Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái khu Ramsar tràm chim huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp

TÓM TẮT

Vườn quốc gia Tràm Chim có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái và là điểm thu

hút du khách của tỉnh Đồng Tháp, nhất là từ khi được công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt

Nam và thứ 2000 của thế giới. Nơi đây cũng được xác định là điểm du lịch trọng điểm theo đề án

phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. Bài viết phân tích, đánh giá các sản phẩm du lịch

sinh thái ở khu Ramsar Tràm Chim qua cảm nhận của du khách, góp phần cung cấp cơ sở khoa

học cho các cơ quan quản lí địa phương để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm thu hút

du khách trong thời gian tới

pdf 13 trang yennguyen 2500
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái khu Ramsar tràm chim huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái khu Ramsar tràm chim huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái khu Ramsar tràm chim huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
Tập 16, Số 2 (2019): 138-150 
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES
Vol. 16, No. 2 (2019): 138-150
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
138 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI KHU RAMSAR 
TRÀM CHIM HUYỆN TAM NÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP 
Nguyễn Minh Triết1, Mai Võ Ngọc Thanh2, Trần Thị Huỳnh Nga3 
1Cục thuế tỉnh Đồng Tháp, 2Công ti Vietravel – Chi nhánh Cần Thơ, 3Cục thuế thành phố Cần Thơ 
Tác giả liên hệ: Email: nmtrietdt@gmail.com 
Ngày nhận bài: 08-9-2017; ngày nhận bài sửa: 29-5-2018; ngày duyệt đăng: 17-01-2019 
TÓM TẮT 
Vườn quốc gia Tràm Chim có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái và là điểm thu 
hút du khách của tỉnh Đồng Tháp, nhất là từ khi được công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt 
Nam và thứ 2000 của thế giới. Nơi đây cũng được xác định là điểm du lịch trọng điểm theo đề án 
phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. Bài viết phân tích, đánh giá các sản phẩm du lịch 
sinh thái ở khu Ramsar Tràm Chim qua cảm nhận của du khách, góp phần cung cấp cơ sở khoa 
học cho các cơ quan quản lí địa phương để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm thu hút 
du khách trong thời gian tới. 
Từ khóa: du lịch Đồng Tháp, du lịch sinh thái, khu Ramsar Tràm Chim. 
1. Đặt vấn đề 
Tỉnh Đồng Tháp có nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, có bề dày lịch sử văn hóa, 
với nhiều lễ hội dân gian truyền thống, người dân nơi đây thân thiện và hiếu khách... Đó là 
những điều kiện thuận lợi để Đồng Tháp phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, lịch sử, 
lễ hội, làng nghề, ẩm thực... Một số sản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh, gắn liền với các 
địa danh trong vùng như khu di tích Xẻo Quýt – căn cứ kháng chiến chống Mĩ của vùng 
đồng bằng ngập lũ, di tích lăng cụ Nguyễn Sinh Sắc, di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ 
thuật quốc gia đặc biệt Gò Tháp, khu Ramsar Tràm Chim, làng hoa kiểng Sa Đéc, nhà cổ 
Huỳnh Thủy Lê... Trong đó, khu Ramsar Tràm Chim – nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn hệ 
sinh thái đất ngập nước của vùng lụt kín Đồng Tháp Mười với hệ động thực vật phong phú 
rất có giá trị trong việc phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái. Căn cứ vào thế mạnh nổi 
bật này, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung đầu tư để nơi đây có thể trở thành địa chỉ du lịch hấp 
dẫn và xây dựng sản phẩm du lịch riêng biệt theo chủ đề “Công viên chim tự nhiên của 
Đồng Tháp Mười – vương quốc của các loài chim”. 
