Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự với việc đảm bảo thực hiện các quyền dân sự của con người và công dân theo hiến pháp năm 2013

Tóm tắt:

Bài viết nêu quan điểm và xác định

vai trò của pháp luật dân sự và tố tụng dân

sự trong việc bảo đảm thực hiện các quyền

dân sự của con người và công dân theo

Hiến pháp năm 2013; nêu và phân tích

một số nội dung cơ bản của pháp luật dân

sự và tố tụng dân sự. Trong đó tập trung

phân tích một số quy định chủ yếu của hai

Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Tố tụng

dân sự 2015 về ghi nhận và bảo đảm thực

hiện các quyền dân sự; đồng thời nêu một

số ý kiến về vấn đề bảo đảm thực thi pháp

luật về các quyền đó

pdf 14 trang yennguyen 8600
Bạn đang xem tài liệu "Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự với việc đảm bảo thực hiện các quyền dân sự của con người và công dân theo hiến pháp năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự với việc đảm bảo thực hiện các quyền dân sự của con người và công dân theo hiến pháp năm 2013

Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự với việc đảm bảo thực hiện các quyền dân sự của con người và công dân theo hiến pháp năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ 
22 
* PGS.TS., Trường Đại học Luật - Đại học Huế 
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ VỚI VIỆC 
ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA 
CON NGƯỜI VÀ CÔNG DÂN THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013 
HÀ THỊ MAI HIÊN * 
Tóm tắt: 
Bài viết nêu quan điểm và xác định 
vai trò của pháp luật dân sự và tố tụng dân 
sự trong việc bảo đảm thực hiện các quyền 
dân sự của con người và công dân theo 
Hiến pháp năm 2013; nêu và phân tích 
một số nội dung cơ bản của pháp luật dân 
sự và tố tụng dân sự. Trong đó tập trung 
phân tích một số quy định chủ yếu của hai 
Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Tố tụng 
dân sự 2015 về ghi nhận và bảo đảm thực 
hiện các quyền dân sự; đồng thời nêu một 
số ý kiến về vấn đề bảo đảm thực thi pháp 
luật về các quyền đó. 
Từ khóa: 
Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự, 
bảo đảm thực hiện, quyền dân sự của con 
người và công dân theo Hiến pháp. 
Abstract: 
This article presents the views and 
defines the role of civil law and civil 
procedure in ensuring the implementation 
of civil rights of humans and citizens 
under the Constitution 2013; Outlining 
and analyzing some basic contents of the 
new laws on Civil and Civil Procedure 
2015; espescially on provisions which 
ensuring the recognition and 
implementation of civil rights; and 
outlining a number of opinions on the 
issue of ensuring enforcement of such 
rights. 
Key words: 
Civil and Civil Procedure Law, 
ensuring, Civil rights of Humans and 
Citizens in Constitution. 
1. Vài nét về vị trí của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự trong cơ chế pháp lý bảo hộ 
quyền con người ở Việt Nam 
Hiến pháp là nền tảng cho toàn bộ hệ thống thể chế, trong đó có pháp luật dân sự và tố 
tụng dân sự. Mục tiêu tối thượng của toàn bộ hệ thống thể chế và các thiết chế là bảo vệ 
quyền con người. 
Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự là hai bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật quốc 
gia có vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa Hiến pháp, nhằm đảm bảo thực hiện các quyền 
con người nói chung, quyền dân sự của con người và công dân nói riêng. Hai bộ phận pháp 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN – SỐ 1/2017 
23 
luật này gắn bó mật thiết, hữu cơ; là hình thức pháp luật về nội dung và thủ tục, cùng đồng 
thời tạo nên cơ chế pháp luật về dân sự ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ các quyền con người một 
cách hữu hiệu. 
Quyền dân sự của con người và công dân là một khái niệm mang tính tương đối. Quyền 
con người là một giá trị mang tính tổng thể, đặt trong mối quan hệ với công quyền cùng các 
thiết chế của nó. Về bản chất, quyền con người là không thể phân chia, không thể chuyển 
