Phát triển năng lực cán bộ quản lí giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Abstract: In order to meet the requirements of the 4.0 revolution, education management staffs

need to converge modern qualities and competencies such as cooperative skills, critical thinking

skills, problem-solving skills, creating motivation; they must also have an extensive vision, know

how to analyze, contact, compare Vietnamese education with the education of other countries in

the world. The education management staffs who have leadership and management competency

will enable improve the effectiveness of leading the education system in general, the schools in

particular, thereby making education reach its lofty goal and mission.

pdf 5 trang yennguyen 5900
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển năng lực cán bộ quản lí giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển năng lực cán bộ quản lí giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển năng lực cán bộ quản lí giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 5-9 
5 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC VIỆT NAM 
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
Nguyễn Xuân Hòa - Trường Đại học Công đoàn 
Ngày nhận bài:10/12/2018; ngày sửa chữa: 04/01/2019: ngày duyệt đăng: 21/01/2019. 
Abstract: In order to meet the requirements of the 4.0 revolution, education management staffs 
need to converge modern qualities and competencies such as cooperative skills, critical thinking 
skills, problem-solving skills, creating motivation; they must also have an extensive vision, know 
how to analyze, contact, compare Vietnamese education with the education of other countries in 
the world. The education management staffs who have leadership and management competency 
will enable improve the effectiveness of leading the education system in general, the schools in 
particular, thereby making education reach its lofty goal and mission. 
Keywords: Competence, management staff, education, industrial revolution 4.0. 
1. Mở đầu 
Thế giới ngày nay đang trải qua những thay đổi lớn 
lao chưa từng có. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 
tư - còn được gọi là công nghiệp thế hệ 4.0 (CMCN 4.0) 
- đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những biến động mạnh mẽ, 
gây ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống con người 
trong thế kỉ XXI. Cuộc cách mạng này sẽ ảnh hưởng sâu 
sắc đến nền KT-XH toàn cầu, trong đó có nền giáo dục. 
Nó đặt ra những vấn đề cấp bách cho nền giáo dục, nếu 
coi giáo dục (đặc biệt là giáo dục đại học) là bước chuẩn 
bị hành trang cần thiết cho người học tự tin bước vào 
cuộc sống, thì nhà trường cần trang bị một cách đầy đủ 
những kĩ năng cần thiết cho họ, không chỉ cho hiện tại 
mà còn cả tương lai. 
CMCN 4.0 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác 
động đến đời sống xã hội mang những đặc trưng như: 
khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả 
năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử 
lí thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công 
nghệ trên nhiều lĩnh vực; làm thay đổi căn bản và tạo nên 
cách mạng về tổ chức các chuỗi sản xuất - giá trị. Bề rộng 
và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển 
đổi mạnh mẽ của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản trị và 
việc làm. 
Việc tiếp nhận, thay đổi để đáp ứng và theo kịp tác 
động của CMCN 4.0 đang đặt ra cho ngành Giáo dục nói 
chung, trong đó cán bộ quản lí giáo dục (QLGD) nói 
riêng là những vấn đề mang tính tất yếu và cấp thiết. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 và năng lực cán bộ 
quản lí 
2.1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 
Những năm qua, CMCN 4.0 hay còn gọi là “cách 
mạng số” đang hình thành ngày một rõ nét với nền sản 
xuất tự động hóa và công nghệ hóa. CMCN 4.0 làm thay 
đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất và phương pháp quản 
trị các nhà máy, doanh nghiệp thông minh, trong đó máy 
móc được kết nối mạng Internet và kết nối với nhau tạo 
thành hệ quản lí khép kín vận hành công ty thay vì các 
dây chuyền sản xuất và phương pháp quản trị hành chính 
dựa vào sức người như trước đây. Robot trí tuệ nhân tạo 
dần thay thế lao động con người trong nhiều lĩnh vực sản 
xuất, kinh doanh. Nhiều công ty, doanh nghiệp đang 
chuyển sang xu thế hoạt động hầu như bằng máy móc, 
công nghệ, robot dẫn đến sự mất việc của hàng trăm ngàn 
người lao động. 
