Phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh Trung học Cơ sở trong dạy học môn Khoa học tự nhiên thông qua sử dụng bài tập tiếp cận theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA
Abstract: The article focuses on analyzing the components of natural science competences of
secondary school students with specific manifestations. Based on that, the article design a process
of using exercises to develop competence of natural sciences for secondary school students through
PISA (Programme for International Student Assessment) approach exercises to meet requirements
of education reform.
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh Trung học Cơ sở trong dạy học môn Khoa học tự nhiên thông qua sử dụng bài tập tiếp cận theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh Trung học Cơ sở trong dạy học môn Khoa học tự nhiên thông qua sử dụng bài tập tiếp cận theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 200-204 200 Email: diemhangtn@gmail.com PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THÔNG QUA SỬ DỤNG BÀI TẬP TIẾP CẬN THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH QUỐC TẾ PISA Nguyễn Thị Diễm Hằng - Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An Cao Cự Giác - Lê Danh Bình, Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài: 11/06/2018; ngày sửa chữa: 20/06/2018; ngày duyệt đăng: 28/06/2018. Abstract: The article focuses on analyzing the components of natural science competences of secondary school students with specific manifestations. Based on that, the article design a process of using exercises to develop competence of natural sciences for secondary school students through PISA (Programme for International Student Assessment) approach exercises to meet requirements of education reform. Keywords: Natural science skills, PISA approach, exercise, secondary school students. 1. Mở đầu Trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và hội nhập toàn cầu hiện nay, giáo dục nước ta đang từng bước chuyển từ nền giáo dục truyền thụ kiến thức, kĩ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực (NL) người học. Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất,... Đồng thời, sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học khác liên quan như Toán học, Tin học,... cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển không ngừng của Khoa học tự nhiên. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Vì vậy, Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở [1]. Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn KHTN được thiết kế trên cơ sở tích hợp các lĩnh vực về Vật lí, Sinh học, Hóa học, Khoa học Trái đất là môn học bắt buộc nhằm hình thành và phát triển NLKHTN cho học sinh (HS) cấp trung học cơ sở (THCS) [1]. PISA - “Programme for International Student Assessment - Chương trình đánh giá HS quốc tế” do Hiệp hội các nước phát triển OECD khởi xướng và chỉ đạo, đối tượng đánh giá là HS trong độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Mục tiêu tổng quát của PISA nhằm kiểm tra xem ở độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, HS đã được chuẩn bị được những kiến thức, kĩ năng gì. PISA tập trung đánh giá 03 mảng NL chính: NL toán học, NL đọc hiểu, NL khoa học [2]. Độ tuổi đánh giá của PISA phù hợp với độ tuổi HS kết thúc cấp THCS ở Việt Nam. Việt Nam tham gia đánh giá chính thức từ chu kì PISA 2012. Đến nay, có khá nhiều tài liệu, công trình, bài viết nghiên cứu về vấn đề phát triển NLKHTN cho HS, các giải pháp phát triển và đánh giá NL HS theo quan điểm PISA. Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường đã công bố công trình nghiên cứu về các chủ đề cơ bản của lí luận dạy học hiện đại theo định hướng tiếp cận NL người học trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế [3]. Nhóm tác giả Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội công bố công trình nghiên cứu về quy trình, biện pháp, phương pháp, cách tổ chức quá trình dạy học minh họa để hình thành, phát triển các NL chung và NL chuyên biệt cho từng môn học [4]. Đỗ Hương Trà và nhóm tác giả đã cung cấp một số cơ sở lí luận về dạy học tích hợp theo định hướng phát triển NL và giới thiệu chủ đề