nhượng, tính phổ biến, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên, theo các tài liệu công bố 
chính thức hiện nay, quyền con người được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Sự phân loại 
chính thức là dựa vào hai Công ước năm 1966 của Liên hợp quốc, bao gồm Công ước quốc tế 
về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn 
hóa (ICESCR); theo đó các quyền con người về dân sự được xác định là những quyền sau 
đây1: quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật; quyền 
sống, tự do và an ninh cá nhân; quyền về xét xử công bằng; quyền về tự do đi lại, cư trú; 
quyền được bảo vệ đời tư; quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo; quyền kết hôn, lập gia 
đình và bình đẳng trong hôn nhân. 
Quyền con người nói chung, các quyền dân sự của con người và công dân nói riêng đã 
được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong các bản Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ phát 
triển. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam đã trang 
trọng ghi nhận tại chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. 
Điều 14 Hiến pháp năm 2014 khẳng định: “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 
các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công 
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền 
công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc 
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. 
Các quy định tại Điều 15 có thể xem như những yêu cầu có tính nguyên tắc của việc 
thực hiện quyền con người, quyền công dân: quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của 
công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm 
thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công 
dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của 
người khác. 
Quyền dân sự của con người và công dân đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận đầy 
đủ, phù hợp với nguyên tắc và nghĩa vụ thành viên các Công ước quốc tế về quyền con người. 
Các quyền con người, quyền công dân có thể được thực hiện theo nhiều cơ chế pháp lý. 
Đặc trưng của cơ chế pháp luật dân sự, trong đó có các quy định Bộ luật Dân sự (BLDS) và 
1 Nguyễn Đăng Dung – Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên) (2009), Giáo trình Lý luận và pháp 
luật về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.187. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ 
24 
Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) là thiết lập cho các chủ thể tính chủ động, tự mình điều 
chỉnh hành xử của mình trong các quan hệ nhân thân và tài sản vì quyền và lợi ích của chính 
mình theo phương thức bình đẳng, thỏa thuận, độc lập và tự chịu trách nhiệm. Khi có tranh 
chấp về quyền và lợi ích, các chủ thể tự định đoạt trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích chính 
đáng của mình bằng những phương thức khác nhau do luật định, bao gồm cả tự bảo vệ và 
khởi kiện, yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. 
Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự là hai tiểu hệ thống pháp luật truyền thống của Việt 
Nam. Tuy nhiên, trước đây nội dung và quá trình hoàn thiện của hai hệ thống pháp luật này 
chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những quan điểm về sự phân loại các ngành luật trong cơ chế 
quản lý mang tính mệnh lệnh, hành chính của thời kỳ tập trung, bao cấp. Việc ban hành hai 
BLDS và BLTTDS vào năm 2015 đã tạo nên một hệ thống pháp luật dân sự về cơ bản hài hòa 
hóa với pháp luật quốc tế, ngang tầm với các quốc gia tiên tiến trong việc nhận thức và xác 
định những nội hàm, chức năng, đối tượng, phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự và 
tố tụng dân sự; tạo nên một bước ngoặt cho quá trình phát triển mới của pháp luật dân sự và tố 
tụng dân sự nước nhà, trước hết là khắc phục được sự mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống 
luật tư, tạo nên sự thống nhất giữa luật nội dung và luật hình thức nhằm bảo đảm tốt hơn cơ 
