Quan niệm về trạng ngữ trong các sách vở ngôn ngữ học tiếng Việt (Phần 1)

TÓM TẮT

Cùng với chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ thuật ngữ “trạng ngữ” là một thuật ngữ rất

quen thuộc trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, nhưng vạch rõ phạm vi của trạng

ngữ cũng như nêu được các tiêu chí để nhận diện nó không phải là công việc dễ

dàng. Trong giới Việt ngữ học, việc phân định phạm vi cũng như tiêu chí nhận diện

trạng ngữ là một vấn đề khá phức tạp và các tác giả đều có kiến giải rất khác nhau.

Điều này được thể hiện qua sự khác biệt về quan niệm, tiêu chí nhận diện, phân

loại của các nhà nghiên cứu. Bài viết sẽ tóm tắt quan niệm của các nhà Việt ngữ

học dựa trên những tài liệu mà chúng tôi hiện có được

pdf 15 trang yennguyen 10760
Bạn đang xem tài liệu "Quan niệm về trạng ngữ trong các sách vở ngôn ngữ học tiếng Việt (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan niệm về trạng ngữ trong các sách vở ngôn ngữ học tiếng Việt (Phần 1)

Quan niệm về trạng ngữ trong các sách vở ngôn ngữ học tiếng Việt (Phần 1)
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 08 - 2018 ISSN 2354-1482 
 QUAN NIỆM VỀ TRẠNG NGỮ TRONG 
CÁC SÁCH VỞ NGÔN NGỮ HỌC TIẾNG VIỆT (PHẦN 1) 
Đào Mạnh Toàn1 
Lê Hồng Chào1 
TÓM TẮT 
Cùng với chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ thuật ngữ “trạng ngữ” là một thuật ngữ rất 
quen thuộc trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, nhưng vạch rõ phạm vi của trạng 
ngữ cũng như nêu được các tiêu chí để nhận diện nó không phải là công việc dễ 
dàng. Trong giới Việt ngữ học, việc phân định phạm vi cũng như tiêu chí nhận diện 
trạng ngữ là một vấn đề khá phức tạp và các tác giả đều có kiến giải rất khác nhau. 
Điều này được thể hiện qua sự khác biệt về quan niệm, tiêu chí nhận diện, phân 
loại của các nhà nghiên cứu. Bài viết sẽ tóm tắt quan niệm của các nhà Việt ngữ 
học dựa trên những tài liệu mà chúng tôi hiện có được. 
Từ khóa: Trang ngữ, thành phần phụ 
1. Đặt vấn đề 
Cùng với chủ ngữ, vị ngữ, bổ 
ngữ thuật ngữ “trạng ngữ” là một 
thuật ngữ rất quen thuộc trong nghiên 
cứu ngữ pháp tiếng Việt, nhưng vạch rõ 
phạm vi của trạng ngữ cũng như nêu 
được các tiêu chí để nhận diện nó không 
phải là công việc dễ dàng. Trong giới 
Việt ngữ học, việc phân định phạm vi 
cũng như tiêu chí nhận diệntrạng ngữ là 
một vấn đề khá phức tạp và các tác giả 
đều có kiến giải rất khác nhau. Điều này 
được thể hiện qua sự khác biệt về quan 
niệm, tiêu chí nhận diện, phân loại 
của các nhà nghiên cứu. 
2. Quan niệm về “trạng ngữ” trong 
các sách vở ngôn ngữ học tiếng Việt 
2.1. Trước năm 1945, các sách ngữ 
pháp Việt Nam do chịu ảnh hưởng của 
tiếng Pháp, do ảnh hưởng của quan 
điểm “dĩ Âu vi trung” nên cách sử dụng 
thuật ngữ ngữ pháp rất giống với các 
thuật ngữ ngữ pháp trong tiếng Pháp. 
Chẳng hạn, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, 
Phạm Duy Khiêm (1940) [1, tr. 106 - 
130], Việt Nam văn phạm, khi nói về 
trạng ngữ đã dùng thuật ngữ trạng từ. 
Theo các tác giả, trạng từ là tiếng để 
phụ thêm nghĩa một tiếng động từ, một 
tiếng tĩnh từ, một tiếng trạng từ khác 
hay cả một mệnh đề. Các tác giả đưa ra 
các ví dụ chứng minh sau: 
1) Động từ: chạy chậm; làm khó nhọc. 
2) Tĩnh tự: Đẹp lắm; giàu quá. 
3) Trạng từ: Nói mau quá; đi rất 
vất vả. 
4) Mệnh đề: Bất đắc dĩ tôi phải nói. 
Các tác giả nhấn mạnh, công dụng 
của tiếng trạng từ rất quan trọng trong 
tiếng Việt Nam, những tiếng trạng từ, 
tùy cái nghĩa của nó, có thể chia thành 
nhiều loại và được phân chia thành các 
loại trạng từ sau đây: 1) trạng từ chỉ thể 
cách; 2) trạng từ chỉ số lượng; 3) trạng 
từ chỉ thời gian; 4) trạng từ chỉ nơi 
chốn; 4) trạng từ chỉ sự nghi vấn; 5) 
trạng từ chỉ ý kiến. Bên cạnh đó, nhóm 
1Trường Đại học Đồng Nai 
Email: toan.daomanh@gmail.com 
63 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 08 - 2018 ISSN 2354-1482 
tác giả còn chỉ ra vị trí và cách dùng của 
tiếng trạng từ. 
