Nâng cao hiệu quả thu phí dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

TÓM TẮT

Các dịch vụ của các Ngân hàng phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của các cá nhân cũng như các

doanh nghiệp đã và đang chứng minh sự hữu ích và tiện lợi trong quá trình phát triển mạnh mẽ nền

kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các dịch vụ này là nguồn thu an

toàn và ổn định cho các Ngân hàng thương mại, mặc dù vậy, tỷ trọng thu nhập từ các sản phẩm

dịch vụ ngân hàng của các Ngân hàng Việt Nam còn khá thấp so với hệ thống các ngân hàng

Thương mại của các nước khác. Dựa trên kết quả nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam, bài viết đánh giá thực hoạt động thu phí dịch vụ của BIDV, đồng thời

đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thu phí dịch vụ, tận dụng tốt những cơ hội và

lợi thế trên cơ sở phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, nhằm vượt qua những khó

khăn, thách thức; đứng vững trước những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường.

pdf 9 trang yennguyen 8780
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả thu phí dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu quả thu phí dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Nâng cao hiệu quả thu phí dịch vụ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 39 - 47 
39 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU PHÍ DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ 
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) 
Nguyễn Thị Hồng Yến*, Trần Phạm Văn Cương 
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Các dịch vụ của các Ngân hàng phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của các cá nhân cũng như các 
doanh nghiệp đã và đang chứng minh sự hữu ích và tiện lợi trong quá trình phát triển mạnh mẽ nền 
kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các dịch vụ này là nguồn thu an 
toàn và ổn định cho các Ngân hàng thương mại, mặc dù vậy, tỷ trọng thu nhập từ các sản phẩm 
dịch vụ ngân hàng của các Ngân hàng Việt Nam còn khá thấp so với hệ thống các ngân hàng 
Thương mại của các nước khác. Dựa trên kết quả nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Đầu tư 
và Phát triển Việt Nam, bài viết đánh giá thực hoạt động thu phí dịch vụ của BIDV, đồng thời 
đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thu phí dịch vụ, tận dụng tốt những cơ hội và 
lợi thế trên cơ sở phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, nhằm vượt qua những khó 
khăn, thách thức; đứng vững trước những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường. 
Từ khoá: ngân hàng thương mại, nghiệp vụ ngân hàng, hiệu quả thu phí dịch vụ, đánh giá hiệu 
quả thu phí dịch vụ của BIDV. 
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM* 
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (ĐT & PT) được thành lập theo quyết định số 117/TTG ngày 
26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là ngân hàng Kiến Thiết. Sau 50 năm xây dựng, 
phát triển và trưởng thành ngân hàng ĐT & PT ngày nay đã nhiều lần mang những tên gọi khác 
nhau: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam (từ năm 1957), ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam 
(từ 1981), ngân hàng ĐT & PT (từ 1990). Như vậy, về cơ bản sự phát triển của ngân hàng ĐT & 
PT qua hai thời kì, trước và sau đổi mới. Từ ngày 1/5/2012 Ngân hàng ĐT & PT chuyển thành 
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 
Hình 1. Mô hình tổ chức Hội sở chính của BIDV 
Nguồn: Từ BIDV, năm 2012. 
*
 Tel: 0912 662 033 
44Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 39 - 47 
40 
Hội sở chính sau khi đổi mới mô hình hoạt động 
sẽ gồm 7 khối. Đó là: Khối Ngân hàng Bán 
buôn, Khối Bán lẻ và mạng lưới, Khối vốn và 
Kinh doanh vốn, Khối Quản lý rủi ro, Khối Tác 
nghiệp, Khối Tài chính- kế toán, Khối Hỗ trợ. 
Như vậy, có thể thấy mô hình tổ chức của ngân 
hàng BIDV là tương đối rộng. Điều này là một 
cơ sở tốt cho ngân hàng BIDV có nâng cao hiệu 
quả hoạt động kinh doanh. 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU PHÍ 
DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ 
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 
Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước 
Trong những năm qua, ngân hàng ĐT&PT đã 
đạt kết quả tốt trong việc thực hiện dịch vụ 
thanh toán trong nước. Doanh số thanh toán 
tăng đều qua các năm, số món và phí chuyển 
tiền năm 2012 tăng khoảng 400% so với năm 
2008. Thu phí ròng năm 2012 đạt 285 tỷ 
VND trong khi năm 2011 chỉ đạt được 178.7 
tỷ VND. 
Dịch vụ Thanh toán quốc tế 
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế được thực hiện 
tại ngân hàng BIDV từ những năm 1990 
nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ trong vài năm 
trở lại đây. Đến năm 2012 đã có 111 chi nhánh 
có dịch vụ thanh toán quốc tế, trong khi con số 
này năm 1998 là 19 chi nhánh, ngân hàng 
BIDV đã phát triển mạnh các ngân hàng đại lý 
và xác định đây là nhiệm vụ trọng yếu mở 
đường cho hướng dẫn ngân hàng ra ngoài lãnh 
thổ trên phạm vi toàn thế giới. 
Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế tại 
ngân hàng BIDV còn một số những tồn tại như: 
Thứ nhất, thị phần thanh toán của ngân hàng 
BIDV còn ở mức thấp. Thị phần thanh toán 
quốc tế của ngân hàng BIDV đến cuối năm 
2012 vẫn chưa đạt 15%. Trong điều kiện hội 
nhập hiện nay, tỷ trọng thị phần thanh toán 
quốc tế thấp như vậy là một áp lực phát triển 
đối với ngân hàng BIDV. 
Thứ hai, việc mở rộng thanh toán quốc tế của 
ngân hàng BIDV chưa được chú trọng, khách 
hàng được thỏa mãn dịch vụ này qua ngân 
hàng BIDV chưa nhiều, chất lượng dịch vụ 
chưa cao. Thời gian thanh toán còn chậm, 
dịch vụ chưa đa dạng, thủ tục rườm rà ngân 
hàng BIDV còn thiếu kinh nghiệm trong triển 
khai phát triển dịch vụ này. 
Dịch vụ thẻ 
BIDV là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam 
phủ rộng mạng lưới ATM tại 63/63 tỉnh 
thành phố trên cả nước. Số lượng giao dịch 
và doanh số giao dịch qua ATM qua từng 
năm đều tăng trưởng ở mức cao thể hiện 
việc sử dụng thẻ đã dần trở thành thói quen 
của người dân Việt Nam. 
Mạng lưới ATM của BIDV liên tục được mở 
rộng qua các năm, kéo theo tốc độ gia tăng số 
lượng giao dịch và doanh số giao dịch luôn ở 
mức rất cao. Năm 2007 với sự kiện BIDV kết 
nối thành công với Banknetvn, số lượng giao 
dịch qua ATM của BIDV gia tăng. 
Số lượng máy ATM của BIDV chủ yếu tập 
trung tại các tỉnh thành phố lớn như: Hà Nội 
(163 máy), Tp.HCM (212 máy), Hải Phòng 
(25 máy), Quảng Ninh (31 máy), Đà Nẵng 
(26 máy), Bình Dương (34 máy), Bà rịa Vũng 
tàu (26 máy). 
Doanh số giao dịch qua ATM qua từng năm 
đều tăng trưởng ở mức cao, số lượng giao 
dịch bình quân/máy năm 2012 đạt 36.324 
giao dịch, doanh số giao dịch bình quân đạt 
25,9 tỷđ/1máy. Tần suất giao dịch thành công 
trung bình đạt 3608 giao dịch/máy/tháng. 
Bảng 1. Số lượng và doanh số giao dịch trên ATM BIDV 
Năm Máy ATM (lũy kế) Số lượng giao dịch Doanh số (tỷ đồng) 
2009 390 12.500.000 4.689 
2010 694 23.750.000 18.286 
2011 973 36.005.793 26.058 
2012 994 43.628.326 35.008 
 Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2012 
45Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 39 - 47 
41 
Bảng 2. Kết quả thanh toán thẻ Banknetvn trên ATM BIDV 
Năm Số lượng giao dịch 
Số lượng giao 
dịch rút tiền 
Doanh số 
(tỷ đồng) 
Thu phí 
(triệu đồng) 
2011 130,000 100.000 90 300 
2012 2.588.899 1.747.900 1.343 3.761 
 Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2012 
Hệ thống ATM của BIDV chính thức chấp 
nhận thanh toán thẻ VISA vào tháng 9/2006 
và chấp nhận thanh toán thẻ của các ngân 
hàng thành viên Banknetvn vào tháng 1/2007. 
Việc kết nối thành công với VISA và 
Banknetvn đã nâng cao hiệu quả hoạt động 
của hệ thống ATM một cách rõ rệt, thể hiện ở 
số lượng giao dịch và doanh số giao dịch 
không ngừng gia tăng hàng năm, đặc biệt 
doanh số thu phí từ VISA và Banknetvn liên 
tục gia tăng một cách ổn định và trở thành 
một nguồn thu quan trọng trong tổng thu nhập 
của hoạt động kinh doanh thẻ (thường chiếm 
trên 40% tổng thu phí dịch vụ thẻ). 
Dịch vụ đại lý, ủy thác 
Trong những năm vừa qua dịch vụ đại lý, ủy 
thác của ngân hàng BIDV chủ yếu là trong 
lĩnh vực rút vốn giải ngân, cho vay lại. Đến 
cuối năm 2012, ngân hàng BIDV đã tiếp nhận 
thêm 20 chương trình, dự án với tổng số vốn 
ủy thác đạt tương đương 742 triệu USD. 
Doanh số rút vốn đạt 4.256 tỷ VND, doanh số 
cho vay đạt 2.281 tỷ VND. Dư nợ ủy thác đạt 
6.884 tỷ VND. Lũy kế lãi và phí từ hoạt động 
đại lý ủy thác đạt 6.8 tỷ VND. 
