Nghiên cứu giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến trong một số tổn thương khu trú thường gặp tại gan

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Mục tiêu: (1) Xác định giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến trung bình của một số tổn thương gan thường gặp: nang gan, u mạch gan, ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư biểu mô đường mật, di căn gan.(2) Xác định giá trị ngưỡng của hệ số khuếch tán biểu kiến cóý nghĩa để phân biệt giữa nhóm tổn thương gan lành tính vàác tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 212 tổn thương trên 160 bệnh nhân thuộc 5 nhóm tổn thương trên được chụp cộng hưởng từ khuếch tán đẳng hướng, tính giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến, so sánh giá trị này giữa các nhóm tổn thương và rút ra giá trị ngưỡng để phân biệt giữa nhóm lành vàác tính. Kết quả: Giá trị trung bình của hệ số khuếch tán biểu kiến của nang gan là 2,7 x 10-3 mm2/sec ± 0,30, u mạch gan 1,8 x 10-3mm2/sec ± 0,36, ung thư biểu mô đường mật 1,1 x 10-3mm2/sec ± 0,16, ung thư biểu mô tế bào gan 1,00 x 10-3mm2/sec ± 0,22, di căn 1,08 x 10-3mm2/sec ± 0,29. Có sự khác biệt cóý nghĩa thống kê giữa nhóm tổn thương gan lành tính vàác tính. Ngưỡng giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến để phân biệt nhóm lành và ác là 1,47 x x 10-3 mm2 / sec với độ nhạy là 94,59 % và độ chuyên là 95,37%. Kết luận: Cộng hưởng từ khuếch tán và hệ số khuếch tán biểu kiến có thể giúp phân biệt các tổn thương gan khu trú lành hay ác tính

pdf 8 trang yennguyen 6020
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến trong một số tổn thương khu trú thường gặp tại gan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến trong một số tổn thương khu trú thường gặp tại gan

Nghiên cứu giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến trong một số tổn thương khu trú thường gặp tại gan
NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013
206
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ HỆ SỐ KHUẾCH TÁN BIỂU KIẾN 
TRONG MỘT SỐ TỔN THƯƠNG KHU TRÚ THƯỜNG GẶP TẠI GAN 
Hồ Hoàng Phương*, Phạm Ngọc Hoa**, Nguyễn Duy Huề*** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Mục tiêu: (1) Xác định giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến trung bình của một số tổn thương 
gan thường gặp: nang gan, u mạch gan, ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư biểu mô đường mật, di căn gan.(2) 
Xác định giá trị ngưỡng của hệ số khuếch tán biểu kiến cóý nghĩa để phân biệt giữa nhóm tổn thương gan lành 
tính vàác tính. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 212 tổn thương trên 160 bệnh nhân thuộc 5 nhóm tổn thương 
trên được chụp cộng hưởng từ khuếch tán đẳng hướng, tính giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến, so sánh giá trị này 
giữa các nhóm tổn thương và rút ra giá trị ngưỡng để phân biệt giữa nhóm lành vàác tính. 
Kết quả: Giá trị trung bình của hệ số khuếch tán biểu kiến của nang gan là 2,7 x 10-3 mm2/sec ± 0,30, u 
mạch gan 1,8 x 10-3mm2/sec ± 0,36, ung thư biểu mô đường mật 1,1 x 10-3mm2/sec ± 0,16, ung thư biểu mô tế bào 
gan 1,00 x 10-3mm2/sec ± 0,22, di căn 1,08 x 10-3mm2/sec ± 0,29. Có sự khác biệt cóý nghĩa thống kê giữa nhóm 
tổn thương gan lành tính vàác tính. Ngưỡng giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến để phân biệt nhóm lành và ác là 
1,47 x x 10-3 mm2 / sec với độ nhạy là 94,59 % và độ chuyên là 95,37%. 
Kết luận: Cộng hưởng từ khuếch tán và hệ số khuếch tán biểu kiến có thể giúp phân biệt các tổn thương gan 
khu trú lành hay ác tính. 