Mặc dù có nhiều tiềm năng to lớn nhưng vị thế về du lịch sinh thái của khu Ramsar 
Tràm Chim vẫn chưa được phát huy đúng mức: các sản phẩm du lịch chưa đa dạng, còn 
trùng lắp giữa các tuyến; cơ sở vật chất còn thiếu; vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh 
quan thiên nhiên và sự đa dạng sinh học chưa thực sự tốt... Mục tiêu đến năm 2020, theo 
đề án phát triển du lịch, tỉnh Đồng Tháp sẽ tổ chức đưa, đón và phục vụ 3,5 triệu lượt 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Triết và tgk 
139 
khách, tổng doanh thu du lịch đạt 900-1000 tỉ đồng, vươn lên tốp đầu và là một trong 
những địa chỉ hấp dẫn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là ưu tiên lựa chọn của du 
khách trong và ngoài nước. Để khu Ramsar Tràm Chim, với thế mạnh nổi bật đã được 
khẳng định của mình, có đóng góp xứng đáng vào mục tiêu trên, cần có những phân tích, 
đánh giá các sản phẩm du lịch sinh thái hiện có, từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ 
quan quản lí ở địa phương nhằm đưa ra những giải pháp hợp lí, góp phần thu hút và nâng 
cao sự hài lòng của du khách. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Phương pháp thu thập số liệu 
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các đề tài, dự án, báo cáo có liên quan. Số liệu sơ 
cấp thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp khách du lịch. Để đánh giá các sản phẩm du 
lịch sinh thái khu Ramsar Tràm Chim, chúng tôi tiến hành theo hai bước. Đầu tiên, khảo 
sát thực tế tại khu Ramsar, ghi chép thông tin cẩn thận, tỉ mỉ về các sản phẩm du lịch sinh 
thái hiện có và thảo luận với 15 khách du lịch về trải nghiệm du lịch sinh thái của họ để 
hoàn chỉnh bảng câu hỏi. Sau đó, hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức và tiến hành khảo sát 
thực tế với cỡ mẫu 185 du khách nội địa bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đây là 
phương pháp chọn mẫu dựa vào cơ hội thuận tiện trong quá trình thực hiện dựa trên tính dễ 
tiếp xúc, cơ hội thuận tiện nhất để tiếp cận đáp viên. 
Đối tượng phỏng vấn là những người đã đến khu Ramsar Tràm Chim với mục đích 
tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, trải nghiệm, được yêu cầu đưa ra ý kiến đánh giá về các 
sản phẩm du lịch sinh thái tại đây theo thang đo Likert 5 mức độ (1: rất không hài lòng/rất 
không hấp dẫn, 2: không hài lòng/không hấp dẫn, 3: trung bình/không ý kiến, 4: hài 
lòng/hấp dẫn, 5: rất hài lòng/rất hấp dẫn). Trong mẫu nghiên cứu, đáp viên là nam chiếm 
47,57%, nữ chiếm 52,43%. Khách du lịch có độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm tỉ trọng cao 
nhất (29,19%), từ 18 đến 30 tuổi chiếm 25,41%, từ 41 đến 50 tuổi chiếm 24,86% và từ 51 
tuổi trở lên chiếm tỉ trọng thấp nhất (20,54%). Nhìn chung, độ tuổi của đáp viên khá đa 
dạng và chiếm tỉ trọng tương đồng nhau ở các nhóm tuổi, đảm bảo cho sự đại diện của mẫu 
nghiên cứu. Về trình độ học vấn, khách du lịch tham gia phỏng vấn có trình độ trung học 
phổ thông trở xuống chiếm 17,30%; trung cấp chiếm 13,51%; đại học, cao đẳng chiếm tỉ 
trọng lớn nhất (63,78%); và sau đại học chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (5,41%). 
Về nơi ở, đáp viên sống ở thành thị chiếm 92,97%, nông thôn chiếm 7,03%. Điều 
này phản ánh đúng thực tế, các khu du lịch sinh thái là địa chỉ có sức hấp dẫn lớn với 
người dân thành thị muốn tìm về thiên nhiên, tránh xa sự ồn ào, ô nhiễm ở các thành phố. 
Về nghề nghiệp, đáp viên là công chức, viên chức chiếm tỉ trọng 18,92%, sinh viên 
(17,84%), kinh doanh (15,13%) và nghề nghiệp khác (hưu trí, nội trợ, giáo viên, công 
nhân, phục vụ nhà hàng, khách sạn...) chiếm tỉ trọng lớn nhất (48,11%). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 138-150 
140 
Bảng 1. Cơ cấu của mẫu nghiên cứu 
Cơ cấu mẫu nghiên cứu Số quan sát Tỉ trọng (%) 
Giới tính 
- Nam 
- Nữ 
88 
97 
47,57 
52,43 
Độ tuổi 
- Từ 18 đến 30 tuổi 
- Từ 31 – 40 tuổi 
- Từ 41 – 50 tuổi 
- Từ 51 tuổi trở lên 
47 
54 
46 
38 
25,41 
29,19 
24,86 
20,54 
Trình độ học vấn 
- Trung học phổ thông trở xuống 
- Trung cấp 
- Cao đẳng/Đại học 
32 
25 
118 
17,30 
13,51 
63,78 
- Sau đại học 10 5,41 
Nơi ở 
- Thành thị 
- Nông thôn 
172 
13 
92,97 
7,03 
Nghề nghiệp 
- Sinh viên 
- Kinh doanh 
- Công chức, viên chức 
- Khác 
33 
28 
35 
89 
17,84 
15,13 
18,92 
48,11 
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát 
2.2. Phương pháp phân tích số liệu 
Phương pháp phân tích số liệu chủ yếu là thống kê mô tả. Đây là phương pháp có 
liên quan đến việc thu thập, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản 
ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng nhằm phân 
tích thông tin về đối tượng được phỏng vấn, tính tần số, trị số trung bình, giá trị lớn nhất, 
giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn... Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, ý nghĩa 
từng giá trị trung bình đối với thang đo này được tính như sau: Giá trị khoảng cách = (Giá 
trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất)/n = (5–1)/5 = 0,8. Trung bình: 1–1,8 (rất không hài lòng/rất 
không hấp dẫn); 1,81–2,6 (không hài lòng/không hấp dẫn); 2,61–3,4 (trung bình/không ý 
kiến); 3,41–4,2 (hài lòng/hấp dẫn); 4,21–5 (rất hài lòng/rất hấp dẫn). Phần mềm SPSS 
được sử dụng để mã hóa, phân tích số liệu sơ cấp. 
