Phân tích tác động của năng lực chuyên môn tới hiệu quả quản lý của nhân sự quản lý kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định yêu cầu năng lực chuyên môn và sự tác động của
chúng tới hiệu quả quản lý của vị trí nhân sự quản lý kinh doanh trong các Ngân hàng thương mại
(NHTM) Việt Nam. Với 360 đối tượng tham gia khảo sát tại ba thành phố lớn (Hà Nội, Quảng Ninh,
Hồ Chí Minh) gồm bản thân các nhân sự đang nắm giữ vị trí này và các bên liên quan (gồm cấp
trên trực tiếp, đồng nghiệp ngang hàng và cấp dưới) đã giúp nghiên cứu có cái nhìn đa chiều và
khách quan đối với vấn đề nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 năng lực thuộc nhóm
năng lực chuyên môn gồm yêu cầu kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù theo công việc; hiểu
biết về doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và ngành nghề; định hướng mục tiêu và kết quả,
định hướng khách hàng là cần thiết đối với vị trí này. Trong đó, bốn năng lực này đều có tác động
tích cực tới hiệu quả quản lý của nhân sự quản lý kinh doanh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích tác động của năng lực chuyên môn tới hiệu quả quản lý của nhân sự quản lý kinh doanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 42 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN TỚI HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA NHÂN SỰ QUẢN LÝ KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ANALYSIS OF THE IMPACTS OF TECHNICAL COMPETENCIES TO MANAGERIAL EFFECTIVENESS OF SALES MANAGERS IN VIETNAMESE COMMERICAL BANKS Ngày nhận bài: 28/08/2019 Ngày chấp nhận đăng: 22/11/2019 Dương Thị Hoài Nhung TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định yêu cầu năng lực chuyên môn và sự tác động của chúng tới hiệu quả quản lý của vị trí nhân sự quản lý kinh doanh trong các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Với 360 đối tượng tham gia khảo sát tại ba thành phố lớn (Hà Nội, Quảng Ninh, Hồ Chí Minh) gồm bản thân các nhân sự đang nắm giữ vị trí này và các bên liên quan (gồm cấp trên trực tiếp, đồng nghiệp ngang hàng và cấp dưới) đã giúp nghiên cứu có cái nhìn đa chiều và khách quan đối với vấn đề nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 năng lực thuộc nhóm năng lực chuyên môn gồm yêu cầu kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù theo công việc; hiểu biết về doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và ngành nghề; định hướng mục tiêu và kết quả, định hướng khách hàng là cần thiết đối với vị trí này. Trong đó, bốn năng lực này đều có tác động tích cực tới hiệu quả quản lý của nhân sự quản lý kinh doanh. Từ khóa: Năng lực chuyên môn, hiệu quả quản lý, nhân sự quản lý kinh doanh, NHTM. ABSTRACT The research objective of the article is to determine the requirements of technical competencies and their impact on managerial effectiveness of sales managers in Vietnamese commercial banks. With 360 survey participants including the personnel who hold this position and the stakeholders (including their supervisors, peers and subordinates) have helped research with a multi- dimensional and objective view to the research problem. The results show that four competencies of the technical competencies (including job-specific knowledge and professional skills; knowledge of business environment and industry; achievement orientation; customer orientation) are necessary for this position. In particular, these four competencies all have a positive impact on the managerial effectiveness. Keywords: Technical competencies, managerial effectiveness, sales manager, commercial banks. 