Nâng cao hiệu quả tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân ở các bản xa xôi của huyện Đồng Hỷ - Thái nguyên
TÓM TẮT
Một nghiên cứu can thiệp cộng đồng ở xã Hợp Tiến (Thái Nguyên) rút ra một số kết luận sau:
1) Mô hình cung ứng dịch vụ được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và nhu cầu thực tiễn tại
cộng đồng với các nội dung hoạt động được duy trì ổn định: hàng tuần cử cán bộ trạm y tế (TYT)
phối hợp với nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) đưa vật tư, trang thiết bị, thuốc xuống các bản xa
thực hiện khám chữa bệnh (KCB) thông thường, CSSKBM-TE& KHHGĐ, tiêm phòng và truyền
thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK).
2) Kết quả thực hiện mô hình nghiên cứu: Hoạt động khám chữa bệnh đã thật sự có hiệu quả: Số
lần khám bệnh bình quân của người dân vùng sâu/năm ở xã Hợp Tiến đã tăng từ 0,39
lần/người/năm lên tới 0,65 lần/người/năm. Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ
truyền hoặc kết hợp với y học hiện đại cũng tăng từ 12,24% lên 29,14%. Tuy nhiên mô hình bệnh
tật ở 2 xã không thay đổi sau can thiệp, hàng đầu vẫn là các bệnh hô hấp (sốt, ho), tiêu chảy, bệnh
da, bệnh về mắt. .Tình hình sử dụng dịch vụ y tế (DVYT) cũng có chuyển biến tích cực đó là tỷ
lệ người ốm được KCB bởi cán bộ (CB) trạm y tế tăng lên ở xã can thiệp từ 22,22% lên 44,44%,
trong khi đó tỷ lệ này ở xã đối chứng chưa thay đổi (từ 20,8 % đến 20,3%). Các chỉ số
CSSKBM,TE & KHHGĐ tăng cao rõ rệt ở xã can thiệp. Các tác giả khuyến nghị: triển khai rộng
mô hình “tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân các xã đặc biệt khó khăn ”
ra các xã vùng cao, vùng sâu khác của tỉnh Thái Nguyên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu quả tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân ở các bản xa xôi của huyện Đồng Hỷ - Thái nguyên
Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202 195 NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CHO NGƯỜI DÂN Ở CÁC BẢN XA XÔI CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN Đàm Khải Hoàn, Đinh Văn Thắng và CS Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Một nghiên cứu can thiệp cộng đồng ở xã Hợp Tiến (Thái Nguyên) rút ra một số kết luận sau: 1) Mô hình cung ứng dịch vụ được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và nhu cầu thực tiễn tại cộng đồng với các nội dung hoạt động được duy trì ổn định: hàng tuần cử cán bộ trạm y tế (TYT) phối hợp với nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) đưa vật tư, trang thiết bị, thuốc xuống các bản xa thực hiện khám chữa bệnh (KCB) thông thường, CSSKBM-TE& KHHGĐ, tiêm phòng và truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK). 2) Kết quả thực hiện mô hình nghiên cứu: Hoạt động khám chữa bệnh đã thật sự có hiệu quả: Số lần khám bệnh bình quân của người dân vùng sâu/năm ở xã Hợp Tiến đã tăng từ 0,39 lần/người/năm lên tới 0,65 lần/người/năm. Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp với y học hiện đại cũng tăng từ 12,24% lên 29,14%. Tuy nhiên mô hình bệnh tật ở 2 xã không thay đổi sau can thiệp, hàng đầu vẫn là các bệnh hô hấp (sốt, ho), tiêu chảy, bệnh da, bệnh về mắt..Tình hình sử dụng dịch vụ y tế (DVYT) cũng có chuyển biến tích cực đó là tỷ lệ người ốm được KCB bởi cán bộ (CB) trạm y tế tăng lên ở xã can thiệp từ 22,22% lên 44,44%, trong khi đó tỷ lệ này ở xã đối chứng chưa thay đổi (từ 20,8 % đến 20,3%). Các chỉ số CSSKBM,TE & KHHGĐ tăng cao rõ rệt ở xã can thiệp. Các tác giả khuyến nghị: triển khai rộng mô hình “tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân các xã đặc biệt khó khăn” ra các xã vùng cao, vùng sâu khác của tỉnh Thái Nguyên. Từ khoá: tiếp cận, sở y tế ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong những năm gần đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến sự khác biệt về tình hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân giữa các vùng, miền. Người dân vùng xa xôi hẻo lánh đang có nguy cơ khó tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng cao ở tuyến cơ sở [2]. Các nghiên cứu về y tế gần đây đều chung một nhận định rằng nguồn lực cho các trạm y tế xã tương đối tốt, nhưng hoạt động của trạm y tế vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như sức thu hút để người dân sử dụng dịch vụ y tế còn thấp, không tương xứng với sự đầu tư của nhà nước và chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu của nhân dân. Điểm yếu nhất là người dân khó và ít tiếp cận với dịch vụ y tế tuyến xã do khoảng cách xa, đi lại khó khăn. Mặt khác cán bộ y tế xã cũng thiếu năng động và không chủ động đi xuống thôn bản để phục vụ người dân, trong khi trình độ chuyên môn của nhân viên y tế thôn * bản không đáp ứng được nhu cầu của chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Vậy giải pháp nào để nâng cao hiệu quả tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh của tỉnh Thái Nguyên? Chính vì thế chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu: 1. Xây dựng mô hình tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh của xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ. 2. Đánh giá kết quả thực hiện mô hình tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân ở các bản xa xôi, hẻo lánh của xã Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ sau 1 năm can thiệ. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Người dân vùng xa xôi hẻo lánh ở các xã nghiên cứu; Cán bộ y tế của hai trạm y tế xã Hợp Tiến và Cây Thị, NVYTTB trên địa bàn nghiên cứu. Cán bộ chính quyền xã, các tổ chức quần chúng ở xã, trưởng thôn/bản; Sổ sách hồ sơ lưu ở các TYT xã được chọn nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202 196 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Thời gian: từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011. Địa điểm: Xã Hợp Tiến, xã Cây Thị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu can thiệp trước sau có đối chứng (Sơ đồ 1), kết hợp nghiên cứu định lượng với định tính. Phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu can thiệp có đối chứng: *Cỡ mẫu: Đơn vị mẫu là chủ hộ gia đình, cỡ mẫu tính theo công thức can thiệp, trong đó p1: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng dịch vụ y tế theo nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn là 0,4 để tính toán. p2: Tỷ lệ mong muốn sử dụng các DVYT sau khi can thiệp là 0,65. Lấy Z 21 α− = 1,96; Z β−1 = 0,84 (lực mẫu lựa chọn là 80%). Đưa vào công thức tính được n = 94. Cỡ mẫu tính toán trên được cộng với 10% dự phòng, vậy ta có cỡ mẫu cần điều tra sau can thiệp là 104 hộ/xã. *Chọn mẫu: - Chọn xã nghiên cứu: chọn mẫu chủ đích: Chọn 02 xã (01 xã can thiệp Hợp Tiến và 01 xã đối chứng Cây Thị) với các đặc điểm và