Phát huy vai trò của cố vấn học tập ở các trường đại học trong tiến trình đổi mới giáo dục bậc đại học

Lời mở đầu

GS.VS. Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam,

đã phát biểu trong Hội thảo khoa học về “Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh là thành

viên của WTO – Cơ hội và thách thức”, (tháng 7, 2007) rằng: Giáo dục nước nhà như

hiện nay là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của Cách mạng, của đổi mới đất

nước. Đặc biệt là từ tháng 10/2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO,

đây là mốc quan trọng, mở đường cho hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trên trường

quốc tế, đồng thời kéo theo việc phải có sự chuyển đổi, đổi mới trong giáo dục, vì giáo

dục đóng vai trò quan trọng trong công cuộc toàn cầu hóa nền kinh tế trí thức.

pdf 10 trang yennguyen 7420
Bạn đang xem tài liệu "Phát huy vai trò của cố vấn học tập ở các trường đại học trong tiến trình đổi mới giáo dục bậc đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát huy vai trò của cố vấn học tập ở các trường đại học trong tiến trình đổi mới giáo dục bậc đại học

Phát huy vai trò của cố vấn học tập ở các trường đại học trong tiến trình đổi mới giáo dục bậc đại học
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
259 
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP 
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG TIẾN TRÌNH 
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC BẬC ĐẠI HỌC 
Nguyễn Thị Hằng Phương1 
Lời mở đầu 
GS.VS. Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, 
đã phát biểu trong Hội thảo khoa học về “Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh là thành 
viên của WTO – Cơ hội và thách thức”, (tháng 7, 2007) rằng: Giáo dục nước nhà như 
hiện nay là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của Cách mạng, của đổi mới đất 
nước. Đặc biệt là từ tháng 10/2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, 
đây là mốc quan trọng, mở đường cho hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trên trường 
quốc tế, đồng thời kéo theo việc phải có sự chuyển đổi, đổi mới trong giáo dục, vì giáo 
dục đóng vai trò quan trọng trong công cuộc toàn cầu hóa nền kinh tế trí thức. 
1. Công cuộc cải cách giáo dục 
Dẫn lời Phó thủ tướng Chính phủ, Nguyễn Thiện Nhân, việc phát triển giáo dục 
và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự 
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để tạo ra và phát huy lợi thế 
cạnh tranh quốc tế của Việt Nam về nguồn lực con người trong quá trình toàn cầu hoá 
như hiện nay. Để làm được điều này, cần sự chung tay của toàn Đảng, của hệ thống 
chính trị xã hội, của toàn dân. Đội ngũ các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục 
(NG&CBQLGD) là những người trực tiếp thực hiện công việc quan trọng này, vì vậy họ 
đang giữ vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng và sự phát triển của hệ thống giáo 
dục quốc dân. Tổ chức Văn hoá và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã 
khuyến cáo: Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt đầu từ người giáo viên. 
Những năm gần đây, chúng ta tổ chức đồng loạt các cuộc cải cách giáo dục, nhờ 
đó, ít nhiều đã tạo ra được những mô hình chung trong cả nước về các hình thức học tập, 
phương pháp đánh giá như việc thi chung đề thi, thí điểm chương trình dạy học ở các 
bậc tiểu học, trung học. Trong năm học này, nhiệm vụ toàn ngành là tiếp tục đổi mới 
1
 NCS.ThS – TT Nghiên cứu Phụ nữ, Đại học Quốc gia Hà Nội 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
260 