minh họa giúp giáo viên (GV) có cơ sở để rèn luyện các kĩ năng khi tiến hành dạy học môn KHTN theo chương trình Giáo dục phổ thông mới [5],... Những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp lí luận chung về NL, NL khoa học, đưa ra một số chủ đề minh họa khi dạy học môn KHTN, một số biện pháp hình thành và phát triển NLKHTN cho đối tượng HS trung học phổ thông,... NLKHTN của HS có thể hình thành thông qua nhiều con đường, bài viết đề cập vấn đề phát triển NLKHTN cho HS THCS thông qua bài tập tiếp cận theo PISA nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Bài tập tiếp cận theo PISA NL khoa học theo PISA được đánh giá qua các bài tập, gồm phần dẫn (có thể trình bày dưới dạng chữ, bảng, biểu đồ,) và theo đó là một số câu hỏi (item) được kết VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 200-204 201 hợp với tài liệu này. PISA không sử dụng thuật ngữ chấm bài trong đánh giá kết quả bài thi, các phương án trả lời được mã hóa. Các mã thể hiện mức độ trả lời gồm: đầy đủ, chưa đầy đủ, không đạt [2]. Các câu hỏi của PISA đều dựa trên tình huống thực tiễn, nhiều tình huống được lựa chọn không chỉ để HS thực hiện các thao tác về tư duy, mà còn để các em hiểu về các vấn đề xã hội (như: sự nóng lên của Trái Đất,). Dạng thức của câu hỏi phong phú, gồm các câu hỏi lựa chọn đáp án và yêu cầu HS tự xây dựng đáp án của mình. Chất liệu được sử dụng để xây dựng các câu hỏi này cũng rất đa dạng, chẳng hạn như bài tập đọc hiểu của PISA có thể xây dựng trên bảng biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo, [2]. Chương trình dạy học định hướng NL được xây dựng trên cơ sở chuẩn NL của môn học. NL chủ yếu được hình thành thông qua hoạt động học của HS. Hệ thống bài tập định hướng NL chính là công cụ cho HS luyện tập, giúp giáo viên (GV) và đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục kiểm tra, đánh giá NL của HS, nắm được hiệu quả của quá trình dạy học [6; tr 36]. Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV cần xây dựng các bài tập định hướng NL người học. Thông qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy sử dụng bài tập tiếp cận theo PISA để hình thành, phát triển và đánh giá NL HS là xu hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục Việt Nam và quốc tế hiện nay [2]. 2.2. Năng lực và năng lực khoa học tự nhiên Phạm trù NL được các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu NL là khả năng thực hiện thành công và có trách nhiệm các nhiệm vụ, giải quyết vấn đề trong các tình huống xác định cũng như tình huống thay đổi trên cơ sở huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí khác nhau như: động cơ, ý chí, quan niệm, giá trị,... [3; tr 68]. NLKHTN là NL đặc thù, được hình thành và phát triển cho HS trong quá trình dạy học môn KHTN. NLKHTN đối với HS THCS có thể gồm 03 thành phần sau: Nhận thức kiến thức khoa học; tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của xã hội và bảo vệ môi trường [1]. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một số NL thành phần của NLKHTN và phân tích biểu hiện cụ thể của các NL thành phần [7]: Bảng 1. Biểu hiện cụ thể của các NL thành phần của NLKHTN NL thành phần Biểu hiện cụ thể NL nhận thức kiến thức KHTN - Gọi tên, nhận biết các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình tự nhiên. - Trình bày đặc điểm, vai trò của các đối tượng và quá trình tự nhiên. - Phân loại các vật, sự vật theo các tiêu chí khác nhau. - Phân tích các khía cạnh của một đối tượng, sự vật, quá trình. - So sánh, lựa chọn các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình dựa theo tiêu chí. - Giải thích về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng khoa học. NL sử dụng ngôn ngữ KHTN - Hiểu biết về thuật ngữ, kí hiệu, công thức, quy tắc, sơ đồ, biểu đồ. - Trình bày được nội dung của các khái niệm cơ bản, thuyết, định luật, định lí. - Sử dụng thuật ngữ, kí hiệu, công thức, sơ đồ, biểu đồ để biểu đạt vấn đề khoa học bằng hình thức nói, viết. - Xác định được từ khóa trong văn bản khoa học. - Vận dụng được ngôn ngữ khoa học trong tình huống cụ thể. NL phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến KHTN - Phân tích được tình huống trong học tập. - Phát hiện và đề xuất tình huống có vấn đề liên quan đến KHTN. - Xác định, tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết. - Đưa ra phán đoán, xây dựng giả thuyết khoa học. - Đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề. - Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. - Thực hiện kế hoạch đã đề ra. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. NL sử dụng kiến thức KHTN vào giải quyết vấn đề thực tiễn - Hệ thống được kiến thức KHTN theo các tiêu chí. - Phát hiện nội dung kiến thức KHTN được ứng dụng trong các vấn đề, lĩnh vực khác nhau. - Phân tích, tổng hợp kiến thức KHTN và vận dụng vào thực tiễn. - Tìm tòi, phát hiện các vấn đề trong thực tiễn liên quan đến kiến thức KHTN. - Sử dụng kiến thức KHTN để giải quyết vấn đề thực tiễn. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 200-204 202 NL thực hành thí nghiệm và vận dụng trong cuộc sống - Nghiên cứu, chuẩn bị nội dung thực hành thí nghiệm. - Nắm vững quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. - Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình. - Quan sát thí nghiệm cẩn thận, chi tiết, đầy đủ và đúng phương pháp. - Mô tả thí nghiệm đầy đủ, khoa học. - Giải thích được các hiện tượng xảy ra trong quá trình tiến hành thí nghiệm. - Vận dụng thí nghiệm vào cuộc sống trong một số trường hợp thích hợp. - Tổng kết, đánh giá sau khi tiến hành thí nghiệm. NL quan sát, thu thập, xử lí và sử dụng số liệu thực nghiệm - Xác định được nội dung chính cần quan sát. - Quan sát, theo dõi đối tượng quan tâm. - Ghi chép, chụp ảnh, quay phim sự thay đổi của các số liệu, đại lượng liên quan. - Vẽ sơ đồ, biểu đồ biểu diễn các số liệu thu được. - Tính toán, xử lí số liệu theo các phương trình, công thức - Xử lí số liệu thu được và rút ra kết luận. - Xác định nguyên nhân sai số, giải thích. NL đánh giá định tính và định lượng kết quả thực nghiệm - Phân tích dữ kiện thực nghiệm. - Giải thích kết quả thực nghiệm. - Tính toán các đại lượng đặc trưng của quá trình thực nghiệm. - Biện luận kết quả. NL báo cáo, trình bày và công bố kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao - Thảo luận, thống nhất với các thành viên của nhóm về nội dung báo cáo. - Lựa chọn nội dung sẽ trình bày, báo cáo. - Tập hợp tất cả các vấn đề liên quan đến nội dung sẽ báo cáo. - Tóm tắt được quy trình các bước tiến hành nhiệm vụ được giao. - Tổng hợp kết quả công việc đã tiến hành. - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng xảy ra. - Trình bày kết quả dưới các hình thức như bản báo cáo, bản trình chiếu, bài báo khoa học, poster,... - Báo cáo kết quả công việc. - Thảo luận về các vấn đề liên quan đến nội dung báo cáo. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, trong nghiên cứu tài liệu lí luận có liên quan. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Quan sát, trò chuyện và phỏng vấn HS, GV, lấy ý kiến chuyên gia nhằm đánh giá thực trạng sử dụng bài tập tiếp cận theo PISA vào mục đích đánh giá NLKHTN của HS ở một số trường THCS; - Điều tra, khảo sát GV, lấy ý kiến chuyên gia về cấu trúc NL thành phần cũng như các biểu hiện cụ thể. 2.3.3. Phương pháp xử lí thông tin: Áp dụng toán thống kê và phần mềm ứng dụng nghiên cứu khoa học để xử lí kết quả điều tra. 2.4. Sử dụng bài tập tiếp cận theo PISA trong dạy học môn Khoa học tự nhiên nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở 2.4.1. Quy trình sử dụng bài tập tiếp cận theo PISA nhằm hình thành, phát triển và đánh giá năng lực khoa học tự nhiên của học sinh trung học cơ sở Để hình thành, phát triển và đánh giá NLKHTN cho HS THCS dựa theo hệ thống các NL thành phần ở bảng 1, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng bài tập tiếp cận theo PISA như sau: Bước 1: Lựa chọn đơn vị nội dung kiến thức, xây dựng ma trận mô tả các yêu cầu cần đạt được sau khi học tập, nghiên cứu. Bước 2: Dựa vào mục tiêu của bài học, nội dung học tập, yêu cầu cần đạt để xác định NL và mức độ biểu hiện của NL phù hợp. Bước 3: Xây dựng bối cảnh thực tiễn phù hợp với nội dung kiến thức. Bước 4: Xây dựng phần dẫn và các câu hỏi theo mẫu bài tập PISA phù hợp với nội dung kiến thức và các mức độ biểu hiện của NL lựa chọn. Bước 5: Xây dựng các đáp án và phương án chấm