Phòng, chống tham nhũng gắn với kiểm soát quyền lực và vai trò của kiểm toán nhà nước

Theo thông lệ quốc tế, Kiểm toán nhà nước (KTNN) được xác định là “cơ quan kiểm toán tối cao” của nhà nước, với nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động kiểm toán là “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Luật KTNN và các quy định cụ thể của hệ thống các quy phạm pháp luật về KTNN của Việt Nam đã tạo lập địa vị pháp lý, xác định chức năng, nguyên tắc hoạt động, tổ chức bộ máy để KTNN trở thành một công cụ mạnh trong hệ thống các công cụ kiểm soát quyền lực. Bài viết này tiếp cận vai trò của KTNN trên góc độ là một công cụ có hiệu lực của Nhà nước trong kiểm soát quyền lực quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công

pdf 8 trang yennguyen 10580
Bạn đang xem tài liệu "Phòng, chống tham nhũng gắn với kiểm soát quyền lực và vai trò của kiểm toán nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phòng, chống tham nhũng gắn với kiểm soát quyền lực và vai trò của kiểm toán nhà nước

Phòng, chống tham nhũng gắn với kiểm soát quyền lực và vai trò của kiểm toán nhà nước
11NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019
PHOØNG, CHOÁNG THAM NHUÕNG GAÉN VÔÙI
KIEÅM SOAÙT QUYEÀN LÖÏC VAØ VAI TROØ
CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
PGS.TS. NGUYỄN ĐìNH HòA*
* Q. Giám đốc, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán
Tham nhũng là hiện tượng xã hội được sinh ra từ chế độ chiếm hữu nô lệ - khởi nguồn của chế độ tư hữu và tiếp diễn trong suốt diễn trình lịch sử loài người cho đến nay. Đặc biệt, từ nửa cuối thế kỷ thứ XX, tham nhũng nổi lên như căn bệnh kinh niên, ác tính bùng phát, không chỉ đe doạ đến nền kinh tế, văn hóa lẫn đạo đức của loài người mà còn có sức tàn phá và kìm 
hãm rất lớn đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Chính vì vậy, trong khoảng 30 năm trở lại đây, nhiều 
quốc gia, nhiều khu vực đã hao tâm, tổn trí rất nhiều vào việc tìm kiếm những giải pháp, đưa ra những 
tuyên bố đầy quyết tâm và mở những chiến dịch bền bỉ để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng một cách hữu 
hiệu, song hiệu quả cũng còn xa mới đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển và đòi hỏi của nhân loại tiến 
bộ. Việt Nam cũng không là ngoại lệ trong cuộc chiến cam go này. Vì thế, đấu tranh phòng, chống tham 
nhũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. 
Chưa bao giờ, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng lại được Đảng, Nhà nước ta lãnh đạo, chỉ đạo 
quyết liệt như hiện nay. Một trong những giải pháp hữu hiệu của cuộc chiến phòng chống tham nhũng là 
phải gắn liền với kiểm soát quyền lực. Do đó, bài viết sẽ tập trung bàn luận về phòng chống tham nhũng 
gắn liền với cơ chế kiểm soát quyền lực, những nhân tố tác động đến kiểm soát quyền lực và vai trò của 
Kiểm toán nhà nước (KTNN) trong vấn đề kiểm soát quyền lực để phòng chống tham nhũng.
Từ khóa: Phòng chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước.
Anti-corruption with power control and the role of state audit of Vietnam
Corruption is a social phenomenon initiated from chattel slavery system - the origin of the private 
ownership regime and continues throughout the history of human history to date. In particular, since the 
second half of the twentieth century, corruption has emerged as a chronic, malignant disease that not only 
threatens the economy, culture and morality of the mankind but also is destructive and great restraint on 
the development of every country. Therefore, in the past 30 years, many countries, many areas have been 
devastated to find solutions, make determined statements and open enduring campaigns to effectively 
prevent and repel corruption, but efficiency is far from meeting the requirements of development and the 
demanding of the progressive human kind. Vietnam is no exception in this tough fight. Therefore, fighting 
against corruption is one of the important tasks in the revolutionary cause of the Party and our people. The 
fight against corruption has never been led and directed by the Party, the State as hard as it is now. One of 
the effective solutions of the fight against corruption is to be tied to power control. Therefore, the article 
will focus on the discussion of anti-corruption associated with the power control mechanism, the factors 
affecting the control of power and the role of the State Audit of Vietnam (SAV) in the issue of control of 
power to prevent corruption.
keywords: Anti-corruption, State Audit of Vietnam.