1. Giới thiệu Dưới góc độ quản lý hoạt động ngân hàng, có thể nói, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa chiến lược không chỉ đối với hiệu quả hoạt động, mà còn tạo ra sự khác biệt trong tăng trưởng và phát triển bền vững. Đối với các NHTM với lĩnh vực hoạt động chính như kinh doanh tiền tệ, cung cấp tín dụng, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán quốc tế, mỗi quyết định cho vay, đầu tư hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng đều tiềm ẩn rủi ro và phụ thuộc rất lớn vào quyết định đúng đắn của lãnh đạo, cán bộ quản lý kinh doanh ngân hàng nói riêng và hệ thống quản lý của ngân hàng nói chung. Xây dựng niềm tin cho khách hàng trong lĩnh vực này là vô cùng quan trọng. Do đó, đội ngũ nhân sự quản lý ngân hàng nói chung và quản lý kinh doanh nói riêng cần có trình độ quản lý, am hiểu sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng, am hiểu hệ thống quy định của ngân hàng, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động kinh doanh tiền tệ Dương Thị Hoài Nhung, Trường Đại học Ngoại thương TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019 43 Nhân sự quản lý kinh doanh là một trong những vị trí chủ chốt của nhân sự quản lý cấp trung trong các NHTM Việt Nam. Nhân sự quản lý kinh doanh giúp tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, thúc đẩy hoạt động tín dụng tăng trưởng tại các ngân hàng. Bởi sự năng động, khả năng sáng tạo và khả năng tạo ra những khác biệt lớn cho các NHTM để phát triển như: đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn, kỹ năng quản trị tốt, sáng tạo trong phát triển sản phẩm, dịch vụ tiện ích và đổi mới không ngừng là nhiệm vụ quan trọng của vị trí này. Một NHTM sở hữu nguồn nhân lực quản lý kinh doanh có chất lượng sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh cao và khác biệt so với các NHTM khác. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ngân hàng hiện nay vừa thiếu vừa yếu, chẳng hạn như mảng kiến thức bổ trợ (tin học, ngoại ngữ) còn yếu; kiến thức kinh tế, ngân hàng, giao tiếp hạn chế. Nhiều ngân hàng thiếu đội ngũ quản trị điều hành, lãnh đạo có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, am hiểu luật pháp và độc lập xử lý các vấn đề thực tế (Vũ Văn Thực, 2015). Trình độ chuyên môn, khả năng lập dự án, tầm nhìn chiến lược của đội ngũ giám đốc chưa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập. Đặc biệt, yêu cầu năng lực chuyên môn của nhân sự quản lý kinh doanh trong các NHTM Việt Nam chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm làm rõ và đánh giá mức độ ảnh hưởng của năng lực đó tới hiệu quả quản lý ra sao vẫn còn là bài toán bỏ ngỏ. Mục tiêu nghiên cứu của bài viết tập trung làm rõ cấu phần năng lực của nhóm năng lực chuyên môn và sự tác động của nhóm năng lực chuyên môn đến hiệu quả quản lý của nhân sự quản lý kinh doanh. Kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp về học thuật trong xây dựng chính sách quản trị dựa trên năng lực và gợi mở cho các nhà quản lý ngân hàng tầm quan trọng của việc cần ưu tiên đào tạo và phát triển các loại năng lực nào trong nhóm năng lực chuyên môn nhằm giúp cho vị trí nhân sự quản lý kinh doanh đạt được những kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ hiệu quả hoạt động kinh doanh của bộ phận và tổ chức. Do đó, nội dung của bài viết bao gồm có cấu trúc như sau: (i) hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực chuyên môn và hiệu quả quản lý của nhân sự quản lý kinh doanh; (ii) xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết; (iii) kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết; (iv) kết quả nghiên cứu và kết luận. 2. Cơ sở lý luận về năng lực chuyên môn và hiệu quả quản lý của nhân sự quản lý kinh doanh 2.1. Khái niệm và vai trò của nhân sự quản lý kinh doanh Trong doanh nghiệp, hệ thống các chức danh được chia theo nhiều cách khác nhau ví dụ như theo cấp độ, theo chức năng. Nhân sự quản lý kinh doanh (sales manager) là một trong những chức danh quan trọng, đóng vai trò then chốt cho bộ phận kinh doanh nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung. Kahle (2008) cho rằng nhân sự quản lý kinh doanh là người chịu trách nhiệm cho việc quản lý kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng và thực hiện việc tổ chức và