CMCN 4.0 lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 2013 
tại Đức trong một báo cáo của Chính phủ, Theo Gartner, 
CMCN 4.0 (hay Cách mạng công nghiệp lần thứ tư). 
Lịch sử đã ghi nhận 3 cuộc CMCN chính thức, làm thay 
đổi toàn bộ nền sản xuất và các điều kiện KT-XH của thế 
giới. CMCN lần thứ nhất được đánh dấu bằng sự ra đời 
của máy hơi nước. Cuộc CMCN thứ 2 là sự xuất hiện của 
điện năng, và CMCN lần thứ 3 là sự bùng nổ của tin học 
và tự động hóa. CMCN 4.0 là xu hướng tự động hóa và 
trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Bản chất của 
CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp 
tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, 
phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang 
và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ 
sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, 
người máy,... Nó bao gồm các hệ thống không gian 
mạng, Internet vạn vật và điện toán đám mây. Qua đó, 
người ta tạo ra những nhà máy thông minh với hệ thống 
máy móc tự kết nối với nhau, tự tổ chức và quản lí. Đây 
còn được gọi là cuộc cách mạng số, vì chúng ta sẽ được 
chứng kiến công cuộc “số hóa” thế giới thực thành thế 
giới ảo. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 5-9 
6 
Điều khác biệt giữa CMCN 4.0 với ba cuộc cách 
mạng trước đó là CMCN 4.0 không gắn với sự ra đời 
của một công nghệ nào cụ thể mà là kết quả hội tụ của 
nhiều công nghệ khác nhau, trong đó trọng tâm là công 
nghệ nano, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin - 
truyền thông. Cuộc cách mạng này trực tiếp nảy nở từ 
cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với 
nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh 
học. Nó sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ 
sinh học, Kĩ thuật số và Vật lí. Những yếu tố cốt lõi của 
Kĩ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), 
Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn 
(Big Data). 
Để đón nhận cơ hội mà CMCN 4.0 mang lại, trước 
hết và quan trọng nhất là các quốc gia cần chuẩn bị trước 
nguồn nhân lực chất lượng cao có năng lực sáng tạo 
để tăng sức cạnh tranh trong môi trường làm việc 
không biên giới. Khi bước vào CMCN 4.0, các nền kinh 
tế sẽ chuyển đổi kinh tế từ mô hình tăng trưởng chủ yếu 
dựa vào những yếu tố truyền thống như lao động giá rẻ, 
đất đai, tài nguyên sang mô hình tăng trưởng dựa vào 
công nghệ và trình độ nguồn nhân lực - nhân tố quyết 
định thành công. 
2.1.2. Năng lực cán bộ quản lí giáo dục 
 Khái niệm về cán bộ 
Theo Nguyễn Như Ý (1999), “cán bộ là người làm 
việc trong cơ quan nhà nước, người giữ chức vụ phân 
biệt với người bình thường, không giữ chức vụ trong các 
cơ quan tổ chức nhà nước” [1; tr 249]. 
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Luật 
Cán bộ công chức, viên chức (2008): “Cán bộ là công 
dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ 
chức vụ, chức danh theo nhiệm kì trong cơ quan của 
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - 
xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị 
xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp 
huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà 
nước cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là 
cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ 
theo nhiệm kì trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy 
ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng 
đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công 
dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh 
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, 
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” 
[2; tr 10]. 
 Khái niệm cán bộ quản lí (CBQL) 
Theo nghĩa rộng: CBQL bao gồm tất cả những 
người tham gia vào hệ thống quản lí và hình thành chức 
năng nhất định, họ không tham gia trực tiếp vào quá 
trình sản xuất. 