2.2. Sau năm 1945, việc nghiên cứu 
ngữ pháp tiếng Việt nói chung và trạng 
ngữ nói riêng ngày càng được quan tâm, 
chú ý. Đáng chú ý là các quan điểm sau: 
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến 
Lê (1963) [2, tr. 554], trong Khảo luận về 
ngữ pháp Việt Nam gọi trường hợp trạng 
ngữ đặt sau là bổ từ của tiếng (tức là từ), 
trạng ngữ đặt trước là bổ từ của câu. 
Nguyễn Kim Thản (1964) [3, tr. 
212 - 221], Nghiên cứu về ngữ pháp 
tiếng Việt, tập II quan niệm trạng ngữ là 
thành phần thứ yếu của câu, biểu thị các 
ý nghĩa thời điểm, địa điểm, nguyên 
nhân, mục đích, phương tiện hay tình 
thái. Trạng ngữ có khả năng biến đổi về 
vị trí trong câu tự do hơn các thành 
phần khác. Hai vị trí thường thấy của nó 
là đầu câu (trước vị trí 1) và cuối câu 
(sau vị trí 2). Điều đáng chú ý là nếu đã 
có khởi ngữ ở đầu câu thì ở đấy không 
có trạng ngữ nữa. Trong tiếng Việt, 
phần lớn trạng ngữ là giới ngữ, nhưng 
cũng còn nhiều trường hợp trong đó chỉ 
có thể từ. 
Đồng thời tác giả đã liệt kê một 
danh sách các loại trạng ngữ gồm: 1) 
trạng ngữ thời gian; 2) trạng ngữ địa 
điểm; 3) trạng ngữ nguyên nhân (“Cách 
mạng đã do Việt Bắc mà thành công”); 
4) trạng ngữ mục đích; 5) trạng ngữ 
phương tiện (“Khách toàn đến bằng xe 
hơi”); 6) trạng ngữ tình thái (“Bước lên 
sàn điếm, lý trưởng quăng tạch cuốn sổ 
xuống bàn”, “Cốp, cốp, cốp, bộ đội 
chạy trên đường goòng”) (Nguyễn Kim 
Thản, 1964, tr. 212 - 221). Trong một 
công trình xuất bản sau đó, tác giả bổ 
sung thêm cái gọi là 7) trạng ngữ 
chuyển tiếp (làm nhiệm vụ chuyển tiếp 
từ câu nọ sang câu kia) và lấy ví dụ: 
“Tóm lại, việc đã giải quyết xong”, 
“Nói cách khác, ý nghĩa của chỉ ấy rất 
lớn” (Nguyễn Kim Thản, 1981, tr. 49). 
Xét về vị trí của trạng ngữ, Nguyễn 
Kim Thản cho rằng hai vị trí thường 
thấy của trạng ngữ là đầu câu và cuối 
câu. Nếu lấy ký hiệu trạng ngữ là T thì 
ta sẽ có: 
 T S // P Hoặc S // P T 
Thảng hoặc cũng có khi T xen vào 
giữa chủ ngữ và vị ngữ thành 
S T P 
Nhưng đây là lối cấu tạo câu đã Âu 
hóa (Nguyễn Kim Thản, 1964, tr. 212). 
Tác giả này cho rằng, cách đặt trạng ngữ 
giữa chủ ngữ và vị ngữ “làm cho mạch 
câu đứt ra, ý câu thiếu liên tục. Vì vậy, 
khuôn mẫu này chỉ dùng một cách hạn 
chế” (Nguyễn Kim Thản, 1981, tr. 182). 
Theo Nguyễn Kim Thản thì “khi trả 
lời câu hỏi bao giờ, khi nào, vị trí của 
trạng ngữ phải theo vị trí của chúng” 
(Nguyễn Kim Thản, 1964, tr. 125). 
Ví dụ: 
 (1) Bao giờ anh về nhà? 
Tí nữa tôi về nhà. 
 (2) Anh lên đây bao giờ? 
Tôi lên đây hôm qua. 
Lê Văn Lý (1968) [4, tr. 161 - 164], 
Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam khi bàn về 
câu tiếng Việt đã chia thành các loại câu 
sau: 1) câu tự loại; 2) câu đơn giản; 3) 
câu phức tạp; 4) câu khẳng định; 5) câu 
64 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 08 - 2018 ISSN 2354-1482 
phủ định; 6) câu nghi vấn; 7) câu 
khuyến lệnh; 8) câu cảm thán. Trong 
đó, vấn đề trạng ngữ được tác giả bàn 
đến ở mục câu phức tạp và thuật ngữ 
thuật từ. 
Theo Lê Văn Lý, một câu nói là 
một Ngữ tuyến trong đó tất cả các yếu 
tố có liên hệ đến một Thuật Từ độc nhất 
hay là nhiều Thuật Từ liên kết với nhau 
(A. Martinet). 
Một Thuật Từ là một Tự ngữ hay là 
một thành tự chỉ một tình trạng hay một 
biến cố mà người nói muốn làm cho 
người khác chú ý đến. Yếu tố quan 
trọng nhất của một câu nói là Thuật Từ. 
Chỉ nguyên Thuật Từ đã đủ để làm 
thành câu nói. 
Tác giả cho rằng, câu phức tạp gồm 
một Thuật Từ chính và một hay nhiều 
Thuật Từ phụ tòng liên kết với Thuật 
Từ chính đó bằng một Phụ tự Phụ 
Thuộc. Về ý nghĩa, câu phức tạp gồm 
một ý tưởng chính và một hay nhiều ý 
tưởng phụ, lệ thuộc vào ý tưởng chính 
đó. Tác giả lấy ví dụ như sau: 
Ví dụ: Vì mệt quá, nó đã phải đến 
bệnh viện để bác sĩ khám sức khỏe. 