1. Tổng quan về tham nhũng
1.1. Khái niệm 
Tham nhũng được hiểu là sự lạm dụng quyền 
lực công cho các lợi ích của cá nhân hoặc cho lợi 
ích của một nhóm người. Thực ra tham nhũng 
không chỉ xảy ra trong khu vực công mà còn xảy 
12
Kieåm toaùn nhaø nöôùc vôùi nhieäm vuï phoøng choáng tham nhuõng
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 138 - tháng 4/2019
ra ở chỗ giao thoa giữa khu vực công và khu vực 
tư nhân, khi chức vụ bị lạm dụng thông qua việc 
nhận, vòi vĩnh hoặc đòi tiền hối lộ. 
Theo tài liệu “Pillars of Integrity: The Importance 
of Supreme Audit Institutions in Curbing 
Corruption - Các trụ cột của sự liêm chính: Tầm 
quan trọng của các tổ chức kiểm toán tối cao trong 
việc kiềm chế tham nhũng” của Ngân hàng Thế 
giới (WB) xuất bản năm 1998, tham nhũng được 
phác họa theo mô hình sau:
Tham nhũng = Độc quyền + Sự tùy tiện - Trách 
nhiệm giải trình
(Corruption = Monopoly Power + Discretion - 
Accountability)
Nói cách khác, phạm vi của tham nhũng phụ 
thuộc vào độ lớn của sự độc quyền và quyền tự 
quyết (sự tùy tiện) của các công chức, viên chức 
nhà nước. Sự độc quyền phát huy ưu thế trong các 
nền kinh tế được kiểm soát chặt chẽ, còn sự tùy tiện 
là vấn đề của các nền kinh tế đang chuyển đổi và 
các nước đang phát triển, nơi mà các quy định và 
các thủ tục hành chính thường không chặt chẽ và 
không rõ ràng. Tham nhũng gắn liền với quyền lực 
khi quyền lực bị tha hóa.
1.2. Bản chất của tham nhũng
Bản chất của tham nhũng là sự lạm dụng quyền 
lực để vụ lợi, tham nhũng có thể xảy ra ở mọi quốc 
gia, không phân biệt thể chế chính trị, không phân 
biệt quốc gia giàu hay nghèo mà chỉ khác nhau ở 
tính chất, mức độ và thái độ xử lý đối với tham 
nhũng như thế nào mà thôi.
Trong tham nhũng, yếu tố quyền lực là quyết 
định, phải có quyền lực thì mới có thể sử dụng nó 
để thu lợi, vậy bản chất của tham nhũng chính là 
sự “tha hóa” quyền lực để thực hiện lợi ích cá nhân 
hoặc của một nhóm người làm phương hại đến lợi 
ích của các cá nhân khác, của tập thể và của toàn xã 
hội. Thực tiễn đã chứng minh, khi quyền lực càng 
cao, càng tuyệt đối thì sự “tha hóa” càng gia tăng, 
nếu không có chế tài kiểm soát quyền lực hiệu quả.
2. Sự cần thiết phải kiểm soát quyền lực 
nhà nước 
2.1. Xuất phát từ căn nguyên của quyền lực 
nhà nước
Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 
(NNPQXHCN) ở Việt Nam, quyền lực nhà nước là 
thống nhất, nhưng về mặt kết cấu và chức năng lại 
phải phân công, phân quyền và phối hợp với nhau. 
13NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019
Phân công, phân quyền và phối hợp với nhau là 
tất yếu khách quan. Sự phân quyền, phối hợp này 
phải nằm trong sự giám sát, chế ước lẫn nhau. Phân 
công - phân quyền, hợp tác và kiềm chế - giám sát 
lẫn nhau là ba mặt, ba chức năng khác nhau không 
thể xem nhẹ một mặt, một chức năng nào, nhưng 
lại ràng buộc và bổ sung cho nhau. Chính từ đó, 
chúng mới tạo nên tính hợp trội trong chỉnh thể hệ 
thống và bảo vệ được sức sống của nó, chống sự tha 
hóa quyền lực từ bên trong.
Do vậy, trong NNPQXHCN không chỉ phân 
công và hợp tác mà còn là kiểm soát, kiềm chế giữa 
các quyền lực với nhau, đây là một tất yếu khách 
quan bởi những lẽ sau:
- Thứ nhất, kiểm soát quyền lực nhà nước bắt 
nguồn từ nguồn gốc và bản chất của NNPQXHCN 
là “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. 
Quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có 
của Nhà nước mà là quyền lực của nhân dân, được 
nhân dân ủy quyền, nhân dân giao quyền. Nhân 
dân không trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước 
của mình mà lại ủy quyền cho Nhà nước thay mình 
thực hiện, nên tất yếu nảy sinh đòi hỏi chính đáng 
và lẽ tự nhiên là phải kiểm soát quyền lực nhà nước.
