và các tổ chức tôn giáo cần có sự đồng thuận và hợp tác. Ở 
Phùng Khoang, trước Đổi mới hầu như giữa chính quyền địa phương và nhà xứ không có 
quan hệ gì. Hoạt động của Ban hành giáo ở Phùng Khoang vẫn được tiến hành, nhưng bị 
hạn chế, thường chịu sự giám sát chặt chẽ. Hiện nay, tình hình có được cải thiện. Thường 
xuyên có sự thăm hỏi giữa đôi bên, vào các dịp hội làng, lễ, Tết, nhưng chưa có sự hợp tác 
trong việc giải quyết các công việc chung ở địa phương như chống các tệ nạn xã hội, xây 
dựng nếp sống mới,... Bên chính quyền thì kêu gọi phát huy vai trò của Ủy ban đoàn kết 
công giáo, điều mà cha xứ không mặn mà. Đôi khi cha xứ nhận được giấy mời tham dự 
các cuộc họp bên phía chính quyền, Mặt trận,... nhưng thường lấy lý do bận việc, cử người 
đi dự thay. 
Do thiếu hợp tác đồng bộ, các cấp chính quyền chưa phát huy được vai trò của tôn 
giáo trong giáo dục đạo đức - xã hội và chống các tệ nạn xã hội. Như ta thấy, nhìn chung 
người công giáo Việt Nam có quan niệm khá rõ ràng về ý nghĩa cuộc sống cũng như các giá trị 
Nguyễn Quang Hưng 
 830
đạo đức - xã hội. Điều này nằm trong giáo lý của Ki tô giáo. Cũng như các tôn giáo lớn khác, 
Ki tô giáo có tính hướng thiện. Trong số 10 điều răn, thảo kính cha mẹ là điều răn thứ 4. Các 
điều răn tiếp theo của người công giáo quy định "Ngươi chớ giết người", "Ngươi chớ phạm 
tội tà dâm." "Ngươi chớ trộm cướp", "Ngươi không được làm chứng gian hại người" (Xh. 20, 
12 - 16). Thực tế, trong bối cảnh hiện nay, những tệ nạn xã hội như trộm cắp, mại dâm, ma 
tuý,... không trừ một ai, nhất là trong giới thanh niên, kể cả người công giáo. Ở Phùng 
Khoang, chúng tôi chưa có thống kê cụ thể, nhưng đa phần những tệ nạn trên là do dân 
ngụ cư và bên người ngoài công giáo. Về phía người làng, 1 trường hợp đua xe trái phép bị 
bắt giam là người công giáo. Một số thanh niên công giáo có chơi cờ bạc, nhưng thường là 
nhỏ. Có những thanh niên phạm tội, tuy trên mình có đeo thánh giá, nhưng dân làng cho 
biết họ không phải là người làng và có lẽ không phải dân công giáo. Ở Cổ Nhuế, chúng tôi 
cũng thấy tình hình tương tự. Theo thống kê sơ bộ, có tới 88 người nghiện hút, trong đó có 
cả ông già gần 70 tuổi, nhưng chính quyền xã chưa thấy có ai là dân công giáo. 
Đặc biệt, cần khẳng định vai trò của tôn giáo trong giáo dục gia đình. "Phúc Âm có 
dạy: "Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly" (Mc, 10, 9). 
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng. Nhưng ở cả hai địa 
phương Phùng Khoang và Cổ Nhuế tuy có một số đôi sống ly thân, nhưng chưa có 
trường hợp nào ly hôn, trong khi số các đôi ly hôn bên phía người ngoài công giáo lên tới 
hàng chục và có khuynh hướng ngày càng gia tăng. 
Vai trò của tôn giáo trong việc bảo vệ môi trường và an sinh xã hội cũng cần được 
quan tâm nghiên cứu. Trong bối cảnh phá rừng hiện nay đang trở thành phổ biến thì 
người ta vẫn biết tới một số địa danh tiên phong trong việc bảo vệ môi trường có gắn với 
tín ngưỡng, tôn giáo như “rừng cấm” ở Hà Giang, đồi lim ở Đền Và (Sơn Tây), đồi cây ở 
Tây Thiên Thiền Viện (Vĩnh Phúc),... lại luôn được chăm sóc. Bên cạnh việc sính đốt vàng 
mã đang trở thành một tệ nạn thì ta cũng biết tới tục phóng sinh của Phật giáo. Theo quan 
niệm Ki tô giáo, "mọi sự sống trên thế gian này là do Thiên Chúa. Do vậy, huỷ hoại môi 
trường, sự sống là một tội lỗi". 
