Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Ba Vì – Hà Nội giai đoạn 2010-2020

TÓM TẮT:

Phát triển du lịch sinh thái có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà

còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của ngành du lịch trên quan

điểm tài nguyên và môi trường. Ba Vi vùng đất hội tụ đủ các điều kiện về tài nguyên

tự nhiên và nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Nội phát triển thêm loại hình

du lịch sinh thái. Bằng phương pháp tổng hợp, nghiên cứu tài liệu và phương pháp

thống kê, bài viết đúc kết một số kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái trên thế giới,

phân tích hoạt động phát triển du lịch tại Hà Nội và đễ xuất các giải pháp phát triển du

lịch sinh thái tại Ba Vì.

pdf 5 trang yennguyen 8480
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Ba Vì – Hà Nội giai đoạn 2010-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Ba Vì – Hà Nội giai đoạn 2010-2020

Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Ba Vì – Hà Nội giai đoạn 2010-2020
 1 
PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI 
TẠI KHU DU LỊCH BA VÌ – HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010-2020 
Hoàng Văn Ngọc 
Khoa Du lịch-Ngành Quản Trị Khách Sạn-Nhà Hàng- Lớp K15DLK2 
TÓM TẮT: 
Phát triển du lịch sinh thái có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà 
còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của ngành du lịch trên quan 
điểm tài nguyên và môi trường. Ba Vi vùng đất hội tụ đủ các điều kiện về tài nguyên 
tự nhiên và nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Nội phát triển thêm loại hình 
du lịch sinh thái. Bằng phương pháp tổng hợp, nghiên cứu tài liệu và phương pháp 
thống kê, bài viết đúc kết một số kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái trên thế giới, 
phân tích hoạt động phát triển du lịch tại Hà Nội và đễ xuất các giải pháp phát triển du 
lịch sinh thái tại Ba Vì. 
Từ khóa: phát triển du lịch, du lịch sinh thái, khu du lịch Ba Vì. 
 1, Mở đầu : 
Với những thế mạnh về tự nhiên và nhân văn Việt Nam đang đứng trước cơ hội 
lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái thành mũi nhọn của ngành du lịch. 
 Hà Nội là Thủ đô của đất nước, là thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. 
Trước đây Hà Nội chủ yếu tập trung vào phát triển du lịch văn hóa kiến trúc, Là thủ đô 
1000 năm tuổi có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hoá đa dạng và giàu bản sắc, Hà 
Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Hà Nội luôn là một trong 
những điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Từ khi sát nhập Hà Tây 
vào Hà Nội đã tạo nên một thế mạnh khác của phát triển du lịch đó là loại hình du lịch 
sinh thái, với sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phong phú đa dạng về 
các hệ động thực vật. 
Điểm nổi bật nhất là ngọn núi Ba Vì là vùng đất địa linh, nhân kiệt, mảnh đất 
đồi gò huyện Ba Vì dày đặc các di tích lịch sử, văn hóa. Đây còn là nơi cư ngụ của 
nhiều dân tộc khác nhau, với nững phong tục, tập quán, nét văn hóa riêng biệt. Không 
những thế, Ba Vì được thiên nhiên ban tặng bức tranh sơn thủy hữu tình, với hệ sinh 
thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là “ Lá phổi xanh” phía Tây Thủ đô 
Hà Nội. Những tiềm năng đó đang là lợi thế giúp Ba Vì thu hút du khách đến tham 
quan. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế cho thấy, tại khu du lịch Ba Vì vẫn còn những 
yếu điểm cho việc phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch sinh thái nói riêng như 
việc quy hoạch tổng thể khu du lịch sinh thái, môi trường du lịch, chất lượng về sản 
phẩm du lịch, tính chuyên môn của đội ngũ nguồn nhân lực. Chính vì vậy, đề tài đã 
nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm, đồng thời đánh giá thực trạng phát triển du lịch 
sinh thái tại Ba vì từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch sinh thái tại đây. 
Cách tiếp cận mà tác giả thực hiện đi từ tổng hợp lý thuyết về du lịch sinh thái, lý 
thuyết về marketing địa phương. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích thực tiễn 
phát triển du lịch tại Hà Nội từ 2009-2011 và đề xuất giải pháp để phát triển du lịch 
sinh thái tại Ba Vì- Hà Nội. 
 2 
2, Nội dung của đề tài : 
2.1. Du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái 
Định nghĩa hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được Hetor Ceballos 
đưa ra năm 1987 : Du lịch sinh thái là du lịch đến với những vùng thiên nhiên ít bị 
thay đổi, với những mục đích đặc biệt : nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng 
thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá. Theo định nghĩa của 
Nêpan : « Du lịch sinh thái là lọai hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào 
việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, 
liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ 
du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào ». Theo định nghĩa 
của Malaysia : “Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách 
nhiệm về môi trường, tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và 
trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo) mà hoạt 
động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn , có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo 
điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về xã hội 
và kinh tế ”. Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế : “Du lịch sinh thái 
là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường 
và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” . 
Tại hội thảo quốc gia về “ xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở 
Việt Nam” từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái :“ 
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với 
giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự 
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” 
 Du lịch sinh thái có các đặc điểm cơ bản sau : (1) Nền tảng của du lịch sinh thái 
là tài nguyên thiên nhiên. (2) Mô hình du lịch sinh thái có thể thay đổi theo thời gian 
và không gian cho phù hợp vơid tình hình. (3) Du lịch sinh thái không cạnh tranh với 
các loại hình du lịch khác, sự phát triển của các ngành khác là tiền đề cho du lịch sinh 
thái phát triển. (4) Có tính liên ngành và liên vùng cao. 
 Để phát triển loại hình du lịch sinh thái, tác giả đã nghiên cứu nền tảng lý 
thuyết marketing địa phương làm cơ sở lý thuyết cho việc phân tích thực trạng và đề 
xuất giải pháp. Đồng thời tác giả còn tìm hiểu thêm kinh nghiệm phát triển du lịch sinh 
thái từ Nhật Bản, một đất nước có nhiều tiềm năng và được Chính phủ quan tâm, đầu 
tư phát triển loại hình du lịch sinh thái. 
2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Ba Vì – Hà Nội 
 Tại Ba vì hiện nay có các tài nguyên du lịch: Hồ Suối Hai, Khu du lịch sinh thái 
Thác Đa, Khu du lịch Ao Vua, Khu du lịch Khoang Xanh Suối Tiên, Khu du lịch Đầm 
Long, Vườn Quốc gia Ba Vì hiện đang được khai thác. 
 Với các tài nguyên trên, khách du lịch có thể tham gia các hoạt động du lịch 
như: Dã ngoại, nghỉ dưỡng, leo núi, đi bộ trong rừng, cắm trại. 
 Trong thời gian nghiên cứu, tác giả đã thống kê tình hình thu hút khách du lịch 
đên Ba Vì giai đoạn 2008-2010 như sau: 
 3 
Bảng 1 : Tình hình biến động khách tại khu du lịch Ba Vì qua 3 năm 
 2008 - 2011 
ĐVT : Lượt khách 
Năm 
Chỉ 
tiêu 
 2008 2009 2010 09/08 10/09 
SL % SL % SL % SL % SL % 
Tổng 
lượt 
Khách 
41985 100 72334 100 98274 100 +30349 +69,5 +25940 +27,3 
Khách 
quốc 
tế 
9677 20,4 16724 19,3 27920 17,7 +7047 +59,7 +11196 +16,7 
Khách 
nội 
địa 
32308 79,6 55610 80,7 70354 82,3 +23230 +72 +14744 +29,8 
Nguồn: Ban QL khu du lịch Ba Vì 
Trong đó, nguồn khách khai thác có đặc điểm như sau: 
 Bảng 2 : Bảng cơ cấu khách theo độ tuổi qua 3 năm 2008 – 2010 
 ĐVT : Lượt khách 
 Năm 
Chỉ tiêu 
 2008 2009 2010 
SL % SL % SL % 
Tổng lượt 
khách 
407099 100 659291 100 876925 100 
Dưới 25t 70026 15,6 152550 22,3 216195 23,2 
Từ 25 – 55t 302270 79,2 412088 71,6 533062 69,4 
Trên 55t 36809 5,2 94653 6,1 127668 7,4 
Nguồn: Ban QL khu du lịch Ba Vì 
Bảng 3 : Bảng cơ cấu khách theo thị trường qua 3 năm 2008 - 2010 
 ĐVT : Lượt khách 
 Năm 
Chỉ tiêu 
 2008 2009 2010 
SL % SL % SL % 
 4 
Khách quốc tế 97670 20,4 127270 19,3 186455 17,7 
Châu Âu 33711 8,3 48156 6,7 58423 6,6 
Châu Mỹ 19500 5,2 30444 5,6 49450 4,8 
Châu Á 44459 6,9 48670 6,9 78582 6,3 
Khách nội địa 309429 79,5 532021 80,7 690470 82,3 
Khách ngoại tỉnh 144422 29,3 279500 42,0 423840 50,8 
Khách trong tỉnh 165007 50,5 252521 38,7 266630 31,5 
 Tổng 407099 100 659291 100 876925 100 
Nguồn: Ban QL khu du lịch Ba Vì 
Với những số liệu trên cho thấy du lịch sinh thái tại du lịch Ba Vì đã thu được 
kết quả tương đối khả quan.Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại như chưa thoát khỏi tình 
trạng phát triển kém bền vững, quy hoạch hạn chế tiềm năng phát triển du lịch của 
vùng. Với mật độ phát triển của du lịch tại khu du lịch sinh thái Ba Vì ngày càng cao 
nhưng thiếu quan tâm đúng mức tới việc bảo vệ môi trường ở các khu, điểm du lịch 
như hiện nay, sẽ xảy ra nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao như ô nhiễm rác thải 