Vì vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước là một 
nhu cầu khách quan từ phía người ủy quyền là 
nhân dân đối với người được ủy quyền là Nhà 
nước. Hơn thế nữa, quyền lực nhà nước là một đại 
lượng định tính do đó không thể cân, đong, đo, 
đếm xác định được một cách chính xác, để có thể 
giao quyền một cách cụ thể. Điều đó lại càng đòi 
hỏi phải kiểm soát quyền lực nhà nước một cách 
chặt chẽ để hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, mâu 
thuẫn chồng chéo hoặc trùng lắp trong quá trình 
thực thi quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà 
nước, làm cho hiệu lực và hiệu quả thực thi quyền 
lực nhà nước bị hạn chế.
- Thứ hai, Mục đích của kiểm soát quyền lực 
nhà nước là loại bỏ những điều kiện xã hội đã sản 
sinh ra Nhà nước và giai cấp, đây chính là quá trình 
khắc phục sự tha hóa của quyền lực nhà nước, đưa 
quyền lực nhà nước trở về với đúng nghĩa của nó là 
quyền lực của nhân dân, quyền lực thực hiện chức 
năng công quản xã hội. 
Nhưng khi quyền lực của tổ chức, của nhóm 
người, thậm chí của một người, khi đã được Nhân 
dân trao cho rồi thì rất dễ bị tha hóa. Tha hóa là 
sự làm biến chất thành xấu đi hoặc thành cái khác 
đối nghịch lại. Tha hóa quyền lực là việc thực hiện 
không đúng, không đầy đủ, không hết hoặc vượt 
quá quyền lực được trao trong quá trình thực 
thi chức trách, bổn phận, nhiệm vụ, quyền hạn 
của mình, như: Lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng 
quyền lực, không thực hiện hay thực hiện không 
hết quyền lực được trao. Tha hóa quyền lực làm 
biến tướng bản chất, mục đích của quyền lực đó: 
Quyền lực đã không được thực hiện vì mục đích 
chung, vì lợi ích chung, vì lợi ích của Nhân dân mà 
quyền lực bị tha hóa đã thực hiện vì mục đích của 
“nhóm lợi ích”, vì lợi ích của cá nhân là tiền đề cho 
tham nhũng.
Qua thực tiễn phát triển của lịch sử chúng ta 
nhận thấy rằng, xã hội càng văn minh thì sự tha 
hóa quyền lực càng tinh vi hơn. Khi quyền lực 
Nhân dân trao cho tổ chức, cho nhóm người, cho 
cá nhân bị tha hóa thì tất yếu khách quan phải có 
sự kiểm soát quyền lực. Quyền lực bị tha hóa mà 
không bị kiểm soát thì sẽ gây nhiều hệ lụy tiêu cực 
cho xã hội, cho Nhân dân. Trao quyền lực, thực thi 
quyền lực, dĩ nhiên đồng thời với việc phải kiểm 
soát quyền lực.
Trong bất kỳ điều kiện nào, sự tha hóa quyền 
lực ở cán bộ và các cơ quan đều là nguyên nhân 
lớn nhất làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, văn 
hóa suy đồi, dân tộc bị mất dần sức mạnh nội sinh, 
xã hội trì trệ và quốc gia không thể hưng thịnh, 
không có đủ sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu 
XHCN tốt đẹp mà nhiều người đã từng mong ước 
cũng trở nên xa vời. 
Lịch sử nước ta đã từng có nhiều lần do tha hóa 
quyền lực mà dẫn đến mất nước. Hầu hết các triều 
đại phong kiến Việt Nam đã từng bị sụp đổ vì tha 
hóa quyền lực. Triều đại sau được dân chúng ủng 
hộ lên thay, rồi cũng tha hóa tương tự, lặp lại như 
cũ. Ngay cả những triều đại đã một thời rất huy 
hoàng, hưng thịnh có công lao to lớn bậc nhất với 
lịch sử dân tộc nhưng sau đó cũng tha hóa và sụp 
đổ (như nhà Lý, nhà Trần, Hậu Lê và Tây Sơn...). 
14
Kieåm toaùn nhaø nöôùc vôùi nhieäm vuï phoøng choáng tham nhuõng
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 138 - tháng 4/2019
Quyền lực của tổ chức, của nhóm người, của cá 
nhân không phải là quyền lực tự có, mà là quyền 
lực của Nhân dân, được Nhân dân trao cho họ, 
ủy quyền cho họ thực hiện để phục vụ Nhân dân, 
phục vụ cho việc xây dựng, phát triển đất nước và 
chính Nhân dân là chủ thể kiểm soát quyền lực, 
xem các tổ chức, các nhóm người, các cá nhân có 
thực hiện đúng, đủ quyền lực Nhân dân ủy quyền 
cho họ hay không. Trên thực tế, có những tổ chức, 
những nhóm người, những cá nhân khi được Nhân 
dân trao cho quyền lực nào đó thì thường lại biến 
quyền lực của Nhân dân trao cho thành quyền lực 
đặc quyền của tổ chức mình, nhóm người mình, cá 
nhân mình. Đó là sự tha hóa quyền lực mà Nhân 
dân cần phải kiểm soát để chấn chỉnh.