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang triển 
khai xây dựng Hệ thống thông tin quản lý trường học (gọi tắt là V.EMIS) nhằm đẩy 
nhanh tiến độ đổi mới công tác quản lý giáo dục, thực hiện thống nhất từ cấp trường tới 
cấp Bộ. 
Như vậy, việc đổi mới công tác quản lý giáo dục là vô cùng cần thiết và cấp bách 
trong giai đoạn hiện nay, đổi mới cho tất cả các cấp học, đổi mới trong tư duy của học 
sinh và phụ huynh. Nhưng điều cơ bản, cần đổi mới mạnh mẽ nhất, có lẽ là đó là đội ngũ 
giáo viên, giảng viên, những người đang nắm vai trò then chốt trong sự nghiệp đổi mới 
giáo dục nước nhà. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến đội ngũ cố vấn 
học tập (CVHT), là những người đang giữ trọng trách đặc biệt trong hệ thống đào tạo 
theo tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam hiện nay. 
2. Đào tạo theo tín chỉ 
Đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, lần đầu tiên được tổ chức tại trường Đại học 
Harvard, Hoa kỳ vào năm 1872, sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế giới. Đây là 
phương thức đào tạo theo triết lý “Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của 
quá trình đào tạo”. Ở nước ta, trường Đại học Bách khoa Tp.HCM đã triển khai đào tạo 
theo hệ thống tín chỉ từ năm học 1993-1994 và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Cho 
đến nay, cả nước đã có hơn 20 trường trong toàn quốc chuyển đổi sang đào tạo theo Hệ 
thống tín chỉ với lộ trình và bước đi hợp lý, mặc dù các trường gặp không ít khó khăn 
trong quá trình đổi mới này. 
Sự khác biệt trong đào tạo theo niên chế và tín chỉ là: Nếu như, trong đào tạo theo 
học phần – niên chế, sinh viên phải học theo tất cả những gì Nhà trường sắp đặt, không 
phân biệt sinh viên có điều kiện, năng lực tốt, hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, 
năng lực yếu; thì ngược lại, đào tạo theo Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ 
động học theo điều kiện và năng lực của mình. Những sinh viên giỏi có thể học theo 
đúng hoặc học vượt kế hoạch học tập toàn khóa, kế hoạch học tập từng học kỳ theo gợi ý 
của Nhà trường, để tốt nghiệp theo đúng thời gian chuẩn của chương trình hoặc sớm 
hơn. Những sinh viên bình thường và yếu có thể kéo dài thời gian học tập trong trường 
và tốt nghiệp muộn hơn. Vì thế, sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập toàn khóa và từng 
học kỳ cho phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của bản thân dưới sự giúp đỡ của 
giáo viên chủ nhiệm hay CVHT. Chính điều này là sự đổi mới trong đào tạo bậc đại học 
ở nước ta khi đề cập vai trò quan trọng của người CVHT cho sinh viên. 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
261 
3. Đội ngũ cố vấn học tập 
Qua tìm hiểu một số trường đại học, chúng tôi được biết, đa số các trường sử 
dụng thuật ngữ “CVHT”, “giáo viên chủ nhiệm”, “tư vấn học tập” để chỉ người được 
phân công làm nhiệm vụ trợ giúp cho sinh viên trong quá trình học tập. Tuy có khác biệt 
về tên gọi, song chức năng, nhiệm vụ về cơ bản không khác nhau (Trong bài báo này, 
chúng tôi thống nhất dùng cụm từ “CVHT”). 
CVHT là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, lựa 
chọn học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm 
thích hợp; theo dõi thành tích học tập của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp 
thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập. Quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo 
lớp được phân công phụ trách đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của sinh viên. CVHT là 
một chức danh trong hệ thống các chức danh của cơ sở đào tạo theo học chế tín chỉ, 
