An toàn lương thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam dưới tác động của yếu tố xã hội và văn hoá

An toàn lương thực (Food security) là vấn đề nóng bỏng của toàn cầu hiện nay, đặc biệt với

các dân tộc thiểu số - những cư dân mà trong quá trình phát triển thường chịu nhiều thiệt thòi và

sống ở mức nghèo khổ. Lương thực ở đây được hiểu không chỉ là các loại ngũ cốc (cung cấp chất

bột), mà là toàn bộ nguồn thức ăn của con người.

Thực ra, vấn đề an toàn lương thực đã được nêu lên từ những năm của thập kỷ 70. Năm

1986, Ngân hàng thế giới (World Bank) đã có định nghĩa như sau: "An toàn lương thực là cơ hội

có được của tất cả mọi người ở mọi thời gian để có đủ lương thực cho các hoạt động và điều kiện

sức khoẻ". Còn theo bản "Đệ trình kế hoạch hành động về vấn đề lương thực toàn cầu" của Liên

hợp quốc họp tại Rome, tháng 11 năm 1996, một lần nữa lại khẳng định: "An toàn lương thực chỉ

tồn tại khi tất cả mọi người, ở bất kỳ thời gian nào đều có được nguồn lương thực, không những

đầy đủ mà còn đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu và sở thích ăn uống, đáp ứng cho các

hoạt động và điều kiện sức khoẻ của họ" (dẫn theo Jonathan Rigg, 2001).

 

pdf 20 trang yennguyen 1040
Bạn đang xem tài liệu "An toàn lương thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam dưới tác động của yếu tố xã hội và văn hoá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: An toàn lương thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam dưới tác động của yếu tố xã hội và văn hoá