Phùng Khoang chịu sự cai quản của Toà Giám mục Hà Nội. Đây là nơi luôn nhắc nhở 
đàn chiên trong việc bảo vệ môi trường21. Nơi đây, đô thị hoá và phát triển nóng, vì thế nổi 
lên vấn đề ô nhiễm môi trường, dân sinh và các tệ nạn xã hội. Cùng với việc ô nhiễm không 
khí, nguồn nước, vì nơi đây đang là một đại công trường với những tiếng ồn từ các công trình 
xây dựng suốt ngày đêm, nổi bật lên là tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu ai có 
dịp vào lò mổ Phùng Khoang thì không còn tâm trạng ăn cháo lòng, tiết canh. Điều đáng nói 
là cả lò mổ và khu chợ nằm sát với khu dân cư đông đúc. Tuy vậy, ta thấy dân công giáo 
tương đối có ý thức giữ gìn môi trường. Các công trình xây dựng được quy hoạch khá gọn. Ao 
nhà thờ đã được kè từ lâu để tránh lấn chiếm. Gần đây, nhà xứ đã cho lấp đi 1 ao mất vệ sinh, 
thay vào đó là một công viên cây xanh. "Vườn Thánh" được quy hoạch và giữ vệ sinh, hoàn 
toàn tương phản với nghĩa địa của dân ngoài công giáo bên cạnh. 
Thứ ba, mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với nhà thờ xứ chưa bền vững, cần 
được củng cố. Trên thực tế, việc kết nạp đảng viên vào Đảng Cộng sản đối với nhiều 
người công giáo vẫn còn không ít trở ngại. Mặc dầu trên danh nghĩa, Đảng Cộng sản 
không có văn bản nào phân biệt đối xử với đảng viên vì lý do tôn giáo, nhưng thực tế, ít 
người đảng viên công giáo nào nhận được sự ủng hộ cả từ phía tổ chức đảng lẫn giáo xứ. 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở LÀNG CÔNG GIÁO ĐỊA BÀN HÀ NỘI 
 831
Đây cũng là lý do khiến phần đông người công giáo không nhiệt tình vào đảng. Trong suốt 
thời kỳ từ 1954 - 1975, ở chi bộ đảng Phùng Khoang chỉ có 4 đảng viên là người công giáo và 
họ đa phần lại là những người không siêng năng đi lễ và không nhận được thiện cảm từ 
phía cha xứ22. Từ khi Đổi mới đến nay, tình hình có ít nhiều được cải thiện, nhưng số đảng 
viên là người công giáo vẫn không nhiều. Trong số 56 đảng viên của chi bộ Phùng Khoang 
chỉ có 4 người công giáo (2006). Trong số 17 bí thư chi bộ xã Trung Văn từ 1945-1995, không 
có người công giáo nào. Chính quyền địa phương cũng thừa nhận điều này. "Tồn tại: Nhận 
thức về quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở một bộ phận đảng viên, 
quần chúng nhân dân còn hạn chế (...). Công tác xây dựng Đảng, Đoàn trong tín đồ các tôn 
giáo ở xã chậm được triển khai và gặp nhiều khó khăn. Chưa xây dựng được một lực lượng 
đáng kể là cốt cán, thành phần tiên tiến trong tôn giáo để giác ngộ quần chúng tín đồ noi 
theo. Cần tăng cường củng cố đội ngũ cán bộ cơ sở là chức sắc, tín đồ các tôn giáo"23. 
Tình hình ở làng Cổ Nhuế cũng tương tự. Đoàn thanh niên của xã cũng chỉ có 2 đoàn 
viên là người công giáo. Trong số 780 đảng viên (sinh hoạt ở 18 chi bộ đảng) chỉ có 2 người 
công giáo, tức 0,3% trong khi tỷ lệ người công giáo ở đây chừng 10%. Trong suốt 10 năm 
1995 - 2005, Đảng bộ Cổ Nhuế không kết nạp được đảng viên mới nào là người công giáo24. 