Tuy nhiên, hoạt động này tại ngân hàng 
BIDV còn một số tồn tại sau: 
Loại hình dịch vụ ủy thác chủ yếu là cho vay 
- thu nợ ủy thác. Trong khi đó việc thực hiện 
quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và 
doanh nghiệp thương mại là chưa được thực 
hiện tại ngân hàng BIDV. Đây là thị trường 
tiềm năng đầy hứa hẹn mà ngân hàng BIDV 
chưa khai thác. 
Một số lớn các chi nhánh của ngân hàng 
BIDV không có và không quan tâm đến 
nghiệp vụ này. Hoạt động ủy thác, đại lý chưa 
thực sự tương xứng với tiềm năng và nhu cầu 
thị trường. 
Doanh số dịch vụ đại lý, ủy thác chưa cao do 
một thị trường lớn về loại hình dịch vụ này chưa 
được nhìn nhận và sự phát triển: ủy thác thương 
mại của doanh nghiệp và ùy thác cá nhân. 
Chưa có nhiều sản phẩm ủy thác đầu tư như: ủy 
thác quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, kế 
hoạch tiền lương, ủy thác trong di chúc quản lý 
tài sản 
Dịch vụ bảo hiểm 
Doanh số thu phí bảo hiểm năm 2012 đạt 
60238 triệu VND, tăng 29% so với năm 2009. 
Nếu so sánh trên chỉ tiêu bảo hiểm gốc thì thị 
phần của BIC đã tăng từ 0.45 năm 2009 lên 
1.35% vào năm 2012. 
Tuy nhiên, nghiệp vụ của ngân hàng BIDV 
còn tồn tại một số điểm sau: 
Thứ nhất, loại hình nghiệp vụ bảo hiểm còn 
đơn diệu, chưa có nhiều hình thức phong phú. 
Hiện nay, mới chỉ có 8 nghiệp vụ bảo hiểm - 
số lượng quả là ít ỏi. 
Thứ hai, thị phần bảo hiểm của ngân hàng 
BIDV chiếm rất ít trên thị trường. Trong khi 
thị trường bảo hiểm rộng lớn và có tiềm năng. 
Dịch vụ khác 
Các dịch vụ như tư vấn, thu xếp phát hành trái 
phiếu doanh nghiệp; dịch vụ BSMS, thanh 
toán lương, thanh toán hóa đơn Viettel, 
chuyển tiền nhanh WU là những nghiệp vụ 
mới được triển khai tại ngân hàng BIDV 
trong thời gian gần đây. Việc phát triển các 
nghiệp vụ trung gian tại ngân hàng BIDV 
được coi là trọng tâm của hoạt động ngân 
hàng. Kết quả đến ngày 31 tháng 12 năm 
2012, lần đầu tiên thu dịch vụ ròng của ngân 
hàng đạt 2.000 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 
cao nhất từ trước tới nay (tăng trưởng gấp 2 
lần năm 20011 và gấp 4 lần so với năm 2010). 
Thu dịch vụ ròng bình quân đầu người ước 
46Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 39 - 47 
42 
đạt 148 triệu đồng, tăng 80% so với năm 
20011. Năm 2012 ngân hàng BIDV đã bứt 
phá trở thành ngân hàng dẫn đầu về thu dịch 
vụ. Nếu tính riêng thu nhập từ phí và hoa 
hồng dịch vụ, con số 1.200 tỷ đã vượt xa lợi 
nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần 
có quy mô trung bình khá. 
Tại ngân hàng BIDV, nghiệp vụ ngoại bảng 
chủ yếu là nghiệp vụ bảo lãnh. Kết quả thu 
phí bảo lãnh trên đã phản ánh phần nào sự 
thành công của ngân hàng BIDV trong hoạt 
động bảo lãnh. Tổng số thu phí từ nghiệp vụ 
bảo lãnh cuối năm 2012 đạt 350 tỷ VND, 
bằng 519 % so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 
18.8% trong tổng thu dịch vụ ròng của ngân 
hàng. Doanh số bảo lãnh tăng mạnh qua các 
năm, đến năm 2012 doanh số đạt 61.087 bằng 
379% so với năm 2008. Chất lượng bảo lãnh 
của ngân hàng BIDV khá tốt, biểu hiện là hầu 
như không có việc ngân hàng phải trả thay 
cho khách hàng. Bước đầu ngân hàng BIDV 
đã xây dựng được những quy trình, quy chuẩn 
về nghiệp vụ bảo lãnh và đang từng bước 
triển khai toàn hệ thống. 
Tuy nhiên, nghiệp vụ này tại ngân hàng 
BIDV vẫn còn một số tồn tại sau: 
Thứ nhất, các loại bảo lãnh được phát triển 
chưa đều và chưa phát huy hết tiềm năng. Với 
một mạng lưới chi nhánh tương đối rộng lớn 
như hiện nay song quy mô của nghiệp vụ bảo 
lãnh của ngân hàng BIDV chủ yếu là bảo lãnh 
thực hiện hợp đồng trong khi một số loại bảo 
lãnh khác lại có doanh số thấp hoặc hầu như 
còn bỏ ngỏ. 