trình bày kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Theo nghiên cứu của Phạm Quốc Luyện (2015) nhân sự quản lý kinh doanh là người chịu trách nhiệm cho việc lãnh đạo và hướng dẫn đội nhóm kinh doanh. Bài viết sử dụng khái niệm về nhân sự quản lý kinh doanh là người chịu trách nhiệm hướng dẫn và điều hành đội ngũ nhân viên kinh doanh bao gồm quản lý địa bàn kinh doanh, thiết lập hạn mức kinh doanh, hướng dẫn các thành viên trong nhóm, thực hiện đào tạo nghiệp vụ kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng cũng như sa thải nhân viên kinh doanh. Spiro và cộng sự (2008) đã chia sẻ sáu vai trò khác nhau của nhân sự quản lý kinh doanhh (xem hình 1). TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 44 Hình1: Vai trò của nhân sự quản lý kinh doanh (Nguồn: Spiro và cộng sự, 2008) Lập kế hoạch chiến lược: nhân sự quản lý kinh doanh có trách nhiệm đặt mục tiêu, xây dựng chiến lược thực hiện, và đạt được hoặc vượt chỉ tiêu kế hoạch của phòng ban và công ty giao. Tổ chức nhân sự kinh doanh: bảo đảm những nhân sự kinh doanh được phân chia vị trí chính xác phù hợp với năng lực và quan trọng là bảo vệ khách hàng với những quyền lợi họ đang được hưởng Tuyển dụng: để tạo ra một nguồn nhân sự tài năng, nhân sự quản lý kinh doanh cần phải có kĩ năng tốt trong nghệ thuật tuyển dụng nhân viên kinh doanh mới để chuẩn bị kế hoạch kinh doanh tương lai. Đào tạo và phát triển: nhân sự quản lý kinh doanh cần phải xác định các vấn đề quan trọng mà mỗi nhân viên kinh doanh cần phải nắm vững, thực hiện công tác đào tạo liên tục để bổ sung các kiến thức, kỹ năng còn thiếu hụt của nhân viên để họ có thể làm việc hiệu quả. Động viên và lãnh đạo: các nhà quản lý không chỉ cần có chuyên môn giỏi mà cần phải có khả năng truyền cảm hứng, sự nhiệt tình và hứng thú cho các nhân viên. Ví dụ khi một nhân viên kinh doanh có thể giảm sự nhiệt tình một cách rõ ràng khi họ cố gắng để chốt doanh thu nhưng không thành công, thì vai trò hỗ trợ, động viên từ nhân sự quản lý kinh doanh là rất cần thiết. Ngoài ra, các nhân sự quản lý kinh doanh cần đảm bảo rằng tầm nhìn của doanh nghiệp đã được nhân viên thấu hiểu và đang được tất cả các nhân viên trong nhóm thực hiện. Nếu nhân sự quản lý kinh doanh không thể đảm nhận vai trò này thì sẽ rất khó cho bộ phận có thể đạt được mục tiêu. Đánh giá hiệu quả: Các nhân sự quản lý kinh doanh nên đưa ra phản hồi thường xuyên, nhất quán cho nhân viên về những điểm cần cải thiện. Để có thể phản hồi hiệu quả, nhân sự quản lý kinh doanh nên thực hiện đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên liên tục trong suốt cả năm, các thông tin liên quan cần được ghi chép, thống kê một cách khoa học để có những phản hồi kịp thời cho đội nhóm và nhân viên. TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019 45 2.2. Khái niệm năng lực chuyên môn Khái niệm năng lực Định nghĩa năng lực của Parry (1998) đã được nghiều độc giả và các nhà nghiên cứu chấp nhận để áp dụng quản trị theo năng lực: “Năng lực là một nhóm các kiến thức, kĩ năng, thái độ liên quan và có ảnh hưởng đến công việc nào đó hay kết quả trong công việc. Những năng lực đó có thể được đo lường thông qua các tiêu chuẩn được cộng đồng chấp nhận. Năng lực có thể được cải thiện thông qua đào tạo và phát triển”. Khái niệm năng lực theo cách tiếp cận này xem xét đến thuộc tính cá nhân, phải được thể hiện bằng hành vi có thể quan sát, đo lường trong điều kiện làm việc và chỉ được xác định, nhận biết thông qua công việc người đó làm. Muốn làm việc hiệu quả, người lao động không chỉ cần “biết làm” (có kiến thức, kỹ năng cần thiết) mà còn phải “muốn làm” (liên quan đến động cơ, thái độ làm việc của cá nhân) và “có thể làm” (được tổ chức tạo điều kiện cho cá nhân áp dụng những điều đã biết vào thực tiễn công tác). Khái niệm trên của Parry đã đề cập tới ba yếu tố chính tạo nên khái niệm năng lực gồm Kiến thức (Knowledge), Kỹ năng (Skills) và Thái độ (Attitudes), hay còn gọi là mô hình