chế bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013. Việc 
ban hành hai bộ luật: BLDS và BLTTDS phần nào phản ánh nhận thức về vai trò và mối quan 
hệ của hai bộ phận pháp luật này trong cơ chế pháp lý nói chung cũng như trong hệ thống thể 
chế nhằm cụ thể hóa, triển khai thực hiện chức năng bảo vệ quyền con người, quyền công dân 
theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Có thể nói, Hiến pháp năm 2013 được ban hành là 
một bước ngoặt, dấu mốc quan trọng của quá trình hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật theo 
trật tự và những nguyên lý của định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự ở 
Việt Nam trong kỷ nguyên mới. 
Các quyền con người, quyền công dân nếu chỉ được thực hiện và bảo vệ bằng cơ chế 
công quyền, bằng cách cho phép bởi mệnh lệnh hành chính, bằng tính can thiệp và hoàn toàn 
cưỡng chế bằng sức mạnh, điển hình là cơ chế hành chính và cơ chế pháp luật hình sự thì các 
quyền đó chưa thật sự có giá trị đích thực của nó, đồng thời con người trở nên bị động. Trên 
cơ sở ghi nhận, bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tự thỏa thuận, tự mình thực hiện và tự 
chịu trách nhiệm, bảo đảm sự toàn vẹn các quyền của mình và bảo vệ các quyền tự do và bình 
đẳng của con người và công dân, trong đó có các quyền dân sự như đã xác định trên đây; pháp 
luật dân sự và tố tụng dân sự tạo nên cơ chế pháp lý đặc thù, hữu hiệu nhất trong toàn bộ hệ 
thống cơ chế pháp luật. Do đó, sẽ không có tự do, bình đẳng thật sự, nếu trong xã hội không 
có cơ chế pháp luật dân sự cho việc ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ các quyền cơ bản của công 
dân, quyền con người. Tuy nhiên, các cơ chế pháp luật là những bộ phận cấu thành của một 
hệ thống chính thể, có mối liên hệ gắn bó hữu cơ, bổ sung cho nhau nhằm tạo nên hiệu quả 
của điều chỉnh pháp luật nói chung. 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN – SỐ 1/2017 
25 
2. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 các quyền con người về dân sự 
trong Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 
Sau Hiến pháp 2013, BLDS và BLTTDS cùng được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc 
hội khóa XIII, ngày 24/11/2015 và ngày 25/11/2015 với rất nhiều điểm mới về nội dung và 
cách tiếp cận. BLDS sẽ có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/01/2017, còn BLTTDS có 
hiệu lực từ ngày 01/7/2016. 
2.1. Về mặt khoa học pháp lý, việc cho ban hành cùng thời điểm hai bộ luật: BLDS và 
BLTTDS phản ánh tư duy, quan điểm và định hướng về sự đảm bảo tính thống nhất và 
hiệu quả của hai bộ phận pháp luật nội dung và pháp luật hình thức trong cơ chế điều 
chỉnh pháp luật về dân sự ở Việt Nam 
Tính thống nhất của pháp luật và tính hiệu quả của điều chỉnh pháp luật có mối liên 
quan mật thiết với nhau. Sự thống nhất trong tư duy là cơ sở cho sự thống nhất trong các hoạt 
động cụ thể. BLDS 2015 được xác định là luật chung của hệ thống luật tư, còn BLTTDS là 
luật của các hình thức đảm bảo các quy định của luật tư được thực thi. 
BLDS là một đạo luật lớn, là kết quả của hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật dân sự 
trong một giai đoạn nhất định. Với những quốc gia theo hệ thống pháp luật thực định, án lệ 
hầu như chưa tồn tại hoặc còn hết sức mới mẻ như Việt Nam, BLDS có một vai trò đặc biệt 
quan trọng. Các - Mác đã đánh giá rất cao vai trò của BLDS Napoleon và cho rằng sự nổi 
tiếng của Napoleon gắn liền với những thắng lợi quân sự của ông, nhưng chính BLDS năm 
1804 mới vinh danh ông, làm cho ông trở thành bất tử; bởi nhờ bộ luật này, nền cai trị của 
nước Pháp trở nên vững chắc và nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển. BLDS Napoleon 
năm 1804 đã trở thành hình mẫu cho quá trình pháp điển hóa về dân sự của rất nhiều quốc gia 
châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới trong hai thế kỷ qua. 
Các học giả Việt Nam đều đánh giá cao vai trò của luật dân sự, mà nguồn quan trọng 