An toàn lương thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam dưới tác động của yếu tố xã hội và văn hoá
 168
Bài 3 
An toàn l−ơng thực 
của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam 
d−ới tác động của yếu tố xã hội và văn hoá 
Tiến sĩ V−ơng Xuân Tình 
Viện Dân tộc học 
An toàn l−ơng thực (Food security) là vấn đề nóng bỏng của toàn cầu hiện nay, đặc biệt với 
các dân tộc thiểu số - những c− dân mà trong quá trình phát triển th−ờng chịu nhiều thiệt thòi và 
sống ở mức nghèo khổ. L−ơng thực ở đây đ−ợc hiểu không chỉ là các loại ngũ cốc (cung cấp chất 
bột), mà là toàn bộ nguồn thức ăn của con ng−ời. 
Thực ra, vấn đề an toàn l−ơng thực đã đ−ợc nêu lên từ những năm của thập kỷ 70. Năm 
1986, Ngân hàng thế giới (World Bank) đã có định nghĩa nh− sau: "An toàn l−ơng thực là cơ hội 
có đ−ợc của tất cả mọi ng−ời ở mọi thời gian để có đủ l−ơng thực cho các hoạt động và điều kiện 
sức khoẻ". Còn theo bản "Đệ trình kế hoạch hành động về vấn đề l−ơng thực toàn cầu" của Liên 
hợp quốc họp tại Rome, tháng 11 năm 1996, một lần nữa lại khẳng định: "An toàn l−ơng thực chỉ 
tồn tại khi tất cả mọi ng−ời, ở bất kỳ thời gian nào đều có đ−ợc nguồn l−ơng thực, không những 
đầy đủ mà còn đảm bảo dinh d−ỡng để đáp ứng nhu cầu và sở thích ăn uống, đáp ứng cho các 
hoạt động và điều kiện sức khoẻ của họ" (dẫn theo Jonathan Rigg, 2001). 
Nh− vậy, vấn đề then chốt của an toàn l−ơng thực là phải đảm bảo đ−ợc điều kiện để tiếp 
cận với các nguồn l−ơng thực và phải thích ứng với sự đổi thay của nguồn l−ơng thực ấy khi 
những điều kiện tự nhiên và xã hội chuyển đổi. Theo Maxwel và Wiebe, an toàn l−ơng thực của 
những c− dân không thuộc khu vực đô thị gắn bó rất mật thiết với chế độ sở hữu đất đai và nguồn 
tài nguyên. Các tác giả đã nêu lên sơ đồ của chuỗi quan hệ đó nh− sau: Đất đai - Sản phẩm - 
Thu nhập - Tiêu thụ - Tình trạng dinh d−ỡng (Daniel Maxwel and Keith Wiebe, 1998). Trên thực 
tế, an toàn l−ơng thực còn có liên quan tới gia tăng dân số, tới thị tr−ờng và dịch vụ về l−ơng thực, 
tới các nguồn trợ cấp, mối quan hệ xã hội, văn hoá và cả chính sách về l−ơng thực của mỗi quốc 
gia. Khi đề cập tới vấn đề an toàn l−ơng thực, có thể ở nhiều cấp độ: từ thế giới, quốc gia, vùng, 
địa ph−ơng, nhóm c− dân đến hộ gia đình. 
Báo cáo này trình bày về tình trạng an toàn l−ơng thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao 
Việt Nam d−ới tác động của yếu tố xã hội và văn hoá. Các yếu tố xã hội có ảnh h−ởng mạnh mẽ 
đến an toàn l−ơng thực của c− dân nơi đây chủ yếu là chế độ h−ởng dụng đất đai, chính sách 
định canh định c−, chính sách xoá đói giảm nghèo và chính sách xã hội, chính sách thị tr−ờng... 
Mặt khác, những nhân tố về văn hoá nh− tập quán ăn uống, tập quán chia sẻ thức ăn, tập quán 
t−ơng trợ và giúp đỡ trong cộng đồng... cũng tác động không nhỏ đến an toàn l−ơng thực của họ. 
 169
I. Tình trạng an toàn l−ơng thực của các dân tộc thiểu số ở 
vùng cao Việt Nam 
I.1. An toàn l−ơng thực trong xã hội truyền thống 
Trong số 53 dân tộc thiểu số ở n−ớc ta hiện nay, trừ ng−ời Hoa, ng−ời Chăm và Khơ-me, có 
tới 50 dân tộc chủ yếu sinh sống tại vùng cao. Trong xã hội truyền thống, với nền kinh tế tự cung 
tự cấp, vấn đề an toàn l−ơng thực của họ chủ yếu dựa trên những cơ sở sau đây: 
- Nguồn l−ơng thực từ canh tác nông nghiệp. Sống trong khu vực Đông Nam á lục địa - một 
trong những cái nôi phát sinh ra cây lúa, nên với các dân tộc tại vùng cao n−ớc ta, dù ở miền núi 
phía Bắc hay vùng Tr−ờng Sơn - Tây Nguyên, có điểm khá thống nhất là đều lấy gạo làm nguồn 
l−ơng thực chủ yếu. Có một số tộc ng−ời sống ở một vài địa ph−ơng nh− ng−ời H'Mông, ng−ời 
Dao, ng−ời Lô Lô sinh sống tại vùng cao nguyên núi đá tỉnh Hà Giang lại lấy ngô làm nguồn 
l−ơng thực chính, bởi do đặc điểm sinh thái trong vùng chỉ phù hợp với cây l−ơng thực này. 
Do lấy gạo làm nguồn l−ơng thực chủ yếu nên hoạt động chính trong nông nghiệp là canh 
tác lúa. Tuỳ theo từng nơi, dựa trên điều kiện sinh thái mà đồng bào trồng lúa n−ớc hay lúa cạn. 
Tại những khu vực thung lũng - nơi c− trú của các dân tộc nh− Tày, Nùng, M−ờng, Thái..., việc 
canh tác lúa n−ớc khá phát triển, và trong truyền thống, nhiều dân tộc đã biết thâm canh. Còn ở 
khu vực vùng rẻo cao, vùng Tây Nguyên, một nền nông nghiệp n−ơng rẫy lại đ−ợc hình thành từ 
lâu đời. Tuy nhiên, do ch−a có điều kiện đầu t− kỹ thuật nên năng suất lúa trong xã hội truyền 
thống không cao, lúa n−ớc th−ờng chỉ đạt 1 - 2 tấn/ha/vụ. Với lúa n−ơng, nếu là n−ơng phát ở 