Trong câu này, Thuật Từ chính là: 
Nó phải đến bệnh viện; Thuật Từ phụ 
tòng thứ nhất là: Vì mệt quá, có phụ từ 
Vì dẫn đầu. Thuật Từ phụ tòng thứ hai 
là: Để bác sĩ khám sức khỏe, có phụ từ 
Để dẫn đầu. 
Lê Văn Lý cũng nhấn mạnh rằng, 
khi phân tích, người ta thường dùng Tự 
ngữ “Mệnh đề” để chỉ mỗi ngữ tuyến có 
một Thuật Từ: Ngữ tuyến có Thuật Từ 
Chính được gọi là Mệnh Đề chính, Ngữ 
tuyến có Thuật Từ phụ (thường có một 
Phụ từ dẫn đầu) được gọi là Mệnh Đề 
Phụ, hay là Mệnh Đề Tùy Tòng chỉ lý 
do, mục đích, điều kiện 
Lưu Vân Lăng (1970) [5, tr. 49 - 
62], trong Nghiên cứu ngữ pháp tiếng 
Việt trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc 
có hạt nhân cho rằng, lý thuyết tầng bậc 
hạt nhân, từ lâu đã thay đổi khái niệm 
chủ - vị bằng khái niệm đề - thuyết 
(Lưu Văn Lăng, 1970) mà Đề là bộ 
phận chỉ cái được nêu lên để nhận định 
trên bình diện phân tích cú pháp, xét cả 
hình thức cấu trúc lẫn nội dung ngữ 
nghĩa, chức năng, vẫn thừa nhận hiện 
tượng trạng ngữ đảo ở một chừng mực 
nhất định. 
Theo chúng tôi (Lưu Vân Lăng 
nhấn mạnh), không phải tất cả mọi từ, 
ngữ chỉ thời gian nói trên đặt ở đầu câu 
đều chỉ là trạng ngữ hoặc ngược lại chỉ 
là khung đề, mà thực ra có trường hợp 
là trạng ngữ, có trường hợp là phần đề 
(tức trạng đề) của câu. 
Doãn Quốc Sỹ, Đoàn Viết Bửu 
(1970) [6, tr. 141 - 143], Lược khảo về 
ngữ pháp Việt Nam dùng thuật ngữ bổ 
từ của câu thay cho thuật ngữ trạng 
ngữ. Tác giả đã chia thành 1) bổ từ thời 
và không gian: đó là tiếng để diễn tả 
hoàn cảnh thời và không gian của một 
việc hay nhiều việc. Câu có chủ đề thì 
bổ từ thời, không gian đặt trước hay sau 
chủ đề. Câu không có chủ đề thì bổ từ 
này đặt trước hay sau chủ từ, dẫu trước 
hay sau chủ đề, trước hay sau chủ từ, thì 
bổ từ thời, không gian của câu cũng đặt 
trước thuật từ; 2) bổ từ nguyên nhân - 
65 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 08 - 2018 ISSN 2354-1482 
bổ từ nguyên lai - bổ từ mục đích: bổ từ 
nguyên nhân là tiếng diễn tả nguyên 
nhân hay duyên cớ sinh ra một việc hay 
nhiều việc, Bổ từ nguyên lai là tiếng 
diễn tả nguyên lai hay nguyên do của 
một việc hay nhiều việc, Bổ từ mục 
đích là tiếng diễn tả kết quả hay mục 
đích của một việc hay nhiều việc; 3) bổ 
từ giả thiết: là tiếng diễn tả ý giả thiết 
hay điều kiện có thể phát sinh ra một 
việc hay nhiều việc. 
Trần Thái Hồng, Võ Thị Cưu 
(1975) [7, tr. 63], Văn pháp Việt Nam 
dùng thuật ngữ trạng từ, tác giả cho 
rằng: trạng từ là từ chỉ trạng thái của 
tuyên từ (động từ hay tính từ), hay một 
trạng từ khác. 
Tác giả lấy ví dụ như sau: 
(1) Nó đi thong thả. (Trạng từ làm 
túc từ cho tuyên từ, đi là động từ). 
(2) Chiếc xe này đẹp quá. (Trạng từ 
làm túc từ cho tuyên từ, đẹp là tính từ). 
(3) Ông ấy nói mau quá. (Trạng từ 
làm túc từ cho một trạng từ khác). 
Tác giả cũng chia trạng từ thành các 
loại sau: 1) trạng từ chỉ thể cách; 2) 
trạng từ chỉ số lượng; 3) trạng từ chỉ 
thời gian; 4) trạng từ chỉ nơi chốn; 5) 
trạng từ chỉ sự nghi vấn; 6) trạng từ chỉ 
sự quyết chắc; 7) trạng từ chỉ sự hoài 
nghi; 8) trạng từ chỉ sự phủ định. 
Hoàng Trọng Phiến (1978) [8, tr. 
124], trong Ngữ pháp tiếng Việt - Câu 
quan niệm, trạng ngữ là một thành phần 
của câu, phải được xét trong cái chỉnh 
thể câu nói chung. Tác giả cho rằng, để 
xác định trạng ngữ, trước hết hãy phân 
biệt trạng ngữ và trạng tố. Sau đó phân 
biệt trạng ngữ và định ngữ cho câu, 
trạng ngữ và bổ ngữ (Hoàng Trọng 
Phiến, 1980, tr. 124). 
Theo tác giả, trạng ngữ là thành 
phần thứ yếu của câu và phổ biến nhất. 
So với các thành phần thứ yếu khác nó 
có ý nghĩa địa điểm, không gian, thời 
gian, nguyên nhân, mục đích. 
