Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh tay chân miệng do Enterovirus 71 tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế
Bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ em đang là
vấn đề sức khỏe gây quan tâm hàng đầu ở nhiều
nước châu Á - Thái Bình Dương. Tác nhân gây bệnh
thường gặp nhất là Coxsackievirus A16 (CA16).
Bệnh cũng có thể do một số tác nhân khác như
Enterovirus 71 (EV71); Coxsackieviruses A (CA)
5, 7, 9, 10 và Coxsackieviruses B 2 và 5. Trong đó,
EV71 là tác nhân đáng quan tâm nhất vì có thể
gây ra các bệnh cảnh trầm trọng đưa đến tử vong
nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Ở vùng châu Á- Thái Bình Dương, kể từ năm
1997, nhiều trận dịch lớn và sự lưu hành địa
phương mức độ cao của EV71 đã được báo cáo,
đặc biệt là 2 trận dịch TCM lớn ở Sarawak (năm
1997) và Đài Loan (năm 1998). Một đặc tính cảnh
báo của các trận dịch trên là sự xuất hiện của hội
chứng phù phổi thần kinh kèm với viêm não thân
não gây tử vong nhanh chóng, thường là trong
vòng 24 đến 48 giờ sau khởi bệnh. Với tỉ lệ mắc
và biến chứng cao, tử vong nhanh nếu suy tuần
hoàn hô hấp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh tay chân miệng do Enterovirus 71 tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế
19 PHẦN NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG DO ENTEROVIRUS 71 TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Ngô Thị Hoa, Phạm Thị Minh Khoa 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ em đang là vấn đề sức khỏe gây quan tâm hàng đầu ở nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Coxsackievirus A16 (CA16). Bệnh cũng có thể do một số tác nhân khác như Enterovirus 71 (EV71); Coxsackieviruses A (CA) 5, 7, 9, 10 và Coxsackieviruses B 2 và 5. Trong đó, EV71 là tác nhân đáng quan tâm nhất vì có thể gây ra các bệnh cảnh trầm trọng đưa đến tử vong nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ở vùng châu Á- Thái Bình Dương, kể từ năm 1997, nhiều trận dịch lớn và sự lưu hành địa phương mức độ cao của EV71 đã được báo cáo, đặc biệt là 2 trận dịch TCM lớn ở Sarawak (năm 1997) và Đài Loan (năm 1998). Một đặc tính cảnh báo của các trận dịch trên là sự xuất hiện của hội chứng phù phổi thần kinh kèm với viêm não thân não gây tử vong nhanh chóng, thường là trong vòng 24 đến 48 giờ sau khởi bệnh. Với tỉ lệ mắc và biến chứng cao, tử vong nhanh nếu suy tuần hoàn hô hấp. Ở nước ta, trong 5 năm trở lại đây bệnh xuất hiện tại miền Nam Việt Nam với số lượng mắc ngày càng cao và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em. Riêng năm 2011 và đầu năm 2012 bệnh xảy ra nhiều tỉnh ở miền Trung như Bình Thuận, Nha Trang, Tuy hòa, Quãng Ngãi, Đà Nẳng, Huế với số lượng mắc ngày càng cao và đều đã có tử vong. Vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh tay chân miệng do Enterovirus 71 tại Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh tay chân miệng do Enterovirus 71 tại Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế. 2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh tay chân miêng do Enterovirus 71 tại Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả các trẻ nhập viện tại Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế, được chẩn đoán bệnh tay chân miệng có huyết thanh chẩn đoán do EV71. - Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có bệnh lý nền mạn tính hay các bệnh lý khác kèm theo bệnh tay chân miệng. 