rừng già trong vụ đầu cũng đạt mức độ trên 1 tấn/ha, còn các vụ tiếp theo thì giảm hơn. 
Bên cạnh lúa là cây trồng chính, đồng bào các dân tộc ở vùng cao còn trồng thêm nhiều 
cây l−ơng thực bổ trợ, nh− ngô, sắn, khoai sọ, khoai lang, dong riềng, kê, mạch... Rất nhiều loại 
rau, đậu, đặc biệt là những loại nh− bầu, bí, rau cải, rau dền, đậu t−ơng, đậu đũa, hành, tỏi, sả, 
ớt..., cùng với các loại cây ăn quả nh− chuối, đu đủ, mít, dứa..., cũng đ−ợc gieo trồng (chủ yếu 
trồng trên n−ơng rẫy) để giải quyết nhu cầu thực phẩm hàng ngày. 
Chăn nuôi ở vùng cao, bên cạnh việc đảm sức kéo (trâu, bò) hoặc sử dụng cho vận chuyển 
(ngựa, voi), phần lớn đ−ợc dùng để làm nguồn thực phẩm. Có khu vực vùng cao nh− của ng−ời 
H'Mông ở Kỳ Sơn - Nghệ An, đàn bò rất phát triển. Tại đây, bò đ−ợc nuôi chủ yếu để trao đổi và 
dùng trong cúng bái. Các loại gia súc, gia cầm nh− lợn, gà... đ−ợc nuôi ở hầu khắp các vùng, 
những loại nh− dê, vịt, ngan, ngỗng... th−ờng đ−ợc nuôi ở vùng thung lũng. Cùng với các loại rau 
đậu, thịt của gia súc, gia cầm đã góp phần tăng c−ờng nguồn thực phẩm cho đồng bào các dân 
tộc vùng cao. 
Cá nuôi cũng là một nguồn thực phẩm quan trọng với nhiều c− dân, nhất là các c− dân 
vùng thung lũng. ở các dân tộc nh− Tày, Nùng, M−ờng, Thái..., ngoài nuôi cá ở ao, đồng bào còn 
có tập quán nuôi cá ruộng. Ng−ời H'Mông và ng−ời Dao ở Hoàng Su Phì - Hà Giang, tuy sống 
trên vùng đất dốc, canh tác ruộng bậc thang nh−ng cũng thả cá ruộng. Khi trời m−a to, ng−ời ta 
cắm vào ruộng một số cành cọ làm tán lợp; vì thế, cá sẽ ở lại ruộng mà không v−ợt đi theo dòng 
n−ớc... Giống cá nuôi đều là cá tự nhiên, đ−ợc khai thác hoặc lấy trứng ở sông suối rồi đem −ơng. 
Với loại cá thả ở ruộng, hầu hết là cá chép. 
 170
- Nguồn l−ơng thực khai thác từ thiên nhiên. Đây là nguồn l−ơng thực có vị trí quan trọng 
trong xã hội truyền thống, bởi nó bổ trợ cho nguồn l−ơng thực từ canh tác. Nh− đã trình bày, do 
năng suất thấp và do thiên tai, dịch bệnh hoành hành nên canh tác nông nghiệp chỉ đáp ứng 
phần nào nhu cầu l−ơng thực của ng−ời dân vùng cao. Những khi đói kém, hoặc để bổ sung cho 
nguồn l−ơng thực không canh tác đ−ợc, ng−ời dân phải dựa vào thu nhập bằng săn bắn và hái 
l−ợm. Các hoạt động này diễn ra gần nh− quanh năm, trong đó, việc thu hái các loại rau, củ, quả 
chủ yếu vào mùa xuân và mùa hè; còn đánh bắt cá, săn bắn thú th−ờng có hiệu quả vào mùa thu 
và mùa đông. Hoạt động hái l−ợm th−ờng cho các loại chất bột (củ mài, thân một số loại cây họ 
cau... ) và rau xanh (rau rừng, măng, nấm, mọc nhĩ... ); còn săn bắt thì cho nguồn đạm (chim thú, 
côn trùng, thuỷ sản... ). 
Trong xã hội truyền thống, hoạt động săn bắt và hái l−ợm ở vùng cao phát triển và có hiệu 
quả còn bởi điều kiện thiên nhiên, môi tr−ờng và xã hội cho phép. Do đất rộng, ng−ời th−a, và luật 
tục của hầu hết các dân tộc thiểu số đều cho mọi ng−ời dân có quyền đ−ợc tiếp cận với nguồn tài 
nguyên nên hoạt động đó ít bị cản trở. Săn bắt, hái l−ợm còn đ−ợc phân công theo giới và lứa 
tuổi, đ−ợc liên kết không chỉ một làng mà nhiều làng, đ−ợc tiến hành không chỉ bởi nhu cầu ăn 
uống mà còn do nếp sống văn hoá (giải trí, lấy thức ăn thờ cúng... ). 
- Nguồn l−ơng thực từ trao đổi và t−ơng trợ trong cộng đồng. Sống trong tình trạng tự cung 
tự cấp nên những trao đổi, mua bán về l−ơng thực của các dân tộc th−ờng ít xảy ra; hoặc th−ờng 
diễn ra theo chiều h−ớng: đồng bào bán những sản phẩm nông nghiệp và săn bắt, hái l−ợm để có 
tiền mua vật phẩm khác. Tuy nhiên, điều này cũng th−ờng chỉ xuất hiện ở các dân tộc miền núi 
phía Bắc, đặc biệt là vùng Đông Bắc - nơi có điều kiện tiếp xúc với nền kinh tế hàng hoá, đã có 
hệ thống chợ vùng. Còn ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên, đồng bào th−ờng trao đổi bằng vật 
phẩm. 
T−ơng trợ trong cộng đồng có vị trí rất quan trọng trong an toàn l−ơng thực của ng−ời dân 
vùng cao. Việc t−ơng trợ th−ờng diễn ra trong phạm vi gia đình, dòng họ và làng hay liên làng. Tại 
vùng Tr−ờng Sơn - Tây Nguyên, thậm chí tới tr−ớc năm 1975, vẫn tồn tại nguyên tắc: một gia đình 
không bao giờ bị đứt bữa nếu hộ khác trong làng vẫn còn l−ơng thực. Về bản chất, hoạt động 
t−ơng trợ đ−ợc dựa trên cơ sở cộng đồng về sở hữu, bởi toàn bộ đất đai và nguồn tài nguyên là 
thuộc cộng đồng; các cá nhân chỉ có quyền khai thác. Tr−ớc năm 1945, chế độ sở hữu này còn 
tồn tại ở hầu khắp các dân tộc thiểu số tại vùng rẻo cao miền núi phía Bắc và vùng Tr−ờng Sơn - 