thường là do Nhà trường quy định. Trưởng khoa chuyên ngành bổ nhiệm CVHT của các 
lớp chuyên ngành theo uỷ quyền của Hiệu trưởng. Một CVHT có thể phụ trách một hoặc 
một số lớp sinh viên do khoa quy định1. 
Công việc của CVHT có khi còn được hiểu như là nhà tư vấn trong trường học, là 
người được đào tạo để chuyên trợ giúp sinh viên trong việc cung cấp thông tin về đào 
tạo để sinh viên có thể thích ứng trong lớp học và đạt được mục tiêu học tập2. Họ chịu 
trách nhiệm về việc đưa ra các hướng dẫn cho sinh viên suốt trong quá trình đào tạo; 
giúp sinh viên trong việc lập chương trình học, chọn lớp học, chuẩn bị nhập trường và 
làm các trắc nghiệm thích ứng nghề nghiệp. 
Có thể nói rằng, CVHT đã trở thành một mắt xích quan trọng trong cỗ máy đào 
tạo của nhà trường. Họ phải là người có thể cung cấp nhiều thông tin hơn cho sinh viên 
ngoài thông tin về chuyên ngành, chuyên môn của họ, ví dụ như cơ cấu tổ chức, chức 
năng nhiệm vụ, định hướng phát triển của trường, chương trình và yêu cầu của đào tạo 
theo tín chỉ và họ còn tư vấn được cho sinh viên về chọn lựa môn học, đăng ký môn 
học Họ phải nắm được những thay đổi căn bản của chương trình đào tạo của các khoá 
và họ phải đủ dữ liệu để cung cấp cho sinh viên khi được hỏi. Vì thế, họ không chỉ là 
nhà giáo, mà họ còn là những người định hướng, khơi gợi tiềm năng của sinh viên và họ 
cũng chính là những người giúp cho sinh viên nhìn nhận lại những vấn đề mà các em 
1
 Quy định tạm thời về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của cố vấn học tập của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt 
Nam, ngày 11 – 9 – 2008 
2
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
262 
đang gặp. Giảng viên có thể giúp các em phát huy khả năng tự quyết định, tự giải quyết 
vấn đề đồng thời có thể lựa chọn phương án phù hợp nhất cho mình trong guồng quay 
của chương trình đào tạo tín chỉ. Như vậy, để làm tốt vai trò của một giảng viên trong hệ 
thống đào tạo theo tín chỉ, ít nhiều, giảng viên cần có những kỹ năng tư vấn nhất định để 
giúp cho sinh viên tự giúp chính mình. 
4. Một số kết quả nghiên cứu về cố vấn học tập 
Nghiên cứu (thực hiện trong tháng 5/2010) về “Thực trạng hoạt động của 
CVHT” trên khách thể là 10 CVHT và 180 sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ 4 tại 
trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội đã cho thấy, gần 2/3 số sinh viên tham gia điều 
tra (63,9%) cho biết đã từng nhận được sự trợ giúp của CVHT trong đó đa phần sinh 
viên (58%) tự chủ động liên lạc với CVHT để được nhận sự trợ giúp. 
Biểu đồ 1: Sự trợ giúp của CVHT trƣờng ĐHKHXH&NV đối với sinh viên trong 
năm học 2009 - 2010 
Đối với 1/3 số sinh viên (36,1%) chưa từng nhận sự trợ giúp từ CVHT, các bạn 
cho biết chủ yếu là do các bạn không có vướng mắc cần sự trợ giúp từ CVHT (41,5%) hoặc 
bản thân các bạn không chủ động tìm đến CVHT (33,8%). Một số ít hơn (30,8%) cho biết các 
bạn không biết làm thế nào để có được sự trợ giúp từ CVHT. 
Đánh giá về mức độ cần thiết của đội ngũ CVHT, các em đã được trợ giúp cho 
rằng cần có CVHT, tuy nhiên, những em chưa từng nhận sự trợ giúp (trong số 36,1%) lại 
cho rằng “còn tuỳ vào trường hợp, vì em chưa nhờ cố vấn việc gì nên em không biết có 
cần không; hoặc nhỡ em không cần nhưng các bạn khác cần thì sao” 
Tìm hiểu từ phía CVHT, chúng tôi lại nhận thấy, nhiều CVHT được hỏi đã cho là 
cần có đội ngũ CVHT trong hình thức đào tạo tín chỉ, tuy nhiên, mức độ cần thiết phụ 
64%
36%
Đã từng nhận được sự trợ giúp Chưa từng nhận được trợ giúp
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
