Những hướng dẫn thiết thực về xây dựng hiến pháp (Phần 2)
1. Dẫn nhập
Nhánh hành pháp là một trong ba nhánh của chính quyền. Việc thiết kế ba nhánh cơ
quan này là trọng tâm của việc thiết kế mô hình tổ chức chính quyền trong hiến pháp. Sự
phân công quyền lực và mối quan hệ qua lại giữa ba nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp
là các yếu tố căn bản của cấu trúc đó. Để thiết kế sự cân bằng hợp lý giữa ba nhánh chính
quyền, ngoài điểm khác biệt chung và tổng quát là cơ quan lập pháp làm luật và thông qua
ngân sách, cơ quan hành pháp thi hành pháp luật, và cơ quan tư pháp xét xử và giải thích
luật, còn có rất nhiều vấn đề cần được xem xét và giải đáp một cách thỏa đáng. Mức độ
phân chia quyền lực giữa ba nhánh cơ quan cũng như mức độ kiểm soát và đối trọng lẫn
nhau giữa ba nhánh là vấn đề luôn luôn gây tranh luận trong quá trình soạn thảo hiến pháp
hoặc sửa đổi hiến pháp. Do đó, việc thiết kế nhánh hành pháp không thể được xem xét một
cách biệt lập, mà đòi hỏi sự hiểu biết tổng thể về cấu trúc bộ máy nhà nước mà nhánh hành
pháp là một bộ phận.
Trước khi đi vào trình bày chi tiết các phương án thiết kế nhánh hành pháp, cần
có một cái nhìn tổng quan về mối quan hệ qua lại giữa ba nhánh quyền lực. Đặc biệt, sự
cân bằng về cấu trúc giữa nhánh hành pháp
và nhánh lập pháp đặt ra rất nhiều phương
án sắp xếp và thiết kế tổ chức khác nhau.
Những học giả nghiên cứu và tranh luận về
hiến pháp thường phân loại các mô hình tổ
chức quyền lực vốn rất đa dạng thành ba
nhóm chủ yếu: mô hình tổng thống, mô hình
nghị viện và mô hình hỗn hợp. Sự khác biệt
Việc phân bổ quyền lực và mối quan hệ qua
lại giữa ba nhánh hành pháp, lập pháp và tư
pháp là yếu tố chính để thiết kế mô hình tổ
chức chính quyền trong hiến pháp. Mỗi bản
hiến pháp thiết kế sự cân bằng giữa ba nhánh
này theo cách thức riêng và phù hợp với điều
kiện cụ thể của mỗi quốc gia.156
dễ nhận thấy giữa mô hình tổng thống và mô hình nghị viện là ở chỗ: trong mô hình tổng
thống, cả nghị viện và người đứng đầu chính phủ đều được bầu trực tiếp theo một nhiệm kỳ
xác định, trong khi đó, ở mô hình nghị viện, chỉ có nghị viện được bầu trực tiếp còn người
đứng đầu chính phủ được lựa chọn hoặc được bầu ra bởi nghị viện và cần có sự ủng hộ của
nghị viện. Giữa các mô hình này còn có nhiều điểm khác biệt, nhưng
các quan điểm hiện nay không thống nhất là liệu những điểm khác biệt đó có phải là
đặc trưng thuộc về một mô hình nhất định là mô hình tổng thống, mô hình nghị viện, hoặc
mô hình hỗn hợp hay không.
2. Các mô hình tổ chức quyền lực nhà nước và ảnh hưởng của chúng
Vấn đề trọng tâm của việc xây dựng
một hiến pháp dân chủ là thiết kế tổ chức
quyền lực nhà nước.
Nhìn chung, các bản hiến pháp
thường không tuyên bố một cách rõ ràng
rằng mô hình tổ chức quyền lực nào được
áp dụng: mô hình tổng thống, mô hình nghị viện, hay mô hình hỗn hợp. Mỗi bản hiến pháp
thiết kế mối quan hệ giữa hai nhánh lập pháp và hành pháp theo cách thức riêng và phù hợp
với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, và sau này, các nhà khoa học chính trị xếp cách thức
tổ chức theo hiến pháp đó vào một mô hình nhất định. Do mỗi học giả dựa vào các tiêu chí
khác nhau để xác định các mô hình tổ chức quyền lực, nên xảy ra trường hợp cùng một
quốc gia được xếp vào các mô hình khác nhau bởi các học giả khác nhau. Sự không rõ ràng
này khiến cho việc đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của mỗi mô hình là rất khó khăn,
thậm chí là không thể thực hiện được.60 Vì vậy, phần viết dưới đây sẽ giới thiệu vắn tắt về
các mô hình và cung cấp một cái nhìn tổng quan. Các đặc điểm được các học giả thừa nhận
chung là đặc trưng của mỗi mô hình tổ chức quyền lực sẽ được trình bày bằng phông chữ
đậm từ Hộp 1 đến Hộp 3. Các đặc điểm được một số nhà nghiên cứu đề cập nhưng bị một
số khác cho là không điển hình cũng sẽ được trình bày dưới đây, mặc dù những đặc điểm
này không được coi là yếu tố có tính định nghĩa một mô hình nhất định
Tóm tắt nội dung tài liệu: Những hướng dẫn thiết thực về xây dựng hiến pháp (Phần 2)