KSAs (hình 2). Hình 2: Khái niệm năng lực (Nguồn: Parry, 1998) Khái niệm năng lực chuyên môn Trong bối cảnh cạnh tranh diễn ra khốc liệt trên nhiều lĩnh vực và ngân hàng không nằm ngoài xu thế đó, nhân sự quản lý cấp trung như vị trí quản lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành doanh nghiệp, là mắt xích liên kết giữa tầm nhìn của lãnh đạo cấp cao với những người trực tiếp thực hiện. Để hoàn thành nhiệm vụ và vai trò của vị trí, nhân sự quản lý kinh doanh cần có năng lực chuyên môn giỏi để hướng dẫn, thúc đẩy, phát triển nhân viên, phối hợp nhân viên trong bộ phận với nhân viên ở bộ phận khác hoàn thành mục tiêu của đơn vị và doanh nghiệp. Nhóm năng lực chuyên môn là các năng lực thể hiện sự am hiểu và thuần thục trong các hoạt động cụ thể yêu cầu sử dụng các công cụ, phương pháp, quy trình, kỹ thuật hay kiến thức chuyên sâu (Shehu & Akintoye, 2008). Lý do các cá nhân khi được đề bạt lên vị trí quản lý là bởi họ đã thể hiện được trình độ của mình (như có sự am hiểu về những kiến thức, kỹ năng chuyên môn) trong lĩnh vực chuyên môn mình đảm nhiệm (Hill, 2003; Byrd, Lewis, & Turner, 2004). Lý do các nhân sự quản lý, đặc biệt đối với nhân sự quản lý cấp trung phải có năng lực chuyên môn bởi các năng lực đó cho phép họ đào tạo, định hướng và đánh giá được nhân viên cấp dưới thực hiện công việc được giao. Theo Grant và cộng sự (1997) nhận định năng lực chuyên môn đem lại những lợi ích trong công việc đối với nhân sự quản lý bởi cho phép nhà quản lý: Tham gia hiệu quả trong việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp sáng tạo. Đánh giá các vấn đề và giải pháp mang tính chuyên môn, đánh giá được những rủi ro và đưa ra được quyết định đúng đắn, đồng thời giao tiếp và phối hợp hiệu quả với nhóm/ nhân viên khi họ cùng chung hiểu biết về lĩnh vực. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 46 Nhìn nhận và tiên đoán được những xu hướng phát triển về công nghệ, sản phẩm thuộc lĩnh vực chuyên môn và mối quan hệ với các lĩnh vực chuyên môn khác. Tham gia hiệu quả vào việc phối hợp về các kiến thức chuyên môn của lĩnh vực này với hệ thống giải pháp, chuyên môn của lĩnh vực khác. Gia tăng sự tin tưởng của nhà quản lý với đồng nghiệp và nhân viên cấp dưới Xây dựng tầm ảnh hưởng và quyền lực ra quyết định về các vấn đề chuyên môn Qua các nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của năng lực chuyên môn đối với vị trí quản lý là rất cần thiết và có ảnh hưởng tới thành tích và kết quả công việc cá nhân của vị trí này (Hysong, 2000, 2008). Khái niệm hiệu quả quản lý Khái niệm hiệu quả quản lý đã được nhiều nghiên cứu đề cập đến, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm để có thể được áp dụng đơn lẻ trong mọi khía cạnh của quản lý (Luthans, 1988). Trong nghiên cứu này, khái niệm hiệu quả quản lý được tiếp cận theo định nghĩa của Spreitzer (1995) “là mức độ mà một người quản lý nhận thấy rằng anh/cô ấy đáp ứng hoặc vượt mức mong đợi của vai trò trong công việc”. Nói cách khác, hiệu quả quản lý là mức độ mà các nhà quản lý cảm thấy rằng họ đạt được các yêu cầu đầu ra và mục tiêu liên quan đến vị trí của họ, phù hợp với mong đợi của doanh nghiệp. Do đó, việc hoàn thành các vai trò công việc quản lý sẽ phản án hiệu quả quản lý ở cấp độ cá nhân của vị trí đó (Reddin, 1974). Campbell (1990) chỉ ra rằng có nhiều cách để xác định khái niệm hiệu quả quản lý và các thuộc tính của nó, điều quan trọng là phải xem xét tính đa chiều của công việc nếu chúng ta muốn cố gắng hiểu được hiện tượng của hiệu quả cá nhân. 2.3. Mối quan hệ giữa năng lực chuyên môn với hiệu quả quản lý Năng lực được xem là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tích cực tới tính hiệu quả trong công việc của cá nhân và tổ chức. Cockerill (1989) cho rằng hiệu quả quản lý có liên quan tới năng lực của nhà quản trị hơn là vị trí và quyền hạn của họ trong tổ chức. Bởi hiệu quả quản lý phụ thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức, thái