263 
thuộc vào tiến trình học tập của sinh viên. Bởi họ cho rằng chỉ sinh viên năm đầu mới 
cần tới nhiều sự trợ giúp từ CVHT, như việc giúp sinh viên có thông tin về nhà trường, 
khoa; hỗ trợ sinh viên trong đăng ký học, xác định môn học Còn những sinh viên từ 
năm thứ 2 trở đi thì chỉ khi phát sinh một vấn đề cụ thể thì sinh viên mới cần có sự trợ 
giúp của CVHT. 
Ý kiến của một CVHT khác trong diện được nghiên cứu thì cho rằng: “Theo tôi 
không cần CVHT, bởi vì sinh viên hiện nay có thể gặp trực tiếp cán bộ nhà trường để 
hỏi và yều cầu giải quyết những thắc mắc liên quan đến điểm, chương trình học tập, chế 
độ chính sách”. Trong thực tế, ở nhiều trường đại học hiện nay, CVHT chưa làm đúng 
với vai trò trách nhiệm của mình, họ thường không sẵn lòng giúp sinh viên và như vậy 
sinh viên trực tiếp tìm đến Phòng đào tạo mà không hỏi trước CVHT. Đấy có thể là một 
trong những lý do khiến CVHT cảm thấy vai trò của mình là không cần thiết. 
Liên quan đến vấn đề này, khi tìm hiểu về nhận thức của sinh viên về nhiệm vụ 
của CVHT, hầu hết các em cho rằng, CVHT có nhiệm vụ hỗ trợ Khoa, Nhà trường về 
thông tin và phản hồi của sinh viên; hỗ trợ sinh viên trong học tập và hoạt động hướng 
nghiệp. 
Bảng 1: Nhiệm vụ của CVHT trong đánh giá của sinh viên 
Nhiệm vụ của CVHT 
Tỷ lệ số lƣợt lựa 
chọn (%) 
1. Hỗ trợ nhà trƣờng, khoa về thông tin và những 
phản hồi từ sinh viên. 
70,0 
2. Hỗ trợ các giảng viên khác 8,3 
3. Hỗ trợ sinh viên trong học tập 73,9 
4. Hỗ trợ sinh viên trong hoạt động hƣớng nghiệp 54,4 
5. Hỗ trợ sinh viên trong các vấn đề của cuộc sống. 33,9 
6. Giảng dạy 30,6 
7. Tư vấn tâm lý (tình cảm) cho sinh viên 28,9 
Chính vì thế, khi phân tích về những vấn đề trợ giúp cho sinh viên trong vai trò 
là CVHT, chúng tôi thấy, tất cả sinh viên đều cho rằng, CVHT là người trợ giúp thường 
xuyên cho họ về việc “Tìm hiểu chương trình đào tạo, quy định đào tạo của nhà 
trường”, “Hướng dẫn quy trình và các địa chỉ giải quyết công việc liên quan đến quyền 
lợi của sinh viên” và “Quy trình đăng ký môn học”. Từ phía CVHT, họ cũng cho rằng, 3 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
264 
việc trên là những công việc họ trao đổi thường xuyên nhất với sinh viên. Như vậy, có 
sự tương quan chặt chẽ giữa nhận định của sinh viên và CVHT trong vấn đề trợ giúp. 
Cũng có ý kiến cho rằng một số quy định về nhiệm vụ của CVHT là không thực 
tế. Chẳng hạn như việc tư vấn cho các em về đời sống cá nhân, về các quy định sinh 
hoạt trong tập thể, các vấn đề về nhân cách, các vấn đề về sức khỏe sinh sản là những 
vấn đề còn quá xa vời với sinh viên của chúng ta. Bây giờ các em mới chỉ cần biết làm 
thế nào để đăng ký được môn học, làm thế nào để có được một thời khóa biểu đúng, làm 
thế nào để học tốt, làm thế nào để có thể đăng ký 
được môn học, còn những vấn đề trên các em 
không cần được tư vấn. Nhiều CVHT khác cũng 
đánh giá tương tự. Nghĩa là những vấn đề ngoài 
vấn đề học tập không thực sự cần thiết phải tư 
vấn cho sinh viên. Cách nhìn nhận này cũng ảnh 
hưởng nhiều tới việc các CVHT tư vấn hỗ trợ 
sinh viên. Bản thân CVHT suy nghĩ như vậy 
cũng sẽ ít nhiệt tình với việc trợ giúp sinh viên 
trong những vấn đề trong cuộc sống thực hoặc họ 
không quan tâm tới việc làm sao để trợ giúp tốt 
cho các em. Chúng ta biết rằng khi chúng ta coi 
một việc gì đó không phải nhiệm vụ của mình 
chúng ta thường có xu hướng hoàn thành nó theo 
kiểu làm cho xong chuyện và ít có trách nhiệm. Bởi vậy thật khó để chúng ta có thể thực 
hiện nó thật tốt. 
Với điều kiện chúng ta mới bước sang hình thức đào tạo tín chỉ thì quả thực 