154 4CHƯƠNG 4CHƯƠNG 4 N hững hướng dẫn thiết thực về xây dựng H iến Pháp 155 Thiết kế nhánh hành pháp Markus Böckenförde 1. Dẫn nhập Nhánh hành pháp là một trong ba nhánh của chính quyền. Việc thiết kế ba nhánh cơ quan này là trọng tâm của việc thiết kế mô hình tổ chức chính quyền trong hiến pháp. Sự phân công quyền lực và mối quan hệ qua lại giữa ba nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp là các yếu tố căn bản của cấu trúc đó. Để thiết kế sự cân bằng hợp lý giữa ba nhánh chính quyền, ngoài điểm khác biệt chung và tổng quát là cơ quan lập pháp làm luật và thông qua ngân sách, cơ quan hành pháp thi hành pháp luật, và cơ quan tư pháp xét xử và giải thích luật, còn có rất nhiều vấn đề cần được xem xét và giải đáp một cách thỏa đáng. Mức độ phân chia quyền lực giữa ba nhánh cơ quan cũng như mức độ kiểm soát và đối trọng lẫn nhau giữa ba nhánh là vấn đề luôn luôn gây tranh luận trong quá trình soạn thảo hiến pháp hoặc sửa đổi hiến pháp. Do đó, việc thiết kế nhánh hành pháp không thể được xem xét một cách biệt lập, mà đòi hỏi sự hiểu biết tổng thể về cấu trúc bộ máy nhà nước mà nhánh hành pháp là một bộ phận. Trước khi đi vào trình bày chi tiết các phương án thiết kế nhánh hành pháp, cần có một cái nhìn tổng quan về mối quan hệ qua lại giữa ba nhánh quyền lực. Đặc biệt, sự cân bằng về cấu trúc giữa nhánh hành pháp và nhánh lập pháp đặt ra rất nhiều phương án sắp xếp và thiết kế tổ chức khác nhau. Những học giả nghiên cứu và tranh luận về hiến pháp thường phân loại các mô hình tổ chức quyền lực vốn rất đa dạng thành ba nhóm chủ yếu: mô hình tổng thống, mô hình nghị viện và mô hình hỗn hợp. Sự khác biệt Việc phân bổ quyền lực và mối quan hệ qua lại giữa ba nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp là yếu tố chính để thiết kế mô hình tổ chức chính quyền trong hiến pháp. Mỗi bản hiến pháp thiết kế sự cân bằng giữa ba nhánh này theo cách thức riêng và phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. 156 dễ nhận thấy giữa mô hình tổng thống và mô hình nghị viện là ở chỗ: trong mô hình tổng thống, cả nghị viện và người đứng đầu chính phủ đều được bầu trực tiếp theo một nhiệm kỳ xác định, trong khi đó, ở mô hình nghị viện, chỉ có nghị viện được bầu trực tiếp còn người đứng đầu chính phủ được lựa chọn hoặc được bầu ra bởi nghị viện và cần có sự ủng hộ của nghị viện. Giữa các mô hình này còn có nhiều điểm khác biệt, nhưng các quan điểm hiện nay không thống nhất là liệu những điểm khác biệt đó có phải là đặc trưng thuộc về một mô hình nhất định là mô hình tổng thống, mô hình nghị viện, hoặc mô hình hỗn hợp hay không. 2. Các mô hình tổ chức quyền lực nhà nước và ảnh hưởng của chúng Vấn đề trọng tâm của việc xây dựng một hiến pháp dân chủ là thiết kế tổ chức quyền lực nhà nước. Nhìn chung, các bản hiến pháp thường không tuyên bố một cách rõ ràng rằng mô hình tổ chức quyền lực nào được áp dụng: mô hình tổng thống, mô hình nghị viện, hay mô hình hỗn hợp. Mỗi bản hiến pháp thiết kế mối quan hệ giữa hai nhánh lập pháp và hành pháp theo cách thức riêng và phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, và sau này, các nhà khoa học chính trị xếp cách thức tổ chức theo hiến pháp đó vào một mô hình nhất định. Do mỗi học giả dựa vào các tiêu chí khác nhau để xác định các mô hình tổ chức quyền lực, nên xảy ra trường hợp cùng một quốc gia được xếp vào các mô hình khác nhau bởi các học giả khác nhau. Sự không rõ ràng này khiến cho việc đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của mỗi mô hình là rất khó khăn, thậm chí là không thể thực hiện được.60 Vì vậy, phần viết dưới đây sẽ giới thiệu vắn tắt về các mô hình và cung cấp một cái nhìn tổng quan. Các đặc điểm được các học giả thừa nhận chung là đặc trưng của mỗi mô hình tổ chức quyền lực sẽ được trình bày bằng phông chữ đậm từ Hộp 1 đến Hộp 3. Các đặc điểm được một số nhà nghiên cứu đề cập nhưng bị một số khác cho là không điển hình cũng sẽ được trình bày dưới đây, mặc dù những đặc điểm này không được coi là yếu tố có tính định nghĩa một mô hình nhất định. 2.1. Mô hình tổng thống (presidential system) 60 Xem Mainwaring, S. và Shugart, M. S., ‘Juan Linz, Presidentialism, and Democracy: A Critical Appraisal’ (Juan Linz, Mô hình tổng thống và Dân chủ), Comparative Politics (Tạp chí Chính trị học so sánh), 29/4 (1997), tr. 449–71. Hộp 1. Các đặc trưng của mô hình tổng thống Đặc trưng cơ bản của mô hình tổng thống là: cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp là những đại diện độc lập của cử tri, do