Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở phi công quân sự trên 35 tuổi
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả trên 136 phi công quân sự (PCQS) ≥ 35 tuổi được giám định sức khỏe tại Viện
Y học Hàng không (YHHK) năm 2011. Khai thác tiền sử bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hãa
(HCCH), đo chiều cao, cân nặng, đo vòng bụng, vòng mông, đo huyết áp, tính chỉ số BMI (Body
Mass Index), xét nghiệm sinh hóa máu lúc đói. Từ đó đánh giá tỷ lệ đặc điểm của HCCH của PCQS
theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III (Third Report of the National Cholesterol Education Program). Kết
quả: 27,21% phi công > 35 tuổi mắc HCCH, trong đó, 21,32% trường hợp HCCH đạt 3 tiêu chí và
5,88% trường hợp HCCH đạt 4 tiêu chí theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III. Ở nhóm có HCCH, BMI cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có HCCH (p < 0,001).="" không="" có="" sự="" khác="" biệt="" về="">
trung bình giữa hai nhóm có và không có HCCH. Tình trạng thừa cân và béo phì liên quan đến tăng
tỷ lệ HCCH, chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi với tỷ lệ mắc HCCH ở PCQS ≥ 35 tuổi.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở phi công quân sự trên 35 tuổi
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013 1 NGHIÊN CỨU HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở PHI CÔNG QUÂN SỰ TRÊN 35 TUỔI Lưu Cảnh Toàn*; Nguyễn Tùng Linh**; Nguyễn Minh Phương** TÓM TẮT Nghiên cứu mô tả trên 136 phi công quân sự (PCQS) ≥ 35 tuổi được giám định sức khỏe tại Viện Y học Hàng không (YHHK) năm 2011. Khai thác tiền sử bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hãa (HCCH), đo chiều cao, cân nặng, đo vòng bụng, vòng mông, đo huyết áp, tính chỉ số BMI (Body Mass Index), xét nghiệm sinh hóa máu lúc đói. Từ đó đánh giá tỷ lệ đặc điểm của HCCH của PCQS theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III (Third Report of the National Cholesterol Education Program). Kết quả: 27,21% phi công > 35 tuổi mắc HCCH, trong đó, 21,32% trường hợp HCCH đạt 3 tiêu chí và 5,88% trường hợp HCCH đạt 4 tiêu chí theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III. Ở nhóm có HCCH, BMI cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có HCCH (p < 0,001). Không có sự khác biệt về tuổi trung bình giữa hai nhóm có và không có HCCH. Tình trạng thừa cân và béo phì liên quan đến tăng tỷ lệ HCCH, chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi với tỷ lệ mắc HCCH ở PCQS ≥ 35 tuổi. * Từ khóa: Phi công quân sự; Hội chứng chuyển hóa. STUDY ON THE METABOLIC SYNDROME AMONG MILITARY PILOTS WITH AGE OF OVER 35 SUMMARY A descriptive study was conducted on 136 pilots who were examined in Aerospace Medical Institute in 2011. Subjects were asked about medical history and they also were measured waist, hip, height, weight, calculated BMI, and checked fasting blood biochemical tests. Then, we evaluated rate and characteristics of metabolic syndrome based on NCEP-ATP III guidelines. Results: the rate of metabolic syndrome was 27.21% among military pilots in which the rate of metabolic syndrome cases got 3 criteria and 4 criteria according to NCEP-ATP III standard were 21.32% and 5.88%. BMI of metabolic syndrome group was higher than the group without metabolic syndrome with p < 0.001. The average age of the group with metabolic syndrome and without metabolic syndrome was not statistically significant different with p > 0.05. There was relation between overweight and obesity and there was no relation between age and the rate of metabolism syndrome among military pilots with over 35 years old. * Key words: Military pilots; Metabolic syndrome. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của lối sống công nghiệp, thói quen dinh dưỡng giàu năng lượng, ít hoạt động thể lực, tỷ lệ người đồng thời có các biểu hiện như tăng huyết áp, tăng lipid máu, dư cân, béo phì gặp ngày càng nhiều và yếu tố nguy cơ dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim * Viện Y học Hàng Không ** Học viện Quân y Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Hoàng Trung Vinh PGS. TS. Phạm Ngọc Châu TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013 2 thiÕu m¸u côc bé (c¬n ®au th¾t ngùc, nhồi máu cơ tim), đột quỵ não Sự xuất hiện của tình trạng tăng lipid máu, dư cân béo phì, tăng đường huyết tạo thành HCCH. Hiện nay, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các bệnh lý chuyển hóa và tim mạch do tỷ lệ đối tượng có HCCH ngày càng gia tăng ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, phát hiện sớm HCCH ở những đối tượng chưa biểu hiện thành bệnh là một công việc cần thiết, một biện pháp dự phòng rất hữu hiệu hạn chế sự xuất hiện của các bệnh liên quan đến HCCH [1, 2]. PCQS ≥ 35 tuổi là đối tượng đặc biệt được theo dõi và giám định sức khỏe thường xuyên, nhằm làm tốt các công tác dự phòng, điều trị và nâng cao sức khỏe phi công. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc khảo sát các biểu hiện của HCCH ở PCQS > 35 tuổi. Vì vậy, đề tài này được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ và đặc điểm HCCH ở PCQS ≥ 35 tuổi theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 136 PCQS có tuổi đời > 35 tuổi, được giám định tại Khoa Nghiên cứu Sinh lý, Viện Y học Hàng không năm 2011. * Tiêu chuẩn loại trừ: đang mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh cấp tính khác. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả, cắt ngang. * Khám sức khoẻ cho các đối tượng nghiên cứu: + Đo chiều cao (m), cân nặng (kg), đo vòng bụng, vòng mông (cm). + Đo huyết áp (mmHg) + Khai thác tiền sử bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hoá như: tăng huyết áp, đái tháo đường, gout, rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình (bố, mẹ, anh chị em ruột bị mắc các bệnh liên quan đến HCCH). + Xét nghiệm sinh hoá lúc đói: glucose, axít uric, cholesterol, triglycerid, HDL-C, men gan, ure, creatinin. * Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trong nghiên cứu: - Tính chỉ số khối cơ thể BMI: Áp dụng công thức của WHO: Trọng lượng cơ thể (kg) BMI = [Chiều cao cơ thể (m)]2 * Đánh giá BMI áp dụng cho người châu Á: Thiếu cân: < 18,5; bình thường: 18,5 - 22,9; dư cân: 23 - 24,9; béo độ 1: 25 - 29,9; béo độ 2: 30. * Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH: Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của NCEP-ATP III. + Glucose máu lúc đói ≥ 6,1 mmol/l. + Huyết áp ≥ 130/85 mmHg. + Triglycerid ≥ 1,7 mmol/l (150 mg/dl). + HDL - cholesterol < 1,03 mmol/l ở nam; < 1,29 mmol/l ở nữ. + Béo bụng: vòng eo ≥ 90 cm (với nam); ≥ 80 cm (với nữ). Để xác định có HCCH phải ≥ 3 tiêu chí. * Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu thu thập được bằng phần mềm 16.