Tây Nguyên. Ngay các dân tộc sống tại vùng thung lũng Tây Bắc nh− M−ờng và Thái, chế độ 
công hữu về ruộng n−ớc vẫn còn phổ biến. Còn với đất n−ơng rẫy và rừng núi, sông suối thì về cơ 
bản vẫn thuộc sở hữu cộng đồng. Bên cạnh chế độ sở hữu, các thiết chế khác nh− dòng họ, tổ 
chức làng bản cũng góp phần quan trọng để duy trì cách thức t−ơng trợ này. Tại Tây Nguyên, sự 
tồn tại của nhà dài và mối quan hệ xã hội trong nhà dài (đại gia đình) là những nhân tố duy trì lâu 
bền quan hệ t−ơng trợ triệt để về l−ơng thực. 
Nh− vậy, trong xã hội truyền thống, vấn đề an toàn l−ơng thực của mỗi gia đình các dân tộc 
ở vùng cao đ−ợc dựa trên các cơ sở nh− sau: 
Canh tác nông nghiệp + Săn bắt, hái l−ợm + T−ơng trợ 
_______________________________________________ 
An toàn l−ơng thực (hộ gia đình) 
 171
Trong điều kiện kỹ thuật canh tác truyền thống ít biến đổi và phát triển thì điều kiện tự 
nhiên, mối quan hệ sở hữu và thiết chế xã hội có tác động lớn đến an toàn l−ơng thực của ng−ời 
dân vùng cao; còn chính sách của các thể chế chính trị và yếu tố thị tr−ờng lại ít ảnh h−ởng. 
I.2. Thực trạng an toàn l−ơng thực của các dân tộc vùng cao hiện nay 
Vấn đề an toàn l−ơng thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao n−ớc ta có sự chuyển biến 
kể từ sau khi thực hiện công cuộc Đổi Mới (1986), mà trực tiếp là chịu ảnh h−ởng của cơ chế kinh 
tế thị tr−ờng, chính sách Khoán 10, Luật đất đai 1993 và một số chính sách đầu t−, phát triển 
khác ở vùng dân tộc và miền núi. 
Về cơ bản, vấn đề an toàn l−ơng thực của các dân tộc thiểu số vẫn dựa trên cơ sở canh tác 
nông nghiệp, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và t−ơng trợ, song tính chất và mức độ đã 
đổi thay; và ngoài ra, an toàn l−ơng thực còn chịu tác động của các chính sách của Nhà n−ớc và 
của cơ chế thị tr−ờng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề đó kỹ hơn ở mục sau. 
Trong phần này, chúng tôi chỉ nêu lên bức tranh về an toàn l−ơng thực trong đời sống của các 
dân tộc ở vùng cao hiện nay. 
Nói tới an toàn l−ơng thực, cho đến nay, các cơ quan chức năng th−ờng chỉ đề cập đến mức 
thu nhập bình quân l−ơng thực - tức ngũ cốc - để đảm bảo nguồn thức ăn tối thiểu theo tập quán 
ăn uống của c− dân trồng trọt. Hiện tại, Việt Nam là n−ớc xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế 
giới, với mức trên d−ới 4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta đã giải quyết 
tốt vấn đề an toàn l−ơng thực, bởi rất nhiều chi phí quốc gia phải trông chờ vào hạt gạo; mặt khác, 
ng−ời trồng lúa xuất khẩu lại hầu hết là nông dân vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. 
Với ng−ời nông dân các dân tộc vùng cao, việc mua l−ơng thực chỉ có đ−ợc khi họ có sản phẩm 
hàng hoá. Tr−ớc khi phân tích tình trạng thu nhập l−ơng thực của ng−ời nông dân vùng cao, cần 
nhận thấy rằng cho đến nay, thu nhập từ trồng trọt, nhất là l−ơng thực của họ vẫn chiếm vị trí chủ 
yếu. Có một số nơi, đồng bào đã canh tác các loại cây hàng hoá (cây công nghiệp, cây ăn quả) 
nh−ng ch−a nhiều. Những nguồn thu từ chăn nuôi lại khá khiêm tốn; bởi hầu hết sản phẩm chăn 
nuôi chỉ đủ chi dùng cho cúng bái, tết lễ nên khó trở thành hàng hoá. Bên cạnh đó, ngành nghề 
còn kém phát triển. Nếu xem xét thu nhập bình quân đầu ng−ời của vùng miền núi phía Bắc và 
Tây Nguyên qua một số năm khi so với các vùng khác, sẽ có kết quả nh− sau (Bảng 1). 
Bảng II.3.1. Thu nhập bình quân đầu ng−ời của vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên 
 Đơn vị: đồng/năm 
Đơn vị 1994 1995 1996 1997 
Cả n−ớc 168.110 206.100 226.700 261.500 
Miền núi phía Bắc 132.360 160.650 173.760 205.060 
Tây Nguyên 197.150 241.140 265.600 300.130 
Nguồn: Phạm Quang Hoan, V−ơng Xuân Tình, Ma Trung Tỷ: 1999, tr. 28 
Trên thực tế, thu nhập này ch−a phản ánh đúng mức độ nghèo đói của đồng bào dân tộc 
thiểu số. Ví dụ về tr−ờng hợp Tây Nguyên: Trong các năm cuối thập kỷ 90, vùng đất này phát 
triển mạnh mẽ bởi mở rộng diện tích cà phê và giá cà phê tăng. Song ai là ng−ời có thu nhập từ 
cây công nghiệp này ? Rõ ràng hầu hết là ng−ời Kinh, còn đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm 
 172
một tỉ lệ nhỏ. Qua khảo sát của chúng tôi, tại nhiều nơi, nếu đồng bào có trồng loại cây công 
nghiệp ấy cũng không cho năng suất cao, bởi họ không có điều kiện đầu t− và thiếu kỹ thuật canh 
tác (Phạm Quang Hoan, V−ơng Xuân Tình: 1999). Mức độ thu nhập cũng nh− nguyên nhân kể 