3. Kết quả nghiên cứu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Triết và tgk 
141 
3.1. Khái quát về khu Ramsar Tràm Chim 
Ramsar Tràm Chim là khu đất ngập nước thuộc vùng Đồng Tháp Mười, nằm trong 
địa giới hành chính của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành, Phú Thọ, Tân Công Sính) và 
thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Khu Ramsar có tổng diện tích 
vùng lõi 7313 ha, tọa độ địa lí 10°40’-10°47’ vĩ Bắc, 105°26’-105°36’ kinh Đông. Đây là 
nơi bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, khu vực di 
trú của các loài chim di cư, đặc biệt là Sếu đầu đỏ, bảo tồn các loài động thực vật bản địa 
và các nguồn gen quý hiếm, phục vụ cho nghiên cứu môi trường tự nhiên và tài nguyên 
thiên nhiên (Vườn Quốc gia Tràm Chim, 2019). 
Năm 1985, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thành lập Công ti Nông lâm ngư 
trường Tràm Chim để trồng tràm và khai thác thủy sản. Năm 1986, Sếu đầu đỏ, còn gọi 
là Chim hạc hay Sếu cổ trụi, một trong mười lăm loài sếu còn lại trên thế giới, được tái 
phát hiện. Năm 1991, Tràm Chim trở thành khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh nhằm bảo vệ 
loài sếu quý hiếm. Ngày 02/02/1994, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định số 47/TTg 
thành lập khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia. Đến ngày 29/02/1998, Tràm Chim trở 
thành vườn quốc gia theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 
Năm 2012, Vườn Quốc gia Tràm Chim được Ban thư kí Công ước Ramsar công nhận là 
khu Ramsar thứ tư của Việt Nam và cũng là khu Ramsar thứ 2000 của thế giới (Vườn 
Quốc gia Tràm Chim, 2019). 
3.2. Tài nguyên phát triển du lịch sinh thái khu Ramsar Tràm Chim 
Về điều kiện tự nhiên, khu Ramsar Tràm Chim có địa hình thấp trũng, độ cao trung 
bình từ 0,9m đến 2,3m so với mực nước biển. Khí hậu ổn định quanh năm, ít biến động lớn 
với nhiệt độ trung bình năm 27oC; cao nhất là 37oC vào tháng tư và thấp nhất là khoảng 
16oC; độ ẩm trung bình năm 82-83%. Lượng mưa trung bình khoảng 1650 mm/năm (tập 
trung từ tháng 5-11, chiếm hơn 90%); tháng 1, 2, 3, 4 là những tháng khô hạn nhất. Số 
ngày mưa trung bình 110-160 ngày/năm. Chế độ thủy văn chịu sự chi phối của vùng châu 
thổ sông Mekong. Mạng lưới sông rạch tự nhiên khá dày, thời kì ngập lũ sâu từ 2,5 đến 3m 
vào năm có lũ lớn ở những nơi bàu, trũng (Phạm Xuân Hậu, 2016). 
Đặc điểm địa mạo, thủy văn, thổ nhưỡng của khu Ramsar Tràm Chim mang những 
nét chung của vùng Đồng Tháp Mười – đồng lũ kín, một bồn trũng dạng lòng máng, vùng 
sinh thái hoàn chỉnh gồm các thềm cao, gò giồng, các đồng trũng, lung và các sông bao 
quanh. Hệ sinh thái đất ngập nước ở Tràm Chim đa dạng ở các kiểu quần xã thực vật sinh 
sống trên những điều kiện địa hình, địa mạo và đất đai khác nhau với trên 130 loài thực vật 
bậc cao, 185 loài thực vật nổi với 6 quần xã chính là quần xã rừng tràm, sen, mồm mốc, cỏ 
óng, lúa ma và cỏ năng. Hệ động vật hiện có 233 loài chim nước, 130 loài cá, 93 loài động 
vật nổi, 90 loài động vật đáy, 15 loài thú, khoảng 44 loài lưỡng cư và bò sát. Trong các loài 
chim nước có 16 loài có tên trong Sách Đỏ của IUCN ở các mức độ (EN, VU, R, T, V, E), 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 138-150 
142 
có 14 loài có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam, 6 loài thuộc danh sách các loài nguy cấp, 
quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ; 14 loài nằm 
trong danh mục của Công ước CITES. Trong 30 vườn quốc gia nói riêng và 164 khu rừng 
đặc dụng nói chung của Việt Nam, chỉ duy nhất khu Ramsar Tràm Chim có xuất hiện loài 
Sếu đầu đỏ (Phạm Thị Phượng và Ngô Thúy Lân, 2018). 