điều kiện định trước như sau: Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ; Chủ yếu là người dân tộc thiểu số; Có ≥ 5 bản xa, giao thông đi lại khó khăn, cách TYT xã ≥ 5 km; Là những xã đã được chọn trong nghiên cứu mô tả trước can thiệp. - Chọn bản: Trong 2 xã đã được chọn, mỗi xã chọn 2 bản (cách trung tâm xã > 5 km) có điều kiện kinh tế, xã hộitương đồng với nhau để thực hiện thử nghiệm can thiệp và đối chứng: Xã Hợp Tiến chọn 02 bản là : Bãi Vàng và Đèo Bụt, xã Cây Thị chọn 02 bản để đối chứng là Khe Cạn và Xóm Hoan - Chọn hộ gia đình: Tại các bản, chọn các hộ đưa vào nghiên cứu bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn. Mỗi hộ, chọn chủ hộ để phỏng vấn. Định tính. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu là chủ yếu. Mỗi xã phỏng vấn sâu 3 cuộc gồm 01 phó chủ tịch UBND xã phụ trách văn hóa xã hội, trạm trưởng trạm y tế xã và 01 NVYTTB. Thảo luận nhóm (mỗi xã 02 cuộc): Nhóm cán bộ địa phương: chọn khoảng 10 người, đó là các cán bộ UBND, lãnh đạo ban ngành của xã, trạm y tế xã, NVYTTB và nhóm người sử dụng dịch vụ: chọn 10 người, là chủ các hộ gia đình trong quần thể nghiên cứu. Nội dung can thiệp Thử nghiệm can thiệp tác động vào: - Cơ chế vận hành: Trạm trưởng trạm y tế chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của mô hình và thường xuyên báo cáo với Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo có trách nhiệm làm cố vấn theo dõi, giám sát, chỉ đạo mô hình. - Thời gian hoạt động: Mỗi tuần xuống một bản 01 ngày. - Hình thức hoạt động: 02 cán bộ TYTX đưa TTB, vật tư và thuốc xuống bản để thực hiện các dịch vụ; 01 NVYTTB và 01 Trưởng bản có trách nhiệm phối hợp trong việc thông báo, tổ chức, hỗ trợ cán bộ TYTX để phục vụ người dân. - Qui trình can thiệp: Trạm trưởng trạm y tế chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của mô hình và thường xuyên báo cáo với Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo có trách nhiệm làm cố vấn theo dõi, giám sát, chỉ đạo mô hình. Thời gian hoạt động: Mỗi tuần xuống điạ bàn 01 ngày. - Các dịch vụ y tế mô hình dự kiến cung ứng: KCB: Khám bệnh, kê đơn điều trị các bệnh thông thường, tư vấn sức khỏe, phân loại bệnh chuyển tuyến phù hợp. Phòng bệnh: cung cấp các dịch vụ tiêm phòng tại thôn bản. Truyền thông GDSK: bằng tư vấn trực tiếp, hoặc tư vấn gián tiếp qua hình ảnh (tranh ảnh, loa đài, Video..). - Các bước xây dựng mô hình can thiệp + Xây dựng Ban chỉ đạo thực hiện mô hình ở xã Hợp Tiến (Bao gồm Chủ tịch xã là Trưởng ban, Phó trưởng ban là chủ nhiệm đề tài, trạm trưởng TYT xã,). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202 197 + Khảo sát, đánh giá thực trạng tại địa bàn (các bản đã được chọn) trước khi tổ chức triển khai mô hình thực nghiệm. + Tập huấn cho các thành viên tham gia mô hình các vấn đề cơ bản khi thực hiện mô hình can thiệp (thời gian tập huấn là 1 tuần). Nội dung tập huấn đi sâu vào vai trò, nhiệm vụ của các thành viên trong mô hình. + Ban chỉ đạo mỗi tháng họp với các thành viên 1 lần để kiểm tra tiến độ thực hiện mô hình và bổ sung một số kiến thức cho các thành viên. + Nhóm nghiên cứu thường xuyên giám sát, chỉ đạo hoạt động mô hình bằng thông tin 2 chiều, đồng thời mỗi tháng kiểm tra 1 lần nhằm nắm bắt tiến độ thực hiện mô hình để chỉ đạo và hỗ trợ thêm. - Điều hành hoạt động mô hình diễn ra liên tục trong 12 tháng. - Theo dõi, kiểm