Thứ hai, đối tượng được bảo lãnh chủ yếu là 
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà 
nước. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 
các đối tượng khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. 
Kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng ĐT&PT 
có bước phát triển khá nhanh doanh số mua 
bán ngoại tệ tăng trưởng đều đặn trong mấy 
năm gần đây và thu ròng về kinh doanh ngoại 
tệ có sự tăng trưởng tốt. 
Năm 2012 doanh số mua bán đạt 45 tỷ VND 
tăng 455% so với năm 2008, thu ròng về kinh 
doanh ngoại tệ đạt 743.2 tỷ VND tăng 1299% 
so với năm 2008. Năm 2012 này cũng chứng 
kiến bước bứt phá ngoạn mục của hoạt động 
kinh doanh ngoại tệ với lợi nhuận từ hoạt động 
này tăng gấp 8 lần so với năm 2011, nâng tỷ 
trọng trong tổng thu dịch vụ ròng đạt 40%. 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ 
HOẠT ĐỘNG THU PHÍ DỊCH VỤ CỦA 
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN 
VIỆT NAM 
Trong phạm vi bài báo, chỉ đề cập đến hiệu 
quả đối với bản thân ngân hàng từ góc độ 
nghiên cứu về các nghiệp vụ mà ngân hàng 
đang áp dụng. 
Qua bảng 3 cho thấy, thu từ dịch vụ, thu từ 
nghiệp vụ đầu tư của ngân hàng BIDV tăng 
đều qua các năm. Năm 2008 thu từ dịch vụ 
mới chỉ đạt 269.5 tỷ đồng chiếm 4,6% trong 
tổng thu nhập nhưng đến năm 2012 đạt tới 
2.189 tỷ đồng chiếm 11.05% trong tổng thu 
nhập. Kết quả này cho thấy thu nhập từ các 
hoạt động phi lãi suất của ngân hàng (trước 
chi phí hoạt động và dự phòng) tăng dần qua 
các năm với tốc độ tăng trưởng qua các năm 
đều cao hơn sự tăng trưởng của thu nhập từ 
lãi cho vay; cho thấy ngân hàng đang cố gắng 
đa dạng nguồn thu nhập. Từ một ngân hàng 
chỉ cho vay ngắn hạn bằng nội tệ là chủ yếu, 
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng không đáng 
kể, chưa có các hoạt động thanh toán quốc tế 
và kinh doanh đối ngoại, ngày nay ngân hàng 
BIDV đã trở thành một ngân hàng kinh doanh 
đa năng và đã đạt được những thành tựu nhất 
định trong việc đa dạng hóa nghiệp vụ ngân 
hàng: có nhiều hình thức cho vay mới; mở 
rộng cho vay trung dài hạn, cho vay nhiều 
thành phần kinh tế, phát triển nghiệp vụ đầu 
tư, nghiệp vụ bảo lãnh, mở thêm nhiều hình 
thức huy động vốn; thực hiện nhiều dịch vụ 
ngân hàng mới, thành lập các công ty con để 
kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê 
tài chính. Chính vì điều này đã làm thay đổi 
cơ cấu thu nhập của ngân hàng BIDV. 
47Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 39 - 47 
43 
Bảng 3. Cơ cấu thu nhập của ngân hàng BIDV Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 
Đơn vị: Triệu đồng, % 
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012 
Thu nhập từ lãi 5.760.703 7.608.382 9.927.180 13.753.824 17.541.256 
Tăng trưởng (%) 32 30 39 28 
Thu nhập lãi tiền gửi 233.367 553.869 979.111 1.846.186 1987177 
Thu nhập lãi TTC 66.354 125.712 111.778 187.551 532.983 
Thu nhập khác 29 2.307 40.092 3.167 4.175 
Thu nhập từ phí DV 269.595 377.613 594.617 1.017.847 2189357 
Tăng trưởng (%) 40 57 71 115 
Hoạt động thanh toán 120.523 151.666 226.377 423.067 832922 
Hoạt động bảo lãnh 67.461 111529 181.696 283.931 350.131 
Hoạt động ngân quỹ 3.701 6.772 34.184 52.350 73.071 
Dịch vụ đại lý 9.426 8.623 11.251 11.211 9.123 
Hoạt động bảo hiểm 7.650 9.461 14.840 22.634 81.758 
Thu phí dịch vụ khác 22.259 22.337 1.445 45.680 53.523 
Thu nhập từ KD ngoại tệ 32.703 58.995 111.760 160.459 775.119 
Thu từ kinh doanh vàng 5.872 8.230 13.064 18.515 22.710 
Thu nhập hoạt động khác 16.126 42.393 79.947 157.320 158.447 
Tăng trưởng (%) 163 89 97 0,7 
Thu nhập cổ tức 10.941 12.410 15.706 41.940 31.150 
Thu nhập thuần từ 1.209 6.415 36.857 49.919 35.727 
Thu về các công cụ TC 
phát sinh khác 568 810 2.810 22.757 38.392 
Thu khác 3.408 22.758 24.574 42.704 53.178 
Nguồn: Ngân hàng BIDV, năm 2012. 