Từ khóa: Cộng hưởng từ khuếch tán, hệ số khuếch tán biểu kiến 
ABSTRACT 
EVALUATION APPARENT DIFFUSION COEFFICIENT VALUES OF SOME FREQUENT FOCAL 
HEPATIC LESIONS 
Ho Hoang Phuong, Pham Ngoc Hoa, Nguyen Duy Hue 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 3 - 2013: 206 - 212 
Introduction: Purpose: To (1) determine the average apparent diffusion coefficient (ADC) values of some 
frequent focal hepatic lesions: hepatic cysts, hemangiomas, hepatocellular carcinomas, cholangiocarcinomas and 
metastasis. (2) Determine the ADC threshold value to differentiate benign from malignant lesions. 
Materials and methods: 212 lesions of 160 patients of those 5 focal hepatic lesion types were examined 
with isotropy diffusion weighted MR sequence. ADCs were measured and compared to define the ADC threshold 
value to differentiate benign from malignant lesions. 
Results: The mean ADCs of hepatic cysts, hemangiomas, hepatocellular carcinomas, cholangiocarcinomas 
and metastasis were 2.7 x 10-3mm2/sec ± 0.30, 1.8 x 10-3mm2/sec ± 0.36, 1.00 x 10-3mm2/sec ± 0.22, 1.1 x 10-
3mm2/sec ± 0.16and1.08 x 10-3mm2/sec ± 0.29 respectively. There was significantly different between benign and 
malignant lesions. The ADC threshold value to differentiate benign from malignant lesions was 1.47 x x 10-3 mm2 
/ sec with sensitivity of 95 % and specificity of 95%. 
Conclusion: Diffusion-weighted MR imaging can help differentiate benign from malignant hepatic lesions. 
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc
207
Keywords: Diffusion weighted MR, apparent diffusion coefficient. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
U gan là một bệnh lí khá phổ biến ở nước ta 
cũng như trên thế giới. Việc xác định đặc tính 
các tổn thương gan khu trú luôn là vấn đề của 
các nhà hình ảnh học mà đôi khi siêu âm, chụp X 
quang cắt lớp điện toán hay cộng hưởng từ 
thường qui vẫn chưa thể giải quyết được. Chúng 
ta thường xuyên gặp những câu hỏi liên quan 
đến tính chất lành hay ác tính của một tổn 
thương gan hoặc trường hợp u gan này có cần 
tiêm thuốc tương phản hay không? Cần tiến 
hành sinh thiết ngay? Có kĩ thuật nào giúp định 
hướng một tổn thương gợi ý tính chất lành tính 
hay ác tính để có hướng xử trí phù hợp hơn?... 
Tham khảo y văn khắp nơi trên thế giới, đặc 
biệt trong những năm gần đây, chúng tôi ghi 
nhận đã có những nghiên cứu về cộng hưởng từ 
với các chuỗi xung khuếch tán ứng dụng hệ số 
khuếch tán biểu kiến ADC để đánh giá tính chất 
hướng lành –ác của tổn thương(1,2,3). 
Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên 
cứu nào có liên quan, chúng tôi thực hiện đề tài 
này với các mục tiêu: 
- Xác định giá trị hệ số khuếch tán biểu kiến 
của một số tổn thương gan thường gặp: nang 
gan, u mạch gan, ung thư biểu mô tế bào gan, 
ung thư biểu mô đường mật, di căn gan. 
- Xác định giá trị ngưỡng của hệ số khuếch 
tán biểu kiến cóý nghĩa để phân biệt giữa nhóm 
tổn thương gan lành tính vàác tính. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Thiết kế mô tả cắt ngang. 
Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 
7/2008 tháng 1/2011, tại bệnh viện Chợ Rẫy, 
bệnh viện Đại học Y dược cơ sở I - thành phố 
Hồ Chí Minh. 
Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân 
đến khám hoặc nằm viện ở khoa U gan tại 
bệnh viện Chợ Rẫy hoặc bệnh viện Đại học Y 
dược cơ sở I trong khoảng thời gian nghiên 
cứu, đã có chẩn đoán chắc chắn dựa vào kết 
quả giải phẫu bệnh đối với các u gan thuộc 
nhóm ác tính (ung thư biểu mô tế bào gan, ung 
thư biểu mô đường mật, di căn gan ) hoặc dựa 
vào đặc điểm điển hình trên hình ảnh học và 
theo dõi ít nhất 8 tháng đối với các u lành tính 
(nang gan, u mạch gan), các tổn thương có 
đường kính từ 1cm trở lên. 