Đái Xuân Ninh (1978) [9, tr. 303 - 
314], trong Hoạt động của từ tiếng Việt 
cho rằng, hệ thống “câu đơn có trạng 
ngữ” (bổ ngữ đặt trước). Yếu tố mở 
rộng này gồm có hai loại: một từ độc 
lập, một cụm từ độc lập và một cụm từ 
có từ định chức chi phối, chúng thường 
đặt trước làm nhiệm vụ bổ ngữ đặt 
trước (quen gọi là trạng ngữ). Căn cứ 
vào chức năng và ý nghĩa của chúng, có 
thể chia ra thành những loại chính sau 
đây: a) Bổ ngữ đặt trước gồm 1) bổ ngữ 
nơi chốn; 2) bổ ngữ thời gian; 3) bổ ngữ 
trạng thái (cách thức); 4) bổ ngữ mục 
đích; 5) bổ ngữ nguyên nhân; 6) bổ ngữ 
phương tiện; 7) bổ ngữ nội dung, b) Bổ 
ngữ đặt sau, tác giả chia thành: 1) bổ 
ngữ thời gian; 2) bổ ngữ nơi chốn; 3) bổ 
ngữ nguyên nhân; 4) bổ ngữ mục đích; 
5) bổ ngữ phương tiện; 6) bổ ngữ nội 
dung; 7) bổ ngữ trạng thái. 
Các tác giả trong sách Ngữ pháp 
tiếng Việt (1981) [10, tr. 193 - 196] của 
Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam thì 
lại dùng tên gọi “thành phần tình 
huống” thay cho “trạng ngữ” và quan 
niệm, “Thành phần tình huống có thể bổ 
sung ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, hay 
về phương tiện, mục đích, hay về cách 
thức, trạng thái nói chung là nghĩa 
66 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 08 - 2018 ISSN 2354-1482 
“tình huống” (Ủy ban Khoa học Xã hội, 
1983, tr. 193). Trong số các ví dụ mà 
sách này dẫn ra về thành phần tình 
huống có các câu sau đây: “Mỏi mệt, 
con trâu dừng bước”, “Một cây súng 
Mát với ba viên đạn, Kơ Lơng bám gót 
giặc từ tờ mờ sáng tới trưa”, “Người 
suy nghĩ vấn vương (Ủy ban Khoa 
học Xã hội, 1983, tr. 196). 
Diệp Quang Ban (1984) [11, tr. 171 - 
187] trong Cấu tạo của câu đơn trong 
tiếng Việt thì dùng thuật ngữ “bổ ngữ 
của câu” thay cho tên gọi trạng ngữ và 
phân ra các loại: a) bổ ngữ của câu chỉ 
thời gian; b) bổ ngữ của câu chỉ không 
gian (“Đỉnh đồi, một anh đứng giữa 
đường, tu bi đông nước ừng ực”); bổ 
ngữ của câu chỉ nguyên nhân; bổ ngữ 
của câu chỉ mục đích; bổ ngữ của câu 
chỉ điều kiện (“Nếu rán thì cá này 
ngon”, “cá này ngon, nếu rán”); bổ ngữ 
của câu chỉ tình hình, gồm 2 loại: bổ 
ngữ của câu chỉ phương tiện - cách thức 
(“Đánh xoảng một cái, cái bát ở mâm lý 
cựu bay thẳng sang mâm lý đương và 
đánh “chát” một cái, cái chậu ở chiếu lý 
đương cũng đập luôn vào cây cột bên 
cạnh lý cựu”) và bổ ngữ của câu chỉ 
tình huống (“Đến trụ sở thì một cán bộ 
ra tiếp”, “Tới cổng phủ, các quần áo ướt 
vừa khô”). 
Diệp Quang Ban phân biệt bổ ngữ 
của từ với bổ ngữ của câu, cho bổ ngữ 
câu chỉ thời gian thường đứng trước 
nòng cốt câu. 
Ví dụ: 
(1) Bao giờ thì tuổi già sẽ đến. 
(2) Bao giờ anh về nhà. 
(3) Mai tôi về nhà. (Diệp Quang 
Ban, 1984, tr. 181) 
Tác giả đã chia thành phần (trong) 
câu ra làm hai loại là thành phần của 
câu và thành phần phụ của từ. Thành 
phần của câu gồm có thành phần chính 
và thành phần phụ của câu. 
Trần Ngọc Thêm (1985) [12, tr. 
59], trong Hệ thống liên kết văn bản 
tiếng Việt không phủ nhận những tên 
gọi của cú pháp truyền thống như chủ 
ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ 
Nhưng khi quan niệm rằng: “Trong 
tiếng Việt, chúng tôi xác định được 4 
cấu trúc nòng cốt như sau (dấu mũi tên 
phân biệt phần đề và phần thuyết): 
I. Nòng cốt đặc trưng : C => V 
II. Nòng cốt quan hệ : C => Vq-B 
III. Nòng cốt tồn tại : TR => Vt-B 
IV. Nòng cốt qua lại : Xv => yV 
(Trần Ngọc Thêm, 1985, tr. 59). 
Tác giả đã thừa nhận vai trò làm 
thành phần nòng cốt của trạng ngữ 
trong kiểu câu có nòng cốt tồn tại TR 
=> Vt-B. 
Nguyễn Hiến Lê - Nguyễn Q. 
Thắng (1990) [13, tr. 216 - 219], Chúng 
tôi tập viết tiếng Việt, Nguyễn Q. Thắng 
(2006) [28, tr. 797 - 799], Tuyển tập 
Nguyễn Hiến Lê III Ngữ học quan niệm: 
cũng có người xem trạng ngữ gần như 
“chủ đề” của câu, nhưng mức độ và 
tính chất tùy theo mỗi loại câu. 