Thứ ba, Nguyên nhân sâu xa của sự tha hóa 
quyền lực là chủ nghĩa cá nhân, là lợi ích cá nhân 
của bản thân, của gia đình, của “nhóm lợi ích” như 
Bác Hồ đã từng khẳng định. Bộ máy tổ chức, một 
nhóm người hay một cá nhân là do Nhân dân xây 
dựng nên, bầu ra, bổ nhiệm để trao quyền lực, ủy 
quyền thực hiện chức trách, nhiệm vụ vì lợi ích 
chung, vì lợi ích của Nhân dân; nhưng khi được 
trao quyền lực rồi thì bộ máy đó, nhóm người đó, 
cá nhân đó lại tách rời khỏi xã hội, tách rời khỏi 
Nhân dân, đứng trên xã hội, đứng trên Nhân dân, 
biến quyền lực Nhân dân trao thành quyền lực của 
mình, thực hiện chúng vì lợi ích cá nhân của bản 
thân, của gia đình, của “nhóm lợi ích”.
Do đó, để chống được tham nhũng, vấn đề 
quan trọng có tính quyết định là phải kiểm soát 
cho được quyền lực nói chung và quyền lực nhà 
nước nói riêng.
Vì thế, có thể nói rằng, nội dung của kiểm soát 
quyền lực nhà nước là đảm bảo cho quyền lực nhà 
nước được sử dụng đúng mục đích; đảm bảo cho 
quyền lực nhà nước thực thi có hiệu lực, hiệu quả.
- Theo kinh nghiệm tổ chức quyền lực nhà nước 
trong diễn trình phát triển của xã hội loài người, 
kiểm soát quyền lực nhà nước là yếu tố thể hiện tính 
pháp quyền và dân chủ của một bộ máy nhà nước, là 
nhân tố góp phần làm nên sự giàu có của một quốc 
gia. Với vai trò to lớn như vậy, việc kiểm soát quyền 
lực nhà nước bên trong tổ chức quyền lực nhà nước 
là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong 
xây dựng NNPQXHCN ở nước ta và việc kiểm soát 
quyền lực phải được luật định cụ thể và phải có cơ 
chế rõ ràng mới có hiệu lực và hiệu quả.
2.2. Cơ chế và đặc điểm của cơ chế kiểm soát 
quyền lực nhà nước
 Cơ chế kiểm soát việc tổ chức và thực hiện 
quyền lực nhà nước (TC&THQLNN) trong 
NNPQXHCN là tổng hợp các hình thức và các 
biện pháp do luật định để đảm bảo cho hoạt động 
của hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
tương ứng với ba nhánh quyền lực chuyên trách 
công tác theo dõi, kiểm tra và giám sát quá trình 
thực thi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ 
máy công quyền, cũng như công vụ của các công 
chức bộ máy đó đạt hiệu quả cao, phù hợp với các 
nguyên tắc, giá trị cơ bản mang tính phổ quát của 
NNPQXHCN. [3]
Các đặc điểm chủ yếu của cơ chế kiểm soát việc 
TC&THQLNN trong NNPQXHCN phải được thể 
hiện ở những điểm sau đây:
 Đặc điểm thứ nhất, cơ chế kiểm soát việc 
TC&THQLNN trong NNPQXHCN là tổng hợp 
các hình thức và các biện pháp do luật định. Đặc 
điểm này được thể hiện ở những nội dung như: 
Các hình thức và các biện pháp pháp lý của cơ chế 
kiểm tra, giám sát phải do luật định, tức là các hình 
thức và các biện pháp đó phải được ghi nhận bằng 
các văn bản pháp luật của Nhà nước - từ Hiến pháp 
(Đạo luật cơ bản của Nhà nước) cho đến các văn 
bản luật và các văn bản dưới luật; Các loại văn bản 
khác nhau đó điều chỉnh hoạt động của một hệ 
thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên 
trách công tác kiểm tra, giám sát.
Đặc điểm thứ hai, cơ chế đó đảm bảo cho hoạt 
động của một hệ thống các cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền chuyên trách công tác kiểm tra, giám 
sát và được tổ chức tương ứng với ba nhánh quyền 
lực trong NNPQXHCN, nhằm đảm bảo: Tính 
khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và 
đồng bộ trong quá trình thực hiện quyền lực nhà 
nước; cũng như sự phối hợp và chế ước lẫn nhau 
của ba nhánh quyền lực để sao cho không có sự lấn 
át của các nhánh quyền lực đối với nhau.
15NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019
Đặc điểm thứ ba, cơ chế kiểm soát việc 
TC&THQLNN trong NNPQXHCN được thực 
hiện bằng một hệ thống các cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền đối với đối tượng nhất định - quá trình 
thực thi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ 
máy công quyền, cũng như công vụ của các công 
chức bộ máy đó.
Đặc điểm thứ tư, mục đích hoạt động của cơ chế 
kiểm soát việc TC &THQLNN trong NNPQXHCN 
là nhằm làm cho quá trình thực thi chức năng, 
nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy công quyền, 
cũng như công vụ của các công chức bộ máy đảm 
bảo: đạt được hiệu quả cao, công khai và minh 
bạch; phù hợp với những nguyên tắc và giá trị cơ 
bản có tính phổ quát của NNPQXHCN. 
3. Các giải pháp phòng chống tham  ... t bại đều do cán 
bộ tốt hay kém”[273;1]. 
Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến cá nhân 
người cán bộ khi được trao quyền lực, Người cho 
rằng: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Sau khi 
có đường lối đúng thì khâu quyết định là lựa chọn 
đúng cán bộ. Người căn dặn: Cán bộ là người lãnh 
đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. 
Người cho rằng: “Đức” là cái gốc của cán bộ. Để 
chống lại tình trạng lạm quyền, lộng quyền, lợi 
dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân, Người đòi hỏi 
các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và cán 
bộ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân 
và sự kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng. Người 
nhắc nhở: “Những người trong các công sở đều có 
nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng 
cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến 
thành sâu mọt của dân”[ 104; 1]. Vì vậy, cần phải 
“quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của 
người lãnh đạo và bày tỏ cách sửa chữa sai lầm 
đó”, “cán bộ muốn cho xứng đáng, phải làm được 
việc”[208; 1].
Thứ hai, Kiểm soát quyền lực thông qua việc 
thực thi một cách thực chất, đầy đủ và rộng rãi 
quyền làm chủ của Nhân dân, cả dân chủ trực 
tiếp, dân chủ đại diện và dân chủ tham dự; thực 
hiện nghiêm túc quan điểm: “Dân biết, dân bàn, 
dân làm, dân kiểm tra, giám sát”; thông qua chế độ 
tranh cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo, 
quản lý công khai, minh bạch; mọi công việc của 
đất nước, của Nhân dân phải rất coi trọng chế độ 
công khai, minh bạch: Công khai, minh bạch chức 
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tất cả các tổ chức, 
các cơ quan, đơn vị, của tất cả các cá nhân từ người 
giữ cương vị cao nhất đến cán bộ, công chức, viên 
chức để Nhân dân kiểm tra, giám sát, kiểm soát 
việc thực hiện; công khai, minh bạch thông tin và 
trách nhiệm giải trình của các tổ chức và cá nhân 
được trao quyền lực; thông qua việc kiểm tra, giám 
sát của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, 
của Nhân dân, của công luận; thông qua việc tự do 
tư tưởng, tự do ngôn luận để Nhân dân thể hiện 
chính kiến của mình tham gia xây dựng Đảng, xây 
dựng Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị; Nhân 
dân tham gia xây dựng đất nước, làm chủ đất nước.
3.2. Giải pháp kiểm soát quyền lực để chống sự 
tùy tiện
Để thực hiện có hiệu lực, hiệu quả việc trao 
quyền lực và kiểm soát việc thực thi quyền lực và 
chống tha hóa quyền lực của cán bộ, đảng viên, 
công chức trong thời gian tới theo tinh thần Nghị 
quyết Đại hội XII của Đảng, theo chúng tôi cần 
thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:
Một là, cụ thể hóa các nguyên tắc tổ chức và 
hoạt động của Đảng nói chung, các tổ chức đảng 
nói riêng và tổ chức thực hiện nghiêm túc các 
nguyên tắc này. Xây dựng quy chế, quy định cụ 
thể việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, 
16
Kieåm toaùn nhaø nöôùc vôùi nhieäm vuï phoøng choáng tham nhuõng
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 138 - tháng 4/2019
nguyên tắc tự phê bình và phê bình, tập thể lãnh 
đạo, cá nhân phụ trách. Sớm ban hành quy chế dân 
chủ trong Đảng; Quy định về chế độ trách nhiệm 
của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức 
nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính 
trị - xã hội; quy chế đối thoại giữa người đứng đầu 
tổ chức đảng, tổ chức nhà nước với nhân dân; quy 
chế truy cứu trách nhiệm của tập thể tổ chức đảng 
và cá nhân đảng viên có khuyết điểm, vi phạm và tổ 
chức thực hiện nghiêm túc quy chế này.
