Phẫu thuật tim bẩm tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2000 đến 12/2002
TÓM TẮT
Từ 1/ 2000 đến 12/ 2002 tại Khoa Ngoại Tim – Mạch và Lồng ngực BV.Chợ Rẫy đã mổ 58 trường hợp
tim bẩm sinh: thông liên thất (12,07%), thông liên nhĩ (63,79%), còn ống động mạch (22,42%), tứ chứng
Fallot (1,72%). Nam: 32,76%, nữ; 67,24%. Bệnh nhân là trẻ em bằng hoặc dưới 10 tuổi chỉ chiếm: 3,45%. Số
bệnh nhân suy tim trên lâm sàng: 70,69%. Mổ kẹp và cắt ống động mạch không dùng tim – phổi máy
nhưng mổ những bệnh lý khác đều dùng tim – phổi máy có kết hợp hạ thân nhiệt vừa và có làm ngưng tim.
Biến chứng sau mổ không đáng kể: mổ lại để cố định mảnh vá thông liên nhĩ bị bung: 1 trường hợp, và 1
trường hợp can thiệp tim – mạch học đặt dù làm bít ống động mạch cột không hiệu quả.Không có tử vong.
Bạn đang xem tài liệu "Phẫu thuật tim bẩm tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2000 đến 12/2002", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phẫu thuật tim bẩm tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2000 đến 12/2002
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7* Phụ bản của Số 1* 2003 PHẪU THUẬT TIM BẨM TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ 1 /2000 ĐẾN 12 /2002 Trần Quyết Tiến* TÓM TẮT Từ 1/ 2000 đến 12/ 2002 tại Khoa Ngoại Tim – Mạch và Lồng ngực BV.Chợ Rẫy đã mổ 58 trường hợp tim bẩm sinh: thông liên thất (12,07%), thông liên nhĩ (63,79%), còn ống động mạch (22,42%), tứ chứng Fallot (1,72%). Nam: 32,76%, nữ; 67,24%. Bệnh nhân là trẻ em bằng hoặc dưới 10 tuổi chỉ chiếm: 3,45%. Số bệnh nhân suy tim trên lâm sàng: 70,69%. Mổ kẹp và cắt ống động mạch không dùng tim – phổi máy nhưng mổ những bệnh lý khác đều dùng tim – phổi máy có kết hợp hạ thân nhiệt vừa và có làm ngưng tim. Biến chứng sau mổ không đáng kể: mổ lại để cố định mảnh vá thông liên nhĩ bị bung: 1 trường hợp, và 1 trường hợp can thiệp tim – mạch học đặt dù làm bít ống động mạch cột không hiệu quả.Không có tử vong. SUMMARY Congenital Heart Operation in Cho Ray Hospital Tran Quyet Tien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 7 * Supplement of No 1 * 2003: 74 - 78 From 1/ 2000 to 12/ 2002 in the Cardiovascular and Thoracic Surgery Department of Cho Ray Hospital we operated 58 cases of Ventricular Septal Defect (12,07%), Atrial Septal Defect (63,79%), Patent Ductus Arteriosus (22,42%), Tetralogy of Fallot (1,72%). Male: 32,76%, Female: 67,24%. Only 3,45% for childs with age was equal or less than 10 year old. Heart faillure occupied 70,69%. Division of Patent Ductus Arteriosus we didn’t use heart – lung machine but others we did it in combination with moderate hypothermia and cardiac arrest technique. Postop complications were not significant: reoperated to refix the patch of Atrial Septal Defect closure: 1 case and other case, the catheter closure procedure done for faillure of ligature of PatentDuctus Arteriosus. No Death in this study. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ đầu năm 2000 đến nay bệnh viện Chợ Rẫy đã mổ tim với tim – phổi máy. Các phẫu thuật được thực hiện bao gồm bệnh tim mắc phải và một số dạng bệnh tim bẩm sinh. Trong thời gian qua chúng tôi phẫu thuật trên một số dạng bệnh lý tim bẩm sinh như: thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống đọâng mạch, tứ chứng Fallot. Đây là những bệnh lý thường gặp trong các bệnh tim bẩm sinh, chúng chiếm tỉ lệ cao trong nhóm bệnh tim bẩm sinh và có kết quả tốt với điều trị ngoại khoa nếu được chẩn đoán và mổ kịp thời. Chúng tôi tổng kết những trường hợp đã được mổ tại BV.Chợ Rẫy, phân tích nhằm rút ra những kinh nghiệm ban đầu. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp Hồi cứu toàn bộ hồ sơ, bệnh án những trường hợp mổ bệnh tim bẩm sinh tại BV.Chợ Rẫy từ tháng 1 / 2000 đến hết tháng 12 / 2002. Thống kê những triệu chứng lâm sàng: ghi nhận những bệnh lý phối hợp, đánh giá tình trạng suy tim nếu có; cận lâm sàng chủ yếu là siêu âm tim qua ngả thực quản trước mổ: ghi nhận kích thước những lỗ thông liên nhĩ hoặc liên thất, đường kính ống động mạch và các dạng bất thường của tim trong tứ chứng Fallot; đánh giá kết quả bằng siêu âm tim qua thành ngực sau mổ. Ghi nhận những phương pháp mổ, vật liệu để vá hoặc thay thế sử dụng trong mổ, thời gian * Khoa Ngoại Tim – Mạch và Lồng ngực BV.Chợ Rẫy Chuyên đề Ngoại Lồng ngực và Tim Mạch 75 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học chạy máy và kẹp động mạch chủ ngực, số lượng dung dịch gây liệt tim, số ngày nằm viện và những biến chứng sau mổ. Đối tượng nghiên cứu Những bộ hồ sơ còn đầy đủ từ lúc vào viện đến lúc ra viện. Đặc biệt là những kết luận về bệnh lý trên lâm sàng và cận lâm sàng trước mổ, biên bản hội chẩn tim – mạch, ghi nhận trong mổ và kết quả mổ. Những trường hợp khác không thuộc diện thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Tổng số bệnh nhân: 58 trường hợp (tr.h) Nam: 19 tr.h (32,76%). Nữ: 39 tr.h. (67,24%). Bảng 1: Phân bố tuổi theo bệnh lý tim Tuổi Thông liên thất Thông liên nhĩ Còn ống động mạch Tứ chứng Fallot Tổng số (%) ≤ 10 2 2 (3,54) 11 – 20 3 11 4 1 19 (32,76) 21 – 30 3 14 4 21 (36,21) 31 – 40 6 2 8 (13,8) 41 – 50 3 1 4 (6,89) 51 – 60 1 3 4 (6,89) ≥ 61 0 Tổng số (%) 7 (12,07) 37 (63,79) 13 (22,42) 1 (1,72) 58 (100%) Kích thước trung bình Thông liên thất: 7,71mm. Thông liên nhĩ:21, 31mm Còn ống động mạch: 9,92mm Tứ chứng Fallot: có 1 trường hợp,thông liên thất 11,4 mm; động mạch chủ cưỡi ngựa:60% Aùp lực động mạch phổi trung bình Thông liên thất: 42,29 mmHg Thông liên nhĩ: 50,97 mmHg Còn ống động mạch:53,6 mm Phân loại dạng bệnh lý bẩm sinh Thông liên nhĩ Chỉ có 1 trường hợp thuộc dạng xoang tĩnh mạch (Sinus venosus defect), còn lại 36 trường hợp đều thuộc thông liên nhĩ dạng thứ phát (Ostium secundum defect). Thông liên thất 7/7 trường hợp đều là thông liên thất phần màng (Membranous defect). Còn ống động mạch 13/13 trường hợp ống động mạch xuất phát từ thân động mạch phổi đến đoạn xuống động mạch chủ ngực. Tỉ lệ trung bình của lưu lượng áp lực máu phổi – hệ thống (Qp/ Qs): Thông liên nhĩ: 3,2. Thông liên thất:2,52. Có 41 bệnh nhân có suy tim từ độ 1 đến độ 3 chiếm 70,69%. Bảng 2: Đánh giá suy tim trên lâm sàng (NYHA). NYHA Thông liên thất Thông liên nhĩ Còn ống động mạch Tứ chứng Falloot Tổng số (%) I 1 12 2 15 (36,59) II 3 15 2 20 (48,78) III 1 3 1 1 6 (14,63) IV 0 Tổng số (%) 5 (12,19) 30 (73,17) 5 (12,19) 1 (2,44) 41 (100%) Bệnh lý về hở van tim đi kèm 36 tr.h chiếm 62,07%. Thông liên thất: hở van 2 lá và / hoặc hở van 3 lá: 5 tr.h (8,62%) Thông liên nhĩ: hở van 2 lá và / hoặc hở van 3 lá: 25 tr.h(43,10%) Còn ống động mạch: có 6 tr.h.