Trạng ngữ là một từ hay một tổ hợp 
từ dùng để nói rõ tính chất, mức độ 
hoặc quan hệ thời gian, không gian của 
các sự việc xảy ra trong câu. Một vài 
67 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 08 - 2018 ISSN 2354-1482 
sách ngữ pháp gọi trạng ngữ là thành 
phần phụ đứng trước. 
Xét về vị trí và tác dụng, tác giả cho 
rằng, trong tiếng Việt, trạng ngữ thường 
được đặt ở đầu câu để báo hiệu, không 
gian, thời gian, tính chất của các sự 
trạng. Nhưng cũng có một số trường 
hợp trạng ngữ cũng có thể xuất hiện ở 
giữa hoặc cuối câu. 
Trạng ngữ đứng ở đầu câu thường 
có dấu phẩy để ngăn cách với thành 
phần chính. Trái lại, khi trạng ngữ xuất 
hiện ở cuối câu thì không cần dấu phẩy. 
Về mặt cú pháp, chủ ngữ và vị ngữ 
luôn là thành phần chính, còn thành 
phần phụ thì phải dựa vào phần chính 
này mới tồn tại. Nhưng cũng có khi nếu 
câu chỉ có thành phần chính thì chưa 
diễn đạt được đầy đủ ý chúng ta muốn 
nói. Vì vậy, trạng ngữ là phần phụ giúp 
cho câu được rõ nghĩa hơn. Chính nó 
mang ý nghĩa khái quát về mức độ, tính 
chất, không gian, thời gian 
Ví dụ: 
Lúc bảy giờ, đ ... chốn và 
một câu có khung đề chỉ thời điểm hay 
nơi chốn tương ứng nhiều khi có những 
khác nhau rất rõ rệt về nghĩa. So sánh: 
(28) a. Ở đây tôi cũng làm việc. 
 b. Tôi cũng làm việc ở đây. 
Câu (28)a có tiền giả định là “ở 
(những) chỗ khác tôi làm việc”, và có 
hàm ý là “như ở (những) chỗ ấy”, còn 
câu (28)b có tiền giả định là “có 
(những) người khác làm việc ở đây” và 
có hàm ý là “như (những) người ấy”. 
(29) a. Vào ngày chủ nhật tôi chỉ 
nghe nhạc. 
 b. Tôi chỉ nghe nhạc vào ngày 
chủ nhật. 
Hàm ý của câu (29)a là “chứ không 
làm gì khác”, còn hàm ý của câu (29)b 
là “chứ không nghe nhạc vào những 
ngày khác”. 
71 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 08 - 2018 ISSN 2354-1482 
Lưu Vân Lăng (1993) [16, tr. 25 - 
26], Lí luận dịch thuật trước hiện tượng 
di chuyển đảo thành tố cú pháp (trong 
tập Những vấn đề ngôn ngữ và dịch 
thuật), tác giả cho rằng: căn cứ vào đâu 
để phân biệt trạng ngữ với trạng đề của 
câu? Đối với một số như bây giờ, ngày 
kia, tối qua, ba tháng sau, một lát nữa 
thì thường có thể xảy ra hai khả năng. 
Trong trường hợp thêm thì (một dấu 
hiệu ngăn cách đề với thuyết) vào sau 
ngữ đoạn đó, không làm cho nội dung cơ 
bản của câu thay đổi thì đây là đề ngữ 
(topic) của câu. Chính vì thế mà nhiều 
trường hợp khó đảo vị trí. Nếu đảo thì 
nội dung câu sẽ thay đổi. Ngược lại, khi 
thêm “thì” (đôi khi: mà, là) vào mà nội 
dung cơ bản của câu thay đổi hoặc đảo 
vị trí của nó ra sau hạt nhân của thuyết 
ngữ mà vẫn giữ nguyên được nội dung 
cơ bản của câu thì đây là trạng ngữ, bộ 
phận phụ thêm trong thuyết ngữ. 
Bùi Tất Tươm (1994) [17, tr. 186 - 
188], Giáo trình tiếng Việt, cho rằng 
“trạng ngữ là thành phần phụ quan trọng 
nhất mang chức năng bổ sung ý nghĩa 
cho thông báo của câu”. Có nhiều quan 
niệm khác nhau về thành phần này. 
Ngữ pháp truyền thống quan niệm 
trạng ngữ là thành phần phụ về mặt ngữ 
pháp và do đó, nội dung ngữ nghĩa của 
thành phần này cũng là nội dung phụ 
cho thông báo. 
Trong thực tế giao tiếp, trạng ngữ 
có thể mang nội dung thông báo chính 
của câu. Ngữ pháp truyền thống khi 
xem trạng ngữ là thành phần phụ về mặt 
ngữ pháp và về mặt thông báo, không 
giải quyết được mâu thuẫn trên. 
Tác giả cũng đã quan niệm trạng 
ngữ là thành phần phụ của câu về mặt 
ngữ pháp. 
Xét về mặt cấu tạo, tác giả cho rằng: 
tất cả các kết cấu ngữ pháp có khả năng 
làm vị ngữ đều có thể đảm nhiệm thành 
phần này. Ngoài ra, một số phụ từ tình 
thái và các kết cấu ngữ pháp có quan hệ 
từ mở đầu cũng có khả năng này. 
Ví dụ: 
(1) Lễ phép, mẹ con chị Dậu cúi 
đầu chào. (Ngô Tất Tố) 
(2) Từ những năm đau thương, 
chiến đấu 
Đã ngời lên nét mặt quê hương. 
(Nguyễn Đình Thi) 
Vị trí của trạng ngữ trong câu rất linh 
hoạt: đầu câu, giữa câu và cuối câu. 
Nhưng vị trí phổ biến nhất vẫn là đầu câu. 