những điều chúng ta đề ra có thể còn chưa thực hiện được ngay. “Vạn sự khởi đầu nan”, 
nên những gì mới bắt đầu đều có những khó khăn, trục trặc. Có thể thời gian đầu chúng 
ta chưa thực hiện được những điều mà chúng ta mong muốn nhưng để định hướng cho 
tương lai xa hơn thì chúng ta cần tính toán kỹ lưỡng và đưa ra những chính sách phù 
hợp. Với tình hình xã hội ngày một trở nên phức tạp, sự đòi hỏi của xã hội ngày một cao 
hơn thì những khó khăn mà sinh viên gặp phải ngày càng chồng chất, những áp lực đối 
với sinh viên cũng ngày càng lớn hơn, sinh viên sẽ cần được tư vấn/hỗ trợ nhiều hơn 
không chỉ về vấn đề học tập mà cả về những kỹ năng mềm và những vấn đề phát triển cá 
nhân. Vì vậy việc cần làm là nâng cao nhận thức của CVHT về vấn đề này, chỉ ra tầm 
“Bây giờ chúng tôi còn phải giúp 
các em ấy làm sao để đăng ký môn 
học đúng, giúp sinh viên hiểu rõ tiến 
trình học tập của mình đã là khó 
rồi. Hơn nữa, một số em còn chưa 
biết sử dụng email, chưa biết sử 
dụng máy tính, chúng tôi còn phải 
chỉ tận tay từng thao tác một thì làm 
sao mà các em nghĩ đến các vấn đề 
như sức khỏe sinh sản hay là tình 
yêu tình bạn!” 
(Trích lời của CVHT) 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
265 
quan trọng của việc tư vấn/hỗ trợ trong các lĩnh vực khác cho sinh viên (có thể không 
thường xuyên nhưng không kém phần quan trọng so với vấn đề học tập). 
Khi tìm hiểu về thái độ của sinh viên đối với đội ngũ CVHT, hầu hết các em cho 
rằng, CVHT chưa hoàn toàn nhiệt tình với sinh viên. Khi các em hỏi về môn học, thời 
khoá biểu hay có những thắc mắc về điểm, thì các CVHT đều trả lời chung chung, hoặc 
chuyển các em lên phòng đào tạo: “Em (là lớp trưởng) có hỏi điểm vì người ta ghi sai 
điểm cho 1 bạn trong lớp, thì CVHT bảo chúng em lên Phòng Đào tạo”; “Khi hỏi về 
chính sách cho sinh viên nghèo, thì CVHT lớp em bảo là lên phòng công tác sinh viên”. 
Tuy nhiên, trong đánh giá của nhiều sinh viên khác thì nhận thấy CVHT của các em rất 
tận tình, quan tâm đến đời sống của sinh viên, hỏi han thường xuyên và có khi còn đi 
cùng sinh viên lên gặp cán bộ phòng Đào tạo để giải quyết những vấn đề khúc mắc cho 
các em. Điều đó còn cho thấy, nhiều CVHT giúp đỡ sinh viên không chỉ vì họ là CVHT, 
mà đơn giản họ làm những việc mà giảng viên có thể làm được cho sinh viên của mình. 
Biểu đồ 2: Mức độ hài lòng của sinh viên với sự trợ giúp của các CVHT. 
Với những suy nghĩ về CVHT như trên, có khoảng 1/3 số sinh viên được phỏng 
vấn ít hài lòng, thậm chí không hài lòng với CVHT của mình. Tuy nhiên có đến 2/3 số 
sinh viên còn lại cho là bình thường, trong đó có hơn 31% các em hài lòng và rất hài 
lòng với CVHT. 
Nói về sự hài lòng của mình, các em cho biết: CVHT đã cung cấp được thêm 
những thông tin cần thiết cho các em, cung cấp thêm được cả thông tin, nguồn tài liệu và 
kinh nghiệm về vấn đề cụ thể mà sinh viên muốn biết, CVHT có sự giải thích rõ ràng, 
cặn kẽ, đưa ra những lời khuyên phù hợp, thẳng thắn giúp sinh viên đạt được điều mình 
mong muốn. Ý kiến được nhiều sinh viên nhắc tới nhất chính là sự nhiệt tình của CVHT 
đối với sinh viên. Nhiều sinh viên tỏ ra rất hài lòng khi nhận được sự quan tâm và giúp 
12.4
19.2
41.2
16.4
10.7
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Ít hài lòng Không hài
lòng
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
266 
đỡ nhiệt tình từ các CVHT. Có những sinh viên cho biết hiệu quả mà CVHT trợ giúp 
cho các bạn không cao nhưng các bạn vẫn cảm thấy hài lòng, sự hài lòng của các bạn 
phụ thuộc vào lòng nhiệt tình của các CVHT. 
Từ phía CVHT, hầu hết đều cho rằng họ đang phải kiêm quá nhiều việc, vừa làm 