Theo chức năng, CBQL chia thành 3 loại: 1) Cán bộ 
lãnh đạo: Chỉ huy trong bộ máy quản lí có một chức danh 
nhất định do nhà nước bổ nhiệm. Họ chịu trách nhiệm 
trước cấp trên trong việc chỉ đạo hoạt động của tổ chức 
do mình phụ trách. Hoạt động đặc trưng của họ là ra các 
quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định; 2) Các 
chuyên gia: là những người có trình độ chuyên môn trong 
một lĩnh vực nào đó. Chức năng của học là chuẩn bị các 
phương án cho người lãnh đạo ra quyết định, ngoài ra họ 
còn được lãnh đạo phân công nhiệm vụ theo dõi một số 
công việc theo các nguyên tắc quản lí; 3) Các nhân viên 
quản lí: Chức năng của họ là thu thập, xử lí và truyền đạt 
thông tin ban đầu; chuẩn bị và hình thành các loại tư liệu 
cần thiết đảm bảo cho lãnh đạo và chuyên gia điều hành 
một tổ chức, một công việc nào đó. 
Theo nghĩa hẹp: CBQL tương ứng với người lãnh 
đạo cao nhất trong tổ chức. 
Như vậy, có thể nói, CBQL giáo dục có vai trò của 
người điều hành một hệ thống lớn và phức tạp, đồng thời 
thực thi các chính sách giáo dục đa dạng và mềm dẻo để 
giải quyết một cách chủ động và sáng tạo các vấn đề mới 
nảy sinh như: Phân cấp quản lí, trách nhiệm xã hội, huy 
động nguồn lực, dân chủ hoá giáo dục, tin học hoá quản lí. 
 Khái niệm năng lực 
Có rất nhiều định nghĩa về năng lực và khái niệm này 
đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. 
Theo cách hiểu thông thường, năng lực là sự kết hợp của 
tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng 
có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực 
hiện thành công nhiệm vụ. 
Theo tác giả Trần Khánh Đức (2013), trong “Nghiên 
cứu nhu cầu và xây dựng mô hình đào tạo theo năng lực 
trong lĩnh vực giáo dục” đã nêu rõ năng lực là “khả năng 
tiếp nhận và vận dụng tổng hợp, có hiệu quả mọi tiềm 
năng của con người (tri thức, kĩ năng, thái độ, thể lực, 
niềm tin...) để thực hiện công việc hoặc đối phó với một 
tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và lao động 
nghề nghiệp” [3]. 
Tác giả Nguyễn Văn Tuấn (2010) đã nêu một cách khá 
khái quát: năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là 
điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, 
kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm [4]. 
Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương 
trình tổng thể (2017), năng lực là thuộc tính cá nhân được 
hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 5-9 
7 
tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp 
các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như 
hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại 
hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những 
điều kiện cụ thể. Năng lực cốt lõi: là năng lực cơ bản, 
thiết yếu mà bất kì ai cũng cần phải có để sống, học tập 
và làm việc hiệu quả. Năng lực đặc biệt: là những năng 
khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kĩ năng sống,... nhờ 
tố chất sẵn có ở mỗi người [5; tr 36]. 
Theo Nguyễn Hồng Minh (2017), năng lực là “Tập 
hợp các tính chất hay phẩm chất tâm lí cá nhân, đóng vai 
trò là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện 
tốt một dạng hoạt động nhất định. Người có năng lực là 
người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong 
các hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau” [6]. 
Có nhiều cách hiểu về năng lực nhưng tựu chung nói 
đến năng lực sẽ được hiểu: 
- Năng lực con người là sản phẩm của sự phát triển 
xã hội. “Sự hình thành năng lực đòi hỏi cá thể phải nắm 
được các hình thức hoạt động mà loài người đã tạo ra 
trong quá trình phát triển lịch sử xã hội. Vì vậy, năng lực 
con người không những do hoạt động của bộ não quyết 
định mà trước hết do trình độ phát triển lịch sử mà loài 
người đạt được”; 
- Năng lực là “Tổng hợp thuộc tính độc đáo của nhân 
cách phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, 
đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả”; 
- Năng lực là “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc 
tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” 
hoặc là “Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người 
có khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất 
lượng cao”. 