trên khiến tỉ lệ số hộ nghèo đói ở vùng dân tộc và miền núi còn cao (Bảng 2). ở đây, việc đánh 
giá nghèo đói đ−ợc dựa trên tiêu chí của Bộ Lao động - Th−ơng binh - Xã hội, và các tiêu chí này 
chủ yếu dựa trên cơ sở thu nhập về l−ơng thực: Hộ đói có mức thu nhập d−ới 13 kg 
gạo/ng−ời/tháng (t−ơng đ−ơng 45.000đ); hộ nghèo: với mức d−ới 15 kg gạo/ng−ời/tháng (t−ơng 
đ−ơng 55.000 đ) (Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Nguyễn Văn áng: 2000, tr. 18). 
Bảng II.3.2. Tỉ lệ hộ đói nghèo ở một số vùng cao trong so sánh với khu vực khác 
Đơn vị:% 
Địa ph−ơng 1997 1998 
Miền núi phía Bắc 25,27 23,45 
Đồng bằng sông Hồng 10,35 8,96 
Khu Bốn cũ 25,10 22,47 
Duyên hải miền Trung 17,70 15,28 
Tây Nguyên 28,60 23,25 
Đồng bằng Nam Bộ 9,20 7,58 
Cả n−ớc 19,08 16,70 
Nguồn: Phạm Quang Hoan, V−ơng Xuân Tình, Ma Trung Tỷ: 1999, tr. 28 
Bảng 2 cho thấy tỉ lệ hộ đói nghèo ở hai vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên - nơi có 
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nhất - thuộc diện cao nhất. Bảng 3 sẽ cho thêm ví dụ về tình 
trạng nghèo đói ở một số tỉnh của miền núi phía Bắc. 
Bảng II.3.3. Tỉ lệ hộ nghèo đói ở một số tỉnh miền núi phía Bắc (1998) 
Đơn vị:% 
Tỉnh Tỉ lệ hộ nghèo đói Tỉnh Tỉ lệ hộ nghèo đói 
Hà Giang 25,0 Bắc Kạn 32,0 
Tuyên Quang 12,5 Phú Thọ 18,0 
Cao Bằng 25,0 Bắc Giang 18,9 
Lạng Sơn 26,0 Quảng Ninh 16,0 
Lào Cai 32,0 Hoà Bình 24,3 
Yên Bái 16,0 Sơn La 31,3 
Thái Nguyên 11,5 Lai Châu 33,8 
Nguồn: Phạm Quang Hoan, V−ơng Xuân Tình, Ma Trung Tỷ: 1999, tr. 29 
Bảng 4 trình bày về tình trạng đói nghèo ở một tỉnh tại khu vực Tây Nguyên: tỉnh Đắk Lắk. 
Trong bảng này không có phân chia về dân tộc, song c− dân tại Khu vực III thì hầu hết là các dân 
tộc thiểu số. Có nhận xét chung: nếu chỉ căn cứ vào l−ơng thực quy thóc, với mức 251 
kg/ng−ời/năm của khu vực này, sẽ thấy không mấy thấp hơn chỉ số t−ơng tự khi so với Khu vực II 
(263 kg); thậm chí còn cao hơn cả Khu vực I (215 kg). Song nếu xem xét về mức thu nhập, sẽ 
thấy: C− dân tại Khu vực III chỉ bằng 1/2 của Khu vực II, và bằng 1/3 của Khu vực I. Điều đó đã 
 173
tạo nên s ... ịp này, chi phí cho ăn uống rất tốn kém, bởi 
hầu nh− mọi thành viên trong làng đều có mặt ở buổi lễ, thậm chí còn đ−ợc nhận phần thịt biếu. 
Trong năm 1999, lễ hội lớn của làng Le gồm có: 11 lễ đâm trâu (làm lễ pơ thi và cúng Giàng), 5 
đám c−ới và 7 đám ma. Để làm lễ đâm trâu, th−ờng gia chủ giết 1 con trâu và 1 con lợn (có nhà 
giết 2 trâu và 1 con lợn). Với đám c−ới, ng−ời ta th−ờng chỉ thịt từ 1-2 con lợn. Đám ma thì tuỳ 
từng hoàn cảnh mà làm to hay nhỏ. Có đám ma trong làng đã chi dùng hết 1 con trâu, 1 con bò, 7 
con lợn (mỗi con khoảng 3 - 4 nắm tay, tức quãng 20 kg). Ngay cả khi làm lễ nhu may (lễ mở kho 
lúa, lúc thu hoạch xong), dân làng vẫn có tục lệ: mỗi gia đình làm một hôm để có thể mời cho 
khắp các hộ trong làng tới dự. 
Nhiều dân tộc vẫn tồn tại tập quán: Với mỗi gia đình, gia súc nuôi là thuộc về t− hữu, nh−ng 
khi giết thịt con vật thì bà con dân làng lại đ−ơng nhiên cùng h−ởng phần. Con vật th−ờng chỉ 
đ−ợc giết thịt vào dịp lễ hội. Các thành viên trong làng đều đ−ợc mời tham dự. Sau khi ăn xong, 
họ còn đ−ợc chia phần đem về. Vì thế, tục ngữ Ba-na có câu: "Con trâu sống là của nhà, con trâu 
chết là của làng" (L−u Hùng, 1994: 215). Với sản phẩm săn bắt đ−ợc từ tự nhiên (thú rừng, cá... ), 
đồng bào cũng có tập quán chia sẻ. Nếu săn bắt đ−ợc ít, họ nấu chín rồi mời những ng−ời đàn 
ông trong họ, trong làng đến uống r−ợu; nếu đ−ợc nhiều thì chia phần cho cả làng. Tập quán ấy 
đến nay vẫn còn l−u giữ tại nhiều nơi, nh− ở xã Hồng Trung, huyện A L−ới: khi săn đ−ợc thú nhỏ, 
 182
ng−ời ta đem nấu cháo rồi mời mọi ng−ời cùng đến ăn. Tuỳ theo tập quán từng dân tộc mà ng−ời 
săn đ−ợc thú có thể giữ bộ phận nào đó của con vật, còn lại thì chia cho dân làng. Theo phong 
tục của ng−ời Tà-ôi (nhóm Ba hy), nếu ai đánh thuốc cá ở suối, ng−ời khác có quyền đến bắt; và 
ng−ời bắt đ−ợc nhiều phải chia cho ng−ời đ−ợc ít (V−ơng Xuân Tình: 2000). 
Kết luận 
Trải qua hơn 10 năm thực hiện công cuộc Đổi Mới, vấn đề an toàn l−ơng thực của các dân 
tộc thiểu số ở vùng cao đã có nhiều biến đổi. Khi xét tới an toàn l−ơng thực của hộ gia đình hay 
nhóm c− dân tr−ớc hết phải dựa trên cơ sở thu nhập. Tại các dân tộc thiểu số ở vùng cao, thu 
nhập của ng−ời dân chủ yếu từ các nguồn: canh tác nông nghiệp, săn bắt, hái l−ợm và trợ cấp 
của Nhà n−ớc. Những nguồn thu nhập trên chịu sự tác động của các chính sách của Nhà n−ớc, 