độ, kỹ năng mà họ thực hiện trong công việc (Finn, 1993). Để kiểm chứng cho mối quan hệ giữa năng lực với hiệu quả quản lý ở cấp độ cá nhân, Renu (2015) đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ này đối với các nhà quản lý cấp trung và cấp cơ sở tại các bộ phận chính trong các công ty thuộc nhóm Fortune 500 kinh doanh sản phẩm hàng tiêu dùng. Kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa năng lực và tính hiệu quả của các nhà quản lý ở các cấp độ khác nhau trong tổ chức. Điều ... g 2: Hệ số tương quan Pearson giữa nhóm năng lực chuyên môn và hiệu quả quản lý Hệ số tương quan Pearson Hiệu quả quản lý (HQ) CM1- Kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù theo công việc 0,336** CM2- Hiểu biết về doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và ngành nghề 0,456** CM3- Định hướng mục tiêu và kết quả 0,336** CM4- Định hướng khách hàng 0,389** Ghi chú: **. Hệ số tương quan rất nhỏ ở mức 0,0001 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả, 2019) TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 54 Như vậy, 4 yếu tố cấu thành nhóm năng lực chuyên môn của nhân sự quản lý kinh doanh sẽ được đưa vào mô hình để giải thích cho biến Hiệu quả quản lý trong phân tích hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mức ý nghĩa của các thành phần biến độc lập CM1, CM2, CM3 và CM4 có giá trị Sig.<0,05 là có ý nghĩa thống kê và giá trị VIF<2 chứng tỏ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Ngoài ra, 33% sự biến thiên của Hiệu quả quản lý được giải thích bởi 4 yếu tố cấu thành nhóm năng lực chuyên môn (R bình phương điều chỉnh=0,330). Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa 4 biến độc lập của nhóm năng lực chuyên môn với biến phụ thuộc hiệu quả quản lý được trình bày tại bảng 3. Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy giữa nhóm năng lực chuyên môn và hiệu quả quản lý Biến độc lập Tham số ước lượng chuẩn hóa Beta Sig. R R bình phương điều chỉnh Thống kê cộng tuyến 0,581 0,330 Tolerance VIF CM1- Kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù theo công việc 0,162 0,001 0,854 1,171 CM2- Hiểu biết về doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và ngành nghề 0,315 0,000 0,825 1,212 CM3- Định hướng mục tiêu và kết quả 0,194 0,000 0,872 1,147 CM4- Định hướng khách hàng 0,191 0,000 0,816 1,226 Ghi chú: Biến phụ thuộc: Hiệu quả quản lý (HQ) (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả, 2019) Phương trình hồi quy chuẩn hóa trong mô hình có dạng như sau: HQ = 0,162CM1 + 0,315CM2 + 0,194CM3+ 0,191CM4 Để xác định tầm quan trọng của các biến độc lập trong mối quan hệ với biến phụ thuộc ta căn cứ vào hệ số Beta. Nếu trị số tuyệt đối của hệ số Beta nhân tố nào càng lớn thì nhân tố đó càng ảnh hưởng quan trọng tới HQ. Nhìn vào phương trình ta thấy cả 4 yếu tố cấu thành nhóm Năng lực chuyên môn đều có tác động thuận chiều tới Hiệu quả quản lý. Trong đó Hiểu biết về doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và ngành nghề (CM2) ảnh hưởng mạnh nhất đến Hiệu quả quản lý (HQ) vì Beta có giá trị lớn nhất trong các Beta (β= 0,315). Thứ tự tác động tích cực tiếp theo của các biến tới hiệu quả quản lý như sau Định hướng mục tiêu và kết quả (CM3) (β= 0,194), Định hướng khách hàng (CM4) (β= 0,191) và Kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù theo công việc (CM1) (β= 0,162) (xem bảng 3). Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu được trình bày trong bảng 4. TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019 55 Bảng 4: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu H1 Kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù theo công việc (CM1) có ảnh hưởng thuận chiều tới Hiệu quả quản lý (HQ) Chấp nhận H2 Hiểu biết về doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và ngành nghề (CM2)có ảnh hưởng thuận chiều tới Hiệu quả quản lý (HQ) Chấp nhận H3 Định hướng mục tiêu và kết quả (CM3) có ảnh hưởng thuận chiều tới Hiệu quả quản lý (HQ) Chấp nhận H4 Định hướng khách hàng (CM4) có ảnh hưởng thuận chiều tới Hiệu quả quản lý (HQ) Chấp nhận (Nguồn: Kết quả kiểm định của tác giả, 2019) 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả kiểm định mô hình cho thấy 4 yếu tố cấu thành nhóm năng lực chuyên môn đều có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả quản lý. Trong đó, Hiểu biết về doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và ngành nghề (CM2) có ảnh hưởng mạnh nhất tới hiệu quả quản lý. Việc hiểu rõ về ngân hàng mình đang hoạt động cũng như ngành kinh doanh sẽ giúp cho nhân sự quản lý kinh doanh nắm bắt và giải quyết vấn đề nhanh hơn, đưa ra được giải pháp chính xác và toàn diện hơn nhằm hỗ trợ nhân viên cấp dưới khi họ gặp khó khăn hay khi bản thân họ phải đối mặt với những trở ngại trong công việc (Hysong, 2000; 2008). Hơn thế nữa, ngân hàng là một ngành dịch vụ đặc biệt, liên quan đến dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ, do đó nguồn nhân lực ngành ngân hàng nói chung và nhân sự quản lý kinh doanh nói riêng phải là lực lượng có sự am hiểu sâu sắc về ngành tài chính ngân hàng, về sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Bởi khi có những kiến thức chuyên môn tốt, các nhân sự quản lý kinh doanh mới có thể tư vấn cho khách hàng và giúp khách hàng đưa ra những lựa chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp. Năng lực định hướng mục tiêu và kết quả (CM3) có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả quản lý bởi nhân sự quản lý kinh doanh người phụ trách bộ phận kinh doanh- bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng, do đó việc thiết lập mục tiêu và chủ động tìm kiếm cách thức và giải pháp hoàn thành mục tiêu, kết quả kinh doanh của cá nhân và bộ phận là yêu cầu năng lực không thể thiếu. Kết quả này đồng nhất với các nghiên cứu trước đó của Swenson và Herche (1994); Boles (2001). Ngoài ra, năng lực định hướng khách hàng (CM4) có tác động tích cực tới hiệu quả quản lý là phù hợp với những nghiên cứu trước đây của Wachner và cộng sự (2009). Với vai trò tư vấn giải pháp và bán các sản phẩm/dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, thì năng lực định hướng khách hàng của nhân sự quản lý kinh doanh cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quản lý của vị trí. Đối tượng khách hàng của các NHTM thường được chia theo nhóm như KHDN, khách hàng SMEs, khách hàng thể nhân do đó việc nhận diện được nhu cầu và kỳ vọng của từng nhóm khách hàng là rất quan trọng. Bên cạnh đó, nhân sự quản lý kinh doanh là người quản lý đội nhóm kinh doanh- bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, nên họ cần có năng lực đáp ứng yêu cầu khách hàng một cách chủ động và duy trì mối quan hệ khách hàng để từ đó có những hỗ trợ kịp thời cho khách hàng khi cần thiết. 5. Kết luận Kết quả nghiên cứu đã có đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn. Bài viết đã giúp lấp đầy khoảng trống nghiên cứu học thuật về năng lực của nhân sự quản lý kinh doanh TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 56 trong lĩnh vực ngân hàng. Bốn năng lực thuộc nhóm năng lực chuyên môn cần thiết cho vị trí này bao gồm Kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù theo công việc, Hiểu biết về doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và ngành nghề, Định hướng mục tiêu và kết quả, Định hướng khách hàng. Trong đó, bốn năng lực này đều có tác động tích cực tới hiệu quả quản lý của nhân sự quản lý kinh doanh. Kết quả nghiên cứu đã giúp thu hẹp khoảng trống nghiên cứu khi các nghiên cứu trước đây chỉ kiếm chứng năng lực chuyên môn nói chung ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý (Tonidandel, Braddy, & Fleenor, 2012; Hysong, 2000; 2008), mà chưa kiểm chứng rõ trong nhóm năng lực chuyên môn, thì năng lực nào có tác động mạnh nhất tới hiệu quả quản lý và năng lực nào có mức ảnh hưởng ít hơn. Việc xác định mức độ tác động mạnh yếu khác nhau của các năng lực thuộc nhóm năng lực chuyên môn sẽ giúp cho các nhà hoạch định tại ngân hàng có những chính sách ưu tiên phù hợp để cải thiện hiệu quả quản lý của nhân sự quản lý kinh doanh khi mà nguồn lực tài chính và thời gian là có hạn. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho phép hiểu rõ hơn yêu cầu về năng lực đối với vị trí này, và đây là gợi ý cho các nhà quản lý tại các NHTM cân nhắc các phương pháp đào tạo và phát triển năng lực phù hợp nhất để cải thiện mức độ năng lực hiện tại của nhân sự đến mức mong muốn. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu này sẽ góp phần cải thiện các kỹ năng và năng lực của nhân viên quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu suất của tổ chức. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bartram, D. (2005). The great eight competencies: A criterion-centric approach to validation. Journal of Applied Psychology, 50, 1185–1203. Boles, J. S., Babin, B. J., Brashear, T. G., & Brooks, C. (2001). An examination of the relationships between retail work environments, salesperson selling orientation- customer orientation and job performance. Journal of Marketing Theory and Practice, 9(3), 1-13. Boyatzis, R. (1982). The competent manager: A model for effective performance. New York: Wiley & Sons. Byrd, T. A., Lewis, B. R., & Turner, D. E. (2004). The impact of IT personnel skills on IS. Information Resources Management Journal, 17(2), 38. Campbell, J. P. (1990). Modeling the performance prediction problem in industrial and organizational psychology. In I. M. (Eds.), Handbook of industrial – organizational psychology (2nd ed) (Vol. 1, 687-732). Palo Alto: Consulting Psychologists Press. Cebi, F., Aydin, OF., Gozlu, S. (2010). Benefits of Knowledge Management in Banking. Journal of Transnational Management, 15, 308-321. Cockerill, T. (1989). The kind of competence for rapid change. Personnel Management, September, 55. Crosby, L.A., Evans, K.R. and Cowles, D. (1990). Relationship quality in services selling: an interpersonal perspective. Journal of Marketing, Vol. 54, 68-81. Cross, M. E., Brashear, T. G., Rigdon, E. E., & Bellenger, D. N. (2007). Customer orientation and salesperson performance. European Journal of Marketing, 41(7/8), 821-835. Deeter-Schmelz, D. R., Kennedy, K. N., & Goebel, D. J. (2002). Understanding sales manager effectiveness: Linking attributes to sales force values. Industrial Marketing Management, 31(7), 617-626. TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ - SỐ 7(04) - 2019 57 Drucker, P.F. (1988). The effective executive. London: Henman: Henman. Dudley, N. M., Orvis, K. A., Lebiecki, J. E., & Cortina, J. M. (2006). A meta-analytic investigation of conscientiousness in the prediction of job performance: Examining the intercorrelations and the incremental validity of narrow traits. Journal of Applied Psychology, 91, 40–57. Dunlap, B.J., Dotson, M.J. and Chambers, T.M. (1988). Perceptions of real-estate brokers and buyers: a sales-oriented, customer-oriented approach. Journal of Business Research, Vol. 17, 175-187. Elliot, A. J., & Harackiewicz, J. M. (1994). Goal setting, achievement orientation, and intrinsic motivation: A mediational analysis. Journal of Personality and Social Psychology, 66, 968–980. Finn, R. (1993). A synthesis of current research on management competencies. Henleyon- Thames: Henley Management College. Grant, K. P., Baumgardner, C. R., & Shane, G. S. (1997). The perceived importance of technical competence to project managers in the defense acquisition community. IEEE Transactions on Engineering Management, 44(1), 12-19. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. (2010). Multivariate data analysis (7th ed.). New Jersey: Pearson Prentice Hall. Herbison, G. J. (2013). A focused and learnable competency model for the front-line sales managers at a U.S life insurance-based financial services company. Wilmington University, Dissertations. Hill, L. A. (2003). Becoming a manager: How new managers master the challenges of leadership. Harvard Business Press. Hysong, S. J. . (2008). The role of technical skill in perceptions of managerial performance. Journal of Management Development, 27(3), 275-290. Hysong, S. J. (2000). The role of technical competence in managerial effectiveness: Mediators and moderators. Doctoral dissertation. Rice University. Kahle, D. (2005). What’s a professional slaes manager? Agency Sales, 35(1).51-54. Leslie J., B. (2002). Managerial effectiveness in a global context. A Center for Creative Leadership-CCL, https://www.ccl.org/wp- content/uploads/2015/04/ccl_managerialeffectiveness.pdf. Lê Quân, Đỗ Vũ Phương Anh. (2017). Năng lực của nhà quản trị cấp trung trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 238. Locke, E. A., & Latham, G. P. (2002). Building a practically useful theory of goal setting and task motivation: A 35-year Odyssey. American Psychologist, 57, 705–717. Luthans, F. (1988). Successful versus effective real managers. Academy of Management Executive, 2, 127-132. Manasi.D. Parikh. (2014). Improving Effectiveness of Retail Sector through Competency Mapping of Sales Managers. Indian Journal of Applied Research, Vol.4, Issue 10. Muthuveloo, R., Chiek, K. C., & Ping, T. A. (2017). An Empirical Analysis of the Perceived Skills in Predicting Managerial Effectiveness: The Malaysian Perspective. Global Business & Management Research, 9. Nunnally, J. & Berstein, I.H. (1994). Pschychometric Theory, 3rd ed. New York: McGraw- Hill. Parry S. B. (1998). Just What Is a Competency? (And Why Should You Care?). Training, 35(6), 58-64. Pham Quoc Luyen. (2015). Competencies of first-line sales managers of business to business market for curriculum development in Ho Chi Minh city, Vietnam. Philippines: The Faculty of the Graduate Programs, Ifugao State University. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 58 Phillips, J. M., & Gully, S. M. (1997). Role of goal orientation, ability, need for achievement, and locus of control in the self-efficacy and goal-setting process. Journal of Applied Psychology, 82, 792–802. Rajadhyaksha, U. (2015). Managerial competence: Do technical capabilities matter? Vikalpa, 30(2), 47-56. Reddin, W. J. (1994). Managerial effectiveness in 1980s, Management by Objectives, 1994, 3(3), 6-12. Renu. (2015). Empirical Study of Managerial effectiveness in Service Sector. Pacific business review international, 7(9), 33-39. Saxe, R. and Weitz, B.A. (1982). The SOCO scale: a measure of the customer orientation of salespeople. Journal of Marketing Research, Vol. 19, 343-51. Shehu, Z., & Akintoye, A. (2008). Construction programme management skills and competencies. The Built and Human Environment Review, 1, 1-17. Shih, K., Chang, C., & Lin, B. (2010). Assessing knowledge creation and intellectual capital in banking industry. Journal of Intellectual Capital, 11(1), 74–89. Spiro, R., Rich, G., & Stanton, W. (2008). Management of a sales force, McGraw Hill Irwin- Boston. Spreitzer, G. M., (1995) Psychological Empowerment in the Workplace - Dimensions, Measurement, and Validation, Academy of Management Journal, 38, 1442-1465. Swenson, M.J. and Herche, J. (1994). Social values and salesperson performance: and empirical examination. Journal of Academy of Marketing Science, Vol. 22, 283-289. Tonidandel, S., Braddy, P. W., & Fleenor, J. W. (2012). Relative importance of managerial skills for predicting effectiveness. Journal of Managerial Psychology, 27(6), 636-655. Vũ Văn Thực. (2016). Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 26(36), 110-115. Wachner, T., Plouffe, C. R., & Grégoire, Y. (2009). SOCO's impact on individual sales performance: The integration of selling skills as a missing link. Industrial Marketing Management, 38(1), 32-44.
File đính kèm:
- phan_tich_tac_dong_cua_nang_luc_chuyen_mon_toi_hieu_qua_quan.pdf