Bảng 4. Hiệu quả hoạt động thu phí dịch vụ của ngân hàng BIDV Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012 
Tồng chi phí/TSC (%) 8,2 6,5 4,7 3,9 4,1 
Tổng chi phí/Tổng TN(%) 55 62 66 65 68 
Lợi nhuận ròng/Tổng TN(%) 13,60 14,50 16,20 17,30 16,90 
ROE 10,44 8,81 14,23 25,01 13,6 
Chênh lệch lãi suất bình quân 2,42 3,16 2,37 3,07 2,89 
Thu nhập lãi ròng/tổng thu nhập hoạt động 61,61 91,05 80,42 81,23 68,3 
Nguồn: Ngân hàng BIDV, năm 2012. 
Qua các chỉ tiêu tính toán cho thấy hiệu quả 
hoạt động thu phí dịch vụ của BIDV giai đoạn 
2008 - 2012 như sau: 
- Tỷ lệ tổng chi phí/Tổng tài sản có của ngân 
hàng BIDV giảm dần qua các năm, nhưng 
không có nghĩa là hiệu quả hoạt động của 
ngân hàng được nâng lên vì với tỷ lệ chi 
phí/tài sản là 4% như hiện nay thì vẫn cao 
hơn chênh lệch lãi suất bình quân. Mà nguồn 
thu chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín 
dụng nên ngân hàng BIDV chưa có nhiều lợi 
nhuận. Thực tế đó, buộc ngân hàng BIDV 
phải mở rộng hơn nữa các nghiệp vụ, đơn vị 
mới có thể nâng cao số lợi nhuận thu được. 
- Hệ số Tổng chi phí/Tổng thu nhập tăng dần 
qua các năm. Cho đến năm 2012 thì cứ 100 
48Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 39 - 47 
44 
đồng thu nhập thì phải mất 68 đồng chi phí. 
Đây là tỷ lệ ở mức bình thường so với các 
ngân hàng trong nước. Tuy nhiên với tốc độ 
tăng đều đều của hệ số này thì chẳng bao lâu 
nữa chi phí phải mất ngày càng lớn, ảnh 
hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. 
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân 
(ROA) của ngân hàng có xu hướng tăng đều 
qua các năm, năm 2012 tỷ lệ này là 0,75% đạt 
mức cao nhất trong vòng từ năm 2008 - 2012, 
nhưng lại thấp hơn so với năm 2011 và vẫn 
thấp hơn so với thông lệ quốc tế. Tương đồng 
với ROA, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở 
hữu bình quân (ROE) cũng có sự cải thiện rõ 
rệt qua các năm, cụ thể đạt 8,81% vào năm 
2009, 14,23% năm 2010 và 25,01% năm 
2011, chỉ số này đã vượt thông lệ của quốc tế; 
nhưng đến năm 2012 thì lại giảm xuống còn 
13,6% thể hiện sự giảm sút trong hoạt động 
kinh doanh của ngân hàng BIDV. Tuy nhiên, 
có một vấn đề nữa cần chú ý đó là: ngân hàng 
BIDV có hệ số ROA thấp, nhưng ROE khá 
cao. Điều này càng chứng minh chính xác 
nhận định: Vốn tự có của ngân hàng BIDV 
trong tài sản có, điều đó cũng nghĩa là: ngân 
hàng BIDV bị phụ thuộc rất lớn vào vốn huy 
động trong quá trình hoạt động. 
Hệ số lợi nhuận ròng/ tổng thu nhập tăng dần 
qua các năm, tuy nhiên với tỷ lệ này cho thấy 
lợi nhuận ròng của ngân hàng BIDV không 
nhiều. Cho đến năm 2012 thì cứ 100 đồng thu 
nhập chỉ được 17 đồng lợi nhuận ròng, trong 
khi cũng hệ số này ở Ngân hàng Ngoại thương 
là 19,1, ngân hàng ANZ là 20,9. 
Chênh lệch lãi suất bình quân tăng mạnh từ 
năm 2008 đến năm 2009 từ 2,19% tới 3,16% 
nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2009 
tới năm 2012 (2,89). Sự thu hẹp lãi suất biên 
như vậy có nguyên nhân từ sự cạnh tranh 
ngày càng mạnh mẽ trên thị trường khiến 
ngân hàng phải nâng cao lãi suất tiền gửi và 
giảm lãi suất cho vay để giữ khách hàng. Bên 
cạnh đó, do nguồn vốn khả dụng thừa nên chủ 
yếu được sử dụng đầu tư liên ngân hàng trong 
khi thị trường dư thừa vốn lớn đã khiến hiệu 
quả sử dụng vốn chưa cao. Khả năng sinh lời 
của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng do ngân 
hàng đã cho vay các dự án lớn dài hạn, trong 
đó nhiều dự án là không hiệu quả, lãi suất cho 
vay thấp và ngoài ra, ngân hàng còn phải thực 
hiện tăng trích dự phòng rủi ro cho các khoản 
thua lỗ, mà nguồn thu chủ yếu của ngân hàng 
BIDV là hoạt động tín dụng nên ảnh hưởng 
nhiều lợi nhuận của ngân hàng. Thực tế buộc 
ngân hàng BIDV phải đa dạng hóa hoạt động 
kinh doanh, mở rộng các nghiệp vụ, dịch vụ 
khác và sử dụng triệt để, có hiệu quả hơn 
nguồn vốn huy động để nâng cao số lợi nhuận 
thu được. 