đặc biệt là những chính sách về đất đai, định canh định c−, xoá đói giảm nghèo, chính sách xã 
hội và chính sách về thị tr−ờng. Tác động tích cực của các chính sách nêu trên tới an toàn l−ơng 
thực, tr−ớc hết phải kể tới việc tăng năng suất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tuy nhiên, 
những biến đổi này chủ yếu diễn ra ở vùng thung lũng có truyền thống trồng lúa n−ớc và những 
nơi thuận lợi phát triển cây công nghiệp. Tại một số vùng đất dốc, nơi đồng bào các dân tộc có 
truyền thống canh tác n−ơng rẫy cũng đã có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với điều 
kiện phát triển n−ơng định canh. Thu nhập của ng−ời dân ở nhiều nơi, nhất là khu vực III, đ−ợc bổ 
sung thêm từ nguồn hỗ trợ của Nhà n−ớc, thông qua các dự án phát triển và trợ cấp xã hội. 
Nguồn l−ơng thực của ng−ời dân vùng cao còn phong phú hơn bởi sự giao l−u của thị tr−ờng, của 
những dịch vụ về l−ơng thực... 
Bên cạnh mặt tích cực, ảnh h−ởng tiêu cực của các chính sách nêu trên, nhất là chính sách 
đất đai tới an toàn l−ơng thực, là làm giảm khả năng tiếp cận với nguồn l−ơng thực khai thác từ 
thiên nhiên - nguồn l−ơng thực vẫn giữ vai trò nhất định, đặc biệt với các hộ nghèo. Mặt khác, các 
chính sách về đất đai còn gây nên sự bất bình đẳng trong sử dụng đất - cơ sở của bất bình đẳng 
trong thu nhập của không ít hộ gia đình ở vùng cao. 
Các yếu tố văn hoá vẫn giữ vị trí nhất định tới an toàn l−ơng thực. Tập quán ăn uống còn 
chi phối việc sử dụng nguồn l−ơng thực. Truyền thống t−ơng trợ, chia sẻ nguồn thức ăn cũng có ý 
nghĩa không nhỏ trong việc đảm bảo điều kiện về l−ơng thực của mỗi gia đình hoặc cá nhân trong 
cộng đồng. Đây có thể coi nh− một loại bảo hiểm về l−ơng thực khi họ bị thất bát hay gặp rủi ro. 
Nh− vậy, nếu so sánh với xã hội truyền thống, vấn đề an toàn l−ơng thực của ng−ời dân 
vùng cao hiện nay đã có những biến đổi. Từ nền l−ơng thực dựa trên điều kiện Canh tác nông 
nghiệp + Săn bắt, hái l−ợm + T−ơng trợ, đến nay, nguồn l−ơng thực của hộ gia đình các dân tộc 
nơi đây, tuỳ theo điều kiện của từng nơi, đã bổ sung thêm những yếu tố mới, đó là: Canh tác nông 
nghiệp + Lao động làm thuê + Săn bắt, hái l−ợm + Hỗ trợ của Nhà n−ớc + T−ơng trợ + Vay nợ. 
Tuy vấn đề an toàn l−ơng thực của các dân tộc hiện nay còn bảo l−u các yếu tố truyền thống, 
song vai trò của một số yếu tố lại có xu h−ớng giảm. Những hoạt động về săn bắn, hái l−ợm và sự 
t−ơng trợ trong cộng đồng các dân tộc đang có xu thế giảm đi, và ng−ợc lại, việc làm thuê và vay 
nợ để đảm bảo nhu cầu l−ơng thực lại có xu h−ớng gia tăng... 
Qua tình hình nghèo đói ở vùng dân tộc và miền núi hiện nay cho thấy, vấn đề an toàn 
l−ơng thực của các dân tộc, nhất là ở vùng cao và vùng sâu, vùng xa còn thiếu tính bền vững. 
 183
Điều đó thể hiện qua thu nhập từ sản xuất còn thấp, trong khi cuộc sống của nhiều ng−ời dân vẫn 
phụ thuộc vào trợ cấp của Nhà n−ớc hoặc vay nợ. Để khắc phục tình trạng này, rõ ràng, cần quan 
tâm hơn nữa để xây dựng hệ thống chính sách nhằm đảm bảo an toàn l−ơng thực cho vùng này. 
Trong hệ thống đó, cần đặc biệt chú ý tới điều chỉnh chính sách đất đai để tăng c−ờng vai trò 
quản lý cộng đồng, giảm bớt việc mất đất của ng−ời nghèo; mặt khác, phải điều chỉnh mục tiêu và 
nội dung của các dự án phát triển nhằm tăng nguồn thu nhập của ng−ời dân vùng cao. Sau cùng, 
việc gìn giữ nếp sống t−ơng thân t−ơng ái - truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc - cũng 
sẽ góp phần đảm bảo an toàn l−ơng thực trong điều kiện hiện nay của ng−ời dân nơi đây./. 
 184
Food security from the field of social-economic of ethnic 
minorities group point of view 
Dr. Vuong Xuan Tinh 
 Institute of Ethnology, National Center for Social Sciences and Humanities 
Access to food sources and adaptability with changes of the food sources when natural and 
social conditions change play the key role in food security. In reality, food security is related to 
population growth, market and food services of each nation. In mountainous regions, food 
security is strongly influenced by social factors such as land policies, policies for settlement of 
cultivation and residence, poverty reduction and hunger elimination policy and other policies. In 
addition, social factors such as drinking and eating habits, interdependence and mutual support in 
a community also have influences on food security. 