Ví dụ: 
(1) Máy bay hiện đang ở độ cao 
1500 mét. 
(2) Cho đến ngôi sao xa ngoài khung 
cửa cũng đứng im, lóng lánh như giọt 
nước mắt vui lặng lẽ của người vợ ở quê 
ta gặp chồng sau mười năm trời gian lao 
và cách biệt. (Nguyễn Trung Thành) 
Ở vị trí cuối câu, ranh giới giữa 
trạng ngữ và thành phần chính là quãng 
ngắt (khi nói) và dấu phẩy (khi viết). 
Vị trí đầu câu là vị trí phổ biến của 
trạng ngữ. Do đó, tất cả các kết cấu ngữ 
pháp được dẫn xuất bằng quan hệ từ ở 
vị trí này đều là trạng ngữ. 
72 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 08 - 2018 ISSN 2354-1482 
Ví dụ: Về mặt này, anh tỏ ra rất 
thông thạo. 
Sự phân biệt bổ tố của ngữ động từ 
và trạng ngữ căn cứ vào các vị trí khác 
nhau của chúng là cần thiết. 
Ví dụ: 
(1) Anh tỏ ra rất thông thạo về mặt này. 
(2) Về mặt này, anh tỏ ra rất thông thạo. 
Nói cách khác, các bổ tố trong ngữ 
động từ và ngữ tính từ có cấu tạo là một 
kết cấu có quan hệ từ dẫn xuất, khi 
chuyển vị trí lên đầu câu, chúng trở 
thành trạng ngữ. 
Cũng chính vì lý do này mà các kết 
cấu ngữ pháp được dẫn xuất bằng quan 
hệ từ ở vị trí đầu câu không thể đảm 
nhiệm chức năng chủ ngữ. Đây là đặc 
điểm cần lưu ý khi đặt câu tiếng Việt. 
Xét về vai trò của trạng ngữ, trong 
quan hệ với thành phần chính, về mặt 
ngữ pháp là thành phần phụ, trong quan 
hệ với thông báo của câu, liên quan đến 
toàn thông báo hoặc chỉ liên quan đến 
chủ ngữ. 
Chính vì mối quan hệ chặt chẽ với 
toàn thông báo hoặc chủ ngữ mà một 
số nhà nghiên cứu cho rằng đây là vị 
ngữ phụ. 
Đây cũng là một trong những lý do 
của hiện tượng không thống nhất khi 
phân loại câu về mặt cấu tạo. 
Tác giả phân loại trạng ngữ thành 
các loại sau: căn cứ vào ý nghĩa: thời 
gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, 
phương thức, phương tiện, phạm vi 
có thể chia trạng ngữ thành các loại 
tương ứng. 
Ví dụ: 
 (1) Từ những năm đau thương 
chiến đấu 
Đã ngời lên nét mặt quê hương. 
 (2) Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu 
Đã bật lên những tiếng căm hờn. 
(Nguyễn Đình Thi) 
 (trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn) 
Lê Xuân Thại (1994) [18, tr. 181], 
Câu chủ vị tiếng Việt cho rằng: Đối với 
trường hợp “Máy bay tôi đi rồi. Tàu 
thủy thì tôi chưa đi” căn cứ vào câu sau 
thì biết rõ thành phần của câu trước: 
máy bay cũng như tàu thủy (đặt trước 
“thì” đều là những trạng đề). 
Lưu Vân Lăng (1994; 1998) [19, tr. 
25; 26, tr. 94 - 98], Thành tố cấu tạo 
câu và phương pháp phân tích tầng bậc 
hạt nhân (in trong Những vấn đề ngữ 
pháp tiếng Việt hiện đại) thừa nhận có 
hiện tượng trạng ngữ đảo trong tiếng 
Việt ở một chừng mực nhất định như 
trên có thể làm cho lý thuyết Việt ngữ 
học không mâu thuẫn với lý luận dịch 
thuật trên thế giới (Lưu Vân Lăng, tr. 
25), làm cho người dịch vừa đảm bảo 
được tính chính xác, dịch đúng, vừa dễ 
phát huy tài năng, dịch hay, mà nhiều 
khi, nếu theo một quan niệm cứng nhắc 
“đã đảo lên là đề ngữ” thì hoặc bị bó 
hoặc dễ bị sai lầm. Nhiều tác phẩm dịch 
thuật đã chứng tỏ điều này. 
Lấy vài ví dụ: “Xưa kia có những 
người sống ở một miền, ba bề là rừng 
rậm Thế rồi một ngày kia đã xảy ra 
một thời khốn khó” (“Trái tim chàng 
73 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 08 - 2018 ISSN 2354-1482 
Đan-cô” của Xaxim Gooki do Lưu Văn 
Lăng dịch). 
“Tối hôm qua tôi đã gán nợ cho lão 
chủ quan rồi Một lát sau Svabrin 
cũng đến Mấy năm trước đây có một 
lão lãnh chúa Nga sống tại một trong 
những điền trang của lão” (“Người 
con gái viên đại úy” của X. A. Puskin, 
do Cao Xuân Hạo dịch, 1985). 
Bốn câu trước vốn có trạng ngữ đặt 
sau, nhưng các dịch giả đã đảo lên đầu. 
Nhưng ở câu cuối trạng ngữ vốn đặt 
trước thì Cao Xuân Hạo lại đưa ra sau. 
Tuy nhiên trong tiếng Việt có 
những trạng ngữ khi đảo vị trí lên đầu 
câu, chúng sẽ làm cho nội dung câu 
thay đổi hẳn. Rõ nhất là một số ngữ 
đoạn trong đó có nào, bao hoặc mấy, 
dùng để hỏi về thời gian như bao giờ, 
giờ nào, lúc nào, khi nào, ngày nào, 
hôm nào, tháng nào, năm nào, hồi nào, 
mấy giờ 
Lấy ví dụ: 
(1) Nó đi bao giờ? 