Tỷ lệ thu nhập lãi ròng/Tổng thu nhập hoạt 
động chưa được cải thiện. Thu nhập từ lãi vẫn 
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu hoạt động, 
trên 60%, một tỷ lệ vẫn còn khá cao so với tiêu 
chuẩn hoạt động ngân hàng hiện đại ngày nay. 
Việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh 
doanh của ngân hàng BIDV trong những năm 
qua cho thấy: hiệu quả hoạt động của ngân 
hàng BIDV còn thấp, một số chỉ tiêu chưa đạt 
tiêu chuẩn của quốc tế và cơ cấu nguồn thu 
nhập vẫn chưa được hợp lý: thu nhập từ lãi 
vẫn là nguồn thu chính của ngân hàng. Ngân 
hàng BIDV đang rất cần có những giải pháp 
tích cực hữu hiệu để cải thiện tình trạng này. 
HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA 
NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG 
THU PHÍ DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG 
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 
Những hạn chế 
Về nghiệp vụ Tài sản nợ 
- Hình thức huy động vốn còn đơn điệu, chưa 
có nhiều hình thức huy động và nhận tiền gửi 
mới, phù hợp với nhu cầu của người dân và 
TCKT. Số tài khoản tiền gửi cá nhân, tài 
khoản vãng lai mở và duy trì hoạt động còn ít, 
loại tiền huy động còn hạn chế: 
- Cơ cấu nguồn vốn huy động chưa thật sự 
hợp lý. Số vốn huy động được phần lớn là 
vốn ngắn hạn, chưa phù hợp với kỳ hạn sử 
dụng vốn. 
- Vốn tự có và việc bổ sung vốn tự có còn quá 
ít so với quy mô hoạt động.... 
49Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 39 - 47 
45 
Về nghiệp vụ tài sản có 
a - Nghiệp vụ tín dụng 
- Chất lượng, hiệu quả tín dụng thấp: Tỷ lệ nợ 
quá hạn còn cao làm cho chất lượng tín dụng 
bị giảm sút, chưa đáp ứng tiêu chuẩn đối với 
một NHTM. 
- Hình thức cho vay còn đơn điệu, chưa 
phong phú đa dạng, chưa có nhiều hình thức 
cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiện 
đại đang phát triển không ngừng. 
- Các hình thức tín dụng như: Cho thuê tài 
chính, chiết khấu thương mại và các chứng 
từ có giá... chậm phát triển, doanh số hoạt 
động thấp. 
b - Nghiệp vụ đầu tư 
- Hình thức đầu tư chưa thực sự phong phú cả 
về số lượng, chất lượng. 
- Các công ty con mới thành lập, doanh số 
hoạt động chưa cao, phần lớn mới ở giai đoạn 
thí điểm ban đầu... 
 Nghiệp vụ trung gian 
- Doanh số hoạt động và tỷ trọng thu từ dịch 
vụ trong tổng thu nhập quá nhỏ so với tiềm 
năng và lợi thế của ngân hàng BIDV. 
- Các loại hình sản phẩm dịch vụ còn nghèo 
nàn, đơn điệu, nhiều thị trường còn chưa được 
khai thác. 
- Số lượng dịch vụ mà ngân hàng BIDV cung 
cấp ra thị trường còn đơn điệu, chưa đa dạng. 
Dịch vụ mà ngân hàng BIDV tập trung chủ 
yếu là thanh toán và bảo lãnh. 
- Ngay trong một loại hình dịch vụ, hình 
thức, công cụ thực hiện còn nhiều bất cập, 
chưa đầy đủ. 
- Thị trường dịch vụ đối với cá nhân là rất lớn 
song ngân hàng BIDV chưa khai thác được 
một cách đáng kể. Trong khi đó ngân hàng 
nước ngoài thường hết sức chú trọng thị 
trường này. 
- Chất lượng các sản phẩm dịch vụ của ngân 
hàng BIDV còn có nhiều hạn chế nên chưa 
tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường. 
+ Xét về chất lượng dịch vụ dưới góc độ khả 
năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng 
của khách hàng thì các dịch vụ của ngân hàng 
BIDV chưa theo kịp nhu cầu. Phần lớn các 
khách hàng tư nhân, những doanh nghiệp vừa 
và nhỏ chưa được tiếp cận với dịch vụ của 
ngân hàng BIDV. Các dịch vụ ngân hàng hiện 
đại mới phát triển, còn nhiều bất cập chưa xử 
lý được. 