đó, nguồn gốc hình thành và sự tồn tại của các cơ quan này độc lập với nhau (điều này có khả năng gây ra sự bế tắc giữa hai nhánh cơ quan này nếu thiếu đi một công cụ hiến pháp để giải tỏa thế bế tắc). - Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ. Việc thiết kế một bản hiến pháp ổn định, dân chủ nhằm thiết lập chính quyền hòa bình và vận hành hiệu quả thường gắn liền với việc đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của các mô hình tổ chức quyền lực khác nhau. 157 N hững hướng dẫn thiết thực về xây dựng H iến Pháp Hình 1. Tổ chức nhà nước theo mô hình Tổng thống Hình 1: Tổ chức nhà nước theo mô hình Tổng thống * Các bộ trưởng được người đứng đầu chính phủ bổ nhiệm/bãi nhiệm, trong một số trường hợp phải có sự chấp thuận của nghị viện 2.2. Mô hình nghị viện (parliamentary system) - Tổng thổng được bầu thông qua bỏ phiếu phổ thông (hoặc bằng một định chế trung gian có tính chất phổ thông). - Tổng thống có nhiệm kỳ xác định (không có cơ chế bỏ phiếu bất tín nhiệm). Tổng thống không chịu trách nhiệm chính trị trước cơ quan lập pháp, và cũng không phụ thuộc vào sự ủng hộ của đảng mình để duy trì địa vị Tổng thống. - Thông thường, quyền lực Nội các chỉ bắt nguồn từ Tổng thống. - Tổng thống thường có ảnh hưởng mang tính chính trị đối với quy trình xây dựng luật. Hộp 2. Các đặc trưng của mô hình nghị viện Đặc trưng cơ bản là sự thống nhất về mặt quyền lực: cơ quan hành pháp là cấp dưới của cơ quan lập pháp theo thứ bậc, do đó, sự hình thành và tồn tại của hành pháp phụ thuộc vào cơ quan lập pháp. - Người đứng đầu chính phủ do cơ quan lập pháp bầu ra. - Người đứng đầu chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện (thông qua cơ chế bỏ phiếu bất tín nhiệm) và phụ thuộc vào sự ủng hộ của đảng mình. - Thông thường, nguyên thủ quốc gia không đồng thời là người đứng đầu chính phủ. Nguyên thủ quốc gia Người đứng đầu hành pháp Tổng thống Nội các/các bộ trưởng* Nghị viện bầu bầu Nhân dân 158 Hình 2: Tổ chức nhà nước theo mô hình nghị viện 2.3. Mô hình hỗn hợp (thường được gọi là “mô hình tổng thống bán phần” (semi- presidential system) Hộp 3. Các đặc trưng của mô hình hỗn hợp Đặc trưng cơ bản của mô hình hỗn hợp là chế độ hành pháp lưỡng đầu. Nó là sự kết hợp mối quan hệ phối hợp theo chiều ngang giữa hành pháp và lập pháp với mối quan hệ thứ bậc theo chiều dọc giữa hai nhánh cơ quan này. - Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, được bầu trực tiếp thông qua bỏ phiếu phổ thông. - Cả Tổng thống và nghị viện đều không nắm quyền kiểm soát toàn bộ việc lựa chọn/ bổ nhiệm và cách chức Thủ tướng. - Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, chịu trách nhiệm trước Nghị viện (thông qua cơ chế bỏ phiếu bất tín nhiệm). - Thông thường, Tổng thống nắm giữ quyền hành pháp khá lớn. Nguyên thủ quốc gia Thực hiện chức năng lễ nghi Tổng thống/Vị quân chủ Người đứng đầu chính phủ Nội các/các bộ trưởng* Được chỉ đích danh hoặc lựa chọn bởi một thiết chế nhà nước khác/thiết chế nhà nước đặc biệt bầu và/hoặc bãi nhiệm Nghị viện bầu Nhân dân 159 N hững hướng dẫn thiết thực về xây dựng H iến Pháp Hình 3. Tổ chức nhà nước theo mô hình hỗn hợp * Các bộ trưởng được người đứng đầu chính phủ bổ nhiệm/bãi nhiệm, trong một số trường hợp phải có sự chấp thuận của nghị viện 2.4. Những ưu điểm và hạn chế có thể có của các mô hình tổ chức nhà nước Các nhà soạn thảo hiến pháp luôn được kỳ vọng là sẽ thiết kế một bản hiến pháp đem lại hòa bình, ổn định, hòa hợp dân tộc và (thường là) đem lại sự chuyển giao dân chủ, cũng như tạo ra một chính quyền có đủ năng lực, hoạt động có hiệu quả và không lạm dụng quyền lực. Việc tìm kiếm một mô hình tổ chức nhà nước phù hợp thường đi đôi với việc đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi mô hình nhằm đạt được những mục tiêu trên. Thật vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Bảng 1 minh họa những ưu điểm và những hạn chế của các mô hình tổ chức nhà nước. Nguyên thủ quốc gia Tổng thống/ Tham gia quá trình lựa chọn Người đứng đầu hành pháp Nội các/ Các bộ trưởng* Nhân dân Bầu Bầu và/hoặc bãi nhiệm Nghị viện bầu 160 Bảng 1. Những ưu điểm và hạn chế các mô hình tổ chức nhà nước St Ưu điểm Hạn chế Mô hình tổng thống Ủy quyền trực tiếp. Cơ chế ủy quyền trực tiếp cung cấp cho người dân nhiều lựa