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Tỷ lệ và đặc điểm của HCCH ở PCQS > 35 tuổi. TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013 3 Có HCCH: 37 phi c«ng (27,21%); không có HCCH: 99 phi c«ng (72,79%). Điều tra 136 đối tượng PCQS ở độ tuổi > 35, đây là những đối tượng được giám định sức khỏe định kỳ tại Khoa Nghiên cứu Sinh lý, Viện Y häc Hµng kh«ng, đồng thời cũng là những đối tượng có nguy cơ cao xuất hiện một số bệnh liên quan đến HCCH như đái tháo đường týp 2, tăng lipid máu gây vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh gout Kết quả cho thấy, 27,21% trường hợp có HCCH theo tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP-ATP III. Có thể nhận định đây là một tỷ lệ cao, chiếm tới gần 1/3 các trường hợp điều tra. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả. Ở Việt Nam, Trần Thị Phượng và Hoàng Trung Vinh nghiên cứu điều tra về dịch tễ học của HCCH trên 703 cán bộ công chức tại thị xã Phủ Lý nhận thấy: 28,3% có HCCH. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác điều tra trên một số đối tượng hẹp như béo, đái tháo đường, tăng huyết áp cho thấy tỷ lệ HCCH khá cao. Võ Bảo Dũng, Trần Văn Trung và CS (2004) [3] nhận thấy trong 106 BN đái tháo đường týp 2, 65,09% có HCCH. Quách Hữu Trung [4] nghiên cứu 84 BN tăng huyết áp đã phát hiện và chẩn đoán được 41,0% có HCCH theo tiêu chuẩn NCEP ATP III. Trong một quan sát ở BN ĐTĐ týp 2, Nguyễn Thành Công, Nguyễn Thy Khuê (2005) cũng thấy: tần suất HCCH theo tiêu chuẩn của NCEP-ATP III là 77,6%, nếu theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III áp dụng cho người châu Á thì tỷ lệ HCCH lên đến 86% [5]. * Số lượng các tiêu chí theo NCEP-ATP III ở đối tượng nghiên cứu: Không có tiêu chí nào: 14 phi c«ng (10,3%); 1 tiêu chí: 42 phi c«ng (30,88%); 2 tiêu chí: 43 phi c«ng (31,61%); 3 tiêu chí: 29 phi c«ng (21,33%); 4 tiêu chí: 8 phi c«ng (5,88%). nhóm có HCCH, tỷ lệ đối tượng có 3 tiêu chí cao hơn đối tượng có 4 tiêu chí. Bảng 1: So sánh giá trị trung bình một số chỉ số hóa sinh máu giữa 2 nhóm có và không có HCCH. CHỈ SỐ CÓ HCCH (n = 37) KHÔNG CÓ HCCH (n = 99) p Cholesterol 5,27 ± 1,38 5,19 ± 0,94 p = 0,721 GOT 30,30 ± 11,83 29,82 ± 14,4 p = 0,85 GPT 36,92 ± 18,82 34,59 ± 18,55 p = 0,51 Không có sự khác biệt các chỉ số hóa sinh máu: cholesterol, GOT và GPT giữa hai nhóm có và không có HCCH. 2. Liên quan giữa HCCH với tuổi và BMI. Bảng 2: So sánh giá trị trung bình tuổi và BMI giữa hai nhóm có và không có HCCH. CHỈ SỐ X ± SD p Cã HCCH (n = 37) Kh«ng cã HCCH (n = 99) Tuổi 43,24 ± 6,27 43,06 ± 6,54 p = 0,88 BMI (kg/m 2 ) 25,92 ± 1,72 24,03 ± 2,01 p < 0,001 Không có sự khác biệt về tuổi trung bình giữa hai nhóm có HCCH và không có HCCH. So sánh tuổi trung bình của nhóm có HCCH và không có HCCH thấy khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), chứng tỏ, không có sự liên quan giữa độ tuổi và HCCH ở nhóm đối tượng nghiên cứu. Đại đa nghiên cứu về dịch tễ học của HCCH nhận thấy: tỷ lệ HCCH tăng tỷ lệ thuận với tuổi. Nam giới lứa tuổi 40 - 55, tỷ lệ HCCH là 16%, ở lứa tuổi > 55 tỷ lệ này là 23,0% - 33,0% [3]. Các tác giả Hoa Kỳ còn thấy tỷ lệ HCCH gặp cao nhất ở nam giới lứa tuổi 50 - 70 [6]. Một nghiên cứu khác TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013 4 cũng cho phát hiện tỷ lệ HCCH gia tăng theo tuổi, khoảng 40% HCCH ở tuổi 50 - 60 và 50% ở tuổi > 60 [7]. Kết quả trên đây khác với các nghiên cứu khác, có thể do môi trường làm việc, chế