tra, giám sát. - Báo cáo kết quả, đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình can thiêp. Các chỉ số nghiên cứu - Số lần khám bệnh bình quân của người dân vùng sâu trong 01 năm - Tỷ lệ người tàn tật tại cộng đồng được quản lý - Tỷ lệ NCT được quản lý sức khoẻ - Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ tại trạm y tế; - Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học hiện đại. - Tình hình bệnh tật tại hộ gia đình: Số người ốm; Số người sốt ho, tiêu chảy, đau xương/khớp, bệnh da, bệnh mắt... - Sử dụng các dịch vụ y tế. Số người không xử trí gì; Số người tự mua thuốc về điều trị; Số người điều trị bằng thuốc nam; Số người khám và điều trị tại trạm y tế; Số người đến khám các sở y tế khác; Số người cúng bái khi ốm; - CSSKBMTE & KHHGĐ: Số bà mẹ được khám thai; Số cặp vợ chồng không áp dụng BPTT. Số đặt vòng, triệt sản, dùng thuốc tránh thai, bao cao su, biện pháp khác. Phương pháp thu thập thông tin. Thông tin định lượng: bằng các phiếu điều tra (bộ câu hỏi) trực tiếp với các đối tượng: người quản lý, người cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ thông qua phỏng vấn, quan sát. Đồng thời thu thập thông tin thứ cấp qua sổ sách, báo cáo, sổ theo dõi...của các TYT xã trên địa bàn nghiên cứu và các cơ quan có liên quan; Thông tin định tính: bằng việc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm các đối tượng được điều tra. Phương pháp xử lý số liệu: Bằng phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và Epi Info 6.0 trên máy vi tính. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ NHẬN XÉT Trong 1 năm can thiệp chúng tôi đã triển khai được 90 buổi xuống bản để cung ứng dịch vụ y tế. Gần 400 lượt người đã tham gia cung ứng dịch vụ này: NVYTTB và trưởng bản truyền thông vận động người dân, thày thuốc cung ứng dịch vụ, Điều dưỡng, dược cung ứng thuốc, vắc xin...Trung bình 1 buổi ở 1 bản có từ 10-15 lượt người dân được nhận dịch vụ y tế. CBYT khám chữa bệnh, tiêm vắc xin, tư vấn, truyền thông – GDSK được hàng nghìn lượt người ở 2 bản. Bảng 1 cho biết tỷ lệ cán bộ và nhân viên y tế thôn bản được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cơ bản và TTGDSK đã tăng từ 40% trước can thiệp lên tới 100% sau can thiệp (p<0,01). Số buổi giáo dục sức khỏe qua hệ thống loa đài truyền thanh của xã đã tăng từ 18 buổi/năm trước can thiệp lên tới 30 buổi/năm sau can thiệp. Tỷ lệ HGĐ nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung thực hành CSSKBM &TE, phòng chống thương tích, một số bệnh, dịch nguy hiểm tại đại phương đã tăng từ 11,5% trước can thiệp lên tới 52,9% sau can thiệp (p<0,01). Khác với xã Cây Thị tình hình hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe hầu như chưa có sự chuyển biến. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202 198 Bảng 1. Tình hình hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe Chỉ số Hợp Tiến Cây Thị p Trước Sau Trước Sau Tỉ lệ CBYT, NVYTTB được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cơ bản GDSK 2/5 40% 5/5 100% 3/7 42,9% 3/7 42,9% p >0,05 Thực hiện tư vấn và TTGDSK lồng ghép tại TYT, cộng đồng và gia đình có có có có - Số buổi GDSK qua hệ thống loa đài 18 30 24 22 - Số buổi họp TTGDSK tại cộng đồng 03 08 04 07 - TL HGĐ nắm được kiến thức cơ bản về thực hành CSSKBM &TE, phòng chống thương tích, một số bệnh, dịch nguy hiểm tại địa phương 