chọn hơn, cho phép họ có thể lựa chọn người đứng đầu chính phủ và các thành viên của nghị viện những người do gần dân hơn nên có thể đại diện tốt hơn cho những lợi ích và nguyện vọng cụ thể của người dân; hơn nữa, mô hình này cung cấp cho người dân một cơ chế trực tiếp buộc nhánh hành pháp chịu trách nhiệm trước dân chúng. Tính ổn định. Do Tổng thống có nhiệm kỳ xác định nên quy trình hoạch định chính sách đảm bảo tính có thể dự đoán trước và tính ổn định hơn so với mô hình nghị viện, vì trong mô hình nghị viện, việc giải tán và tái lập Chính phủ diễn ra thường xuyên hoặc sự bất ổn của Nội các có thể gây phương hại đến việc thực thi các chương trình chính phủ, gây bất ổn cho hệ thống chính trị. Phân chia quyền lực. Nhánh hành pháp và lập pháp độc lập với nhau và kiểm soát lẫn nhau. Mô hình này bảo đảm sự tranh luận, phản biện về chính sách tự do hơn so với mô hình nghị viện, bởi lẽ sự phản đối với chính phủ không gây nguy hiểm đến sự tồn tại của chính phủ cũng như không dẫn đến việc kêu gọi bầu cử để thành lập chính phủ mới. Xu hướng độc đoán chuyên quyền. Do tính chất “được ăn cả, ngã về không” (winner-takes-all) của cuộc bầu cử tổng thống, tổng thống thường chỉ đắc cử với đa số phiếu xuýt sao, nhưng lại giành được quyền nắm giữ cương vị chính trị danh giá nhất và quyền lực nhất của đất nước trong một khoảng thời gian xác định. Mặc dù đôi khi đắc cử với số phiếu xuýt sao, việc trở thành người đại diện cho toàn quốc gia có thể khiến cho Tổng thống trở nên không khoan nhượng đối với sự chống đối, có xu hướng lạm dụng quyền hành pháp nhằm được tái đắc cử, hoặc thậm chí tạo cảm giác đứng trên cả luật pháp. Bế tắc về chính sách. Sự phân quyền cứng rắn thường dẫn đến bế tắc về chính sách khi Tổng thống không thể đạt được đa số phiếu cần thiết để các chương trình nghị sự của Tổng thống được Nghị viện thông qua. Mô hình nghị viện Tính chất rộng rãi. Mô hình nghị viện thường đem lại khả năng thiết lập một chính phủ rộng rãi trong một xã hội phân hóa sâu sắc. Tính linh hoạt. Người đứng đầu chính phủ có thể bị bãi nhiệm bất kỳ lúc nào nếu các chương trình, chính sách của người đó đưa ra không còn phản ánh được ý chí của đa số. Người đứng đầu chính phủ có thể kêu gọi tiến hành một cuộc bầu cử mới nếu người đó thiếu sự ủng hộ của Nghị viện. Tính hiệu quả. Quy trình lập pháp có thể được đẩy nhanh hơn do không có cơ chế phủ quyết của hành pháp cản trở quy trình này. Sự bất ổn. Chính phủ có thể bị đánh đổ khi có đa số phiếu; đặc biệt, các chính phủ liên minh có thể gặp khó khăn trong việc duy trì sự tồn tại của nội các. Thiếu sự phân chia quyền lực. Do mối quan hệ gần gũi giữa nghị viện và chính phủ, nghị viện thường không chỉ trích chính phủ; tuy nhiên, có nguy cơ là chính phủ không đưa ra được các chương trình và chính sách mạnh mẽ do lo sợ bị nghị viện đánh đổ. 161 N hững hướng dẫn thiết thực về xây dựng H iến Pháp Mô hình hỗn hợp Tính chất rộng rãi. Mô hình hỗn hợp có thể cho phép một mức độ chia sẻ quyền lực nhất định giữa các lực lượng đối lập. Một đảng có thể nắm giữ ghế tổng thống, đảng khác nắm giữ ghế thủ tướng, và do đó, cả hai đảng đều có phần trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước. Trong trường hợp mô hình hỗn hợp được vận dụng thành công nhất, nó có thể kết hợp những điểm mạnh của cả hai mô hình còn lại. Bế tắc về chính sách. Trong mô hình hỗn hợp, có khả năng xảy ra xung đột trong nội bộ nhánh hành pháp giữa Tổng thống và Thủ tướng, đặc biệt trong các thời kỳ họ phải “cùng chung sống” khi Tổng thống và Thủ tướng là người của các đảng khác nhau. Trong thời kỳ “cùng chung sống” này, cả Tổng thống và Thủ tướng đều có quyền tuyên bố rằng họ có đủ thẩm quyền phát ngôn nhân danh dân chúng (tương tự như mô hình tổng thống). Trong trường hợp xấu nhất, mô hình hỗn hợp có thể chứa đựng những hạn chế của cả hai mô hình còn lại. 2.5. Việc đánh giá điểm mạnh và hạn chế của các mô hình tổ chức nhà nước chỉ có ý nghĩa ở mức độ khiêm tốn Việc dự đoán tác động của một mô hình tổ chức nhà nước đối với đời sống chính trị của một quốc gia là một nhiệm vụ khó khăn. Bảng 1 tập hợp các ý kiến khác nhau của nhiều tác giả về những ưu điểm và hạn chế của các mô hình, và cần được đọc và suy ngẫm một cách thận trọng bởi các lý do sau đây. Thứ nhất, như trên đã nói, các