Theo Phạm Xuân Hậu (2016), các vùng đệm của khu Ramsar Tràm Chim có khoảng 
trên 41.000 dân đang sinh sống với nguồn thu nhập chính là trồng lúa, tràm và đánh bắt 
thủy sản tự nhiên trên các kênh rạch (trồng lúa trong mùa khô, săn bắt cá và động vật 
hoang dã trong mùa lũ, thu hái lâm sản ngoài gỗ). Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống 
và phát triển kinh tế (đường xá, trường học, y tế, điện, nước sạch, thông tin liên lạc) còn 
khá hạn chế và việc nâng cao đời sống cộng đồng dân cư còn gặp nhiều khó khăn. Tuy 
nhiên, do người dân còn giữ nếp sống bình dị, phong tục, tập quán nông nghiệp, cùng 
những nghề thủ công truyền thống như làm khô cá lóc, dưa kiệu, đan đát... tạo nên nét đẹp 
nhân văn hấp dẫn, bổ sung cho các sản phẩm du lịch sinh thái ở khu Ramsar Tràm Chim. 
3.3. Các sản phẩm du lịch sinh thái khu Ramsar Tràm Chim 
Ở bước nghiên cứu sơ bộ, qua tìm hiểu, ghi chép, thảo luận với khách du lịch và 
nhân viên khu Ramsar cho thấy các sản phẩm du lịch sinh thái tại khu Ramsar Tràm Chim 
có thể phân thành các nhóm chính như sau: 
- Nhóm các hoạt động thường xuyên: Tham quan theo các tuyến du lịch bằng phương 
tiện tắc ráng, xe điện, tàu kéo; dịch vụ ẩm thực với các món ăn đặc sản địa phương; mua 
quà lưu niệm và đặc sản (mắm, khô, mật ong, rượu hồng sen, các sản phẩm từ sen, gạo 
huyết rồng, đồ thủ công mĩ nghệ từ lục bình, gỗ, dệt choàng, hoa cỏ khô...); thưởng thức 
đờn ca tài tử Nam Bộ – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, hò Đồng Tháp – 
di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; câu cá giải trí; bơi xuồng ngắm cảnh; tham quan 
nhà trưng bày trứng chim và cá nước ngọt; tìm hiểu, trải nghiệm hoạt động nuôi ong lấy 
mật (cách nuôi, chăm sóc, quay mật) và thưởng thức các sản phẩm từ mật ong rừng; dịch 
vụ lưu trú qua đêm; dịch vụ homestay cùng ăn, ở, sinh hoạt với người dân địa phương... 
- Nhóm các hoạt động theo mùa: Mùa nước nổi với các hoạt động du lịch trải nghiệm 
như thu hoạch lúa trời, dỡ chà bắt chuột, săn chuột đồng, trải nghiệm cuộc sống ngư dân 
Đồng Tháp Mười (giăng câu, giăng lưới, đặt trúm, đặt lợp, đặt lờ, cất vó, dỡ chà...), tham 
quan bãi chim sinh sản; ẩm thực mùa lũ; mùa khô với các hoạt động xem Sếu đầu đỏ trên 
đồng cỏ năng, ngắm hoa (Hoa nhĩ cán tím, Hoa hoàng đầu ấn), ngủ lại trong rừng... 
Bài viết đánh giá cảm nhận của du khách về các sản phẩm du lịch sinh thái nêu trên 
(xem Bảng 3 và 4). Các sản phẩm du lịch sinh thái này phù hợp với nhiều loại hình du lịch 
khác nhau như du lịch trải nghiệm, khám phá; du lịch học tập, nghiên cứu; du lịch tình 
nguyện viên bảo tồn các loài động thực vật quý, hệ sinh thái và môi trường; du lịch văn 
hóa; ẩm thực; du lịch cộng đồng, homestay; teambuilding; du lịch thiền... Hiện nay, khu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Triết và tgk 
143 
Ramsar Tràm Chim có khoảng năm tuyến tham quan với những đặc trưng rừng tràm, năng, 
cỏ ống, cỏ mồm, lúa ma, bèo hoa dâu, sen, cùng các loài chim nước như Cò trắng, Cò ma, 
Trích, Cúm núm, Cồng cộc, Le le... gồm: (1) Tuyến 1 có tổng chiều dài 36km (3 giờ đi tắc 
ráng (vỏ lãi)), tham quan phía Tây khu A1 – khu đất ngập nước mang đậm nét hoang sơ với 
các sinh cảnh rừng tràm và đồng cỏ ngập nước theo mùa của vùng Đồng Tháp Mười; (2) 
Tuyến 2 có tổng chiều dài 28km (2 giờ 45 phút), tham quan hầu hết các sinh cảnh chủ yếu của 
hệ sinh thái đất ngập nước, quan sát các loài chim nước trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 
(A1) của khu Ramsar; (3) Tuyến 3 có tổng chiều dài 28km (1 giờ 30 phút), tham quan các 
sinh cảnh lúa ma, cỏ năng và các loài chim nước; (4) Tuyến 4 dài 17km (1 giờ), tham quan 
hai kiểu sinh cảnh chủ yếu của hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười và quan sát bãi 
chim nước trong phân khu A2 của khu Ramsar; (5) Tuyến 5 dài 12km (45 phút), nhìn tổng 
quan khu Ramsar Tràm Chim (Phạm Thị Phượng và Ngô Thúy Lân, 2018). 