sinh hoạt của khách, ô nhiễm nước thải sinh hoạt  Cùng với đó là ý thức về việc giữ 
gìn cảnh quan thiên nhiên tại các khu du lịch chưa cao, các cơ chế chính sách chưa 
được tăng cường đổi mới. Nguyên nhân của những hạn chế là do nguồn nhân lực, cơ 
sở hạ tầng,công tác xúc tiến quảng bá, tôn tạo di tích, danh thắng chưa được quan tâm 
đúng mức. 
2.3. Đề xuất giả pháp phát triển du lịch sinh thái tại Ba Vì 
 Ba Vì ngoài những thuận lợi về tài nguyên tự nhiên và nhân văn để phát triển 
du lịch sinh thái còn gặp phait những khó khăn về nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng, về 
sản phẩm du lịch chưa thu hút, hấp dẫn được khách du lịch, về quy hoạch chậm, triển 
khai dự án lúng túng, về công tác truyền thông quảng bá còn nhiều khó khăn. Tác giả 
đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp: 
 Giải pháp về hoạch định kế hoạch đầu tư vào các mảng: công tác quy hoạch; 
Công tác nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên sinh học tại vườn Quốc gia Ba Vì , 
kết hợp với các nguồn tài nguyên nhân văn – di tích lịch sử trong khu du lịch sinh thái 
Ba Vì; Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Nâng cao, đa dạng hóa 
các sản phẩm du lịch, vừa mang tính đặc trưng của vùng du lịch sinh thái Ba Vì, vừa 
có khả năng cạnh tranh cao với các khu du lịch sinh thái khác; Công tác xúc tiến, 
quảng bá về sản phẩm, thương hiệu của khu du lịch sinh thái Ba Vì; Nâng cao chất 
lượng đội ngũ lao động trong hoạt động du lịch nói chung và hoạt động trực tiếp trong 
du lịch sinh thái nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả còn đề xuất giải pháp về nâng cao chất 
lượng và đa dạng hóa sản phẩm của du lịch sinh thái, giải pháp về chính sách giá linh 
hoạt theo thời vụ. Ngoài ra để thu hút du khách cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền 
quảng bá về khu du lịch sinh thái Ba Vì qua các phương tiện truyền thông đai chúng. 
 5 
Để phát triển du lịch sinh thái bền vững, tác giả còn đề xuất giải pháp về quản lý môi 
trường tại khu du lịch. 
3. Kết luận và kiến nghị 
Để phát triển ngành công nghiệp không khói có hiệu quả, bảo vệ môi trường, 
tạo ra những khu du lịch xanh, Tổng cục du lịch hướng tới phát triển loại hình du lịch 
sinh thái tiếp tục là loại hình du lịch đặc trưng trong phát triển du lịch Việt Nam. Bởi 
vì du lịch sinh thái là loại hình du lịch mang đậm nội dung văn hóa, mang tính bền 
vững, du lịch sinh thái không chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của 
nhân dân và du khách quốc tế mà còn góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và 
gìn giữ hệ sinh thái thiên nhiên và bảo vệ môi trường. 
Với 164 rừng đặc dụng, trong đó có 30 vườn quốc gia, 69 khu bảo tồn tự nhiên, 
45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học, Việt Nam 
được đánh giá là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Hầu 
hết các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong 
phú, hệ sinh thái đa dạng cùng cảnh quan đẹp và là tiềm năng lớn để Việt Nam phát 
triển du lịch sinh thái. 
Hà Nội vốn đã thu hút khách du lịch quốc tế với loại hình du lịch văn hóa, di 
tích lịch sử, việc phát triển du lịch sinh thái tại Ba Vì tạo điều kiện thuận lợi cho Hà 
Nội ngày càng thu hút hơn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Để phát triển du 
lịch sinh thái tại Ba vì ngoài những giải pháp đề xuất tác giả còn đưa ra các kiến nghị 
cho các ban nghành liên quan. 
* Đối với tổng cục du lịch : 
 - Đưa ra quy hoạch tổng thể để phát triển loại hình du lịch sinh thái Ba Vì, phổ 
biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. 
 - Hỗ trợ vốn đầu tư phát triển cơ sỏa hạ tầng, nghiên cứu và khai thác tiềm năng 
của du lịch sinh thái. 
 - Hỗ trợ về nhân lực trong công tác quản lý khu du lịch sinh thái Ba Vì. 
 * Đối với Sở du lịch và UBND thành phố Hà Nội : 
 - Tạo cơ chế chính sách thông thoáng để thu hút vốn đầu tư cho khu du lịch sinh 
thái Ba Vì trong và ngoài nước. 
 - Hỗ trợ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. 
 - Hỗ trợ đầu tư cho công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá, nâng cao hình ảnh 
của khu du lịch sinh thái Ba Vì. 
 - Hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 
* Đối với ban quản lý khu du lịch Ba Vì : 
 - Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách khi tới tam quan, nghỉ dưỡng 
tại khu du lịch. 
 - Giải quyết triệt để tình trạng bán hàng rong đeo bám du khách, các hoạt động 
gây ô nhiễm môi trường, cảng quan tự nhiên của khu du lịch sinh thái. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_loai_hinh_du_lich_sinh_thai_tai_khu_du_lich_ba_vi.pdf