học giả chưa có sự thống nhất về định nghĩa từng mô hình. Hiện tại, có ít nhất ba định nghĩa khác nhau về mô hình hỗn hợp/tổng thống bán phần, và theo mỗi định nghĩa, các quốc gia được phân loại khác nhau. Chẳng hạn, một số quốc gia vẫn được xếp vào mô hình nghị viện hoặc đã có những yếu tố của mô hình tổng thống bán phần (Áo, Ailen) hoặc được xếp vào mô hình tổng thống chứ không phải tổng thống bán phần (như Cộng hòa Triều Tiên hay Hàn Quốc), tùy thuộc từng cách định nghĩa. Để tranh luận rằng mô hình tổng thống hay mô hình tổng thống bán phần khả năng sẽ có nhiều hạn chế hơn là điều không hề đơn giản, bởi không có một định nghĩa chung về từng khái niệm. Thứ hai, ngay trong cùng mô hình tổng thống cũng có rất nhiều biến thể khác nhau, mỗi biến thể chứa đựng mức độ khác nhau về quyền hạn của tổng thống và tính chịu trách nhiệm. Nếu tư duy về mô hình tổng thống theo cách phân loại chung và cố gắng khái quát hóa các hệ quả của việc áp dụng mô hình này sẽ có thể dẫn đến nhận thức không chính Các chính thể nhà nước đa dạng thường được chia thành ba loại: mô hình tổng thống, mô hình nghị viện, và mô hình hỗn hợp với những đặc trưng của cả hai mô hình trên. Các học giả hiện chưa có sự thống nhất về định nghĩa từng mô hình. 162 xác. Lý giải các hệ quả chính trị đòi hỏi có nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc chi tiết của bộ máy nhà nước. Thứ ba, nếu chỉ dựa vào một tiêu chí về chính thể để khẳng định sức sống của một bản hiến pháp và khả năng bảo đảm một chính quyền ổn định và hiệu quả thì có thể dẫn đến nhầm lẫn. Thí dụ, các mô hình nghị viện với hệ thống đảng phái chính trị có kỷ luật cao và áp dụng chế độ bầu cử theo đó đơn vị bầu cử bỏ phiếu chọn một người trúng cử trên nguyên tắc đa số (single-member plurality electoral districts) thậm chí còn ủng hộ mạnh mẽ nguyên tắc “được ăn cả, ngã về không” (winner- takes-all) hơn ... là lấy ý kiến toàn dân (plebiscite) (chương 1) Hội nhập khu vực (Regional integration) Sự chuyển giao quyền lực theo chiều đi lên từ cấp độ quốc gia cho một thiết chế mang tính khu vực, ví dụ, Liên minh châu Âu (EU) hoặc Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) (chương 7) Các ghế nghị viện được bảo lưu (Reserved seats) Các ghế được dành riêng cho các nhóm thiểu số và/hoặc phụ nữ trong nghị viện. Các đại biểu nắm giữ các ghế này thường được bầu theo phương thức giống như các đại biểu khác, nhưng đôi khi họ được bầu theo phương thức riêng được quy định trong luật bầu cử hoặc trong hiến pháp, theo đó, chỉ có thành viên của một cộng đồng thiểu số nhất định bầu ra các đại biểu này (chương 2, 5) Cách tiếp cận dựa trên quyền (Rights-based approach) Một cách tiếp cận đối với xây dựng hiến pháp dựa trên triết lý nhà nước tồn tại nhằm bảo vệ các quyền và phúc lợi của công dân. Cách tiếp cận này ưu tiên bảo đảm các quyền của công dân khi thiết kế tổ chức nhà nước và hiến pháp (chương 1) Pháp quyền (Rule of law) Một học thuyết hoặc một trạng thái xã hội trong đó không có chủ thể nào, cá nhân hay nhà nước, được đứng trên pháp luật, và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất kể địa vị xã hội khác nhau. Đó là một trạng thái mà mọi thành viên trong xã hội, bao gồm cả nhà cầm quyền, đều thừa nhận hiệu lực điều chỉnh của pháp luật (chương 1, 2) 336 Quyền tự quyết (Self- determination) Khả năng của một nhóm người trong việc tự điều chỉnh hoặc đòi hỏi quyền tự mình ra các quyết định độc lập về phúc lợi chung và số phận chính trị của nhóm (chương 3) Tự quản (Self-rule) Chính quyền cấp dưới cấp quốc gia được quyền tự mình ban hành các quy định và/hoặc thực thi chính sách về những vấn đề cụ thể (chương 7) Mô hình tòa án kép (Separated/dual model) Cả chính quyền cấp trung ương và cấp dưới đều có hệ thống tòa án riêng (thường tổ chức theo 3 cấp – tòa án địa phương, tòa án phúc thẩm khu vực, và Tòa án Tối cao). Các tòa án thuộc hệ thống tòa án của chính quyền cấp dưới thường chỉ áp dụng pháp luật của tiểu bang/vùng tương ứng, trong khi tòa án trung ương áp dụng pháp luật của chính quyền trung ương khi xét xử (chương 6) Phân chia quyền lực (Separation of power) Sự phân bổ quyền lực nhà nước giữa các nhánh của chính quyền và các chủ thể sao cho không có nhánh nào có thể thực hiện các quyền hạn được trao riêng cho một nhánh khác (các chương 1, 2, 4, 6) Luật lệ chung (shared rule) Các thiết chế cấp dưới a tham gia vào việc xây dựng luật quốc gia (chương 7) Các quyền cộng đồng (Solidarity rights) Các quyền cần được thụ hưởng và được đòi hỏi bởi một cộng đồng hoặc trên cơ sở là thành viên trong một cộng đồng, nhóm hay hiệp hội (chương 3) Các chủ thể phá hoại (Spoilers) Những chủ thể chống lại hay cản trở việc đạt được thỏa thuận, trong đó có thỏa thuận về các điều khoản hiến pháp (chương 1) Tình trạng khẩn cấp (State of emergency) Một giai đoạn tạm thời trong đó các quyền hạn đặc biệt được trao cho một thiết chế, thường là nhánh hành pháp, nhằm làm dịu bớt tình hình trong bối cảnh được coi là mang tính cấp bách (chương 4, 5) Phi tập trung hóa về thực chất (Substantive decentralization) Việc phân công quyền lực cho các cấp chính quyền khác nhau. Yếu tố thực chất của phi tập trung hóa xem xét việc các thiết chế thực chất được trao các quyền hạn như thế nào (đôi khi được gọi là phi tập trung hóa về mặt chức năng – functional decentralization) (chương 7) Yêu cầu giải trình (Summons) Một công cụ giám sát của nghị viện, cho phép nghị viện nêu ra các câu hỏi và nhánh hành pháp buộc phải trả lời hay giải trình (chương 5) Tòa án Tối cao (Supreme Court) Thông thường, đây là tòa án cao nhất trong hệ thống tòa án, thường là toa án phúc thẩm với quyền lực lớn và thẩm quyền rộng trong phạm vi thẩm quyền (chương 6) Nền công lý chuyển đổi (Transitional justice) Tổng hợp các biện pháp pháp lý và các biện pháp chế tài khác nhằm bù đắp thiệt hại do những hành vi sai trái gây ra trong quá khứ, như vi phạm quyền con người hoặc tham nhũng, thông thường các biện pháp này được sử dụng trong những thời kỳ có sự thay đổi lớn về chính trị (chương 1) Nghị viện một viện (Unicameral legislature) Nghị viện được cấu thành chỉ bởi một viện (chương 5) Nhà nước đơn nhất (Unitary system) Nhà nước trong đó một cấp chính quyền có thể đơn phương rút lại hệ thống phân công quyền lực hiện hành, bao gồm cả các quyền hạn riêng của chính quyền cấp dưới (chương 7) 337 N hững hướng dẫn thiết thực về xây dựng H iến Pháp Phân quyền theo chiều dọc (Vertical separation of authority) Các phương án phân bổ quyền lực giữa các cấp chính quyền thông qua các hình thức phi tập trung hóa (chương 4) Quyền phủ quyết (Veto) Khả năng của một người hay một cơ quan trong việc ngăn chặn, cản trở hay trì hoãn việc ra quyết định hay việc thông qua một đạo luật (chương 4, 5) Các chủ thể có quyền phủ quyết (Veto players) Các chủ thể chính trị như thượng nghị viện hay tổng thống có quyền phủ quyết các giải pháp lập pháp (chương 4, 5) Bỏ phiếu bất tín nhiệm (Vote of no nonfi dence) Quyền hạn của nghị viện trong việc rút lại sự ủng hộ đối với chính phủ và/hoặc cá nhân các quan chức hành pháp và phế truất các thiết chế này. Ở một số nước, hiến pháp quy định việc bỏ phiếu bất tín nhiệm mang tính chất xây dựng (constructive), tức là trước khi thông qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm, nghị viện phải chỉ định một Thủ tướng mới (chương 5) Quyền của phụ nữ (Women’s rights) Các quyền liên quan đến phụ nữ như quyền bình đẳng về chính trị và trong các hoạt động ngoài xã hội, bình đẳng về việc làm, bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trong hôn nhân và quan hệ gia đình (chương 3) Vài nét về các tác giả Markus Böckenförde hiện là Trưởng nhóm tư vấn cho Cơ quan hoạch định chính sách thuộc Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức, đồng thời là nghiên cứu viên cao cấp của Viện Phát triển Đức. Từ năm 2009 đến tháng 4 năm 2011, ông là cán bộ chương trình và có một thời gian là Quyền Giám đốc điều hành Chương trình xây dựng hiến pháp của Viện International IDEA, Thụy Điển. Trước khi gia nhập IDEA, ông là Trưởng Dự án châu Phi và Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Max Planck về nghiên cứu so sánh luật công và luật quốc tế (MPIL) ở Heidelberg (2001-2008). Trong các năm 2006-2007, ông được Bộ Ngoại giao Đức cử tham gia vào Ủy ban Đánh giá (AEC) ở Sudan với tư cách là chuyên gia pháp lý. AEC có nhiệm vụ hỗ trợ và giám sát việc thực thi Hiệp định Hòa bình toàn diện của Sudan. Từ năm 1995 đến năm 1997, ông là trợ lý nghiên cứu cho Thẩm phán Tòa án tối cao, Giáo sư Helmut Steinberger, đại biểu của Đức tại Ủy ban