Food sources of people in mountainous regions are obtained from agricultural cultivation, 
natural exploitation, exchange and mutual support between people in a community... With the 
current constrain of traditional, under-developed farming techniques, natural conditions, 
ownership relations and social institutions have larger influences on food security of people in 
mountainous regions than politic institutions and market factors. 
Income derived from cultivation, especially food, is still the main income in mountainous 
regions. Fruit trees and industrial crops have just been cultivated in small quantity. Income from 
livestock breeding is low because most livestock products are used for festivals, ceremonial 
offerings, wedding ceremonies and funeral... Non-agricultural jobs have not been developed... 
Therefore, the rate of poor and hungry households is high (30% or more). For example, in Dak 
Lak Province, the average income/person/year in 1998 was 3.85 million VND, but it was only 1.43 
million VND in region III, the most difficult - high mountain area, and 2.99 million VND in region II - 
low mountain area. Hunger and poverty is common in mountainous regions; food security is not 
stable. In the northern mountain region, a lot of households do not have enough food for 1 or 2 
months. For instance, 80% of H'Mong households in Lao Chao, Hau Thao, and Su Pan 
communes, Sa Pa District, Lao Cai Province suffered from food shortage for more than 1 month 
in 1998. 
Land policies are one of the most important factors that influence food security. According 
to the 1993 Law on Land, which is amended in 1998, mountainous people are granted 5 land use 
rights, especially the right to long-term land use, to allocation of forest land, and to land use 
certificate. Thus, people have opportunities to expand cultivated land and improve household 
economy. However, there are still shortcomings and defects due to the fact that land laws and 
policies do not match local customs and local cultures. Beside that, land laws place more 
emphasis on State's general inflexible regulations. There have been problems of land disputes; 
land trading; and land appropriation by State owned forestry enterprises. Spontaneous 
reclamation and expansion of land have led to forest destruction, causing the reduction in natural 
resources. Consequently, it threatens food security. Immigration resulting in population increase, 
establishment of new economic zones and poverty reduction and hunger elimination programs, 
 185
and policies for market circulation and trading assistance can all have large impacts on food 
security. 
Mutual support and interdependence in each community are also very important. Although 
the market economy has been formed and operated in all regions, the traditional custom of 
sharing livelihood sources, especially food sources, of ethnic minorities in upland regions still 
exists. Mutual food support as a traditional cultural custom has never been abolished in these 
regions. Funerals, weddings, rural festivals with eating, drinking, food sharing, gift giving customs 
... also provide a source of food, though infrequent, to contribute to household food security. The 
low sense of private ownership of ethnic minority people makes them support each other in their 
needs for food on the one hand, and causes personal sluggishness in efforts to provide 
themselves with sufficient food on the other hand. 
In conclusion, it is impossible to impose sameness in examining and solving the food 
security of ethnic minority people in the mountainous region like doing that in low land region. In 
this case, the social and cultural factors must be considered. 
 186
Tài liệu tham khảo 
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk. 1999. Báo cáo Về thực trạng đời sống đồng bào dân tộc bản địa của 
tỉnh. 
Chính sách và chế độ pháp lý đối với đồng bào dân tộc và miền núi. 1996. Nxb Chính trị quốc gia, 
Hà Nội. 
Bui The Cuong and Vuong Xuan Tinh. 2000. Health and Education Needs of Ethnic Minorities in 
the Greater Mekong Sub-Region. ADB. TA No. 5794-REG. 
Daniel Maxwell and Keith Wiebe. 1998. Land tenure and Food security: A review of concepts, 
evidence, and methods. Land Tenure Center. University of Wisconsin-Madison. 
Khổng Diễn (Chủ biên). 1999. Dân tộc Khơ mú ở Việt Nam. Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Phần 
viết về Tập quán ăn uống. 