(2) Anh về lúc nào? 
Bao giờ, lúc nào trong những câu 
hỏi trên là trạng ngữ phụ vào hạt nhân 
thuyết ngữ (đi, về) chỉ được thay thế 
trong câu trả lời bằng một ngữ đoạn chỉ 
thời gian quá khứ như hôm qua, tháng 
trước, năm ngoái chẳng hạn. 
Nếu đảo trạng ngữ bao giờ, lúc nào 
lên đầu câu, câu hỏi sẽ là: 
- Bao giờ nó đi? 
- Lúc nào anh về? 
Trong câu trả lời bao giờ, lúc nào 
thường được thay thế bằng một ngữ 
đoạn chỉ thời gian tương lai như ngày 
mai, lát nữa, tuần sau, sang năm 
hoặc đôi khi bằng một ngữ đoạn chỉ 
thời gian đang xảy ra, trong “hiện tại” 
tùy thuộc vào hoạt động do động từ làm 
hạt nhân thuyết ngữ biểu thị cho phép. 
Ví dụ: 
(1) Bao giờ anh làm? 
Có thể trả lời: Tôi bắt đầu ngay 
bây giờ. 
(2) Họ học mấy giờ? 
Họ học tám giờ. 
Trong câu hỏi và câu trả lời trên, 
những trạng ngữ mấy giờ, tám giờ chỉ 
rõ “số lượng” thời gian học tập. Nếu 
đảo những trạng ngữ mấy giờ lên đầu 
câu thì chúng không còn chỉ số lượng 
thời gian mà chỉ thời điểm học tập. 
Mấy giờ họ học? Nghĩa là: Họ học 
lúc mấy giờ? 
Tám giờ họ học. Nghĩa là: Họ học 
lúc tám giờ. 
Rõ ràng đảo vị trí những trạng ngữ 
lên đầu câu trong các ví dụ trên thì nội 
dung câu thay đổi hoàn toàn. Thậm chí có 
trường hợp nội dung câu lại trái ngược. 
Ví dụ: 
(1a) Tôi chẳng nhớ nó bao giờ. 
(1b) Bao giờ tôi chẳng nhớ nó. 
(2a) Nó chẳng học ngày nào. 
(2b) Ngày nào nó chẳng học. 
(3a) Nó chả mấy bao nhiêu. 
(3b) Bao nhiêu nó chả lấy. 
Chúng ta thấy khi chuyển trạng ngữ 
bao giờ trong câu 1a và trạng ngữ ngày 
nào trong câu 2a lên đầu câu thì ý phủ 
định vốn có trong những câu (a) đã biến 
74 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 08 - 2018 ISSN 2354-1482 
mất mà chuyển thành ý khẳng định ở 
những câu (b). 
Ngày nào nó chẳng học. Tức là: 
Ngày nào nó cũng học. 
Bao giờ tôi chẳng nhớ nó. Tức là: 
Lúc nào tôi cũng nhớ nó. 
Bao nhiêu nó chả lấy. Tức là: Bao 
nhiêu nó cũng lấy. 
Với quan niệm chủ ngữ - vị ngữ 
truyền thống, nhiều người vẫn cho bao 
giờ trong câu 1b và ngày nào trong câu 
2b bao nhiêu trong câu 3b là những 
trạng ngữ đảo, câu 1b là biến thể của 
câu 1a, câu 2b là biến thể của câu 2a 
Nhưng tại sao biến thể lại có nội dung 
trái ngược với câu gốc thì họ không tài 
nào giải thích được, khi vẫn giữ quan 
niệm kiến trúc cú pháp cơ bản của 
những cặp a, b trên vẫn không thay đổi. 
Sự thực thì nguyên nhân làm thay 
đổi nội dung các câu (a) chính là do 
việc đảo vị trí các trạng ngữ trong đó đã 
làm thay đổi kiến trúc cú pháp cơ bản 
của câu. Nói rõ hơn là những ngữ đoạn 
bao giờ, ngày nào, mấy giờ khi đặt 
sau là trạng ngữ, nhưng khi đảo lên đầu 
câu thì chúng mất chức năng cú pháp cũ 
mà đảm nhiệm chức năng cú pháp khác 
trong câu. Đây chính là phần đề của 
câu. Thử đưa dấu hiệu ngăn cách Đề 
với Thuyết vào để kiểm nghiệm thì rõ. 
Bao giờ nó đi? Bao giờ thì nó đi? 
Lúc nào anh về? Lúc nào thì anh về? 
Mấy giờ họ học bài? Mấy giờ thì họ học bài? 
Bao giờ tôi chẳng nhớ nó. Bao giờ mà tôi chẳng nhớ nó. 
Ngày nào nó chẳng học. Ngày nào mà nó chẳng học. 
Như vậy, trong những trường hợp 
này, đảo vị trí của trạng ngữ đã làm 
thay đổi kiến trúc cơ bản của câu, do đó 
mà nội dung câu thay đổi. Điều này 
chứng minh rõ chức năng cú pháp của 
ngữ đoạn làm trạng ngữ đã thay đổi, 
chuyển từ trạng ngữ sang trạng đề. 