nhất là BLDS đối với sự phát triển nhân cách cá nhân và ổn định xã hội, với sự phát triển sở 
hữu tư nhân và kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường. GS.TSKH. Đào Trí Úc nhận xét: “Ở 
mọi thời kỳ và ở bất kỳ quốc gia nào thì bằng chứng hiển nhiên của sự phát triển kinh tế, coi 
trọng quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy dân chủ, ổn định chính trị, xã hội cũng đều là sự 
hiện diện của Hiến pháp và sau Hiến pháp là BLDS. Nếu như Hiến pháp là đạo luật cơ bản 
của Nhà nước, văn bản mang tính chính trị - pháp lý, thì Bộ luật dân sự là văn bản pháp luật 
có vị trí trung tâm trong toàn bộ hệ thống điều chỉnh pháp luật của Nhà nước ta”2. 
Hiểu thế nào là “vị trí trung tâm trong toàn bộ hệ thống điều chỉnh pháp luật” của nhà 
nước? Thứ nhất, nội dung các quy định của BLDS là các đại lượng chung hướng dẫn hành vi 
2 Đào Trí Úc (1995), Một số vấn đề cơ bản về Bộ luật dân sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5, 
tr. 3. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ 
26 
để các chủ thể tự mình chủ động thực hiện và tự chịu trách nhiệm. Cũng theo đó, BLTTDS 
2015 đã tạo điều kiện đến mức tối đa cho các chủ thể tự quyết và tự định đoạt khi tham gia 
vào quan hệ tố tụng dân sự. Rõ ràng, ở đâu có pháp luật dân sự và tố tụng dân sự là ở đó có 
trật tự và ổn định xã hội. 
Rất nhiều những quy định của BLDS chính là những chuẩn mực cho trật tự quản lý nhà 
nước, cho thủ tục hành chính, và những bộ phận khác của hệ thống pháp luật. 
Thứ hai, hiện nay, quan điểm coi BLDS là luật chung trong hệ thống pháp luật đã được 
khẳng định. Tuy nhiên, vai trò của luật dân sự nói chung, của Bộ luật dân sự nói riêng không 
chỉ dừng lại là luật chung của hệ thống luật tư, mà còn là căn cứ, chuẩn mực cho toàn bộ hệ 
thống thể chế và hoạt động của các thiết chế công quyền. 
2.2. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, pháp luật dân sự và tố tụng dân sự ghi nhận đầy đủ 
hơn, bảo đảm và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân bằng cơ chế pháp luật 
dân sự 
Trước hết, BLDS 2015 xác định nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử trong 
quan hệ pháp luật dân sự thông qua những quy định về năng lực chủ thể của cá nhân và pháp 
nhân: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau” (Khoản 2 Điều 16) đã làm rõ 
hơn nội hàm của các quyền nhân thân, đặc biệt là quyền về họ, tên, dân tộc, khai sinh, khai tử, 
hình ảnh; quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh 
dự, nhân phẩm, uy tín, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; Quy định cụ thể 
hơn, đầy đủ hơn các cơ chế pháp lý để bảo vệ tốt hơn các quyền trong thực tiễn, bảo vệ quyền 
nhân thân của cá nhân khi chúng bị xâm phạm. 
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, 
tổ chức liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định trong các luật khác về 
xác định trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự đối với những hành vi xâm phạm quyền 
nhân thân của cá nhân để bảo đảm rằng, các quyền này phải được bảo vệ không chỉ bằng các 
quy định của Bộ luật dân sự mà còn bằng cả hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. 
Khoản 1 Điều 3 BLDS tiếp tục khẳng định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, 
không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các 
quyền nhân thân và tài sản”. 
BLDS quy định, cụ thể hóa quyền sống và an ninh cá nhân tại Điều 33: Quyền sống, 
quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể. 
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được quy định tại Điều 38 
BLDS, theo đó, “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và 
được pháp luật bảo vệ”. Các quyền về hôn nhân và gia đình, bao gồm quyền kết hôn, ly hôn, 
quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, 
quyền nuôi con nuôi và các quyền khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ và con 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN – SỐ 1/2017 
27 
và quan hệ giữa các thành viên gia đình được quy định tại Điều 39 BLDS, Luật Hôn nhân và 