Thêm vào đó, ta cũng thấy không có nhiều người công giáo giữ những trọng trách 
quan trọng trong cơ cấu bộ máy chính quyền địa phương. Cơ cấu bổ nhiệm cán bộ chú 
trọng sao cho có cả người công giáo và người ngoài công giáo, trong thành phần Ủy ban 
Nhân dân xã, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận hay một số tổ chức đoàn thể quần chúng, Đoàn 
thanh niên,... có cả người công giáo và ngoài công giáo. Trong số 19 chủ tịch xã Trung Văn 
trước 1986 không có ai là người công giáo mặc dù dân công giáo chiếm 2/5 dân trong toàn 
xã. Trong số 8 chủ nhiệm hợp tác xã chỉ có 2 người công giáo25. Từ khi Đổi mới đến nay, tình 
hình có được cải thiện hơn, nhưng không có những đột phá trong cơ cấu tổ chức cán bộ. 
Việc nhiều người công giáo bận rộn với những công việc của nhà xứ và ít có thời gian cho 
những công việc bên chính quyền cũng là một lý do. Tuy nhiên cũng có một số người công 
giáo tham gia Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân, Ban thanh tra nhân dân,...26 
Đó là những vấn đề đặt ra cho cả phía chính quyền địa phương và giáo xứ trong 
việc phát triển bền vững địa phương và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. 
5. Kết luận 
Làng công giáo góp phần làm phong phú thêm bức tranh làng xã Việt Nam. 
Phùng Khoang là một trong những bức tranh của các làng ngoại đô Hà Nội, nơi diễn ra 
quá trình đô thị hoá và những hệ quả của nền kinh tế thị trường. Những số liệu trên 
mới chỉ là ở một địa phương chưa đủ để ta đánh giá các vấn đề một cách đầy đủ, nhưng 
rõ ràng sinh hoạt tôn giáo lành mạnh giúp người có đạo sống có niềm tin, có lý tưởng và 
điều đó có vai trò nhất định trong việc ngăn chặn suy đồi đạo đức - xã hội, góp phần xây 
dựng một xã hội tốt đẹp... 
Những nghiên cứu trên cho thấy Phùng Khoang, một trong những làng công giáo 
khá điển hình, có bề dày lịch sử, hiện đang phát triển sôi động, nhưng kém bền vững, 
đang tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn. Về phương diện kinh tế, địa phương chưa có chiến 
lược phát triển ngành nghề lâu dài, một phần lớn thu nhập người dân dựa vào nguồn cho 
Nguyễn Quang Hưng 
 832
thuê trọ. Về phương diện văn hoá và xã hội, những vấn nạn xã hội xuất hiện và gia tăng. 
Còn tồn tại hố ngăn cách giữa hai cộng đồng người công giáo và ngoài công giáo, giữa 
dân chính cư và dân ngụ cư. Thêm vào đó, cơ chế lãnh đạo địa phương hiện nay đang 
hình thành một khoảng cách giữa người dân công giáo với cán bộ chính quyền. 
CHÚ THÍCH 
1 Ta cần phân biệt làng công giáo phải là làng mà trong đó dân công giáo chiếm một tỷ trọng đáng kể, đồng 
thời có vai trò đáng kể trong thiết chế làng xã và đời sống văn hoá - tinh thần của làng. Chẳng hạn, Cổ 
Nhuế (tên cũ là Kẻ Noi) với số dân công giáo chỉ chiếm chừng 10 - 15%, tập trung ở một số thôn như 
Hoàng III, chỉ được coi là làng có người công giáo. 
2 Xem: Nguyễn Hồng Dương, Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ 1829 tới 1945, NXB Khoa học Xã hội, 
Hà Nội, 1997; Nguyễn Phú Lợi, Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ đến trước Cách mạng tháng 
Tám 1945, Luận án tiến sỹ, Hà Nội, 2008. 
3 Ngô Cao Lãng, Lịch triều tạp kỷ, tập II, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1975, tr. 71. 
4 Nhà thờ đầu tiên đã được xây dựng từ thời Tự Đức, nhưng nhỏ và sau đó bị phá huỷ. 
5 Trương Bá Cần, Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm (1945 - 1995), Thành phố Hồ Chí Minh, 1996, tr. 153. 
6 Hồ Xuân Hương từng có thơ mô tả nỗi khổ của người phụ nữ truyền thống Việt Nam trong bài thơ: 
 Cảnh làm lẽ 
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung! 
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng, 
Năm thì mười họa, nên chăng chớ, 
Một tháng đôi lần, có cũng không. 
7 Alexandre De Rhodes, Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, bản dịch từ tiếng Pháp của Hồng Nhuệ, Thành phố 
Hồ Chí Minh, 1994, tr. 124. 