Phương pháp nghiên cứu 
Các bệnh nhân được khảo sát với chuỗi xung 
khuếch tán đẳng hướng. Sau đó tính toán giá trị 
hệ số khuếch tán biểu kiến của tổn thương, đưa 
vào bảng mẫu nghiên cứu đã lập. 
Phân tích và rút ra giá trị ngưỡng của hệ số 
khuếch tán biểu kiến để phân biệt từng loại 
tổn thương với nhau trong từng nhóm lành 
hay ác tính. 
KẾT QUẢ 
Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2008 đến 
tháng 1/2011, chúng tôi đã khảo sát trên 212 tổn 
thương khu trú tại gan (160 bệnh nhân) bao gồm 
5 loại tổn thương chính: Nang gan (40 tổn 
thương), u mạch gan (46 tổn thương), ung thư 
biểu mô đường mật (39 tổn thương), di căn gan 
(50 tổn thương), ung thư biểu mô tế bào gan (37 
* Khoa Chẩn đoán Hình ảnh -bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương 
** Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh Đại học Y Phạm Ngọc Thạch - TP.HCM 
*** Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh Đại học Y Hà Nội 
Tác giả liên lạc:ThS. Hồ Hoàng Phương ĐT:0983122377 Email: michelphuong@yahoo.com 
NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013
208
tổn thương). 
Nang gan 
Giá trị ADC thấp nhất: 1,89 x 10-3mm2/sec. 
Giá trị ADC cao nhất: 3,17 x 10-3mm2/sec 
Giá trị ADC trung bình: 2,7 x 10-3mm2/sec. 
Độ lệch chuẩn: 0,30 
U mạch gan 
Giá trị ADC thấp nhất: 1,18 x 10-3mm2/sec 
Giá trị ADC cao nhất: 2,97 x 10-3mm2/sec 
Giá trị ADC trung bình: 1,8 x 10-3mm2/sec. 
Độ lệch chuẩn: 0,36 
Ung thư biểu mô đường mật 
Giá trị ADC thấp nhất: 0,85 x 10-3mm2/sec 
Giá trị ADC cao nhất: 1,51 x 10-3mm2/sec 
Giá trị ADC trung bình: 1,1 x 10-3mm2/sec. 
Độ lệch chuẩn: 0,16 
Di căn 
Giá trị ADC thấp nhất: 0,71 x 10-3mm2/sec 
Giá trị ADC cao nhất: 1,85 x 10-3mm2/sec 
Giá trị ADC trung bình: 1,08 x 10-3mm2/sec. 
Độ lệch chuẩn: 0,29 
Ung thư biểu mô tế bào gan 
Giá trị ADC thấp nhất: 0,31 x 10-3mm2/sec 
Giá trị ADC cao nhất: 1,37 x 10-3mm2/sec 
Giá trị ADC trung bình: 1,00 x 10-3mm2/sec. 
Độ lệch chuẩn: 0,22 
Ngưỡng giá trị ADC phân biệt tổn thương 
lành –ác 
Dùng phương pháp tính diện tích dưới 
đường cong ROC để xác định giá trị ngưỡng của 
hệ số khuếch tán biểu kiến cóý nghĩa nhằm phân 
biệt giữa nhóm tổn thương gan lành tính vàác 
tính. 
Biểu đồ 1.Đường cong ROC của hệ số khuếch tán 
biểu kiến của các tổn thương gan lành vàác tính. 
Chúng ta có: 
BÀN LUẬN 
Xác định hệ số khuếch tán biểu kiến trung 
bình của một số tổn thương khu trú thường 
gặp tại gan 
Nang gan 
ADC trung bình đo được là: 2,7 ± 0,30 (x10-3 
mm2/sec). Giá trị này khác biệt cóý nghĩa thống 
kê với tất cả các tổn thương còn lại, kể cả đối với 
u mạch là nhóm u xếp chung vào nhóm lành 
tính (p <0,0001). 