gia đình năm 2014 (LHNGĐ). 
Điều 5 LHNGĐ quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền 
riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn 
nhân và gia đình”. 
Bình đẳng giữa vợ và chồng là một trong những nguyên tắc hiến định, được cụ thể hóa 
trong LHNGĐ ngày càng đầy đủ hơn qua các giai đoạn phát triển. Theo quy định của 
LHNGĐ, vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia 
đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp, 
LHNGĐ và các luật khác (Điều 17). Đạo luật này đã bổ sung những ... hời hiệu ( Khoản 2 Điều 149). 
Đặc biệt, quyền được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản là cơ 
sở cho việc bảo đảm quyền được xét xử công bằng được ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng 
những quy định trong BLDS ( Khoản 1 Điều 3 ). Điều 14 BLDS quy định về việc bảo vệ 
quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền, trong đó Khoản 2 xác định: “Tòa án không 
được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật cụ thể để áp dụng; trong 
trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng”. 
Khẳng định trách nhiệm của Tòa án trong việc xét xử các vụ việc dân sự, BLDS lần đầu 
tiên xác định án lệ, lẽ công bằng là những nguồn luật của hệ thống pháp luật Việt Nam. 
Những quy định này chính là sự đảm bảo thực thi nguyên tắc về quyền tiếp cận công lý của 
người dân trong nhà nước pháp quyền; đồng thời cũng là cơ sở pháp lý khẳng định vai trò độc 
lập của Tòa án trong cơ chế quyền lực nhà nước. 
2.4. Pháp luật tố tụng dân sự với việc bảo đảm thực hiện các quy định Hiến pháp 2013 về 
quyền công dân, quyền con người về dân sự 
Quyền tiếp cận công lý và được xét xử công bằng là những nội dung quan trọng được 
ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, “là cơ sở và nguyên 
tắc chung trong việc bảo vệ tất cả các quyền con người”6. 
Sau khi ban hành Hiến pháp năm 2013, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến pháp luật 
tố tụng dân sự đã được ban hành. Trước hết là Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, Luật 
Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi 
5 Báo cáo giải trình của Chính phủ về việc tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân và đại biểu Quốc hội về dự án Bộ 
luật dân sự (sửa đổi) Số 312/BC-CP ngày 24/6/2015 
6
 Nguyễn Đăng Dung – Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) (2009), Giáo trình Lý luận và pháp 
luật về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.193. 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN – SỐ 1/2017 
31 
hành án dân sự năm 2014, Luật Công chứng năm 2014. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 là 
kết quả của quá trình pháp điển hóa pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam trên cơ sở kế thừa 
và phát triển BLTTDS 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. 
BLTTDS 2015 ra đời trong bối cảnh hệ thống pháp luật Việt Nam đã bước sang một 
giai đoạn phát triển mới với những thay đổi cơ bản trong tư duy về mối quan hệ giữa nhà 
nước và pháp luật với công dân và quyền công dân. Toàn bộ nội dung Hiến pháp và các văn 
bản được ban hành sau Hiến pháp 2013 đều toát lên tinh thần: một hệ thống pháp luật lấy 
quyền con người làm mục tiêu; một nhà nước phục vụ dân, bảo vệ quyền của dân và thúc đẩy 
phát triển. 
Nội dung của BLTTDS 2015 là sự thể chế hóa quan điểm của Đảng và của Chủ tịch Hồ 
Chí Minh về quyền, tự do và bình đẳng của con người, về một Nhà nước của dân, do dân và 
vì dân, về một hệ thống tư pháp bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý. Đoạn thứ 2 Điều 1 
BLTTDS 2015 khẳng định: “Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền 
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, 
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi ngời nghiêm chỉnh 
chấp hành pháp luật”. 
Những nội dung mới của BLTTDS 2015, kết quả của quá trình hoàn thiện pháp luật tố 
tụng dân sự nhằm cụ thể hóa Hiến pháp về cơ chế pháp luật dân sự bảo dảm quyền con người, 