+ Xét về thời gian cung ứng dịch vụ ngân 
hàng của ngân hàng BIDV nhìn chung là chưa 
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hoạt 
động dịch vụ của ngân hàng BIDV chưa 
mang tính chuyên nghiệp, bài bản trong toàn 
hệ thống. Chất lượng dịch vụ ngân hàng tại 
các chi nhánh của ngân hàng BIDV vì vậy 
không đồng nhất. 
- Các dịch vụ ngân hàng hiện đại mới chỉ có 
thể cung cấp cho một số dối tượng khách 
hàng ở một vài địa bàn nhất định chứ không 
phát triển rộng khắp và đồng đều giữa các địa 
phương. 
- Trong thanh toán các công cụ thanh toán hiện 
đại như thẻ ATM... vẫn còn bị hạn chế do tâm 
lý ưa chuộng tiền mặt trong dân cư và sử dụng 
các công cụ thanh toán truyền thống còn lớn, 
việc ứng dụng kỹ thuật tin học trong thanh 
toán còn hạn chế, thiếu đồng bộ, tốc độ thanh 
toán còn chưa cao, còn gặp nhiều sai sót. 
Nghiệp vụ ngoại bảng 
- Việc thực hiện các nghiệp vụ ngoại bảng 
còn đơn điệu về hình thức, chủ yếu mới có 
các nghiệp vụ bảo lãnh. 
- Doanh số hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh 
chưa lớn, chưa tương xứng với khả năng, quy 
mô hoạt động của ngân hàng BIDV và đòi hỏi 
của nền kinh tế. 
Nguyên nhân của những hạn chế 
Nguyên nhân khách quan 
Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng 
còn thiếu và chưa đồng bộ 
Nguyên nhân từ phía khách hàng và nền kinh tế 
Về phía Ngân hàng nhà nước 
- Cơ chế quản lý của NHNN đối với NHTM 
còn nặng biện pháp hành chính, nhiều khi 
không theo kịp yêu cầu đổi mới nhanh chóng 
của nền kinh tế làm giảm tính chủ động sáng 
tạo, tự chịu trách nhiệm của các NHTM. 
50Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 39 - 47 
46 
- Chậm ban hành các quy chế hướng dẫn thực 
hiện luật, nghị định, chế độ thể lệ nghiệp vụ 
cho các NHTM. 
Nguyên nhân chủ quan 
Nhận thức tổ chức bộ máy, quản trị điều hành 
Thứ nhất, nhận thức về tầm quan trọng chiến 
lược của phát triển nghiệp vụ của ngân hàng 
BIDV đặc biệt là các chi nhánh còn nhiều bất 
cập. Thứ hai, mặc dù đã áp dụng hệ thống 
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế 
ISO 9001: 2000, tuy nhiên cơ chế điều hành, 
bộ máy điều hành ở phần lớn các chi nhánh 
còn phức tạp Thứ ba, việc phân công chức 
năng nhiệm vụ của các phòng ban chưa cụ 
thể, dẫn đến không xác định được trách nhiệm 
giải quyết. Thứ tư, từ việc chưa có nhận thức 
đúng, định hướng đúng nên ngân hàng BIDV 
chưa có chính sách hợp lý để thu hút đối 
tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng 
ngoài quốc doanh. 
Cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn tự có 
Về cơ sở vật chất: Máy móc thiết bị của ngân 
hàng BIDV cũng chưa đồng bộ, mức tự động 
hóa còn thấp và không đồng đều ở các chi 
nhánh. Việc đầu tư, cải tiến công nghệ chưa đi 
đôi với việc cải tiến chế độ hạch toán, nâng 
cao trình độ nhân viên tác nghiệp. 
Vốn tự có của ngân hàng BIDV ít, chưa đáp 
ứng yêu cầu phát triển các nghiệp vụ, dịch vụ 
và công nghệ ngân hàng, nhất là trong môi 
trường cạnh tranh và mở cửa như hiện nay. 
Trình độ cán bộ trực tiếp tác nghiệp trong 
những hoạt động dịch vụ Một bộ phận không 
nhỏ cán bộ tác nghiệp chưa đáp ứng được yêu 
cầu thực tế của thị trường, của việc phát triển 
các loại hình nghiệp vụ mới. Công tác đào tạo 
tại ngân hàng BIDV cũng chưa được tổ chức 
một cách có hệ thống. 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 
THU PHÍ DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG 
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 
Định hướng phát triển của ngân hàng 
ĐT& PT Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 
* Hướng dần vào khách hàng ngoài quốc 
doanh và tư nhân 
* Đa dạng hóa nghiệp vụ ngân hàng BIDV 
dựa trên sự phù hợp về công nghệ ngân hàng 
* Đa dạng hóa nghiệp vụ ngân hàng là để phát 
triển và hội nhập 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu 
phí dịch vụ của ngân hàng BIDV Việt Nam 
Hoàn thiện, nâng cao chất lượng các nghiệp 
vụ hiện có 
Phát triển nghiệp vụ mới 
Nhóm giải pháp hỗ trợ 
- Hoạch định và lựa chọn chiến lược thực 
hiện đa dạng hóa nghiệp vụ cho phù hợp. 