bài. Bước 6: Có thể áp dụng 1 trong các giai đoạn của tiến trình dạy học như: hỏi bài cũ, dạy học bài mới hay củng cố, luyện tập. Tùy vào điều kiện cụ thể, GV có thể linh hoạt sử dụng. Bước 7: Kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả sử dụng bài tập vào quá trình dạy học, hoàn thiện bài tập và phương án sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 200-204 203 2.4.2. Ví dụ minh họa Khái niệm axit và các tính chất lí hóa, ứng dụng của axit được hình thành cho HS khi tiến hành tổ chức dạy học chủ đề Axit - Bazơ - pH thông qua quy trình sau [1; tr 45]: Bước 1: Nội dung kiến thức Axit - chương trình môn KHTN lớp 8, các yêu cầu cần đạt được sau khi học tập, nghiên cứu axit với các mức độ nhận thức như sau: Bước 2: Với nội dung kiến thức và mục tiêu học tập như trên, HS sẽ phát triển được các NL: NL nhận thức KHTN, NL sử dụng ngôn ngữ KHTN, NL sử dụng kiến thức KHTN vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Bước 3: Chọn bối cảnh thực tiễn phù hợp: Mưa axit. Bước 4: Xây dựng phần dẫn và các câu hỏi. Mưa axit [8]: Mưa axit là hậu quả của ô nhiễm khói, bụi, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1948 tại Thụy Điển. Ngay từ những năm 50 của thế kỉ 20, hiện tượng này đã bắt đầu được nghiên cứu. Phát hiện tại Đức năm 1984 cho thấy, hơn một nửa các cánh rừng của miền Tây nước này đã và đang vào thời kì bị phá hủy với các mức độ khác nhau. Hay như ở Thụy Sĩ bị thiệt hại khoảng 12 triệu cây (chiếm 14% diện tích rừng), trong khi đó ở Hà Lan diện tích rừng bị phá hủy lên đến 40%. Câu hỏi 1: Hãy cho biết mưa axit là loại nước mưa như thế nào? Nguyên nhân chính nào gây ra mưa axit? Câu hỏi 2: Em hãy nêu các biện pháp để giảm thiểu lượng mưa axit và ngăn ngừa tác hại của nó. Câu hỏi 3: Mưa được hình thành do hơi nước bay lên gặp lạnh ngưng tụ thành những giọt nước lớn dần, rơi xuống bề mặt Trái đất gây mưa. Vậy, tại sao trong nước mưa lại có axit? Câu hỏi 4: Trong nước mưa ở vùng công nghiệp thường có lẫn axit sunfuric và axit nitric, trong nước mưa ở vùng thảo nguyên cách xa vùng công nghiệp vẫn có lẫn một lượng nhỏ axit nitric. Em hãy giải thích. Bước 5: Xây dựng đáp án và phương án chấm bài. Hướng dẫn: Câu hỏi 1: - Mức đầy đủ: HS cần trả lời được 2 ý sau: + Mưa axit là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6; + Đây là hậu quả của quá trình phát triển sản xuất, con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitrogen. Quá trình đốt sản sinh ra nhiều khí độc hại như: sulfur dioxide (SO2) và nitrogen dioxide (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành axit sulfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. - Mức chưa đầy đủ: HS chỉ trả lời được 1 trong 2 ý trên. - Không đạt: HS trả lời khác hoặc không làm bài. Câu hỏi 2: - Mức đầy đủ: HS trả lời đầy đủ các ý sau: + Cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về rác thải nhằm hạn chế tối đa việc phát tán SO2, NO2 vào khí quyển; + Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để lưu huỳnh và nitrogen trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng; + Tìm kiếm và thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu sạch, sử dụng các loại năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường; + Kiểm soát lượng khí thải xe cộ, làm giảm lượng khí thải của các nitrogen oxide từ xe có động cơ; + Để bảo vệ sức Nội dung kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Thang pH, chất chỉ thị - Nêu được thang pH, chất chỉ thị để phân loại axit, bazơ - Xác định được tính axit, bazơ từ pH - Thực hiện được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...) - Liên hệ và giải thích được các hiện tượng liên quan đến pH trong dạ dày, trong máu, nước mưa và đất 2. Axit: Khái niệm, tính chất lí hóa, ứng dụng - Nêu được khái niệm axit - Nêu được tính chất lí hóa cơ bản của axit - Nêu được ứng dụng của axit - Thông qua thí nghiệm, rút ra tính chất cơ bản của axit - Viết được một số phương trình hóa học đơn giản liên quan đến axit - Dự đoán được tính chất của một số thực phẩm, đồ uống thường gặp - Liên hệ, giải thích, dự đoán được một số hiện tượng thực tiễn liên quan đến axit VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 200-204 204 khỏe, không