quyền công dân thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây: (i) Tăng cường cơ chế đảm bảo thực 
thi các quyền về dân sự; (ii) Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của Tòa án, hệ thống tư pháp là bảo 
vệ quyền con người, quyền công dân; (iii) Cụ thể hóa Hiến pháp về các nguyên tắc tổ chức hệ 
thống tư pháp và thủ tục tố tung dân sự; (iv) Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật 
về nội dung và pháp luật về hình thức thủ tục; giữa thiết chế tổ chức tư pháp với thủ tục tố 
tụng; (v) Thay đổi một cách toàn diện mô hình tố tụng, tăng cường thủ tục tranh tụng trên cơ 
sở đề cao vai trò quyết định và tự định đoạt của đương sự; (vi) Khẳng định vai trò độc lập của 
Tòa án và vị trí của các chủ thể trong tố tụng dân sự; xác định trách nhiệm của Tòa án, đại 
diện cho quyền lực tư pháp chịu sự giám sát của nhân dân; (vii) Tăng cường các biện pháp 
đảm bảo hiệu quả của quyền lực tư pháp trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân 
thông qua thủ tục tố tụng dân sự bằng việc bổ sung các hình thức thủ tục tố tụng đối với một 
số vụ việc cụ thể, bổ sung thủ tục rút gọn...; (viii) Hài hòa và tương thích với pháp luật quốc 
tế trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; thúc đẩy quá trình hội nhập và hợp tác 
quốc tế. 
Trong chương 2, về các nguyên tắc cơ bản, BLTTDS tiếp tục khẳng định: “Tòa án 
không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” (Khoản 2 
Điều 4); nguyên tắc về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4); 
quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5); bình đẳng về quyền và nghĩa vụ 
trong tố tụng dân sự (Điều 8); bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ 
32 
(Điều 9); tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai ( Điều 15); bảo đảm chế độ xét xử sơ 
thẩm, phúc thẩm (hai cấp xét xử, Điều 17); bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự 
(Điều 16); bảo đảm tranh tụng trong xét xử (Điều 24); quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ 
của đương sự trong tố tụng dân sự (Điều 6); giám đốc việc xét xử (Điều 18); bảo đảm hiệu lực 
bản án, quyết định của Tòa án (Điều 19); bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân 
sự ( Điều 25);... 
Một trong những nội dung thể hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích 
hợp pháp của đương sự là những quy định việc mở rộng các đối tượng được làm người bảo vệ 
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Khoản 2 Điều 75 BLTTDS); đồng thời xác định thủ 
tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thay thế thủ tục cấp giấy 
chứng nhận (Khoản 3 Điều 75 BLTTDS). 
Với BLTTDS 2015, thẩm quyền của Tòa án và trình tự, thủ tục tố tụng dân sự được xác 
định lại một cách thống nhất và đồng bộ, thể hiện ở những điểm sau đây: 
Thứ nhất, xác định lại thẩm quyền của Tòa án các cấp, thẩm quyền theo vụ việc và thẩm 
quyền theo lãnh thổ nhằm thống nhất với những sửa đổi trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân 
và các văn bản pháp luật liên quan khác, nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận hơn 
với Tòa án và dịch vụ tư pháp; 
Thứ hai, quy định thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự (từ Điều 316 đến Điều 324). 
Theo quy định tại khoản 4 Điều 103 Hiến pháp 2013 việc xét xử tại Tòa án có thể được 
tiến hành theo thủ tục rút gọn nhằm bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của các bên, 
đỡ gây tốn kém cho đương sự và nhà nước. Theo Khoản 1 Điều 317 BLTTDS, việc áp dụng 
thủ tục rút gọn có thể được áp dụng giải quyết vụ án dân sự trong một số trường hợp cụ thể 
với những điều kiện theo luật định7. 
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện những tình tiết 
mới làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn (khoản 3 và 4 
Điều 317) thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. 
Việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn cũng phải tuân theo nguyên tắc hiến 