Venice (cơ quan tư vấn về các vấn đề hiến pháp của Hội đồng châu Âu) Tiến sĩ Böckenförde có bằng cử nhân luật và bằng tiến sĩ của Đại học Heidelberg và bằng thạc sĩ luật của Đại học Minnesota, và một bằng tương đương với bằng cử nhân khoa học chính trị của Đại học Freiburg. Ông đã tham gia vào quá trình xây dựng hiến pháp ở Sudan và Somalia, làm việc cùng với Quốc hội lập hiến của các nước này, và cũng đã tham gia vào quá trình xây dựng hiến pháp ở Afghanistan và Nepal. Ông đã xuất bản nhiều ấn phẩm trong lĩnh vực luật hiến pháp và xây dựng hiến pháp, và là đồng tác giả của nhiều cuốn cẩm nang của Viện Max Planck được sử dụng làm tài liệu giảng dạy trong các dự án của Max Planck. Ông từng là chuyên gia tư vấn cho Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Hiệp hội về Hợp tác Kỹ thuật của Đức (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit, GTZ, nay là 338 Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit, GIZ), Bộ Ngoại giao Đức, Quỹ Konrad Adenauer và Quỹ Friedrich Ebert. Nora Hedling là thành viên chủ chốt của Chương trình xây dựng hiến pháp của International IDEA, với nhiệm vụ chủ yếu là phát triển các công cụ truyền thông. Bà từng nghiên cứu trong lĩnh vực luật bầu cử và cải cách tư pháp tại Đại học Minnesota và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Bà cũng từng làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận và trong lĩnh vực giáo dục. Bà Hedling có bằng Cử nhân khoa học xã hội tại Đại học Tuft và bằng tiến sĩ luật (Juris Doctor) tại Trường Luật của Đại học Minnesota, và là thành viên của Đoàn luật sư tiểu bang Minnesota. Gần đây nhất, bà được nhận bằng thạc sĩ về Pháp luật châu Âu tại Đại học Stockholm, tại đây bà được trao Giải thưởng Sách Pháp luật của Nhà xuất bản Đại học Oxford. Winluck Wahiu gia nhập International IDEA năm 2006. Năm 2008, ông là Quyền Trưởng nhóm đặc nhiệm của IDEA tại Nepal, tại đây, ông đã tham gia thiết lập một chương trình hỗ trợ quy trình tham gia của công dân vào việc xây dựng hiến pháp ở Nepal. Ông cũng tham gia vào quá trình chuẩn bị cho việc xây dựng hiến pháp mới ở Kenya trong những năm 2004-2005, với vai trò chủ yếu là cố vấn pháp lý cho Bộ Tư pháp và Ủy ban Lựa chọn thành viên nghị viện – các cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng hiến pháp. Ông cũng từng tư vấn cho tổ chức nhân quyền ở Uganda (2004) và Hiệp hội Pháp luật Swaziland (2004) về quy trình thay đổi hiến pháp ở các nước này. Từ năm 2001 đến năm 2005, Winluck phối hợp với Chương trình Nhân quyền và Tiếp cận công lý châu Phi, một sáng kiến chung của Tiểu ban Kenya và Thụy Điển thuộc Ủy ban Luật gia Quốc tế cùng với Ban Thư ký của Chương trình này tại Geneva, trong việc hỗ trợ thực thi ở cấp độ quốc gia các chuẩn mực nhân quyền thông qua tố tụng hiến pháp ở 16 quốc gia tiểu vùng Sahara. Ông là luật sư chuyên về tố tụng hiến pháp, là cựu sinh viên của Đại học Nairobi, và đã được vinh dự biểu dương bởi Hiệp hội Pháp luật Kenya năm 2005 về vai trò của ông trong quá trình xây dựng hiến pháp của quốc gia này. Vài nét về Viện Quốc tế về Dân chủ và Trợ giúp bầu cử (International IDEA) Sứ mệnh Trong một thế giới mà dân chủ không thể đạt được bằng cách ban phát, sứ mệnh của Viện Quốc tế về Dân chủ và Trợ giúp bầu cử (International IDEA) là: ủng hộ những cải cách dân chủ mang tính bền vững thông qua việc cung cấp các tri thức dưới góc độ so sánh, hỗ trợ cải cách dân chủ và gây ảnh hưởng lên chính sách và chính trị. Để làm tròn sứ mệnh này, Viện tập trung vào phát triển năng lực của các định chế dân chủ trong việc đem lại một thể chế chính trị bảo đảm sự tham gia rộng rãi của công chúng, một chính quyền đại diện cho nhân dân và biết chịu trách nhiệm, đáp ứng kịp thời các nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân, một nền pháp quyền trong đó mọi công dân đều có quyền bình đẳng. Viện thực hiện sứ mệnh của mình thông qua ba lĩnh vực hoạt động: • Cung cấp các kiến thức và kinh nghiệm dưới góc độ so sánh, xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn về quá trình xây dựng nền dân chủ ở các quốc gia với bối cảnh khác nhau trên thế giới. • Hỗ trợ các chủ thể chính trị trong việc cải cách các quy trình và các định chế dân chủ, và tham gia vào các quá trình chính trị khi được yêu cầu; và • Gây