Lưu Vân Lăng (1995) [20, tr. 9], 
trong Hệ thống thành tố cú pháp với 
nòng cốt câu, cho rằng “phân biệt trạng 
ngữ với trạng đề cũng như phân biệt bổ 
ngữ khác bổ đề, định ngữ khác định đề, 
khởi ngữ khác khởi đề theo lý thuyết 
tầng bậc hạt nhân” không những giải 
quyết được hợp lý tất cả mọi hiện tượng 
trong ngữ pháp tiếng Việt, kể cả những 
trường hợp mà quan niệm chủ - vị 
truyền thống hoặc giải thích không 
đúng, hoặc còn bỏ ngỏ, chưa có cách lý 
giải (Lê Xuân Thại, 1994, tr.181-183). 
Ví dụ: 
(1) Bắc Kinh tôi chưa đến bao giờ. 
(2) Ngôi nhà này đã xây xong. 
(3) Thù này chúng ta phải trả. 
Theo ông, trong những câu trên, 
Bắc Kinh là trạng đề, ngôi nhà, thù này 
đều là bổ đề. 
75 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 08 - 2018 ISSN 2354-1482 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm (1940), Việt Nam văn phạm, Nhà 
xuất bản Tân Việt 
2. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt 
Nam, Huế 
3. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập II, Nhà 
xuất bản Khoa học 
4. Lê Văn Lý (1968), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Bộ Giáo Dục Trung tâm Học 
liệu xuất bản 
5. Lưu Vân Lăng (1970), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm ngữ 
đoạn tầng bậc có hạt nhân, TC Ngôn ngữ, số 3 
6. Doãn Quốc Sỹ, Đoàn Viết Bửu (1970), Lược khảo về ngữ pháp Việt Nam, Nhà 
xuất bản Trường Sư phạm Sài Gòn 
7. Trần Thái Hồng, Võ Thị Cưu (1975), Văn pháp Việt Nam, Nhà xuất bản Thời gian 
8. Hoàng Trọng Phiến (1978), Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, Nhà xuất bản Đại học 
và Trung học Chuyên nghiệp 
9. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học 
Xã hội 
10. Ủy ban Khoa học Xã hội (1981), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa 
học Xã hội 
11. Diệp Quang Ban (1984), Cấu tạo của câu đơn trong tiếng Việt, Trường Đại 
học Sư phạm Hà Nội 
12. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nhà xuất bản 
Khoa học Xã hội 
13. Nguyễn Hiến Lê - Nguyễn Q. Thắng (1990), Chúng tôi tập viết tiếng Việt, 
Nhà xuất bản Long An 
14. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1991), “Về khái niệm nòng cốt 
câu”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4 
15. Cao Xuân Hạo (chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất 
Tươm (1992), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (quyển I), Câu trong tiếng Việt Cấu 
trúc-Nghĩa-Công Dụng, Nhà xuất bản Giáo dục 
16. Lưu Vân Lăng (1993), Lí luận dịch thuật trước hiện tượng di chuyển đảo 
thành tố cú pháp (trong tập Những vấn đề ngôn ngữ và dịch thuật), Hội Ngôn ngữ 
học Việt Nam và Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội 
17. Bùi Tất Tươm (chủ biên) và các đồng tác giả (1994), Giáo trình tiếng Việt, 
Nhà xuất bản Giáo dục 
18. Lê Xuân Thại (1994), Câu chủ vị tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 
76 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 08 - 2018 ISSN 2354-1482 
19. Lưu Vân Lăng (1994), Thành tố cấu tạo câu và phương pháp phân tích tầng 
bậc hạt nhân (in trong Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt hiện đại), Nhà xuất bản 
Khoa học Xã hội 
20. Lưu Vân Lăng (1995), “Hệ thống thành tố cú pháp với nòng cốt câu”, Ngôn 
ngữ, số 1 
21. Bùi Đức Tịnh (1995), Văn phạm Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa 
22. Bùi Tất Tươm, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm (1997), Giáo trình cơ 
sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục 
23. Phan Khôi (1997), Việt ngữ nghiên cứu, Nhà xuất bản Đà Nẵng 
24. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu tiếng Việt, 
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 
25. Lưu Vân Lăng (1998), Ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học 
Xã hội 
26. Diệp Quang Ban (1998), Một số vấn đề về câu tồn tại trong tiếng Việt, Nhà 
xuất bản Giáo dục 
27. Cao Xuân Hạo (2006), Sơ thảo Ngữ pháp chức năng, Nhà xuất bản Khoa học 
Xã hội 
28. Nguyễn Q. Thắng sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu (2006), Tuyển tập Nguyễn 
Hiến Lê III Ngữ học, Nhà xuất bản Văn học 
29. Diệp Quang Ban (2009), Ngữ pháp Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục 
Việt Nam 
30. Lê Kính Thắng (2016), Phạm trù nội động/ngoại động trong tiếng Việt, Nhà 
xuất bản Đại học Huế 
31. Hồ Văn Tuyên (2017), Ngữ pháp tiếng Việt, Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương 
THE CONCEPT OF ADVERBS IN BOOKS 
ON VIETNAMESE LINGUISTICS (PART 1) 
ABSTRACT 
Besides subject, predicate, object, the term of ‘adverb’ seems to be really 
familiar to the researchers of Vietnamese grammar. However, it is not easy to tell the 
distinction and have proper criteria to recognize kinds of adverbs. To many 
Vietnamese linguists, identifying the domain and criteria of adverbs is considered as 
a complex problem, and authors of the books have had different explanations, which 
creates the differences in hypotheses, formal criteria, classification This paper is 
to summarize the hypotheses or opinions about the issues among Vietnamese 
linguists accordingly the documents we have. 
Keywords: Adverb, subordinate units 
(Received: 27/2/2018, Revised: 4/3/2018, Accepted for publication: 12/3/2018) 
77 

File đính kèm:

  • pdfquan_niem_ve_trang_ngu_trong_cac_sach_vo_ngon_ngu_hoc_tieng.pdf