2.2. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu. 2.3. Phương pháp chọn mẫu Tất cả hồ sơ bệnh án đáp ứng tiêu chuẩn chọn bệnh, được thu thập theo phiếu điều tra. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học. Sử dụng phần mềm SPSS 18.0. 3. KẾT QUẢ 3.1. Đặc điểm dịch tễ 3.1.1. Phân bố bệnh tay chân miệng theo tuổi và giới TẠP CHÍ NHI KHOA 2015, 8, 2 20 Bảng 1. Phân bố theo tuổi Nhóm tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 2 - 1 2 tháng 58 27,9 13 - 24 tháng 95 45,7 25 tháng - 5 tuổi 53 25,5 > 5 tuổi 2 1,0 Tổng 208 100,0 Nhận xét: Phần lớn bệnh tay chân miệng xảy ra ở trẻ từ 2 tuổi trở xuống, trong đó nhóm tuổi 13 - 24 tháng chiếm 45,7%. Tuổi nhỏ nhất: 6 tháng, lớn nhất 6 tuổi, trung bình: 22,23 ± 12,49 tháng tuổi. Biểu đồ 1. Phân bố theo giới Nhận xét: Nam mắc bệnh tay chân miệng nhiều hơn nữ (61,1%) so với 38,9%, p = 0,0018. 3.1.2. Phân bố theo địa phương Bảng 2. Phân bố theo địa phương mắc bệnh Địa phương Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Quảng Bình 5 2,4 Quảng Trị 57 27,4 Thừa Thiên Huế 146 70,2 Tổng 208 100 Nhận xét: Số bệnh nhân nhập viện ở Thừa Thiên Huế chiếm tỉ lệ cao nhất (70,2%), tiếp đến là Quảng Trị (27,4%) và Quảng Bình (2,4%). 3.2. Đặc điểm lâm sàng Bảng 3. Ngày nhập viện kể từ khi phát bệnh Ngày thứ Tần số Tỷ lệ % 1 15 7,2 2 84 40,5 3 71 34,1 4 23 11 5 11 5,3 6 3 1,4 7 1 0,5 Tổng 208 100 Nhận xét: Trẻ thường nhập viện vào ngày thứ 2-3 của bệnh(74,6%), sớm nhất là 1 ngày và dài nhất là 7 ngày. Nam Nữ61,1% 38,9 % 21 PHẦN NGHIÊN CỨU Bảng 4. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Sốt 172 82,7 Sang thương ở da, niêm mạc miệng 208 100 Giật mình 118 56,7 Bứt rứt 45 21,6 Run cơ 22 10,6 Co giật 5 2,4 Yếu chi 6 2,9 Rối loạn nhịp thở 30 14,4 Rối loạn tri giác 13 6,3 Gan lớn 7 3,4 Rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy) 21 10,1 Nhận xét: Các triệu chứng khi bệnh nhân mới nhập viện thường gặp nhất là sang thương ở da - niêm mạc (100%), tiếp đến sốt (73,6%), giật mình (56,7%), bứt rứt (21,6%), rối loạn nhịp thở (14,4%). Bảng 5. Đặc điểm của sốt Nhiệt độ n % > 37 - 38 75 43,6 > 38 - 39 65 37,8 > 39 32 18,6 Tổng 172 100 Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân sốt nhẹ (43,6%) và vừa (37,8%). Có 18,6% trường hợp sốt cao >39oC. Có 5 trường hợp sốt 41oC (2,4%). Bảng 6. Đặc điểm sang thương da, niêm mạc Đặc điểm sang thương n % Sang thương da 6 2,8 Sang thương niêm mạc 90 43,3 Sang thương 2 vị trí 112 53,9 Tổng 208 100 Nhận xét: Phần lớn sang thương ở 2 vị trí (niêm mạc + da: 53,9%), sang thương đơn độc ở niêm mạc (43,3%), ở da (2,8%). Bảng 7. Phân độ lâm sàng bệnh tay chân miệng Phân độ lâm sàng n % Độ 1 69 33,2 Độ 2a 78 37,5 Độ 2b nhóm 1 11 5,3 Độ 2b nhóm 2 14 6,7 Độ 3 35 16,8 Độ 4 1 0,5 Nhận xét: Chủ yếu bệnh tay chân miệng độ 1 (33,2%) và độ 2a (37,5%). Bệnh tay chân miệng nặng (từ độ 2b nhóm 2 trở lên) chiếm 24%. 