12/104 11,5% 55/104 52,9% 10/104 9,6% 15/104 14,4% p <0,05 Bảng 2. Tình hình thực hiện KCB, phục hồi chức năng sau can thiệp Chỉ số Hợp Tiến Cây Thị p Trước CT Sau CT Trước CT Sau CT Số lần khám bệnh bình quân của người dân các bản vùng sâu trong 01 năm (lần/ng/năm) 523 (0,39%) 875 (0,65%) 498 (0,41%) 532 (0,43%) <0,05 Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị hợp lý 347 (66,35%) 757 (86,51%) 287 (57,63%) 318 (59,77%) < 0,05 Tỷ lệ người tàn tật tại cộng đồng được quản lý 0% 100% 0% 0% - Tỷ lệ người tàn tật được hướng dẫn và phục hồi chức năng tại cộng đồng 0% 50% 0% 0% - Tỷ lệ NCT từ 60 tuổi trở lên được quản lý sức khoẻ 0% 100% 0% 0% - Tỷ lệ bệnh nhân được KCB bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học hiện đại. 64 (12,24%) 255 (29,14%) 74 (14,86%) 92 (17,29%) <0,01 Bảng 2 cho thấy số lần khám bệnh bình quân của người dân vùng sâu/năm ở xã Hợp Tiến đã tăng lên rõ rệt từ 0,39 lần/ng/năm trước can thiệp lên tới 0,65 lần/ng/năm sau can thiệp (p<0,05), cao hơn rõ so với xã Cây Thị ở thời điểm sau can thiệp chỉ thay đổi từ 0,41 lên 0,43 lần/ng/năm (p>0,05). Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị hợp lý cũng tăng cao từ 66,35% trước can thiệp lên đến 86,51% sau can thiệp (p <0,01), còn ở xã Cây Thị lại không có sự thay đổi đáng kể chỉ tăng từ 57,63% lên 59,77 % (p > 0,05)); Tỷ lệ người tàn tật được quản lý từ 0% trước khi can thiệp đã đạt tới 100% sau khi có can thiệp, đồng thời có 50% người tàn tật được hướng dẫn phục hồi chức năng tại cộng đồng, khác với nơi không được can thiệp ở xã Cây Thị thì số đối tượng này vẫn chưa được quan tâm quản lý (0%) và không có trường hợp nào được hướng dẫn phục hồi chức năng. Mặt khác, kết quả thu được ở các bản được can thiệp cũng cho thấy tỷ lệ các cụ trên 80 tuổi trở lên được quản lý sức khoẻ 100%, khác với xã Cây Thị nơi không được can thiệp thì ở chưa có (0%) cụ nào được theo dõi quản lý sức khỏe, thường xuyên. Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp với y học hiện đại cũng tăng rõ rệt từ 12,24% trước can thiệp lên đến 29,14% sau can thiệp, còn ở xã Cây Thị nơi không được can thiệp tỷ lệ này chỉ tăng từ 14,86% đến 17,29%, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p< 0,01. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202 199 Bảng 3. Tình hình mắc các chứng/bệnh một tháng qua sau can thiệp Chỉ số Hợp Tiến (Xã Can thiệp) Cây Thị (Xã đối chứng) p Trước CT Sau CT Trước CT Sau CT Sốt ho 51 (51,51%) 60 (55,55%) 110 (44,0%) 135 48,91% p>0,05 Tiêu chảy 2(2,02) 10(9,26) 35(14,0) 22(7,97) p>0,05 Đau bụng 18(18,18) 13(12,04) 17(6,8) 10(3,62) p>0,05 Đau lưng, khớp 14(14,14) 7(6,48) 12(4,8) 16(5,8) p>0,05 Bệnh da 6(6,06) 4(3,70) 16(6,4) 9(3,26) p>0,05 Bệnh mắt 0(0) 5(4,63) 13(5,2) 6(2,17) p>0,05 Bệnh khác 8(8,08) 9(8,33) 47(18,8) 78(28,26) P<0,05 Bảng 4. Kết quả so sánh tình hình sử dụng dịch vụ y tế sau can thiệp Chỉ số Xã Can thiệp Xã đối chứng p Trước Sau Trước Sau Số người không xử trí gì 14/99 (14,14) 12/108 (11,11) 38/250 (15,2%) 40/276 (14,49) p > 0,05 Số người tự mua thuốc về điều trị 41(41,41) 38(35,19) 14 (5,6) 18(6,52) p > 0,05 Số người điều trị bằng thuốc nam 7(7,07) 1(0,93) 26(10,4) 24(8,7) p > 0,05 Số người được KCB bởi YTTB 3(3,03) 7(6,48) 6(2,4) 7(2,54) p > 0,05 Số người KCB bởi CB trạm y tế 22(22,22) 48(44,44) 52(20,8) 56(20,3) p < 0,05 Số người KCB ở cơ sở