Bùi Minh Đạo. 2000. Trồng trọt truyền thống các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên. Nxb Khoa học xã 
hội, Hà Nội. 
Hồ Ly Giang. 2000. Tập quán ăn uống của ng−ời H'Mông ở hai xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai 
Châu, tỉnh Hoà Bình. Tạp chí Dân tộc học, Số 1. 
Government of the Socialist Republic of Vietnam. 1996. Towards National Food Security. Country 
Paper, prepared for the World Food Submit, Rome, Italy, 13-17 November, 1996. 
Helen Young. Food scarcity and famine : Assessment and response. Oxfam Practical Heath 
Guide No. 7. 
Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý (Chủ biên). 1999. Văn hoá truyền thống ng−ời Dao Hà 
Giang. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Phần viết về Tập quán ăn uống. 
Phạm Quang Hoan, V−ơng Xuân Tình. 1999. Hệ thống dữ liệu phát triển dân tộc thiểu số. UNDP, 
D− án VIE/96010. 
Phạm Quang Hoan, V−ơng Xuân Tình, Ma Trung Tỷ. 1999. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về 
phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi. Uỷ ban Dân tộc và Miền núi. Báo cáo đề 
tài. 
Hội nghị nhóm t− vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, 14-15/12/1999. Tấn công nghèo đói. Báo cáo. 
Nguyen Van Huy, Le Duy Dai. 1998. General Report on Development Policies Research in Ethnic 
Minorities and Mountainous Areas. Report, VIE 96/010 - UNDP. 
L−u Hùng. 1994. Buôn làng cổ truyền xứ Th−ợng. Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 
Vũ Ngọc Kích, Nguyễn Thị Ph−ơng Hoa... 2000. Báo cáo kết quả khảo sát pháp luật đất đai đối 
với đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk và Trà Vinh. Tổng cục Địa chính. Dự án pháp 
luật đất đai. 
Vũ Đình Lợi - Bùi Minh Đạo - Vũ Thị Hồng. 2000. Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây 
Nguyên. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
Luật đất đai. 1994. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 187
Ministry of Labor, Invalid and Social Affairs. Standard, actual situation and causes of poverty 
solutions for poverty reduction in poor communes. 1998. Report. 
Một số văn bản pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn. 2000. Nxb Lao động - 
xã hội, Hà Nội. 
Neil. Jamieson, Lê Trọng Cúc, A. Terry Rambo. 1999. Những khó khăn trong công cuộc phát 
triển miền núi ở Việt Nam. Đại học quốc gia Hà Nội/Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và 
môi tr−ờng. Báo cáo chuyên đề. 
Jonathan Rigg. 2001. Food security, vulnerability and risk : linking food, poverty and livelihoods. 
Paper presented at the Workshop "Sustainable livelihoods in South-Aast Asia", Hanoi, 
April, 2001. 
Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Nguyễn Văn áng. 2000. Giải quyết vấn đề phân hoá giàu nghèo 
ở các n−ớc và Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
Rita Lilijtrom, Eva Linkog, Nguyen Van Ang and Vuong Xuan Tinh. 1998. Profit and Poverty in 
Rural Vietnam. Curzon. 
Vuong Xuan Tinh and Peter Hjamdah. 1997. A study of Hmong and Dao Land Management and 
Land Tenure in Nam Ty Commune, Hoang Su Phi District, Ha Giang Province. Report. 
SIDA. 
V−ơng Xuân Tình. 1999. Tập quán ăn uống của ng−ời Việt ở vùng Kinh Bắc x−a. Luận án Tiến sĩ 
khoa học Lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học. 
Vuong Xuan Tinh. 2000. Project Specific Indigenous People' s Development Plan. Poverty 
Reduction in 4 Central Region Provinces Project. ADB. Report. 
V−ơng Xuân Tình. 2001. An toàn l−ơng thực của ng−ời Rơ-măm. Tạp chí Dân tộc học, số 5. 
Trung tâm nghiên cứu và phát triển (Trung tâm KHXH & NVQG), 1999. Thực trạng nghèo đói và 
các giải pháp xoá đói, giảm nghèo ở xã Long Môn huyện Minh Long, xã Ba Lế huyện Ba 
Tơ, xã Sơn Linh huyện Sơn Hag tỉnh Quảng Ngãi. Hà Nội, Báo cáo điều tra. 
Hữu Sơn. 1998. Đặc điểm các món ăn trong ngày lễ hội. Tạp chí Dân tộc học. Số 1. 
Mai Thanh Sơn. 1998. Đôi nét về tập quán ăn uống của ng−ời Phù Lá. Tạp chí Dân tộc học, Số 1. 
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk. Tháng 5/2001. Báo cáo tình hình dân c− và đời 
sống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk. 
Viện Dân tộc học. 1993. Những biến đổi về kinh tế-văn hoá ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Nxb 
Khoa học xã hội, Hà Nội. 
Viện Dân tộc học. 1998. Những vấn đề dân tộc học và kinh tế - xã hội của các dân tộc vùng thuỷ 
điện Sơn La. Báo cáo. 

File đính kèm:

  • pdfan_toan_luong_thuc_cua_cac_dan_toc_thieu_so_o_vung_cao_viet.pdf