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng TẠP CHÍ NHI KHOA 2015, 8, 2 22 Bảng 8. Xét nghiệm huyết học Thay đổi công thức máu Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Giảm hồng cầu 30 14,4 Giảm Hb 9 4,3 Tăng bạch cầu 14 6,7 Tăng hoặc giảm tiểu cầu 20 9,6 Nhận xét: Thay đổi công thức máu chiếm tỷ lệ thấp: giảm hồng cầu 14,4%, giảm Hb 4,3%, tăng bạch cầu 6,7%, tăng hoặc giảm tiểu cầu 9,6%. Bảng 9. Xét nghiệm sinh hóa máu Thay đổi sinh hóa máu Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tăng CRP 29 13,9 Tăng ure 1 0,5 Tăng creatinin 0 0 Tăng SGOT 20 9,6 Tăng SGPT 1 0,5 Tăng CK 10 4,8 Tăng glucose 9 4,3 Rối loạn điện giải đồ 0 0 Nhận xét: Phần lớn các chỉ số sinh hóa máu trong giới hạn bình thường. Chỉ có 13,9% trường hợp tăng CRP và 9,6% tăng SGOT. Bảng 10. Xét nghiệm dịch não tủy (n=33) Dịch não tủy Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Thay đổi màu sắc 6 18,2 Tế bào bạch cầu tăng 26 78,8 Protein tăng 9 4,3 Glucose giảm 0 0 Nhận xét: Trong 33 trường hợp được chọc dịch não tủy, 78,8% có biến đổi thành phần tế bào bạch cầu dịch não tủy. Không có trường hợp giảm glucose dịch não tủy. 3.4. Đặc điểm điều trị Bảng 11. Đặc điểm điều trị bệnh tay chân miệng Biện pháp điều trị Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Hạ sốt 172 82,7 An thần 103 49,5 Kháng sinh 22 10,6 Truyền dịch 54 26,0 Chống phù não 2 1,0 Immunoglobulin 60 28,8 Nhận xét: Bên cạnh các biện pháp điều trị triệu chứng, 28,8% trường hợp được điều trị với Immunoglobulin, trong đó 9 trường hợp dùng Immunoglobulin trong 1 ngày (4,3%) và 51 trường hợp dùng trong 2 ngày liên tiếp (24,5%). 23 PHẦN NGHIÊN CỨU Bảng 12. Kết quả điều trị Kết quả điều trị Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Sống 207 99,5 Di chứng 0 0 Tử vong 1 0,5 Tổng 208 100 Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh không để lại di chứng. Chỉ có một trường hợp tử vong (0,5%) có biểu hiện sốc và hôn mê ngay khi vào viện. Bảng 13. Thời gian nằm viện Thời gian nằm viện Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 3 ngày 7 3,4 4 ngày 26 12,5 5 ngày 62 29,8 6 ngày 40 19,2 7 ngày 28 13,5 > 7 ngày 45 21,6 Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân ra viện sau 1 tuần điều trị (78,4%). Ra viện sớm nhất 3 ngày, lâu nhất 12 ngày, trung bình 6,1ngày. 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm dịch tễ - Giới tính: Trong NC của chúng tôi nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Tỷ lệ nam/nữ là 1,56/1, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,001), theo y văn bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ, cũng tương tự như NC của các tác giả khác trong và ngoài nước [3],[6],[7],[8],[11]. - Tuổi: Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 13 - 24 tháng tuổi (45,7%), không có trẻ nào dưới 6 tháng tuổi, chỉ có 1% trẻ trên 5 tuổi. Theo y văn bệnh TCM gặp chủ yếu ở trẻ < 3 tuổi. Nghiên cứu của TTC Ngự [6], TĐ Hùng [5] và một số NC ở Đài Loan cũng có kết quả tương tự [7]. 4.2. Đặc điểm lâm sàng - Sốt: Trong nhóm NC của chúng tôi 82,7% có sốt, phần lớn là sốt nhẹ (43,6%) và sốt vừa (37,8%). Có 18,6% trường hợp sốt trên 390C và 5 bệnh nhân sốt trên 41oC (2,4%). Những BN sốt cao đều có liên quan đến biến chứng. Kết quả này cũng tương tự tác giả CT Đoan [3], TTC Ngự [5]. Chang L.Y và CS cũng ghi nhận sốt trên 390C và kéo dài có ý nghĩa tiên lượng biến chứng TK [7]. - Sang thương ở da và niêm mạc: Phần lớn sang thương ở 2 vị trí (da và niêm mạc: 53,9%), sang thương đơn độc ở niêm mạc (43,3%), ở da (2,8%). Kết quả này tương tự tác giả TĐ Hùng [5]. - Giật mình và run cơ: Kết quả của chúng tôi giật mình (56,7%) và run cơ chiếm tỷ lệ (10,6%), theo Chang Luan- Yin và CS: rung giật cơ gặp trong bệnh cảnh tổn thương viêm màng não vô trùng và viêm não do EV71 [7]. Theo Lu Hsiao - Kuo rung giật cơ có liên quan với tác nhân EV71[11]. Giật mình và rung giật cơ là do kích thích từ vỏ não, thân não, tiểu não và tủy sống trong bệnh lý do EV71. Kết quả của chúng tôi thấp hơn CT Đoan (96,2%) [3] và TK Hảo (97,5%)[4]. Tuy nhiên hai tác giả trên chỉ NC những bệnh TCM thể nặng có điều trị Immunoglobulin nên dấu hiệu giật mình và run cơ chiếm tỷ lệ cao hơn. - Rối loạn hô hấp và tuần hoàn: RLHH: thở nhanh (25,9%), thở không đều (14,4%), có cơn ngưng thở (1,4% ), RLTH: nhịp tim nhanh > 150l/ phút (19,2%), huyết áp tăng so với tuổi (14,4%) tất cả bệnh nhân tăng huyết áp đều được phát hiện cùng lúc với ghi nhận nhịp tim nhanh. Các dấu hiệu này biểu hiện rối loạn hệ thần kinh tự động, chúng được tạo nên bởi vai trò đáp ứng viêm của cytokin, do phóng thích quá mức các catecholamin, cũng như tác động trực tiếp đến trung tâm tuần hoàn, hô hấp ở thân não[7],[8],[9],[11],[13]. TẠP CHÍ NHI KHOA 2015, 8, 2 24 - Rối loạn tiêu hóa: Nôn và tiêu chảy chiếm tỷ lệ (10,1%). Như vậy, mặc dù EV71 xâm nhập cơ thể qua niêm mạc đường tiêu hóa và lan truyền chủ yếu bằng đường phân miệng nhưng triệu chứng tại đường tiêu hóa không phải là đặc điểm nổi bật. - Phân độ lâm sàng của TCM: Trong NC của chúng tôi chủ yếu là độ 1(33,2%) và 2a (37,5%), từ độ 2b nhóm 2 trở lên chiếm tỷ lệ 24%. Kết quả này tương tự tác giả TĐ Hùng [5]. 4.3. Đặc điểm cận lâm sàng - Công thức máu: Trong NC của chúng tôi, bệnh nhân có thay đổi CTM chiếm tỷ lệ thấp giảm hồng cầu 14,4%, giảm Hb 4,3%, tăng bạch cầu 6,7% tăng hoặc giảm tiểu cầu 9,6%. Điều này phù hợp với bệnh cảnh nhiễm siêu vi chung, trong TCM bạch cầu bình thường hoặc tăng, theo NC của TTC Ngự [6] và các tác giả nước ngoài [7],[8],[12], bạch cầu tăng là yếu tố nguy cơ biến chứng suy tuần hoàn hô hấp. - Sinh hóa máu: Kết quả NC của chúng tôi phần lớn các chỉ số sinh hóa máu trong giới hạn bình thường, chỉ có 13,9% trường hợp tăng CRP và 9,6% tăng SGOT là yếu tố nguy cơ biến chứng suy tuần hoàn- hô hấp. Phù hợp với y văn và Chế Thanh Đoan [3]. - Trong 33 trẻ được chọc dịch não tủy có 78,8% có biến đổi thành phần tế bào bạch cầu dịch não tủy. Biểu hiện của bệnh cảnh viêm màng não siêu vi: chủ yếu tăng bạch cầu đơn nhân, cao nhất là 106 tb/mm3; đạm tăng có 4,3%, đường DNT bình thường. Kết quả này tương tự các nghiên cứu của CT Đoan, TK Hảo và TĐ Hùng [3],[4][5]. 4.4. Đặc điểm điều trị Trong số những bệnh nhi được điều trị chủ yếu là hạ sốt 82,7%, an thần 49,5%, truyền dịch 26%, có 28,8% trường hợp được điều trị với immunoglobulin, trong đó đó 9 trường hợp dùng IVIG trong 1 ngày (4,3%) và 5 trường hợp dùng IVIG trong 2 ngày liên tiếp (24,5%). Chỉ có một trường hợp tử vong (0,5%) có biểu hiện sốc và hôn mê ngay khi vào viện. Nhìn chung việc điều trị IG cho kết quả tốt, nếu chỉ định kịp thời, bệnh nhi khỏi bệnh mà không để lại di chứng. Những trường hợp bệnh nhân đã bị suy tuần hoàn hô hấp thì không hiệu quả, bệnh nhi vẫn tử vong hoặc để lại di chứng nặng. Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng IG cho bệnh nhi TCM độ IV [1]. 5. KẾT LUẬN 5.1. Đặc dịch tễ học bệnh tay chân miệng Phần lớn bệnh tay chân miệng xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Nam mắc bệnh tay chân miệng nhiều hơn nữ. Số bệnh nhân nhập viện ở Thừa Thiên Huế chiếm tỉ lệ cao nhất (70,2%) 5.2. Đặc điểm lâm sàng - Các triệu chứng khi bệnh nhân mới nhập viện thường gặp nhất là sang thương ở da - niêm mạc (100%), tiếp đến sốt (73,6%), giật mình (56,7%), bứt rứt (21,6%), rối loạn nhịp thở (14,4%). - Chủ yếu bệnh tay chân miệng độ 1 (33,2%) và độ 2a (37,5%). Bệnh tay chân miệng nặng (từ độ 2b nhóm 2 trở lên) chiếm 24%. 