y tế khác 4(4,04) 2(1,85) 13(5,2) 18(6,52) p > 0,05 Số người cúng bái khi ốm 8(8,08) 0 (0%) 8(3,2) 6(2,13%) Bảng 5. Kết quả so sánh tình hình CSSKBM,TE & KHHGĐ sau can thiệp Chỉ số Xã Can thiệp Xã đối chứng p Trước Sau Trước Sau Số bà mẹ được khám thai 54 (51,9) 100(96,2) 51/104 (49,) 69/104 (66,3) p<0,05 Số BM được tiêm phòng uốn ván 58(55,5) 104(100) 55(52,8) 67(66,4) p<0,05 Số bà mẹ được uống viên sắt 66(63,5) 101(97,1) 63(60,5) 70(67,3) p<0,05 Số bà mẹ được hướng dẫn ăn uống và vệ sinh thai nghén 46(44,2) 98(94,2) 44(42,3) 54(51,9) p<0,05 Số BM được hướng dẫn CS trẻ sau sinh 36(34,6) 94(90,2) 31(29,8) 50(48,1) p<0,05 Số trẻ được theo dõi cân nặng hàng tháng 72(69,2) 98(94,2) 78(75,0) 86(82,7) p<0,05 Số cặp vợ chồng áp dụng BPTT 73(70,2) 93(89,4) 80(76,9) 79(76,0) p<0,05 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202 200 Bảng 6. Khả năng duy trì hoạt động mô hình Hoạt động Khó khăn Biện pháp tự khắc phục KCB thông thường CBYT thiếu nhiệt tình Hỗ trợ về tinh thần: thăm hỏi, động viên khen thưởng.. CBYT thiếu kiến thức Học tâp, trao đổi kinh nghiệm, chỉ đạo tuyến. Thiếu thuốc, TTB Trạm y tế lập dự trù xin hỗ trợ Thiếu địa điểm để thực hiện dịch vụ Tổ chức tại điểm nhà văn hóa thôn, huy động người dân tham gia hỗ trợ Tiêm chủng mở rộng Chưa có cơ chế sử dụng vác xin tại thôn/bản Trạm y tế xây dựng kế hoạch và đề nghị TTYTDP cung ứng CSSKBM,TE & KHHGĐ Yếu tố vô khuẩn không đảm bảo - Chỉ triển khai thực hiện các dịch vụ về tư vấn CSSK bà mẹ, trẻ em trước, trong và sau sinh; - Tư vấn và cung cấp các phương tiện tránh thai như TTT, bao cao su Truyền thông GDSK CBYT thiếu kiến thức, kỹ năng Hỗ trợ cán bộ tuyến trên có kinh nghiệm hướng dẫn thực hành Thiếu tài liệu truyền thông Trạm y tế lập kế hoạch xin hỗ trợ Quản lý điều hành Địa bàn rộng, xã có nhiều thôn bản Xây dựng kế hoạch triển khai ở các thôn bản xa phù hợp với nhân lực hiện có Bảng 3 cho thấy mô hình bệnh tật ở xã can thiệp và xã đối chứng không có sự khác biệt đáng kể giữa trước và sau khi thực hiện mô hình (p>0,05). Hàng đầu vẫn là các bệnh hô hấp (sốt, ho), tiêu chảy, bệnh da, bệnh về mắt Kết quả điều tra cho thấy: Hầu hết các dịch vụ KCB không thay đổi sau can thiệp ở cả xã Hợp Tiến cũng như Cây Thị song chỉ số quan trọng nhất thì thay đổi rõ rệt đó là tỷ lệ người KCB bởi CB trạm y tế tăng rõ ở xã can thiệp từ 22,22% lên 44,44%, trong khi đó tỷ lệ này ở xã đối chứng thay đối chưa có ý nghĩa thống kê ( từ 20,8 % đến 20,3%). Bảng 5 cho thấy tỷ lệ số bà mẹ được khám thai ở xã Hợp Tiến tăng từ 51,9% trước can thiệp lên 96,2% sau can thiệp (p<0,05), khác với xã Cây Thị chỉ tăng từ 49% lên 66,3% ( p<0,05); Tỷ lệ bà mẹ được tiêm vacxin phòng uốn ván ở xã can thiệp tăng từ 55,5% lên tới 100% (p<0,0%), khác với xã chứng chỉ đạt 66,4% ( p<0,05). Tương tự như vậy thì các chỉ số như tỷ lệ bà mẹ được uống viên sắt, được hướng dẫn về ăn uống và vệ sinh thai nghén, được hướng dẫn chăm sóc trẻ sau sinh, cũng tăng cao khác biệt giữa xã can thiệp với xã chứng, sự khác biệt của các chỉ số trên là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.Kết quả bảng 6 cho thấy có nhiều khó khăn trong qua trình thực hiện mô hình “tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế...” đã lần lượt được tháo gỡ. Khi cán bộ trạm y tế và Ban chỉ đạo thực hiện mô hình đã giải quyết được một khó khăn có nghĩa là họ đã vượt