độ dinh dưỡng, luyện tập của PCQS > 35 tuổi cã nét đặc thù riêng, do vậy, tuổi tăng không làm tỷ lệ HCCH tăng. Trong một nghiên cứu về mối liên quan giữa tần suất HCCH với tuổi, Alexander CM, Landsman PB và CS (2003) [8] nhận thấy ở lứa tuổi 50 - 60, tỷ lệ HCCH theo tiêu chuẩn của NCEP - ATP III khoảng 43,5%; nhóm tuổi 60 - 70, tỷ lệ đó khoảng 50%. Ở nhóm có HCCH thì BMI cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có HCCH (p < 0,001). Điều đó chứng tỏ tình trạng dư cân và béo phì làm tăng tỷ lệ HCCH. Trong một nghiên cứu để xác định mối liên quan giữa HCCH và BMI, các tác giả đã phát hiện: nếu đối tượng có BMI < 25 kg/m2, HCCH chỉ gặp ở 4,6% trường hợp, khi BMI là 25 - 29,9 kg/m2 (béo độ 1), tỷ lệ là 22,4% và nếu BMI 30 kg/m2, HCCH gặp ở 59,6% [6]. Kết quả trên cũng tương tự nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, tỷ lệ HCCH ở những đối tượng không béo ở nam chỉ là 13,4%, nhưng ở đối tượng béo phì, tỷ lệ này là 38,0% [7]. KẾT LUẬN Nghiên cứu 136 PCQS > 35 tuổi được giám định tại Khoa Nghiên cứu Sinh lý, Viện Y học Hàng không để khảo sát HCCH theo tiêu chuẩn của NCEP - ATP III có kết luận sau: * Tỷ lệ và một số đặc điểm của HCCH: - Tỷ lệ HCCH là 27,21%. - 21,32% trường hợp HCCH đạt 3 tiêu chí, 5,88% đạt 4 tiêu chí. * Mối liên quan của một số yếu tố với HCCH (tuổi và BMI): - Ở PCQS > 35 tuổi, chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi với tỷ lệ mắc HCCH. - Tình trạng thừa cân và béo phì có liên quan đến tăng tỷ lệ HCCH. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạ Văn Bình. Hội chứng chuyển hoá, Người bệnh đái tháo đường cần biết. Nhà xuất bản Y học. 2004, tr.31-41. 2. Trần Hữu Dàng, Trần Thị Tuấn, Trần Thừa Nguyên. Hội chứng chuyển hoá và béo phì.Tạp chí nội tiết và các rối loạn chuyển hoá. 2004, số 11, tr.43-47. 3. Võ Bảo Dũng, Trần Văn Trung, Nguyễn Ngọc Chất và CS. Hội chứng chuyển hoá ở BN đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (2003 - 2004). Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Hội nghị Nội tiết đái tháo đường miền Trung mở rộng lần IV. 2004, tr.231-236. 4. Quách Hữu Trung, Hoàng Trung Vinh. Nghiên cứu hội chứng chuyển hoá ở BN tăng huyếp áp. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Hội nghị Nội tiết - đái tháo đường miền Trung mở rộng lần thứ IV. 2004, tr.219-224. 5. Nguyễn Thy Khuê, Nguyễn Thành Công. HCCH ở BN đái tháo đường týp 2. Kỷ yếu toàn văn các công trình nghiên cứu khoa học. Đại hội Hội Nội tiết - Đái tháo đường quốc gia Việt Nam lần thứ 3. 2005, tr.331-340. 6. Park Y, Zhu S, Palaniappan L, et al. The metabolic syndrome. Prevalence and associated risk factor findings in the US population from the third. International Health and nutrition examination survey, 1988 - 1994. Arch Intern Med. 2003, 163, pp.427-436. 7. Tenenbaum A. Matabolic syndrome and type 2 diabetes mellitus. Focus on peroxisame proliferator activated receptor (PPAR). Cardiovac Diabetol. 2003, 2 (1), 4. 8. Teutsch SM, Alexander CM, Landsman PB, Haffner SM. NCEP - defined metabolic syndrome, diabetes and prevalenee of coronary artery disease among NHANES III participants age 50 years and older. Diabetes. 2003, 52, pp.1210-214. TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2013 5 Ngày nhận bài: 22/1/2013 Ngày giao phản biện: 25/1/2013 Ngày giao bản thảo in: 14/3/2013
File đính kèm:
- nghien_cuu_hoi_chung_chuyen_hoa_o_phi_cong_quan_su_tren_35_t.pdf