giảng viên, giảng dạy chuyên môn, vừa phải làm một số việc ở khoa và giờ họ làm thêm 
trách nhiệm của người CVHT. Nhưng không ít người cho rằng:“Khi làm công tác này 
tôi cảm thấy bận rộn nhưng cũng có nhiều điều vui vẻ, vì tôi được biết nhiều hơn về cuộc 
sống sinh viên hiện nay”. Khó khăn mà các CVHT nhận thấy rõ nhất là không có phòng 
riêng để tiếp sinh viên, không có sự hỗ trợ từ Khoa, Phòng Đào tạo và Trường. Ít có các 
khoá tập huấn cho CVHT nên hầu hết đang làm công tác này cảm tính và cũng có lúc 
“nhiệt tình với từng trường hợp cụ thể” chứ không phải với bất kỳ sinh viên nào cũng 
sẵn sàng. 
Lý giải cho điều này, các CVHT cho biết đó là những khó khăn chung của họ. 
Với lượng sinh viên mà họ phụ trách là quá lớn việc quản lý đã khó khăn, việc sắp xếp 
thời gian và công việc để chăm sóc cho cả lớp không phải là điều dễ dàng. Hơn nữa, kỹ 
năng để trò chuyện với sinh viên không đơn giản. Một CVHT cho rằng: cần biết cách 
hỏi và nói chuyện v ới sinh viên sao cho : 1- lấy đươc̣ thông tin c hính xác; 2- không làm 
tổn haị tinh thần chủ đôṇg của sinh viên, không áp đăṭ sinh viên. 
Đối với công tác CVHT, kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng tạo nền tảng cho sự 
thành công của việc trợ giúp sinh viên. Chúng ta biết rằng giao tiếp rất quan trọng trong 
ứng xử hàng ngày. Việc có thể ứng xử làm hài lòng người khác là điều chúng ta đều cần 
có khả năng giao tiếp tốt và có kỹ năng ứng xử khéo léo. Trong công tác CVHT, việc 
ứng xử khéo léo hay giao tiếp tốt sẽ giúp cho mối quan hệ của CVHT và sinh viên tốt 
hơn và thực sự giúp đỡ các em được nhiều hơn, đôi khi chỉ thông qua lời nói. 
Xét về hành vi giúp đỡ (cách hành xử) của các CVHT, như trên đã phân tích, điều 
mà sinh viên nhắc tới nhiều nhất chính là sự nhiệt tình của các CVHT. Dường như đó là 
một chỉ số ngầm có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả cũng như mức độ hài lòng của sinh viên 
đối với hoạt động này. Mặc dù CVHT có thể ý thức được nhiệm vụ, trọng trách của 
mình nhưng việc họ thực hiện như thế nào còn phụ thuộc vào thái độ và hành vi của họ. 
Sinh viên là đối tượng được hướng tới của hoạt động CVHT vì vậy những đánh giá, 
nhận xét của sinh viên đã phản ánh được thực tế hành vi trợ giúp của CVHT và thái độ 
của họ. 
Thực tế cho thấy, trong khi các CVHT cho rằng “Tôi thấy hiệu quả công tác 
CVHT không liên quan nhiều đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên và của CVHT” bởi ít 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
267 
khi phải tiếp xúc, trao đổi riêng tư với sinh viên thì sinh viên lại đánh giá hiệu quả từ sự 
trợ giúp của CVHT liên quan nhiều đến kỹ năng giao tiếp. Khi đưa ra một lời gợi ý rằng 
theo các bạn c CVHT cần hoạt động như thế nào đã có nhiều ý kiến đưa ra liên quan đến 
cách làm việc của CVHT: “Cần gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện với sinh viên nhiều hơn 
trong học tập cũng như tình cảm” (nghĩa là phải tăng cường giao tiếp với sinh viên hơn 
nữa); “Cần tích cực, hoạt động hơn, quan tâm hơn tới sinh viên, gặp gỡ, giao lưu, gần 
gũi với sinh viên”; “Cần nói chuyện với sinh viên cởi mở hơn, bỏ qua thái độ quá 
nghiêm túc vì nó gây ra áp lực và căng thẳng trong việc gặp mặt nhau”; “Cởi mở, sẵn 
lòng giúp đỡ sinh viên, chủ động chia sẻ khi sinh viên gặp khó khăn”; “nhiệt tình hơn, 
cởi mở hơn, lên lớp nhiều hơn, hướng dẫn chi tiết hơn” và rất nhiều ý kiến khác nói 
đến việc sinh viên cần CVHT nhiệt tình hơn, cởi mở hơn, gần gũi hơn với sinh viên. 
Lời kết 
Để bàn đến “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học” hiện nay, đặc 