Hai là, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và 
pháp luật của Nhà nước PQXHCN một cách đồng 
bộ, chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo cán bộ, 
công chức và viên chức không muốn, không cần, 
không thể và không dám lạm quyền, lộng quyền 
để tham nhũng nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn 
chặn sự tha hóa quyền lực một cách hiệu quả. Mục 
tiêu, yêu cầu của việc trao và thực thi quyền lực 
được trao của cán bộ, công chức và viên chức phải 
bảo đảm nguyên tắc: Rõ quyền; đủ quyền; đúng 
quyền; thực quyền; trong thực thi quyền lực phải 
thực hiện đúng và hết trách nhiệm, nhiệm vụ, 
quyền hạn được giao; phối hợp thực thi quyền lực 
giữa các cơ quan theo đúng quy định. Không được: 
Lạm quyền; lộng quyền; tiếm quyền; cướp quyền; 
trộm quyền; tranh đoạt quyền; ngơ quyền; né tránh 
quyền hoặc đùn đẩy quyền của mình cho cấp trên 
hoặc cho cơ quan, đơn vị, tổ chức khác giải quyết, 
xử lý (nếu thấy không có lợi hoặc không đủ tự tin) 
để chối bỏ trách nhiệm; làm trái chức trách, nhiệm 
vụ được giao một cách tùy tiện.
Ba là, nghiên cứu thực hiện chế độ phân cấp, 
phân quyền theo hướng đổi mới tổ chức bộ máy 
trong hệ thống chính trị đồng bộ, tinh giản đầu 
mối tránh chồng chéo, phù hợp chức năng, nhiệm 
vụ, quyền hạn được giao của mỗi tổ chức, phù hợp, 
thống nhất giữa cấp trên với cấp dưới; không nhất 
thiết cứ cấp trên có tổ chức nào cấp dưới cần có tổ 
chức đó; tinh giản biên chế theo hướng tinh gọn, 
rõ việc, rõ người, không chồng chéo chức trách, 
nhiệm vụ.
Bốn là, ban hành và tổ chức thực hiện tốt chế độ 
đối thoại dân chủ trong Đảng, đối thoại với cơ sở. 
Thực hiện chế độ thường xuyên nghiên cứu, tổng 
kết thực tiễn bảo đảm khoa học, thiết thực, tránh 
hình thức để rút ra những bài học hữu ích.
3.3. Tăng cường trách nhiệm giải trình của tổ 
chức và cá nhân
Theo quy định của Nghị định 90, giải trình là 
việc cơ quan nhà nước cung cấp, giải thích, làm rõ 
các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn 
được giao và trách nhiệm của mình trong việc thực 
hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.
Nghị định này quy định về điều kiện tiếp nhận 
yêu cầu giải trình; quyền, nghĩa vụ của người yêu 
cầu giải trình và người giải trình; trình tự, thủ tục 
của việc giải trình và trách nhiệm của cơ quan, tổ 
chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các 
quy định về trách nhiệm giải trình.
 Nguyên tắc thực hiện và áp dụng pháp luật 
về trách nhiệm giải trình là bảo đảm công khai, 
minh bạch, đầy đủ, kịp thời và đúng thẩm quyền; 
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ 
chức, cá nhân.
Công khai, minh bạch là một nội dung quan 
trọng mang tính đặc trưng của NNPQXHCN. Mọi 
cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động 
của mình, trừ nội dung thuộc bí mật Nhà nước và 
những nội dung khác theo quy định của pháp luật 
thuộc bí mật Nhà nước.
Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin đồng nghĩa 
với việc thực hiện công khai, minh bạch của cơ 
quan, tổ chức, đơn vị. Quyền tiếp cận thông tin và 
bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của cá nhân, tổ 
chức là một biện pháp rất quan trọng trong công 
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
4. Vai trò của cơ quan kTNN trong kiểm soát 
quyền lực và phòng chống tham nhũng
Theo những luận giải vừa phân tích ở trên, các 
chiến lược hữu hiệu để chống lại tham nhũng là 
tìm cách giảm sự độc quyền của các công chức, 
viên chức nhà nước, giảm quyền tự quyết và nâng 
cao tính trách nhiệm giải trình. Việc làm này được 
thực hiện bằng cách tiến hành một cách sâu rộng 
nền hành chính công, trong đó tăng cường vai trò 
của cơ quan giám sát độc lập - cơ quan Kiểm toán 
nhà nước.
17NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 138 - tháng 4/2019
Kiểm toán nhà nước chính là một bộ phận 
quan trọng cấu thành bộ máy và cơ chế kiểm 
soát TC&THQLNN không thể thiếu trong 
NNPQXHCN.
Tài chính công là công cụ bảo đảm nguồn lực 
tài chính cho việc duy trì sự tồn tại và hoạt động 
có hiệu quả của bộ máy Nhà nước; là công cụ quan 
trọng trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 
Do đó, tài chính công là đối tượng quan trọng phải 
được kiểm tra kiểm soát và chủ thể kiểm tra kiểm 
soát đó chính là KTNN, sự ra đời và tồn tại cũng 
như hoạt động KTNN là nhu cầu thiết yếu của Nhà 
nước pháp quyền XHCN. 