định về chế độ hai cấp xét xử: tại tòa án sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm. Thủ tục phúc thẩm 
rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị được quy 
định tại Điều 324 BLTTDS. 
Thứ ba, BLTTDS 2015 có nhiều quy định về các thủ tục cụ thể hướng tới bảo vệ quyền, 
lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, tăng cường hiệu quả của hệ thống tư pháp thông 
qua phương thức xã hội hóa các hoạt động tư pháp, tăng cường bảo vệ một số đối tượng thuộc 
nhóm yếu thế trong tố tụng dân sự. Đó là các quy định tại Phần thứ sáu về thủ tục giải quyết 
việc dân sự bao gồm: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi 
7 Xem Điều 137 BLTTDS 2015. 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN – SỐ 1/2017 
33 
dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành 
vi; thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản 
khi ly hôn; thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, thủ tục công nhận 
kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án... 
Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đáp 
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (phần thứ tám, từ Điều 464 đến Điều 481); 
Thứ năm, cụ thể hóa nguyên tắc hiến định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, 
người tiến hành tố tụng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, tôn trọng 
nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Người tiến hành tố tụng nếu có hành vi trái pháp 
luật gây thiệt hại cho người dân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ đó phải 
bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà 
nước (Điều 113). 
3. Vấn đề thực hiện và bảo đảm thực thi pháp luật về dân sự và tố tụng dân sự theo tinh 
thần Hiến pháp 
3.1. Công lý chỉ có thể đạt được khi pháp luật được thực thi trên thực tế 
Hiến pháp và những quy định mới của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự trong các văn 
bản pháp luật cũng chỉ có thể là công lý trên giấy nếu các bản án, quyết định của Tòa án 
không được thi hành. Chính vì vậy, cũng như BLTTDS 2004, BLTTDS 2015 cũng có một 
phần về thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án ( Phần thứ chín, từ Điều 482 đến Điều 
488). Mặc dù việc tổ chức thi hành án dân sự được quy định trong một đạo luật khác, nhưng 
có thể hiểu rằng, thi hành án dân sự là giai đoạn tiếp nối của xét xử, giai đoạn cuối cùng của 
quá trình tố tụng, giai đoạn công lý được thực thi. Vì vậy, các quyền con người, quyền công 
dân được ghi nhận trong Hiến pháp chỉ được bảo vệ, bảo đảm thực hiện khi có sự quan tâm 
nhiều hơn để xây dựng cơ chế thi hành án dân sự hữu hiệu. Không chỉ có Tòa án mới cần độc 
lập mà cơ quan thi hành án cũng phải độc lập để bảo đảm thi hành án hiệu quả. 
Độc lập của Tòa án luôn gắn liền với trách nhiệm. Tuy nhiên, những quy định về trách 
nhiệm bồi thường nhà nước của Tòa án cùng với những quy định về điều kiện và quy trình bổ 
nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán ở nước ta hiện nay đang gây nên những sự né tránh trách 
nhiệm của một số cán bộ khi cần thiết phải áp dụng những biện pháp bảo đảm như biện pháp 
khẩn cấp tạm thời, làm cho hoạt động xét xử không đạt hiệu quả như mong muốn. 
3.2. Tính khả thi của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự 
Nội hàm của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự là rất lớn. Tính khả thi của Hiến pháp, 
pháp luật nói chung, pháp luật dân sự nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu 
tố đầu tiên là sự bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của toàn bộ hệ thống pháp luật, sự đồng bộ 
giữa pháp luật với tổ chức bộ máy nhà nước, giữa chính trị với pháp luật, đặc biệt là cơ chế 
kiểm tra, giám sát thực quyền, sự độc lập của quyền tư pháp. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ 
34 
Đối tượng của quản lý nhà nước là con người và tài sản. Nhà nước cần có những hệ 
thống dữ liệu thống nhất về con người, (chủ thể quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật) và hệ 
thống dữ liệu về các loại tài sản trong xã hội. 