5.3. Đặc điểm cận lâm sàng - Phần lớn các xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu trong giới hạn bình thường. - Xét nghiệm dịch não tủy: 78,8% có tăng bạch cầu. 5.4. Đặc điểm điều trị - Bên cạnh các biện pháp điều trị triệu chứng, 28,8% trường hợp được điều trị với Immunoglobulin, trong đó 9 trường hợp dùng IVIG trong 1 ngày (4,3%) và 51 trường hợp dùng trong 2 ngày liên tiếp (24,5%). - Hầu hết bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh không để lại di chứng. Chỉ có một trường hợp tử vong (0,5%) có biểu hiện sốc và hôn mê ngay khi vào viện. - Thời gian nằm viện trung bình 6,1 ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng Quyết định số 1003/QĐ- BYT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế 2. Chế Thanh Đoan và Cs (2008), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị immunoglobulin trên bệnh nhân tay chân miệng nặng tại Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2”, Y học TP.Hồ Chi Minh, Vol. 12-Supplement of No 4, tr 24- 30. 3. Trần Kiêm Hảo và CS (2012), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị immunoglobulin 25 PHẦN NGHIÊN CỨU bệnh tay chân miệng thể nặng tại Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế”, Tạp chí Y học Lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế, (7), tr 16-18. 4. Trần Đỗ Hùng và CS (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của trẻ bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2011”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, (15), tr. 84-86. 5. Trương Thị Chiết Ngự (2009), “Đặc điểm bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng I năm 2007”, Y học TP. Hồ Chi Minh, Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 219 - 223, tr. 219 - 223. 6. Chang L.Y et al. (1999), “Clinical features and risk factors of pulmonary edema after Enterovirus- 71 - related Hand, foot, and mouth disease”, Lancet, 354, pp 1682-1686. 7. Huang M. C et al. (2006), “Long-term cognitive and motor defi cits after Enterovirus 71 brain stem encephalitis in children”, Pediatrics, 118(6), pp. 1785-1788. 8. Lin T. Y et al. (2003), “Proinflammatory cytokine reactions in Enterovirus 71 infections of the central nervous system”, Clinical Infectious Diseases, 36, pp. 269-274. 9. Chang L.Y, Shih S.R, Huang L.M, and Lin T.Y (2009), “Enterovirus 71 Encephalitis”, Pediatrics, 56(3), pp 145-147. 10. Lu HK, Lin Ty, Hsia SH, Chiu CH, Huang YC, Tsao KC, Chang Ly (2004), “Prognostic implications of myoclonic jerk in children with enterovirus infection”, Microbiol Immunol Infect, 37(2), pp 82-7. 11. McMinn PC. (2002), “An overview of the evolution of Enterovirus 71 and its clinical and public health signifi cance”, FEMS Microbiology Reviews, 26, pp. 91-107. 12. W ang S.M et al. (2003), “Pathogenesis of Enterovirus 71 brainstem encephalitis in pediatric patients: roles of cytokines and cellular immune activation in patients with pulmonary edema”, The Journal of Infectious Diseases, 188, pp. 564- 570. 13. Wang Sm et al (2006), “Modulat ion of cytokine production by intravenous immunoglobulin in patients with enterovirus 71-associated brainstem encephalitis”, J Clin Virol, 37(1), 47-52.
File đính kèm:
- nghien_cuu_dac_diem_dich_te_lam_sang_can_lam_sang_va_dieu_tr.pdf