qua được khó khăn đó bằng nội lực để làm cho hoạt động của mô hình được tốt hơn. *Kết quả nghiên cứu định tính về sự chấp nhận của công đồng Sau một năm triển khai thực nghiệm mô hình tại xã Hợp Tiến, người dân các thôn/ bản xa nơi được hưởng thụ dịch vụ đã thật sự phấn khởi và khen ngợi tính ưu việt của mô hình, mô hình đã đem lại cho người dân nhiều lợi ích về thời gian, kinh tế, xã hội và sức khỏe. Thật vậy, khi chúng tôi phỏng vấn sâu cán bộ của tổ dịch vụ, người dân được hưởng dịch vụ, chúng tôi được biết: “ ...khi chúng tôi thực hiện nhiệm vụ KCB tại bản thì người dân rất quan tâm, thân thiện và ủng hộ công việc của tổ dịch vụ...” Cán bộ của nhóm dịch vụ “... sự có mặt của nhóm dịch vụ đã làm cho chúng tôi có điều kiện để khám bệnh, xem sức khỏe thường xuyên hơn, khi ốm là có thuốc để chữa trị, không giống như trước kia muốn đi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202 201 tìm thuốc phải đến trạm, mất thời gian để làm việc kiếm sống...” Người dân *Kết quả thăm dò ý kiến chấp nhận của cộng đồng đối với mô hình nghiên cứu sau 1 năm thực nghiệm tại xã Hợp Tiến - Đối với người quản lý dịch vụ y tế: 15/15 ý kiến (100%) khen mô hình dịch vụ và đề nghị tiếp tục duy trì mô hình nghiên cứu ở các thôn đang triển khai và yêu cầu trạm y tế nên mở rộng ra toàn bộ các thôn bản xa trong xã. 11/15 ý kiến (73,3%) đề nghị trạm y tế nên tăng cường thuốc, mở rộng thêm nhiều dịch vụ nữa để đáp ứng với yêu cầu của người dân. - Đối với người sử dụng dịch vụ của mô hình nghiên cứu: 104 chủ hộ gia đình (100%) ý kiến đề nghị nên duy trì dịch vụ của mô hình nghiên cứu tại các thôn đang triển khai dịch vụ. 82/104 ý kiến của các chủ hộ (78,8%) đề nghị trạm y tế nên mang nhiều thuốc tốt, làm nhiều loại dịch vụ hơn nữa để người dân được hưởng thụ tốt hơn. KẾT LUẬN 1) Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và nhu cầu thực tiễn tại cộng đồng với các nội dung hoạt động được duy trì ổn định: hàng tuần cử cán bộ TYT phối hợp với NVYTTB đưa vật tư, TTB, thuốc xuống các bản xa thực hiện KCB thông thường, CSSKBM-TE& KHHGĐ, tiêm phòng và TTGDSK. 2) Kết quả thực hiện mô hình nghiên cứu: Hoạt động khám chữa bệnh và phục hồi chức năng đã thật sự có hiệu quả: Số lần khám bệnh bình quân của người dân vùng sâu/năm ở xã Hợp Tiến đã tăng từ 0,39 lần/ng/năm lên tới 0,65 lần/ng/năm, cao hơn so với xã Cây Thị. Tỷ lệ người tàn tật được quản lý từ 0% lên 100%. Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp với y học hiện đại cũng tăng từ 12,24% lên 29,14%. Tuy nhiên mô hình bệnh tật ở 2 xã không thay đổi sau can thiệp, hàng đầu vẫn là các bệnh hô hấp (sốt, ho), tiêu chảy, bệnh da, bệnh về mắt..Tình hình sử dụng DVYT cũng có chuyển biến tích cực đó là tỷ lệ người ốm được KCB bởi CB trạm y tế tăng lên ở xã can thiệp từ 22,22% lên 44,44%, trong khi đó tỷ lệ này ở xã đối chứng chưa thay đối (từ 20,8 % đến 20,3%). Các chỉ số CSSKBM,TE &KHHGĐ tăng cao rõ rệt ở xã can thiệp. KIẾN NGHỊ Mô hình nghiên cứu “tăng cường hoạt động cung ứng dịch vụ y tế đến người dân các xã đặc biệt khó khăn” nêu trong nghiên cứu đã khẳng định được giá trị, hiệu quả về kinh tế, xã hội và sức khỏe cho người dân ở các bản xa xôi hẻo lánh của những vùng đặc biệt khó khăn, vì vậy cần được áp dụng thực tiễn, nhân rộng ra các xã vùng cao, vùng sâu khác của tỉnh Thái Nguyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đàm Viết Cương ( 2005), “Vấn đề khám chữa bệnh cho người nghèo là người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía bắc”, Tạp chí Y học thực hành số 1/2005, Hà Nội, tr 4-5. [2]. Phạm Ngọc Giới (2005), Đặc thù của công tác CSSK ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới, hải đảo, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Hà Nội. [3]. Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Thành Trung (2001). Thực trạng chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở miền núi phía Bắc. Kỷ yếu hội thảo Nâng cao năng lực chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc những vùng khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc. Thái Nguyên 12/2001. Trang 205-212 [4]. Đàm Khải Hoàn (2003), “Nghiên cứu mô hình huy động đội ngũ giáo viên cắm bản tham gia vào việc thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho các bà mẹ và trẻ em ở các bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn của miền núi tỉnh Thái Nguyên”, Trường Đại học Y Thái Nguyên, Thái Nguyên [5]. Vũ Hoài Nam (2001), Nghiên cứu khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Y tế Thái Nguyên, Thái Nguyên. [6]. Nguyễn Văn Sơn (2008), Xây dựng mô hình " bác sĩ gia đình" trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ, Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Đàm Khải Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 195 – 202 202 SUMMARY IMPROVE EFFICIENCY OF ACCESSING TO HEALTH SERVICES FOR RESIDENTS IN REMOTE VILLAGES IN DONG HY DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE Dam Khai Hoan*, Dinh Van Thang College of Medicine and Pharmacy – TNU The authors conducted an intervention studies in hop tien commune (thai nguyen) to draw some conclusions as follows: 1) Service provision model is built based on scientific and practical needs in communities with active content maintained stable: weekly staffs of health staion coordinate with village health woker to supply medicine , equipments to remote villages to examine, health care for mom and children & family planning, vaccination and communication. 2) Results of implement this study: health care activities have truly effective: the average number of patient in remote region / year in Hop Tien Commune was increased from 0.39times / people / year up to 0.65 times / people / year. Rate of patients treated by traditional only or traditional with modern medicine has increased from 12.24% to 29.14%. However, model of disease in two communes did not change after intervention,; the first is respiratory diseases (fever, cough), diarrhea, skin diseases, eye diseases. .... The using health sevices also increased that the rate of sick people was treated by health worker rising in intervention commune to 44.44% from 22.22%, while the rates in control one has not changed (from 20, 8% to 20.3%). Indicators of health care for mom and children & family planning significantly higher in intervention commune. The authors recommend: expand the model study "Enhanced the provision health services to residents of special difficulties communes..." in the highland, remote areas of Thai Nguyen province. Key words: Accessibility, Health Services * Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
File đính kèm:
- nang_cao_hieu_qua_tiep_can_dich_vu_y_te_cho_nguoi_dan_o_cac.pdf