(10,34%). Bao gồm: Hở van 2 lá và / hoặc van 3 lá:3 tr.h Chuyên đề Ngoại Lồng ngực và Tim Mạch 76 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7* Phụ bản của Số 1* 2003 Hở van 2 lá kèm hở van động mạch chủ: 3 tr.h Phẫu thuật Các trường hợp còn ống động mạch mổ không cần dùng tim – phổi máy. Kỹ thuật mổ là kẹp cắt và khâu lại: 10 trường hợp; có 2 trường hợp cột chỉ đơn thuần bằng 2 sợi chỉ không tiêu số 1. Các trường hợp còn lại đều phải dùng tim – phổi máy: Thời gian trung bình của chạy máy: Thông liên thất: 104 phút Thông liên nhĩ: 53 phút Tứ chứng Fallot: 196 phút Thời gian trung bình của kẹp động mạch chủ: Thông liên thất: 76 phút Thông liên nhĩ: 33 phút Tứ chứng Fallot: 134 phút. Bảng 3: Nguyên liệu dùng trong vá lỗ thông: Bệnh tim Màng ngoài tim Mảnh ghép nhân tạo Thông liên thất 0 7 Thông liên nhĩ 28 9 Fallot 0 1 Tổng số 28 17 Màng ngoài tim:chúng tôi sử dụng chủ yếu là chưa sử lý glytéraldéhyte. Khâu trực tiếp: 1 trường hợp thông liên nhĩ. Các kỹ thuật khác đi kèm Thông liên thất: Sửa van 2 lá: 1 trường hợp Cắt – khâu còn ống động mạch: 1 trường hợp. Thông liên nhĩ: Sửa van 2 lá và / hoặc van 3 lá: 5 trường hợp. Biến chứng sau mổ Thông liên nhĩ: 1 trường hợp bung mảnh vá lỗ thông, mổ khâu lại. Còn ống động mạch: cột chỉ nhưng vẫn bị dò, can thiệp tim – mạch học bít lại bằng dù. Tràn dịch màng phổi lượng ít: 2 trường hợp. Có lỗ dò nhỏ sau mổ trên siêu âm của thông liên nhĩ: 3 trường hợp Thời gian nằm viện trung bình: 12,5 ngày. Không ghi có nhận nhiễm trùng vết mổ, hay các biến chứng khác. BÀN LUẬN Bệnh tim bẩm sinh có nhiều dạng trong đó những dạng thường gặp và sử trí ngoại khoa hiệu quả là thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch và tứ chứng Fallot.Đây là 4 dạnhg bệnh lý tim bẩm sinh được mổ tại BV.Chợ Rẫy trong thời gian qua. Trong nghiên cứu này số bệnh nhân nữ chiếm đa số (67,24%). Bệnh nhân được mổ ở lứa tuổi trẻ em rất ít (3,45%) trong khi số bệnh nhân mổ ở tuổi thiếu niên và thanh niên chiếm cao nhất: 32,76% và 36,21%. Các bệnh nhân của chúng tôi hầu hết đến từ miền quê. Một số bệnh nhân đã được khám và phát hiện bệnh sớm nhưng do hiểu biết hạn chế hoặc hoàn cảnh khó khăn nên không được mổ sớm. Đồng thời qua thống kê chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân có suy tim trên lâm sàng trước mổ khá cao:70,69%. Điều này cho thâý chúng ta cần chú ý phát hiện bệnh và mổ ở lứa tuổi sớm hơn tránh mổ trễ, đặc biệt khi tim đã ở trong tình trạng suy bắt đầu nặng (độ 3:14,63%). Với còn ống động mạch, cũng như các tác giả khác khi có chẩn đoán xác định còn ống dộng mạch là chúng tôi có chỉ định mổ(4). Bệnh nhân còn ống động mạch mà bị suy tim ứ huyết, phù phổi, biến chứng phổi cần được tích cực điều trị nội khoa ổn định và mổ sớm(7). Thông liên thất kích thươcù trung bình hoặc nhỏ sau 10 tuổi có mổ hay không tới nay vẫn chưa thống nhất(6).Trong các bệnh nhân của chúng tôi kích thước trung bình của thông liên thất là 7,71 mm với độ tuổi đều sau 10 tuổi chúng tôi vẫn chỉ định mổ vì trong bệnh sử bệnh nhân đã có ngất, viêm phổi tái phát nhiều lần hoặc có biểu hiện suy tim. Với thông liên nhĩ theo quan niệm chung hiện nay khi bệnh nhân có kháng lực trong hệ thống phổi cao, suy tim phải, đảo shunt phải trái nếu mổ khâu lỗ thông liên nhĩ sẽ làm sẽ làm tăng quá tải và suy tim phải cũng như tình trạng tăng kháng lực mạch máu phổi vẫn tiếp diễn. Vì vậy chúng tôi không mổ ở những trường hợp thông liên nhĩ khi có kháng lực mạch Chuyên đề Ngoại Lồng ngực và Tim Mạch 77 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003 Nghiên cứu Y học máu trong hệ thống phổi cao từ một nửa đến 2/3 áp lực hệ thống(2). Bệnh