Bảng 1. So sánh giá trị ADC của nang gan giữa các 
nghiên cứu 
Nhóm nghiên cứu Cỡ 
mẫu 
Số 
nang 
ADC trung 
bình (x 10
-3
mm
2
/sec) 
MF Muller (Mỹ) và cộng sự 
(1994) 10 3 3,9 - 5,3 
T. Nanimoto (Nhật) và cộng sự 
(1997) 59 9 3,05 
Ichiro Yamada (Nhật) và cộng sự 
(1999) 77 32 3,03 
Bachir Taouli (Pháp) và cộng sự 
(2002) 52 6 3,63 +/- 0,56 
M. Bruegel (Đức) và cộng sự 
(2007-2008) 102 51 3,02 
Chúng tôi 212 40 2,7 ± 0,30 
Nhận xét sơ bộ kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi về giá trị ADC trung bình của tổn 
0
.0
0
0
.2
5
0
.5
0
0
.7
5
1
.0
0
S
e
n
s
it
iv
it
y
0.00 0.25 0.50 0.75 1.00
1 - Specificity
Area under ROC curve = 0.9833
Giá trị ngưỡng là 1,47 x 10-3 mm2 / sec 
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc
209
tương nang gan thấp hơn so với các tác giả 
khác trên thế giới, trong đó sự khác biệt có vẻ 
ít hơn khi so sánh với những nghiên cứu có cỡ 
mẫu cũng như có số tổn thương dạng nang 
đươc khảo sát nhiều hơn, trong trường hợp 
này kết quả chúng tôi gần nhất khi so với 
nghiên cứu của nhóm Melanie Bruegel 
(Đức)(4,5) có số nang khảo sát là 51 (giá trị ADC 
là 3,02 x 10 -3 mm2/sec, và ít khác biệt tiếp theo 
là so với nhóm của Ichiro Yamada (Nhật)(7) 
khảo sát 32 nang trong tổng số 77 tổn thương 
trong lô nghiên cứu (giá trị ADC là 3,03). 
Kết quả chúng tôi khác biệt khá nhiều so 
với ba nghiên cứu còn lại mà có thể ngoài 
những nguyên nhân do các thông số kĩ thuật 
khác nhau, thì nguyên nhân do cỡ mẫu chưa 
đủ lớn của các nghiên cứu này nên chúng tôi 
không có sự tương đồng. 
U mạch gan 
Giá trị ADC trung bình của u mạch gan đo 
được là: 
1,8 ± 0,36 (x10-3 mm2/sec) 
Giá trị này khác biệt cóý nghĩa thống kê với 
tất cả các tổn thương còn lại, kể cả đối với nang 
gan là nhóm tổn thương xếp chung vào nhóm 
lành tính (p < 0,0001). 
Bảng 2.So sánh giá trị ADC của u mạch gan giữa các 
nhóm nghiên cứu 
Nhóm nghiên cứu Cỡ 
mẫu 
Số u 
mạch 
ADC trung bình 
(x 10
-3
 mm
2
/sec) 
MF Muller (Mỹ) và cộng sự 
(1994) 10 3 2 – 2,8 
T. Nanimoto (Nhật) và cộng 
sự (1997) 59 9 1,95 
T. Ichikawa (Nhật) và cộng 
sự (1998) 74 11 5,39 +/- 1,23 
Ichiro Yamada (Nhật) và 
cộng sự (1999) 77 8 1,31 
Bachir Taouli (Pháp) và 
cộng sự (2002) 52 7 2,95 +/- 0,67 
M. Bruegel (Đức) và cộng 
sự (2007-2008) 102 56 1,92 
Chúng tôi 212 46 1,8 ± 0,36 
Nhận xét sơ bộ kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi về giá trị ADC trung bình của tổn 
thương u mạch gan khá tương đồng so với các 
tác giả khác trên thế giới(4,5,9,10), trong đó sự tương 
đồng nhiều nhất khi so sánh với nghiên cứu có 
cỡ mẫu cũng như có số tổn thương dạng u mạch 
được khảo sát nhiều hơn, trong trường hợp này 
kết quả chúng tôi gần nhất khi so với nghiên cứu 
của nhóm Melanie Bruegel (Đức)(4,5) có số u mạch 
khảo sát là 56 (giá trị ADC là 1,92 x10-3 mm2/sec). 
Trong đa số các trường hợp kết quả chúng 
tôi thấp hơn, duy có 1 tác giả chúng tôi có kết 
quả cao hơn là so với nhóm của Ichiro Yamada 
(Nhật) khảo sát 8 u mạch gan trong tổng số 77 
tổn thương trong lô nghiên cứu (giá trị ADC là 
1,31). 