Như vậy: “năng lực được coi là sự kết hợp của các 
khả năng, phẩm chất, thái độ của một cá nhân hoặc tổ 
chức để thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả”. Năng lực 
là một yếu tố của nhân cách vì vậy năng lực mang dấu ấn 
cá nhân rất rõ nét, thể hiện tính chủ quan trong hành 
động, được hình thành theo quy luật hình thành và phát 
triển nhân cách, trong đó nhân tố giáo dục, hoạt động và 
giao lưu có vai trò quyết định. Mặt khác, về bản chất, 
năng lực được tạo nên bởi các thành tố: Kiến thức, kĩ 
năng, kĩ xảo. Các yếu tố này không tồn tại riêng lẻ mà 
chúng hòa quyện, đan xen vào nhau tác động tích cực vào 
việc nâng cao năng lực của CBQL giáo dục. 
Những năng lực cơ bản của CBQL hình thành và phát 
triển trong quá trình hoạt động sống và hoạt động của 
mỗi con người trong môi trường xã hội hay cộng đồng: 
“trước hết là người có nhân cách, trí tuệ phát triển, có 
một số phẩm chất nổi bật, đồng thời là người có tính sáng 
tạo, có tư duy độc lập, sắc sảo mà người bình thường 
không có, khả năng dự báo và suy luận tốt, giải quyết 
công việc nhanh, chính xác, mang lại hiệu quả cao” 
[7; tr 7]. Đó cũng chính là quá trình phát triển và hoàn 
thiện nhân cách được diễn ra trong suốt cuộc đời. CBQL 
giáo dục ở các cấp độ quản lí khác nhau là người chịu 
trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt động của một 
lĩnh vực, một địa phương. Trong việc thực hiện chức 
năng QLGD cùng với những phẩm chất và tấm lòng, 
CBQL hơn ai hết phải là người có được các năng lực nói 
trên. Đó là cơ sở cho việc hình thành tài năng của người 
quản lí, góp phần làm cho sự nghiệp đổi mới quản lí, 
nâng cao chất lượng GD-ĐT sớm trở thành hiện thực. 
2.2. Phát triển năng lực cán bộ quản lí giáo dục đáp 
ứng Cách mạng công nghiệp 4.0 
Việc phát triển năng lực CBQL giáo dục đáp ứng yêu 
cầu CMCN 4.0 đã được chỉ rõ trong Nghị quyết số 
29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đáp 
ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
Nghị quyết đã chỉ ra thực trạng yếu kém của GD-ĐT thời 
gian qua: “Quản lí GD-ĐT còn nhiều yếu kém. Đội ngũ 
nhà giáo và CBQL giáo dục bất cập về chất lượng, số 
lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi 
mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi 
phạm đạo đức nghề nghiệp” [8]. Đồng thời, Nghị quyết 
cũng phân tích, chỉ ra những nguyên nhân, trong đó có 
nguyên nhân là do: “Việc phân định giữa quản lí nhà 
nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở GD-ĐT 
chưa rõ. Công tác quản lí chất lượng, thanh tra, kiểm tra, 
giám sát chưa được coi trọng đúng mức” [8]. Nghị quyết 
đã định hướng đổi mới công tác QLGD trong thời gian 
tới: “Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lí 
nhà nước về GD-ĐT và trách nhiệm quản lí theo ngành, 
lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương. Phân định công 
tác quản lí nhà nước với quản trị của cơ sở GD-ĐT. Đẩy 
mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và 
tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở GD-ĐT” [8]. Để 
giáo dục Việt Nam phát triển, điều quan trọng là nâng 
cao năng lực của đội ngũ CBQL nhằm góp phần nâng 
cao chất lượng đào tạo, tăng sức cạnh tranh của nguồn 
nhân lực trên thị trường lao động trong nước, khu vực và 
quốc tế. 
Sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đã đặt lên vai các 
nhà quản lí giáo dục rất nhiều thách thức và cơ hội mới. 
Đó là môi trường làm việc trong bối cảnh công nghệ và 
số hóa với trí tuệ nhân tạo; Nguồn nhân lực xã hội thay 
đổi; Sự phân hóa cơ cấu ngành nghề đào tạo trong các 
trường đại học cao đẳng dẫn đến sự thay đổi trong 
phương thức quản lí trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, các 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 5-9 
8 
nhà quản lí, lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục phải thay 
đổi nhận thức về vai trò quản lí, phải tự đào tạo, bồi 
dưỡng các nhóm năng lực để đáp ứng yêu cầu kết nối 
mới trên nền tảng kiến thức, công nghệ. Để đáp ứng yêu 
cầu và đòi hỏi của nền giáo dục hiện đại trong bối cảnh 
cách mạng CMCN 4.0, CBQL giáo dục cần phát triển 
năng lực quản lí cụ thể: 
Thứ nhất, năng lực của CBQL giáo dục cần được đào 
tạo ngày càng hoàn thiện, để đáp ứng yêu cầu kết nối mới 
trên nền tảng kiến thức và công nghệ, trong nền kinh tế 
tri thức và thời kì công nghệ số. Công nghệ như là một 
công cụ để giải quyết những thách thức trong QLGD, 
QLGD phải có năng lực chuyên môn thể hiện ở: Khả 
năng phân tích và giải quyết các vấn đề tình huống, phát 
hiện thách thức, cơ hội, nguy cơ, đề xuất các giải pháp 
tận dụng cơ hội và tập trung nguồn lực để giải quyết các 
vấn đề xung yếu, đột phá của hệ thống hoặc tổ chức giáo 
dục; Khả năng xác định đúng phương hướng phát triển 
hệ thống hoặc tổ chức giáo dục. Phải có năng lực đổi mới 
tư duy; năng lực thích ứng hoà nhập và hội nhập; năng 
lực hợp tác; năng lực kiểm tra, đánh giá; nắm vững Luật 
Giáo dục và hiểu biết pháp luật có liên quan; có kĩ năng 
phân tích tổng hợp; có lòng nhân ái, tính trung thực và 
khiêm tốn; có tác phong công nghiệp; có tính quyết đoán; 
biết ứng dụng ngoại ngữ, tin học giúp cho việc quản lí, 
có năng lực lãnh đạo ưu việt, vận dụng các phương pháp 
chuyển đổi để đáp ứng vai trò và trách nhiệm của lãnh 
đạo nhà trường ngày càng lớn hơn, theo kịp các mục tiêu 
đổi mới của nhà trường. Hơn nữa, CBQL giáo dục phải 
có bản lĩnh chính trị luôn kiên định với chủ trương, 
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Biết giữ 
gìn kế thừa và phát triển những truyền thống thông minh, 
hiếu học của dân tộc; luôn cần kiệm, liêm chính, chí 
công, vô tư. 
Thứ hai, phải nâng cao năng lực tổ chức quản lí và sự 
thích ứng của CBQL giáo dục. Nâng cao năng lực QLGD 
đáp ứng CMCN 4.0 là CBQL giáo dục phải thay đổi 
trong tư duy về vai trò và nội dung của các chính sách 
phát triển và quản lí nguồn nhân lực giáo dục và cơ sở 
giáo dục mà mình quản lí. CBQL giáo dục phải có tầm 
nhìn xây dựng chiến lược, chính sách giáo dục, phải có 
kiến thức, kĩ năng và thái độ để xác định vị trí, vai trò, 
tầm nhìn, sứ mệnh của giáo dục và của cơ sở giáo dục, từ 
đó có thể xây dựng được các chiến lược, chính sách phát 
triển giáo dục và cơ sở giáo dục. Đồng thời, phải có năng 
lực quản lí nguồn nhân lực giáo dục. Vấn đề đặt ra cho 
CBQL giáo dục là biết vận dụng lí luận, cơ sở pháp lí để 
triển khai các nội dung quản lí nguồn nhân lực ở cơ sở 
mình từ tuyển dụng, bố trí công việc, phân công nhiệm 
vụ, đánh giá, khen thưởng kỉ luật, chính sách đãi ngộ... 