cảnh lâm sàng nói chung điển hình: các bệnh nhân đều có chẩn đoán trước mổ phù hợp tổn thương bệnh lý khảo sát trong mổ. Số bệnh nhân bị hở van tim kèm theo chiếm tỉ lệ khá cao (62,07%) là hậu quả của tình trạng tim giãn lớn. Trong đó đa số thuộc nhóm bệnh thông liên nhĩ: 43,10%. Tình trạng hở van tim này cải thiện sau mổ qua kiểm tra trên lâm sàng và siêu âm tim. Siêu âm tim, đặc biệt siêu âm qua ngả thực quản giúp chúng tôi có được những thông tin khá chính xác về dạng thương tổn mặc dù kích thước thương tổn không phải luôn luôn phù hợp giữa đo thực tế trong mổ với đo qua siêu âm. Ngoài sự đo lường kích thước, dạng phân loại của tổn thương, khảo sát van tim và cơ quan dưới van... siêu âm tim còn đánh giá áp lực trong động mạch phổi, tỉ lệ trung bình của lưu lượng máu phổi – hệ thống giúp có chỉ định mổ đúng, kịp thời giúp tránh mổ những trường hợp thông liên nhĩ hoặc liên thất đã có đảo shunt, giúp đánh giá tình trạng suy tim, chức năng co bóp của tim. Tuy nhiên siêu âm tim qua ngả thực quản hữu ích vối người trưởng thành nhưng thực tế khó làm với trẻ em nếu không dùng thuốc an thần liều cao hoặc thậm chí phải gây mê. Vì vậy không phải lúc nào cũng dễ dàng sử dụng siêu âm qua ngả thực quản cho mọi trường hợp. Do đó chúng tôi sử dụng siêu âm tim qua ngả thực quản chỉ ở một số trường hợp khó trên lâm sàng như: cần kiểm chứng và so sánh đánh giá về hình thái tổn thương trên tim, chức năng tim... trước mổ hoặc những trường hợp nghi ngờ có những biến chứng, di chứng sau mổ. Các dạng bệnh lý bẩm sinh trên tim của 58 trường hợp này đều điển hình, thường gặp trên lâm sàng. Thông liên nhĩ thứ phát tại vị trí lỗ bẫu dục: 97,29%, thông liên thất phần màng: 100%, còn ống độïng mạch từ thân động mạch phổi tới đoạn xuống động mạch chủ ngực:100%. Phẫu thuật các bệnh tim bẩm sinh trong nghiên cứu này không phải mọi trường hợp đều dùng tim - phổi máy.Với còn ống động mạch chúng tôi mổ như một trường hợp mổ lồng ngực thông thường. Một số tác giả cho rằng kỹ thuật kẹp cắt hay là cột chỉ đơn thuần ống động mạch có kết quả không khác và sự lựa chọn là tùy thuộc ở phẫu thuật viên(5). Kỹ thuật chúng tôi thường dùng là kẹp,cắt và khâu 2 phía động mạch phổi và động mạch chủ bằng chỉ Prolène 4.0 hoặc 5.0. Cột chỉ đơn thuần bằng hai sợi chỉ soie số 1được thực hiện ở 2 trường hợp: bệnh nhân đã lớn tuổi, ống động mạch to, thành ống đông mạch sờ có cảm giác mỏng manh nguy cơ rách cao khi kẹp. Những trường hợp mổ bệnh lý khác đều phải dùng tim – phổi máy.Trừ trường hợp mổ tứ chứng Fallot có thời gian chạy máu và kẹp động mạch chủ tương đối dài còn mổ thông liên thất và đặc biệt là thông liên nhĩ thời gian chạy máy và kẹp động mạch chủ ngắn hơn hẳn do kỹ thuật mổ trong vá thông liên nhĩ đơn giản và dễ hơn so với mổ thông liên thất và tứ chứng Fallot... Kỹ thuật khác về hạ thân nhiệt và làm liệt tim không khác so với kỹ thuật cơ bản hiện nay. Nguyên liệu dùng trong vá thông liên thất là mảnh ghép nhân tạo để đảm bảo chịu được áp lực máu cao trong tâm thất. Trong khi mảnh vá chủ yếu trong thông liên nhĩ là màng ngoài tim. Chúng tôi chỉ dùng mảnh ghép nhân tạo trong vá thông liên nhĩ khi mà màng ngoài tim không dùng được do bị viêm dày dính, co rút. Khâu trực tiếp thực hiện trong 1 trường hợp thông liên nhĩ có kích thước nhỏ 10 mm, lỗ thông còn phần màng xung quanh lỗ bầu dục. Cùng với sử trí những bệnh lý bẩm sinh của tim, trong mổ còn phải sử trí những