Kết quả chúng tôi khác biệt khá nhiều so với 
nghiên cứu của T. Ichikawa (Nhật)(7) và cộng sự 
(1998) có thể do cài đặt các thông số kĩ thuật 
khác nhau, đặc biệt trong trường hợp này các tác 
giả sử dụng giá trị b rất thấp (< 55 sec/mm2) nên 
giá trị ADC sẽ gần với hình ảnh T2W hơn và cho 
ra giá trị cao hơn. 
Ung thư biểu mô đường mật 
Giá trị ADC trung bình của ung thư biểu mô 
đường mật đo được là: 
1,10 ± 0,16 (x10-3 mm2/sec) 
Giá trị này không có sự khác biệt cóý nghĩa 
thống kê với các tổn thương ngay trong nhóm 
u ác tính được khảo sát, cụ thể ở đây là ung 
thư biểu mô tế bào gan và các tổn thương di 
căn. 
Chúng tôi cũng không ghi nhận sự khác biệt 
cóý nghĩa thống kê về giá trị ADC trung bình 
giữa ung thư biểu mô đường mật khi so sánh 
với giá trị trung bình của nhóm ung thư biểu mô 
tế bào gan và di căn gộp lại. 
Tuy nhiên, giá trị này khác biệt cóý nghĩa 
thống kê với tất cả các tổn thương trong nhóm u 
lành tính, bao gồm nang và u mạch (p<0,0001). 
Chúng tôi tham khảo trên y văn trong nước 
lẫn ngoài nước đều chưa ghi nhận có nghiên cứu 
NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013
210
nào đề cập đến giá trị ADC trung bình của ung 
thư biểu mô đường mật, có thể do các tác giả 
muốn tách hẳn những tổn thương khu trú xuất 
phát từ gan và không xếp vào nhóm tổn thương 
ác tính từ đường mật hoặc không thu thập được 
cỡ mẫu lớn. Chúng tôi gặp thuận lợi hơn khi có 
được lượng bệnh nhân vừa đủ nhiều để khảo sát 
nên với tiêu chí xác định sự phân biệt lành – ác 
của một tổn thương khu trú trong gan nhờ ứng 
dụng cộng hưởng từ với các kĩ thuật của chuỗi 
xung khuếch tán, chúng tôi mạnh dạn đưa nhóm 
u này vào lô nghiên cứu và xem như đây là một 
trong những số liệu tham khảo đầu tiên cho 
những liên quan đến tổn thương dạng này. 
Biện luận giá trị ADC của ung thư biểu mô tế 
bào gan 
Giá trị ADC trung bình của ung thư biểu 
mô tế bào gan đo được là: 
1,00 ± 0,22 (x10-3 mm2/sec). 
Giá trị này không có sự khác biệt cóý nghĩa 
thống kê với các tổn thương ngay trong nhóm u 
ác tính được khảo sát, cụ thể ở đây là ung thư 
biểu mô đường mật và các tổn thương di căn. 
Chúng tôi cũng không ghi nhận sự khác biệt 
cóý nghĩa thống kê về giá trị ADC trung bình 
giữa ung thư biểu mô tế bào gan khi so sánh với 
giá trị trung bình của nhóm ung thư biểu mô 
đường mật và di căn gộp lại. 
Tuy nhiên, giá trị này khác biệt cóý nghĩa 
thống kê với tất cả các tổn thương trong nhóm u 
lành tính, bao gồm nang và u mạch (p<0,0001). 
Chúng tôi so sánh kết quả này với một số 
nghiên cứu trên thế giới có liên quan hoặc có 
điểm tương đồng với đề tài. 