Ngoài việc đánh giá về các hoạt động du lịch sinh thái nêu trên, bài viết còn phân 
tích cảm nhận của du ... 68 Hấp dẫn 
Mùa khô 
1 Xem Sếu đầu đỏ trên đồng cỏ năng 4,30 0,59 Rất hấp dẫn 
2 Ngắm Hoa hoàng đầu ấn, nhĩ cán tím 4,22 0,57 Rất hấp dẫn 
3 Ngủ lại trong rừng 3,45 0,73 Hấp dẫn 
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát. 
- Do giữ được trọn vọn vẻ đẹp hoang sơ cùng sự có mặt của những hệ sinh thái phong 
phú, mực nước và thảm thực vật dần được phục hồi nên các hoạt động du lịch vào mùa khô 
cũng được du khách đánh giá cao, nhất là xem Sếu đầu đỏ trên đồng cỏ năng. Đây là loài 
chim quý hiếm tại miền Nam, nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN của thế 
giới. Ngoài ra còn có các hoạt động như trải nghiệm ngủ trong rừng, ngắm Hoa nhĩ cán 
tím, Hoa hoàng đầu ấn nở. Hoa hoàng đầu ấn chỉ nở rộ vào cuối tháng 11 (âm lịch), kéo 
dài hơn 1 tháng, thời gian nở từ 9-12 giờ trong ngày. Hoa mọc trên ống tròn nhỏ, đầu có 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 138-150 
146 
nhiều búp hoa, khi nở xòe ra một màu vàng rực như chiếc ấn. Để ngắm được hoa, khách 
tham quan phải đi tắc ráng hơn 30 phút và lội bộ hơn 2km. Cánh đồng Hoa hoàng đầu ấn 
thuộc khu A4 của khu Ramsar Tràm Chim. 
Về chất lượng các dịch vụ hỗ trợ (xem Bảng 5), khách du lịch hài lòng về vấn đề 
đảm bảo an ninh, an toàn và đội ngũ hướng dẫn viên/nhân viên phục vụ (về thái độ, kiến 
thức, kĩ năng, trang phục, sự chuyên nghiệp...), điểm trung bình lần lượt là 3,72 và 3,87. 
Nguyên nhân do thời gian qua, việc đảm bảo an toàn cho du khách được Ban quản lí khu 
du lịch đặt lên hàng đầu. Khách tham quan bằng xuồng, tắc ráng... đều được trang bị áo 
phao và các thiết bị cứu hộ. Đội ngũ hướng dẫn viên/nhân viên phục vụ được đào tạo về 
chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ, kĩ năng, có tác phong chuyên nghiệp. Người dân địa 
phương tham gia hướng dẫn du lịch với sự chân thành, cởi mở, hiếu khách cũng tạo được 
thiện cảm tốt. Tuy nhiên, về cơ sở vật chất phục vụ du lịch, giá cả dịch vụ và vấn đề bảo vệ 
môi trường sinh thái, mức độ đánh giá của du khách chỉ ở mức trung bình do một số 
nguyên nhân như: tiếng ồn và khí thải từ tắc ráng có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường tự 
nhiên, thiếu thùng chứa rác, thùng rác bốc mùi hôi và vấn đề vệ sinh ở các trạm dừng chân 
chưa đảm bảo, thiếu biển báo “không vứt rác xuống sông”, chất lượng món ăn chưa tương 
xứng với chi phí ăn uống, một số du khách thiếu ý xả rác xuống kênh rạch khi tham quan... 
Đây là những yếu tố chưa làm hài lòng du khách, cơ quan quản lí, khai thác du lịch cần đặc 
biệt lưu ý để cải thiện tốt hơn nhằm nâng cao hơn nữa giá trị của các sản phẩm du lịch sinh 
thái khu Ramsar Tràm Chim. 