bệnh lý gây ra do hở van tim chức năng: sửa van 2 và hoặc 3 lá là những kỹ thuật bắt buộc để sửa chữa những thương tổn chức năng van tim giúp tim nhanh chóng phục hồi hoạt động hiệu quả. Biến chứng sau mổ không đáng kể: chỉ có 2 trường hợp cần can thiệp lại: mổ lại do bung mảnh vá thông liên nhĩ và can thiệp tim – mạch đặt dù bít ống động mạch do mổ cột thắt không hiệu quả. Có 3 trường hợp mổ thông liên nhĩ kiểm tra bằng siêu âm sau mổ nghi có lỗ dò nhỏ nhưng trên lâm sàng Chuyên đề Ngoại Lồng ngực và Tim Mạch 78 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7* Phụ bản của Số 1* 2003 không âm thổi, hậu phẫu phục hồi tốt. Những trường hợp còn ống động mạch có hậu phẫu không khác như mổ một trường hợp mổ ngực thông thường. Những trường hợp khác hậu phẫu tiến triển thuận lợi không có biến chứng viêm phổi, suy tim, chức năng cơ quan khác hồi phục tốt. Phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh trong nghiên cứu này ở người trưởng thành, có suy tim nếu được sử trí ngoại khoa đúng kỹ thuật, chăm sóc trước và sau mổ tốt vẫn có thể đạt kết quả khả quan. Không có tử vong trong nghiên cứu này. Hiện nay ở những trung tâm mổ tim tỉ lệ tử vong trong mổ thông liên nhĩ, thông liên thất là từ 1 % đến 0%(3). Mặc dù bệnh nhân còn ống động mạch của chúng tôi mổ ở lứa tuổi lớn hơn Bove E.L.(1) nhưng kết quả cũng tương tự. KẾT LUẬN Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu này có tuổi thiếu niên và thanh niên. Chúng ta cần phát hiện và mổ sớm những bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh đã có chỉ định mổ tránh hậu quả xấu do mổ trễ ảnh hưởng đến sự phát triển sức khỏe sau này. Lâm sàng và siêu âm tim giúp ích cho chẩn đoán và giúp cho phẫu thuật viên có kế hoạch mổ chính xác. Với các thể điển hình của thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot kỹ thuật mổ không phức tạp. Dù bệnh nhân đã có suy tim nhưng kỹ thuật mổ đảm bảo trong một kíp mổ thuần thục, chăm sóc tốt trước và sau mổ sẽ giúp cho kết quả mổ khả quan. Chân thành cảm ơn Giám đốc, Ban giám đốc BV.Chợ Rẫy. Công trình này là của tập thể mỗ tim hở BV.Chợ Rẫy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bove E.L.: Results of a policy of primary repairof truncus arteriosus in the neonate. J.Thorac. Cardiovasc. Surg. 1993, 105: 1057 – 1061. 2 Dalen J.E: Life expectancy with atrial septal defect.Influence of complicating pulmonary vascular disease. JAMA 1967, 200: 442- 445. 3 Galloway A.C.: Chapter 35:1387 – 1404. Atrial Septal Defects, Atrioventricular Canal Defects and Total Anomalous Pulmonary Venous Return Sabiston D.C & F.C. Spencer: Surgery of the Chest sixth Edition 1996.Volume II. W.B. Saunders company. 4 HAAS G.:Chapter 69.: 1137 – 1161. Patent Ductus Arteriosus and Aortopulmonary Window. Glenn’s Thoracicand Cardiovascular Surgery. Sixth Edition. Volume II. Pretice – Hall International Inc 1996. 5 Kirklin J. W. & Barratt – Boyes B. G.:Patent Ductus Arteriosus:841 – 859.Cardiac surgery. Second Edition, Chirchill Livingstone 1993. 6 Tchervenkov C.I.:Chapter 68.: 1127- 1136.Ventricular Septal Defect Glenn’s Thoracicand Cardiovascular Surgery. Sixth Edition. Volume II. Practice – Hall International Inc 1996. 7 Wessel D.I: Outpatient closure of the patent ductus arteriosus. Circulation1988,77:1068- 1071. Chuyên đề Ngoại Lồng ngực và Tim Mạch 79
File đính kèm:
- phau_thuat_tim_bam_tai_benh_vien_cho_ray_tu_12000_den_122002.pdf