Với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính công 
do Quốc hội thành lập, thông qua hoạt động kiểm 
toán, KTNN góp phần quản lý điều hành có hiệu 
quả tài chính công và tài sản công. KTNN không 
chỉ góp phần quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu 
công chống tham ô, lãng phí, thất thoát, mà quan 
trọng hơn phải làm cho đồng tiền thuế của nhân 
dân được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả cao. 
KTNN kiểm toán để kiểm soát chi tiêu công so 
sánh chi phí đầu vào và kết quả đầu ra để góp phần 
nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công. KTNN 
từng bước đẩy mạnh kiểm toán hoạt động để phân 
tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội trong sử 
dụng nguồn lực công, nhất là các dự án đầu tư, các 
chương trình mục tiêu quốc gia. KTNN góp phần 
ngăn ngừa rủi ro, răn đe phòng ngừa sai phạm để 
nâng cao hiệu quả trong chi tiêu công khi thực 
hiện kiểm toán trước “tiền kiểm” và “hậu kiểm” các 
khoản chi tiêu công. Kiểm toán trước có lợi ích là 
ngăn ngừa những thiệt hại ngay trước khi nó xảy 
ra, tránh lãng phí nguồn lực; còn “hậu kiểm: để chỉ 
rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan 
trong việc vi phạm đến chế độ, chính sách quản lý 
tài chính công. 
Tổng hợp kết quả kiểm toán từ khi thành lập 
1994 cho đến năm 2018, KTNN đã phát hiện và 
kiến nghị xử lý về tài chính hàng trăm nghìn tỷ 
đồng, chủ yếu là tăng thu và giảm chi NSNN, ghi 
thu - ghi chi để quản lý qua NSNN. Đặc biệt trong 
năm 2018, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính đến 
ngày 31/12/2018 là 89.600 tỷ đồng (trong đó, thu về 
NSNN 20.518 tỷ đồng, giảm chi NSNN 23.948 tỷ 
đồng, kiến nghị xử lý khác 45.134 tỷ đồng), trong 
đó tăng thu, giảm chi NSNN (44.466 tỷ đồng) tăng 
18,39% so với năm 2017 (37.556 tỷ đồng). Phó Chủ 
tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn 
mạnh, đây là kết quả đạt được cao nhất từ trước 
đến nay. Qua kiểm toán, KTNN còn kiến nghị sửa 
đổi, hủy bỏ 115 văn bản pháp luật (2 luật, 4 nghị 
định; 15 thông tư; 15 nghị quyết; 28 quyết định; 51 
văn bản khác) nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, tổ chức 
thực hiện quy định của Nhà nước tránh thất thoát, 
lãng phí; kiến nghị xử lý trách nhiệm theo quy định 
của pháp luật đối với hàng chục tập thể và cá nhân. 
Đáng chú ý, KTNN đã chuyển hồ sơ 5 vụ việc có 
dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông 
qua kết quả kiểm toán sang Cơ quan Cảnh sát điều 
tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của 
pháp luật.[5] 
Quan trọng hơn, thông qua hoạt động kiểm 
toán, KTNN có điều kiện xem xét đánh giá chính 
sách, các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống 
tiêu chuẩn định mức, chế độ chi và nhận diện 
được những bất cập, không phù hợp với thực tiễn 
hoặc những kẽ hở trong chính sách để góp phần 
hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống chế độ 
định mức, tiêu chuẩn chi tiêu công nhằm nâng cao 
hiệu lực hiệu quả quản lý kiểm tra, kiểm soát chi 
tiêu công. 
Đặc biệt, qua kết quả kiểm toán, tính riêng từ 
năm 2006 kể từ khi Luật KTNN có hiệu lực cho 
đến nay, KTNN đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, 
các Bộ, ngành, địa phương sửa đổi, bổ sung, hủy 
bỏ gần 500 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản 
quản lý sai quy định hoặc không phù hợp với thực 
tế để bịt lỗ hổng về chính sách và pháp luật.
Thông qua báo cáo quyết toán NSNN hàng 
năm, Quốc hội, Chính phủ, HĐND các cấp có 
thêm thông tin đáng tin cậy để xem xét, đánh giá 
công tác quản lý, điều hành ngân sách của Chính 
phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Những thông 
tin từ báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN cùng 
với ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, 
HĐND, cũng như ý kiến giải trình thuyết minh của 
Chính phủ, UBND là cơ sở quan trọng để Quốc 
18
Kieåm toaùn nhaø nöôùc vôùi nhieäm vuï phoøng choáng tham nhuõng
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 138 - tháng 4/2019
hội, HĐND thảo luận, quyết định các cơ chế, chính 
sách và giải pháp phù hợp nhằm thực hiện thắng 
lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, 
góp phần tích cực nâng cao hiệu quả quản lý điều 
hành NSNN trong từng giai đoạn cụ thể.