Bảng 5. Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ hỗ trợ 
TT Tiêu chí 
Điểm 
trung bình 
Độ lệch 
chuẩn 
Mức độ 
đánh giá 
1 
Cơ sở vật chất phục vụ du lịch (tắc ráng, xe điện, tàu 
kéo, áo phao, thùng rác, nhà vệ sinh...) 
3,26 0,81 Trung bình 
2 
Giá cả dịch vụ phù hợp (ăn uống, vé tham quan, 
đặc sản và quà lưu niệm...) 
3,12 0,68 Trung bình 
3 Vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách 3,72 1,04 Hài lòng 
4 
Chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên/nhân viên 
phục vụ (thái độ, kiến thức, kĩ năng, trang phục, 
sự chuyên nghiệp...) 
3,87 0,83 Hài lòng 
5 Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái 3,09 0,55 Trung bình 
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát. 
Trên quan điểm của khách du lịch, hoạt động du lịch sinh thái tại khu Ramsar Tràm 
Chim có cả ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên; 
môi trường tự nhiên khu Ramsar; và cuộc sống, bản sắc văn hóa truyền thống của dân cư 
địa phương ở các vùng phụ cận (xem Bảng 6). Vấn đề đặt ra cho cơ quan quản lí là cần có 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Triết và tgk 
147 
giải pháp đột phá để phát huy tối đa những mặt tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất các 
tác động không mong muốn. 
Kết quả khảo sát cho thấy, trên quan điểm của du khách, nếu phát triển du lịch quá 
mức, sự đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên khu Ramsar Tràm 
Chim sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Tài nguyên thiên nhiên có thể bị suy 
giảm và ngày càng cạn kiệt, gây mất cân bằng sinh thái. Các chất thải, khí thải từ du lịch 
gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, hạn chế sự phát triển của một số loài sinh vật và gây 
suy giảm sự đa dạng sinh học của khu Ramsar. Bên cạnh đó, việc xây dựng, phát triển các 
khu vui chơi, giải trí, các dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn tại khu Ramsar sẽ phá 
hủy cảnh quan thiên nhiên, thu hẹp khu vực sinh sống và chất lượng môi trường sống của 
nhiều loài động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tiêu cực, việc phát triển 
du lịch sinh thái giúp khu Ramsar Tràm Chim phát huy được tiềm năng, lợi thế kinh tế sẵn 
có, qua đó thúc đẩy hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học một cách tự giác và mang tính xã 
hội hóa. Bên cạnh đó, việc phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái giúp khu Ramsar có 
thêm kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh 
quan tự nhiên. Vì vậy, việc phát triển “du lịch có trách nhiệm” là yêu cầu cấp thiết không 
chỉ ở các cơ quan quản lí mà còn ở sự ý thức và hành vi của du khách để việc phát triển du 
lịch sinh thái khu Ramsar Tràm Chim thực sự bền vững, hiệu quả. 
Bảng 6. Đánh giá của du khách về tác động của du lịch đến khu Ramsar Tràm Chim 
TT 
Ảnh hưởng của du lịch 
sinh thái 
Tích cực Tiêu cực Cả hai 
Số lượng % Số lượng % Số lượng % 
1 
Đa dạng sinh học và cảnh 
quan thiên nhiên khu 
Ramsar 
34 18,38 84 45,40 67 36,22 
2 
Môi trường tự nhiên khu 
Ramsar 
28 15,14 88 47,57 69 37,29 
3 
Dân cư địa phương và bản 
sắc văn hóa truyền thống 
98 52,97 26 14,05 61 32,98 
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát. 
Đối với cộng đồng dân cư địa phương, việc phát triển du lịch sinh thái ở khu Ramsar 
Tràm Chim mang lại nhiều tích cực hơn tiêu cực. Du lịch góp phần nâng cao thu nhập và 
chất lượng cuộc sống người dân, tiêu thụ tại chỗ các sản phẩm từ nông sản và đặc sản địa 
phương. Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái và sự đa dạng sinh học 
của khu Ramsar cũng ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cũng là động 
cơ thúc đẩy người dân lấn chiếm trái phép khu Ramsar để thu hoạch thực vật và các sản 
phẩm động vật bán cho du khách, khiến một số loài động thực vật ở trạng thái nguy cấp, có 
nguy cơ tuyệt chủng như trăn đất, rắn ráo, rùa nắp, rùa vàng, chim mèo, sếu, cá da trâu, cá 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 138-150 
148 
hô và các loài lúa ma, năng kim, mồm mốc, lộc vừng (Phạm Xuân Hậu và Trương Thị 
Thanh Tuyền, 2017). Bên cạnh những hộ dân giữ được bản sắc văn hóa, nét sinh hoạt, sản 
xuất truyền thống để phục vụ du lịch thì quá trình “đô thị hóa” đã khiến nếp sống bình dị 
vốn có ở làng quê – một nét đẹp góp phần thu hút du khách – cũng dần mất đi. 
4. Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái khu Ramsar Tràm Chim 
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để phát triển sản phẩm du 
lịch sinh thái khu Ramsar Tràm Chim như sau: 
- Coi trọng vấn đề bảo tồn, tái tạo thiên nhiên. Phối hợp với các tổ chức trong nước và 
quốc tế nghiên cứu, giữ gìn, phát triển tài nguyên du lịch. Ban Quản lí khu Ramsar cần 
điều tiết, quản lí tốt mực nước nhằm tạo môi trường sống cho các loài động thực vật vì chế 
độ nước ảnh hưởng đến đặc tính đất, làm thay đổi thành phần các quần xã thực vật - nơi trú 
ngụ, sinh sản của các loài chim nước. Hạn chế sự xâm lấn của các loài động thực vật gây 
hại như ốc bươu vàng, cá lau kiếng, cây mai dương... đồng thời trồng tre gai, bằng lăng, 
dừa, me chua, trâm để tái tạo đa dạng sinh học. Hơn nữa, cần nghiên cứu các giải pháp 
ứng phó với biến đổi khí hậu kịp thời, hiệu quả, tăng cường công tác phòng chống cháy 
rừng, đốt rừng có kiểm soát và phủ xanh các thảm thực vật. 
- Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch chủ đề “Công 
viên chim tự nhiên của Đồng Tháp Mười – vương quốc của các loài chim” và tuyên truyền, 
nâng cao ý thức của người dân thực hành du lịch có trách nhiệm. Giới thiệu sản phẩm du 
lịch sinh thái khu Ramsar Tràm Chim, sự đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên và cuộc 
sống người dân địa phương trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các trang web, 
hội chợ xúc tiến du lịch, các ấn phẩm, sách, tạp chí du lịch. Nâng cao nhận thức bảo tồn, 
giữ gìn và phát huy giá trị của khu Ramsar, ý thức bảo vệ môi trường cho cư dân địa 
phương. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch như 
cung cấp dịch vụ ăn uống với món ăn đặc sản; hướng dẫn du khách tham quan, tìm hiểu, 
trải nghiệm du lịch; dịch vụ homestay cùng các hình thức vui chơi giải trí... Khai thác hợp 
lí tài nguyên thiên nhiên, chấm dứt các hoạt động phá rừng, săn bắt bừa bãi của dân cư 
vùng đệm. Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về 
lợi ích, trách nhiệm phát triển du lịch; về kĩ năng, nghiệp vụ, cách hướng dẫn, giao tiếp để 
người dân thực sự là đối tượng được hưởng lợi từ phát triển du lịch. 
- Bên cạnh các sản phẩm du lịch sinh thái được du khách đánh giá cao, cần nghiên 
cứu, phát triển những sản phẩm du lịch mới như trải nghiệm nghề nuôi tôm, nuôi cá tra ở 
các hộ dân quanh vùng đệm; trải nghiệm bắt diệt ốc bươu vàng, trồng lúa, tát đìa bắt cá, 
trồng ấu, hái ấu, hái sen...; kết hợp khai thác du lịch thiền, tịnh tâm trong sự gần gũi với 
thiên nhiên (Phạm Xuân Hậu, 2016); du lịch trang trại, du lịch cộng đồng, homestay; du 
lịch tình nguyện viên... Kết hợp du lịch sinh thái khu Ramsar Tràm Chim với các loại hình 
du lịch khác như tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề... Hỗ trợ, khuyến 
khích các công ti du lịch, lữ hành khai thác các tour tuyến trải nghiệm các sản phẩm du lịch 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Minh Triết và tgk 
149 
sinh thái đặc trưng tại khu Ramsar. 
- Làm tốt công tác bảo vệ môi trường khu Ramsar như bố trí thêm thùng rác ở các 
điểm dừng chân, đài quan sát và trên phương tiện đi lại như tắc ráng, tàu thuyền. Đặt thêm 
các biển báo hướng dẫn quy tắc ứng xử với môi trường tại khu du lịch; hướng dẫn du 
khách những yêu cầu, trách nhiệm bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, không mang túi 
ni lông và vứt rác bừa bãi xuống kênh rạch, tuân thủ chặt chẽ các quy định của điểm đến. 
Ban Quản lí cần thay thế máy móc sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng máy năng lượng mặt 
trời nhằm giảm ô nhiễm nguồn nước do xăng dầu rò rỉ và khói bụi, tiếng ồn. 
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện vận chuyển, bến bãi, nhà vệ 
sinh, cửa hàng quà lưu niệm, nhà ăn, nơi lưu trú... đảm bảo phục vụ tốt nhất cho du khách 
với mức giá phù hợp và vẫn duy trì ổn định môi trường sinh thái, đa dạng sinh học theo 
quy định của Công ước Ramsar quốc tế. Trong xây dựng nên sử dụng vật liệu thân thiện 
với môi trường, hạn chế tối đa các công trình hiện đại hay bê tông hóa quá mức cần thiết. 