Bảng 3. So sánh giá trị ADC của HCC giữa các 
nhóm nghiên cứu 
Nhóm nghiên cứu Cỡ 
mẫu 
Số 
HCC 
ADC trung bình 
(x 10
-3
 mm
2
/sec) 
MF Muller (Mỹ) và cộng sự 
(1994) 10 1 1,7 
T. Ichikawa (Nhật) và cộng 
sự (1998) 74 48 3,84 +/-0,92 
Ichiro Yamada (Nhật) và 
cộng sự (1999) 77 27 1,02 
Bachir Taouli (Pháp) và 
cộng sự (2002) 52 9 1,33 +/- 0,13 
M. Bruegel (Đức) và cộng 
sự (2007-2008) 102 11 1,05 
Chúng tôi 212 37 1,00 ± 0,22 
Nhận xét sơ bộ kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi về giá trị ADC trung bình của tổn 
thương ung thư biểu mô tế bào gan khá tương 
đồng so với các tác giả khác trên thế giới, trong 
đó sự tương đồng nhiều nhất khi so sánh với 
nghiên cứu có cỡ mẫu cũng như có số tổn 
thương ung thư tế bào gan đươc khảo sát nhiều 
hơn, trong trường hợp này kết quả chúng tôi gần 
nhất khi so với nghiên cứu của nhóm Ichiro 
Yamada(7) (27 tổn thương) có giá trị ADC trung 
bình là 1,02 x 10 -3 mm2/sec, kết quả gần giống 
tiếp theo là so sánh với nghiên cứu của nhóm 
Melanie Bruegel (Đức)(4,5), giá trị ADC đo được là 
1,05 x 10 -3 mm2/sec). 
So sánh với 2 tác giả khác là MF. Muller và 
Bachir Taouli(10), chúng tôi ghi nhận có sự khác 
biệt tương đối, tất nhiên ngoài những khác biệt 
do kĩ thuật đặt các thông số khác nhau, trường 
hợp này chúng tôi nghĩ nhiều khác biệt về cỡ 
mẫu là nguyên nhân chính, các tác giả này có số 
mẫu khảo sát tốn thương ung thư tế bào gan 
không nhiều, chỉ có 1 và 9 trường hợp lần lượt 
cho hai nghiên cứu. 
Kết quả chúng tôi khác biệt khá nhiều so với 
nghiên cứu của T. Ichikawa (Nhật) và cộng sự 
(1998) có thể do cài đặt các thông số kĩ thuật 
khác nhau, đặc biệt trong trường hợp này các tác 
giả sử dụng giá trị b rất thấp (< 55 sec/mm2) nên 
giá trị ADC sẽ gần với hình ảnh T2W hơn và cho 
ra giá trị cao hơn. 
Biện luận giá trị ADC của di căn gan 
Giá trị ADC trung bình của di căn gan trong 
nghiên cứu đo được là: 
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc
211
1,08 ± 0,29 (x10-3 mm2/sec) 
Giá trị này không có sự khác biệt cóý nghĩa 
thống kê với các tổn thương ngay trong nhóm u 
ác tính được khảo sát, cụ thể ở đây là ung thư 
biểu mô đường mật và ung thư tế bào gan. 
Chúng tôi cũng không ghi nhận sự khác biệt 
cóý nghĩa thống kê về giá trị ADC trung bình 
giữa các tổn thương di căn khi so sánh với giá trị 
trung bình của nhóm ung thư biểu mô đường 
mật và ung thư tế bào gan gộp lại. 
Tuy nhiên, giá trị này khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với tất cả các tổn thương trong nhóm u 
lành tính, bao gồm nang và u mạch (p<0,0001). 
Chúng tôi so sánh kết quả này với một số 
nghiên cứu trên thế giới có liên quan hoặc có 
điểm tương đồng với đề tài. 
Bảng 4. So sánh giá trị ADC của di căn gan giữa các 
nhóm nghiên cứu 
Nhóm nghiên cứu Cỡ 
mẫu 
Di 
căn 
ADC trung bình 
(x 10
-3
 mm
2
/sec) 
MF Muller (Mỹ) và cộng sự 
(1994) 10 1 1,2 
T. Ichikawa (Nhật) và cộng 
sự (1998) 74 15 2,85 +/-0,59 
Ichiro Yamada (Nhật) và 
cộng sự (1999) 77 10 1,16 
Bachir Taouli (Pháp) và 
cộng sự (2002) 52 15 0,94 +/- 0,60 
M. Bruegel (Đức) và cộng 
sự (2007-2008) 102 82 1,22 
Chúng tôi 212 50 1,08 ± 0,29 
Nhận xét sơ bộ kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi về giá trị ADC trung bình của tổn 
thương di căn gan khá tương đồng so với các tác 
giả khác trên thế giới, mặc dù lấy từ nhiều 
nguồn di căn khác nhau nhưng các giá trị ADC 
của đa số các tác giả đều dao động quanh con số 
trung bình của chúng tôi. 