Thứ ba, nâng cao khả năng kết nối giữa con người và 
kiến thức hướng tới môi trường 4.0. Trong thời đại 
CMCN 4.0, môi trường làm việc trong các cơ sở GD-ĐT 
và toàn xã hội theo hướng công nghệ, số hóa với trí tuệ 
nhân tạo kéo theo sự thay đổi nguồn nhân lực xã hội và 
sự phân hóa cơ cấu ngành nghề đào tạo. Do đó, phương 
thức CBQL giáo dục trong các cơ sở giáo dục buộc phải 
thay đổi, CBQL giáo dục cần trang bị những kiến thức 
mang tính đa ngành, kĩ năng mềm, đặc biệt là tư duy phân 
tích, phản biện để thích ứng với môi trường toàn cầu hóa. 
Người QLGD phải biết tiếng Anh và công nghệ thông tin 
để đáp ứng được cách mạng 4.0 
Thứ tư, để có khả năng phát triển nhà trường lấy 
người học làm trung tâm, trong đó tạo điều kiện đề người 
học luôn nỗ lực đạt được kết quả cao nhất và không 
ngừng đổi mới đến cùng. Cần có tầm nhìn toàn cảnh và 
hệ thống để đảm bảo các chương trình chuyển đổi của 
nhà trường phải bám sát mục tiêu phát triển quốc gia ở 
cấp độ cao hơn. CBQL giáo dục phải bền bỉ, kiên trì và 
quyết tâm trên con đường giáo dục toàn diện học sinh, 
tạo điều kiện để các em phát huy được năng lực giải 
quyết các vấn đề trong đời sống, có kĩ năng sống tích cực, 
có kĩ năng định hướng nghề nghiệp tương lai, nhằm tham 
gia vào nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước đáp 
ứng CMCN 4.0. 
Thứ năm, nhà QLGD có năng lực hợp tác và cạnh 
tranh để tạo diễn đàn cho các nhà nghiên cứu giáo dục, 
hoạch định chính sách, CBQL giáo dục trong và ngoài 
nước chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn cũng như kết quả 
nghiên cứu về chính sách, cơ chế, phương pháp... trong 
đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp đội 
ngũ CBQL giáo dục trong bối cảnh CMCN 4.0. Phải có 
năng lực liên hệ giữa tầm nhìn quốc gia với trường học 
và quá trình thay đổi. Bối cảnh xã hội hiện nay là vạn vật 
kết nối Internet, mọi sự vật, hiện tượng hay con người 
đều dễ dàng kết nối, liên hệ với nhau. Vì vậy, CBQL giáo 
dục cần có một cái nhìn tổng quan, khách quan và so sánh 
giữa hệ thống giáo dục Việt Nam với giáo dục của thế 
giới, từ đó có những định hướng phát triển hợp lí cho giáo 
dục nước nhà. 
Thứ sáu, phải có các kĩ năng khác nhau trong điều 
hành, giải quyết công việc như: Tổ chức công việc của 
bản thân, các phương pháp, quá trình, quy trình làm việc 
hàng ngày, kết hợp công việc trước mắt và lâu dài; Biết 
cách làm việc với mọi người, hợp tác và tạo ra môi 
trường phát huy khuyến khích mọi người làm việc phát 
huy sáng tạo cá nhân; Biết kiểm tra, đánh giá và sử dụng 
đúng năng lực của từng người; Phát hiện được vấn đề 
tổng quát và chi tiết, nhận biết nhân tố động lực. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 5-9 
9 
3. Kết luận 
CMCN 4.0 đã tác động to lớn mạnh mẽ, tạo nên 
những bước ngoặt lớn lao với nền giáo dục thế giới nói 
chung, Việt Nam nói riêng, hứa hẹn những bước đột phá 
mới trong hoạt động đào tạo, thay đổi mục tiêu đào tạo, 
mô hình đào tạo truyền thống bằng cách chuyển tải và 
đào tạo kiến thức hoàn toàn mới. Sự phát triển công nghệ 
thông tin, công cụ kĩ thuật số, hệ thống mạng kết nối và 
siêu dữ liệu sẽ là những công cụ và phương tiện tốt để 
thay đổi cách thức tổ chức và phương pháp giảng dạy. 