5. Kết luận 
Đẩy mạnh du lịch là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh 
tế – xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo 
việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động dôi dư trong quá trình tái cơ cấu, hiện đại hóa 
nền nông nghiệp và tiêu thụ tại chỗ sản phẩm nông sản. Vườn Quốc gia Tràm Chim được 
định vị là thương hiệu du lịch sinh thái tiêu biểu của tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 
bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, sông rạch và rừng nguyên sinh của vùng 
đất lụt kín Đồng Tháp Mười, không khí trong lành, thanh bình, cùng sự đa dạng của các 
loài động thực vật, thì khu Ramsar Tràm Chim còn thu hút du khách bởi các sản phẩm du 
lịch sinh thái nổi trội như trải nghiệm thu hoạch lúa trời, dỡ chà bắt chuột, đi săn chuột 
đồng, trải nghiệm cuộc sống ngư dân, tham quan bãi chim sinh sản, xem Sếu đầu đỏ, ngắm 
Hoa hoàng đầu ấn và nhĩ cán tím, thưởng thức đờn ca tài tử Nam Bộ và hò Đồng Tháp, tìm 
hiểu nuôi ong lấy mật và thưởng thức các sản phẩm từ mật ong rừng, du lịch ẩm thực, 
homestay. Do vậy, cần bảo tồn, khai thác tài nguyên khu Ramsar để phát triển du lịch một 
cách có trách nhiệm, và ngược lại, phát triển du lịch sinh thái để bảo vệ tài nguyên theo 
hướng bền vững. Bên cạnh đó, một số dịch vụ hỗ trợ chưa được du khách đánh giá cao như 
cơ sở vật chất, giá cả, vấn đề bảo vệ môi trường nên cần có sự quan tâm cải thiện nhiều 
hơn từ các cơ quan chức năng. Ban Quản lí khu Ramsar cần tìm hiểu, sáng tạo sản phẩm 
du lịch mới. Dựa trên đánh giá của du khách, bài viết đề xuất một số giải pháp góp phần 
phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái nổi trội tại khu Ramsar Tràm Chim. Với các giải 
pháp đã nêu, nếu có sự hợp tác của cơ quan quản lí, doanh nghiệp du lịch, lữ hành, cộng 
đồng dân cư địa phương, đặc biệt là khách du lịch, thì trong tương lai không xa, khu 
Ramsar Tràm Chim sẽ có vị thế vững chắc trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, là 
điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch đồng bằng sông Cửu Long. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 2 (2019): 138-150 
150 
 Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Phạm Thị Phượng, Ngô Thúy Lân. (2018). Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại vườn 
quốc gia Tràm Chim trong cách mạng công nghiệp 4.0. TPHCM: Kỉ yếu Hội thảo khoa học: 
Phát triển du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0. 
Phạm Xuân Hậu. (2016). Giải pháp tăng cường thu hút khách cho điểm đến du lịch khu Ramsar 
Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp). TPHCM: Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến, 11. 
Phạm Xuân Hậu, Trương Thị Thanh Tuyền. (2017). Đánh giá tiềm năng để phát triển điểm đến du 
lịch sinh thái tại khu Ramsar Láng Sen (tỉnh Long An). TPHCM: Tạp chí Khoa học Trường 
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 14(11). 
Wikipedia. (03/02/2019). Vườn quốc gia Tràm Chim. Khai thác từ 
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%BB%91c_gia_Tr%C3%A
0m_Chim. 
DEVELOPING ECOLOGICAL TOURISM PRODUCTS 
OF TRAM CHIM NATIONAL PARK IN TAM NONG DISTRICT, DONG THAP PROVINCE 
Nguyen Minh Triet1, Mai Vo Ngoc Thanh2, Tran Thi Huynh Nga3 
1 Dong Thap Department of Taxation 
2 Viet Nam Travel and Marketing Transports Joint Stock Company Vietravel – Can Tho Branch 
3 Can Tho Department of Taxation 
Corresponding author: Email: nmtrietdt@gmail.com 
Received: 08/9/2017; Revised: 29/5/2018; Accepted: 17/01/2019 
ABSTRACT 
Tram Chim National Park has many potentials for ecotourism development and is a tourist 
attraction destination of Dong Thap province, especially when it is recognized by the Ramsar 
Convention Organization as the 4th Ramsar site of Viet Nam and the 2.000th Ramsar site of the 
world. It is also identified as a key tourist destination according to the Dong Thap’s tourism 
development project till 2020. The article will analyze and evaluate the ecotourism products in 
Tram Chim National Park through the perception of visitors to provide scientific basis for local 
management agencies to have appropriate solutions to the attraction of tourists for this destination 
in the near future. 
Keywords: Dong Thap tourism, ecotourism, Tram Chim National Park. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_san_pham_du_lich_sinh_thai_khu_ramsar_tram_chim_h.pdf