Tuy nhiên kết quả chúng tôi vẫn khác biệt 
khá nhiều so với nghiên cứu của T. Ichikawa 
(Nhật) và cộng sự (1998) có thể do cài đặt các 
thông số kĩ thuật khác nhau, đặc biệt trong 
trường hợp này các tác giả sử dụng giá trị b rất 
thấp (< 55 sec/mm2) nên giá trị ADC sẽ gần với 
hình ảnh T2W hơn và cho ra giá trị cao hơn. 
Xác định ngưỡng giá trị ADC để phân biệt 2 
nhóm tổn thương lành vàác 
Chúng tôi tách 5 nhóm u khảo sát ra thành 2 
nhóm lớn, nhóm hướng lành tính bao gồm nang, 
u mạch và nhóm hướng ác tính bao gồm ung 
thư biểu mô tế bào gan, ung thưbiểu mô đường 
mật và di căn. 
Hai giá trị ADC trung bình này khác nhau 
cóý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Đây là kết quả 
mang tính thống nhất cao với tất cả các nghiên 
cứu có liên quan nếu có khảo sát thêm sự khác 
biệt giữa hai nhóm lành –ác về phương diện 
thống kê. 
Bảng 5.Bảng tóm tắt giá trị ADC trung bình của 
nhóm tổn thương lành vàác tính. 
Nhóm tổn thương Số ca ADC trung bình 
(x 10
-3
 mm
2
/giây) 
Lành tính 86 2,2 ± 0,55 
Ác tính 126 1,1 ± 0,24 
Dùng phương pháp tính diện tích dưới 
đường cong ROC để xác định giá trị ngưỡng của 
hệ số khuếch tán biểu kiến cóý nghĩa nhằm phân 
biệt giữa nhóm tổn thương gan lành tính vàác 
tính. Chúng ta có giá trị ngưỡng là1,47 x 10-3 
mm2 / sec. 
Đây là giá trị để phân biệt được tổn thương 
hướng lành –ác, nghĩa là nếu thực hiện cộng 
hưởng từ với các chuỗi xung khuếch tán đúng 
như các thông số và kĩ thuật trong nghiên cứu 
chúng tôi, thì một tổn thương khu trú bất kì 
trong gan đo được ADC có giá trị < 1,47 x x 10-3 
mm2 / sec sẽ được chẩn đoán hướng về ác tính 
hoặc ngược lại, nếu tổn thương đo được ADC có 
giá trị > 1,47 x x 10-3 mm2 / sec, tổn thương sẽ 
được chẩn đoán hướng về lành tính, với độ nhạy 
là 95 % và độ chuyên là 95%. 
Bảng 6. Bảng so sánh độ nhạy và độ chuyên của các 
NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013
212
ngưỡng giá trị ADC phân biệt lành –ác giữa các 
nhóm nghiên cứu 
Nhóm nghiên cứu Ngưỡng ADC 
(x 10
-3
 mm
2
 / sec) 
Độ 
nhạy 
Độ 
chuyên 
T. Kim (Nhật) và CS 
(1999) (8) 1,6 98 80 
B.Taouli (Pháp) và CS 
(2002) 1,5 84 89 
M. Bruegel (Đức) và CS 
(2008) 1,63 
T. Parikh (Mỹ) và CS 
(2008) 1,6 74,2 77,3 
Chúng tôi 1,47 95 95 
Nhận xét sơ bộ kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi về giá trị ngưỡng ADC để phân biệt 
tính chất hướng lành –ác của tổn thương khu trú 
trong gan tuy hơi thấp hơn nhưng vẫn còn khá 
tương đồng so với các tác giả khác trên thế giới, 
trong đó giá trị độ nhạy và độ chuyên của chúng 
tôi cao hơn hẳn và sự khác biệt này ngoài yếu tố 
các thông số kĩ thuật còn có thể giải thích được 
do sự khác nhau về cỡ mẫu. 