ảnh hưởng lên các chính sách xây dựng dân chủ thông qua việc cung cấp các 339 N hững hướng dẫn thiết thực về xây dựng H iến Pháp nguồn lực tri thức so sánh và hỗ trợ các chủ thể chính trị. Hoạt động của Viện tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản: • Chúng tôi là những người tiêu biểu cho các cải cách dân chủ. Bản chất của dân chủ là phát triển và điều chỉnh các hệ thống quản trị nhằm đáp ứng nhu cầu của một xã hội không ngừng biến đổi. • Chúng tôi là những người ủng hộ sự thay đổi. Các tác nhân đưa đến sự thay đổi phải xuất phát từ bên trong mỗi quốc gia. Chương trình hoạt động của Viện Dân chủ không thể được “nhập khẩu” hay “xuất khẩu”, nhưng có thể được hỗ trợ. Bởi các chủ thể đấu tranh cho dân chủ có thể được khích lệ bởi các hoạt động mà những người khác đang tiến hành ở khắp nơi trên thế giới, Viện International IDEA đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho các sáng kiến dân chủ bằng cách: Cung cấp các tri thức và kinh nghiệm dưới góc độ so sánh về: * bầu cử và trưng cầu ý dân * hiến pháp * các đảng phái chính trị * vấn đề giới trong dân chủ và các quyền chính trị của phụ nữ * tự đánh giá mức độ dân chủ * dân chủ và phát triển Giúp đỡ các chủ thể chính trị trong các quy trình cải cách ở mỗi quốc gia Do các thay đổi dân chủ diễn ra đối với công dân ở cấp trung ương và địa phương, theo yêu cầu và trong phạm vi chương trình hoạt động của mình, Viện hỗ trợ cho các quy trình cải cách ở mỗi quốc gia ở các khu vực: * Châu Phi * Châu Á – Thái Bình Dương * Châu Mỹ Latinh và khu vực Caribbean * Tây Á và Bắc Phi Gây ảnh hưởng lên các chính sách dân chủ Một đặc điểm cơ bản của việc tăng cường các quy trình xây dựng dân chủ là trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các chủ thể chính trị. Viện hỗ trợ các hoạt động giao lưu, trao đổi này thông qua: * đối thoại * tọa đàm và hội thảo * phát triển năng lực Nỗ lực phát triển và định hướng nhận thức về các vấn đề cơ bản Do các thiết chế và quy trình dân chủ vận hành trong bối cảnh chính trị của quốc gia và quốc tế, Viện đang phát triển và định hướng nhận thức về mối quan hệ tác động qua lại giữa dân chủ với: * phát triển * xung đột và an ninh * giới * tính đa dạng Cách tiếp cận của Viện 340 Dân chủ phát triển từ trong lòng mỗi xã hội và là một quy trình năng động, không ngừng biến đổi. Dân chủ không bao giờ đạt đến trạng thái ổn định cuối cùng. Điều này được phản ánh trong hoạt động của Viện: khi hỗ trợ cho các đối tác đang nỗ lực thực hiện các cải cách không ngừng trong các quy trình dân chủ, chúng tôi tiến hành từng bước một với một tầm nhìn dài hạn. Chúng tôi phát triển hợp tác với các chủ thể tham gia vào các quy trình cải cách dân chủ - các thực thể chính trị cấp khu vực (ví dụ như Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), và Liên minh châu Phi (AU)), các nhà hoạch định chính sách, các chính trị gia, các đảng phái chính trị, các thiết chế điều hành bầu cử, các tổ chức xã hội dân sự - và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với các định chế đa phương/song phương cấp khu vực, quốc tế ủng hooj các thay đổi dân chủ, và nhiều cơ quan của Liên Hợp Quốc. Chúng tôi đem đến kinh nghiệm và các phương án lựa chọn, nhưng không áp đặt giải pháp. Chúng tôi trung thành với nguyên tắc: chính công dân ở mỗi quốc gia và các đại diện do họ lựa chọn mới là người ra quyết định trong một nền dân chủ. International IDEA là một tổ chức liên chính phủ ủng hộ vì nền dân chủ bền vững trên toàn cầu. Các nước thành viên của International IDEA là tất cả các nền dân chủ, và ủng hộ cho hoạt động của Viện cả về mặt chính trị và tài chính. Thành viên của Viện bao gồm Australia, Barbados, Bỉ, Botswana, Canada, Cape Verde, Chile, Costa Rica, Đan Mạch, Cộng hòa Dominica, Phần Lan, Đức, Ghana, Ấn Độ, Mauritius, Mexico, Mông Cổ, Namibia, Hà Lan, Na Uy, Peru, Bồ Đào Nha, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Uruguay. Nhật Bản hiện là quan sát viên. 341 N hững hướng dẫn thiết thực về xây dựng H iến Pháp NHỮNG HƯỚNG DẪN THIẾT THỰC VỀ XÂY DỰNG HIẾN PHÁP --- Chịu trách nhiệm xuất bản .. Biên tập .. Thiết kế .. In 1.000 cuốn khổ 16x24cm tại Giấy phép xuất bản số cấp ngày In xong và nộp lưu chiểu quý .
File đính kèm:
- nhung_huong_dan_thiet_thuc_ve_xay_dung_hien_phap_phan_2.pdf