Những nhà QLGD là một trong những người chịu sự tác 
động này nhanh hơn cả, bởi chính họ trực tiếp với cuộc 
CMCN4.0. Các nhà QLGD phải giúp cho giảng viên, 
sinh viên tiếp cận về công nghệ thông tin, cập nhật kịp 
thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới 
nhất của thế giới vào cuộc sống, trang bị ngoại ngữ và 
các kĩ năng mềm thì mới có cơ hội cạnh tranh, mở ra cánh 
cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa. 
CMCN 4.0 cùng với sự thay đổi nhanh chóng và rộng 
khắp trong tất cả các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đời 
sống xã hội, đặt các nhà QLGD trước những thách thức 
về yêu cầu đổi mới tư duy, phát triển hệ thống GD-ĐT, 
xây dựng tầm nhìn, mục tiêu, nội dung, chương trình, 
phương thức đào tạo chất lượng và hiệu quả, năng lực 
quản lí thích ứng với những thay đổi. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1999). Đại từ điển Tiếng 
Việt. NXB Văn hóa - Thông tin. 
[2] Quốc hội (2008). Luật Cán bộ, công chức. NXB Lao động. 
[3] Trần Khánh Đức (2013). Nghiên cứu nhu cầu và xây 
dựng mô hình đào tạo theo năng lực trong lĩnh vực 
giáo dục. Đề tài Trọng điểm Đại học Quốc gia Hà 
Nội, mã số: QGTĐ-2013. 
[4] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ 
thông - Chương trình tổng thể. 
[5] Nguyễn Văn Tuấn (2010). Phương pháp dạy học 
theo hướng tích hợp. Trường Đại học Sư phạm Kĩ 
thuật TP. Hồ Chí Minh. 
[6] Nguyễn Hồng Minh (2017). Cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống 
giáo dục nghề nghiệp. Tạp chí Lao động và Xã hội, 
số tháng 2/2017. 
[7] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017). 
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Thời cơ và thách 
thức đối với Việt Nam. NXB Lí luận chính trị, tr 7-10. 
[8] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT... 
(Tiếp theo trang 4) 
3. Kết luận 
Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt 
Nam là một bộ phận quan trọng của giáo dục chính trị 
nhưng có tính độc lập tương đối, có mục đích, nội dung, 
hình thức, phương pháp, chủ thể và đối tượng đặc thù 
riêng. Giáo dục pháp luật trong Quân đội liên quan rất 
chặt chẽ với giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo 
đức, lối sống, với duy trì kỉ luật ở các đơn vị. Trong bối 
cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền 
và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc 
tăng cường giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân 
Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết, khách quan. Công việc 
này cần phải được thực hiện trên tất cả các mặt từ nhận 
thức đến nội dung, hình thức, phương pháp, mục tiêu, kết 
quả cũng như việc bảo đảm về tổ chức cán bộ và vật chất 
bảo đảm, để góp phần chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa và 
tăng cường hơn nữa giáo dục pháp luật trong Quân đội. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Quốc hội (2013). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam. 
[2] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 5). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[3] Thái Duy Tuyên (2001). Giáo dục học hiện đại. 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[4] Nguyễn Văn Vĩ (2018). Giáo dục pháp luật trong 
quân đội nhân dân Việt Nam. Luận án tiến sĩ Luật 
học, Học viện Khoa học xã hội. 
[5] Bộ Quốc phòng (2016). Thông tư số 42/2016/TT-
BQP ngày 30/03/2016 quy định về phổ biến, giáo 
dục trong Bộ Quốc phòng. 
[6] Trần Thị Hương - Nguyễn Đức Danh - Hồ Văn Liên 
- Ngô Đình Qua (2017). Giáo dục học đại cương. 
NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 
[7] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
[8] Đỗ Anh Vinh (2018). Bồi dưỡng đạo đức cách mạng 
cho cán bộ hậu cần quân đội theo đạo đức, phong 
cách Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Quân sự, số 3, 
tr 12-16.

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nang_luc_can_bo_quan_li_giao_duc_viet_nam_dap_ung.pdf