Một trong những vấn đề quan trọng của BLDS là bảo đảm tính thống nhất, khả thi trong 
quy định của Bộ luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Đây là một trong 
những chủ đề quan trọng nhất của việc triển khai thực hiện pháp luật nói chung, thực hiện 
BLDS nói riêng. 
Vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những nội dung quan trọng của 
BLDS với ý nghĩa là luật chung, trung tâm của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, tính khả thi của 
các quy định này là một vấn đề khó xác định. Bởi vì, thứ nhất, xác định khái niệm về tài sản 
và tài sản trong các biện pháp bảo đảm là không đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam; 
thứ hai, trong cơ chế quản lý kinh tế, chưa có sự minh bạch về thu nhập hợp pháp và xác định 
tài sản của các chủ thể một cách rõ ràng. Tình trạng tài sản của người này nhưng lại mang 
tên của người khác là hết sức phổ biến do không quy định rõ ràng, cụ thể thời hạn phải 
chuyển quyền sở hữu trong những giao dịch cụ thể. Quản lý nhà nước về nhân thân và tài sản 
cần có hệ thống thống nhất trên toàn quốc, mà không phải theo từng tỉnh, thành như hiện nay. 
3.3. Bảo đảm quyền luôn gắn liền với việc thực hiện nghĩa vụ 
Một nguyên lý hiển nhiên trong nhà nước pháp quyền là bảo đảm quyền luôn gắn với 
việc thực hiện nghĩa vụ công dân. Hiện tại, Nhà nước đang triển khai đề án xây dựng hệ thống 
dữ liệu về nhân thân trên toàn quốc. Chúng tôi cho rằng, đã đến lúc phải xây dựng, thiết lập 
hệ thống quản lý tài sản, không chỉ đối với đất đai, bất động sản, mà đối với nhiều loại tài sản 
khác; cơ chế quản lý sản nghiệp cá nhân, đặc biệt là thu nhập hợp pháp của cá nhân và các 
chủ thể khác. Minh bạch về nhân thân và tài sản là cơ sở cho việc đảm bảo thực hiện các 
quyền con người nói chung, quyền dân sự của con người và công dân nói riêng. Sự minh bạch 
này là căn cứ cho sự minh bạch của hệ thống quản lý nhà nước, là cơ sở chống tham nhũng, 
xây dựng bộ máy nhà nước theo nguyên lý nhà nước pháp quyền. Những quy định của BLDS 
về căn cứ xác lập quyền sở hữu là cơ sở để xác định thu nhập hợp pháp của cá nhân và các 
chủ thể khác, cũng là cơ sở xác định nghĩa vụ của cá nhân công dân đối với nhà nước trong 
việc nộp thuế thu nhập và các nghĩa vụ khác. Tuy nhiên, để có được những cơ sở dữ liệu 
chính xác, cần có nhiều yếu tố khác trong hệ thống quản lý. 
3.4. Luôn cập nhật và sử dụng thành tựu khoa học, công nghệ; đổi mới công tác cán bộ 
Tiếp tục ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS và BLTTDS 2015, 
LHNGĐ 2014 về các vấn đề cụ thể như chuyển đối giới tính, mang thai hộ vì mục đích nhân 
đạo và các vấn đề khác liên quan. 
Sử dụng thành tựu khoa học công nghệ để thông qua nhiều kênh truyền thông, thông tin 
kịp thời phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, toàn thể nhân dân tiếp nhận những 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN – SỐ 1/2017 
35 
tri thức mới về pháp luật nói chung, về Hiến pháp và pháp dân sự, tố tụng dân sự nói riêng 
trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. 
Hiến pháp, pháp luật dân sự và tố tụng dân sự cũng như tất cả các bộ phận pháp luật 
khác chỉ đi vào cuộc sống khi quá trình triển khai thi hành, thực hiện có sự cập nhật và lấy 
cuộc sống, quyền tự do, bình đẳng, hạnh phúc và an ninh của người dân làm mục tiêu và 
thước đo; luôn quán triệt định hướng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Đăng Dung – Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên), Giáo trình Lý 
luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia năm 2009. 
2. Đào Trí Úc, Một số vấn đề cơ bản về Bộ luật dân sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp 
luật, số 5/1995. 
3. Báo cáo giải trình của Chính phủ về việc tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân và đại biểu 
Quốc hội về dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi) số 312/BC-CP ngày 24/6/2015. 

File đính kèm:

  • pdfphap_luat_dan_su_va_to_tung_dan_su_voi_viec_dam_bao_thuc_hie.pdf