Những kết luận, kiến nghị của KTNN ở tầm vĩ 
mô mang tính hệ thống sẽ là căn cứ khoa học thực 
tiễn để cho Chính phủ, Quốc hội, Hội đồng nhân 
dân các cấp, các Bộ, Ngành điều chỉnh các quyết 
sách của mình đối với nền kinh tế, xử lý kịp thời 
những sai phạm, các mất cân đối trong việc thu chi 
và sử dụng tài chính công nói riêng và hoạt động 
nền kinh tế nói chung.
Như là một phần không thể thiếu của quản trị 
quốc gia, KTNN thực hiện chức năng của mình 
theo quy định của pháp luật, đảm bảo chức năng 
giám sát, kiểm tra, đánh giá và đưa ra những 
kiến nghị về chính sách vĩ mô của quốc gia. Do 
đó KTNN phải tạo được niềm tin, sự trung thực, 
khách quan và sẽ tiếp tục đóng góp vào việc:
- Bảo vệ nền dân chủ và pháp quyền bằng cách 
nâng cao tính minh bạch, giữ vững trật tự, chống 
lại việc lạm dụng quyền lực. Trong một số trường 
hợp, KTNN đóng vai trò cố vấn bằng các kiến nghị 
về thay đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật. KTNN 
có thể giúp nâng cao niềm tin giữa Nhà nước và 
người dân bằng cách thúc đẩy Chính phủ mở cửa 
và người dân được đóng góp ý kiến nhiều hơn nữa.
- Nâng cao hiệu quả quản trị bằng cách kiểm tra 
và đánh giá các hoạt động của Chính phủ, chỉ ra 
những yếu kém, tồn tại cần khắc phục. KTNN đưa 
ra những kiến nghị mang tính độc lập và khách 
quan, khuyến khích Chính phủ tăng cường kiểm 
soát hơn nữa. KTNN cũng thúc đẩy việc sử dụng 
hợp lý các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả trong 
quản lý, phân bổ, sử dụng tài chính công tránh thất 
thoát, lãng phí và phòng chống tham nhũng.
- KTNN đóng một vai trò quan trọng trong 
cuộc chiến chống tham nhũng và gian lận ở cả cấp 
quốc gia và quốc tế. KTNN với những kinh nghiệm 
được đúc rút từ thực tiễn kiểm toán, một mặt tăng 
cường tính minh bạch, mặt khác đưa ra những 
sáng kiến mới về chống tham nhũng bằng việc bịt 
các kẽ hở của hệ thống chính sách và pháp luật. 
- Bảo vệ lợi ích quốc gia, bằng cách sử dụng 
tính độc lập, khả năng dự báo và năng lực chuyên 
môn để cung cấp thông tin kịp thời, khách quan 
và đáng tin cậy, chỉ ra những rủi ro tiềm tàng về 
kinh tế và xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển bền 
vững đất nước.
- Thúc đẩy việc cải thiện đời sống của người dân 
bằng cách kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguồn 
vốn và các dự án của Chính phủ, đảm bảo đạt được 
mục tiêu đề ra, nhằm cải thiện cuộc sống người 
dân và quyền bình đẳng cho tất cả mọi người, kể cả 
các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
- Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm 
thông qua việc kiểm toán và công khai kết quả 
kiểm toán nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình, 
đồng thời khuyến khích Chính phủ và các tổ chức 
thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình nhằm sử 
dụng hiệu quả các nguồn lực. KTNN cung cấp cho 
xã hội và người dân những thông tin đã được kiểm 
toán và chỉ ra những trách nhiệm liên quan, qua đó 
tăng cường tính minh bạch hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, NXB CTQG, 
H., 2000;
2. Kenneth M Dye and Rick Stapenhurst: 
Pillars of Integrity: The Importance of 
SupremeAudit Institutions in Curbing 
Corruption. The Economic Development 
Institute of the World Bank 1998;
3. Nguyễn Đình Hòa: Kiểm soát quyền lực và 
hiến định vai trò của Kiểm toán nhà nước 
và Tổng KTNN là một tất yếu khách quan. 
Tạp chí NCKHKT Số 67. 5-2013;
4. Nguyễn Đình Hòa: Vai trò của Kiểm toán 
nhà nước trong việc tăng cường trách nhiệm 
giải trình của Chính phủ nhằm nâng cao 
hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng 
NSNN. Tạp chí NCKHKT Số 102 tháng 
4/2016;
5. Báo Kiểm toán số 4 năm 2019.

File đính kèm:

  • pdfphong_chong_tham_nhung_gan_voi_kiem_soat_quyen_luc_va_vai_tr.pdf