nên hứng nước từ các cơn mưa đầu mùa và sử dụng nước những nơi gần các khu công nghiệp, nhà máy vì có nguy cơ chứa nhiều chất bẩn nhất, trong đó bao gồm cả axit sulfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3),... - Mức chưa đầy đủ: HS trả lời được ít nhất một trong các ý trên. - Không đạt: HS không trả lời hoặc trả lời không chính xác. Câu hỏi 3: - Mức đầy đủ: HS giải thích nguyên nhân và viết được phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Khí thải từ công nghiệp, từ núi lửa, từ hoạt động con người sinh ra các khí NO2, SO2,... Các khí này bị oxi hóa bởi oxi không khí (trong điều kiện thích hợp), khi tan vào nước mưa tạo ra các axit mạnh như H2SO4, HNO3 theo mưa rơi xuống đất tạo mưa axit. Các phản ứng xảy ra: 2 2 2 3 2 2 2 2 4 4NO O 2H O 4HNO 2SO O 2H O 2H SO (có xúc tác bụi kim loại trong không khí) - Mức chưa đầy đủ: HS nêu được nguyên nhân nhưng chưa viết được phương trình hóa học của phản ứng hoặc ngược lại. - Không đạt: HS không giải thích được hoặc không làm bài. Câu hỏi 4: - Mức đầy đủ: HS giải thích và viết được phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong điều kiện có sấm sét và mưa. Do có các phản ứng sau xảy ra khi có sấm sét: tia löa ®iÖn 2 2 2 2 2 2 2 3 N O 2NO 2NO O 2NO 4NO O 2H O 4HNO - Mức chưa đầy đủ: HS nêu được nguyên nhân nhưng chưa viết được phương trình phản ứng hoặc ngược lại. - Không đạt: HS không trả lời hoặc trả lời không chính xác. Bước 6: GV có thể áp dụng ví dụ trên để luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng hoặc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học chủ đề Axit - Base - pH. Bước 7: Sau khi vận dụng vào thực tiễn dạy học, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể như: thời gian, trình độ của HS,... GV điều chỉnh ví dụ cho phù hợp. 3. Kết luận Trên đây là một số nghiên cứu về cấu trúc NLKHTN của HS THCS. Từ đó, chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống bài tập tiếp cận theo PISA để hình thành, phát triển và đánh giá NLKHTN cho HS. Trong những nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ hoàn thiện và tổ chức thực nghiệm sư phạm để có những kết luận đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2018). Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình môn Khoa học Tự nhiên. [2] Bộ GD-ĐT (2015). Tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi do OECD phát hành trong lĩnh vực khoa học. [3] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014). Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. NXB Đại học Sư phạm. [4] Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm. [5] Đỗ Hương Trà (chủ biên) - Nguyễn Văn Biên - Trần Khánh Ngọc - Trần Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy - Nguyễn Công Khanh - Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh - Quyển 1: Khoa học Tự nhiên. NXB Đại học Sư phạm. [6] Bộ GD-ĐT (2014). Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh trong trường trung học cơ sở - môn Vật lí, Hóa học, Sinh học. [7] Nguyễn Thị Diễm Hằng - Cao Cự Giác - Lê Danh Bình (2017). Thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập đánh giá năng lực Khoa học Tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận PISA. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển năng lực sư phạm đội ngũ giáo viên khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 12/2017, tr 575-582. [8] Cao Cự Giác (chủ biên, 2017). Bài tập đánh giá năng lực Khoa học Tự nhiên theo tiếp cận PISA. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [9] Cao Cự Giác - Nguyễn Thị Diễm Hằng (2017). Bài tập đánh giá năng lực khoa học tự nhiên. Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 2, tr 21-22. [10] Lê Thị Mỹ Hà (2013). Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 64, tr 17-21. [11] Lê Thị Mỹ Hà (2014). Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam. Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 346, tr 28-36. [12] Hà Thị Lan Hương (2017). Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 1A/2017, tr 218-266. [13] OECD (2017). PISA 2015 Assessment and Analytical Framework. OECD Publishing, Paris.
File đính kèm:
- phat_trien_nang_luc_khoa_hoc_tu_nhien_cho_hoc_sinh_trung_hoc.pdf