8 Hương ước cổ Hà Tây, Nguyễn Tá Nhí dịch, Nguyễn Tá Nhí, Đặng Văn Tu giới thiệu, Bảo tàng tổng hợp Sở 
Văn hoá Thông tin Thể thao Hà Tây, 1993, tr. 97. 
9 Hương ước cổ Hà Tây, Nguyễn Tá Nhí dịch, Nguyễn Tá Nhí, Đặng Văn Tu giới thiệu, Bảo tàng tổng hợp Sở 
Văn hoá Thông tin Thể thao Hà Tây, 1993, tr. 99. 
10 Đình làng Phùng Khoang nằm cạnh nhà thờ xứ. Năm 1934, cha xứ Phùng Khoang định xây tượng Đức 
Mẹ. Người ngoài công giáo phản đối vì tượng Đức Mẹ nằm đối diện ngay đình làng. Cuộc tranh cãi chỉ kết 
thúc khi nhà xứ dừng kế hoạch xây tượng Đức Mẹ. 
11 Lịch sử cách mạng xã Trung Văn..., sđd, tr. 37. 
12 Việt Minh đã định phá huỷ nhà thờ xứ Phùng Khoang, nhưng không rõ tại sao, sau lại thôi. 
13 Mẹ của liệt sỹ công giáo này về sau được phong tặng danh hiệu mẹ anh hùng vì đó là con trai duy nhất. 
14 Lịch sử cách mạng xã Trung Văn, sđd, tr. 57, 60 - 61. Một số người làng nói số dân di cư còn hơn cả một nửa 
số dân công giáo di cư vào Nam. 
15 Giáo hội Công giáo coi tư hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của con người - điều hoàn toàn trái 
với quan niệm mác xít. 
16 Lịch sử cách mạng xã Trung Văn, sđd, tr. 73. 
17 Lịch sử cách mạng xã Trung Văn, sđd, tr. 81 - 88. 
18 Một số người làng cho biết nữ giáo dân này về sau bị chứng bệnh tâm thần, có lẽ một phần do day dứt 
lương tâm sau việc đấu tố cha xứ. 
19 Chẳng hạn, cho tới 1995 thì địa phận Hà Nội cũng mới chỉ có 33 linh mục mặc dầu Đại chủng viện thánh 
Giuse đã được mở lại từ 1982. Xem: Trương Bá Cần, Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm (1945-1995), 
sđd, tr. 151 - 152. 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở LÀNG CÔNG GIÁO ĐỊA BÀN HÀ NỘI 
 833
20 Tại thời điểm tháng 12/2009, hồ bị thu hẹp lại, chỉ còn diện tích chừng 5 ha. Theo kế hoạch, hồ sẽ được cải 
tạo thành hồ điều hoà trong khu đô thị, nhưng hiện cũng đang được giao cho tư nhân kè lấp. Lợi dụng kẽ 
hở đó, những hộ tư nhân xung quanh cũng tìm cách lấn chiếm hồ bằng những nhà hàng dựng tạm nên 
thực tế lòng hồ chẳng còn là bao. 
21 Xem: Tổng Giáo phận Hà Nội, Bảo vệ môi trường. Thiên chúa làm chủ vũ trụ và có mặt trong vũ trụ, LM. Phê rô 
Đặng Xuân Thành, 31/7/2010, http//tgphanoi.org. 
22 Trong số hàng trăm đảng viên xã Trung Văn chỉ có 7 đảng viên là người công giáo. 
23 UBND xã Trung Văn, Báo cáo tổng kết 10 năm phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng giáo 
(1995-2005), Số 278/BC-UB, ngày 19/9/2005. 
24 Đảng uỷ xã Cổ Nhuế, Báo cáo kết quả khảo sát tình hình xây dựng lực lượng cốt cán vùng đồng bào theo đạo Công 
giáo ở địa bàn xã, số 24/BC/ĐU, ngày 15/7/2006. 
25 Sau 1986 tình hình có được cải thiện ít nhiều. Người công giáo đầu tiên vào năm 1989 giữ cương vị Chủ 
tịch Ủy ban xã Trung Văn là một phụ nữ. 
26 Tình hình ở làng Cổ Nhuế cũng không quá khác biệt. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_xa_hoi_o_lang_cong_giao_dia_ban_ha_noi_qua_tru.pdf