- Cấu trúc lại bộ máy tổ chức, hoạt động của 
ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, đào 
tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, 
nhân viên ngân hàng 
- Nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng 
- Tăng cường năng lực tài chính 
- Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 
- Tổ chức hoàn thiện Marketing 
- Phát triển kênh phân phối 
- Tăng thời gian làm việc trong ngày và 
ngày trong tuần 
- Đa dạng hóa nghiệp vụ ngân hàng theo lợi 
thế cạnh tranh của từng nghiệp vụ và từng 
đơn vị thành viên 
- Đẩy mạnh quan hệ với các ngân hàng 
nước ngoài, tổ chức tín dụng quốc tế 
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 
Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ 
- Cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho 
hoạt động kinh doanh ngân hàng. 
- Cần khuyến khích hỗ trợ các ngân hàng 
thương mại trong việc hiện đại hóa công nghệ 
ngân hàng. 
- Hoàn thiện môi trường kinh tế, môi trường 
đầu tư 
Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 
- NHNN cần hoàn thiện đồng bộ các hệ thống 
văn bản hướng dẫn thi hành các luật của nhà 
nước, các nghị định của Chính phủ liên quan 
đến hoạt động ngân hàng. Các văn bản hướng 
51Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 39 - 47 
47 
dẫn vừa phải dễ hiểu theo một cách duy nhất, 
vừa phải tạo hướng mở hợp pháp cho các 
ngân hàng thương mại. 
- NHNN cần sớm ban hành quy chế phát hành 
và sử dụng các phương tiện thanh toán điện 
tử, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, nhằm giúp 
các NHTM bớt lúng túng và thiếu đồng bộ 
trong việc triển khai các loại nghiệp vụ ngân 
hàng hiện đại và mới này. 
- Hỗ trợ các NHTM trong việc làm đầu mối tổ 
chức đào tạo cán bộ, nghiên cứu áp dụng 
những loại hình nghiệp vụ ngân hàng mới, 
những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngân 
hàng của các ngân hàng trên thế giới. 
- Là đầu mối cung cấp thông tin về sự phát 
triển của nghiệp vụ ngân hàng trên thế giới. 
NHNN cần có một trung tâm phân tích, đánh 
giá và hoạch định các chiến lược phát triển 
dịch vụ ngân hàng của ngành ngân hàng. Qua 
đó giúp các NHTM nắm bắt được diễn biến 
của thị trường dịch vụ ngân hàng và có những 
bước đi phù hợp, nâng cao hiệu quả của đa 
dạng hóa nghiệp vụ ngân hàng và hiệu quả 
của hoạt động kinh doanh ngân hàng. 
- Cùng với các NHTM, NHNN phải hiện đại 
hóa công nghệ của mình, trước mắt là hiện 
đại hóa trung tâm thanh toán bù trừ. 
- Tạo điều kiện bằng các chính sách khuyến 
khích NHTM trong việc tự nâng cao năng lực 
thiết bị công nghệ, hiện đại hóa NHTM qua 
đó mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Học viện ngân hàng: Giáo trình marketing ngân 
hàng - Nxb Thống kê, 2004. 
2. Học viện ngân hàng: Giáo trình Tín dụng ngân 
hàng - Nxb thống kê, 2001. 
3. Peter S.Rose: Quản trị ngân hàng thương mại – 
Nxb Tài chính, 2001. 
4. Ngô Hướng (chủ biên), Giáo trình Quản trị 
kinh doanh ngân hàng - Nxb Thống kê, 2002. 
5. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ kinh doanh ngân 
hàng - Nxb Thống kê, 2008. 
6. Lê Văn Tư, Lê Tùng Văn, Lê Hải Nam: Ngân 
hàng thương mại - Nxb Thống kê, 2000. 
SUMMARY 
IMPROVE THE EFFICIENCY OF SERVICE CHARGE AT BANK FOR 
INVESMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM 
Nguyen Thi Hong Yen*, Tran Pham Van Cuong 
College of Economics and Business Administration – TNU 
The services of the Bank for the daily needs of individuals as well as businesses have been proven 
useful and convenient in strong development process-oriented market economy Socialist Republic of 
Vietnam. The service is secure and stable source of income for commercial banks, however, the 
proportion of income from banking products of the Bank of Vietnam is still relatively low compared 
with the banking systemTrade in other countries. Based on the results of operations of the Bank for 
Investment and Development of Vietnam, the article reviews active service charges of the Bank, and 
proposed solutions improve the efficiency of collecting fees BIDV, make good use of the 
opportunities and advantages on the basis of promoting the strengths, limited weaknesses, in order to 
overcome these difficulties, the challenge to stand up to the potential of the market. 
Key words: Commercial bank, Banking, efficient service charges, evaluate the effectiveness of 
service charge. 
Ngày nhận bài: 24/01/2013; Ngày phản biện: 27/3/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013 
*
 Tel: 0912 662 033 
52Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_thu_phi_dich_vu_tai_ngan_hang_dau_tu_va_ph.pdf