Đây thật sự là kết quả cóý nghĩa lớn nhất của 
đề tài, vì như chúng ta đã biết kết quả cần thu 
thập là hệ số khuếch tán biểu kiến ADC, là một 
thông số cho biết được mức độ chuyển động 
nhiệt vi thể của một cấu trúc hay cơ quan được 
khảo sát, nhưng ADC này phụ thuộc rất nhiều 
yếu tố và các thông số kĩ thuật khác như nhiệt độ 
phòng, thang từ hệ số nhạy cảm khuếch tán b, 
góc lật, TE, TR, các hướng mã hóa, các ảnh giả 
do chuyển động... So sánh đề tài chúng tôi với 
các nghiên cứu khác trên thế giới trong 10 – 15 
năm trở lại đây, dù các nghiên cứu sử dụng cỡ 
mẫu khác nhau và nhất là các thông số kĩ thuật 
cài đặt giữa các máy luôn khác nhau, chúng tôi 
vẫn có thể rút ra được giá trị ngưỡng để giúp 
hướng đến phân biệt tính chất lành hay ác tính, 
điều này cho thấy giá trị của các chuỗi xung 
khuếch tán trong việc góp phần xác định bản 
chất của một tổn thương khu trú trong gan. 
KẾT LUẬN 
Với các mục tiêu đã đặt ra từ ban đầu, chúng 
tôi rút ra được các kết luận như sau: 
Giá trị ADC của các tổn thương gan khu trú 
là 
- Nang gan: 2,7 ± 0,30 (x10-3 mm2/giây) 
- U mạch gan: 1,8 ± 0,36 (x10-3 mm2/giây) 
- Ung thư biểu mô đường mật: 1,10 ± 0,16 
(x10-3 mm2/giây) 
- Di căn gan: 1,08 ± 0,29 (x10-3 mm2/giây) 
- Ung thư biểu mô tế bào gan: 1,00 ± 0,22 
(x10-3 mm2/giây) 
Cộng hưởng từ với các kĩ thuật của chuỗi 
xung khuếch tán có thể giúp phân biệt một tổn 
thương khu trú tại gan có đặc tính hướng lành 
hay ác. Giá trị ngưỡng của ADC để phân biệt tổn 
thương lành vàác là 1,47 x10-3 mm2/giây với độ 
nhạy 95% và độ chuyên 95%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abella H (2003). "Diffusion MR can help characterize liver 
tumors".Diagnostic Imaging Online 
2. Ballon D., Watts R. (2003). "Rapid three-dimensional whole-
body diffusion-weighted echo-planar magnetic resonance 
imaging of metastatic neoplasia." Proc Intl Soc Magn Reson 
Med: 11. 
3. Bammer R., Chow L. C. (2003). "Diffusion-weighted Imaging 
of the abdomen within a single breath-hold".Proc. Intl. Soc. 
Mag. Med. 11: pp. 457. 
4. Bruegel M, Holzapfel K (2008). "Characterization of focal liver 
lesions by ADC measurements using a respiratory triggered 
diffusion-weighted single-shot echo-planar MR imaging 
technique".European Radiology. 18(3): pp.477-485. 
5. Bruegel M, Gaa J (2008). "Diagnosis of hepatic metastasis: 
Comparison of respiration-triggered diffusion-weighted echo-
planar MRI and five T2-weighted turbo spin-echo 
sequences".American Journal of Roentgenology. 191: pp.1421-
1429. 
6. Gourtsoyianni S, et al (2008). "Respiratory gated diffusion-
weighted imaging of the liver: value of apparent diffusion 
coefficient measurements in the differentiation between most 
commonly encountered benign and malignant focal liver 
lesions".European Radiology. 18(3): pp.486-492. 
7. Ichikawa T, Haradome H (1999). "Diffusion-weighted MR 
imaging with a single-shot echo planar sequence: detection 
and characterization of hepatic lesions".AJR Am J Roentgenol. 
170(2): pp. 397-402. 
8. Kim T, Murakami T (1999). "Diffusion-weighted single-shot 
echoplanar MR Imaging for liver disease".American Journal of 
Roentgenology. 173: pp.393-398. 
9. Namimoto T, Yamashita Y (1997). "Focal liver masses: 
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số4*2013 NghiêncứuYhọc
213
Characterization with diffusion-weighted echo-planar MR 
Imaging ".Radiology. 204: pp.739-744. 
10. Taouli B, Vilgrain V (2003). "Evaluation of liver diffusion 
isotrophy and characterization of focal hepatic lesions lesions 
with two single-shot echo-planar MR imaging sequences: 
Prospective study in 66 patients." Radiology. 226: pp.71-78. 
Ngày nhận bài: 25/03/2013 
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/02/2013 
Ngày bài báo được đăng: 27/09/2013 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_gia_tri_he_so_khuech_tan_bieu_kien_trong_mot_so_t.pdf