biệt là ở bậc đại học, chúng tôi cho rằng trong vai trò là một nhà giáo, người giảng viên 
cần phải là người thầy giỏi, là người nắm vững kiến thức chuyên ngành, kiến thức về 
chương trình đào tạo và đồng thời phải là người có kỹ năng trong việc giao tiếp với sinh 
viên. Hiệu quả của giảng dạy không chỉ nằm ở tri thức khoa học mà các giảng viên 
truyền cho sinh viên mà còn nằm ở việc các giảng viên vận dụng các kỹ năng trong quá 
trình tương tác với sinh viên. 
Trước đây, khi giáo dục đại học theo hình thức niên chế, giảng viên chỉ cần nắm 
rõ chương trình dạy và có thể yêu cầu nhà trường sắp xếp lịch lên lớp theo thời gian biểu 
của mình, thậm chí có thể đề xuất sinh viên học thêm giờ, ngoài giờ Nhưng với việc 
tín chỉ hoá chương trình bậc đại học thì vai trò của giảng viên lại ít nhiều thay đổi. Bên 
cạnh việc giảng dạy, giảng viên còn phải đảm trách vai trò của người CVHT (ở một số 
trường đại học, giáo viên chủ nhiệm lớp được gọi là CVHT), đó là những người giúp đỡ 
sinh viên phát triển các năng lực nhằm đáp ứng những mục tiêu về học tập, thích nghi 
với môi trường học tập và cuộc sống của nhà trường, xã hội. 
Bắt đầu từ năm 2008, Bộ GD&ĐT đã ra quy định về việc thành lập đội ngũ 
CVHT trong chương trình đào tạo theo tín chỉ, vì vậy ở các trường đại học hiện nay mỗi 
khoa có ít nhất 4 CVHT (mỗi khóa học có một cố vấn) giúp cho sinh viên trưởng thành 
hơn trong việc cá nhân hoá học tập. 
Ở Đại học Quốc gia Hà Nội, phương hướng đến năm 2010, tầm nhìn 2020 (đề án 
16+23) đã cho thấy, nhiệm vụ của thầy và trò trường ĐHQGHN phải xây dựng và phát 
triển ĐHQGHN thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu, ứng dụng 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
268 
khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế; tiêu 
biểu cho trí tuệ Việt Nam; đóng vai trò nòng cốt và đầu tàu đổi mới trong hệ thống giáo 
dục đại học nước nhà; là trung tâm giao lưu quốc tế về khoa học, giáo dục, văn hoá của 
cả nước. 
Thay lời kết cho bài viết này, chúng tôi cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, một 
trong những việc làm thiết thực góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục 
đại học Việt Nam là nâng cao kỹ năng tư vấn cho đội ngũ giáo viên, đội ngũ CVHT 
trong tiến trình đào tạo tín chỉ ở các trường đại học. Bởi giảng viên vừa là những nhà 
giáo, vừa là người đóng vài trò quan trọng trong công tác CVHT cho sinh viên; giảng 
viên là CVHT chính là mắt xích chủ chốt trong guồng quay đào tạo; là người đóng vai 
trò bản lề trong mối quan hệ giữa tiến trình đào tạo và kết quả đào tạo. Để đạt được điều 
đó, CVHT cần được nâng cao về kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng làm công tác CVHT nhằm 
đem lại môi trường dạy và học thực sự hiệu quả. 
Tài liệu tham khảo 
1. Quy định tạm thời về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của cố vấn học tập của Trường 
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, ngày 11 – 9 – 2008. 
2. Quy chế (dự thảo) Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
3. Quy định về Công tác Cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. 
4. GS. TSKH Lâm Quang Thiệp, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức đào tạo theo học 
chế tín chỉ các học viện, trường đại học, cao đẳng, Học viện Quản lý giáo dục, 2008. 
5. Khoá luận “Thực trạng hoạt động của cố vấn học tập”, Nguyễn Thị Mây, K51, Khoa 
Tâm lý học, ĐHKHXH&NV, 2010. 
6. www.hut.edu.vn 
7. www.hvtc.edu.vn 
8.  
9.  
10. 
trong-dao-tao-theo-hoc-che-tin-chi-1930157 

File đính kèm:

  • pdfphat_huy_vai_tro_cua_co_van_hoc_tap_o_cac_truong_dai_hoc_tro.pdf